Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.9 KB, 9 trang )

Tài liệu đọc tham khảo dành cho Hướng dẫn viên
Chủ đề 6: Thành lập Nhóm sản xuất - kinh doanh
(Nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng)
1. Trò chơi khởi động: Kể chuyện tiếp sức
Trò chơi đơn giản trong đó 10 người ngồi thành một vòng tròn. Họ chuẩn bị hợp tác với nhau để
sáng tác ra một câu chuyện bằng cách sử dụng một quả bóng. Hướng dẫn viên bắt đầu bằng việc
nói: “Đây là một câu chuyện về chị Mai, một thành viên của nhóm TD-TK, vay vốn từ Quỹ
SEDF để nuôi gà.” Sau đó người hướng dẫn chuyền trái bóng cho một thành viên khác trong
vòng tròn để người này kể tiếp một tình tiết câu chuyện, rồi tiếp tục chuyền bóng cho người
khác. Cứ như thế mọi người tiếp tục chuyền bóng vòng quanh đủ 10 lượt.
Trong buổi sinh hoạt, tùy theo số lượng người tham gia để chia thành nhiều nhóm tạo thành
nhiều câu chuyện, sau đó có thể chia sẻ với nhau và cùng rút ra bài học kinh nghiệm.
2. Nhóm SXKD là gì và thành lập như thế nào?
Nhóm SXKD chỉ một nhóm người sản xuất kinh doanh trong cùng một lĩnh vực và những người
này có một số hoạt động sản xuất kinh doanh chung, các thành viên tham gia tự nguyện và có
cùng mục đích.
Các bước thành lập Nhóm SXKD (Xem hình minh họa phía dưới)
Lưu ý:
-

-

Trước tiên, đề nghị các tham dự viên chia sẻ ngắn gọn các bước họ đã tiến hành để thành
lập nhóm.
Nhấn mạnh rằng không có một phương pháp tối ưu nào cho việc thành lập nhóm, nhưng
có một số hoặc tất cả các bước mà các tham dự viên đã nhắc tới là rất cần thiết trong việc
thành lập nhóm.
Minh họa các bước bằng hình ảnh, nhấn mạnh trật tự của các bước sẽ thay đổi tùy vào
từng tình huống cụ thể.

Page 1 of 9




Các bước tiến hành thành lập Nhóm sản xuất – kinh doanh.
v

3. Bình đẳng giới trong Nhóm SXKD:
Bảng kiểm: Yêu cầu mọi người phản ánh tình trạng thực tế trong nhóm SXKD của họ (hay trong
địa phương họ nếu họ chưa là thành viên của nhóm SXKD nào). Thảo luận về những câu hỏi
sau:
-

Đâu là sự khác nhau giữa các công việc của nam giới và nữ giới xét trên khía cạnh thời
gian làm việc, khó khăn, sự nặng nhọc trong công việc và trách nhiệm?
Khối lượng công việc được phân chia thế nào giữa nam và nữ? Nhìn chung, ai làm nhiều
hơn?
Ai trong nhóm SXKD của họ hay trong làng xã có trách nhiệm ra quyết định? (như ai là
lãnh đạo nhóm)
Những công việc nào được đánh giá cao hay được tưởng thưởng trong xã hội, công việc
của nam giới hay của nữ giới?
Page 2 of 9


-

Sự phân chia bất bình đẳng về khối lượng công việc giữa nam và nữ ảnh hưởng thế nào
tới họ và tới hoạt động của nhóm SXKD của họ?
Điều gì có thể thực hiện trong nhóm SXKD của họ để đảm bảo/xúc tiến bình đẳng giới?

Kết thúc phần thảo luận cần nhấn mạnh những điểm sau:
-


-

-

-

-

-

-

Phụ nữ có xu hướng phải làm nhiều việc, thường là làm việc để kiếm thu nhập tại nhà
hay bên ngoài gia đình, đồng thời vẫn phải gánh vác toàn bộ hay phần lớn trách nhiệm
chăm sóc gia đình và các công việc nhà khác. Trong khi đó, nam giới có xu hướng làm
những công việc mang tính chất ổn định, chính thức và chuyên môn hơn, ví dụ, thực hiện
những nhiệm vụ sản xuất và hiếm khi chia sẻ việc nhà với vợ.
Công việc của đàn ông thường được đánh giá cao hơn của phụ nữ. Hầu hết những việc
phụ nữ làm thường được coi là “không quan trọng” và là “chuyện nhỏ” nhưng lại chiếm
rất nhiều thời gian. Những công việc này thường làm cho phụ nữ không có thời gian để
được nghỉ ngơi, thư giãn hay học tập.
Thái độ này dù được chấp nhận một cách rộng rãi đã tạo nên những gánh nặng cho phụ
nữ và các bé gái, đặc biệt nếu họ cũng phải làm việc để kiếm thu nhập hay đi học.
Hầu hết các công việc sản xuất và việc nhà đều có thể được thực hiện bởi cả hai giới, ví
dụ như, nam giới có thể rửa chén bát và phụ nữ cũng có thể phát biểu tại các buổi họp
làng xã. Tuy nhiên thường có sự phân công của xã hội về lao động giữa phụ nữ và nam
giới. Điều này đã tạo áp lực và gánh nặng lên cả phụ nữ và nam giới trong đó phụ nữ
thường là người chịu thiệt thòi.
Ngoài khoảng cách về giới trong việc phân chia công việc trong gia đình, phụ nữ có thể

có tiếng nói ít hơn trong việc ra quyết định.
Sự phân chia không đều về trách nhiệm và quyền ra quyết định giữa nam và nữ từ trong
gia đình thường phản ánh vị thế của họ trong xã hội. Ví dụ như, trong nhóm có cả hai
giới thường giới nam nắm giữ vị trí ra quyết định nhiều hơn nữ giới.
Điều này có thể dẫn tới sự không cân đối trong chia sẻ quyền lợi mà việc hình thành
nhóm mang lại. Có nghĩa là năng lực và những kỹ năng của các thành viên khác trong
nhóm có thể sẽ không được tận dụng một cách tối đa.
Những nhóm SXKD có thể khắc phục được những vấn đề này bằng cách đảm bảo sự
bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong nhóm xét trên khía cạnh tư cách thành viên và
thành phần của nhóm, trong phân chia công việc, ra quyết định, nguồn lực và thu nhập
trong các quy định và chính sách của nhóm.
Thông thường phụ nữ và nam giới làm những công việc khác nhau và có trách nhiệm
khác nhau, nhưng không có nghĩa rằng luôn phải như vậy.
Thay đổi việc phân chia công việc là không hề dễ dàng, nhưng vẫn có thể làm được nếu
chúng ta muốn. Chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ việc ra quyết định và khối lượng công việc
tạo ra sự bình đẳng cho mọi người và việc này sẽ góp phần cải thiện điều kiện kinh tế của
mọi gia đình và cho sự thành công của các nhóm SXKD.

4. Các yếu tố giúp tạo nên một nhóm SXKD thành công:
Page 3 of 9


Dùng quả bóng hồi nãy, chơi một trò chơi chuyền bóng để nêu những yếu tố có thể giúp một
nhóm SXKD trở nên mạnh mẽ hơn và hoạt động thành công. Đề nghị mọi người xếp thành một
vòng tròn. Quả bóng sẽ được chuyền qua lại, khi ai nhận được bóng, họ phải nêu ra một yếu tố
giúp tạo nên thành công của một nhóm SXKD.
-

Sự quan tâm và cam kết của mọi thành viên trong nhóm.
Sự bình đẳng giữa các thành viên.

Biết mình biết người, tự tin vào chính mình và tin cậy các thành viên khác.
Phân chia công việc một cách công bằng và hiệu quả.
Quy định, quy chế được mọi người nhất trí.
Giao tiếp tốt giữa các thành viên, hợp tác và tôn trọng ý kiến lẫn nhau.
Khả năng giải quyết vấn đề.
Quản lý tài chính tốt.

-

Khả năng lãnh đạo tốt: Nhóm trưởng phải thực sự có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh mà nhóm lựa chọn, có khả năng tập hợp và hướng dẫn kỹ thuật
cho các thành viên nhóm, đồng thời được cả nhóm công nhận và chấp nhận sự lãnh đạo.

5. Ưu điểm và nhược điểm của làm việc theo nhóm:
Chia mọi người thành bốn nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về một câu hỏi dưới đây:
Nhóm 1: Ưu điểm của việc SXKD cá thể?
Nhóm 2: Nhược điểm của việc SXKD cá thể?
Nhóm 3: Ưu điểm của việc SXKD theo nhóm?
Nhóm 4: Nhược điểm của việc SXKD theo nhóm?
Giải thích trước rằng sẽ có tranh luận trong câu hỏi sau:
-

Theo các anh chị, điều gì là tốt hơn, SXKD cá thể hay SXKD theo nhóm?

Trường hợp mọi người chưa quen với loại hình thảo luận ưu/nhược này, hướng dẫn viên có thể
làm mẫu với ví dụ đơn giản như: “Những ưu và nhược điểm của việc cho trẻ đi học mẫu giáo”.
Hướng dẫn tranh luận:
-

Nhóm 1+4 sẽ cùng nhau bảo vệ ý kiến làm SXKD cá thể tốt hơn; Nhóm 2+3 sẽ cùng bảo

vệ ý kiến làm SXKD theo nhóm là tốt hơn.

-

Sắp xếp 2 bên ngồi đối diện nhau.

-

Họ sẽ trình bày mọi lý lẽ mà họ rút ra được từ cuộc bàn luận trước đó và cố gắng thuyết
phục nhóm đối diện.

-

Quy định thời gian: phát biểu xen kẽ giữa hai bên, nói 2 phút/người. Tổng thời gian tranh
luận là 15 phút.

-

Tổng kết ưu và nhược điểm:

SXKD

Ưu điểm
-Những quyết định có thể được đưa ra

Nhược điểm
-Những cá thể SXKD ít có sức mạnh
Page 4 of 9



cá thể

nhanh hơn và dễ dàng hơn, đáp ứng được
những nhu cầu cá nhân.
-Lợi nhuận sẽ làm lợi trực tiếp cho cá nhân
những người SXKD cá thể.

SXKD
theo
nhóm

-Khối lượng công việc có thể được chia sẻ
-Nguồn lực có thể được góp chung lại
-Họ có sức mạnh hơn, tiếng nói trọng lượng
hơn và sức mạnh trong đàm phán tốt hơn
-Các thành viên có thể học hỏi lẫn nhau.
-Có thể tiết kiệm chi phí
-Họ có thể đàm phán để mua được với giá
tốt hơn khi cùng nhau mua nguyên liệu
-Họ có thể SXKD nhiều hơn và đáp ứng
những đơn hàng lớn
- SXKD lớn hơn đồng nghĩa với nhiều lợi
nhuận hơn
-Dễ tiếp cận với sự hỗ trợ của các tổ
chức/chính phủ.

hơn
-Chi phí cao hơn
-Mọi trách nhiệm và khối lượng công
việc đều đổ lên vai người SXKD cá

thể
-Việc ra quyết định mất nhiều thời
gian hơn và quyết định chưa chắc đã
đáp ứng được yêu cầu của người khác
-Một số thành viên có thể lợi dụng các
thành viên khác
-Khó có thể SXKD cùng nhau nếu
không có niềm tin giữa các thành viên

Phụ nữ có được những lợi ích cụ thể nào khi làm việc chung với những người phụ nữ khác trong
nhóm:
-

Có thêm quyền đàm phán và vị trí đàm phán tốt hơn so với làm một mình

-

Có vị thế cao hơn trong cộng đồng nhờ tư cách là thành viên của nhóm và nhờ đạt hiệu
quả hoạt động SXKD tốt hơn và có thu nhập cao hơn.

-

Tiếp cận được với những thiết bị đắt tiền hay các nguồn lực khác nhờ vào sự chia sẻ với
những thành viên nhóm.

-

Có thêm thời gian do có sự chia sẻ trách nhiệm đối với một số hoạt động nhất định của
nhóm.


-

Khối lượng công việc, quyền ra quyết định và thu nhập

Page 5 of 9


Page 6 of 9


Tóm lại:
-

SXKD theo nhóm có thể giúp vượt qua nhiều trở ngại mà việc SXKD cá thể gặp phải.
Vd: tiếp cận với thị trường lớn hơn, nhiều khách hàng hơn, tiết kiệm chi phí nhờ tính kinh
tế của quy mô lớn, giúp các thành viên có thể học hỏi lẫn nhau, giảm bớt khối lượng công
việc và cho họ vị trí cao hơn trong cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng khi những
người trong nhóm không có được vị trí thuận lợi theo truyền thống hay không được
hưởng những quyền tương tự như những người khác (vd như đối với phụ nữ)

-

Tuy nhiên, nhóm không tự động mang đến lợi ích: ảnh hưởng tích cực của chúng phụ
thuộc vào việc vận hành nhóm như thế nào và tổ chức nhóm theo những nguyên tắc nào.
Nhóm cần một mục tiêu chung và một hệ thống quản lý tốt. Nếu không, một nhóm thành
viên sẽ hưởng toàn bộ lợi ích. Vd: nam giới có thể áp đảo trong mọi việc ra quyết định,
trong khi phụ nữ phải thực hiện công việc, hay một số phụ nữ giàu có, quyền lực có thể
nhận mọi đơn hàng tốt. Tầm quan trọng về những đặc tính của nhóm, nguyên tắc và động
lực của nhóm cần được lưu ý.


6. Các quy định và nguyên tắc của Nhóm SXKD:
Các điều kiện/tiêu chí nhóm:

Page 7 of 9


Các lý do của nguyên tắc/quy định chung về Nhóm SXKD:

Quy định/nguyên tắc của nhóm SXKD thường được viết ra thành văn bản và sử dụng một mẫu
Quy chế hoạt động Nhóm.

Page 8 of 9


Nội dung của quy chế sẽ khác nhau tùy theo mỗi nhóm và phải dựa trên nội dung được thảo luận
giữa các thành viên. Tuy nhiên, một Quy chế/điều lệ Nhóm SXKD cần đề cập các điểm chính:
-

Tên, mục tiêu và hoạt động của nhóm.
Điều kiện về hội viên: Ai có thể trở thành hội viên? Nghĩa vụ và trách nhiệm của các
thành viên là gì?
Ban lãnh đạo và quy trình bầu cử: Trong nhóm cần có những vị trí lãnh đạo, quản lý nào?
Nhiệm vụ của các thành viên trong Ban điều hành là gì? Tổ chức bầu cử khi nào?
Họp nhóm: Các cuộc họp được tổ chức khi nào và ở đâu? Cần bao nhiêu thành viên để ra
quyết định?
Tài chính: Những chi phí chung được trang trải thế nào? Có khoản phí hội viên hay
khoản đóng góp hàng tháng nào không? Đóng góp thế nào và khi nào?

Tổ chức các hoạt động SXKD chung dựa trên các quy định chung và đảm bảo rằng những hoạt
động này được tất cả các thành viên trong nhóm biết và nhất trí sẽ làm cho nhóm đoàn kết, mạnh

mẽ và hoạt động hiệu quả hơn.
7. Các vấn đề tài chính trong hoạt động Nhóm SXKD
Trong quản lý tài chính của Nhóm SXKD, điều quan trọng là nhóm phải xác định được:
-

-

-

Các chi phí được chia sẻ như thế nào? Nhóm cần quyết định xem các cá nhân phải trả
những khoản nào và nhóm phải trả những khoản nào. (dịch vụ, thiết bị, chi phí điều
hành..)
Lợi nhuận được chia sẻ như thế nào. Nhóm cần quyết định phải làm gì với khoản lợi
nhuận chẳng hạn bao nhiêu lợi nhuận chuyển cho cá nhân và bao nhiêu chuyển cho
nhóm. Những tiêu chí quan trọng cho việc xác nhận ai nhận được bao nhiêu.
Giữ sổ sách ghi chép về tài chính. Một cuốn sổ quỹ tiền mặt đơn giản trong đó ghi chép
những khoản tiền thu vào và chi ra, có thể giúp theo dõi dòng tiền mặt của nhóm và cung
cấp dữ liệu cho việc lên kế hoạch. Thông thường, thủ quỹ có trách nhiệm giữ và ghi chép
sổ sách tài chính. Điều quan trọng là sổ sách phải được cập nhật thường xuyên, báo cáo
định kỳ và mọi thành viên đều có thể được xem, kiểm tra bất cứ khi nào.

Page 9 of 9



×