Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giáo án lớp 1 tuần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.01 KB, 13 trang )

TUẦN 1
Thứ hai ngày 28 tháng 8 năm 2017
Buổi sáng:
CHÀO CỜ
---------------------------------------------------------------------TIẾNG VIỆT

Bài 1: Tiếng - Tách lời ra từng tiếng (tiết 1,2)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 57-67)
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
-----------------------------------------------------------------------------LUYỆN TIẾNG VIỆT

Ôn bài: Tiếng - Tách lời ra từng tiếng.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tiếng, tách lời ra từng tiếng.
2. Kĩ năng: Rèn KN nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, thầm; KN vẽ hình vuông, tam giác, tròn.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức: Hát
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, nói thầm.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
* Cách tiến hành:


Giáo viên cho HS luyện nói 4 mức độ theo cá nhân, nhóm, dãy, cả lớp.
Dự kiến: HS sẽ không đồng đều khi nói thầm, cho HS đọc to tiếng cuối cùng.
b. Hoạt động 2: Vẽ hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ hình vuông, hình tam giác, hình tròn cho HS.
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn cách chấm điểm tọa độ và vẽ hình trên bảng con.
- Cho HS tự vẽ vào sách thực hành TV1.CGD trang 3.
Lưu ý: - GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Tuyến, Đức Bình cách vẽ.
- Em Thùy Linh, Lan Hương, Quỳnh Mai có thể vẽ trên bảng lớp.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện kĩ năng nói theo 4 mức độ với các bài hát mà em thuộc.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
-------------------------------------------------------------------------------------


Buổi chiều:
TOÁN

Tiết 1: Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết làm quen với SGK, ĐD học toán, các HĐ học tập trong giờ học toán.
2. Kĩ năng: Rèn KN sử dụng SGK, ĐD học tập.
3. Thái độ: HS có không khí vui vẻ trong lớp, tự giới thiệu về mình ở mọi nơi.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK Toán 1; Bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
2. HS: SGK Toán 1; Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học

1. Khởi động. Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi “Gió thổi”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Hướng dẫn học sinh sử dụng SGK Toán 1.
Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS lấy sách Toán 1 và mở sách đến trang có “Tiết học đầu tiên”.
- GV giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1.
- Cho HS thực hành gấp sách, mở sách nhiều lần.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
b, Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1.
HS làm việc nhóm:
- Thảo luận theo nội dung của từng ảnh 1 trong sách giáo khoa.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.
- GV chốt lại kiến thức: Trong học toán thì học cá nhân là quan trọng nhất, các em nên tự
học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo sự hướng dẫn của cô giáo.
c, Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học Toán 1.
3. Thực hành: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS mở hộp đựng bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
- Đưa từng đồ dùng Toán 1 yêu cầu lấy đúng mẫu và đọc tên các đồ dùng đó.
- Nêu tác dụng của mỗi loại đồ dùng.
- Yêu cầu HS cất các đồ dùng vào đúng chỗ quy định trong hộp, đậy nắp và cất hộp.
- Lưu ý cách bảo quản bộ đồ dùng học toán...
4. Hoạt động tiếp nối:
- Yêu cầu HS biết giữ gìn và bảo quản SGK sạch sẽ, không bôi bẩn để dùng được lâu bền.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Nhiều hơn ,ít hơn.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
---------------------------------------------------------------------------ĐẠO ĐỨC


Bài 1: Em là học sinh lớp 1 (tiết1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học; Biết tên trường, lớp, thầy, cô giáo,
một số bạn bè trong lớp. Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước


lớp; biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
2. Kĩ năng: Giao tiếp, mạnh dạn trước đông người.
GD KNS: KN tự giới thiệu về bản thân; KN thể hiện sự tự tin trước đám đông.
3. Thái độ: Biết quan tâm đến các bạn trong lớp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Điều 7, 28 quyền trẻ em. Một số bài hát về chủ đề nhà trường.
2. HS: Vở bài tập đạo đức 1.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
1. Khởi động. Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài “Ngày đầu tiên đi học”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu tên: Cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn giới thiệu tên.”
- GV nêu cách chơi và yêu cầu HS đứng thành vòng tròn để giới thiệu tên.
- GVKL: Khi nói chuyện với các bạn các em hãy nói tên của bạn.Cô cũng sẽ gọi tên các
em khi chúng ta học. Mỗi người đều có 1 cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên.
b, Giới thiệu về sở thích của mình: Làm việc nhóm đôi.
- HS giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích.
- GV giúp đỡ những HS còn lúng túng trong khi giới thiệu sở thích của mình với bạn.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp.
c, Kể về ngày đầu tiên đi học của mình. Làm việc nhóm bàn.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trong nhóm kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Vào lớp 1 các em có thầy cô mới,bạn bè mới.Các em phải thực hiện nhiệm vụ của

người HS để được thầy cô bạn bè yêu mến.
3. Các hoạt động tiếp nối:
- HD HS về nhà với sự giúp đỡ của bố mẹ, ông bà sưu tầm các bài thơ, bài hát về mái
trường để tiết sau trình bày trước lớp.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------------------KĨ NĂNG SỐNG

Kỹ năng tự giới thiệu
--------------------------------------------------------------------------------------------Thứ ba ngày 29 tháng 8 năm 2017
Buổi sáng:
THỂ DỤC
(GVchuyên dạy)
-----------------------------------------------------------------------------TOÁN

Tiết 2: Nhiều hơn, ít hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để
so sánh các nhóm đồ vật.
2. Kĩ năng: Rèn KN so sánh, dùng từ “nhiều hơn, ít hơn” trong hoạt động hàng ngày, KN


sử dụng đồ dùng.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa; 3 lọ hoa, 4 bông hoa.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học

1. Khởi động: Chơi trò chơi “Chia quà”.
- Mục tiêu: Nhận biết phần nhiều hơn, phần ít hơn của các nhóm đồ vật.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, So sánh số lượng cốc và thìa. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- GV đặt 5 cái cốc và 4 cái thìa lên bàn y/c HS thực hành đặt từng cái thìa vào từng cái cốc
sau đó so sánh số lượng cốc và thìa.
- GVKL: + Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có
thìa ta nói số cốc nhiều hơn số thìa. – Nhiều HS nhắc lại: Số cốc nhiều hơn số thìa.
+ Khi đặt mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại, ta
nói số thìa ít hơn số cốc.– Nhiều HS nhắc lại: Số thìa ít hơn số cốc.
b, So sánh số lọ hoa và số bông hoa. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Tiến hành tương tự so sánh cốc và thìa.
3. Thực hành:
a. So sánh số chai và số nút chai: Làm việc cá nhân
- HS thực hành nối một chiếc chai với một chiếc nút và xem chai hay nút chai còn thừa ra?
- HS báo cáo KQ trước lớp. NX – KL.
- GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Tuyến, Đức Bình cách nối và so sánh.
b. So sánh số thỏ và số cà rốt; So sánh số nồi và số vung nồi; So sánh số phích cắm và
số ổ cắm điện.
- Tiến hành tương tự phần a.
4. Các hoạt động tiếp nối:
- HD HS về nhà tìm thêm các nhóm đồ vật và so sánh. VD: áo và quần, bát và đũa, giày và
tất v.v..
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------------------------------------TIẾNG VIỆT


Tiếng - Tách lời ra từng tiếng (tiết 3,4)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 67-74)
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------------------------------------Buổi chiều
THỦ CÔNG

Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học tập
I. Mục tiêu:


1. Kiến thức: Hs biết 1 số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công; một số vật liệu khác có
thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo, giấy vở học sinh, lá cây,…
2. Kĩ năng: Rèn KN sử dụng và giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các loại giấy màu, bìa, kéo, hồ dán.
2. HS: Dụng cụ môn học
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu giấy, bìa và dụng cụ học thủ công. Làm việc cả lớp.
- HS tự lấy đồ dùng thủ công đặt lên bàn quan sát và nêu đặc điểm của từng loại dụng cụ:
giấy thủ công, thước kẻ, kéo, hồ dán,...
- Chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét – KL: Sử dụng giấy phải tiết kiệm, đúng mục đích, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.
b, An toàn khi sử dụng dụng cụ. Làm việc nhóm.

- HS thảo luận, chia sẻ trong nhóm về những điều cần chú ý khi sử dụng dụng cụ: kéo, ...
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Sử dụng đồ dùng thủ công cần chú ý an toàn, tiết kiệm.
Liên hệ: Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán giấy.
Giúp HS hiểu được đặc điểm, tác dụng của vật liệu, dụng cụ dùng trong cuộc sống lao
động của con người để từ đó hình thành cho HS ý thức tiết kiệm năng lượng.
3. Các hoạt động tiếp nối:
- HD HS tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ …để dùng trong các bài học Thủ công.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------------TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Cơ thể chúng ta
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên
ngoài như: tóc, tai, mắt. mũi, lưng, bụng,...; phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể.
2. Kĩ năng: Rèn KN quan sát, nhận biết các bộ phận của cơ thể.
3. Thái độ: GD HS có thói quen tập thể dục để rèn luyện thân thể.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các hình trong bài 1SGK.
2. HS: SGK, VBT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Quan sát tranh. Làm việc nhóm đôi
- HS chỉ ra và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể với bạn bên cạnh.
- GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp.

- GV chốt tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.


b, Quan sát tranh. Làm việc nhóm đôi
- HS chỉ và nói các bạn trong tranh đang làm gì với bạn bên cạnh.
- GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình và chân tay. Chúng ta nên tích cực vận
động để khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
3. Thực hành: Tập thể dục.
- Gv hướng dẫn hs học hát.
- Gv làm mẫu và hướng dẫn làm các động tác.
- HS thực hành tập.
Kết luận: Muốn thân thể khoẻ mạnh chúng ta phải tập thể dục hàng ngày.
4. Các hoạt động tiếp nối:
- Cho HS thi đếm xem ai kể được nhiều bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Nhắc hs cần tập thể dục hàng ngày.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
.....................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------LUYỆN TIẾNG VIỆT

Ôn bài: Tách lời ra từng tiếng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tách lời ra từng tiếng.
2. Kĩ năng: Rèn KN nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, thầm; KN vẽ hình vuông, tam giác, tròn.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.

2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: Hát
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, nói thầm.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
* Cách tiến hành:
Giáo viên cho HS luyện nói 4 mức độ theo cá nhân, nhóm, dãy, cả lớp.
Dự kiến: HS sẽ không đồng đều khi nói thầm, cho HS đọc to tiếng cuối cùng.
b. Hoạt động 2: Vẽ hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ hình vuông, hình tam giác, hình tròn cho HS.
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn cách chấm điểm tọa độ và vẽ hình trên bảng con.
- Cho HS tự vẽ vào sách thực hành TV1.CGD trang 3.
Lưu ý: - GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Tuyến, Đức Bình cách vẽ.
- Em Thùy Linh, Lan Hương, Quỳnh Mai có thể vẽ trên bảng lớp.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện kĩ năng nói theo 4 mức độ với các bài hát mà em thuộc.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.
ĐIỀU CHỈNH:


………………………………………………………………………………………………
..............................................................................................................................................

----------------------------------------------------------------------------------------------Thứ tư ngày 30 tháng 8 năm 2017
Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT

Tiếng giống nhau (2 tiết)

(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 76-79)
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------------LUYỆN TIẾNG VIỆT

Ôn bài: Tiếng giống nhau
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tiếng giống nhau.
2. Kĩ năng: Rèn KN phân biệt tiếng giống nhau trên mô hình.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: Hát
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện ghi lại những tiếng giống nhau.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng ghi lại những tiếng giống nhau trên mô hình.
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn vẽ mô hình câu ca dao trong sách thực hành CGD.
- Cho HS tự vẽ vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý:- GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Tuyến, Đức Bình cách vẽ.
- Em Thùy Linh, Lan Hương, Quỳnh Mai có thể vẽ trên bảng lớp.
- Khuyến khích các em ghi theo nhiều cách khác nhau.
b. Hoạt động 2: Luyện nói câu ca dao trên mô hình theo 4 mức độ.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho HS luyện nói 4 mức độ theo cá nhân, nhóm, dãy, cả lớp.

- Dự kiến: HS sẽ không đồng đều khi nói thầm, cho HS đọc to tiếng cuối cùng.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện kĩ năng nói theo 4 mức độ với các bài hát mà em thuộc.
- Với sự giúp đỡ của bố mẹ, tìm thêm các câu ca dao và phân biệt các tiếng giống nhau.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------------TOÁN


Tiết 3: Hình vuông, hình tròn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình. Bước đầu nhận ra
hình vuông, hình tròn từ các vật thật. Bài tập cần hoàn thành: 1,2,3.
2. Kĩ năng: Rèn KN quan sát, nhận biết được hình vuông, hình tròn trong thực tế.
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 1 số hình vuông, hình tròn bằng bìa, 1 số vật thật có dạng HV, hình tròn.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Thi nói đúng nói nhanh.”
- GV đưa ra từng nhóm đồ vật, y/c so sánh. Các nhóm nối tiếp nhau đưa ra câu trả lời.
- Nhóm nào nói đúng, nhanh là nhóm đó thắng cuộc.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu hình vuông. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- GV đưa lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ một hình vuông đều
nói: “ Đây là hình vuông”; y/c HS nhắc lại.
- GV đưa tấm bìa hình vuông y/c HS nối tiếp nhau nêu tên hình.

- GVy/c HS lấy hình vuông trong bộ đồ dùng học Toán đặt lên bàn.
- Cho HS trao đổi nhóm đôi tìm một số đồ vật có mặt là hình vuông từ các vật thật.
- Các nhóm chia sẻ trước lớp, khuyến khích HS tìm được càng nhiều càng tốt.
b, Giới thiệu hình tròn. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Tiến hành tương tự giới thiệu hình vuông.
3. Thực hành:
Bài 1: Tô màu. Làm việc cá nhân
- HS thực hành tô màu vào các hình vuông.
- Khuyến khích HS chọn các màu khác nhau để tô.
- Lưu ý tô đúng hình, không tô chờm màu ra ngoài hình.
- GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Tuyến, Đức Bình cách tô màu.
Bài 2: Tô màu. Làm việc cá nhân
- Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: Tô màu. Làm việc cá nhân
Lưu ý: Khi tô màu các em nên chọn hai màu khác nhau để khi nhìn vào chúng ta dễ phân
biệt phần của hình vuông, phần của hình tròn.
4. Các hoạt động tiếp nối:
- Chơi TC “Ai nhanh, ai đúng!”
- HD HS về nhà tìm thêm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------------Buổi chiều
TIẾNG ANH (2 tiết)
(GV chuyên dạy)
-----------------------------------------------------------------------------KĨ NĂNG SỐNG


Cách ghi nhớ tên người khác
--------------------------------------------------------------------------------------------Thứ năm ngày 31 tháng 8 năm 2017

Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT

Tiếng khác nhau – thanh (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 79-87)
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
.....................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------LUYỆN TIẾNG VIỆT

Ôn bài: Tiếng khác nhau – thanh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tiếng khác nhau; dấu thanh.
2. Kĩ năng: Rèn KN phân biệt tiếng giống khác nhau trên mô hình; dấu thanh.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: Hát
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện ghi lại những tiếng khác nhau.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng ghi lại những tiếng khác nhau trên mô hình.
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn vẽ mô hình câu ca dao trong sách thực hành CGD.
- Cho HS tự vẽ vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý:- GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Tuyến, Đức Bình cách vẽ.
- Em Thùy Linh, Lan Hương, Quỳnh Mai có thể vẽ trên bảng lớp.

- Khuyến khích các em ghi theo nhiều cách khác nhau.
b. Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt các dấu thanh.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt dấu thanh.
* Cách tiến hành:
Giáo viên cho HS luyện nhận biết, phân biệt dấu thanh theo cá nhân, nhóm, dãy, cả lớp.
Dự kiến: HS sẽ dễ nhầm lẫn thanh sắc (/); huyền ( \ ).
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện phân biệt 5 dấu thanh.
- Với sự giúp đỡ của bố mẹ, tìm thêm các câu ca dao và phân biệt các tiếng khác nhau.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------------------------------------TOÁN


Tiết 4: Hình tam giác
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. Bước đầu nhận ra hình tam
giác từ các vật thật.
2. Kĩ năng: Rèn KN quan sát, nhận biết được hình tam giác trong thực tế.
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 1 số hình tam giác bằng bìa, 1 số vật thật có dạng hình tam giác.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Thi nói đúng nói nhanh.”
- GV đưa ra một số hình vuông, hình tròn yêu cầu H chỉ và gọi đúng tên hình. Các nhóm
nối tiếp nhau đưa ra câu trả lời.
- Nhóm nào nói đúng, nhanh là nhóm đó thắng cuộc.

- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
Giới thiệu hình tam giác. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- GV đưa lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ một hình tam giác
đều nói: “ Đây là hình tam giác”; y/c HS nhắc lại.
- GV đưa tấm bìa hình tam giác y/c HS nối tiếp nhau nêu tên hình.
- GVy/c HS lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng học Toán đặt lên bàn.
- Cho HS trao đổi nhóm đôi tìm một số đồ vật có mặt là hình tam giác từ các vật thật.
- Các nhóm chia sẻ trước lớp, khuyến khích HS tìm được càng nhiều càng tốt.
3. Thực hành: Thi ghép hình nhanh. Làm việc nhóm
- Cho các nhóm sử dụng bộ đồ dùng Toán 1 ( chủ yếu là các hình vuông, hình tròn, hình
tam giác, để xếp các hình như sách trong SGK.
- HS thực hành ghép theo nhóm.
- Khuyến khích HS sáng tạo, chọn các các mẫu khác SGK để ghép.
- GV theo dõi, giúp đỡ, hỏi cách ghép của 1 số nhóm..
- Xếp xong, các nhóm trình bày KQ: yêu cầu HS gọi tên hình (ngôi nhà, cây, thuyền...) và
chỉ những hình tam giác mà các em sử dụng.
4. Các hoạt động tiếp nối:
- Chơi TC “Ai nhanh, ai đúng!”
- HD HS về nhà tìm thêm các đồ vật có dạng hình tam giác.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
......................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------Buổi chiều:
MĨ THUẬT (2 tiết)
(GV chuyên dạy)
------------------------------------------------------------------------------------LUYỆN TOÁN


Ôn: Hình tam giác


I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về hình tam giác.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh mức 1, 2 chỉ làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh mức 3,4 thực
hiện hết các yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Vở thực hành Toán 1/1, bảng phụ
2. HS: Vở thực hành Toán 1/1.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
Bài 1: Tô màu. Làm việc cá nhân
- HS thực hành tô màu vào các hình tam giác.
- Khuyến khích HS chọn các màu khác nhau để tô.
- Lưu ý tô đúng hình, không tô chờm màu ra ngoài hình.
- GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Tuyến, Đức Bình cách tô màu.
Bài 2: Tô màu. Làm việc cá nhân
- Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: Ghép hình. Làm việc nhóm
- Cho các nhóm sử dụng bộ đồ dùng Toán 1 (chủ yếu là các hình vuông, hình tròn, hình
tam giác, để xếp các hình như sách trong vở thực hành.
- HS thực hành ghép theo nhóm.
- Khuyến khích HS sáng tạo, chọn các các mẫu khác vở thực hành để ghép.
- GV theo dõi, giúp đỡ, hỏi cách ghép của 1 số nhóm.
- Các nhóm báo cáo KQ- NX, đánh giá.

3. Các hoạt động tiếp nối:
- Chơi TC “Ai nhanh, ai đúng!”
- HD HS về nhà tìm thêm các đồ vật có dạng hình tam giác.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ sáu ngày 1 tháng 9 năm 2017
Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT

Tách tiếng thanh ngang ra 2 phần, đánh vần (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 87-97)
ĐIỀU CHỈNH:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------------LUYỆN TIẾNG VIỆT

Ôn bài: Tách tiếng thanh ngang ra 2 phần, đánh vần


I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tách tiếng thanh ngang ra 2
phần, đánh vần.
2. Kĩ năng: Rèn KN tách tiếng thanh ngang ra 2 phần, đánh vần.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.

2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: Hát
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS nối tiếp nêu các tiếng có thanh ngang.
- Hs tự phân tích bằng vật thật tiếng bạn vừa nêu thành 2 phần: phần đầu và phần vần.
- Luyện đọc đồng thanh tiếng vừa phân tích.
b. Hoạt động 2: Vẽ mô hình, luyện đọc trên mô hình.
* Mục tiêu: Rèn KN vẽ mô hình, KN đọc trên mô hình.
* Cách tiến hành:
- GV nêu tiếng thanh ngang. VD: ban, tan,...
- Cho HS vẽ mô hình tách tiếng thanh ngang thành 2 phần trên bảng con.
- Y/c HS chỉ vào mô hình vừa vẽ đọc.
Lưu ý: - GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Tuyến, Đức Bình cách vẽ.
- Em Thùy Linh, Lan Hương, Quỳnh Mai có thể vẽ trên bảng lớp.
- Cho HS tự vẽ vào sách thực hành TV1.CGD.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà vẽ mô hình tách tiếng thanh ngang thành 2 phần và luyện đọc
đánh vần trên mô hình.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------SINH HOẠT

Ổn định tổ chức lớp

I.MỤC TIÊU:

- Kiện toàn tổ chức lớp.
- HS nắm vững, ghi nhớ và thực hiện đúng nội quy lớp, trường.
II. TIẾN HÀNH

1. Sắp xếp chỗ ngồi, phân tổ.
2. Kiện toàn tổ chức lớp: bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng.
3. Học nội quy lớp:
- Đi học đều, đúng giờ(đến trước 15 phút để truy bài); mặc đúng trang phục; nghỉ học phải
có giấy xin phép của bố mẹ.
- Có đầy đủ SGK, ĐD học tập. Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.


- Trong giờ học chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, không nói chuyện,
làm việc riêng trong giờ học.
- Luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Có ý thức giữ gìn VS cá nhân, VS trường lớp xanh – sạch – đẹp.
4. Phương hướng tuần 2:
* Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
* Học tập:
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Thi đua học tốt.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
* Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
* Hoạt động khác:
- Phát động cuộc thi kể chuyện và làm theo tấm gương đạo đức HCM (vào các tiết sinh
hoạt cuối tuần); thi đua giữ VS - viết chữ đẹp; phát động phong trào xây dựng THTT –
HSTC,…
------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày …… tháng …… năm 2017
BGH



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×