Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng hoa lily tại tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TÚ HUY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY
TẠI TỈNH HÀ GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TÚ HUY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY
TẠI TỈNH HÀ GIANG

Ngành : Khoa học cây trồng
Mã Ngành : 9.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO THANH VÂN

THÁI NGUYÊN, 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án này đã được cảm ơn. Các thông
tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Nguyễn Tú Huy


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này tôi nhận được sự chỉ dẫn tận tình của
GS.TS. Đào Thanh Vân với cương vị là người hướng dẫn khoa học về
phương pháp nghiên cứu, thu thập, xử lý và phân tích số liệu... đã có nhiều
đóng góp trong nghiên cứu hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Nông
học, các đơn vị chức năng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái
Nguyên. Ban Giám hiệu, các đơn vị chức năng và các đồng nghiệp Trường
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hà Giang, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện
đề tài trong những năm qua.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới GS.TS. Đào Thanh Vân đã
giúp đỡ, hướng dẫn và động viên để tôi hoàn thành đề tài luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp luôn hết lòng động

viên, khích lệ và giúp đỡ nhiệt tình dành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành luận án.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................. xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đềt tài............................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 3
4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................................... 5
1.2. Nguồn gốc và phân loại.......................................................................................... 6
1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................................ 6
1.2.2. Phân loại ............................................................................................................... 7
1.3. Đặc điểm nông sinh học của cây hoa lily ............................................................. 9
1.3.1. Đặc điểm thực vật học và sự sinh trưởng phát triển của hoa lily .................... 9
1.3.2. Yêu cầu sinh thái của hoa lily ........................................................................... 12
1.4. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam ................................... 14
1.4.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới .......................................................... 14
1.4.2. Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam .......................................................... 16
1.5. Những kết quả nghiên cứu về hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam ............... 17

1.5.1. Kết quả nghiên cứu về cây hoa lily trên thế giới ............................................ 17
1.5.2. Kết quả nghiên cứu về cây hoa lily ở Việt Nam............................................. 23
1.6. Các nhận xét rút ra từ tổng quan.......................................................................... 29


iv

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 31
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu...................................................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của một số giống hoa lily ...................... 31
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 32
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................... 32
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 33
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và đặc điểm nông sinh
học của một số giống hoa lily nhập nội tại Hà Giang ............................................... 33
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống hoa lily
Robina tại TP. Hà Giang ............................................................................................ 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 34
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 34
2.4.2. Các phương pháp và chỉ tiêu theo dõi ............................................................. 39
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 44
3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm nông sinh học của một số giống
hoa lily nhập nội tại Hà Giang .................................................................................... 44
3.1.1. Đặc điểm hình thái của một số giống hoa lily nhập nội vụ Đông năm 2012
tại Hà Giang .................................................................................................................. 44
3.1.2. Đặc điểm nông sinh học của một số giống hoa lily nhập nội vụ Đông năm
2012 và 2013 tại Hà Giang.......................................................................................... 54
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống hoa lily Robina tại TP. Hà
Giang ............................................................................................................................. 67

3.2.1. Ảnh hưởng của chu vi củ đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả
kinh tế đối với giống hoa lily Robina tại TP. Hà Giang ........................................... 67
3.2.2. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến thời gian sinh trưởng và phát triển đối
với giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP. Hà Giang ............................ 73


v

3.2.3. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả
kinh tế đối giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2015 tại TP. Hà Giang................ 81
3.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ phun, liều lượng bón Canxi Nitrate Ca(NO3)2 đến
sự sinh trưởng, phát triển và phòng chống bệnh cháy lá sinh lý đối với giống hoa
lily Robina vụ Đông năm 2016 tại TP. Hà Giang ..................................................... 89
3.2.5. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển và hiệu quả kinh tế đối với giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2016 tại
TP. Hà Giang ................................................................................................................ 98
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 107
1. Kết luận ................................................................................................................... 107
2. Đề nghị .................................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 109


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A:

Asiatic –genom


ABA:

Acid Abscisic

Ca(NO3)2:

Canxi Nitrate

Ca:

Canxi

CaHPO4:

Canxi Hidrophotphat

cs.:

Cộng sự

CV (%):

Độ biến động

Đ/C:

Đối chứng

GA3:


Acid Gibereclic

H:

Huyện

LA:

Hybrid lilies

LO

Longgiflorum/Oriental Hybrids

LSD0,05:

Sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05

NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

O:

Orienttal-hybrids

OA:

Oriental/Asiatic Hybrids


OT:

Oriental/Trumpet Hybrids

TA:

Trumpet/Asiatic Hybrids

Thiên Nông:

Kích phát tố cho hoa, trái Thiên Nông

TP:

Thành phố


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU
Bảng 1.1: Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam từ năm 2000 - 2015 17
Bảng 2.1. Đặc điểm của 6 giống hoa nghiên cứu ........................................... 31
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái thân vảy của một số giống hoa lily vụ Đông
năm 2012 tại Hà Giang ................................................................. 45
Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái thân của một số giống hoa lily vụ Đông năm
2012 tại Hà Giang ......................................................................... 46
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái lá của một số giống hoa lily vụ Đông năm 2012
tại Hà Giang .................................................................................. 47
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái hoa của một số giống hoa lily vụ Đông năm
2012 tại Hà Giang ......................................................................... 51

Bảng 3.5. Đặc điểm nhị và nhụy của các giống hoa lily vụ Đông năm 2012 tại
Hà Giang ....................................................................................... 53
Bảng 3.6. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống hoa lily trong vụ Đông
năm 2012 và 2013 tại Hà Giang.................................................... 56
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh trưởng của một số giống hoa lily trong vụ Đông năm
2012 và 2013 tại Hà Giang............................................................ 57
Bảng 3.8. Đặc điểm các thời kỳ phát triển của một số giống hoa lily vụ Đông
năm 2012 và 2013 tại Hà Giang.................................................... 59
Bảng 3.9. Đặc điểm chỉ tiêu về nụ của một số giống hoa lily trong vụ Đông
năm 2012 và 2013 tại Hà Giang.................................................... 60
Bảng 3.10. Đặc điểm chỉ tiêu về hoa của các giống hoa lily trong vụ Đông
năm 2012 và 2013 tại Hà Giang.................................................... 62
Bảng 3.11. Tình hình sâu bệnh hại chính trên một số giống hoa lily

trong

vụ Đông năm 2012 và 2013 tại Hà Giang..................................... 63
Bảng 3.12. Giá bán và thị hiếu sử dụng các giống hoa lily vụ Đông năm 2012
và năm 2013 tại Hà Giang ............................................................. 66


viii

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chu vi củ đến tỷ lệ mọc mầm của giống hoa lily
Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang ................................ 68
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chu vi củ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang ......... 68
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của chu vi củ đến các thời kỳ phát triển chủ yếu của
giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang ......... 69
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chu vi củ đến chỉ tiêu về nụ, hoa của giống lily

Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang ................................ 70
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của chu vi củ đến tỷ lệ cây hữu hiệu và số lượng loại
cành của giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà
Giang ............................................................................................. 71
Bảng 3.18. Ảnh hưởng chu vi củ đến hiệu quả kinh tế của giống hoa lily
Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang ................................ 72
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tỷ lệ mọc mầm của giống hoa
lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang .......................... 73
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
của giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang .. 75
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến các thời kỳ phát triển chủ yếu
của giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang .. 76
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến chỉ tiêu về nụ, hoa của giống
hoa lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang ................... 77
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tình hình bệnh hại trên giống
hoa lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang ................... 78
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến số lượng loại cành của giống
hoa lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang ................... 79
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến hiệu quả kinh tế đối với giống
hoa lily Robina vụ Đông năm 2014 tại TP Hà Giang ................... 80


ix

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ mọc mầm của giống hoa lily
Robina vụ Đông năm 2015 tại TP Hà Giang ................................ 81
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của giá thể đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống
hoa lily Robina vụ Đông năm 2015 tại TP Hà Giang ................... 82
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của giá thể đến đặc điểm đặc tính nụ, hoa của giống
lily Robina vụ Đông năm 2015 tại TP Hà Giang .......................... 83

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của giá thể đến tình hình bệnh hại trên giống hoa lily
Robina vụ Đông năm 2015 tại TP Hà Giang ................................ 87
Bảng 3.30. Ảnh hưởng giá thể đến hiệu quả kinh tế của giống hoa lily Robina
vụ Đông năm 2015 tại TP Hà Giang ............................................. 88
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2016 tại TP Hà Giang ......... 89
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của nồng độ phun và liều lượng bón Ca(NO3)2 đến
khả năng phòng chống bệnh cháy lá sinh lý đối với giống hoa lily
Robina vụ Đông năm 2016 tại TP Hà Giang ................................ 91
Bảng 3.33: Ảnh hưởng của nồng độ phun và liều lượng bón Ca(NO3)2 tới các
giai đoạn phát triển đối với giống hoa lily Robina vụ Đông năm
2016 tại TP Hà Giang .................................................................... 93
Bảng 3.34. Ảnh hưởng của nồng độ phun và liều lượng bón Ca(NO3)2 đến
một số chỉ tiêu hoa của giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2016
tại TP Hà Giang ............................................................................. 94
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của nồng độ phun và liều lượng bón Ca(NO3)2 đến tỷ
lệ loại cành của giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2016
tại TP Hà Giang ............................................................................. 95
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của nồng độ phun và liều lượng bón Ca(NO3)2 đến
hiệu quả kinh tế của các công thức tham gia thí nghiệm vụ Đông
năm 2016 tại TP Hà Giang ............................................................ 97


x

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2016 tại TP Hà
Giang ............................................................................................. 98
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhiễm
bệnh của giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2016 tại TP Hà

Giang ............................................................................................. 99
Bảng 3.39. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra nụ và
nở hoa của giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2016 tại TP Hà
Giang ........................................................................................... 101
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến một số chỉ tiêu nụ
hoa của giống hoa lily Robina vụ Đông năm 2016 tại TP Hà Giang
..................................................................................................... 102
Bảng 3.41. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số hoa, độ bền hoa
và tỷ lệ nở hoa của giống lily Robina vụ Đông năm 2016 tại TP Hà
Giang ........................................................................................... 103
Bảng 3.42. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến chất lượng cành
hoa lily Robina vụ Đông năm 2016 tại TP Hà Giang ................. 104
Bảng 3.43. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất hoa lily Robina vụ Đông năm 2016 tại TP Hà Giang
..................................................................................................... 105


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.2: Các giống hoa lily bị cháy lá sinh lý ....................................... 27
Hình 3.1. Tương quan giữa chiều cao cây với số hoa/cây của giống
Robina ......................................................................................... 85
Hình 3.2. Tương quan giữa đường kính gốc với số hoa/cây của giống
Robina ......................................................................................... 86
Hình 3.3. Tương quan giữa số lá/cây với số hoa/cây của giống Robina ........ 86


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềt tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mỗi người dân trên toàn thế giới
đã có những đòi hỏi mới về chất lượng cuộc sống: ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn
và tinh thần phong phú hơn. Vì yêu cầu ăn ngon, sống đẹp ngày càng được
xem trọng cho nên hoa - cây cảnh đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
trong mọi sinh hoạt: hoa sinh nhật, hoa thăm hỏi, hoa tiệc cưới, hoa trang trí
văn phòng, hoa cho các ngày lễ, hội... (Đặng Văn Đông, 2016) [13]. Tính đến
năm 2016, giá trị sản xuất hoa toàn cầu ước tính đạt 55 tỷ đô la, trong đó cây
giống, cây bụi, cây trồng chậu và cây chịu lạnh đạt 35 tỷ đô la (Rabobank,
2016) [85].
Cùng với các loại hoa - cây cảnh, lily (Lilium spp) là một trong những
loài hoa cắt có giá trị kinh tế cao, được sử dụng phổ biến trong đời sống của
người Việt Nam hiện nay. Hoa có nhiều màu sắc, độ bền hoa kéo dài, một số
giống có hương thơm và khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu của nhiều
vùng, đặc biệt miền Bắc Việt Nam. Do vậy, hoa lily trở thành mặt hàng chủ
lực trồng để cung cấp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc
và Đà Lạt. Diện tích hoa lily không ngừng tăng lên qua các năm từ 2000 đến
nay, một số tỉnh, thành miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Sơn La, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc… đã sản xuất hoa lily theo hướng công nghệ mới trồng hoa cho
thu nhập cao (Đặng Văn Đông và cs., 2004) [7]. Trong đó, một số giống hiện
nay đã được một số đơn vị khảo nghiệm và đang được sử dụng nhiều như
Conca d’Or, Belladonna hay Robina. Về kỹ thuật sản xuất yêu cầu người
trồng hoa cần có trình độ và kinh nghiệm chăm sóc, tác động kỹ thuật như bố
trí thời vụ hợp lý, sử dụng giá thể thích hợp, cung cấp các chất điều hòa sinh
trưởng đúng liều lượng vào thời điểm cây nhạy cảm trong giai đoạn cây phát
triển mới thu được kết quả và lợi nhuận. Ngoài ra, thị trường là một trong
những yếu tố góp phần quyết định đến hiệu quả kinh tế, thị trường đạt giá cao
khi hoa cho thu hoạch vào đúng thời điểm trong năm như những ngày Lễ,



2
Tết... nên việc tính toán thời vụ thu hoạch vào đúng thời điểm rất có ý nghĩa
đối với người trồng hoa. Về chế độ phân bón, chăm sóc... do cây lily sinh
trưởng mạnh và thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ có một cành hoa/củ nên việc
chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất hoa lily.
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, trong những năm gần đây do
đời sống nhân dân được tăng cao nên nhu cầu sử dụng hoa trong dịp Tết
Nguyên đán cũng tăng. Các loại hoa có giá trị chủ yếu được nhập từ Hà Nội
và một số tỉnh thành lân cận nên có giá thành cao. Để đáp ứng nhu cầu tại chỗ
của người dân việc nghiên cứu lựa chọn giống để áp dụng rộng rãi, đồng bộ từ
khâu trồng, chăm sóc, sử dụng phân bón, điều khiển ra hoa vào các thời điểm
mong muốn và phát triển sản xuất hoa thương phẩm phù hợp với từng vùng
sinh thái trong điều kiện của tỉnh là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, một số
vùng sinh thái của tỉnh như thành phố Hà Giang, xã Quyết Tiến (Quản Bạ),
Phó Bảng (Đồng Văn) cũng có các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng
với một số tỉnh trong nước như Hà Nội, Mộc Châu (Sơn La), Tam Đảo (Vĩnh
Phúc) do vậy có thể phát triển cây hoa lily ở một số địa điểm trong tỉnh. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về cây hoa lily ở Hà Giang chưa nhiều. Chính vì vậy,
đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật
trồng hoa Lily tại tỉnh Hà Giang” có ý nghĩa khoa học và mang tính thực tiễn
cao, góp phần tuyển chọn và làm phong phú thêm các giống lily có giá trị
thương mại vào sản xuất, làm tăng thu nhập cho người trồng hoa trên địa bàn
tỉnh trong thời gian tới.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của một số giống hoa lily nhập nội từ
đó lựa chọn được giống có khả năng sinh trưởng, phát triển, chất lượng hoa tốt
nhất phù hợp với điều kiện sinh thái tại Hà Giang và đề xuất được một số biện



3
pháp kỹ thuật góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hoa lily thương
phẩm có chất lượng trên địa bàn tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của
một số giống hoa lily trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật (chu vi củ, thời
vụ, giá thể, canxi nitrat, các chất điều hòa sinh trưởng) đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và cho năng suất chất lượng cao đối với cây hoa lily tại tỉnh
Hà Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các thông tin về khả năng sinh trưởng, phát triển và chất
lượng hoa của 6 giống hoa lily nhập nội trồng trong điều kiện sinh thái tại
thành phố Hà Giang và huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
- Bổ sung thông tin về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử
dụng chu vi củ giống, thời vụ trồng, thành phần giá thể, chế phẩm điều hòa
sinh trưởng và canxi nitrat Ca(NO3)2 đến sinh trưởng, phát triển, chất lượng
hoa và khả năng phòng chống bệnh cháy lá trên cây lily Robina tại thành
phố Hà Giang.
- Các thông tin trên là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và học tập
trên hoa lily ở vùng núi phía Bắc Việt Nam nói chung và Hà Giang nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được các giống hoa lily, nhất là lựa
chọn được giống Robina và địa điểm trồng phù hợp cho sản xuất hoa lily tại
Hà Giang.
- Đã đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc
nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển, chất lượng hoa và khả năng

chống chịu bệnh cháy lá trên cây lily Robina, góp phần xây dựng quy trình kỹ


4
thuật sản xuất và làm tăng giá trị kinh tế của loại hoa này tại Hà Giang.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đã xác định được giống hoa và địa điểm trồng phù hợp với sự sinh
trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống Robina tại thành phố Hà Giang.
- Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng sinh
trưởng, phát triển, chất lượng hoa và giảm tỉ lệ cây bị cháy lá trên giống
Robina trồng tại thành phố Hà Giang, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình
kỹ thuật trồng hoa lily nâng cao hiệu quả kinh tế tại địa phương.


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trên thị trường hoa quốc tế, hoa lily thường được sử dụng dùng làm hoa
cắt, bởi chúng là loài hoa đẹp, phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc,
đặc biệt độ bền của hoa được kéo dài hơn các loài hoa khác, thuận lợi trong
quá trình vận chuyển và tiêu thụ (Lucidos và cs., 2013) [66]. Lilium được
phân bố hầu hết khắp Bắc bán cầu như: Đông Nam Á, Bắc Mỹ và châu Âu
(Jefferson và Howland 1995) [59]. Việt Nam cũng đã mở rộng nghiên cứu,
khảo nghiệm tuyển chọn một số giống lily được nhập nội từ các nước trên thế
giới, kết hợp ứng dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu
của Việt Nam đối với một số giống như Sorbonne, Acapulco, Belladonna,
Manissa, Robina... trên nhiều địa phương khác nhau như Hà Nội, Bắc Ninh,
Lạng Sơn, Vĩnh Phúc... một số giống đã được Bộ Nông nghiêp và Phát triển
nông thôn (Bộ NN&PTNT) công nhận là giống sản xuất thử và sản xuất chính

thức ở Việt Nam (Đặng Văn Đông và cs., 2006a, 2006b) [8], [9]; (Lê Thị Thu
Hương và cs., 2011) [17].
Để cây hoa lily phát triển tốt ngoài những điều sinh thái phù hợp việc tác
động các biện pháp kỹ thuật sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn:
Về đất trồng là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây hoa lily, đất lý tưởng để trồng hoa là đất tơi xốp,
thoát nước, thẩm thấu khí tốt, có khả năng giữ nước tốt, có nhiều chất hữu cơ,
độ pH từ 6,5 – 6,7 (Đào Thanh Vân và cs., 2007) [31]. Đối với lily trồng trong
chậu để cây hoa sinh trưởng tốt nhất cần sử dụng hỗn hợp đất vườn + than
bùn + phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ (1 : 1 : 1) trộn đều trước khi trồng
(Đặng Văn Đông, 2002) [6].
Phân bón cao cấp canxi nitrat (Ca(NO3)2 thành phần có chứa 27% đạm và
12% canxi do vậy chúng có tác dụng làm cứng cây, chống đổ, giữ cân bằng
sinh lý trong cơ thể của cây. De Hertogh (1996) [52] đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng


6
cũng cấp cho hoa lily bắt đầu từ khi cây đã xuất hiện lá thật, nên sử dụng canxi
nitrate với tỷ lệ 2 : 1 sau trồng 1 đến 2 tuần đầu. Một số nghiên cứu khác cũng
cho rằng nên sử dụng đạm cho hoa lily ở nồng độ 200 – 500 ppm (Aimone,
1986) [37], (Lewis và cs., 1987) [64], (McKenzie, 1986) [67]. Thực tế trong
sản xuất sử dụng canxi trong phòng chống bệnh cháy lá sinh lý ở hoa lily cho
kết quả: Trồng lily sau khi cây cao 30 cm định kỳ 7 ngày/lần phun dung dịch
Ca(NO3)2 mang lại kết quả tốt (Nguyễn Thị Kim Liên, 2013) [18].
Các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quan trọng trong quá trình điều
tiết sinh trưởng của cơ thể cây trồng: củ, rễ, thân, cành, là, hoa, quả và hạt.
Mỗi chất điều hòa sinh trưởng chúng đều có khả năng kích thích hay ức chế
một bộ phận hoặc nhiều bộ phận khác trên cây. Tùy thuộc vào mục đích sử
dụng của con người (Đặng Văn Đông và cs., 2010) [10].
Việc sử dụng chu vi củ từ, bố trí thời vụ hợp lý giúp cho cây hoa lily

được phát triển thuận lợi, kết hợp với nhu cầu của thị trường đặc biệt hoa nở
vào đúng dịp lễ, Tết sẽ nâng cao được giá thành sản phẩm và cho lợi nhuận
cao hơn khi sản xuất cây hoa lily ở địa phương.
1.2. Nguồn gốc và phân loại
1.2.1. Nguồn gốc
Lily thuộc chi Lilium, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 80 loài lily
khác nhau, nó có nguồn gốc ở vùng Himalaya và được mở rộng tới các vùng
núi ở Bắc bán cầu, phân bố từ 10 độ đến 60 độ vĩ Bắc, châu Á có 50 – 60 loài,
Bắc Mỹ có 24 loài và châu Âu có 12 loài (Shimizu, 1973) [78], (De Jong,
1974) [53], (Anderson, 1986) [38], (Daniels, 1986) [51], (Haw, 1986) [57],
() [87].
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [15], ở Việt Nam mới phát hiện thấy 2 loài
cây là Bách Hợp L. brownii. F.E Brow var. colchesteri Wilson, mọc hoang
dại trên các đồi cỏ Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn có vảy củ


7
thân dùng làm thuốc và loài Lilium poilanei Gagn có ở đồi cỏ Sa Pa, Hoàng
Liên Sơn (cũ).
John Dole (1999) [60] cho rằng hoa Lilium phân bố chủ yếu ở vùng ôn
đới và hàn đới Bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới từ 1200 m như
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Riêng Trung Quốc có 460 giống, 46 loài, 280
biến chủng lily, chiếm khoảng 50% tổng số loài trên thế giới. Trong đó có 136
giống, 52 biến chủng do Trung Quốc tạo ra (Đào Thanh Vân và cs., 2007)
[31]. Năm 1965 Trung Quốc đã xây dựng một số vùng trồng hoa Lilium chủ
yếu để chế biến thức ăn và làm thuốc ở Tô Châu, Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân
Nam... vài chục năm trở lại đây lại xuất hiện một số giống cây hoa Lilium hoang
dại được trồng chủ yếu ở trong vườn thực vật các tỉnh (Trịnh Khắc Quang và cs.,
2011) [23].
1.2.2. Phân loại

Cây hoa lily có tên khoa học là (Lilium spp), thuộc chi (Lilium), họ Loa
Kèn (Liliaceae), bộ Loa Kèn (Liliales), lớp thực vật một lá mầm (Liliopsida)
hay (Monocotyledoneae) (Phạm Hoàng Hộ, 1999) [15].
Chi Lilium được phân thành 7 nhóm, đó là các nhóm có tên Liriotypus,
Martagon,

Pseudolirium,

Archelirion,

Sinomartagon,

Leucolirion,



Oxypetalum (Comber, 1949) [50]. Chi Lilium do có rất nhiều loài khác nhau
nên hình dạng hoa, màu sắc hoa rất phong phú và hấp dẫn. Có loài dạng hình phễu
như L. Longifloum, dạng hình chén như L. wallichianum với những cánh hoa nhỏ
hẹp; có loài lại có dạng hình chuông như L. cannadense; hình nõ điếu L. auratum.
Màu sắc của lily vô cùng phong phú, từ các loài có màu trắng L. longiflorum,
màu đỏ L. candidum, màu vàng cho tới các loài có màu hồng, đỏ tím... Hoa lily có
hương thơm ngát như L.auratum đến các loài có mùi rất khó chịu như L.
matargon. Hoa dạng lưỡng tính, có 6 cánh; 6 nhị (bao gồm bao phấn và chỉ nhị);
một nhụy (bao gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy) (Đặng Văn Đông và Đinh
Thế Lộc, 2004) [7].


8
Battie và White (1993) [40] đã chia các giống hoa lily cắt cành thành các

nhóm giống sau: Asiatic hybrids (giống lai châu Á); Oriental (giống lai Phương
Đông); Longiflorum hybids (giống lai Loa Kèn); Hybrid lilies (giống lai giữa
loa kèn và giống lai châu Á); OT hybrids (lai giữa giống lai Phương Đông với
giống loa kèn); OA hybrid lilies.
- Nhóm giống lai Phương Đông (Oriental), ký hiệu là O. Chúng có nguồn
gốc từ việc lai tạo giữa 5 loài của nhóm Archelirion. Giống lai Phương Đông
ra hoa muộn có màu phớt hồng, màu trắng hoặc màu vàng, hoa hình phễu,
đường kính hoa to, trung bình có 6 cánh trên một hoa, hương thơm ngào ngạt.
Hầu hết các giống lai Phương Đông: Sorbonne, Corso, Tiber, Lake, Corvara,
Montezuma, Emani, Santander, Siberia... này có khả năng kháng bệnh
Botrytis elliptica
- Giống lai Asiatic hybrids, ký hiệu là A. Có nguồn gốc từ các phép lai
khác loài giữa ít nhất là 12 loài của nhóm Sinomartagon. Khoảng 4000 giống
đã được chọn lọc từ những con lai này. Các giống lai Asiatic không có hương
thơm nhưng có phổ màu rộng (vàng, trắng, hồng, đỏ, tía và da cam) ra hoa từ
sớm cho đến muộn. Một đặc điểm quan trọng nữa đó là các giống lily Arsenal,
Benfica, Navona, White Pixels, Orange Twins... có khả năng kháng fusarium
và virus.
- Nhóm giống lai Longiflorum (L-genom), ký hiệu là L. Có nguồn gốc từ
việc lai cùng loài hoặc lai khác loài của longiflorum Thunb và L. formosanum
Wallace của nhóm leucorilion. Hoa có hình loa kèn, màu trắng tinh khiết
hương thơm đặc trưng và có khả năng ra hoa quanh năm: Nhóm này có những
giống White Heaven, Bright Tower, White Tower, White Fox...
- Nhóm giống LA hybrid lilies, ký hiệu là LA. Gồm gần 100 giống như:
Amateras, Ballroom, Arcachon, Batistero, Cavalese, Forza Red... chúng là
nhóm giống được lai giữa loa kèn và giống lai châu Á. Chúng có phổ màu rộng
(vàng, trắng, hồng, đỏ, tía và hồng da cam), ra hoa từ sớm đến muộn, có thời


9

gian sinh trưởng từ 70 - 130 ngày cá biệt giống Merlet có thời gian sinh trưởng
từ 140 - 150 ngày.
- Nhóm giống OT hybrids, ký hiệu là OT (lai giữa giống lai Phương Đông
với giống loa kèn) hoa có hương thơm từ trung bình đến nhiều, màu sắc hoa
phong phú. Một số giống thuộc nhóm này là: Robina, Belladonna, Conca d’Or,
Manissa, Gold City, Donato...
- Giống OA hybrid lilies, ký hiệu là OA. Mới chỉ tạo được một giống có
tên Kaveri với chiều cao trung bình từ 120 - 130 cm, hoa màu đỏ thẫm phớt
vàng, có thời gian sinh trưởng từ 80 - 90 ngày. Kích cỡ của củ có tỷ lệ thuận
với số nụ trên cây: đường kính củ từ 12/14 cm có từ 3 - 6 hoa/cây, đường kính
củ từ 18 - 20 cm có từ 8 - 11 hoa/cây.
Hiện nay phân loại của chi Lilium có thể vẫn được mở rộng để nghiên cứu
và lại tạo giữa các giống của 2 nhóm này như nhóm giống lai LO, TA do chúng
có màu sắc đẹp quyến rũ, hoa thơm, lâu tàn, kiểu dáng sang trọng, dễ thu hoạch,
bảo quản và vận chuyển, có giá trị kinh tế cao, đang được ưa chuộng trên thế
giới và ở Việt Nam (Đặng Văn Đông và cs., 2010) [10].
1.3. Đặc điểm nông sinh học của cây hoa lily
1.3.1. Đặc điểm thực vật học và sự sinh trưởng phát triển của hoa lily
1.3.1.1. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Rễ lily gồm 2 phần: rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên, do
phần thân mọc dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh
dưỡng, tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc gọi là rễ dưới, sinh ra từ gốc
thân vảy, có nhiều nhánh, sinh trưởng khoẻ, là cơ quan chủ yếu hút nước và
dinh dưỡng của lily, tuổi thọ của rễ này là 2 năm.
- Thân vảy (củ giống): Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành, một
củ hoàn chỉnh bao gồm: đế củ, vẩy già, vảy mới ra, trục thân sơ cấp, thứ cấp và
đỉnh sinh trưởng. Nó là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển hình thái của cây
(Trịnh Khắc Quang và cs., 2011) [23].



10
Theo Đào Thanh Vân (2007) [31], Thân vảy không có vỏ bao bọc, màu sắc
thân vảy thay đổi tùy từng loại và các giống khác nhau: màu trắng, vàng, đỏ
cam, đỏ tím... chu vi củ từa thân vảy cũng tùy thuộc vào các loài, giống khác
nhau. Loài nhỏ kích thước 6 cm, nặng 7 - 8 gam, loại to kích thước 24 - 25 cm,
nặng trên 100 gam, loại đặc biệt kích thước 34 - 25 cm, nặng 350 gam. Độ lớn
kích thước, chu vi củ từa thân vảy có mối tương quan chặt chẽ tới số nụ,
hoa/cây: giống lily thơm kích thước thân vảy là 12 - 14 cm có 2 - 4 nụ, kích
thước thân vảy từ 14 - 16 cm có trên 4 nụ... Các giống lai Phương Đông và lai
châu Á số nụ cũng tỷ lệ thuận với kích thước thân củ.
Thân vảy là thể kết hợp của nhiều thế hệ, vì vậy khả năng phát dục của nó
chịu ảnh hưởng của nhiều thế hệ của môi trường và điều kiện chăm sóc khác
nhau. Độ lớn của thân vảy thường được đo bằng kích thước và trọng lượng của
nó, vảy nhiều và mập thì chất lượng củ giống tốt. Củ giống để trồng hoa
thương phẩm nhất thiết phải là thân vảy đã được bồi dục, do vậy thân vảy cũng
là một trong những bộ phận chủ yếu dùng để lai tạo giống cho các vụ sau.
Thường năm đầu chưa ra hoa, sang năm thứ 2 củ có kích thước từ 9 cm trở lên
mới ra hoa.
- Lá: Lá lily mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xoè hoặc hình thuôn,
hình giải, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ
tuỳ thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý. Trên lá có từ 1 - 7
gân, gân giữa rõ ràng hơn, lá mềm có màu xanh bóng. Màu sắc lá tuỳ thuộc vào
giống và điều kiện chăm sóc, biến động từ xanh nhạt đến xanh đậm.
- Hoa: dạng lưỡng tính, có 6 cánh: 6 nhị (bao gồm bao phấn và chỉ nhị),
một nhụy (bao gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy); vòi nhụy dài, đầu nhụy
hình cầu chẻ ba; Bao phấn (anthers) chứa các hạt phấn từ đó tạo ra các giao tử
đực; Chỉ nhị (filament): mang và nâng đỡ bao phấn; Đầu nhụy (stigma): là bề
mặt để hạt phấn bám dính vào; Vòi nhụy (style): có cấu trúc hình ống là nơi là
hạt phấn đi qua để đến bầu nhụy: Bầu nhụy (ovary): là khoang rỗng chứa



11
noãn; Noãn (ovule): cấu trúc chứa các tế bào trứng; Lá đài (sepals) do lá cây
biến đổi có tác dụng bảo vệ hoa trước khi nở; Cánh hoa (Pentals): do lá biến
đổi thành, tác dụng của chúng là thu hút các tác nhân thụ phấn như chim và
ong; Túi mật (nectary furrow): có tác dụng hấp dẫn côn trùng để thụ phấn;
Màu sắc hoa lily rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng, vàng cam, đỏ tím,
tạp sắc... màu sắc lốm đốm có đen, đỏ thắm, đỏ tím, đen nâu... phấn hoa có
màu vàng hoặc đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím..., phấn hoa rất khó làm sạch khi dính
vào quần áo.
- Quả: hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn. Hạt
hình dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông dài. Độ
lớn của hạt, khối lượng của hạt, số lượng hạt tuỳ theo giống như: giống
L.Coniolor hạt nhỏ, đường kính  5 mm, mỗi gam 700 - 800 hạt; giống
L.Henrgi, giống L.Auratum hạt to, đường kính 12 mm, mỗi gam có 170 - 180
hạt (Đặng Văn Đông và cs., 2004) [7].
1.3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của hoa lily
- Đặc điểm sinh trưởng, phát triển thân
Sinh trưởng phát triển thân của lily có thể chia ra các giai đoạn: Phát triển
trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Thân vảy vùi trong đất sau khoảng 2
tuần mọc mầm. Nếu xử lý lạnh không đầy đủ, có thể kéo dài tới 5 tuần. Từ khi
trồng đến khi ra nụ mất khoảng 6 - 9 tuần (tùy theo giống và điều kiện thời tiết).
Từ khi ra nụ đến lúc nở hoa mất 4 - 7 tuần. Các giống khác nhau, mức độ chênh
lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trưởng của cây. Nhóm giống châu Á từ khi
trồng đến khi ra hoa khoảng 12 tuần, nhưng cũng có một giống như: Kinka,
Lotus chỉ cần 11 tuần, Adelina, Yellow blage, cần đến 16 - 17 tuần, cá biệt có
giống cần đến 9 tuần như: Dame Blantre, ngược lại giống Cassa blanca cần đến
20 tuần (Đặng Văn Đông và cs., 2004) [7]. Trong điều kiện ánh sáng yếu,
ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lạnh lâu đều có tác dụng
kéo dài đốt thân. Ngược lại khi ánh sáng mạnh, ngày ngắn, nhiệt độ cao lại ức



12
chế đốt kéo dài. Trong phạm vi nhiệt độ từ 20 – 30 oC, nếu cứ tăng thêm 2 oC
cây có thể thấp đi 2 cm. Nghiên cứu được đặc tính này người ta có thể xử lý
giờ chiếu sáng trước khi ra nụ khoảng 4 - 5 tuần để điều chỉnh chiều cao cây
rất có hiệu quả (Đào Thanh Vân, 2007) [31].
- Đặc điểm sinh trưởng phát triển của hoa
Sự phân hóa hoa: Theo Đào Thanh Vân (2007) [31], Trong điều kiện tự
nhiên ở miền Bắc Việt Nam, cây được trồng vào tháng 9, tháng 10 và bắt đầu
phân hóa mầm hoa tháng 11, tháng 12. Có một số ít giống có thời gian phân hóa
hoa bắt đầu vào tháng 8 - 9, đến tháng 10 - 11 thì hoàn thành; cũng có giống thời
gian phân hóa hoa rất dài, bắt đầu từ tháng 9 - 10 và đến tháng 01 - 02 năm sau
mới xong.
Sự ra hoa: Cũng theo Đào Thanh Vân (2007) [31], Sự phân hóa hoa và số
lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện trước khi trồng (chất lượng củ
giống, điều kiện xử lý), nhưng tốc độ phát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng
lớn của điều kiện sau khi trồng. Tuy nhiêu, nếu sau khi trồng nhiệt độ trong nhà
vượt quá 30 oC thì hoa sẽ mù, tức là tất cả các mầm hoa đều khô đi; nhiệt độ 25 30 oC sẽ làm thui nụ, tỷ lệ ra hoa chỉ đạt 21 - 43%; ở 15 – 20 oC tỷ lệ ra hoa đạt
trên 80%. Nhị và nhụy của lily cùng chín một lúc. Thời gian quả chín tùy thuộc
vào giống, giống ra hoa sớm cần khoảng 60 ngày, giống ra hoa trung bình cần 80
- 90 ngày, giống ra hoa muộn cần ít nhất 150 ngày.
1.3.2. Yêu cầu sinh thái của hoa lily
1.3.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát dục của
hoa lily, đặc biệt là ảnh hưởng đến mọc mầm của hạt, sự phát dục của


×