Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận cao học LiCH SU TU TUONG QUAN LY tư tưởng pháp trị của nhà tư tưởng phương đông hàn phi tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.68 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội loài người luôn luôn vận động trong quá trình diễn ra những biến
đổi quan trọng về lượng và chất trong mọi lĩnh vực, vì lịch sử loài người là lịch
sử của sự tiến bộ xã hội, đó là lịch sử của những nấc thang văn minh: văn minh
vật chất, văn minh tinh thần. Song xét đến cùng để xã hội loài người phát triển
theo đúng quy luật đó thì không thể không có sự quản lý của con người với
những hệ thống tư tưởng, quan điểm cụ thể mang tính khoa học để định hướng,
vạch đường cho hoạt động thực tiễn của loài người. Cùng với khoa học tự nhiên
và khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều
ngành khoa học xã hội như kinh tế học, luật học, xã hội học, tư tưởng đã trở
thành chỗ dựa vững chắc cho việc quản lý kinh tế và xã hội. Với tính cách là
một quá trình hiện thực, lịch sử tư tưởng quản lý ra đời cũng là nhằm phục vụ
vào quá trình đó.
Là một bộ môn khoa học, Lịch sử tư tưởng quản lý đã khái quát, tổng
kết lại những quan điểm cơ bản nhất mang tính quy luật của sự hình thành, kế
thừa và phát triển của các hệ thống tư tưởng, học thuyết quản lý trong lịch sử.
Với tính cách là một bộ môn khoa học xã hội, lịch sử tư tưởng bao hàm
trong nó cả một hệ thống mang tính logic lịch sử những tư tưởng, hệ
thống tư tưởng của các nhà tư tưởng lớn, triết gia lớn. Đó là một hệ
thống tri thức lý luận về quản lý mang giá trị vượt thời đại, để tìm hiểu
và nghiên cứu nó một cách tương đối đầy đủ đòi hỏi phải có một tầm
nhận thức sâu sắc và khung thời gian tương thích. Với một lượng thời
gian hạn hẹp và tầm nhận thức còn hạn chế, nhưng được sự hướng dẫn
và truyền đạt của thầy giáo, môn Lịch sử quản lý tư tưởng đã để lại cho
em nhiều cảm nhận sâu sắc về tư tưởng quản lý của các nhà tư tưởng
phương Đông và phương Tây, những quan điểm tư tưởng đã có tác động
không nhỏ đến tư duy nhận thức của bản thân em. Trong khuôn khổ bài


tiểu luận này, em xin phép được trình bày một số khía cạnh quan trọng
trong tư tưởng Pháp trị của nhà tư tưởng phương Đông Hàn Phi Tử.


KÕt cÊu bµi tiÓu luËn ngoµi phÇn më ®Çu vµ kÕt luËn th×
cã nh÷ng néi dung nh sau:
Chương1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Vai trò tác động của tư tưởng Pháp trị đối với vấn đề
quản lý hiện nay của nước ta
Chương 3. Kiến nghị một số giải pháp để tăng cường Hệ thống
pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý ở nước tă hiện
nay.
Phần danh mục tài liệu tham khảo


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Thân thế sự nghiệp của Hàn Phi Tử
Hàn Phi Tử ( khoảng 280 – 233 trước công nguyên), sống ở cuối thời Chiến
Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc
dòng dõi quý tộc nước Hàn, là nhà tư tưởng cuối cùng của thời Tiên Tần, là
công tử con vua nước Hàn. Ông Phi Tử không giỏi biện luận nhưng ông giỏi về
mặt viết sách. Ông cùng với Lý Tư (tể tướng của Tần Thủy Hoàng) là học trò của
Tuân Tử- nhà tư tưởng lớn nhất đương thời. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp Tần Tủy Hoàng thống nhất Trung Quốc và cả hai ông đều theo
Pháp gia (hoặc Pháp trị), chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Mặc Tử trước kia đã chủ
trương “ thượng đồng”, nghĩa là bắt dân phải tán đồng lẽ phải với người trên,
phải cùng một quan niệm tốt xấu với người trên, không ai được chủ trương riêng
khác với chính sách của triều đình. Hàn Phi Tử là người say mê nghiên cứu
những tư tưởng của các nhà tư tưởng trước đó. Ông muốn dùng học thuyết của
mình để giúp vua làm cho đất nước cường thịnh, nhưng không được vua Hàn
trọng dụng. Đến nước Tần ông rất được vua Tần trọng dụng do vậy ông bị Lý Tư
hãn hại buộc phải tự sát trong ngục. Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi Tử là thuyết

Pháp trị.
1.2. Bối cảnh lịch sử ra đời học thuyết
Vào cuối thời Chiến Quốc, quá trình phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ
cùng với sự phân háo giai cấp ngày càng sâu sắc đã cho ra đời một tầng lớp mới
là địa chủ mới và thương nhân. DO áp dụng phương thức sản xuất tiến và chính
sách kinh tế phù hợp nên tầng lớp này đã nắm giữ, chi phối nền kinh tế đất nước.
Tuy vậy, tầng lớp quý tộc cũ vẫn nắm giữ quyền lực hính trị và đang trở thành
vật cản của sự phát triển xã hội. Yêu cầu bức xúc lúc này là tập trung kinh tế và
quyền lực để kết thúc tình trạng phân tranh cát cứ, mở đường cho lực lượng sản


xuất phát triển. Pháp gia ra đời đã đáp ứng được yêu cầu trên. Và tư tưởng Pháp
gia được áp dụng thành công và đã đưa nước Tần trở thành bá chủ, có sức mạnh
thống nhất Trung Quốc vào 221 trước Công Nguyên. Phái Pháp gia gồm nhiều
nhà tư tưởng, nhiều trường phái khác nhau như: phái trọng pháp gồm: Quản
Trọng, Thương Ưởng; phái trọng thuật gồm: Thân Bất Hại; phái trọng thế với
các nhà tư tưởng: Thận Đáo. Hàn Phi Tử là người tổng kết và phát triển tư tưởng
của những nhà Pháp gia tiền bối để hoàn thiện học thuyết này.
1.3. Nội dung cơ bản của học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử
Hàn Phi Tử cho rằng, bản chất con người là mang tính ác “ nhân tri so tính
bản ác” và do con người mang tính bản ác nên phải dùng hình phạt để ngăn ngừa
những hành động xấu (ác), ông phủ nhận cả thuyết “tam cương’ của Khổng Tử.
Xã hội loài người luôn biến đổi, phát triển theo hướng đi lên. Bản tính con người
ta là ham lợi. Điều lợi ảnh hưởng và chi phối các mối quan hệ trong xã hội. Quản
lý xã hội không nên bàn chuyện nhân nghĩa cao xa mà cần có biện pháp cụ thể
cứng rắn, kiên quyết. Từ nhận thức đó, học thuyết của ông đã được xây dựng
trên cơ sở thông nhất pháp – thuật – thế.
Tư tưởng của Hàn Phi Tử đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo (vốn
cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức Trị), ông cho rằng cách tốt
nhất để quản lý xã hội là dùng Pháp luật: “ Pháp luật không hùa theo nười sang...

Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cung không từ, kẻ dũng cũng không dám
tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ
sót của kẻ thất phu”. Ông khuyên các nhà quản lý nói chung phải cứng rắn và cứ
theo pháp mà làm. Pháp luật là những quy ước, khuôn mẫu, châunr mực do vua
ban ra, được phổ biến rộng rãi để nhân dân thực hiện. Pháp luật phải hợp thời,
đáp ứng được những yêu cầu phát triển của xã hội rõ dàng, dễ hiểu, phù hợp với
trình độ dân chúng. Pháp luật phải công bằng, để kẻ mạnh không lán áp kẻ yếu,
đám đông không hiếp áp số yếu. Quyền lực cần phải tập trung vào một người là


vua. Vua đề ra pháp luật, quan lại theo dõi việc thực hiện, dân là người thi hành
pháp luật.
Nếu Nho gia nói về Pháp ở mức độ quy tắc thì Hàn Phi Tử xem Pháp cao
hơn, nó là Pháp luật, la tiêu chuẩn để công nhận đúng sai: Pháp luật không tách
rời cái thế và cái thuật, nó là kiềng ba chân. Vua có quyền đặt ra luật pháp, nhung
vua không được tùy tiện mà phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Pháp luật phải kịp
thời, phù hợp vì: thời thay đổi mà pháp luật không thay đổi sẽ loạn. Pháp luật
theo thời mà đổi, lệnh theo đời mà biến. Pháp luật phải làm cho dân dễ hiểu, dễ
thi hành do vậy pháp luật phải thống nhất, phải cố định. Pháp luật phải công
bằng: bênh vực kẻ yếu và thiểu số. Pháp luật phải có tính phổ biến: phải ban
hành công khai và tuyền ba đi tất cả mọi người, và đội ngũ tất cả những nhà quản
lý phải lấy pháp luật để dạy dân.
Hàn Phi Tử quan niệm Thế là uy quyền, quyền lực của người cầm quyền.
Người quản lý phải biết dựa vào thế để ban hành mệnh lệnh để người bị quản lý
phải tuân thủ và thế không liên quan đến đạo và tài trí của con người. Cái thế
đứng bên trên đạo đức, trên tài. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà quản lý nếu
họ có Thế. Quần thần phục tùng nhà vua không cần phải theo tình cốt nhục, mà
chịu sự ràng buộc bởi quyền uy của vua. Yếu tố để quần thần buộc phải tuân
theo đó là thế. Thế là quyền lực đảm bảo cho việc thi hành pháp luật. Thế phải
tuân theo nguyên tắc tập trung, không được chia sẻ, không được để rơi vào tay

người khác. Vua phải nắm chắc hai phương tiện cưỡng chế đó là: thưởng, phạt.
Thưởng phạt phải căn cứ trên cơ sở pháp luật chứ không thể tùy tiện. Vua cũng
phải phục tùng pháp luật. Khi có thế, quyền uy của vua cũng sẽ tăng lên, lời nói,
uy quyền có thêm sức mạnh. Ông quan niệm “ Chính sách thưởng phạt là
phương tiện để cai trị và qua đó người quản lý giữ được cái thế của mình”.
Theo Hàn Phi Tử Thuật là thủ đoạn hay thuật cai trị, đó là: Kỹ thuật, biện
pháp kiểm tra quan lại. Đó là phương pháp tuyển chọn, sử dụng người đúng chức
năng, bổ trợ và làm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh. Thuật phải được


giữ bí mật, kín đáo, không được tiết lộ với bất cứ ai. Vua không được để lộ sự
yêu ghét của mình, đề phòng quần thần lợi dụng.
Hàn Phi Tử cho rằng: Pháp, thuật, thế cần phải kết hợp làm một, trong đó
Pháp là trun tâm, thuật và thế là những điều kiện tất yếu trong việc thi hành pháp
luật. Pháp luật phải vì lẽ phải và phục vụ lợi ích chung “ Việc phạt tội không trừ
bậc đại thần, việc thưởng công không bỏ sót công thất phu”. Pháp trị đối lập với
tư tưởng Nhân trị của Nho gia. Theo Hàn Phi Tử nguồn gốc làm rối loạn Pháp
luật là do bọn du sỹ và các học thuyết chính trị đua nhau làm hỏng pháp độ, cho
nên phải dùng pháp luật để ngăn cấm và khong cho họ tham gia chính trị.


CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ ĐỐI VỚI VẤN
ĐỀ QUẢN LÝ HIỆN NAY CỦA NƯỚC TA

2.1. Những mặt tích cực và hạn chế của học thuyết đối với công tác quản lý
của nước ta hiện nay.
* Một số hạn chế:
Theo quan điểm của Hàn Phi Tử thì hành động của người lãnh đạo, quản
lý chẳng qua vì cái lợi. Hàn Phi Tử đã bỏ qua cái giá trị nhân văn của con người

và đi vào đề cao Pháp luật một cách thái quá làm lu mờ những giá trị tốt đẹp
khác của con người. Với quan điểm “ Nhân tri sơ tính bản ác” ông đã phủ nhận
những nỗ lực, những lý tưởng cao đẹp bên trong mỗi con người với mong muốn
cải tạo xã hội tốt đẹp hơn nhằm cải tạo hiện thực khách quan. Chúng ta xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN là dựa vào dân, quyền lực tối cao thuộc về
nhân dân. Phải hiểu được rằng pháp luật không sinh ra quyền con người mà pháp
luật chỉ là công cụ để đảm bảo quyền của con người. Pháp luật không đứng trên,
đứng ngoài những quy luật đó mà pháp luật phát triển và hoàn thiện là đảm bảo
cho quy luật đó tồn tại và phát triển đúng hướng.
* Những giá trị tư tưởng tích cực của học thuyết đối với công tác quản lý
của nước ta hiện nay.
Gần 20 qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Đảng, nhà nước ta đang lãnh đạo đưa đất nước ta bước vào
thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục
tiêu dan giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá trình
xây dựng và bảo vệ tổ quốc và trong quá trình kiện toàn tổ chức, đổi mới phương
thức và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, việc kế thừa
có chọn lọc những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội trong lịch sử đóng vai
trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội đó là


sản phẩm trí tuệ con người, đã được kiểm nghiệm và áp dụng trong thực tiễn .
Những tư tưởng đó có giá trị quan trọng trong việc giúp Đảng, nhà nước ta tìm ra
những giải pháp phù hợp, hữu hiệu để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong lịch sử tư tưởng cổ đại,
nhất là lịch sử tư tưởng cổ đại Phương Đông, đã có nhiều học thuyết tiến bộ
mang giá trị phổ biến đến ngày nay. Theo dòng chảy tư duy chính trị và các ý
nghĩa thời đại, có thể nói rằng, tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử tuy còn mang
tính sơ khai, nhưng nó đã góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của các luồng
tư tưởng sau này, tác động, thúc đẩy sự hình thành, phát triển của lịch sử tư

tưởng quản lý của các nước trong đó có Việt Nam. Thuyết pháp trị của Hàn Phi
Tử là một trong những tư tưởng chính trị - xã hội nổi bật trong thời kỳ Trung
Quốc cổ đại, để lại nhiều kinh nghiệm to lớn đối với quá trịnh thực hiện quản lý
xã hội bằng pháp luật của nước ta hiện nay.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiệu nay, đặc biệt là trong sự
nghiệp xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta đã
sáng suốt vận dụng, kế thừa một cách khoa học những quan điểm tích cực của
học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và xem học thuyết pháp trị của ông là di sản
pháp lý để tiến hành xây dựng và hoàn thiện nhà nước Pháp quyền XHCN Việt
Nam hiện nay, cũng như trong quá trình quản lý xã hội.
2.2. Sự vận dụng những giá trị tích cực của học thuyết Pháp trị trong vấn
đề quản lý hiện nay của nước ta
Từ đại hội Đảng lần thứ X, Đảng, Nhà nước ta đã xác định mục tiêu đến
năm 2020 cơ bản hoàn thiện các bộ luật và từng bước hoàn thiện nhà nước Pháp
quyền Xã hội chủ nghĩa. Ngay sau khi dành được độc lập dân tộc năm 1945,
Đảng ta đã xác định Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nhà nước hợp
pháp, hợp hiến. Nhà nước ta được tổ chức, hoạt động trên cơ sở quy định tại
Hiến pháp, pháp luật và không ngừng được củng cố về mọi mặt nhằm đảm bảo
lợi ích của dân theo tinh thần “ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.


Từ yêu cầu xây dựng một nhà nước Pháp quyền XHCN và qua tư tưởng Pháp trị
của Hàn Phi Tử, Đảng, nhà nước ta đã xác định một vấn đề mang tính nguyên tắc
trong xây dựng hệ thống pháp luật, sử dụng pháp luật trong quản lý xã hội: đó là
đảm bảo tính khách quan của pháp luật, đặt pháp luật ở nơi công đường đê nhân
dân được biết, pháp luật không đứng về một thế lực giàu sang nào, không phân
biệt giai cấp, địa vị xã hội và Đảng, nhà nước ta cũng đã xác định xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN thì pháp luật là tối thượng. Từ chỗ ghi nhận những
quan điểm tích cực của học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử, Đảng ta cho rằng
pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng, là phương tiện hữu hiệu nhất trong

việc quản lý xã hội. Nghị quyết Đại hội lần tứ VIII của Đảng đã khẳng định “
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt
Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo
đức”. Xét về bản chất, nhà nước Pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật và theo pháp luật phải trở thành nguyên tắc cơ bản nhằm tổ chức thực
thi quyền lực nhà nước, tổ chức cuộc sống cộng đồng của toàn xã hội, điều hòa,
phối hợp hành vi ứng xử của các thành viên trong cộng đồng.
Hàn Phi Tử cho rằng để ổn định được đất nước, yêu cầu nhất vẫn là dùng
“pháp”, “thế”, “thuật”. Trong đó nhấn mạnh đến yếu tố pháp luật. Lấy pháp luật
làm công cụ đắc lực để thống trị xã hội, biến pháp luật thành phương tiện, cẩm
nang đặc biệt, nhằm đảm bảo cho sự cai trị thành công, và là chỗ dựa tin cậy
vững chắc nhất để vua cai trị dân chúng. Dựa trên quan điểm đề cao pháp luật,
xem pháp luật là quy ước, khuôn mẫu, chuẩn mực do vua ban ra, được dùng
rộng rãi để nhân dân thực hiện, của ông, Đảng, nhà nước ta luôn xác định: Pháp
luật xã hội chủ nghĩa là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của
Đảng, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy
mô toàn xã hội. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt của đời
sống xã hội, thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, là nhân tố
quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Việc sử dụng pháp luật để điều


chỉnh, hướng dẫn hành vi xử sự của các chủ thể thiết lập một trật tự pháp luật và
ngăn cấm mọi hành vi gây mất ổn định chính trị, mất tự tự an toàn xã hội, ngăn
chặn những hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân đã
thực sự đem lại hiệu quả cao đối với công tác quản lý xã hội. Với tư cách là nhân
tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật Xã hội chủ nghĩa được Đảng, nhà
nước ta xây dựng dựa trên ý chí và nguyện vọng của nhân dân đã luôn tác động
và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội nói chung, cũng như tới tất cả các
yếu tố của thượng tầng chính trị - pháp lý nói riêng không phân biệt đối tượng
quản lý và người quản lý, đó là nền pháp luật “ chí công, vô tư” đúng như Hàn

Phi Tử quan niệm. Tuy nhiên, do đặc thù là nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa nên hệ thống pháp luật của nước ta là hệ thống pháp luật dân chủ xã hội
chủ nghĩa do dân, vì dân chứ không phải là nền dân chủ độc tài. Quan điểm này
có phần mâu thuẫn với tư tưởng coi dân là “ công cụ, là người có dân trí thấp”
mà những người quản lý không cần hy vọng làm vừa lòng của Hàn Phi Tử. Tuy
nhiên, quan niệm về tính công bằng của pháp luật trong tư tưởng Pháp trị của
Hàn Phi Tử thực sự là quan điểm có giá trị tư tưởng lớn, có tác động mạnh mẽ
tới quan điểm xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa và trong quản lý
xã hội của nước ta hiện nay.
Trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử nội dung cốt lõi là bàn về việc xây
dựng một hệ thống pháp luật nghiêm minh, đảm bảo tính công bằng, ông quan
niệm “ trong cai trị xã hội, không cần ông vua giỏi, chỉ cần ông vua trung bình
nhưng ông vua ấy phải có cái thước chuẩn là pháp luật. Pháp luật phải thống nhất
ổn định, dễ hiểu, như cái thước không được cong vênh và công khai để mọi
người hiểu rõ. Pháp luật phải được thi hành triệt để, không ai nằm ngoài pháp
luật, từ vua đến dân, từ trên xuống dưới đều phải tuân theo pháp luật”. Hàn Phi
Tử cũng cho rằng, trời không vì vật nào mà thay đổi bốn mùa, thánh nhân cũng
không vì vật nào mà thay đổi luật pháp, vì vậy các pháp gia đòi hỏi nhà cầm
quyền phải nêu gương pháp luật. Rõ ràng ở đây Hàn Phi Tử đã đánh giá cao tính


nghiêm minh của pháp luật. Chính vì thế, trong quan điểm về Pháp gia Hàn Phi
Tử đặc biệt coi trọng đạo đức của người lãnh đạo, về phương diện này ông có
quan điểm rất đúng đắn là: “những người thi hành pháp luật mà mạnh thì nước
mạnh, còn những người thi hành pháp luật yếu thì nước yếu”, do đó ông rất đề
cao giá trị đạo đức của người lãnh đạo, theo ông “ Bậc thánh nhân hiểu rõ cái
thực tế của việc phải và trái, xét rõ thực chất của việc trị và loạn, cho nên trị
nước thì nêu rõ pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái
loạn của dân chúng, trừ bỏ cái họa trong thiên hạ”. Áp dụng quan điểm này vào
thực tiễn Việt Nam, ta có thể nhận thấy rằng, hiện nay với việc phát triển nền

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với
các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn
dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể là
nền tảng đã và đang gặp không ít trở ngại từ những mặt trái của nền kinh tế thị
trường đã làm đảo lộn các giá trị, chuẩn mực đạo đức cần thiết của các nhà lãnh
đạo, quản lý: một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trở nên thoái hóa, biến
chất, xa rời lý luận và thực tiễn, làm đảo lộn hệ thống tư tưởng truyền thống gây
tâm lý hoang mang, bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng và mất
niềm tin của đông đảo quần chúng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh quản
lý của nhà nước đối với xã hội. Tình trạng một số cán bộ, công chức sử dụng vị
thế, sức mạnh của mình để lách luật, phạm luật, chạy luật nhằm tư lợi cá nhân đã
trở nên phổ biến. Có lúc, có nơi tình trạng vi phạm pháp luật của cán bộ, đảng
viên trong thi hành nhiệm vụ, trong quản lý xã hội diễn ra một cách có hệ thống,
có tổ chức, đặc biệt là ở các cơ quan công quyền. Tình trạng lãnh đạo, cán bộ
đảng viên vi phạm pháp luật nhưng không được xử lý nghiêm minh, công khai
đã gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, dẫn đến khiếu kiện vẫn diễn ra ở
nhiều nơi.


Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã vận dụng rất hiệu quả quan điểm đề cao
tính nghiêm minh, công bằng về pháp luật của Hàn Phi Tử. Nếu Hàn Phi Tử cho
rằng: “Pháp luật là công bằng để kẻ mạnh không lán áp kẻ yếu, đám đông không
hiếp áp số yếu. Quyền lực cần phải tập trung vào một người là vua. Vua đề ra
pháp luật, quan lại theo dõi việc thực hiện, dân là người thi hành pháp luật”, để
cho pháp luật được thi hành thì phải dùng Thuật và Thế, trong đó Thuật và Thế
là phương tiện để giám sát, bổ trợ làm cho pháp luật được thi hành, đồng thời
cũng là phương pháp để tuyển chọn, sử dụng người theo dõi việc thực hiện pháp
luật. Trong xây dựng đất nước và quản lý xã hội pháp quyền Xã hội chủ nghĩa,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng “ Chính phủ là chính phủ của nhân dân, chỉ

có một mục đích là phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào
giúp đỡ, đôn đốc, kiểm tra và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người
đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân”. Như vậy, đối với nước ta thì nhân dân
chính là người trực tiếp giám sát, quản lý quá trình thực thi pháp luật chứ không
phải là các nhà lãnh đạo, những nhà quản lý. Song, do nhận thức chưa đúng,
hoặc do sự lãnh đạo, quản lý còn yếu kém mà một bộ phận không nhỏ cán bộ
quản lý được Đảng, nhà nước và nhân dân ủy thác để thực thi pháp luật lại lợi
dụng quyền lực trong tay, không thực hiện nghiêm túc theo pháp luật. Từ những
thực trạng đó, chúng ta cần phải tìm những giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục
hiện tượng này để ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những hành vi làm suy yếu
Pháp luật, làm lu mờ vai trò và chức năng của Pháp luật trong việc quản lý xã
hội.


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT THÔNG QUA
VIỆC VẬN DỤNG SÁNG TẠO TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

3.1 . Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng sáng tạo quan điểm Pháp trị của Hàn Phi
Tử trong xây dựng nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Nhận thức đúng đắn
về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu và triển
khai các công trình nghiên cứu lý luận về tư tưởng quản lý của các nhà triết học
Phương Đông và phương Tây.
3.2. Đánh giá đúng đắn tầm ảnh hưởng về mặt khoa học lý luận của môn lịch sử
tư tưởng trong mỗi giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, đặc biệt tập tập nghiên cứu những vấn đề lý
luận về quản lý, vai trò của các nhà quản lý trong công cuộc đổi mới và xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát triển những giá trị tích cực trong quan điểm pháp trị của Hàn Phi Tử, vận
dụng sáng tạo quan điểm về xây dựng hệ thống pháp luật công bằng, công khai,

phổ biến” trong quy trình thực hiện và quản lý quá trình thực hiện pháp luật ở
nước ta hiện nay, cũng như trong quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3.3. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật Xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội và truyền thống đạo đức văn hóa Việt Nam. Xây dựng đội ngũ cán bộ
làm công tác lý luận có trình độ và chuyên môn sâu về lĩnh vực tư tưởng pháp lý.


KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, quốc tế hóa về mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, sự hợp tác và mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới chỉ có thể
phát triển trong môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định và có đủ độ tin cậy.
Pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập môi trường ổn định đó. Muốn
đẩy nhanh sự phát triển xã hội về mọi mặt cần chú trọng phát huy vai trò của
Pháp luật, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh đất nước, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển chung
của tình hình quốc tế và khu vực. Để điều chỉnh có hiệu quả và kịp thời các quan
hệ xã hội, pháp luật phải thường xuyên hướng tới những thay đổi của cuộc sống,
phù hợp với cuộc sống, phù hợp với cuộc sống từ đó tự hoàn thiện và phát triển
mình, đồng thời cũng phải biết vận dụng và kế thừa những hệ tư tưởng, quan
điểm tiến bộ, mang tính khoa học, lý luận sâu sắc của các nhà tư tưởng các quốc
gia, các thời đại khác nhau để xây dựng cho mình hệ thống lý luận pháp lý phục
vụ hiệu quả cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
mang tính dân chủ và nghiêm minh.
Lịch sử tư tưởng quản lý là một bộ môn khoa học lý luận có ảnh hưởng
lớn đến thực tiễn hoạt động quản quản lý xã hội của nước ta, với lượng thời gian
nghiên cứu còn hạn hẹp và khả năng tiếp thu còn hạn chế, trong khuôn khổ bài
tiểu luận này em mới chỉ trình bày được một số vấn đề, một số khía cạnh cơ bản
của học thuyết pháp trị của nhà tư tưởng Hàn Phi Tử, rất mong được thầy giáo
góp ý, bổ sung để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn, đáp ứng được phần
nào yêu cầu, đòi hỏi của bộ môn Lịch sử tư tưởng quản lý- bộ môn khoa học có

ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi học viên của chuyên ngành Quản lý xã hội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hồ Chí Minh: sdd, T.4, trang 133

2.

Giáo trình Chính trị học nâng cao, Nxb, Học viện BC&TT, HN năm 2011

3.

Một số tài liệu nghiên cứu về bộ m`1

`````````````````````````````````````````````````````````````````````````````````````````
``````ôn Lịch sử tư tưởng quản lý phương Đông.
4.

Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, HN
2003

5.

Giáo trình Lịch sử Triết Học, Nxb chính trị quốc gia, HN năm 2002




×