Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cho cán bộ các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.69 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN HỒNG VIỆT

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TĂNG TRƯỞNG
XANH CHO CÁN BỘ CÁC SỞ , BAN, NGÀNH TỈNH NGHỆ AN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Hà Nội – 2018
Luận văn được hoàn thành tại


Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bạch Quang Dũng
Phản biện
1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Quế
2. TS. Lương Quang Huy

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại
Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi 15 giờ 00 ngày 9 tháng 3 năm 2018

Có thể tìm đọc luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2009) thì Việt Nam là
một trong các nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí
hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Nghệ An là một trong những tỉnh
ven biển thuộc Bắc Trung Bộ, là một trong những địa phương chịu

2


nhiều ảnh hưởng của BĐKH như nhiệt độ trung bình có xu hướng
tăng lên, lượng mưa nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng
trầm trọng hơn, bão lũ cũng khắc nghiệt hơn, nước mặn lấn sâu hơn
vào các sông và xuất hiện hiện tượng xâm thực bờ ở một số địa
phương ven biển…BĐKH không chỉ ảnh hưởng môi trường thiên
nhiên nói chung mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
tỉnh Nghệ An nói riêng
Ở cấp quốc gia, Việt Nam đã không ngừng thúc đẩy xây dựng
các chương trình để ứng phó với BĐKH và một trong những chiến
lược xuyên suốt chương trình ứng phó với BĐKH đó là nâng cao
nhận thức về BĐKH cho đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa
phương. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng cán bộ làm công tác quản lý,
nghiên cứu BĐKH ở các sở ban ngành tại các địa phương còn thiếu
về số lượng và hạn chế về trình độ, chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ.
Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được các chương
trình nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX phù hợp với trình độ kiến
thức, hiểu biết của cán bộ công chức, viên chức. Việc xây dựng các
chương trình đào tạo liên quan BĐKH, TTX nhằm nâng cao nhận
thức và hiểu biết về nguyên nhân, tác động của BĐKH, cũng như có

thể xây dựng các kế hoạch ứng phó với BĐKH, áp dụng các chương
trình chiến lược TTX vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh cho
các cán bộ. Vì vậy, luận văn được xây dựng với hướng:“Nghiên cứu
xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và
tăng trưởng xanh cho cán bộ các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An”


2. Mục đích nghiên cứu

-

Đánh giá hiện trạng kiến thức và nhu cầu nâng cao nhận thức về
BĐKH,TTX của cán bộ các sở ban ngành tỉnh Nghệ An;

-

Xây dựng và đề xuất triển khai chương trình tập huấn nâng cao nhận
thức về BĐKH, TTX cho cán bộ địa phương được nghiên cứu thí
điểm một cách hợp lý.

-

Đề xuất định hướng triển khai nhân rộng các khóa tập huấn ngắn hạn
nâng cao nhận thức BĐKH, TTX cho các cán bộ địa phương theo
từng vùng miền.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra khảo sát, thu thập số liệu về nhận thức và nhu cầu
nâng cao nhận thức của cán bộ các sở ban ngành về BĐKH, TTX để
phân tích và đánh giá tình hình thực tế.
- Nghiên cứu xây dựng các chương trình tập huấn về BĐKH,

TTX cho từng nhóm cán bộ để đảm bảo hiệu quả và khả thi.
- Triển khai thực hiện thí điểm các chương trình tập huấn;
đánh giá kết quả đã triển khai trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và định
hướng tập huấn ngắn hạn về BĐKH, TTX cho các cán bộ địa phương
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 2 nhóm đối tượng:

(i)

Lãnh đạo của UBND tỉnh, Giám đốc và phó giám đốc các sở

4


và các tổ chức đoàn thể: đây là nhóm đối tượng quản lý, điều
hành, chỉ đạo trực tiếp các công việc của tỉnh (nhóm đối tượng 1).
(ii) Lãnh đạo cấp Trưởng phó phòng, chuyên viên cấp phòng,
trung tâm thuộc các sở của tỉnh Nghệ An (nhóm đối tượng 2).

 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng nhận thức về BĐKH,TTX của đội ngũ
cán bộ các sở và các tổ chức đoàn thể thuộc tỉnh Nghệ An. Số liệu
nghiên cứu thu thập trong năm 2015
5. Câu hỏi nghiên cứu

-

Trực trạng kiến thức về BĐKH và TTX của cán bộ các sở ban ngành

tỉnh Nghệ An như thế nào?

-

Nhu cầu nâng cao nhận thức về BĐKH và TTX của cán bộ ra sao?

-

Giải pháp nào để nâng cao nhận thức về BĐKH và TTX của cán bộ
các sở ban, ngành tỉnh Nghệ An?
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn

-

Xây dựng cơ sở thực tiễn về thực trạng kiến thức, nhu cầu tập huấn
nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX của cán bộ địa phương;

-

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, xây dựng chương trình đào
tạo nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX cho đội ngũ cán bộ các sở
ban ngành tỉnh Nghệ An;

-

Nghiên cứu là cơ sở cho việc triển khai chương trình tập huấn nâng
cao nhận thức về BĐKH, TTX cho cán bộ các sở ban ngành tại các


địa phương khác;


-

Nghiên cứu này góp phần hỗ trợ các cơ quan cấp địa phương xây
dựng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi, nhận thức sâu sắc
và được cập nhật kiến thức mới về BĐKH, TTX để áp dụng vào
công việc hàng ngày trong đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao;
7. Giới thiệu về kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu về nâng cao
nhận thức biến đổi khí hậu, tăng trưởng
xanh

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Dự án “Nâng cao nhận thức về giải pháp thích ứng biến đổi
khí hậu cho ở các thị trấn của Cộng hòa Czech áp dụng những những
kinh nghiệm thực tiễn của thành phố Na Uy”. Mục tiêu của dự án
nhằm nâng cao nhận thức về các biện pháp thích ứng với BĐKH cho
nhóm đối tượng là công chức, nhân viên hành chính công, tổ chức
phi chính phủ, công chúng tại các thành phố của Czech và qua đó sẽ

6



giúp họ lồng ghép các biện pháp thích ứng vào việc quản lý thành
phố.
Chương trình xây dựng năng lực cho hội nhập BĐKH của tổ
chức UNDP thực hiện tại Mbabane, Swaziland. Mục đích của
chương trình là cung cấp các ý tưởng, kiến thức và năng lực của các
tổ chức liên quan trong lồng ghép BĐKH vào các kế hoạch và ra
quyết định của các tổ chức.
Chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức BĐKH của
UNESCO thực hiện. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ các nước
thực hiện lồng ghép BĐKH vào hệ thống giáo dục và tạo điều kiện
trao đổi kinh nghiệm về giáo dục BĐKH cộng đồng thông qua các
cuộc họp chuyên gia. Cũng như giúp các cơ quan chính phủ, các
công ty nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về nguyên nhân, tác động
của BĐKH
Có thể nhận thấy rằng, việc nâng cao nhận thức về BĐKH,
TTX đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện. Có thể
coi đây là một trong những hành động thiết thực để ứng phó với
BĐKH toàn cầu của các quốc gia và phát triển kinh tế theo hướng
TTX nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia
1

Những nghiên cứu trong nước
“Chương trình đào tạo nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó
với BĐKH cho cán bộ ngành Công Thương” do trường đào tạo bồi
dưỡng cán bộ Công thương Trung ương thuộc Bộ Công Thương thực
hiện. Với mục tiêu đào tạo nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực


ứng phó BĐKH cho cán bộ ngành công thương từ trung ương đến

địa phương. Chương trình đã đem lại những kết quả đáng kể, tuy
nhiên chương trình mới được triển khai thực hiện trong phạm vi của
bộ Công Thương, chưa có sự tham gia của các Bộ ban ngành khác.
Chương trình đào tạo “Ứng phó với BĐKH dựa vào cộng
đồng” được thực hiện bởi Ban Xây dựng năng lực và Quản lý dự án
nâng cao năng lực quản lý nguồn nước và cung cấp dịch vụ công tỉnh
Ninh Thuận phối hợp với Cơ quan Phát triển Bỉ tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo đã giúp học viên nhận thức cơ bản: Về thích
ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng hiện đã được áp dụng tại nhiều
quốc gia.
Dự án Rừng và đồng bằng Việt Nam là một chương trình được
tài trợ bởi Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ với mục tiêu giúp thúc
đấy sự chuyển đổi của Việt Nam ứng phó với BĐKH để phát triển
bền vững và hạn chế phát thải khí nhà kính. Với cách tiếp cận nâng
cao năng lực tại chỗ cho các tổ chức và cộng đồng địa phương và
huy động sự tham gia cộng đồng. Các hoạt động chính sẽ bao gồm
việc nâng cao năng lực cho các cơ quan liên quan về lập quy hoạch
sử dụng đất dựa trên cơ sở khoa học và có sự tham gia; áp dụng
phương pháp đo lường và kiểm soát trữ lượng carbon; xây dựng cơ
chế tài chính bền vững cho phát triển rừng từ các dịch vụ môi trường,
dịch vụ hệ sinh thái, hợp tác công tư; thực hiện mô hình trình diễn…
Các chương trình tập huấn về phương pháp sẽ kết hợp với việc xây
dựng các mô hình trình diễn tại các tỉnh nhằm cung cấp thông tin và

8


bằng chứng từ cơ sở cho các cơ quan chỉ đạo và quản lý chuyên môn
tại Bộ NN&PTNT để nghiên cứu xây dựng các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn các địa phương về những vấn đề tồn tại hiện nay trong

việc quản lý rừng, chống mất rừng và chống suy thoái rừng. Đến nay,
dự án đã rất hiệu quả trong việc đặt nền móng và xây dựng năng lực
nhằm đạt được tăng trưởng xanh, quản lý rừng bền vững, REDD+ và
chi trả công bằng cho các dịch vụ môi trường rừng. Tại Nam Định,
Nghệ An,Thanh Hóa và Long An, dự án đã nâng cao hiểu biết về
biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai cho 30.000 người thông qua tập
huấn, đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của họ và giúp các cộng
đồng xây dựng kế hoạch ứng phó với khí hậu.
Thực tế, các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức BĐKH
ở Việt Nam vẫn chưa được triển khai rộng rãi và nhân rộng. Các
chương trình vẫn chỉ thực hiện thí điểm tại một hay một Bộ ban
ngành thực hiện, do đó chưa có tính liên vùng, liên tỉnh nên vẫn chưa
đem lại hiệu quả cao trong công tác nâng cao nhận thức của cán bộ,
của cộng đồng và cũng như trong các hoạt động phát triển nguồn
nhân lực về BĐKH, TTX tại các địa phương. Bởi vậy việc đánh giá
nhu cầu nâng cao nhận thức BĐKH, TTX tại địa phương là một hoạt
động quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh BĐKH hiện nay. Để từ
đó, xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nâng
cao nhận thức về BĐKH, TTX cho cán bộ của từng địa phương.
1.1.3. Kinh nghiệm tập huấn nâng cao nhận thức cán bộ về biến
đổi khí hậu của một số tỉnh, thành phố và đơn vị trong nước


Kinh nghiệm của UBND tỉnh Long An trong việc nâng cao
năng lực, nhận thức của cán bộ nguồn về BĐKH: Để thực hiện Kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh với mục tiêu nâng cao
năng lực ứng phó BĐKH cho cán bộ lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp
huyện. Tỉnh Long An đã thực hiện các chương trình tập huấn nâng
cao năng lực ứng phó với BĐKH cho cán bộ nguồn. Đối tưọng tham
gia là cán bộ chủ chốt của các sở, ban ngành, các nhà hoạch định

chính sách của tỉnh. Với mục tiêu chương trình tập huấn là nhằm
trang bị kiến thức, kỹ năng về BĐKH cho các cán giúp thực hiện tốt
các kế hoạch ứng phó BĐKH.
Kinh nghiệm của huyện Phong Thổ, Tam Đường và thành phố
Lai Châu của tỉnh Lai Châu trong việc nâng cao nhận thức về biến
đổi khí hậu cho cán bộ ở cơ sở . Mục tiêu của chương trình là nâng
cao nhận thức của cán bộ cơ sở về biến đổi khí hậu; chia sẻ kinh
nghiệm của địa phương về ứng phó với biến đổi khí hậu, chính sách
nông nghiệp cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
Kinh nghiệm của sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực
hiện nhiệm vụ “Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tác động và các
biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ thuộc các ngành,
lĩnh vực, địa phương và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố Hà
Nội”.Bằng các phương pháp thực hiện như tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng đến các tầng lớp nhân dân để thay
đổi thái độ, sự quan tâm đối với vấn đề Biến đổi khí hậu.

10


Có thể thấy, nhiệm vụ nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu,
tăng trưởng xanh đã được các tỉnh, thành phố thực hiện một cách
nghiêm túc. Đã đạt được một số kết quả nhất định như từng bước
nâng cao sự nhận thức và tầm nhìn của các cấp quản lý, các doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư về Biến đổi khí hậu và các tác động của
Biến đổi khí hậu; Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và
hành động của toàn xã hội trong việc thực hiện những chủ trương,
đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong vấn đề
Biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, có thể thấy các hoạt động nâng cao nhận thức về

biến đổi khí hậu của các tỉnh, thành phố thực hiện không có tính liên
vùng liên tỉnh, các hoạt động mới gói gọn trong một khu vực nên
chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, các cấp, các ngành, đoàn
thể trong việc thực hiện triển khai các hoạt động nâng cao năng lực
ứng phó với biến đổi khí hậu của cán bộ các sở ban ngành trên khắp
cả nước.
Do đó, với hướng nghiên cứu xây dựng các chương trình tập
huấn nâng cao nhận thức về BĐKH tại tỉnh Nghệ An, tác giả hy vọng
nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho việc triển khai chương trình tập huấn
nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX cho các địa phương khác. Bên
cạnh đó sẽ hỗ trợ các cơ quan cấp địa phương xây dựng đội ngũ cán
bộ có năng lực chuyên môn giỏi về BĐKH.


1.2.
1.2.1.

Cơ sở lý luận

Một số khái niệm

* Theo Nghị định số 92/2009/NĐCP ngày 22/10/2009 thì
các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
Nâng cao nhận thức là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao
kiến thức, kỹ năng làm việc.
Đào tạo nâng cao nhận thức theo vị trí việc làm là trang bị,
cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công
việc được giao
* Chu trình tập huấn nâng cao nhận thức
Tập huấn nâng cao nhận thức có thể được xem như một chu

trình liên tục. Chu trình này gồm sáu bước, bước trước có sự liên kết
với bước sau và tác động tới nhau một cách logic. Sáu bước đó là:

-

Phân tích nhu cầu tập huấn

-

Thiết kế và chuẩn bị tập huấn

-

Chuẩn bị tài liệu tập huấn

-

Tiến hành tập huấn

-

Đánh giá tập huấn

-

Hỗ trợ sau tập huấn

12



1.2.2.

Các văn bản pháp quy về việc đào tạo nâng cao nhận
thức cho cán bộ

- Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008
của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
- Quyết định 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011về việc Phê duyệt
chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
- Quyết định số 1183/2012/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm
2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015
- Kế hoạch ứng phó BĐKH của tỉnh Nghệ An giai đoạn 20112015 và định hướng đến năm 2020.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Sử dụng phiếu điều tra/ mẫu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp về
kiến thức, nhu cầu tập huấn nâng cao nhận thức BĐKH, TTX của
cán bộ
2.2.2. Thiết kế xây dựng phiếu thu thập số liệu
Đối với từng nhóm đối tượng điều tra, tác giả đã xây dựng các
câu hỏi tham vấn về kiến thức BĐKH, TTX khác nhau để phù hợp
kiến thức, vị trí làm việc với từng nhóm đối tượng


2.2.3. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.Người được hỏi trả lời ý
kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô.
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả quyết định chọn

phương pháp Ankét Đóng do: (1) Phù hợp với trình độ nhận thức của
đối tượng điều tra; (2) Việc thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu với
Ankét đóng dễ dàng và chính xác hơn
2.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý số liệu
Dựa trên kết quả thu thập: Tiến hành tổng hợp, phân tích số
liệu thu thập được và được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel
2.2.5. Phương pháp xây dựng chương trình tập huấn
Xây dựng chương trình tập huấn BĐKH cho cán bộ cần phải
đảm bảo hiệu quả, phát huy và nâng cao vai trò của cán bộ trong
công tác thích ứng và giảm nhẹ BĐKH tại cơ quan, địa phương, góp
phần đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội bền vững của tỉnh.
Tác giả dựa trên các số liệu thu thập được về thực trạng nhận
thức và nhu cầu tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ được điều
tra để xây dựng các khung chương trình nâng cao nhận thức về
BĐKH, TTX phù hợp với từng nhóm đối tượng
Chương trình tập huấn chung gồm các bước cơ bản như sau:

14


Bước 1



Đánh giá nhu cầu tập huấn

Bước 2




Xác định nội dung tập huấn

Bước 3



Lựa chọn giảng viên/chuyên gia biên soạn chương trình tập huấn

Bước 4



Biên soạn chương trình và phương pháp tập huấn

Bước 5



Tổ chức tập huấn thí điểm

Bước 6



Đánh giá kết quả tập huấn thí điểm

Bước 7




Tổ chức tập huấn nhân rộng

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu, tăng
trưởng xanh của cán bộ các sở ban ngành tỉnh Nghệ An

Hình 3.1. Tỉ lệ cán bộ đã từng tham gia tập huấn BĐKH
Trong tổng số 357 người được hỏi, chỉ có 63 người (trong đó
chủ yếu là các cán bộ lãnh đạo) tương đương 17,6% trên tổng số cán
bộ được hỏi trả lời đã tham gia tập huấn về BĐKH. Còn 82,4%
tương đương 294 người trả lời chưa từng tham gia các khóa tập huấn
về BĐKH, TTX. Có thể thấy rằng, công tác tập huấn nâng cao nhận
thức BĐKH cho cán bộ của tỉnh Nghệ An còn nhiều hạn chế, chưa có
nhiều chương trình tập huấn về BĐKH dành cho cán bộ.
Bảng 3.1. Đánh giá hiểu biết về tổng quan BĐKH
Nội dung
Mức độ hiểu biết
Số
Tỉ lệ %


người
Hoàn toàn chưa biết
15
4,2
Tổng quan về
Biết sơ lược/ Biết ít
200
56,0
BĐKH

Biết cơ bản
133
37,3
Thành thạo/ Hiểu rõ
9
2,5
Kiến thức về tổng quan BĐKH (Bảng 3.1). Số cán bộ biết cơ
bản kiến thức chỉ có 37,3% và mức độ hiểu biết sơ lược chiếm 56%,
chiếm hơn nửa trên tổng số cán bộ được điều tra. Và 4,2% số cán bộ
được hỏi còn hoàn toàn chưa biết về kiến thức này, chỉ có 2,5% trên
tổng số người được điều tra hiểu rõ được nội dung này (mức độ
thành thạo). Như vậy, có thể thấy kiến thức về tổng quan BĐKH của
cán bộ còn nhiều hạn chế
Bảng 3.2. Đánh giá hiểu biết về BĐKH nguyên nhân và biểu hiện
Số
Nội dung
Mức độ hiểu biết
Tỉ lệ %
người
Hoàn toàn chưa biết
15
4,2
BĐKH nguyên
Biết sơ lược/ Biết ít
179
50,1
nhân và biểu hiện Biết cơ bản
156
43,7
Thành thạo / Hiểu rõ

7
2,0
Đánh giá kiến thức hiểu biết của cán bộ về BĐKH nguyên nhân
và biểu hiện (Bảng 3.2) cho thấy có 4,2% số cán bộ được điều tra còn
hoàn toàn chưa biết về nội dung này, 50,1% cán bộ chỉ nhận thức
nguyên nhân, tác động và giải pháp ứng phó BĐKH ở mức biết sơ
lược. Có 43,7% cán bộ trên tổng số cán hộ được hỏi biết cơ bản kiến
thức này. Và có 2% cán bộ được hỏi đã thành thạo nội dung này. Như
vậy có thể thấy rằng kiến thức về tác động hay nguyên nhân BĐKH
của cán bộ địa phương còn nhiều thiếu hụt, nhiều giải pháp về BĐKH
cũng chưa được nắm rõ một cách chính xác.
Bảng 3.3. Đánh giá hiểu biết về chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh

16


Nội dung
Chiến lược quốc
gia về tăng
trưởng xanh

Mức độ hiểu biết
Hoàn toàn chưa biết
Biết sơ lược/ Biết ít
Biết cơ bản
Thành thạo/Hiểu rõ

Số
người

28
172
150
7

Tỉ lệ %
7,8
48,2
42,0
2,0

Kiến thức của cán bộ về nội dung Chiến lược quốc gia về TTX
(Bảng 3.3) vẫn còn thiếu hụt, có đến 7,8% số cán bộ được tham vấn
còn hoàn chưa biết nội dung này, chiếm gần nửa (48,2%) số cán bộ
tham gia điều tra mới chỉ biết sơ lược, biết cơ bản chỉ có 42%. Hiểu rõ
về nội dung này chỉ có 2% trên tổng số cán bộ được tham vấn. Tăng
trưởng xanh phải do con người và vì con người, vì thế cần phải nâng
cao nhận thức cho cán bộ về kiến thức tăng trưởng xanh.
Bảng 3.4. Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh
Số
Nội dung
Mức độ hiểu biết
Tỉ lệ %
người
Hoàn toàn chưa biết
76
21,3
Kế hoạch hành
Biết sơ lược / Biết ít
202

56,6
động ứng phó
Biết cơ bản
74
20,7
BĐKH của tỉnh
Thành thạo / Hiểu rõ
5
1,4
Về kiến thức các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của
tỉnh (Bảng 3.4), có 21,3% số cán bộ được hỏi đều hoàn toàn không
biết về các kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh, và 56,6%
số cán bộ được hỏi chỉ nắm sơ lược, trong khi đó chỉ có 20,7% số
cán bộ được hỏi là nắm cơ bản các nội dung, chương trình hoạt động
của các kế hoạch, và 1,4% cán bộ được hỏi cho biết họ hiểu và biết
cụ thể các kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh


Hình 3.2. Đánh giá hiểu biết về BĐKH với các kiến thức nâng cao
Kiến thức kịch bản BĐKH tỉnh Nghệ An có 22,7% cán bộ
được hỏi hoàn toàn chưa biết kiến thức này, 56% cán bộ biết sơ lược,
mức nhận biết cơ bản chỉ có 19,3%và mức độ hiểu rõ kiến thức chỉ
có 2%. Tương tự với kiến thức BĐKH các định hướng chính sách và
chiến lược lần lượt là hoàn toàn chưa biết 22,7%; biết sơ lược 63,9%;
biết cơ bản 17,6%; mức thành thạo 0%. Kiến thức tính dễ tổn thương
với BĐKH, mức độ hiểu biết của cán bộ được điều tra lần lượt như
sau: mức độ hoàn toàn chưa biết 15,1%; biết sơ lược 61,1%; biết cơ
bản 23,8%; mức thành thạo 0%. Qua các số liệu trên, có thể nhận
thấy mức độ nhận thức của cán bộ được hỏi đều chủ yếu ở mức biết
sơ lược.

Nhìn chung, kiến thức về BĐKH, TTX của cán bộ chủ yêu ở
mức độ biết sơ lược, mức độ biết cơ bản chiếm tỷ lệ thấp. Trong khi
đó mức độ hoàn toàn chưa biết kiến thức tại một số nội dung tham
vấn còn chiếm tỷ lệ cao.
3.2. Xây dựng chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về
BĐKH cho cán bộ các sở ban ngành
Dựa trên kết quả thực trạng nhận thức về BĐKH của đối tượng
nghiên cứu, tác giả đã xây dựng 03 chương trình tập huấn với nội
dung kiến thức phù hợp với từng nhóm đối tượng nghiên cứu gồm:
- Chương trình tập huấn cho cán bộ lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo
các sở ban, ngành;

18


- Chương trình tập huấn cho cán bộ cấp quản lý các sở, ban,
ngành tỉnh;
- Chương trình tập huấn cho cán bộ chuyên viên, kỹ thuật.
3.3. Đánh giá nhận thức của cán bộ trước và sau tập huấn

Hình 3.3. Nhận thức về Tổng quan BĐKH của cán bộ trước và
sau tập huấn
Sau khi tham gia chương trình tập huấn số cán bộ biết cơ bản
và thành thạo kiến thức đã tăng mạnh 73,1% cán bộ biết cơ bản và
gần 20% cán bộ đã thành thạo kiến thức. Mức độ biết sơ lược đã
giảm xuống chỉ còn 7,0% và hoàn toàn chưa biết là 0%. Như vậy,
nhận thức về kiến thức tổng quan BĐKH của cán bộ đã có sự thay
đổi rõ rệt theo hướng tích cực, từ mức độ biết sơ lược đã chuyển
sang thành biết cơ bản
Hình 3.4. Nhận thức về Chiến lược quốc gia về TTX của cán bộ

trước và sau tập huấn
Sau tập huấn, có thể nhận thấy sự thay đổi mức độ nhận thức
của cán bộ: ở mức biết sơ lược đã giảm chỉ còn 13,7% (so với lúc
trước tập huấn đến 48,2%), mức độ biết cơ bản tỷ lệ cán bộ thay đổi
mạnh sau tập huấn từ trước tập huấn chỉ có 42% thì sau khi tập huấn
tăng lên 7,9%, với mức độ biết thành thạo kiến thức tăng lên 8,4%
(so với trước tập huấn chỉ có 2%). Và không còn cán bộ nào ở mức
độ hoàn toàn chưa biết. Kết quả này là cơ sở khẳng định nội dung tập


huấn về chiến lược TTX (Hình 3.4) đã mang lại hiệu quả và cần phát
huy hơn cho các chương trình tập huấn sau này.

Hình 3.5. Nhận thức về kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của
cán bộ trước và sau tập huấn
Theo Hình 3.5, mức độ nhận thức của cán bộ về kiến thức kế
hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh đã có sự thay đổi đáng kể
Đối với mức độ biết cơ bản và thành thạo kiến thức đã có sự thay đổi
rõ, trước tập huấn mức độ biết cơ bản chỉ chiếm 20,7% và mức độ
thành thạo chỉ có 1,4%. Tuy nhiên, sau khi đào mức độ biết cơ bản
tăng đã lên 76,8% và thành thạo kiến thức tăng lên 8,7%. Đối với
mức độ biết sơ lược tỷ lệ phần trăm sau tập huấn đã giảm so với
trước tập huấn, trước tập huấn chiếm 56,6% thì sau tập huấn chỉ còn
14,6%. Và sau tập huấn thì không còn cán bộ nào là hoàn toàn chưa
biết kiến thức này, so với lúc trước tập huấn tỷ lệ hoàn toàn không
biết chiếm đến 21,3%. Kết quả này chứng tỏ mức độ nhận thức của
cán bộ đã thay đổi từ biết sơ lược thành biết cơ bản hoặc biết thành
thạo.

Hình 3.6. Đánh giá nhận thức về kịch bản BĐKH tỉnh Nghệ An

của cán bộ trước và sau tập huấn
Kiến thức kịch bản BĐKH tỉnh Nghệ An (Hình 3.6) đã thay
đổi sau khi được tập huấn. Mức độ biết cơ bản đã tăng lên 67,8% so
với lúc trước tập huấn chỉ có 19,3%. Cũng như mức độ biết sơ lược
tỷ lệ phần trăm cán bộ đã giảm chỉ còn 18,5% so với lúc trước tập

20


huấn là 56%. Mức độ hoàn toàn chưa biết và thành thạo kiến thức
cũng thay đổi mạnh sau khi cán bộ tham gia tập huấn. Không còn
cán bộ nào ở mức độ hoàn toàn chưa biết và mức độ thành thạo kiến
thức đã tăng lên 13,7% so với lúc trước tập huấn chỉ có 2% trên tổng
số cán bộ được điều tra.
Hình 3.7. Đánh giá nhận thức về các chính sách BĐKH và
chiến lược quốc gia về BĐKH và thế giới của cán bộ trước và sau
tập huấn
kiến thức các chính sách BĐKH và chiến lược quốc gia về
BĐKH và thế giới (Hình 3.7) cũng có sự thay đổi tích cực. Sau tập
huấn tỷ lệ phần trăm cán bộ biết cơ bản các định hướng và chính
sách tăng cao 75% so với lúc trước tập huấn chỉ có 17,6%. Mức độ
thành thạo 0% trước tập huấn thì sau tập huấn đã tăng lên 8,7%. Còn
mức độ biết sơ lược đã giảm chỉ còn 16,5% so với lúc trước tập huấn
chiếm đến 63,9%. Mức độ nhận thức kiến thức của cán bộ đã thay
đổi có thể thấy các nội dung được xây dựng trong chương trình tập
huấn đang mang lại hiệu quả và phù hợp với cán bộ.
Hình 3.8. Đánh giá nhận thức về tính dễ tổn thương BĐKH của
cán bộ trước và sau tập huấn
Kiến thức tính dễ tổn thương BĐKH (Hình 3.8). Trước tập
huấn có khoảng 61,1% cán bộ chỉ nắm sơ lược và biết cơ bản chỉ có

23,8%. Nhưng sau tập huấn thì đã có sự thay đổi về mức độ hiểu biết
của cán bộ cụ thể mức độ biết sơ lược giảm xuống còn 6,4% và tỷ lệ
phần trăm cán bộ biết cơ bản kiến thức đã tăng lên khoảng 74,2%.


Trong đó, trước tập huấn không có cán bộ nào thành thạo kiến thức
này (tỷ lệ 0%) thì sau tập huấn mức độ thành thạo đã tăng lên gần
20%. Như vậy, các nội dung liên quan đến kiến thức tính dễ tổn
thương trong chương trình tập huấn đã giúp các cán bộ hiểu rõ được
các định nghĩa về tính dễ tổn thương BĐKH ?hay đối tượng dễ bị tổn
thương là ai?
Các kết quả so sánh trên cho thấy, các chương trình tập huấn
BĐKH,TTX cho cán bộ các sở ban ngành tỉnh Nghệ An đã thực sự
phát huy hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ về
BĐKH,TTX. Điều này thể hiện rõ qua việc tỷ lệ đánh giá mức độ
hiểu biết của cán bộ trong phiếu điều tra sau tập huấn. Đã có những
sự thay đổi lớn từ mức độ hoàn toàn chưa biết đến mức độ biết cơ
bản và thành thạo những kiến thức được tập huấn trong chương trình.
Bên cạnh đó, các cán bộ cũng hiểu rõ, nhận thức đúng các tác động
của BĐKH đang diễn ra tại địa phương và đang tác động mạnh đến
tất các ngành, lĩnh vực của tỉnh Nghệ An. Đây là cơ sở tác giả khẳng
định các nội dung trong các chương trình tập huấn BĐKH thí điểm
đã thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn./.
KẾT LUẬN
Luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

-

Khảo sát, đánh giá hiện trạng nhận thức và nhu cầu tập huấn
nâng cao nhận thức về BĐKH,TTX của cán bộ các sở ban

ngành tỉnh Nghệ An;

22


-

Nghiên cứu, xây dựng 03 chương trình tập huấn nâng cao nhận
thức BĐKH cho cán bộ các sở ban ngành tỉnh Nghệ An với nội
dung, kiến thức tập huấn phù hợp với từng nhóm đối tượng bao
gồm: chương trình tập huấn cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và các
sở, ban ngành; chương trình tập huấn cho cán bộ cấp quản lý;
chương trình tập huấn cho cán bộ chuyên viên, kỹ thuật;

-

Cùng với phương pháp tập huấn theo hướng tích cực hóa hoạt
động của học viên, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học viên,
giúp học viên nắm được cách học, cách tự học. Học viên không
còn bị động trong việc tiếp thu kiến thức như các phương pháp
tập huấn trước đây là giảng viên đọc học viên viết;

-

Sau tập huấn mức độ nhận thức về BĐKH, TTX của cán đều ở
mức cơ bản (đạt tỷ lệ từ 60-78%). Không còn cán bộ nào ở mức
hoàn toàn chưa biết. Với mức thành thạo kiến thức cũng đã thay
đổi theo hướng tích cực, đối với một số nội dung trong chương
trình trước tập huấn chỉ có khoảng 1-2% cán bộ thành thạo kiến
thức đó, nhưng sau tập huấn số cán bộ thành thạo kiến thức đã

tăng lên đến 20%. Nhìn chung các chương trình tập huấn đã
phát huy tốt hiệu quả trong việc làm thay đổi nhận thức của cán
bộ về BĐKH, TTX;

-

Nghiên cứu là cơ sở cho đề xuất định hướng triển khai nhân
rộng các khóa tập huấn ngắn hạn nâng cao nhận thức BĐKH,
TTX cho các cán bộ địa phương theo từng vùng miền.



×