BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
WX WX
TÔ THỊ LAN PHƯƠNG
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOÀI CÂY XANH
HOA KIỂNG MỚI NHẬP NỘI TẠI ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN
Người hướng dẫn: ThS.PHẠM MINH THỊNH
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
WX WX
TO THI LAN PHUONG
SURVEY PARTICULAR TRAITS SOME
VERDURE AND FLOWER ARE NEW
IN PORT HO CHI MINH CITY
GRADUATED COMPOSITION
Departerment of Landscaping and Environmental Horticulture
Advisor : Msc PHẠM MINH THỊNH
Ho Chi Minh City
June, 2009
Luận văn tốt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Minh Thịnh cùng các thầy cô
trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho em
những hành trang tri thức quý báu. Cuộc sống luôn vận động, thay đổi nhưng công ơn
to lớn của Các thầy cô sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí em.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị chủ vựa hoa kiểng, nhà vườn,
tiệm kinh doanh hoa đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
Sau cùng, em xin gửi lời chúc đến các thầy cô, các cô chú, anh chị chủ cửa hàng
hoa kiểng, các bạn cùng gia đình sức khỏe dồi dào và thành công trong cuộc sống.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20/7/2009
Tô Thị Lan Phương
SVTH : Tô Thị Lan Phương
Luận văn tốt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát đặc điểm của một số giống cây xanh và hoa kiểng
mới nhập nội tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại một số vườn
hoa kiểng tại Tp. Hồ Chí Minh như: Vườn kiểng anh Sơn tại 97- Thạnh Lộc – Quận
12, Vườn kiểng Vạn Hạnh 101 Xa lộ Hà Nội – Quận 2, Vườn kiểng Minh trên đường
Nguyễn Hữu Thọ - Quận 7…
Kết quả thu được:
− Khảo sát được 53 loài cây xanh - hoa kiểng mới nhập nội.
− Được mô tả các đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển, dựa vào những
đặc tính của chúng để xây dựng thành 1 cơ sở dữ liệu về 1 số giống cây xanh và hoa
kiểng mới nhập nội để phục vụ cho công việc thiết kế và thi công cảnh quan.
SVTH : Tô Thị Lan Phương
Luận văn tốt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
SUMMARY
Performer: To Thi Lan Phuong, class 31 of derpartment of landcaping and
invirronmental horticulture, HCM Nong Lam University.
The research subject.
The research subject “ Survey particular traits some verdure and flower are new
inport in Ho Chi Minh city” be made in some shop sell of Ho Chi Minh city: Son’s
garden – No 97, Thanh Loc, Dist 12. Van Hanh’s garden – No 101 Ha Noi Street,
Dist 2. Minh’s garden – Nguyen Huu Tho Street, Dist 7…
Result:
- Survey get 53 species verdure and flower are new inport.
- And described particular traits complexion, grow and develop, are rely on of
them, they are conxtruct 1 database about some species verdure and flower and leave
are put new in Ho Chi Minh city by serve about design and execute the work
landscape.
SVTH : Tô Thị Lan Phương
Luận văn tốt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
MỤC LỤC
Tên đề mục
TRANG
Lời cảm ơn
i
Tóm tắt
ii
Summary
iii
Mục lục
iv
Danh sách các bảng
vii
Danh sách biểu đồ
vii
Bảng kí hiệu
vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Chương 2: TỔNG QUAN
3
2.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hồ chí Minh
Error! Bookmark not defined.3
2.1.1. Vị trí địa lý
3
2.1.2 Khí hậu
3
2.1.3 Ánh sáng
3
2.1.4. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm
4
2.1.5 Gió
4
2.1.6. Thổ nhưỡng
4
2.2. Tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hoa, cây kiểng
5
ở thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Tình hình sản xuất
2.2.2. Tình hình tiêu thụ và kinh doanh hoa, cây kiểng :
5
2.3. Tình hình nghiên cứu cây xanh hoa cảnh
6
2.3.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài
6
SVTH : Tô Thị Lan Phương
Luận văn tốt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
2.3.2 Công trình nghiên cứu trong nước
6
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8
3.1 Mục tiêu
8
3.2 Nội dung
8
3.3 Phương pháp nghiên cứu
8
3.3.1. Phương pháp điều tra
8
3.3.1.1 Phạm vi điều tra
8
3.3.1.2 Địa điểm điều tra
8
3.3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu
9
3.3.2 Phương pháp định danh loài mới
9
3.3.3 Phương pháp tổng hợp số liệu
10
Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khảo sát điều tra các giống cây xanh hoa kiểng mới nhập nội
11
4.1.1. Số lượng giống cây xanh hoa kiểng mới nhập nội
11
điều tra được tại thành phố Hồ Chí Minh
4.1.2. Thành phần các giống cây mới nhập nội
12
4.2. Thành phần các loài cây theo họ thực vật
12
4.3 Khào sát đặc điểm, nghiên cứu ứng dụng trong thiết kế cảnh quan
14
4.3.1 Một số loài có khả năng phát triển tốt trong điều kiện
14
môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
4.3.2. Ứng dụng trong thiết kế cảnh quan
16
4.4. Mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và
17
định danh một số giống cây xanh hoa kiểng mới nhập nội
17
4.4.1 Nhóm cây thủy sinh
4.4.2. Nhóm cây có lá làm cảnh
19
4.4.3.Nhóm cây dây leo, thân bò
34
4.4.4.Nhóm cây có hoa đẹp
37
SVTH : Tô Thị Lan Phương
Luận văn tốt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
Chương 5 :KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
41
41
5.2.Đề nghị
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
42
PHỤ LỤC
43
SVTH : Tô Thị Lan Phương
Luận văn tốt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 4.2 : Các loài cây xanh hao kiểng theo họ thực vật
12
Bảng 4.3 : Các loài có khả năng phát triển tốt trong điều kiện
14
môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ : Thành phần các loài cây theo họ thực vật
13
Các kí hiệu đặc điểm hình thái, điều kiện sinh trưởng và ứng dụng bố trí của các
loài cây mới nhập nội
Hình thái cây
Dây leo
Dương xỉ
Cây bụi
Nhu cầu chăm sóc của cây
Cần nhiều nước
Cây ưu sáng
Cần nước trung bình
Cây chịu bóng một phần
Cần ít nước
Cây chịu bóng hoàn toàn
Cần được tưới phun sương
SVTH : Tô Thị Lan Phương
Luận văn tốt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
Ứng dụng và đặc điểm của cây
Cây có lá đẹp
Cây nội thất
Cây có hoa đẹp
Cây thủy sinh
Đặc điểm thực vật
Lá hình quạt
Lá hình lông chim
Cây không có thân
Cây mọc thành bụi
SVTH : Tô Thị Lan Phương
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây xanh đóng vai trò rất quan trọng đối với con người, nó không chỉ đem
lại bóng mát, màu sắc, hương thơm mà nó còn có khả năng cải thiện môi trường,
giảm bớt ô nhiễm và lọc không khí . Trước nhịp sống vội vả, áp lực công việc, môi
trường cạnh tranh gay gắt của cuộc sống công nghiệp hóa hiện đại hóa, con người
muốn quay về với thiên nhiên, một khoảng không thoáng đãng, xanh tươi đầy sức
sống sẽ giúp tinh thần thoải mái. Một góc sân xinh xắn, một khoảng trời dịu nhẹ là
mong ước của bao người trong cuộc sống hiện nay. Các giống cây mới nhập nội có
hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt thu hút nên các nhà vườn luôn sưu tầm để sản xuất,
đáp ứng nhu cầu thị trường. Với những chủng loại cây kiểng phổ biến được trồng đi
trồng lại tao nên sự nhàm chán trong thiết kế và người thưởng thức, vì vậy việc bổ
sung và du nhập các chủng loai cây xanh và hoa kiểng từ khắp các nơi trên thế giới
cũng là điều cần thiết hiện nay nhằm tao sự mới mẻ cho cảnh quan .
Cây xanh, hoa kiểng nhập nội rất đa dạng về thành phần loài, dạng sống,
thường phổ biến là các dạng cây xanh thân thảo, cây bụi . Các giống cây mới nhập
nội có hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt thu hút nên các nhà vườn luôn sưu tầm để
sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường . Những giống cây mới này thường nhập từ
các nước như là :Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, một số nước Đông Nam Á và Nam
Mỹ ...
Trước tình hình các giống mới được nhập rộng rãi vào thành phố Hồ Chí
Minh như hiện nay vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhân giống,
chăm sóc và bảo dưỡng vì chưa hiểu dược đặc điểm sinh trưởng, phát triển và hình
thái của từng loại cây nên chưa tao được môi trường thích nghi cho cây phát triển
tốt
SVTH : Tô Thị Lan Phương
-1-
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
Trong tình hình thành phố Hồ Chí Minh hiện nay với sự phát triển đô thị cao
với các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp ...Việc tao một cảnh quan đẹp, môi
trường trong sạch là nhu cầu cấp thiết trong đó việc trồng cây xanh, hoa kiểng cũng
là một phần không thể thiếu trong quá trình tạo cảnh quan. Các giống cây nhập nội
đa dạng về loài, màu sắc, hình dáng... cũng góp phần tạo sự mới mẻ cho cảnh quan,
đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân .
Để cập nhật các giống mới hiện nay, làm cơ sở cho việc định danh, góp
phần định hướng cho việc sản xuất một số giống mới đại trà và làm tài liệu tham
khảo cho việc thiết kế, thi công cải tạo mảng xanh thì đề tài “ Khảo sát đặc điểm
một số loài cây xanh hoa kiểng mới nhập nội tại địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh ” được thực hiện.
SVTH : Tô Thị Lan Phương
-2-
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hồ chí
Minh
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38’ vĩ
độ bắc và 106 0 22’ – 106 054’ kinh độ đông.
Diện tích tự nhiên của thành phố là 2.095,01km2 với dân số là 6.062.993
người (năm 2005), toàn thành phố có 24 quận huyện, trong đó có 5 huyện ngoại
thành là Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ.
Với vị trí địa lí thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang trở thành một
trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực kinh tế,
xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục,…
2.1.2 Khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Đặc điểm chung của khí hậu thời tiết thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao đều
trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh
quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau.
2.1.3 Ánh sáng
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/ cm2/ năm. Số giờ nắng
trung bình/ tháng 160-270 giờ. Tổng tích ôn/ năm là 9.878 0C.
Lượng bốc hơi nước tương đối lớn 1399
mm
/ năm, bình quân trong tháng
mùa mưa là 2-3 mm / ngày và tháng mùa nắng là 5 -6 mm/ ngày.
SVTH : Tô Thị Lan Phương
-3-
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
2.1.4. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm
Nhiệt độ không khí trung bình 270 C, nhiệt độ cao tuyệt đối 40 0C, nhiệt độ
thấp tuyệt đối 13,8 0C. Tháng có nhiệt dộ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8 0C),
tháng có nhiệt độ trung bình thấp là giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm
có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình từ 25 – 280C.
Lượng mưa cao, bình quân/ năm 1.949 mm, năm cao nhất 2.718 (1908) mm
và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958), với số ngày mưa trung bình/ năm là 159 ngày.
Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, trong đó có hai tháng 6 và 9 có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3
mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố lượng
mưa phân bố không đều. có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam – Đông
Bắc. Đại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa
cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.
Độ ẩm tương đối của không khí bình quân/ năm 79,5%, bình quân mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%, bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt
đối xuống tới 20%.
2.1.5 Gió
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính là Tây – Tây
Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào trong mùa
mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình là 3,6 m/ s và gió thổi mạnh
nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s, gió Bắc-Đông Bắc từ biển Đông thổi
vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s,
ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam-Đông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5
tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có
gió bão.
2.1.6. Thổ nhưỡng
Đất đai của thành phố chủ yếu do phù sa cũ và phù sa mới tạo nên. Đất phèn
chiếm 40%, đất xám phát triển trên nền phù sa cổ chiếm 19,3%. Đất mặn 12,2%, đất
SVTH : Tô Thị Lan Phương
-4-
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
cồn cát, bãi biển chiếm 3,2%. Đất phù sa nước ngọt 2,6%, các loại đất khác 6,7%,
diện tích mặt nước 16%.
2.2. Tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thị hoa, cây kiểng ở thành phố Hồ
Chí Minh
2.2.1 Tình hình sản xuất
Diện tích canh tác hoa, cây kiểng của toàn Thành phố hiện nay khoảng 668,2
ha (tương đương 1.005 ha diện tích gieo trồng), trong đó mai vàng là chủng loại hoa
chiếm tỷ lệ lớn nhất trong diện tích hoa, cây kiểng.
Về chủng loại: hoa, cây kiểng thành phố có chủng loại khá phong phú gồm
mai vàng, lan, bonsai, kiểng lá, kiểng công trình…
Các loại cây, hoa kiểng như sứ thái, bonsai, kiểng công trình, kiểng lá được
trồng rộng rãi ở các quận huyện với diện tích gieo trồng là 150 ha (chiếm 14,9%
diện tích hoa, cây kiểng).
2.2.2. Tình hình tiêu thụ và kinh doanh hoa, cây kiểng
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là nơi tiêu thụ mà còn là nơi trung
chuyển và tiêu thụ hoa, cây kiểng rất lớn của cả nước. Hoa kiểng được sản xuất trên
địa bàn thành phố hay hoa từ các tỉnh đều được tập trung về thành phố làm nơi tiêu
thụ chính cả ngày thường và các dịp lễ Tết, các đầu mối xuất khẩu cũng tập trung
chủ yếu ở đây.
Tình hình tiêu thụ và kinh doanh hoa, cây kiểng:
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ hoa,
cây kiểng với quy mô và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau.
Dịch vụ thu mua, cung cấp, cho thuê hoa, cây kiểng là loại hình phổ biến nhất tại
các cơ sở kinh doanh hoa kiểng, 100% cơ sở kinh doanh có khách hàng trong thành
phố sử dụng thường xuyên phục vụ cho nhu cầu trang trí, 72% cơ sở có khách hàng
ở các tỉnh lân cận sử dụng dịch vụ này.
Dịch vụ cung cấp thiết bị, vật tư kỹ thuật nông nghiệp chiếm 20% các dịch vụ kinh
doanh hoa, cây kiểng. Đây là dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ cho nhu
cầu bảo quản, chăm sóc hoa, cây kiểng.
SVTH : Tô Thị Lan Phương
-5-
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
Ngoài ra còn có các dịch vụ chăm sóc hoa, cây kiểng, dịch vụ cho thuê, tư vấn kỹ
thuật, mỹ thuật, các loại hình dịch vụ này mới xuất hiện nhưng ngày càng được
người tiêu dùng ưa chuộng phục vụ cho nhu cầu trang trí, thiết kế khuôn viên.
2.3 Tình hình nghiên cứu cây xanh hoa kiểng
Từ ngày xưa, con người đã vốn gần gũi, yêu mến thiên nhiên nên đã mang
những nét đẹp của tự nhiên vào cuộc sống hàng ngày. Trước đây, việc thưởng ngoại
thiên nhiên là thú vui của bậc tao nhân mặc khách, của vua chúa, những người có
địa vị trong xã hội. Nhưng ngày nay, việc thưởng thức hoa, cây cảnh là niềm đam
mê của nhiều tầng lớp trong xã hội hiện đại.
2.3.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về cây xanh hoa kiểng và
tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao:
Quyển ‘’1001 Garden Plant in Singapore’’ của nhóm tác giả nhà xuất bản
National Parks Board (2003) đã điều tra và thống kê các loại cây xanh hoa cảnh ở
Singapore. Trong đó có một số loài đã được nhập và trồng rộng rãi ở thành phố Hồ
Chí Minh
Quyển ‘’Tropica color cyclopenia of exotic plant and trees’’ của tác giả
Alfred Byrd Graf.
Quyển ‘’Landscape Design’’ của Leroy Hanebaun (1981), phân chia cây
xanh thành 3 nhóm đặc điểm hình thái liên quan đến việc thiết kế cây trồng trong
trang trí hoa viên: hình dạng, kết cấu và màu sắc. Trong thiết kế cảnh quan nếu biết
lựa chọn và phối kết một cách hợp lý các đặc điểm trên sẽ tạo nên cảnh quan đẹp .
2.3.2 Công trình nghiên cứu trong nước
Các nhà khoa học về thực vật ở Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc nghiên
cứu cây xanh hoa kiểng và đã có nhiều tác phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn
cao, giúp phân loại và định danh những loại cây xanh hoa kiểng trong nước:
Quyển “Cây xanh hoa cảnh Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Trần Hợp (1998), thì phân chia cây xanh hoa cảnh thành 8 nhóm: cây xanh đường
SVTH : Tô Thị Lan Phương
-6-
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
phố, cây gỗ thân cột làm cảnh, cây leo làm cảnh, cây làm bonsai, cây có lá làm
cảnh, cây có hoa làm cảnh, cây có quả và cây ở dưới nước làm cảnh.
Quyển “Cây trồng đô thị”, của tác giả Lê Phương Thảo và Phạm Kim Chi
(1993) đã phân chia cây bóng mát ra làm 4 nhóm: Cây bóng mát có hoa đẹp, cây
bóng mát có hoa thơm, cây bóng mát ăn quả và cây bóng mát thường. Phân cây
trang trí ra thành 9 nhóm: Cây họ tre trúc, cây họ cau dừa, cây cảnh dáng đẹp, cây
cảnh hoa đẹp, cây cảnh quả đẹp, cây cảnh leo giàn, cây hàng rào, cây viền bồn, cây
hoa. Ngoài tác giả còn phân theo độ cao, hình khối, dạng tán, màu sắc lá, hoa, thời
gian ra hoa, thời gian trơ cành, thời gian ra lá non.
Quyển “Cây cảnh – hoa Việt Nam” của tác giả Trần Hợp (1993) đã tổng hợp
các loài cây xanh hoa kiểng của nước ta và phân chia cây xanh thành 6 nhóm chính:
nhóm cây leo, nhóm cây làm cảnh bằng thân, nhóm cây làm cảnh lá, nhóm cây làm
cảnh bằng hoa và nhóm cây làm cảnh ở dưới nước.
Quyển “Cây xanh phát triển và quản lí môi trường đô thị”, của tác giả Chế
Đình Lý (1997), phân chia cây xanh đô thị ra thành 8 nhóm chính dựa vào hình
dạng và công dụng: Cây đại mộc (cây có bóng mát và có dáng đặc biệt), cây rào che
( nhóm tre trúc và các họ khác), cây rào chắn (có sắn tỉa và không quy cách), cây
dạng bụi (có hoa và không có hoa), cây che phủ nền (có hoa và không có hoa), cỏ
(trang trí và làm thảm cỏ), hoa ngắn ngày (hoa thông thường và hoa cao cấp), dây
leo (có hoa và không có hoa).
SVTH : Tô Thị Lan Phương
-7-
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu :
Khảo sát đặc điểm một số chủng loại cây nhập nội hiện có ở thị trường thành
phố Hồ Chí Minh.
3.2 Nội dung :
Điều tra một số loài cây cảnh mới ở tp. Hồ Chí Minh.
Định danh các loài cây xanh, hoa kiểng mới nhập nội.
Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây xanh và hoa kiểng mới
nhập nội.
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Phương pháp điều tra:
3.3.1.1 Phạm vi điều tra
Thời gian tiến hành điều tra các cây xanh hoa kiểng mới được tiến hành từ
tháng 3 đến tháng 5 năm 2009.
Các giống cây trồng trong nội thất và các công trình thi công.
3.3.1.2 Địa điểm điều tra
Tại thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành nên các trung tâm sản xuất cây,
hoa kiểng nổi tiếng như trồng mai ở Thủ Đức, trồng hoa kiểng và bonsai tại làng
hoa Gò Vấp, quận 2, quận 12,…Và hiện đã có các khu vực chuyên mua bán cây
cảnh như Làng hoa Gò Vấp, các tiệm kinh doanh cây đại thụ tại xa lộ Hà Nội, khu
vực Ngã Tư Ga, các tiệm hoa kiểng ở đường Kha Vạn Cân (Thủ Đức), đường
SVTH : Tô Thị Lan Phương
-8-
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), đường Nguyễn Hữu Cảnh ( quận Bình Thạnh)… Vì
vậy, việc điều tra được tiến hành tại :
- Các vựa bán hoa, cây cảnh ở làng hoa Gò Vấp (chủ yếu tập trung tại đường
Phan Huy Ích, Lê Văn Thọ, Phạm Văn Chiêu, Lê Đức Thọ… ), một vài tiệm hoa
cảnh, nhà vườn dọc Xa Lộ Hà Nội, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh),
đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7)…
- Các nhà vườn ở quận Thủ Đức, quận 12,…
- Công viên trong thành phố Hồ Chí Minh: công viên Tao Đàn, công viên Lê
Văn Tám, công viên Gia Định, công viên Lê Thị Riêng,…
- Các khu du lịch của thành phố: khu du lịch Văn Thánh, khu du lịch Bình
Qưới 1, khu du lịch Bình Qưới 2,…
- Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (quận 7)
3.3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu
Chụp hình, ghi chép, mô tả các đặc điểm hình thái của các giống cây được
nhà vườn, chủ tiệm hoa cảnh giới thiệu là giống mới.
Phỏng vấn nhà vườn, chủ tiệm hoa cảnh về đặc tính sinh lý các giống cây
kiểng mới nhập nội.
3.3.2 Phương pháp định danh loài mới: sử dụng phương pháp so sánh hình
thái để định danh.
So sánh hình thái cấu tạo bên ngoài của thực vật, so sánh các đặc điểm hình
thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, giữa các cá thể với nhau. Dựa vào
sự giống nhau và khác nhau của các bộ phận để sắp xếp vào các bậc phân loại.
Phương pháp so sánh hình thái đòi hỏi ở người làm công tác phân loại phải
có kiến thức về phân loại thực vật sâu sắc, phân biệt chính xác khả năng sai khác
trên đối tượng nghiên cứu.
Các giống cây mới thu thập được sẽ được so sánh với các giống cây trong
sách “Cây cảnh – hoa Việt Nam” của tác giả Trần Hợp (1993) và “Cây xanh hoa
cảnh Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Hợp (1998) để xác định
các giống cây đã được định danh và họ, chi của các giống cây chưa được định danh.
SVTH : Tô Thị Lan Phương
-9-
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
Các loài chưa được định danh hoặc chỉ xác định được họ, chi tiếp tục được
tra cứu ở quyển “1001 Garden Plant in Singapore’’ của nhóm tác giả nhà xuất bản
National Parks Board (2003)
3.3.3 Phương pháp tổng hợp số liệu
Tư liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phầm mềm Word, Excel.
Định danh và mô tả hình đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển chia 4
nhóm cây theo đặc tính hình thái:
+ Nhóm cây thủy sinh.
+ Nhóm cây có lá làm cảnh.
+ Nhóm dây leo.
+ Nhóm cây có hoa làm cảnh
SVTH : Tô Thị Lan Phương
- 10 -
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khảo sát điều tra các giống cây xanh hoa kiểng mới nhập nội
4.1.1. Số lượng giống cây xanh hoa kiểng mới nhập nội điều tra được tại thành
phố Hồ Chí Minh
Số lượng giống cây mới điều tra được 53 loài mới nhập nội.
+ Tại các vườn hoa trên đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) có một số cây
nhập nội mới như : trầu bà nhung, hạt bí cẩm thạch, sen nhung, trúc sọc, dớn quyền,
cọ,….
+ Các tiệm hoa cảnh ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh có một
số giống cây nội thất mới : bạch phiến, thủy cúc, trúc sọc, lan ý cẩm thạch, ….
+ Vườn anh Sơn ở số 97, KP3B, đường TL7, phường Thạnh Lộc, quận 12,
trồng cây nội thất có nhiều giống mới: tổ điểu nhúm, rễ hồng, thanh ngân, trúc nhật
hoa tím, đại tướng quân thái …
+ Các vườn hoa trên xa lộ Hà Nội có một số giống cây trồng trong chậu
mới nhập nội như : dương xỉ đá, dương xỉ cẳng gà, thu hải đường Đài Loan, thủy
trúc Nhật ….
+ Một số cơ sở hoa kiểng trên đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng,
quận 7 có một số loài cây mới nhập nội mới như là : dương xỉ sừng nai, dong cảnh,
các loại trầu bà đế vương,….
+ Và các tiệm hoa cây kiểng trên đường Thành Thái, quận 10 cũng có một
vài loại cây nhập nội mới rất đẹp như : lan cau vàng, dong vằn, hỷ lâm môn lá
đàn,…..
Cây mới nhập nội ở thành phố Hồ Chí Minh khá đa dạng và phong phú.
SVTH : Tô Thị Lan Phương
- 11 -
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
4.1.2. Thành phần các giống cây mới nhập nội
Đã khảo sát được 53 loài cây trong đó nhóm cây thủy sinh là 4 loài, nhóm
cây có lá làm cảnh là 35 loài, nhóm cây dây leo và thân bò là 6 loài, nhóm cây có
hoa đẹp là 8 loài.
4.2. Thành phần các loài cây theo họ thực vật
Bảng 4.2 : Các loài cây xanh hao kiểng theo họ thực vật
Stt
Họ thực vật
Số loài cây
1
Họ Cói - Cyperaceae
2
2
Họ rau mác - Alismataceae
2
3
Họ củ dong – Marantacae
2
4
Họ Ráy - Araceae
20
5
Họ Dứa – Bromeliacaea
3
6
Họ Huyết dụ – Asteliaceae
2
7
Họ Dương xỉ - Polypodiaceae
1
8
Họ Thủy Tiên - Amaryllidaceae
1
9
Họ Bách Tán – Araucariaceae
1
10
Họ ô rô - Acanthaceae
1
11
Họ Thầu dầu - Euphorbiaceae
2
12
Họ Chuối - Musaceae
1
13
Họ tổ chim - Aspleniaceae
1
14
Họ Cau dừa - Arecaceae
1
15
Họ nho - Vittaceae
1
16
Họ cỏ luồng - Pteridaceae
1
17
Họ móng trâu - Nephrolepidaceae
1
18
Họ Đuôi chồn - Adiantaceae
1
19
Họ Gừng - Zingiberraceae
1
20
Họ hoa mõm sói - Scroplulariaceae
1
SVTH : Tô Thị Lan Phương
- 12 -
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
21
Họ thu hải đường - Bigoniaceae
1
22
Họ Rau tai voi - Gesneriaceae
1
23
Họ thài lài – Commelinaceae
1
24
Họ huyết bì thảo - Haemodoraceae
1
25
Họ lan - Orchidaceae
1
26
Thiên lý - Asclepiadaceae
1
số loà i cây
Dựa vào bảng thống kê trên ta có biểu đồ như sau :
25
20
15
10
5
0
họ thực vậ t
1 Họ Cói
2 Họ rau má c
3 Họ củ dong
4 Họ Ráy
5 Họ Dứa
6 Họ Huyế t dụ
7 Họ Dương xỉ
8 Họ Thủ y Tiên
9 Họ Bá ch Tá n
10 Họ ô rô
11 Họ Thầu dầu
12 Họ Chuối
13 Họ tổ chim
14 Họ Cau dừa
15 Họ nho
16 Họ cỏ luồ ng
17 Họ mó ng trâu
18 Họ Đuôi chồ n
19 Họ Gừng
20 Họ hoa mõ m só i
21 Họ thu hả i đường
22 Họ Rau tai voi
23 Họ thài lài
24 Họ huyết bì thảo
25 Họ lan
26 Thiên lý
Biểu đồ : Thành phần các loài cây theo họ thực vật
Nhận xét :
Các loại giống mới thuộc nhiều họ khác nhau, có đến 26họ/53loài, trong đó
có một số họ thực vật có nhiều loại giống mới nhập nội như họ Ráy (Araceae) có 20
loài, họ dứa (Bromeliacaea) có 3 loài . Các loại cây mới nhập nội ở thành phố Hồ
Chí đa dạng về thành phần loài và đặc điểm hình thái. Xét về khả năng ứng dụng
vào bố trí nội, ngoại thất thì nhóm cây nội thất, trồng trong chậu có số lượng loài
nhiều hơn nhóm cây công trình. Còn về đặc điểm hình thái thì nhóm cây có lá làm
SVTH : Tô Thị Lan Phương
- 13 -
Luận văn tôt nghiệp
GVHD : ThS Phạm Minh Thịnh
cảnh đa số là các cây thuộc họ Ráy (Araceae) vì các loài cây họ Ráy đa dạng về
hình dáng lá, có tính thích nghi với môi trường cao, dễ chăm sóc .
4.3 Khào sát đặc điểm, nghiên cứu ứng dụng trong thiết kế cảnh quan .
4.3.1 Một số loài có khả năng phát triển tốt trong điều kiện môi trường Thành
phố Hồ Chí Minh.
Bảng 4.3 : Các loài có khả năng phát triển tốt trong điều kiện môi trường Thành
phố Hồ Chí Minh.
STT
Tên Việt Nam
1
2
Thủy trúc
Thủy trúc Nhật
3
Thủy cúc
4
Thủy lan
5
6
Dong vằn
Dong cảnh
7
Lan ý cẩm thạch
8
9
Trầu bà đế vương
tím
Trầu bà đế vương
vàng
Tên khoa học
Cyperus papyrus
Cyperus haspan
Echinodorus
palaefolius
Echinodorus
cordifolius
Calathea zebrina
Stromanthe amabilis
Spathiphyllum
variegated
Họ Ráy- Araceae
Philodendron gold
Họ Ráy- Araceae
Anthurium
schlechtendahlii
Philodendron
panduriforme
Họ Ráy- Araceae
Đại Đế đỏ
11
Hỷ lâm môn lá
đàn
12
Quan âm xanh
13
Quan âm Amazon
14
Bạch mã hoàng tử
Alocasia micholitziana
'Frydek'
Alocasia X Amazonia
Aglaonema “White
Stem”
15
16
Ráy voi
Trầu bà Nam Mỹ
Thượng cán
cuống mập
Alocasi sp.
Philodendron evansii
Philodendron
cannifolium
SVTH : Tô Thị Lan Phương
Họ Cói - Cyperaceae
Họ Cói - Cyperaceae
Họ rau mác Alismataceae
Họ rau mác Alismataceae
Họ củ dong – Marantacae
Họ củ dong – Marantacae
Philodendron scandens Họ Ráy- Araceae
10
17
Họ thực vật
- 14 -
Họ Ráy- Araceae
Họ Ráy- Araceae
Họ Ráy- Araceae
Họ Ráy- Araceae
Họ Ráy- Araceae
Họ Ráy- Araceae
Họ Ráy- Araceae