Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

giáo án tuần 1 lớp 2 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.27 KB, 22 trang )

TUẦN 1
Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2018
Buổi sáng:

CHÀO CỜ
(Sinh hoạt tập thể)
---------------------------------------------------------------------TẬP ĐỌC (2 tiết)

Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục tiêu:
* Tiết 1:Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm
từ; hiểu nghĩa các từ mới: nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn,...
- HS mức1 hạn chế đọc đánh vần, có thể đọc trơn nhưng còn chậm.
* Tiết 2: Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới
thành công
- HS mức 3,4 hiểu ý nghĩa của của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Liên hệ - GD cho HS tính kiên trì nhẫn nại trong học tập.
- Rèn cho HS năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ
ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài, bảng phụ ghi sẵn câu dài cần luyện đọc.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức: Cá nhân nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động1: Khởi động:
- GV giới thiệu 8 chủ điểm trong STV2/1.
- Y/c HS mở mục lục sách nêu tên 8 chủ điểm.
- GV dùng tranh GT bài – ghi bảng.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc:


* Mục tiêu: Rèn cho HS đọc đúng từ, câu, đoạn; hiểu nghĩa các từ mới.
* Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV lưu ý giọng đọc: Giọng người kể chuyện: nhẹ nhàng, chậm rãi. Giọng bà cụ: ôn tồn, trìu
mến. Giọng cậu bé: ngây thơ, hồn nhiên.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại.
b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc nối tiếp câu:
+ Lần 1: Phát hiện từ khó cần luyện đọc
- Y/c HS nêu từ khó đọc GV ghi lên bảng: nắn nót, mải miết, ôn tồn, nguệch ngoạc.
- Cho HS luyện đọc từ khó. CN - nhóm - lớp
+ Lần 2: Củng cố cách phát âm chú ý đối tượng HS mức 1.
* Đọc nối tiếp đoạn:
+ Lần 1: Phát hiện câu khó cần luyện đọc.


- YC HS nêu câu khó đọc GV ghi lên bảng
- Cho HS luyện đọc câu khó. CN - nhóm - lớp
+ Lần 2: Phát hiện từ cần giải nghĩa.
- Y/c HS nêu từ cần giải nghĩa GV ghi lên bảng: mải miết, kiên trì, nhẫn nại.
* Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm theo dõi, quan sát tốc độ đọc của HS mức 1.
- Các nhóm lên thi đọc GV cho lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt.
- Đọc đồng thanh.
 Nhận xét – chuyển ý sang tiết 2
Tiết 2
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
a) Mục tiêu: HS hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại
mới thành công.HSM3,4 hiểu ý nghĩa của của câu tục ngữ“Cócôngmài sắt, có ngày nên

kim”.
b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhânChia sẻ nhóm đôiChia sẻ trước lớp.
* Đoạn 1: Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi TLCH: Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
 Cậu bé khi làm thường mau chán và hay bỏ dở công việc.
* Đoạn 2: Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2.
- GV treo tranh và nêu câu hỏi; HS quan sát tranh trao đổi nhóm đôiChia sẻ trước lớp.
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
- Những câu nói nào cho thấy cậu bé không tin?
 Cậu bé không tin khi thấy bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá.
* Đoạn 3: Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3.
- Bà cụ giảng giải thế nào?
- Chi tiết nào chứng tỏ cậu bé tin lời?
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu: Có công mài sắt, có ngày nên kim?
Chốt: Công việc dù khó khăn đến đâu, nhưng nếu ta biết kiên trì nhẫn nại thì mọi việc sẽ
thành công.
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại
a) Mục tiêu: HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
b) Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS cách đọc theo vai.
- Yêu cầu HS đọc theo vai trong nhóm.
- GV theo dõi, lưu ý HS M1,2 đọc đúng; HS M3,4 đọc hay.
- Các nhóm lên bốc thăm thi đọc theo vai.
 Nhận xét, tuyên dương.
Liên hệ-GD: Em đã kiên trì, nhẫn nại hay chưa?
- Cho HS liên hệ t/tế các tấm gương kiên trì nhẫn nại trong học tập từ xưa đến nay; gương các
bạn HS trong lớp, trong trường…
5. Hoạt động nối tiếp:
- Em thích nhân vật nào? Vì sao?  Qua câu chuyện này em học được điều gì?

- Nhận xét tiết học. Dặn học bài và chuẩn bị bài: Tự thuật


ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
---------------------------------------------------------------------------TIẾNG ANH
(GV chuyên dạy)
---------------------------------------------------------------------------Buổi chiều

TOÁN
Tiết 1: Ôn tập các số đến 100
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100. Nhận biết các số có 1 chữ số, các
số có 2 chữ số; số lớn nhất có một chữ số, số lớn nhất có hai chữ số, số liền trước, số liền sau.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đếm, làm tính nhanh, đúng, chính xác. Làm được các BT 1;2 ;3.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
- Rèn cho HS năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: 1 bảng các ô vuông, 1 bảng 10 ô vuông. SGK, VBT.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: TC: Truyền điện
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn nối tiếp nhau đọc các số từ 0 đến 100.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động thực hành:
a) Mục tiêu: Giúp HS ôn lại cách đọc viết các số đến 100. Nhận biết các số có 1 chữ số, các

số có 2 chữ số; số lớn nhất có một chữ số, số lớn nhất có hai chữ số, số liền trước, số liền sau.
b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhânChia sẻ nhóm đôiChia sẻ trước lớp.
Bài 1: Củng cố về số có một chữ số.
- Hãy nêu các số có 1 chữ số từ bé đến lớn? Hãy nêu các số có 1 chữ số từ lớn đến bé?
- Các số này hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- GV dán băng giấy 10 ô. HS điền GV nhận xét.
- Cho HS trao đổi nhóm đôi tìm số lớn nhất, số bé nhất có 1 chữ số?
- Trực tiếp hướng dẫn em Bình,Hân,Dung làm bài. Lưu ý kĩ dãy số tự nhiên có một chữ số.
Bài 2: Củng cố về số có hai chữ số.
- GV dán băng giấy. Cho HS làm việc cá nhân.
- Câu b, c cho HS trao đổi nhóm đôi tìm số lớn nhất, số bé nhất có 2 chữ số?
-Trực tiếp hướng dẫn em Bình, Hân, Dung làm bài.
Bài 3: Củng cố số liền trước, số liền sau.
- Yêu cầu 1 HS làm mẫu câu a.
 Nhận xét, đánh giá. HS mức 3,4 nêu cách làm
- Yêu cầu HS làm các câu còn lại vào vở.
-Trực tiếp hướng dẫn em Bình,Hân,Dung làm bài.
Chốt: Số liền trước ít hơn số đã cho 1 đơn vị, số liền sau nhiều hơn số đã cho 1 đơn vị.


3. Hoạt động nối tiếp:
- HS nêu số lớn nhất, bé nhất có 1 (2) chữ số.
Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 100 (tiếp theo)
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
-----------------------------------------------------------------------------ĐẠO ĐỨC
Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1)
I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh họat đúng giờ.
2. Kỹ năng: Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu. Lập thời gian biểu phù hợp với bản thân.
- HS mức 1 bước đầu biết lập được thời gian biểu.
3. Thái độ: HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Rèn cho HS năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; NL quản lí thời
gian; NL lập kế hoạch học tập, NL tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Phiếu giao việc, VBT.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1.Khởi động: Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Lớp chúng mình đoàn kết”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu: HS nhận biết được việc làm nào đúng, việc nào sai? Tại sao đúng? tại sao sai?
b) Cách tiến hành: GV chia nhóm, nêu yêu cầu thảo luận. Mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc
làm trong 1 tình huống: việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao đúng? sai?
- Giáo viên phát phiếu giao việc cho HS.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
- HS chia sẻ KQ thảo luận trước lớp.
Chốt: Làm hai việc cùng lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Qua 2 tình huống trên em thấy mình có những quyền lợi gì? (Quyền được học tập. Quyền
được đảm bảo sức khoẻ.)
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống
a) Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từ tình huống cụ thể.

b) Cách tiến hành: GV chia nhóm - Đóng vai:
- Chia nhóm, phân vai.
- Cho HS từng nhóm sắm vai
- Trao đổi tranh luận giữa các nhóm


Kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng
xử phù hợp nhất.
Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy
a) Mục tiêu: HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt
đúng giờ.
b) Cách tiến hành:
- Phát phiếu cho 4 nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
- HS chia sẻ KQ thảo luận trước lớp.
Chốt: Em cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập vui chơi, làm việc nhà và nghỉ
ngơi.
Liên hệ thực tế: Em đã đúng giờ trong học tập hay chưa, nếu chưa thì em cần phải làm gì
3. Các hoạt động tiếp nối:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời để củng cố nội dung bài học.
- Về nhà cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo.
- Chuẩn bị: Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 2)
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

--------------------------------------------------------------------TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Cơ quan vận động

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể. Nhận ra sự phối hợp
của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
- HS mức 1 bước đầu nhận biết được xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
- HS mức3,4 nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tập thể dục đều đặn cho xương phát triển tốt.
3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ cơ thể, giữ sức khỏe tốt.
- Rèn cho HS năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung
cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ cơ quan vận động.VBT.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động. Cho hs chơi TC: Gió thổi
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Làm một số cử động.
a) Mục tiêu: HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động
tác: giơ tay, quay cổ.


b) Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK / 4.
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện những động tác như trong SGK.
- Trong các động tác các em vừa thực hiện thì bộ phận nào của cơ thể cử động?
Chốt: Khi thực hiện những động tác trên thì đầu, mình, tay, chân phải cử động.

Hoạt động 2:Quan sát để nhận biết cơ quan vận động
a) Mục tiêu: HS nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
b) Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nắm bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
- Dưới lớp da của cơ thể có gì?
- GV yêu cầu HS cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ.
- Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
- Nhìn vào hình 5, 6 SGK, lên bảng chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể?
Chốt: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hoạt động 3: Trò chơi vật tay.
a) Mục tiêu:HS hiểu hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
b) Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò kéo co.
- Yêu cầu HS chơi.
Kết luận: Trò chơi này cho chúng ta thấy ai khoẻ thì cơ quan vận động tốt và ngược lại. Do
vậy, nếu muốn khoẻ thì chúng ta nên thường xuyên vận động thể dục thể thao.
3. Các hoạt động tiếp nối:
- Nếu chỉ có xương thì cơ thể vận động được ko?
- Nếu có cơ thực hiện cơ thể vận động được ko?
 Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Bộ xương.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2018
Buổi sáng:

TOÁN
Tiết 2: Ôn tập các số đến 100(tiếp)

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các
số. Biết so sánh các số trong phạm vi 100. Bài tập cần hoàn thành: Bài 1,3,4,5. HS M4 hoàn
thành hết các bài tập.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đếm, làm tính nhanh, đúng, chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
- Rèn cho HS năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK, VBT.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.


- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: TC: Bắn tên. Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Viết (theo mẫu)
a) Mục tiêu: Củng cố về đọc, viết phân tích số.
b) Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm việc cá nhân.
Chia sẻ trước lớp.
-Trực tiếp hướng dẫn em Bình, Hân, Dung làm bài.
Bài 2: Khuyến khích HS mức 3,4 làm bài.
Bài 3: >, <. =?
a) Mục tiêu: Củng cố về cách so sánh các số có hai chữ số.
b) Cách tiến hành:

- HS trao đổi nhóm đôi nêu cách làm?
- Cho HS làm việc cá nhânChia sẻ kết quả với bạn bên cạnh.
Chia sẻ kết quả trước lớp.
-Trực tiếp hướng dẫn em Bình, Hân, Dung làm bài.
Chốt: Cách so sánh các số có hai chữ số.
Bài 4: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
a) Mục tiêu: HS viết được các số theo y/c của đề bài.
b) Cách tiến hành:
- HS trao đổi nhóm đôi nêu cách làm?
- Cho HS làm việc cá nhân. Đổi bài cho bạn kiểm tra lẫn nhau.
Chia sẻ kết quả trước lớp.
-Trực tiếp hướng dẫn em Bình,Hân,Dung làm bài.
Bài 5: Tổ chức cho HS chơi trò chơi
- Cho HS thi đua viết số thích hợp vào ô trống.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
Nhận xét, khen ngợi các nhóm làm đúng,nhanh.
3. Hoạt động nối tiếp:
- HS nêu cách so sánh các số có hai chữ số.
- Chuẩn bị bài: Số hạng, tổng
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------------------------KỂ CHUYỆN

Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS mức 1,2 dựa vào tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn của câu
chuyện. HS mức 3,4 kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện với giọng kể tự nhiên, phối hợp lời
kể với điệu bộ, nét mặt



2. Kỹ năng: Lắng nghe bạn kể chuyện biết đánh giá lời kể của bạn. Biết nói lời nhận xét,
đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính kiên trì nhẫn nại trong học tập; yêu thích kể chuyện.
- Rèn cho HS năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ
ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài, bảng phụ.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1.Khởi động: Lớp trưởng điều khiển lớp chơi trò chơi: “Ai kiên trì hơn?”
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
a) Mục tiêu: HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
b) Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS quan sát 4 tranh đọc lời gợi ý ở từng tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn.
- GV chia nhóm cho HS kể từng đoạn của truyện theo tranh;
- GV yêu cầu HS kể nội dung từng tranh.
Nhận xét cách diễn đạt,cách kể chuyện.
- Trực tiếp hướng dẫn em Bình, Hân, Dung kể lại được 1 đoạn theo tranh.
Lưu ý: Cần kể đúng ND của tranh bằng giọng diễn đạt tự nhiên không phải học thuộc lòng.
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện
a) Mục tiêu: HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
b) Cách tiến hành:
- GV khuyến khích HS mức 3,4 kể toàn bộ câu chuyện bằng cách liên kết từng đoạn câu

chuyện lại với nhau.
- Cho HS thi kể. Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Về nội dung: Kể đủ ý chưa, kể có đúng trình tự không?
+Về cách diễn đạt: kể có tự nhiên không, đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
- GV lưu ý HS từng giọng nhân vật và kèm theo nét mặt, cử chỉ khi kể chuyện.
 Nhận xét – Liên hệ: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? HS ghi nhanh ra giấy nháp sau
đó trình bày ý kiến trong 1 phút. (Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.)
3. Hoạt động nối tiếp:
- Dặn kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài: Phần thưởng
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------------------------Buổi chiều
ÂM NHẠC
(GV chuyên dạy)


----------------------------------------------------------------------------CHÍNH TẢ (Tập chép)

Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài Có công
mài sắt, có ngày nên kim. Làm được BT2,3.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS cách trình bày 1 đoạn văn (chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết
hoa và lùi vào 2 ô).
3. Thái độ: Yêu thích môn học, thích viết chữ đẹp.Giáo dục HS tính cẩn thận, rèn chữ giữ
vở.
- Rèn cho HS năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.

II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK, VBT.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Lớp chúng mình đoàn kết”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hướng dẫn tập chép:
a) Mục tiêu: HS chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
b) Cách tiến hành:
- GV đọc bài chép. 1-2 HS đọc lại bài
- Vấn đáp: + Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
+ Trong bài chính tả có những dấu câu nào?
- HS trao đổi cặp đôi tìm những từ dễ viết sai (ngày, mài, sắt, cháu, kim...)
- GV cho HS viết từ khó vào bảng con  Nhận xét  HS đọc lại toàn bộ từ khó viết.
- GV đọc lại bài viết, nhắc nhở cách trình bày
- GV yêu cầu HS nhìn bảng, chép bài vào vở.
- GV theo dõi, kiểm tra, uốn nắn những HS nào viết còn lúng túng.
- GV đọc soát lỗi  GV thu vở chấm, nhận xét.
- Cho HS chữa lỗi sai
3. Luyện tập - thực hành.
a) Mục tiêu: HS nắm vững quy tắc chính tả c/k.
b) Cách tiến hành:
Bài 2: Điền vào chỗ trống c/k
- GV tổ chức trò chơi tiếp sức. Mỗi tổ chọn 4 bạn, mỗi bạn điền 1 chữ → Đội nào xong trước
và đúng thì thắng.
- Củng cố quy tắc viết c/k
Bài 3: Gäi HS đọc yêu cầu

- HS làm việc cá nhânChia sẻ kết quả với bạn bên cạnh.
- Gọi HS trình bày - Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Tổ chức cho HS thi đọc thuộc bảng chữ cái ở BT3.


3. Hoạt động nối tiếp:
 Nhận xét, tuyên dương HS viết đúng, đẹp.
Chuẩn bị bài: Ngày hôm qua đâu rồi.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

----------------------------------------------------------------------------------------------Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2018
Buổi sáng:
TẬP ĐỌC

Tự thuật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng,
giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng. Nắm được những thông tin chính về bạn học
sinh trong câu chuyện; bước đầu có khái niệm về tự thuật ( lý lịch).
2. Kỹ năng: Rèn KN đọc, KN hiểu nghĩa của từ, hiểu nội dung bài.
3. Thái độ: HS thích học môn Tiếng Việt.
- Rèn cho HS năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ
ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: bảng phụ ghi sẵn nội dung bản tự thuật, SGK.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động1: Khởi động: Lớp trưởng điều khiển lớp chơi TC: “Thi đọc đúng, đọc nhanh”.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn bài: Có công mài sắt có ngày nên kim.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc:
* Mục tiêu: Rèn cho HS đọc đúng từ, câu, đoạn; hiểu nghĩa các từ mới.
* Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại.
b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc nối tiếp câu:
+ Lần 1: Phát hiện từ khó cần luyện đọc
- YC HS nêu từ khó đọc GV phân tích và ghi lên bảng: quê quán, quận, tỉnh, xã, huyện,
Hàn Thuyên. Cho HS luyện đọc: Cá nhân, nhóm, lớp.
+ Lần 2: củng cố cách phát âm chú ý đối tượng HS mức 1.
* Đọc nối tiếp đoạn:
+ Lần 1: Phát hiện câu khó cần luyện đọc
- YC HS nêu câu khó đọc GV ghi lên bảng hướng dẫn HS ngắt nhịp:
+ Ngày sinh: // 23 – 4 – 1996. + Họ và tên: // Bùi Thanh Hà.


+ Nam, nữ: // Nữ.
+ Nơi sinh: // Hà Nội.
- Cho HS luyện đọc câu khó: Cá nhân, nhóm, lớp.
+ Lần 2: Phát hiện từ cần giải nghĩa
- YC HS nêu từ cần giải nghĩa.
 GV ghi lên bảng: nơi sinh: nơi mình được sinh ra, nơi ở hiện nay: địa chỉ nhà.

* Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. theo dõi, quan sát tốc độ đọc của HS mức 1.
- Các nhóm lên thi đọc.
Lưu ý: Đọc tự thuật không cần đọc diễn cảm.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
a) Mục tiêu: Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong câu chuyện; bước đầu có
khái niệm về tự thuật.
b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhânChia sẻ nhóm đôiChia sẻ trước lớp.
- Em biết được những gì về bạn Thanh Hà?
+ Nêu họ và tên bạn Thanh Hà? + Bạn là nam hay nữ?
+ Bạn sinh ở đâu? Ngày sinh của bạn?
+ Em hãy nói về quê quán và nơi ở hiện nay của bạn Thanh Hà?
+ Bạn Thanh Hà học lớp nào? Trường nào?
- Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?
 GV chỉ cho HS thấy rõ lợi ích của bản tự thuật.
- GV tổ chức cho HS chơi trò phóng viên cho câu hỏi 3, 4:
+ Hãy cho biết họ và tên của em? + Ngày sinh của em?
+ Em ở đâu (xã, huyện, tỉnh)?
Chốt: Cần nắm rõ về cách trả lời cho bản tự thuật của mình.
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- GV lưu ý kỹ cho HS về cách đọc bản tự thuật.
- Yêu cầu HS đọc bản tự thuật.
- Tổ chức cho HS thi đua đọc bản tự thuật. Nhận xét.
Chốt: Nắm rõ cách đọc bản tự thuật.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà tự viết một bản tự thuật về bản thân.
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài: Phần thưởng.
-----------------------------------------------------------------------------TOÁN

Tiết 3: Số hạng - Tổng

I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết số hạng, tổng. Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số trong phạm vi
100. Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng. Làm được các BT 1; 2; 3.
- HS mức 1 bước đầu biết gọi tên thành phần của phép cộng. HS mức 3, 4 hiểu mối quan hệ
giữa các thành phần và kết quả của phép cộng.
2.Kỹ năng: Gọi tên các thành phần của phép cộng, làm tính nhanh, đúng, chính xác.
3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
- Rèn cho HS năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK, VBT.


2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- PP: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- KT: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút, chúng em biết 3.
- HT: Cá nhân nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Ai nhanh hơn?”
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn xếp các thẻ ghi số theo thứ tự từ lớn dần.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới: Giới thiệu số hạng và tổng.
a) Mục tiêu: HS nắm được tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng: số hạng, tổng.
b) Cách tiến hành: Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- GV ghi : 35 + 24 = 59.
- GV vừa chỉ vừa ghi giống SGK: Trong phép cộng này, 35 được gọi là số hạng, 24 gọi là số
hạng, 59 gọi là tổng.
- GV chỉ số, yêu cầu HS đọc tên gọi.
- GV chuyển qua tính dọc và tiến hành tương tự như tính ngang.
- GV lưu ý thêm: 35 + 24 cũng gọi là tổng. 59 là tổng của 35và 24.
- GV viết: 73 + 26 = 99. Yêu cầu HS nêu tên thành phần và kết quả của phép cộng trên.

Kết luận: Trong phép cộng, các số cộng lại với nhau gọi là số hạng, kết quả của phép cộng
gọi là tổng.(HS nối tiếp nhau nhắc lại)
3. Thực hành kĩ năng.
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu của bài, trao đổi nhóm đôi cách làm (lấy số hạng cộng với số hạng sau đó
viết KQ vào tổng).
- Yêu cầu HS làm bàiChia sẻ nhóm đôiChia sẻ trước lớp.
- GV trực tiếp hướng dẫn em Hân, Tuyến, Vân Dung cách làm.
 Nhận xét - Chốt: Muốn tìm tổng, ta lấy số hạng cộng với số hạng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng.
- HS nêu yêu cầu của bài, trao đổi nhóm đôi chỉ ra số hạng thứ nhất, số hạng thứ hai và thống
nhất cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Cho HS làm vào vở - Đổi bài cho bạn kiểm tra lẫn nhau.
- GV trực tiếp hướng dẫn em Hân, Tuyến, Vân Dung cách làm.
- Chốt lại cách đặt tính và thực hiện: Viết số thứ nhất, rồi viết số thứ 2 sao cho thẳng cột, viết
dấu cộng, kẻ vạch ngang dưới 2 số, tính từ phải sang trái.
Bài 3: Làm việc nhóm đôi.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi: đọc bài toán, nêu tóm tắt bài toán, thống nhất câu trả lời và
phép tính.
- Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.
- Cho HS làm vào vở, 1 em lên bảng trình bày bài giải:
Hai buổi của hàng bán được số xe đạp là:
12 + 20 = 32 (xe đạp)
Đáp số: 32 xe đạp
- Trực tiếp hướng dẫn em Đức Bình, Trung Nguyên, Cao Hân làm bài.
- Lưu ý: Cách trình bày bài giải.
4. Các hoạt động tiếp nối:


- Củng cố tên gọi thành phần và KQ phép cộng.

- Nhận xét tiết học. Dặn ôn lại bài và chuẩn bị bài: Luyện tập.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------------------------------LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Từ và câu
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Bước đầu làm quen với khái niệm Từ và Câu thông qua các BT thực hành. Biết
tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1, BT2); viết được một câu nói về nội dung
mỗi tranh (BT3).
2.Kỹ năng: Tìm từ đặt câu đúng, có nghĩa.
3.Thái độ: Yêu thích sự phong phú của ngôn ngữ.
- Rèn cho HS năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK, VBT.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- PP: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- KT: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút, chúng em biết 3.
- HT: Cá nhân nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Bắn tên”
- Lớp trưởng điều khiển cho các thi nêu nhanh tên các đồ dùng học tập.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc.
a) Mục tiêu: Nhận biết tên gọi của người, đồ vật, vật là từ.
b) Cách tiến hành: Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- GV treo 8 bức tranh lên bảng. Yêu cầu HS quan sát.

- Có 8 bức tranh với 8 từ theo thứ tự từ 1- 8. Hãy chỉ tay vào số thứ tự và đọc lên.
HD làm mẫu: 8 tranh gắn với 8 tên gọi. Hãy tìm tên gọi ứng với mỗi bức tranh. Ví dụ với
tranh 1 ta có tên gọi là trường. Vậy hãy tìm tên tương ứng và ghi vào VBT.( 2. Học sinh
3.Chạy 4. Cô giáo 5 Hoa hồng 6.Nhà 7. Xe đạp)
- HS nối tiếp nhau nêu KQ.
 Nhận xét. KL: Tên gọi của các vật, việc, người được gọi là từ.
Bài 2: Tìm các từ
a) Mục tiêu: HS biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập.
b) Cách tiến hành: Thảo luận nhóm 4
- Cho Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV nêu ví dụ về mỗi loại từ: Ví dụ: Đồ dùng học tập: thước… Hoạt động của HS như đọc
bài,… Chỉ tính nết HS như ngoan …
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn tìm các từ theo y/c của đề bài và ghi KQ vào phiếu.
- Đại diện các nhóm chia sẻ KQ trước lớp.


 Nhận xét, tuyên dương. Chốt: Cần tìm từ cho phù hợp với từng chủ đề
Bài 3: HS làm việc cá nhânChia sẻ nhóm đôiChia sẻ trước lớp.
- GV treo tranh lên bảng. Yêu cầu HS quan sát nhận xét và nói một câu về nội dung tranh.
- HS trao đổi nhóm đôi đặt câu cho mỗi tranh.
- HS chia sẻ KQ trước lớp  GV uốn nắn, sửa sai:.. Cho Hs viết câu vừa đặt vào vở.
Tranh 1: Hà và các bạn đi dạo giữa vườn hoa. Tranh 2: Hà thích thú ngắm đoá hồng.
- Trực tiếp hướng dẫn em Hân, Tuyến, Bình, Dung cách làm.
Kết luận: Tên gọi của các vật, việc, người được gọi là từ. Ta dùng từ để đặt thành câu.
3. Các hoạt động tiếp nối:
- Cho HS nối tiếp nhau đặt câu dựa vào hoạt động của các bạn trên lớp.
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài: Từ ngữ về học tập.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------------------------THỦ CÔNG
Gấp tên lửa (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết cách gấp tên lửa; gấp được tên lửa, các nếp gấp tương đối thẳng,
phẳng.
Với HS khéo tay, các nếp gấp thẳng, phẳng, tên lửa sử dụng được. HS M1bước đầu biết cách
gấp tên lửa.
2.Kỹ năng: Rèn luyện đôi tay khéo léo, gấp đẹp.
3.Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ; hứng thú và yêu thích gấp hình.
- Rèn cho HS năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Mẫu tên lửa to. Quy trình gấp tên lửa, giấy màu, giấy nháp.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Bắn tên”
- Lớp trưởng điều khiển cho các thi nêu nhanh tên các đồ chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
a) Mục tiêu: Hs mô tả được hình dạng của tên lửa.
b) Cách tiến hành: GV cho HS quan sát mẫu tên lửa, đặt câu hỏi; HS động não trả lời.
- GV đưa mẫu tên lửa; vấn đáp: + Tên lửa có hình dạng gì?( Dài giống mũi tên.)
+ Tên lửa có màu gì? (Màu đỏ)
- GV mở từ từ mẫu tên lửa ra và hỏi: Tên lửa được gấp từ tờ giấy hình gì? (Hình chữ nhật)
Chốt: Tên lửa được gấp từ tờ giấy hình chữ nhật, gồm có 2 phần: phần thân và phần mũi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp

a) Mục tiêu: Hs nắm được cách gấp và biết gấp tên lửa.


b) Cách tiến hành: GV thao tác mẫu từng bước (vừa làm vừa kết hợp giảng giải). HS thao tác
theo. Gấp tên lửa được tiến hành theo 2 bước:
* Bước 1: Tạo thân và mũi tên lửa:
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy
đường dấu giữa (H1).
- Mở tờ giấy ra, gấp theo đường dấu giữa sao cho 2 mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu
giữa (H2).
- Gấp theo đường dấu gấp ở H2 sao cho 2 mép bên sát vào đường dấu giữa (H3).
- Gấp theo đường dấu gấp ở H3 sao cho 2 mép bên sát đường dấu giữa (H4).
* Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng:
- Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa, ta được tên lửa (H5)
- Để phóng tên lửa, ta cầm vào nếp gấp giữa, cho 2 cánh tên lửa ngang ra (H6) và phóng tên
lửa theo hướng chếch lên không trung.
3.Thực hành.Thực hành gấp nháp
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng gấp nháp GV nhận xét, uốn nắn những chỗ còn sai sót.
- GV tổ chức cho cả lớp gấp nháp  GV theo dõi, giúp đỡ HS mức 1,2.
Lưu ý: - Khi gấp vuốt các nếp phẳng.
- Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành gấp hình giấy.
4. Các hoạt động tiếp nối:
- HD HS tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ …để gấp theo kích thước khác nhau.
 Nhận xét tiết học.Về thực hành gấp nhiều lần cho thành thạo.Chuẩn bị: Gấp tên lửa (tiết
2)
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------------Buổi chiều

THỂ DỤC
(GVchuyên dạy)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2018
Buổi sáng:
TOÁN

Tiết 4: Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cộng nhẩm số tròn chục có 2 chữ số. Biết tên gọi TP và KQ của phép
cộng. Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài
toán có 1phép cộng. BTcần hoàn thành: 1, 2 (cột 2), 3(a,c),4. HS M4 hoàn thành hết các BT.
2.Kỹ năng: Gọi tên các thành phần của phép cộng, làm tính nhanh, đúng, chính xác.
3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
- Rèn cho HS năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK, VBT.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- PP: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.


- KT: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút, chúng em biết 3.
- HT: Cá nhân nhóm, cả lớp.
1. Khởi động: Trò chơi “ Bắn tên”
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn thi nêu tên gọi, thành phần và kết quả của phép cộng.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1(cột 2). Tính. Làm việc cá nhân.
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm.

- HS thực hành làm vào bảng con. 3 HS lên bảng.
- GV nhận xét - chỉnh sửa. Lưu ý: Cách đặt tính và thực hiện.
- Khuyến khích HS Mức 3,4 làm hết bài.
Bài 2(cột 2). Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm bài.
- HS thi đua nêu nhanh kết quả. Củng cố cách cộng nhẩm số tròn chục.
- Khuyến khích HS Mức 3,4 làm hết bài.
Bài 3(a,c). Đặt tính rồi tính tổng.
- HS nêu yêu cầu của bài, trao đổi nhóm đôi chỉ ra số hạng thứ nhất, số hạng thứ hai và thống
nhất cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Cho HS làm vào vở - Đổi bài cho bạn kiểm tra lẫn nhau.
- GV trực tiếp hướng dẫn em Hân, Tuyến, Vân Dung cách làm.
- Chốt lại cách đặt tính và thực hiện: Viết số thứ nhất, rồi viết số thứ 2 sao cho thẳng cột, viết
dấu cộng, kẻ vạch ngang dưới 2 số, tính từ phải sang trái.
- Khuyến khích HS Mức 3,4 làm hết bài.
Bài 4. Làm việc nhóm đôi.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi: đọc bài toán, nêu tóm tắt bài toán, thống nhất câu trả lời và
phép tính.
- Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.
- Cho HS làm vào vở, 1 em lên bảng trình bày bài giải:
Số học sinh có tất cả là:
25 + 32 = 57 (học sinh)
Đáp số: 57 học sinh
- Trực tiếp hướng dẫn em Đức Bình, Vân Dung, Cao Hân làm bài.
- Lưu ý: Cách trình bày bài giải.
3. Các hoạt động tiếp nối: Cho HS chơi trò chơi “ Thi nói đúng, nói nhanh.”
- GVđưa các tờ bìa có các phép tính+, HS nêu nhanh tên gọi thành phần,KQ của phép tính đó.
- Nhận xét, dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài: Đề xi mét.
ĐIỀU CHỈNH:


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
-------------------------------------------------------------------------TIẾNG ANH
(GV chuyên dạy)
--------------------------------------------------------------------------CHÍNH TẢ


Ngày hôm qua đâu rồi?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi? trình bày đúng
hình thức bài thơ 5 chữ. Làm được bàt tập 3,4, BT 2(a).
2. Kỹ năng: Rèn cho HS cách trình bày 1 khổ thơ (chữ đầu câu viết hoa và lùi vào 3ô).
3. Thái độ: Yêu thích môn học, thích viết chữ đẹp.Giáo dục HS tính cẩn thận, rèn chữ giữ
vở.
- Rèn cho HS năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK, VBT.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Lớp chúng mình đoàn kết”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hướng dẫn nghe viết:
a) Mục tiêu: HS nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng khổ thơ.
b) Cách tiến hành:
- GV đọc bài. 1-2 HS đọc lại bài.
- Vấn đáp: + Khổ thơ này là lời của ai nói với ai?
+ Bố nói với con điều gì? Khổ thơ có mấy dòng?

- HS trao đổi cặp đôi tìm những từ dễ viết sai (vở hồng, chăm chỉ, vẫn còn....)
- GV cho HS viết từ khó vào bảng con  Nhận xét  HS đọc lại toàn bộ từ khó viết.
- GV đọc lại bài viết, nhắc nhở cách trình bày Đối với loại thơ 5 chữ này ta sẽ viết từ ô thứ
3 tính từ lề đỏ và chữ cái đầu mỗi dòng ta phải viết hoa.
- GV đọc cho HS viết: GV đọc thong thả, mỗi dòng đọc 3 lần.
- GV theo dõi, kiểm tra, uốn nắn những HS mức 1 viết còn lúng túng.
- GV đọc soát lỗi  GV thu vở chấm, nhận xét.
- Cho HS chữa lỗi sai
3. Luyện tập - thực hành.
a) Mục tiêu: HS nắm vững quy tắc chính tả l/n.
b) Cách tiến hành:
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l/n?
- GV tổ chức trò chơi tiếp sức. Mỗi tổ chọn 4 bạn, mỗi bạn điền 1 chữ → Đội nào xong trước
và đúng thì thắng.
- Củng cố quy tắc viết l/n. Khuyến khích HS Mức 3,4 làm hết bài.
Bài 3: Gäi HS đọc yêu cầu
- HS làm việc cá nhânChia sẻ kết quả với bạn bên cạnh.
- Gọi HS trình bày - Nhận xét, chữa bài.
- GV xóa bảng từng cột để HS đọc thuộc bảng chữ cái.
- GV tổ chức cho HS thi đua đọc thuộc. Nhận xét, tuyên dương.


3. Hoạt động nối tiếp:
 Nhận xét, tuyên dương HS viết đúng, đẹp.
- Chuẩn bị bài: Phần thưởng
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------------------------------TẬP VIẾT


Chữ hoa A
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Viết đúng chữ hoa A(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng;
Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em hòa thuận (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối
đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ
ghi tiếng. HS M3,4 viết đúng và đủ các dòng (ở lớp) và bài chữ nghiêng. HS M1 chỉ cần viết
được chữ hoa A.
2.Kỹ năng: Rèn KN viết sạch, đẹp; tính cẩn thận, óc thẩm mỹ.
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở.
- Rèn cho HS năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ A, bảng phụ ghi câu ứng dụng. Bảng con, vở.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Bắn tên”
- Lớp trưởng điều khiển cho các thi nêu nhanh tên các đồ chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ A hoa
a) Mục tiêu: Hs nhận biết được độ cao con chữ và cách viết chữ hoa A.
b) Cách tiến hành: GV cho HS quan sát mẫu chữ, đặt câu hỏi; HS động não trả lời.
- GV đính chữ mẫu; vấn đáp: + Chữ A này cao mấy ly? Mấy đường kẻ ngang?
+ Có mấy nét?
 Chữ A có 3 nét, nét 1 giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng
sang phải. Nét 2 là nét móc ngược trái. Nét 3 là nét lượn ngang.
- Hướng dẫn cách viết: GV vừa nhắc lại vừa viết mẫu.

Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên nghiêng về bên phải,
lượn ở phía trên dừng bút ở đường kẻ 6.
Nét 2:Từ điểm dừng bútở nét1,chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải dừngở đườngkẻ3.
Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang.
- GV yêu cầu HS viết bảng con. GV theo dõi, uốn nắn hỗ trợ HS mức 1.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a) Mục tiêu: Hs nhận biết được độ cao con chữ và cách viết câu ứng dụng.
b) Cách tiến hành: GV cho HS đọc câu ứng dụng, đặt câu hỏi; HS động não trả lời.


+ Cụm từ này có nghĩa gì?( khuyên ta, anh em trong nhà phải biết yêu thương nhau.)
+ Những con chữ nào cao2,5 ly? Những con chữ nào cao1,5 ly? Những con chữ nào cao 1 ly?
- Khoảng cách giữa các chữ trong cùng 1 cụm từ là 1 con chữ o.
- Chú ý cách nối nét ở nét cuối của chữ A nối sang nét đầu của chữ n và con chữ h. Cách nối
nét của chữ em, thuận, vần oa.
- Trong tiếng thuận, dấu nặng đặt ở đâu? Trong tiếng hoà, dấu huyền đặt ở đâu?
- GV hướng dẫn HS viết chữ Anh. GV viết mẫu cụm từ ứng dụng.
- Yêu cầu HS viết bảng con từ Anh.  Nhận xét chú ý uốn nắn HS mức 1.
Hoạt động3: Thực hành viết bài
- GV nhắc cho HS tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- GV yêu cầu HS viết vào vở; GV theo dõi, hỗ trợ HS mức 1 GV thu vở, nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp: GV y/c HS tìm trong lớp mình những đồ vật nào trong đó có chữ a.
 Nhận xét, tuyên dương HS viết đúng, đẹp. Chuẩn bị bài: Chữ hoa: B.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2018

Buổi sáng:
TẬP LÀM VĂN

Tự giới thiệu. Câu và bài
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân (BT1); nói lại một vài
thông tin được biết về một người bạn (BT2). HS M1bước đầu biết nghe và trả lời đúng những
câu hỏi về bản thân. HS M3,4 bước đầu kể lại nội dung của 4 bức tranh thành 1 câu chuyện.
2. Kỹ năng: Rèn KN nghe - nói
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
- Rèn cho HS năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ
ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi ở bài tập1, tranh minh hoạ bài tập 3.
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt và trả lời câu hỏi.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Lớp chúng mình rất rất vui”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới: Tự giới thiệu. Câu và bài.
Bài 1: Trả lời câu hỏi
a) Mục tiêu: Hs nhận biết lắng nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân.
b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhânChia sẻ nhóm đôiChia sẻ trước lớp.
- GV treo bảng phụ. HS đọc yêu cầu và nội dung các câu hỏi.
- HS trao đổi nhóm đôi: hỏi đáp về nội dung các câu hỏi trong bài.
- GV theo dõi, hỗ trợ các cặp lúng túng.



- GV mời từ 8 -10 cặp chia sẻ trước lớp.  Nhận xét cách thể hiện của các cặp.
 Bản thân tự giới thiệu: tên tuổi, quê quán, học lớp nào, trường nào, sở thích.
Bài 2: Nói lại những điều em biết về một bạn
a) Mục tiêu: Hs nói lại một vài thông tin được biết về một người bạn trong lớp.
b) Cách tiến hành:
- Dựa vào những điều HS đã được nghe bạn tự giới thiệu ở bài tập 1, GV yêu cầu HS M3,4
đứng lên nói lại những điều mình biết về một bạn trong lớp theo những câu hỏi gợi ý.
- HS trình bày trước lớp GV nhận xét, đánh giá, uốn nắn cách giới thiệu tự nhiên, ngôn ngữ
rõ ràng, mạch lạc.
 Biết giới thiệu về bạn chính xác, đầy đủ với thái độ tôn trọng.
Bài 3: Kể lại nội dung mỗi tranh bằng 1 - 2 câu tạo thành một câu chuyện.
- Với bài tập này, GV chỉ yêu cầu HS nhắc lại nội dung tranh 1 và 2 đã học. Còn tranh 3 và 4
thì ứng vói mỗi bức tranh thì yêu cầu HS dùng 1 - 2 câu để nêu lên nội dung của tranh.
+ Tranh 3: Nhìn bông hoa đẹp bạn gái đã có suy nghĩ gì?
+ Tranh 4: Khi thấy bạn gái ngắt hoa, bạn nam đã làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài dựa vào nội dung tranh.
- GV yêu cầu HS liên kết nội dung các bức tranh thành 1 đoạn văn.
- Trực tiếp hướng dẫn em Đức Bình, Vân Dung, Cao Hân làm bài.
 KL: Dùng các từ để đặt thành câu, kể một sự việc. Dùng một số câu để tạo thành bài, kể
một câu chuyện.
GDKNS:
3. Hoạt động nối tiếp:
- Khi mới quen một bạn, em giới thiệu với bạn như thế nào?
 Nhận xét tiết học, dặn ôn bài và chuẩn bị bài: Chào hỏi. Tự giới thiệu.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------------------------------THỂ DỤC
(GV chuyên dạy)

-----------------------------------------------------------------------------TOÁN

Tiết 5: Đề - xi - mét
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết đề-xi-mét là một đơn vị độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa
dm và cm; ghi nhớ 1dm = 10cm. Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài
đọan thẳng trong trường hợp đơn giản; trường hợp phép cộng (trừ) các số đo độ dài có đơn vị
đo đề - xi – mét.
2.Kỹ năng: Rèn KN nhận biết, làm tính +, - số đo độ dài nhanh, đúng, chính xác.
3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
- Rèn cho HS năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.
II. Đồ dùng dạy học - dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
1. Đồ dùng dạy học: Băng giấy có chiều dài 10 cm. Các thước thẳng dài 2 dm có vạch cm
2. Dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức.
- PP: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.


- KT: Đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút, chúng em biết 3.
- HT: Cá nhân nhóm, cả lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Ai nhanh hơn?”
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn xếp các thẻ ghi số theo thứ tự từ lớn dần.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới: Giới thiệu đề xi mét
a) Mục tiêu: HS nắm được tên gọi, kí hiệu mối quan hệ giữa đề xi mét và xăng ti mét.
b) Cách tiến hành: Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp, động não.
- GV phát băng giấy, yêu cầu HS đo và TLCH: Băng giấy dài bao nhiêu cm?
- 10cm còn gọi là 1dm.
GV viết: 10cm = 1dm.
Đêximet viết tắt là dm.

- Vậy hãy nói trên tay em tờ giấy dài bao nhiêu dm?
- Vậy 1dm bằng bao nhiêu cm? GV ghi : 1dm = 10cm.
- Yêu cầu HS chỉ ra trên thước mình đoạn thẳng có độ dài 1dm.
- GV đưa băng giấy dài 20cm, y/c HS đo xem dài bao nhiêu cm? 20cm còn gọi là gì? (2dm)
- Yêu cầu HS vẽ ra giấy đoạn thẳng có độ dài 30 cm  2dm = 20cm; 3dm = 30cm.
Kết luận: Đêximét được viết tắt là dm.
10cm = 1dm.
1dm = 10cm.
3. Thực hành kĩ năng.
a) Mục tiêu: Rèn KN nhận biết, so sánh và làm tính +, - số đo độ dài nhanh, đúng, chính xác.
b) Cách tiến hành: PP quan sát, vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
Bài 1: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Cho HS quan sát so sánh trực tiếp độ dài của đoạn thẳng AB hoặc CD với độ dài 1dm.
- Yêu cầu HS làm bài. GV trực tiếp hướng dẫn em Hân, Tuyến, Vân Dung cách làm.
- Cho HS chia sẻ nhóm đôiChia sẻ trước lớp.
a) AB > 1 dm ; CD < 1 dm.
b) AB > CD ; CD < AB.
- GV trực tiếp hướng dẫn em Hân, Tuyến, Vân Dung cách làm.
Bài 2: Tính
- HS nêu yêu cầu của bài, trao đổi nhóm đôi thống nhất cách làm.
- Cho HS làm vào vở. GV trực tiếp hướng dẫn em Hân, Tuyến, Vân Dung cách làm.
- Đổi bài cho bạn kiểm tra lẫn nhau. 3dm + 2dm = 5dm
16dm - 2dm = 14dm
9dm + 10dm = 19dm
35dm - 3dm = 32dm
Lưu ý: Viết thêm đơn vị đo độ dài sau kết quả.
Bài 3: Khuyến khích HS M3,4 làm bài.
4. Các hoạt động tiếp nối:
- GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhà đo đạc”. Luật chơi, mỗi đội cử ra 3 bạn, mỗi bạn chọn

băng giấy để đo chiều dài. Sau đó dán băng giấy lên và ghi số đo dưới băng giấy đó với đơn
vị là cm và dm. Đội nào làm đúng thì thắng.
 Nhận xét dặn về tập đo độ dài và chuẩn bị bài: Luyện tập.
ĐIỀU CHỈNH:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


------------------------------------------------------------------------SINH HOẠT

Ổn định tổ chức lớp
I.MỤC TIÊU:
- Kiện toàn tổ chức lớp.
- HS nắm vững, ghi nhớ và thực hiện đúng nội quy lớp, trường
II. TIẾN HÀNH

1. Sắp xếp chỗ ngồi, phân tổ.
2. Kiện toàn tổ chức lớp: bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng.
3. Học nội quy lớp:
- Đi học đều, đúng giờ(đến trước 15 phút để truy bài); mặc đúng trang phục; nghỉ học phải có
giấy xin phép của bố mẹ.
- Có đầy đủ SGK, ĐD học tập. Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Trong giờ học chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, không nói chuyện,
làm việc riêng trong giờ học.
- Luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Có ý thức giữ gìn VS cá nhân, VS trường lớp xanh - sạch - đẹp.
4. Phương hướng tuần 2:
* Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.

- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
* Học tập:
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Thi đua học tốt, xây dựng nhóm truy bài hiệu quả, đôi bạn cùng tiến.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
* Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
* Hoạt động khác:
- Phát động cuộc thi kể chuyện và làm theo tấm gương đạo đức HCM (vào các tiết sinh hoạt
cuối tuần); thi đua giữ VS - viết chữ đẹp; phát động phong trào xây dựng THTT - HSTC,…
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------



×