Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

luận văn thạc sĩ văn học ngôn ngữ thơ tình nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.06 KB, 137 trang )

0
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................7
5. Cái mới của đề tài......................................................................................7
6. Cấu trúc của luận văn................................................................................7
Chương 1. Một số giới thuyết liên quan đến đề tài...................................8
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ..............................................................................8
1.1.1. Sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi.............................................8
1.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ....................................................10
1.1.3. Các lớp từ giàu màu sắc biểu cảm trong thi ca Việt Nam
...........................................................................................................12
1.1.4. Các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ ca........................14
1.2. Nguyễn Bính - cuộc đời về thơ ca........................................................20
1.2.1. Cuộc đời và tác phẩm..............................................................20
1.2.2. Thơ tình trong thơ Nguyễn Bính.............................................21
Chương 2. Cấu trúc và âm điệu thơ tình Nguyễn Bính.........................26
2.1. Các thể thơ tiêu biểu trong thơ tình Nguyễn Bính...............................26
2.1.1. Kết quả thống kê phân loại về thể thơ.....................................26


1
2.1.2. Tổ chức của bài thơ tình Nguyễn Bính...................................47
2.1.3. Khổ thơ trong thơ tình Nguyễn Bính......................................49
2.2. Âm điệu trong thơ tình Nguyễn Bính...................................................53
2.2.1. Vần điệu trong thơ tình Nguyễn Bính.....................................56
2.2.2. Nhịp điệu trong thơ tình Nguyễn Bính....................................58


2.2.3. Thanh điệu trong thơ tình Nguyễn Bính.................................60
* Tiểu kết chương 2.....................................................................................61


Chương 3. Ngữ nghĩa của ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính..................62
3.1. Từ ngữ giàu giá trị biểu cảm trong thơ tình Nguyễn Bính...................62
3.1.1. Từ láy âm trong thơ tình Nguyễn Bính...................................62
3.1.2. Từ tình thái trong thơ tình Nguyễn Bính.................................64
3.1.3. Từ địa phương trong thơ tình Nguyễn Bính............................69
3.1.4. Từ khẩu ngữ trong thơ tình Nguyễn Bính...............................71
3.2. Từ ngữ biểu thị tình yêu trong thơ tình Nguyễn Bính..........................72
3.2.1. Động từ biểu thị tình yêu........................................................73
3.2.2. Danh từ biẻu thị tình yêu.........................................................90
3.2.3. Cụm từ biểu thị tình yêu trong thơ tình Nguyễn Bính............92
3.3. Các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ tình Nguyễn Bính............98
3.3.1. Biện pháp ẩn dụ.......................................................................98
3.3.2. Biện pháp so sánh..................................................................100
3.3.3. Biện pháp đối........................................................................105
3.3.4. Biện pháp điệp.......................................................................107
* Tiểu kết chương 3...................................................................................109
KẾT LUẬN..............................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................112


Lời mở đầu

Đề tài được thực hiện đúng thời gian quy định, chúng tôi nhận được sự
hướng dẫn thường xuyên và nhiệt tình của TS. Trần Văn Minh, nhận được sự
chỉ bảo tận tình, quý báu của các thầy cô giáo tổ Lý luận Ngôn ngữ Trường
Đại học Vinh.

Qua đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy
TS. Trần Văn Minh, các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ đã giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành luận văn này.
Với thời gian và khả năng có hạn, những gì làm được ở đề tài này chỉ
là bước đầu, chúng tôi chân thành mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy
cô và các bạn để có thể bổ sung cho đề tài được hoàn chỉnh hơn.


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng những thập niên
30 - 60 của thế kỷ trước trong văn học hiện đại Việt Nam. Ông có một phong
cách thơ được nhiều thế hệ đương thời mến mộ, đặc biệt có nhiều bài tuy sáng
tác trong phong trào Thơ Mới nhưng đậm chất trữ tình dân gian cả về nội
dung lẫn hình thức thể hiện. Di sản thơ Nguyễn Bính nói chung, thơ tình
Nguyễn Bính nói riêng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu về mặt nội
dung và nghệ thuật. Tuy vậy, cho đến nay phương diện ngôn ngữ trong thơ
tình của ông vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Ngôn ngữ có vai trò
“là phương tiện thứ nhất của văn học”, nên chắc chắn việc khảo sát kỹ lưỡng
hệ thống ngôn ngữ trong thơ tình Nguyễn Bính sẽ góp phần xác định những
điểm độc đáo, đặc sắc về hình thức biểu hiện, nhất là về cấu trúc, âm điệu, các
lớp từ giàu giá trị biểu nghĩa và các biện pháp tu từ nổi bật. Đề tài luận văn
“Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” chúng tôi đi theo hướng tiếp cận thơ
Nguyễn Bính dựa trên quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức cũng như
quan hệ giữa cá tính của nhà thơ và thi phẩm của ông. Mặt khác, kết quả khảo
sát “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” có thể góp phần lý giải tại sao mảng
thơ này lại có sức cuốn hút nhiều thế hệ người Việt đến vậy.
1.2. Là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ Mới (1932 1945) nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung, nên khá nhiều bài thơ
của Nguyễn Bính được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông. Trong chương

trình đào tạo cử nhân Ngữ văn ở các trường đại học và cao đẳng, Nguyễn Bính
luôn có vị trí một tác giả lớn. Tuy vậy, phương diện ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính
nói chung, ngôn ngữ trong những bài thơ của Nguyễn Bính được giảng dạy ở
nhà trường nói riêng chưa được đề cập, phân tích. Đề tài luận văn “Ngôn ngữ


2
thơ tình Nguyễn Bính” chúng tôi lựa chọn và thực hiện với mong muốn tiếp cận
mảng thơ tình của Nguyễn Bính từ góc độ ngôn ngữ, qua đó góp phần nhỏ vào
việc dạy học tác giả và tác phẩm Nguyễn Bính trong nhà trường hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Trong nhiều thập kỷ qua, thơ Nguyễn Bính đã trở thành đối tượng thu hút
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình yêu thích thơ ông và đã có
nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ viết về cuộc đời và tác phẩm Nguyễn
Bính với quy mô và hướng tiếp cận, nghiên cứu khác nhau.
Trước cách mạng tháng tám thẩm định hay nhất, gợi đúng cái “Chân
quê” của hồn thơ Nguyễn Bính phải kể đến bài giới thiệu về Nguyễn Bính của
Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh là người đầu tiên nhận ra
vẻ đẹp kín đáo đậm đà của hồn thơ Nguyễn Bính đồng thời đã cắt nghĩa về sự
quan tâm chưa thích đáng của giới nghiên cứu đối với thơ ông “Cái đẹp kín
đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng
mộc mạc khó lọt vào con mắt của các nhà thông thái thời nay. Tình cờ đọc thơ
Nguyễn Bính họ sẽ bảo “Thơ như thế này có gì?”. Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi
một điều mà người ta không thể hiểu bằng một lý trí, một điều đáng quý vô
ngần “hồn xưa đất nước” Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn
náu trong lòng chúng ta” [30; 334].
Cùng thời với Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn Việt
Nam hiện đại cũng chỉ ra thứ tình quê xác thực được toát lên từ những câu thơ
mang dáng vẻ “thực thà”, “hai lần hai là bốn” của Nguyễn Bính [27; 701], Vũ
Ngọc Phan đã đánh giá cao thơ Nguyễn Bính, đặc biệt là mảng thơ viết về

làng quê.
Hai nhà nghiên cứu đã có cái nhìn tinh tế, nhạy cảm trong việc nhận
diện một hồn thơ độc đáo, một lối đi riêng của Nguyễn Bính. Những ý kiến


3
trên có ý nghĩa định hướng, tin cậy cho công việc nghiên cứu thơ của Nguyễn
Bính sau này.
Trong kháng chiến chống Pháp, những vần thơ xưa của ông vẫn được
trân trọng. Năm 1951, nhà xuất bản Hương Sơn cho tái bản liên tiếp hai tập
thơ Hương cố nhân và Mây tần. Trong thời gian này do hoàn cảnh chiến tranh
nên việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính có nhiều hạn chế.
Ở miền Nam, việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính được chú ý hơn. Thơ
Nguyễn Bính được tái bản trong giáo trình của Đại học Văn khoa Sài Gòn,
được đánh giá thẩm định trong một số chuyên luận về thơ tiền chiến. Đáng
chú ý hơn cả là “Việt Nam thi nhân tiền chiến” (Quyển thượng) - Sài Gòn
(1968) của soạn giả Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng. Đặc biệt trong
tập san văn học số 60 có nhiều bài viết về Nguyễn Bính và thơ ông: Nguyễn
Bính - thi sĩ suốt đời mang bệnh tương tư (Vũ Bằng), Nguyễn Bính - nhà thơ
kháng chiến tại miền nam (Thái Bạch), Nguyễn Bính một ngôi sao sáng trên
thi đàn dân tộc (Nguyễn Phan). Tuy số lượng bài viết trong thời gian này khá
nhiều song thành tựu chưa đáng kể.
Thơ Nguyễn Bính được nghiên cứu rầm rộ đặc biệt sau năm 1985, khi
người ta có cái nhìn thận trọng, đúng dắn và sáng suốt hơn với văn học quá
khứ trong đó có phong trào Thơ Mới. Cũng như một số nhà Thơ Mới khác
như Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên…hàng loạt tập thơ và tuyển chọn
thơ Nguyễn Bính được xuất bản: “Thơ Nguyễn Bính” (Nxb văn học, 1986),
“Tuyển tập Nguyễn Bính” (Nxb văn học, 1986), “Thơ tình Nguyễn Bính”
(Nxb Đồng Nai, 1996), “Thơ Nguyễn Bính chọn lọc” (Nxb văn học, 1992).
Thơ Nguyễn Bính cũng được nhắc đến nhiều trong các bài giới thiệu

hoặc trong các chuyên luận về văn chương: “Ngôn ngữ thơ” (Nguyễn Phan
Cảnh, 2001), “Giáo trình văn học Việt Nam 1930 - 1945” (Phan Cự Đệ,


4
Nguyễn Hoành Khung, Hà Minh Đức), “Thơ với lời bình” (Vũ Quần Phương,
1992), “Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca” (Hà Minh Đức, 1993).
Năm 1992 nhà xuất bản hội nhà văn cho ra mắt “Nguyễn Bính - thi sĩ
của thương yêu” do Hoài Việt sưu tầm và biên soạn. Năm 1996 nhà xuất bản
văn học ấn hành cuốn sách “Nguyễn Bính - thi sĩ của đồng quê”. Năm 1994
nhà xuất bản văn học Hà Nội ra mắt bạn đọc cuốn “Nguyễn Bính thơ và đời”
do Hoàng Xuân sưu tầm và biên soạn. Gần đây nhất là cuốn “Ba đỉnh cao Thơ
Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mạc Tử” của tác giả Chu Văn Sơn,
“Nguyễn Bính hành trình sáng tạo thi ca” của Đoàn Đức Phương (2006).
Những công trình này đã thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thơ. Đó là
chưa kể hàng loạt bài viết của các nhà văn hoặc nhà nghiên cứu phê bình khác
như Tô Hoài, Lại Nguyên Ân, Đoàn Hương, Đỗ Lai Thuý, Đức Phương,
Phương Lan. Thơ Nguyễn Bính đã thở thành đề tài quen thuộc của nhiều khoá
luận, luận văn, luận án trong cả nước.
Nhìn chung qua các thời kỳ khác nhau, thơ Nguyễn Bính có những
thăng trầm, nhưng việc cảm thụ, đánh giá thơ Nguyễn Bính ít có những khác
biệt hoặc những mâu thuẫn gay gắt. Về căn bản, những nhận xét đánh giá của
giới phê bình về Nguyễn Bính khá thống nhất. Dù ở giai đoạn nào, Nguyễn
Bính vẫn được xem là nhà thơ của “Chân quê”, “Hồn quê”, “Tình quê”.
Trong thời gian dài, thơ Nguyễn Bính đã được nghiên cứu xem xét ở
nhiều góc độ từ nội dung đến nghệ thuật, từ tư tưởng đến phong cách, từ
giọng điệu đến kết cấu. Chưa có một tác giả nào trực tiếp nghiên cứu ngôn
ngữ thơ Nguyễn Bính một cách tập trung có hệ thống. Một số tác giả có đề
cập đến đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính. Chẳng hạn các bài viết của Hà
Minh Đức, Đoàn Hương, Phương Lan, Hoài Việt…Tóm lại chưa có một công



5
trình nào đi sâu nghiên cứu khía cạnh hình thức thơ tình Nguyễn Bính một
cách đầy đủ cụ thể và có hệ thống.
* Lịch sử nghiên cứu thơ tình Nguyễn Bính
Người đầu tiên đề cập đến thơ tình Nguyễn Bính đó là nhà phê bình
Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” nhạy cảm, tinh tế Hoài Thanh đã phát
hiện ra vẻ đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính. Đó là chất “Chân
quê” là “hồn xưa đất nước”, một phẩm chất “quý giá vô ngần” mà chúng ta
không hiểu được bằng lý trí.
Trong lời giới thiệu tập “Chân quê” Mã Giang Lân cũng có băn khoăn
giữa tính chất “Chân quê” với Thơ Mới trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính:
“Trong thơ Nguyễn Bính bên cạnh những câu thơ duyên dáng thuần thục như
ca dao ta thấy xen vào những câu thơ quá mới nên thơ ông giống ca dao mà
cũng khác ca dao” [21; 17].
Hoài Việt (trong “Nguyễn Bính thi sĩ của thương yêu”) đã có nhận xét
công bằng hơn “Có người trách anh từ khi “đi tỉnh về” thì để cho “hương
đồng gió nội bay đi ít nhiều” chúng tôi không nghĩ thế có “Đi tỉnh” trong thơ
anh mới có được cách ngắt nhịp, đặt câu kể cả việc cấu tứ, lập ý góp cho thơ
anh vừa dân tộc vừa hiện đại, toàn bộ thơ anh hợp thành một “tổ khúc đồng
nội” không lẫn với ai, không lẫn vào đâu được” [12; 258].
Có thể thấy, các nhận định đánh giá của các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ
thơ tình Nguyễn Bính đều gặp nhau ở điểm: ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính
vừa truyền thống vừa hiện đại nhưng nghiêng về truyền thống, gần gũi với ca
dao hơn là sự cách tân, đây cũng là chỗ đặc sắc hơn người của Nguyễn Bính.
Còn Phương Lan và Vũ Quần Phương đều khẳng định đóng góp riêng,
đặc sắc của thơ tình Nguyễn Bính trên thi đàn Thơ Mới “Khi Xuân Diệu, Huy
Cận, Chế Lan Viên và phần lớn các nhà thơ đương thời chịu ảnh hưởng của



6
phương Tây và chính điều đó mang lại cho phong trào Thơ Mới những đặc
sắc thì Nguyễn Bính mang đến cho phong trào Thơ Mới một phong cách mộc
mạc, chân quê, một lối ví von đậm đà màu sắc ca dao” [12; 209].
Đỗ Đình Thọ trong “Đôi lời cuốn sách” đã cảm nhận được vẻ đẹp ngôn
ngữ thơ Nguyễn Bính “Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn bính mộc mạc mà duyên
dáng, chân chất mà điêu luyện, đôi lúc xuất thần tạo nên một tứ lạ cuốn hút
người đọc đến bất ngờ” [12; 301].
Mỗi tác giả đều có những tìm tòi phát hiện những cái riêng của ngôn
ngữ thơ tình Nguyễn Bính. Trong chuyên luận “Nguyễn Bính thi sĩ của đồng
quê” Hà Minh Đức cho rằng: “Nguyễn Bính thích những ngôn ngữ nhiều màu
sắc trong thơ. Nếu Hàn Mặc tử nói nhiều đến hương vị trong đời, trong thơ,
thì Nguyễn Bính lại chuộng màu sắc” [12; 160].
Trong bài viết “Thi pháp dân gian trong thơ Nguyễn Bính”, Nguyễn
Quốc Tuý cho rằng: “Ngôn ngữ Thơ Mới dân gian Nguyễn Bính trước hết là
ngôn ngữ của ca dao của thơ ca dân gian nói chung và rộng hơn nữa là ngôn
ngữ trong đời sống hàng ngày của quảng đại quần chúng nhân dân được nhà
nghệ sĩ dân gian Nguyễn Bính chọn lọc mài giũa và tinh luyện” [12; 352].
Nhìn chung những bài viết của những tác giả trên có những phát hiện,
nhận định, mới mẻ về các khía cạnh ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính. Tuy
nhiên các nhà nghiên cứu chỉ đề cập ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính như là
những dẫn chứng để minh hoạ cho những phát hiện về những vấn đề lớn như
thế giới nghệ thuật thơ, phong cách thơ, thể loại thơ, bản sắc thơ Nguyễn
Bính. Chưa có công trình nào dành riêng nghiên cứu ngôn ngữ thơ tình
Nguyễn Bính một cách đầy đủ mang tính hệ thống.
Trên cơ sở lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” người
viết sẽ tập trung khảo sát, đi sâu tìm hiểu hình thức ngôn ngữ thơ tình Nguyễn



7
Bính một cách có hệ thống để làm nổi bật những nét cơ bản của hình thức
ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của đề tài
Qua khảo sát bộ phận thơ tình Nguyễn Bính từ góc độ ngôn ngữ, đề tài
có mục đích góp phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, một
phong cách thơ có sự nối kết hiệu quả giữa truyền thống và cách tân trong nền
thơ Việt Nam giữa thế kỉ XX.
3.2. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
a. Nhiệm vụ
Luận văn đi vào giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát và miêu tả về cấu trúc và âm điệu trong thơ tình Nguyễn
Bính.
- Khảo sát và miêu tả các lớp từ và các biện pháp tu từ nổi bật trong thơ
tình Nguyễn Bính.
b. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát 106 bài thơ tình (được sáng tác trước cách
mạng tháng tám năm 1945) có trong tập thơ: Thơ tình Nguyễn Bính (Nxb
Đồng Nai, 1996) và Tuyển tập Nguyễn Bính (Nxb văn học, Hà Nội 1986).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:


8
- Phương pháp thống kê - phân loại: Được dùng khi khảo sát nguồn tư
liệu theo từng vấn đề cụ thể.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ từng luận điểm,
từ đó khái quát thành các luận điểm cơ bản.

- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Được dùng khi so sánh đối chiếu
với nhà thơ cùng thời về sử dụng ngôn ngữ để làm rõ những đặc điểm riêng
về phong cách ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính.
5. Cái mới của đề tài
Chúng tôi hy vọng đây là một trong những luận văn đầu tiên cố gắng đi
vào tìm hiểu ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính một cách toàn diện về phương
tiện nội dung và hình thức góp phần vào việc giảng dạy thơ Nguyễn Bính
trong nhà trường một cách tốt hơn.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2: Cấu trúc và âm điệu thơ tình Nguyễn Bính.
Chương 3: Ngữ nghĩa ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính.


9
Chương 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1. Sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi
Thơ và văn xuôi là hai kiểu tổ chức ngôn từ nghệ thuật mà sự khác
nhau thuần tuý bề ngoài trước hết là ở cơ cấu nhịp điệu. Nhịp điệu ở thơ được
tạo ra do sự phân chia (theo những quy tắc mang tính số lượng) dòng ngôn từ
tác phẩm thành những ngữ đoạn vốn không trùng với sự phân chia dòng ngôn
từ theo quy tắc cú pháp.Dòng ngôn từ ở văn xuôi được phân chia thành những
câu và đoạn văn vốn có ở lời nói hàng ngày, nhưng đã được tu chỉnh lại. Tuy
nhiên nhịp điệu ở văn xuôi là hiện tượng phức tạp khó thấy và chưa được
nghiên cứu kỹ.
Trong khi văn xuôi thẻ hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con

đường tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống thì thơ lại phản
ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con
người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa cảm xúc chủ quan của
mình đối với thế giới và nhân sinh. Thơ cũng tái hiện đời sống trực tiếp, miêu
tả thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục (như: “Mưa” Nguyễn Bính, “Mùa xuân chín” - Hàn Mạc Tử, “Núi đôi” - Vũ Cao), song sự
tái hiện này không mang mục đích tự thân mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ
cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình.
Tác phẩm văn xuôi thường có cốt truyện và hành động. Gắn liền với
cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ. Thơ thường không
có cốt truyện, mỗi bài thơ thể hiện một tâm trạng nên dung lượng của nó
thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài).


10
Trong thơ, cái tôi trữ tình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, thường
xuất hiện dưới dạng nhân vật trữ tình. Còn ở văn xuôi thì nguyên tắc phản ánh
hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật vào vị trí là nhân tố tổ chức
ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nó đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình
tượng người trần thuật.
Thơ là tiếng nói bộc bạch làm việc trên trục dọc (trục lựa chọn, thay
thế, tương đồng, quy chiếu, trục của các ẩn dụ) còn văn xuôi là tiếng nói đối
thoại làm việc trên trục ngang (trục kết hợp, trục tuyến tính). Trong thơ trữ
tình chỉ có một kiểu lời nói duy nhất thống lĩnh toàn bộ thế giới nghệ thuật:
kiểu lời độc thoại trực tiếp của nhân vật trữ tình (hoá thân của chủ thể trong
tác phẩm). Ở đó tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ được dùng để xây
dựng các thông báo. Thơ sử dụng nhiều hình ảnh, nhiều từ đồng nghĩa…để
diễn tả một tâm trạng, một suy tư.
Không gian trên trang giấy in thơ có nhiều khoảng trắng hơn trang in
văn xuôi. Đặc điểm này cho thấy, thơ nói ít mà chứa đựng nhiều nghĩa, thơ là
văn bản không liên tục, nó còn có nhiều khoảng “lặng”. Chính những khoảng

trắng ấy là nơi chất thơ lan toả, là nơi tràn đầy tư duy, cảm xúc và hiển nhiên
lượng ngôn từ còn lại là tinh chất đã được gạn lựa, chắt lọc công phu.
Trong văn xuôi, ngôn từ mang tính miêu tả (tạo hình), nó ít tập trung
vào chính nó, trong khi đó thơ thì không thể tách rời ngôn từ. Ở văn xuôi,
ngôn từ còn trở thành đối tượng miêu tả, nó như là “lời của kẻ khác” không
trùng với lời của tác giả. Thơ mang tính độc thoại, trong khi đó văn xuôi thiên
về tính đối thoại, nó thu hút vào mình những “giọng nói” không trùng nhau. Ở
văn xuôi nghệ thuật, sự tương tác phức tạp giữa các giọng nói (của tác giả,
của người kể chuyện, của các nhân vật) nhiều khi khiến ngôn từ trở nên đa


11
hướng, đa trị - tính đa trị này khác về bản chất so với tính đa nghĩa của ngôn
từ thơ ca.
Văn xuôi nghệ thuật và thơ đều cải biến các khách thể thực tại và xây
dựng thế giới nghệ thuật của mình, nhưng văn xuôi thực hiện điều này trước
hết bằng việc thiết định theo cách riêng các khách thể và hành động, hướng
tới tính cụ thể cá nhân của các hàm nghĩa biểu đạt.
Có những hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi: thơ văn xuôi, văn
xuôi nhịp điệu. Đôi khi thơ và văn xuôi xuyên thấm lẫn nhau (ví dụ văn xuôi
trữ tình) hoặc chứa đựng trong nhau những mảng văn bản “dị loại” (tác phẩm
thơ có những mảng văn xuôi hoặc tác phẩm văn xuôi có những đoạn thơ xen
kẽ của các nhân vật hoặc của tác giả).
1.1.2. Các đặc trưng của ngôn ngữ thơ
Khi phân biệt thơ với các thể loại khác người ta thường đi theo cách
lưỡng phân, đối lập thơ và văn xuôi ở nhiều góc độ khác nhau. Ở góc độ ngôn
ngữ ta có thể đối lập thơ với văn xuôi trên ba cấp độ: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ
pháp để thấy rõ đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca.
a. Về ngữ âm
Đặc điểm nổi bật về ngữ âm để phân biệt thơ với văn xuôi là đặc trưng

tính nhạc. Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế
giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn
bằng cả âm thanh, nhịp điệu. Vì vậy mà nhiều người nhất trí xem tính nhạc là
đặc thù cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Đây là điều mà trong văn xuôi ít được
nhắc đến. Đặc điểm về tính nhạc có tính phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Tuy
nhiên trong mỗi ngôn ngữ có cách thể hiện riêng tuỳ theo cơ cấu cách cấu tạo
và tổ chức khác nhau về ngữ âm. Tiếng Việt giàu có về nguyên âm, phụ âm,


12
thanh điệu là cơ sở cho ngôn ngữ thơ ca Việt Nam có dáng vẻ độc đáo về tính
nhạc. Khi khai thác về tính nhạc trong thơ, chúng ta cần chú ý những đối lập
sau.
- Sự đối lập trầm - bổng, khép - mở của các nguyên âm.
- Sự đối lập về vang - tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô
thanh trong các phụ âm cuối.
- Sự đối lập cao - thấp, bằng - trắc của các thanh điệu.
Bên cạnh sự đối lập đó vần và nhịp cũng góp phần quan trọng trong
việc tạo tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca. Những yếu tố về ngữ âm này là cơ sở
cũng là chất liệu cho sự hoà âm của ngôn ngữ thơ ca, tạo nên những âm tưởng
trầm bổng diệu kỳ.
Tính nhạc trong ngôn ngữ thơ ca đưa thơ ca xích gần lại với âm nhạc
làm chỗ dựa cho các phương pháp diễn đàn âm nhạc.
b. Về ngữ nghĩa
Ngữ nghĩa trong thơ ca không đồng nhất với ngữ nghĩa của ngôn ngữ
giao tiếp đời thường, thậm chí khác cả ngữ nghĩa trong văn xuôi. Ngữ nghĩa
trong văn xuôi chủ yếu là nghĩa miêu tả, tường thuật, kể chuyện. Còn nghĩa
của ngôn ngữ thơ ca phong phú hơn nhiều. Mỗi từ ngữ khi được đưa vào thơ
đều hoạt động rất linh hoạt và đa dạng.
Văn xuôi không hạn chế về số lượng âm tiết, từ ngữ, câu chữ. Còn

trong thơ tuỳ theo thể loại mà có những cấu trúc nhất định. Khi đi vào thơ,
do áp lực của cấu trúc mà ngữ nghĩa của ngôn từ nhiều khi không dừng lại ở
nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của nó mà còn có những ý nghĩa mới
tinh tế hơn, đa dạng hơn, mới lạ hơn nhiều. Đó là nghĩa bóng hay gọi là ý
nghĩa biểu trưng của ngôn ngữ thơ ca. Đặc trưng ngữ nghĩa này tạo cho ngôn


13
ngữ thơ một sức cuốn hút kỳ lạ đối với người đọc, người nghe. Bởi họ
không chỉ tiếp nhận văn bản thơ bằng mắt, bằng tai mà bằng cả tình cảm, trí
tưởng tượng, liên tưởng. Điều đó làm làm cho ngôn ngữ thơ không chỉ là
phương tiện giao tiếp mà còn đóng một vai trò khác đó là phương tiện thể
hiện tư tưởng, tình cảm con người.
c. Về ngữ pháp
Nếu hiểu thơ là “một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản bắt người
tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức
ngôn ngữ này” [28; 23]. Thì sự quái gở, kỳ lạ đó được thể hiện rất rõ ràng
trong bình diện ngữ pháp của ngôn ngữ thơ ca.
Trước hết là sự phân chia dòng thơ, có người quan niệm mỗi dòng thơ
tương ứng với một câu thơ. Tuy nhiên trong thực tế câu thơ không hoàn toàn
đồng nhất với khái niệm câu trong ngữ pháp. Vì vậy, trong thơ, câu và dòng
thơ không phải lúc nào cũng trùng nhau. Có những câu thơ bao gồm nhiều
dòng mà mỗi dòng thơ chỉ có một vế câu. Điều này thể hiện rõ trong thơ ca
hiện đại qua hiện tượng câu thơ vắt dòng. Có khi trên một dòng thơ lại chứa
nhiều câu mà mỗi câu có đầy đủ nòng cốt chủ - vị, cũng có câu là những câu
đặc biệt.
Cấu trúc câu trong ngôn ngữ thơ thường không tuân theo quy tắc bắt
buộc và chặt chẽ như câu trong văn xuôi và trong ngữ pháp thông dụng. Nhà
thơ có thể sử dụng các kiểu câu khác nhau như câu đảo ngữ, câu vắt dòng, câu
trùng điệp mà không làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận văn bản của người

đọc. Ngược lại những kết hợp tổ chức ngôn ngữ “bất quy tắc” lại mở ra những
giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca. Sự “quái đản” về cú pháp của
ngôn ngữ thơ giúp nhà thơ diễn đạt được những tầng lớp nghĩa phức tạp, tinh


14
tế vô cùng của sự vật trong sự hữu hạn của câu chữ, thể loại nhờ đó tạo nên
phong cách riêng của mỗi nhà thơ.
Tóm lại ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ có tính nghệ thuật. Nhờ có tính
nghệ thuật đó mà ngôn ngữ thơ có khả năng miêu tả những trạng thái tinh tế,
bí ẩn của thế giới tâm hòn con người.
1.1.3. Các lớp từ giàu mầu sắc biểu cảm trong thơ ca Việt Nam
1.1.3.1. Lớp từ láy
Từ láy là “những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo
những quy tắc nhất định, sao cho giá trị giữa các tiếng trong từ vừa điệp vừa
đối hài hoà với nhau về âm và về nghĩa có giá trị tương đương hoá” [20; 33].
Các từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau căn cứ vào cách hoà
phối ngữ âm và số lần tác động của phương thức láy.
Căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm có thể phân biệt hai kiểu từ láy:
Từ láy bộ phận chia làm hai loại:
Láy phụ âm đầu: Vu vơ, thấp thỏm, long lanh, nhí nhảnh…
Láy phần vần: Cập rập, chon von, lòng thòng, lênh khênh…
Từ láy hoàn toàn chia làm hai loại:
Từ láy toàn bộ âm tiết giữ nguyên: Xa xa, lo lo, chuồn chuồn, xanh
xanh…
Căn cứ vào số lần tác động của phương thức láy có thể phân biệt các
kiểu từ láy:
Từ láy đôi: Sạch sẽ, ngoằn ngèo, khúc khuỷu, chập chờn…
Từ láy ba: Dửng dừng dưng, cỏn còn con, sạch sành sanh…



15
Từ láy tư: Thập thà thập thò, gập gà gập gềnh, đủng đa đủng đỉnh…
Từ láy có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng, được hình thành từ nghĩa
của hình vị gốc theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp, tăng cường hay giảm nhẹ,
tổng hợp hay chuyên biệt hoá.
Trong văn chương Việt Nam đương đại, các nhà thơ mới đã tài tình và
khéo léo sử dụng từ láy để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên và tâm trạng con
người.
Huy Cận đã dùng các từ: điệp điệp, song song, chót vót, mênh mông…
để miêu tả chiều sâu và chiều rộng không chỉ của con sông dài Tràng Giang
mà còn của tâm trạng nhà thơ.
Nguyễn Khuyến rất tài khai thác khả năng diễn tả của từ láy: (thấp) le
te (đom đóm) lập loè, (bé) tẻo teo, (thằng bé) lom khom…
Do khả năng biểu cảm của từ láy rất phong phú nên các nhà văn, nhà
thơ lớn đều tận dụng và khai thác tối đa tiềm năng to lớn của từ láy trong văn
chương của mình để đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.3.2. Lớp từ tình thái
Tình thái là “những từ biểu thị sắc thái tình cảm, cảm xúc của người
nói” [22; 68].
Tình thái thường đứng ở trong câu không phụ thuộc bất cứ thành
phần nào.
Tình thái đứng đầu câu để biểu thị gọi - đáp: ơi, hỡi, ạ, vâng, dạ…
Ví dụ: - Nga ơi !
Tình thái từ đứng ở đầu câu để biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng, sợ
hãi, bực tức, tiếc thương, xúc động.


16
Ví dụ: A ! Mẹ về.

Tình thái từ đứng ở cuối câu để thể hiện những sắc thái tình cảm nghi
vấn, cảm xúc ngạc nhiên.
Các tình thái từ: à, ư, nhỉ, nhé, hở, hả, dùng tạo câu nghi vấn.
Ví dụ: Anh cũng về ư ?
Các tình thái từ: nhé, nhá, ghen, dùng tạo câu cầu khiến một cách
thân mật.
Ví dụ: Anh Nam về nhé !
Nhờ lớp tình thái làm tăng giá trị biểu cảm trong câu. Tình thái từ biểu
thị những sắc thái tình cảm ở những góc độ khác nhau khi phát ngôn.
1.1.4. Các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ ca
1.1.4.1. Ẩn dụ
Ẩn dụ là “phương thức tu từ trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương
tự, thể hiện cái này qua cái kia mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi một
cách kín đáo” [25; 11].
Ẩn dụ không chỉ có giá trị hình tượng mà còn chứa đựng sức mạnh
biểu cảm. Nó giúp cho ngôn ngữ thoát khỏi sự tầm thường, đem cái lạ vào
ngôn ngữ, tạo hình ảnh và đồng thời đem đến cho ngôn ngữ một chiều sâu.
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
(Ca dao)
“Hoa” và “bướm”, “chim xanh” và “vườn hồng” là những hình ảnh ẩn
dụ chỉ người con trai và người con gái, người đi - người chờ. “bướm” và


17
“chim xanh” là yếu tố vô định có thể bay đi nhiều nơi còn “hoa” và “vườn
hồng” thì không xê dịch.
Nàng rằng khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Từ “hoa” được dùng để ví người tình nhân hào hoa, phong nhã. Có khi
từ “hoa” lại được dùng để ví người có phẩm chất cao đẹp, đối lập với “cỏ” ví
hạng thấp hèn trong cuộc đời éo le đầy nghịch cảnh.
Phượng những tiếc cao diều bay liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi.
(Nguyễn Trãi)
Ẩn dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó vế so sánh được giảm lược,
chỉ còn lại vế được so sánh. Phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một
đối tượng này thay cho một đối tượng khác khi hai đối tượng có một chút
nghĩa tương đồng nào đó [19; 194].
Với chức năng làm mới, làm giàu, làm đẹp, làm biến chuyển ngôn
ngữ… ẩn dụ là một trong những phương thức tu từ xuất hiện nhiều nhất trong
thơ đặc biệt thơ trữ tình thực sự là vương quốc của ẩn dụ.
Ẩn dụ thể hiện phong cách sáng tạo của tác giả, phong cách thời đại,
phong cách dân tộc. Vì vậy nghiên cứu ẩn dụ của một tác giả có thể bao quát
được thế giới thơ ca của tác giả đó.
1.1.4.2. So sánh (tỉ dụ)
So sánh là “phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng
dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi


18
bật đặc điểm thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm thuộc tính của hiện
tượng kia” [25; 282].
So sánh thường có hai vế, vế đầu là hiện tượng cần được biểu đạt một
cách hình tượng. Vế sau là hiện tượng được dùng để so sánh. Hai vế này
thường được nối với nhau bởi từ “như” hoặc bằng các từ so sánh khác “bằng”,
“hơn”, “kém”.
Ví dụ:


Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
(Ca dao)

Mô hình cấu tạo đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố:
Mô hình 1: Cấu trúc so sánh đầy đủ gồm 4 yếu tố sau.
1. Từ ngữ, hình

2. Tính chất cơ sở

ảnh được so sánh

so sánh

Lời yêu

mỏng mảnh

như

Vịnh

xanh

như

3. Từ so sánh

4. Hình ảnh so
sánh

màu khói
buổi ban đầu
tình yêu

Kiểu cấu trúc so sánh trên giúp người đọc hiểu rõ hơn về tính chất,
trạng thái của hình ảnh được so sánh.
Mô hình 2: Cấu trúc so sánh vắng yếu tố thứ hai.
1. Từ ngữ, hình

2. Tính chất cơ sở

ảnh được so sánh

so sánh

Tình ta

x

như

hàng cây

Sông

x

cũng như

Tình yêu


3. Từ so sánh

4. Hình ảnh so
sánh


19
Mô hình 3: Cấu trúc so sánh vắng yếu tố thứ 2 và 3.
1. Từ ngữ, hình

2. Tính chất cơ sở

ảnh được so sánh

so sánh

Anh

x

x

Anh

x

x

3. Từ so sánh


4. Hình ảnh so
sánh
con đường
xa ngái
bức vẽ không
màu

Mô hình so sánh 3 được cấu tạo bằng cách sử dụng chỗ ngắt giọng và
tạo ra hình ảnh so sánh theo cảm nhận của nhà thơ.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể đảo trật tự so sánh hoặc vắng một số
yếu tố theo mô hình trên, vắng yếu tố thứ ba “từ so sánh” thêm “bao nhiêu”
“bấy nhiêu” dùng “là”, “bằng - cũng bằng” làm từ so sánh.
Trong văn chương so sánh là phương thức tạo hình gợi cảm, phương
thức biểu đạt một cách hình tượng nội dung cảm xúc để thẩm mỹ hoá lời thơ.
Tác giả Nguyễn Thái Hoà cho rằng: “ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ
của sự lĩnh hội và so sánh nghệ thuật là đôi cánh giúp chúng ta đi vào thế giới
của cái đẹp của tưởng tượng hơn là ngưỡng cửa của logíc học”[ 19 ].Phép so
sánh muốn trở thành “đôi cánh” để giúp người đọc “bay vào thế giới của cái
đẹp” phần lớn phải nhờ vào trí tưởng tượng kỳ diệu bay bổng của nhà văn,
nhà thơ khi chọn lựa hình ảnh so sánh.
1.1.4.3. Đối (đối ngẫu)
Đối là “một phương thức tổ chức lời văn bằng cách điệp ngữ pháp
nhằm tạo ra hai vế, mỗi vế là một câu tương đối hoàn chỉnh được viết thành
hai dòng cân xứng, sóng đôi với nhau” [24; 123].
Ví dụ:

Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới



20
Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên.
Luật đối của văn chương cổ điển Trung Hoa và Việt Nam có những quy
định chặt chẽ và phức tạp nhưng về đại thể nó yêu cầu hai vế đối phải cân
xứng sóng đôi với nhau về ý và lời.
Về lời: Mỗi vế đối có thể chỉ có ba hoặc năm tiếng tạo thành một câu
rút gọn.
Ví dụ:

Ô ! Quạ tha gà
Xà ! Rắn bắt ngoé.

Nhưng dù câu rút gọn hay câu mở rộng thì số lượng âm tiết của hai vế
đối phải bằng nhau. Các từ đối nhau ở hai vế phải giống nhau về từ loại và
chức năng cú pháp nhưng các âm tiết đối nhau trái ngược nhau về thanh điệu.
Ví dụ:

Tôi tôi vôi
Bác bác trứng.

Về ý: Phải tìm được hai ý có quan hệ mật thiết với nhau hoặc tương
phản, trái ngược hoặc tương đồng, thuận chiều để đặt ở hai vế đối nhau.
Đối hai ý tương phản:
Ví dụ:

Tiệc liên hoan mới đó, não nùng rượu chửa phai mùi
Hội truy điệu liền đây, thấp thoáng hương đà bén khói.

Đối hai ý thuận chiều:
Ví dụ:


Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.


21
Đối có nhiều loại, vì vậy có thể phân loại đối theo nhiều cách khác
nhau, căn cứ vào sự thuận chiều hay tương phản của lời và ý có thể chia đối
thành hai loại: đối cân và đối chọi.
Dựa vào cách thức tuân thủ luật lệ, phép tắc người ta lại có thể chia đối
thành hai loại: công đối (đối chỉnh) và khoan đối (đối rộng, đối không chỉnh).
Phép đối mang lại vẻ đẹp độc đáo cho câu thơ Đường luật Trung Quốc.
Phép tiểu đối cũng tạo ra vẻ đẹp riêng cho câu thơ lục bát trong sáng tác của
các nhà thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam. Nhờ kết cấu đối làm cho câu thơ trở
nên ngắn gọn, cô đọng, súc tích, nhịp điệu trở nên cân xứng hài hoà, ý thơ nổi
bật.
1.1.4.4.Điệp ngữ
Điệp ngữ là “một hình thức tu từ có đặc điểm: một từ, cụm từ, câu hoặc
đoạn thơ văn được lặp lại với dụng ý nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng cho người
đọc, người nghe” [25; 117].
Ví dụ:

Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng.
(Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh)

Căn cứ vào tính chất của tổ chức cấu trúc, điệp ngữ được chia ra làm
nhiều dạng:

Điệp ngữ nối tiếp: Những từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau
Ví dụ:

Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi.


×