Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Phát triển làng nghề ở huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 75 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Lê Văn Sơn

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Hoàng Anh
Lớp K48-KTCT

Huế, tháng 01 năm 2018

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

I


Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh


GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

II


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

Lời cảm ơn
Trong những tháng vừa qua để hoàn thành tốt khoá
luận tốt nghiệp này, em xin chân thành gửi lời cảm
ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học kinh tế, Đại
học Huế, quý thầy cô trong khoa Kinh tế chính trị đã
tận tình hướng dẫn giảng dạy, cung cấp kiến thức,
động viên, giúp đỡ cho em phương pháp để có cái
nhìn tổng quát về đề tài mà em nghiên cứu để viết
bài khoá luận.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thạc sĩ
Lê Văn Sơn thầy giáo hướng dẫn em, người đã dành nhiều thời gian, công
sức luôn theo sát quan tâm giúp đỡ trực tiếp chỉ bảo em trong quá trình
làm khoá luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ các cơ quan, đơn vị
của huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là phòng Kinh tế và
hạ tầng huyện Quảng Điền cùng quý cô chú anh chị đã tạo điều kiện cung
cấp số liệu, kinh nghiệm giúp em rất nhiều trong quá trình khảo sát thực tế
và thu thập số liệu.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè,
những người thân yêu đã luôn sát cánh, kề vai và ủng hộ em hoàn thành
khoá luận một cách trọn vẹn nhất.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 1 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hoàng Anh

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

III


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn
MỤC LỤC

Trang phụ bìa..............................................................................................................i
Lời cảm ơn................................................................................................................ii
Mục lục....................................................................................................................iii
Danh mục bảng.........................................................................................................vi
Danh mục hình........................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ..................................................................................................viii

MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài....................................................................2
5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................3
6. Kết cấu của đề tài................................................................................................3
NỘI DUNG.............................................................................................................. 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ...................................................................................................................... 4
1.1. Một số vấn đề chung về phát triển làng nghề.................................................4
1.1.1. Quan niệm và tiêu chí về làng nghề.............................................................4
1.1.2 Phân loại làng nghề........................................................................................6
1.1.3 Sự hình thành và phát triển của làng nghề....................................................8
1.1.4 Đặc điểm của làng nghề...............................................................................10
1.1.5 Vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.................11
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề.....................................14
1.2.1 Nhân tố truyền thống....................................................................................14
1.2.2 Nhân tố thị trường........................................................................................14
2.2.3 Nhân tố vốn...................................................................................................15
2.2.4 Nhân tố kết cấu hạ tầng................................................................................15
2.2.5 Nhân tố khoa học công nghệ.......................................................................16
SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

IV


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

2.2.6 Nhân tố môi trường......................................................................................16
2.2.7 Nhân tố về thể chế và chính sách của nhà nước.........................................17
1.3 Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số tỉnh...........................................17
1.3.1 Kinh nghiệm Tỉnh Nghệ An.........................................................................17
1.3.2 Kinh nghiệm tỉnh Quảng Bình.....................................................................19
1.3.3 Kinh nghiệm của thành phố Huế................................................................19
1.3.4 Một số bài học rút ra từ sự phát triển làng nghề của một số Tỉnh.........................20

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN
QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ......................................................22
2.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Quảng Điền ảnh hưởng đến phát triển làng
nghề........................................................................................................................ 22
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên........................................................................................22
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội..............................................................................24
2.1.3 Đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến sự phát
triển làng nghề ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế................................27
2.2 Phân tích thực trạng phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa
Thiên Huế............................................................................................................... 28
2.2.1 Số lượng và các sản phẩm làng nghề của huyện Quảng Điền...................28
2.2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm.......................................................................31
2.2.3 Mặt bằng và kỹ thuật công nghệ của các đơn vị sản xuất trong các làng
nghề........................................................................................................................ 31
2.2.4 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề................................32
2.2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề.........................................34
2.2.6 Thu nhập của lao động trong các làng nghề...............................................35
2.2.7 Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.............................................36
2.2.8 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của làng nghề........................................37
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ........42
3.1 Định hướng phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền................................42
3.2 Giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền....................................43
3.2.1 Về về huy động vốn và mở rộng thị trường sản phẩm...............................43
3.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghệ nhân, công nhân lành nghề...................45
SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

V



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

3.2.3 Về mặt bằng và hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất cho các cơ
sở sản xuất trong làng nghề...................................................................................46
3.2.4 Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần phục vụ làng nghề...........47
3.2.5 Phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển các loại hình du lịch......49
3.2.6 Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc hình thành các
Hiệp hội nghề hoặc Hiệp hội làng nghề ở các địa phương.................................49
3.2.7 Tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề.......................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................52
KẾT LUẬN...........................................................................................................52
KIẾN NGHỊ..........................................................................................................53

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

VI


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của huyện qua các
năm (2011-2016) theo giá so sánh 2010...............................................................24
Bảng 2.2. Cơ cấu dân số khu vực thành thị và nông thôn của huyện Quảng Điền.......26
Bảng 2.3. Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế..........................................27
Bảng 2.4. Những nghề, làng nghề ở huyện Quảng Điền.....................................30

Bảng 2.5. Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề............................33
chủ yếu ở huyện Quảng Điền................................................................................33
Bảng 2.6. Doanh thu của các làng nghề năm 2016..............................................34
Bảng 2.7. Sản lượng của nghề và làng nghề của huyện......................................34
Bảng 2.8.Thu nhập bình quân của lao động trong các làng nghề.......................35
Bảng 2.9. Số lao động trong các làng nghề..........................................................36

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

VII


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền................................................22
Hình 2.2: Mô hình nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La..........................39

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

VIII


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất..............8
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Điền (2010 – 2017)...................25

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

IX


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp. Hằng năm, số lao động ở khu vực này ngày càng tăng lên nhưng việc làm
thì không đủ để cung ứng, thời gian nhàn rỗi thì rất nhiều chính vì thế mà nhiều
nghề phụ đã ra đời, giúp cho đời sống của người lao động ngày càng được tốt hơn.
Những nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết
thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa... phục vụ sinh
hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu
riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người
dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm,
nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong
cả làng, hay nhiều làng gần nhau. Những nghề này được lưu truyền từ đời này sang
đời khác và nó được tồn tại đến ngày hôm nay, ngành nghề này được gọi chung là
nghề thủ công mỹ nghệ.
Quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề thủ công mỹ nghệ ở Việt
Nam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, ngoài những nét chung như bao
vùng miền khác trên đất nước thì còn có những nét đặc thù riêng có của vùng đất

này. Theo thống kê, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương hiện còn lưu giữ khá nhiều
làng nghề truyền thống với 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công. Những
sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những nét văn
hóa Huế, góp phần sáng tạo nên những di sản Huế cả về phương diện vật thể và phi
vật thể. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế
đều có bề dày lịch sử lâu đời với lớp nghệ nhân có tay nghề điêu luyện, đóng góp
nhiều đến quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị của nghề thủ công truyền
thống. Trong đó, ngành nghề mây tre đan là ngành thủ công chiếm tỷ trọng xấp xỉ
40% trong tổng số 12 ngành nghề thủ công mỹ ngệ truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên
Huế, mức độ hoạt động chiếm gần 50% trên tổng số các làng nghề thủ công mỹ
nghệ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiêu biểu cho các làng nghề

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

1


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

mây tre đan ở tỉnh Thừa Thiên Huế chính là làng nghề mây tre đan Bao La thuộc
huyện Quảng Điền.
Nhưng hiện nay với sự phát triển phức tạp của nền kinh tế thị trường để cho
các làng nghề tồn tại và vận động có hiệu quả không chỉ là vấn đề chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước mà còn là các vấn đề cụ thể về nguyên liệu đầu vào,
tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá chung thì các làng nghề trong nông thôn Việt Nam
đang khởi sắc và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Với hy vọng hiểu
rõ hơn về làng nghề và góp phần nhỏ bé của mình để tìm hiểu sự phát triển của làng
nghề ở huyện Quảng Điền. Vì vậy, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển

làng nghề ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề để
phân tích thực trạng phát triển làng nghề của huyện Quảng Điền.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi thúc đẩy các làng nghề phát triển
trong thời gian tới.
b. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về phát triển làng nghề.
- Phân tích thực trạng phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa
Thiên Huế, tìm ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền
tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đề tài nghiên cứu vào vấn đề” Phát triển làng nghề ở huyện
Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”.
-

Không gian: Địa bàn huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian: Giai đoạn 2011-2017 và đưa ra giải pháp đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương

pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh…
- Khảo sát thực địa và thu thập tài liệu.

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

2



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

- Phương pháp thống kê
5. Đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về làng nghề như quan niệm,
tiêu chí làng nghề, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề hiện nay trên địa bàn
huyện Quảng Điền, tìm ra các nhân tố chủ yếu tác động tới phát triển làng nghề ở
huyện Quảng Điền.
- Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục, phụ lục và các bảng số liệu
thì đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề.
- Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề của huyện Quảng Điền tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển của các làng nghề ở huyện
Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

3


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

1.1. Một số vấn đề chung về phát triển làng nghề
1.1.1. Quan niệm và tiêu chí về làng nghề
Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ
quá trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui
chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ. Về cơ
bản, cơ cấu làng được biểu hiện dưới những hình thức:
+ Tổ chức theo khu đất cư trú. Theo hình thức này, làng được chia thành
nhiều xóm. Các xóm thường cách nhau, mỗi xóm sinh hoạt riêng. Xóm phân thành
nhiều ngõ, ngõ có một hay nhiều nhà…
+ Tổ chức theo huyết thống, dòng họ. Dòng họ có vị trí và vai trò quan trọng
trong làng. Có làng có nhiều dòng họ, có làng chỉ một dòng họ.
+ Tổ chức theo nghề nghiệp, sở thích và sự tự nguyện như phe (một tổ chức
tự quản dưới hình thức câu lạc bộ), hội (hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập chèo, đấu
vật…), phường nghề (mộc, nề, sơn, thêu, chèo, múa rối…).
+ Tổ chức theo cơ cấu hành chính. Làng có khi gọi là xã, có khi gọi là thôn.
Dưới thôn có xóm.
+ Tổ chức làng theo lớp tuổi. Hình thức này chỉ dành riêng cho nam giới,
phụ nữ không được vào. Hiện nay, hình thức tổ chức này ít tồn tại.
Nghề trước tiên được hiểu là nghề thủ công cụ thể như nghề dệt vải, nghề
đúc đồng, nghề khảm trai, nghề gốm sứ... Lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các gia
đình ở nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần dần số người làm nghề thủ
công càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập
từ nghề đó ngay tại làng quê. Ngày nay ngoài nghề thủ công trên, các hoạt động
cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào nghề và người ta gọi chung là
ngành nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề phi nông nghiệp được mở rộng, bao

gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công
SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

4


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống... Ngành nghề phi nông nghiệp
còn được gọi là ngành nghề nông thôn. “Ngành nghề nông thôn là những hoạt
động kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt
động dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống" [18]. Nghị định số 66/2006/NĐCP quy định ngành nghề nông thôn gồm:
+ Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may,
cơ khí nhỏ.
+ Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
+ Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
+ Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản
xuất, đời sống dân cư nông thôn.
+ Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh
vực ngành nghề nông thôn. [5]
Làng nghề là một cụm dân cư như làng, thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, (gọi
chung là làng) có sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn mà số hộ làm nghề và thu
nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao [16].
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng
trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan
lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng
lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ

chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy
trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công,
những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ
tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến
tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” [28].
Khái niệm làng nghề theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp,
bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

5


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau” [4].
Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống, là
trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và các hộ gia đình
chuyên làm nghề mang tính lâu đời, được truyền đi truyền lại qua nhiều thế hệ,
những sản phẩm này có những nét đặc thù riêng cho vùng và con người đó. Và có
sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống
doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là bán lẻ, các thành viên luôn có ý thức tuân
theo những quy ước, chế độ, gia tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử phát
triển đã hình thành nghề ngay trên đơn vị cư vị cư trú của xóm.
Tiêu chí công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống

Tiêu chí công nhận làng nghề
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tiêu chí công nhận Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại
Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng
nghề.
1.1.2 Phân loại làng nghề
-

Theo thời gian hình thành, hoạt động
Làng nghề truyền thống: Là những làng nghề xuất hiện từ lâu, được truyền

qua nhiều thế hệ và còn tồn tại đến ngày nay.

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

6


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

Làng nghề mới: là làng nghề xuất hiện trong những năm gần đây. Những
làng nghề hình thành do sự lan tỏa của làng nghề truyền thống hoặc được du nhập
từ các địa phương khác. Một số làng nghề ra đời từ chủ trương chính sách của địa
phương để tạo việc làm cho người lao động.
-

Theo ngành nghề
Làng nghề được chia thành các loại làng nghề với những nghề cụ thể.
Sơ đồ về các làng nghề

Làng
nghề
chế
biến
lương
thực,
thực
phẩm

-

Làng
nghề
thủ
công
mỹ
nghệ


Làng
nghề
công
nghiệp
tiêu
dùng

Làng
nghề
sản
xuất
vật liệu
xây
dựng

Làng
nghề
buôn
bán,
dịch
vụ

Theo quy mô làng nghề
Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa liên kết nhiều thôn/làng làm cùng một nghề

hoặc cùng một không gian địa lý lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề; ở đó
các làng nghề có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng
lao động tại chỗ mà còn thu hút lao động ở các làng khác đến làm thuê.
Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo hành chính địa
phương. Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi

nông nghiệp, được truyền trong phạm vi dòng tộc.
-

Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, có
+ Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề

phi nông nghiệp
+ Các làng nghề thủ công nghiệp chuyên nghiệp
+ Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

7


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

Biểu đồ 2.1: Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất
(Nguồn: Nghiên cứu về các làng nghề ở Việt Nam)
A: Vật liệu xây dựng và khai thác đá
B: Thủ công mĩ nghệ
C: Tái chế phế liệu
D: Công nghệ thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
E: Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
F: Các nghề khác
1.1.3 Sự hình thành và phát triển của làng nghề
Các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Với sự phát
triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các

vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông
nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu
cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông. Sẽ có nhiều làng nghề
cùng tồn tại ở nhiều vùng khác nhau và cho ra đời nhiều loại sản phẩm khác và
giống nhau nhưng chưa chắc chúng đã xuất hiện đồng thời. Sự hình thành các làng
nghề thường qua những cách thức sau:
Thứ nhất, một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có
những kỹ năng và sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo của họ, quy trình sản xuất
và sản phẩm không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. rồi họ truyền nghề cho dân
SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

8


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

cư trong làng, làm cho nghề đó ngày càng lan truyền ra khắp làng và tạo thành làng
nghề.
Thứ hai, phần lớn các làng nghề được hình thành trên cơ sở có những nghệ
nhân, với nhiều lý do khác nhau đã từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng.
Thứ ba, một số làng nghề hình thành do có những người đi nơi khác học
nghề rồi về dạy lại cho những người khác trong gia đình, dòng họ và mở rộng dần
phạm vi ra khắp làng.
Thứ tư, một số làng nghề mới hình thành trong những năm gần đây, sau năm
1954 được hình thành một cách có chủ ý do các địa phương thực hiện chủ trương
phát triển nghề phụ trong các hợp tác xã nông nghiệp.
Thứ năm, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, có một số làng nghề đang được
hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số làng nghề truyền thống, tạo thành một

cụm làng nghề trên một vùng lãnh thổ lân cận với làng nghề truyền thống.
-

Để các làng nghề này tồn tại và phát triển lâu dài thì cần có những điều kiện sau:
Một là, gần đường giao thông. hầu hết các làng nghề cổ truyền đều nằm trên

các đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là những đầu mối giao thông thuỷ bộ.
Hai là, gần nguồn nguyên liệu. hầu như không có làng nghề nào lại không
gắn bó chặt chẽ với một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản
xuất của làng nghề.
Ba là, gần nơi tiêu thụ hoặc thị trường chính, đó là những nơi tập trung dân
cư với mật độ khá cao, gần bến sông, bãi chợ và đặc biệt là rất gần hoặc không quá
xa các trung tâm thương mại.
Bốn là, sức ép về kinh tế. biểu hiện rõ nhất thường là sự hình thành và phát
triển của các làng nghề ở những nơi ít ruộng đất, mật độ dân số cao, đất chật người
đông, thêm vào đó có khi còn là do chất đất hoặc khí hậu không phù hợp làm cho
nghề nông khó có điều kiện phát triển để đảm bảo thu nhập và đời sống dân cư
trong làng.
Năm là, lao động và tập quán sản xuất ở từng vùng. nếu không có những
người tâm huyết với nghề, có nhiều quan hệ gắn bó với nghề và có khả năng ứng

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

9


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn


phó với những tình huống xấu, bất lợi thì làng nghề cũng khó có thể tồn tại một
cách bền vững.
1.1.4 Đặc điểm của làng nghề
+ Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và ngành nông
nghiệp
Nghề thủ công truyền thống bắt đầu từ nông nghiệp và gắn liền với sự phân
công lao động ở nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của
người nông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Nông thôn là nguồn cung cấp
nguyên liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Lao động trong các làng nghề chủ yếu là nghề nông, địa điểm sản xuất nghề
thủ công truyền thống là tại gia đình họ. Họ tự quản lý, phân công lao động, thời
gian cho phù hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc mùa vụ với nghề thủ công lúc
nông nhàn.
+ Về sản phẩm
Sản phẩm của làng nghề nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Nó là
các vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá
trị thẩm mỹ hoặc chỉ là vật để dụng trang trí ở nhà, công sở, nơi tôn nghiêm như
đình chùa. Các sản phẩm của làng nghề mang tính chủ quan sang tạo, hoàn toàn phụ
thuộc vào trình độ và bàn tay khéo léo của người thợ. Dưới bàn tay tài hoa của
người thợ thủ công, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt độ tinh xảo điêu luyện,
có giá trị nghệ thuật cao.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên sản phẩm của làng nghề in đậm dấu ấn
người thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc. Nhược điểm này làm
cho làng nghề khó đáp ứng đơn đặt hàng lớn do chất lượng sản phẩm không đồng
đều.
+ Kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề là công cụ thủ công, phương
pháp công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động
trong làng nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề là những bí quyết, kinh


SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

10


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

nghiệm của người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền
của nghề.
Do không được tổng kết thành lý luận hoặc được ghi chép mà chỉ được
truyền miệng hoặc truyền nghề trực tiếp trong gia đình, trong dòng họ, trong làng
nên trong lịch sử có những bí quyết đã thất truyền.
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh
Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay chủ yếu
là hộ gia đình với đặc điểm lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời
vụ hoặc có đơn hàng lớn thì mới thuê thêm lao động. Mọi thành viên trong gia đình
đều có thể tham gia, tùy theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làm công việc phù hợp
nhưng bao giờ cũng có ít nhất 1 hoặc 2 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật,
quản lý, điều hành, giao dịch. Vì vậy mô hình sản xuất hộ gia đình là quy mô nhỏ.
Trong quá trình sản xuất, cũng đã xuất hiện mô hình tổ sản xuất là sự liên
kết, hợp tác giữa các hộ gia đình để cùng sản xuất, chia sẻ những khó khăn và lợi
ích thông qua thỏa thuận bằng hợp đồng miệng giữa các hộ gia đình.
Mặt khác, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện mô hình hợp tác xã theo Luật
hợp tác xã và doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Mặc dù mới xuất hiện và
chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng các mô hình sản xuất này đã khẳng định được vai trò của
mình trong xu thế hội nhập của các làng nghề.
1.1.5 Vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội
Các làng nghề ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh

tế nông thôn.
- Làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hạn chế
di dân tự do.
Sản xuất của làng nghề chủ yếu bằng phương pháp thủ công, không đòi hỏi
cao về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hay trình độ ngoại ngữ. Do đó phát triển
làng nghề tạo việc làm cho nhiều lao động. Trước hết là trong gia đình, trong làng
xã, ngoài ra còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác. Mặt khác,
làng nghề phát triển sẽ hình thành các nghề khác, các hoạt động dịch vụ liên quan,
tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút thêm nhiều lao động. Điều này không chỉ có ý

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

11


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, an ninh trật tự, bởi vì hạn chế
được vấn đề di dân từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị.
- Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng nguồn lực trong nhân dân
Việt Nam là quốc gia chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng ngày nay đất đai
đô thị hóa nên ruộng đất bị giảm, nông nghiệp chủ yếu là theo thời vụ. Nên lực
lượng lao động nhàn rỗi tăng nhanh. Chính vì vậy, nghành nghề phi nông nghiệp
dần dần phát triển, thu hút nguồn lao động nhàn rỗi rất mạnh. Ngành nghề phi nông
nghiệp đa phần không đòi hỏi vốn đầu tư lớn; bởi rất nhiều nghề chỉ cần một số
công cụ thủ công, thô sơ do người thợ thủ công tự sản xuất được hoặc đặt mua với
số vốn nhỏ. Hơn nữa đặc điểm sản xuất trong các làng nghề là quy mô nhỏ, cơ cấu
vốn và lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật

chất của các gia đình ở nông thôn. Với mức đầu tư không lớn, đây là lợi thế để các
làng nghề có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuất
kinh doanh. Giúp tăng thu nhập cho người lao động.
- Phát triển làng nghề là góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH
Phát triển làng nghề tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa nông
thôn và thành thị. Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông
thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản
xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi
một sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ
nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu
nhập cao cho người lao động. Sự phát triển này đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông
thôn, từ đó đã tạo ra nền kinh tế đa dạng ở nông thôn.
- Làng nghề thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn
Làng nghề phát triển có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, đường sá, hệ thống
cấp điện, nước, bưu điện… Ngược lại làng nghề phát triển, người dân có thu nhập
cao, có điều kiện đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời người dân có nhu
cầu và điều kiện trao đổi hàng hoá, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, xây dựng nhà

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

12


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

cửa và do đó hình thành trung tâm giao lưu buôn bán. Những trung tâm này ngày
càng đựơc mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn.

- Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, kế thừa
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
“Mỗi một làng nghề là một địa chỉ văn hoá, nó phản ánh nét văn hoá độc đáo
của từng địa phương, từng vùng” [18]. Sản phẩm của mỗi một làng nghề mang
những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc
thể hiện tư duy của người Việt, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc,
phong cách sống... đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu
trúc của sản phẩm. Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị
nhân văn, giá trị văn hóa. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng
yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu
thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị
trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.
Vì thế chúng ta cần gìn giữ và không ngừng phát triển những văn hoá tốt đẹp ẩn
chứa trong các sản phẩm này.
- Làng nghề góp phần phát triển du lịch
Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ
hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề là một giải
pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế- xã hội ở làng nghề nói chung theo hướng tích
cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút
du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu
phát triển chung. Làng nghề là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản
xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các
làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa
nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò
trắng, lũy tre xanh... Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét
tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có
cảm giác yên lành, thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa
chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh


13


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môi
trường ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp
những sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và có
thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này. Làng
nghề và làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số
lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo
nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách. Ngoài ra du lịch làng nghề còn làm đa
dạng các sản phẩm du lịch.
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề
Sự hình thành và phát triển của những làng nghề có tính chất tự nhiên.
Nhưng trong sự phát triển đó chịu nhiều tác động của các nhân tố. Những nhân tố
này có sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theo hướng khác nhau, chúng có
thể là nhân tố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự
phát triển. Ở mỗi vùng, mỗi làng nghề, mỗi địa phương do có những đặc điểm khác
nhau về các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và văn hóa nên sự tác động của các
nhân tố không giống nhau. Để hiểu hơn những ảnh hưởng của các nhân tố này thì ta
cùng tìm hiểu cụ thể:
1.2.1 Nhân tố truyền thống
Thực tế cho thấy các làng nghề tồn tại, phát triển được do có sự kế tục của
đời con, đời cháu, nghề được bậc tiền bối truyền lại cho lớp hậu sinh bằng miệng.
Những bí quyết nghề nghiệp trong làng nghề được giữ bí mật khắt khe. Điều này
không tránh khỏi sự thất truyền vì một nguyên nhân nào đó. Và đây là nhân tố

không chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất tiêu dùng, đời sống dân cư mà còn
có tác dụng bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng làng nghề, từng vùng miền. Tuy
nhiên, những quy định vẫn còn hạn chế của các luật lệ làng nghề cũng cản trở
không nhỏ tới việc mở rộng sản xuất kinh doanh của làng nghề. Cái khó hiện nay là
ta phải làm sao đưa được những tiến bộ khoa học công nghê vào làng nghề nhưng
vẫn giữ được bản sắc, tinh hoa của vốn nghề cũ.
1.2.2 Nhân tố thị trường
- Nguyên liệu

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

14


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

Nguyên liệu luôn gắn liền với sản phẩm và chất lượng sản phẩm, giá thành, lợi
nhuận của các doanh nghiệp. Nguồn nguyên liệu chính tại địa phương, đây chính là
lợi thế của làng nghề. Thị trường nguyên liệu không chính thức, phương thức thanh
toán do hai bên tự thỏa thuận, phụ thuộc thời vụ do tư thương cung cấp nên giá cả
lên xuống theo mùa. Sử dụng nguyên liệu đa dạng hoặc thay thế sẽ là xu hướng cần
được quan tâm để làng nghề phát triển bền vững.
-

Thị trường
Hầu hết các sản phẩm của làng nghề Việt Nam chưa có thương hiệu, thiếu các

chuẩn quy định về chất lượng, về quy cách kỹ thuật nên chưa tạo ra được lợi thế về

độc quyền trong buôn bán quốc tế và gặp cản trở từ các hàng rào kỹ thuật của các
nước nhập khẩu, nhất là các nước phát triển. Mặt khác, các sản phẩm tiểu thủ công
nghiệp hầu hết đều sử dụng tài nguyên thiên nhiên nên đều liên quan đến các quy
định quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và chưa thực hiện quy trình quản
lý chất lượng, nên khi thâm nhập vào thị trường các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản…
đều gặp những cản trở từ những quy định của các nước nhập khẩu.
2.2.3 Nhân tố vốn
Vốn có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp vào quá trinh sản xuất kinh
doanh trong làng nghề. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay gắt
trên thị trường hiện nay, thì đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề
phải có lượng vốn lớn đầu tư khoa học-công nghệ, đổi mới trang thiết bị ở một số
công đoạn sản xuất phù hợp để thay thế lao động thủ công, tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng, giá thành phù hợp để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường.
Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn tài chính và vốn hiện vật, trong đó vốn
tài chính trong làng nghề là tiền; còn vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất
của quá trình sản xuất trong làng nghề như cơ sở vật chất của các hợp tác xã thủ
công trước kia, máy móc, nguyên liệu và đặc biệt còn có nguồn vốn phi vật chất là
kinh nghiệm bí quyết nghề nghiệp.
2.2.4 Nhân tố kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng ở nông thôn bao gồm: kỹ thuật, điện nước, giao thông, thông
tin liên lạc, phương tiện đi lại... hạ tầng xã hội như: phòng khám đa khoa, bệnh

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

15


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn


viện, các trường học; các loại hình dịch vụ như: thư viện, bưu điện... Hạ tầng ở
nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng còn yếu kém, nên quy mô làng
chậm được mở rộng, cản trở sự phát triển các làng nghề.
Hệ thống giao thông được ví như mạch máu chạy trong con người, sự hoàn
thiện và thuận lợi của giao thông thì dẫn đến trao đổi hàng hóa sẽ dễ dàng hơn và
nhanh chóng. Chính vì thế nên hình thành các làng nghề gần các tuyến giao thông
thủy bộ.
Hệ thống cung cấp điện nước tốt, giá rẻ sẽ giúp làng nghề sản xuất liên tục,
giảm chi phí, tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hệ thống dịch vụ thông tin tốt sẽ giúp các nghệ nhân và cơ sở sản xuất kinh
doanh trong làng nghề nắm bắt kịp thời những thông tin về nhu cầu, giá cả, mẫu mã,
chất lượng, thị hiếu để có sự điều chỉnh kịp thời nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu thị
trường, bắt kịp với xu thế trong và ngoài nước.
2.2.5 Nhân tố khoa học công nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm làng nghề. Khoa học công nghệ là yếu tố
quyết định về năng suất lao động, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, doanh thu, giá
thành sản phẩm, thay thế lao động cho con người, quyết định lợi thế cạnh tranh và
tốc độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Sử dụng tốt công nghệ giúp phát triển
kinh tế thì chúng ta cần phải có:
+ Trình độ người lao động, đội ngũ các nhà nghiên cứu.
+ Cơ sở vật chất tiến bộ phục vụ nghiên cứu, triển khai sản xuất.
+ Khả năng tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ.
Sử dụng công nghệ một cách phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường. Công
nghệ nó làm giảm bớt tính chất lao động nặng nhọc nhưng sản phẩm tạo ra phải
đảm bảo tính đôc đáo, sáng tạo, tinh xảo của sản phẩm truyền thống, không được
làm mất đi giá trị bản sắc văn hóa của sản phẩm đó.
2.2.6 Nhân tố môi trường
Môi trường làng nghề tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói

chung, làng nghề nói riêng. Các chất thải độc hại của làng nghề không những gây ô

SVTH: Lê Thị Hoàng Anh

16


×