Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Nhom1 chieuthu5 PTCTVLPT i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA VẬT LÝ

Học phần:
PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH
VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1

Đề bài: PHÂN TÍCH CHƯƠNG ĐỘNG

HỌC CHẤT ĐIỂM-VẬT LÝ 10


DANH SÁCH NHÓM 1

1.Đoàn Thị Ngọc Triều
2.Võ Thị Đến
3.Nguyễn Thị Toán
4.Trần Thị Hạ My
5.Nguyễn Thị Phương Mai
6.Võ Thị Hoàng Phương
7.Nguyễn Thanh Hằng


CẤU TRÚC BÁO CÁO


ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ

Đối
tượng


Nghiên cứu chuyển
động của các chất
điểm nhưng chưa chú
ý đến nguyên nhân
gây ra chuyển động.


ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ
NHIỆM VỤ

Nghiên cứu các khái
niệm như: vận tốc, gia
tốc, độ dời, quỹ đạo,
chất điểm, hệ quy
chiếu, chuyển động
(thẳng đều, biến đổi
đều, tròn đều), chu kỳ,
tần số…

Nghiên cứu một số dạng
chuyển động cơ bản như:
CĐ thẳng đều, CĐ thẳng
biến đổi đều, CĐ tròn
đều, rơi tự do


ĐẶC ĐIỂM

học chất điểm là chương đầu tiên của phần cơ học
011. Động

do đó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng rất nhiều khái
niệm mới và trừu tượng.
Ví dụ:
- hệ quy chiếu
- vận tốc tức thời, vận tốc trung bình
- gia tốc, gia tốc hướng tâm
- tốc độ dài, tốc độ góc
- chu kỳ, tần số
- tính tương đối của chuyển động
- công thức cộng vận tốc
- các dạng chuyển động (CĐ thẳng đều, CĐ thẳng biến đổi
đều, rơi tự do)


ĐẶC ĐIỂM
02Nội

dung của chương có một số kiến thức học sinh đã
được học ở THCS nhưng chưa sâu, khi học chương Động học
chất điểm này học sinh mới được tìm hiểu sâu hơn.
Ví dụ: vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều.

03

Có một số kiến thức vật lý có sử dụng công cụ toán học.
Ví dụ: Khái niệm vận tốc tức thời nếu hiểu một cách chính
xác là nhưng học sinh chưa được học về phép toán vi phân
nên chỉ có thể dạy khái niệm vận tốc tức thời cho học sinh ở
dạng



ĐẶC ĐIỂM
04 Chương này có khá ít thí nghiệm. Chỉ có bài “Sự rơi

tự do” mới trình bày một số thí nghiệm.
05 Một số kiến thức có liên quan đến thực tế cuộc

sống, ví dụ: sự rơi tự do, sự chuyển động tương đối
của các vật…


ĐIỂM MỚI VÀ ĐIỂM KHÓ
Khái niệm chất điểm
Khái niệm chất điểm ở trong vật lý thường khiến
học sinh khó hiểu. Học sinh thường suy nghĩ “chất
điểm” thường là vật rất nhỏ, giống như là khái niệm
“điểm” trong toán học.
 Giáo viên cần giảng giải để học sinh hiểu rõ:
cùng một vật nhưng lúc này là chất điểm lúc khác lại
không phải là chất điểm.
Ví dụ: Trái đất, nếu xét trong chuyển động xung
quanh mặt trời thì là chất điểm, nhưng nếu xét trong
chuyển động tự quay quanh trục thì trái đất là vật
rắn.


ĐIỂM MỚI VÀ ĐIỂM KHÓ
Khái niệm hệ quy chiếu
Với kiến thức đã học ở THCS, học sinh thường nhầm
lẫn xác định hệ quy chiếu chỉ là xác định hệ trục tọa độ. Do

vậy, giáo viên cần chỉ cho học sinh phân biệt rõ sự khác
nhau giữa hệ quy chiếu và hệ trục tọa độ
Hệ quy chiếu gồm: một vật làm mốc + hệ quy chiếu
gắn với vật mốc + gốc thời gian và đồng hồ.
Ví dụ: xét một người ngồi trên tàu hỏa. Nếu chọn hệ tọa độ
gắn với nhà ga, tàu chạy thì chuyển động của người phụ
thuộc vào chiều tàu chạy ngược hay xuôi. Nhưng nếu chọn
mốc là tại bàn người đó ngồi thì người đó được xem là đứng
yên.


ĐIỂM MỚI VÀ ĐIỂM KHÓ
Quãng đường và độ dời
Học sinh hay nhầm lẫn quãng đường chính là độ dời.

Thường
chỉ xét
chuyển
độngđường
thẳng tròn,

Ví dụ: một chiếc
xe chuyển
động
trên một
không
 quãng
đường
xeỞđiTHCS
hết một vòng

và đổi
trở chiều
về vị trí
ban đầu
thì cóvàđộđộdời
dời sẽ
không
có sựđikhác
bằng không nhưng
quãng
đường
đượcbiệt.
lại khác
không.
Xét đến các chuyển động thẳng có đổi
Chương
động học chiều CĐ, chuyển động tròn, chuyển
động cong  độ dời và quãng đường khác
chất điểm
nhau.


ĐIỂM MỚI VÀ ĐIỂM KHÓ
Khái niệm tốc độ, vận tốc
Học sinh thường nhầm lẫn giữa khái niệm tốc độ và
vận tốc bởi vì trong cuộc sống thường ngày các em
hay sử dụng hai khái niệm này là như nhau, không
có sự phân biệt rõ.
Do đó phải chỉ rõ cho học sinh:
+ khái niệm tốc độ được sử dụng để nói đến độ lớn

+ khái niệm vận tốc được sử dụng để nói đến độ lớn
và hướng của chuyển động


ĐIỂM MỚI VÀ KHÓ

Ở THCS, học sinh chỉ được tìm hiểu khái niệm vận
tốc  đến với chương này, học sinh còn được tìm hiểu
thêm về: vận tốc tức thời, vận tốc trung bình.
GV thường gặp khó khăn khi xây dựng khái niệm
vận tốc tức thời cho HS vì HS chưa được học về vi
phân, đạo hàm và giới hạn. Do đó, giáo viên không
thể cho học sinh tiếp cận vận tốc tức thời theo công
thức mà chỉ cho học sinh hiểu vận tốc tức thời theo
công thức ,trong đó nghĩa là độ dời rất nhỏ trong
khoảng thời gian rất nhỏ.


ĐIỂM MỚI VÀ ĐIỂM KHÓ
Khái niệm gia tốc
Rất nhiều khái niệm vật lý mà bản thân tên gọi đã
bộc lộ nội hàm của khái niệm, ví dụ khái niệm vận
tốc, quãng đường… do đó học sinh dễ dàng liên
tưởng đến nội hàm.
Còn khái niệm gia tốc, bản thân tên gọi “gia tốc”
không bộc lộ nội hàm của nó, điều này khiến học
sinh khó hiểu và khó liên tưởng.


ĐIỂM MỚI VÀ ĐIỂM KHÓ

Học sinh thường có sự nhầm
lẫn rằng:
• Khi gia tốc a>0 thì vật chuyển động nhanh dần đều.
• Khi gia tốc a<0 thì vật chuyển động chậm dần đều.
 Do đó, giáo viên cần nói cho học sinh hiểu rõ,
muốn biết vật chuyển động nhanh dần đều hay chậm
dần đều thì phải quan tâm tới chiều của gia tốc a và vận
tốc v.
HS có sự nhầm lẫn như vậy do: ở THCS, khi chọn chiều
chuyển động thì đã ngầm hiểu chiều chuyển động chính
là chiều dương. Nhưng ở THPT có thể chọn chiều bất
kì, chiều dương có thể ngược chiều chuyển động.


ĐIỂM MỚI VÀ ĐIỂM KHÓ
Chuyển động tròn đều
• HS dễ nhầm lẫn chuyển động tròn đều cũng thì gia tốc cũng
bằng 0. Có sự nhầm lẫn này vì HS đã biết là chuyển động
thẳng đều thì gia tốc bằng không nên các em cũng nghĩ là
chuyển động tròn đều cũng có gia tốc bằng 0.
 Do vậy, giáo viên cần chỉ cho học sinh hiểu rõ trong chuyển
động tròn đều tuy vận tốc dài của vật không đổi nhưng hướng
của vận tốc luôn thay đổi vì thế chuyển động tròn đều cũng
có gia tốc.
• Phần này có nhiều kiến thức khá mới học sinh chưa từng
được tiếp xúc ở THCS như: tốc độ dài, tốc độ góc, chu kỳ, tần
số…


ĐIỂM MỚI VÀ ĐIỂM KHÓ

Kiến thức về sự rơi tự do
Học sinh thường nhầm lẫn rằng vật nặng rơi nhanh
hơn vật nhẹ và sự rơi nhanh chậm của các vật phụ
thuộc vào khối lượng của vật.
 Do đó, giáo viên cần tiến hành các thí nghiệm để
giúp các em tránh nhầm lẫn.


ĐIỂM MỚI VÀ ĐIỂM KHÓ
Tính tương đối của chuyển động và
công thức cộng vận tốc
• Đây là kiến thức trừu tượng và khó đối với học sinh.
Chuyển động tương đối: Nhiều khi học sinh nhầm rằng khi một
vật dịch chuyển vị trí thì mới gọi là chuyển động còn khi vật
không dịch chuyển thì gọi là đứng yên.
 Do đó, giáo viên cần lưu ý với học sinh rằng sự chuyển
động hay đứng yên của một vật phụ thuộc nhiều vào vật được
chọn làm mốc và nên cho nhiều ví dụ minh họa để học sinh hiểu
rõ hơn.
•Công thức cộng vận tốc: Các em thường gặp khó khăn trong
việc xác định đâu là vận tốc tuyệt đối, đâu là vận tốc tương đối và
vận tốc kéo theo  các em lúng túng khi áp dụng công thức cộng
vận tốc khi giải các bài tập cụ thể.


CẤU TRÚC CHƯƠNG


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp thuyết

trình
Phương pháp này được sử
dụng trong hầu hết các tiết
dạy tuy nhiên với các mức
độ sử dụng nhiều hay ít khác
nhau.


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề
Ví dụ:
GV hỏi HS nếu thả rơi cùng lúc một cái lông chim và một hòn đá ở cùng
độ cao thì vật nào rơi xuống trước và tại sao lại như vậy? HS trả lời hòn đá
rơi xuống trước vì hòn đá nặng hơn lông chim. Sau đó, GV làm thí nghiệm
vừa nêu cho HS quan sát thì hiện tượng xảy ra như dự đoán của các em.
Sau đó, GV yêu cầu HS dự đoán hiện tượng xảy ra khi thả rơi cùng một
lúc hai tờ giấy giống nhau ở cùng một độ cao, trong đó: một tờ giấy để
phẳng và một tờ giấy đã được vo thành cục. Lúc này đa số HS sẽ dự đoán
hai tờ giấy rơi xuống đất cùng một lúc vì chúng có khối lượng như nhau.
Tiếp đó, GV làm thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của HS thì kết
quả trái với dự đoán.
Sau đó, GV cho HS quan sát đoạn phim về sự rơi của các vật trong ống
Niu-tơn đã hút hết không khí.
Như vậy sự rơi của các vật có phải chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật
hay còn phụ thuộc vào yếu tố nào khác và tại sao trong ống Niu-tơn đã hút
hết không khí các vật lại rơi xuống cùng một lúc. Để tìm hiểu vấn đề này
chúng ta đi vào bài học hôm này, bài Sự rơi tự do.


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Phương pháp dạy học nhóm
Ví dụ:
• Sau khi học bài Chuyển động thẳng biến đổi đều, GV chia HS
thành các nhóm, mỗi nhóm 2 người tham gia trò chơi, trong đó:
một HS sẽ nhìn lên bảng xem các từ khóa mà GV đã chuẩn bị, ví
dụ như: gia tốc, vận tốc, chuyển động thẳng đều… và bắt đầu mô
tả nội dung của từ khóa đó sao cho trong lúc mô tả không sử dụng
từ có trong từ khóa,bạn HS còn lại sẽ có nhiệm vụ đoán từ khóa
dựa vào nội dung mà bạn kia mô tả.
• Khi củng cố tiết học, chia HS thành các nhóm để giải bài tập
trong phiếu học tập; sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày kết
quả của nhóm mình.
• Khi dạy bài Sự rơi tự do, chia HS thành các nhóm để tiến hành
thí nghiệm về sự rơi của các vật (với những dụng cụ mà GV đã
dặn HS chuẩn bị) và đại diện các nhóm sẽ lên trình bày và giải
thích hiện tượng quan sát được.


PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
• Phương tiện truyền thống: phấn, bảng đen, sách giáo khoa, sách bài
tập.
• Phương tiện trực quan:
 Thí nghiệm tự tạo:
Ví dụ:
Dạy bài Sự rơi tư do: tiến hành thí nghiệm về thả rơi các vật như: cái
lông chim và hòn đá; hai tờ giấy giống nhau trong đó một tờ giấy đã vo
tròn, một tờ để phẳng.
Dạy bài Chuyển động thẳng biến đổi đều, tiến hành thí nghiệm thả hòn
bi lăn trên máng nghiêng.
 Phim thí nghiệm:

Ví dụ: Dạy bài Sự rơi tư do, chiếu phim thí nghiệm về sự rơi của vật
trong ống Niu-tơn khi chưa rút không khí và khi đã rút hết không khí
trong ống.
 Tranh ảnh
 Phiếu học tập
 Bảng nhóm


YÊU CẦU ĐỂ DẠY TỐT CHƯƠNG
“ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM”

1. Chương này có ít thí nghiệm  để tăng tính trực quan giáo viên
nên sử dụng các thí nghiệm tự tạo, khai thác các thí nghiệm ảocần
có kĩ năng tự tạo các thí nghiệm thật, thí nghiệm ảo.
2. Chương này có nhiều kiến thức trừu tượng, do đó GV nên cho
nhiều ví dụ minh họa để phân tích cho HS hiểu rõ hơn.
3. Cần nắm các kiến thức thực tế liên quan để giải thích các hiện
tượng, ví dụ: hiện tượng nhảy dù…
4. Chương này sử dụng nhiều hình ảnh, videoclip minh họa có sử
dụng phương tiện nghe – nhìn nên yêu cầu GV cần phải giỏi công
nghệ thông tin.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×