BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HỌC VIÊN: LÊ THỊ MAI
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI
CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2015
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Lâm Quốc Hùng
2. GS.TS. Hà Duyên Tư
Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung thực hiện và kết quả nghiên cứu trong Luận
văn này là trung thực.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong Luận văn từ các nguồn tài liệu tham
khảo đáng tin cậy.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Người viết luận văn
Lê Thị Mai
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp được thực hiện dựa trên kết quả điều tra thực địa tại các
địa điểm nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực
hiện tại Labo Hóa – Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia dưới
sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Lâm Quốc Hùng – Trưởng phòng Giám sát ngộ độc
thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm và GS.TS. Hà Duyên Tư – Nguyên hiệu trưởng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Với lòng kiń h tro ̣ng và biế t ơn sâu sắ c, tôi xin đươ ̣c bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới TS. Lâm Quốc Hùng, GS.TS. Hà Duyên Tư, là những người thầy, người
hướng dẫn luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Anh, Chị, Em và các Bạn đồng nghiệp tại Chi
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội, Trung tâm Y tế dự phòng 12
quận/huyện tôi nghiên cứu đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực địa. Tôi xin
chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực
phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình tôi học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tập thể lãnh đạo Cục An toàn
thực phẩm, lãnh đạo Phòng và Anh, Chị, Em Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm,
nơi tôi đang công tác và toàn thể các Anh Chị/cán bộ, nhân viên tại Labo Hóa Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người luôn theo sát
chăm lo, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ATTP
An toàn thực phẩm
ATVSTP
An toàn vệ sinh thực phẩm
ANVISA
Cơ quan giám sát vệ sinh
BCT
Bộ Công Thương
BNNPTNT
Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn
BVSK
Bảo vệ sức khỏe
BYT
Bộ Y tế
cGMP
Thực hành sản xuất tốt hiện hành
EFSA
Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu
FDA
Luật thực phẩm dược phẩm và mỹ phẩm tại Mỹ
FSANZ
Quy chế quản lý an toàn thực phẩm của Newzealand và Australia
FSSA
Luật An toàn và tiêu chuẩn thực phẩm
FUFOSE
Ủy ban châu âu hành động về thực phẩm chức năng
GMP
Thực hành sản xuất tốt
GMP –WHO
GMP của WHO
GMP- EU
GMP của EU
NHANES
Kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng Quốc gia
HNKH
Hội nghị khoa học
NĐTP
Ngộ độc thực phẩm
NĐ – CP
Nghị định Chính phủ.
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TPBS
Thực phẩm bổ sung
TPCN
Thực phẩm chức năng
TSBTNM-M
Tổng số bào tử nấm men –mốc
WHO
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................... 3
1.1. Thực phẩm, an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm .................................. 3
1.1.1. Thực phẩm ................................................................................................ 3
1.1.2. An toàn thực phẩm .................................................................................... 4
1.1.3. Ngộ độc thực phẩm .................................................................................. 8
1.2. Một số định nghĩa thực phẩm......................................................................... 10
1.2.1. Thực phẩm .............................................................................................. 10
1.2.2. Thực phẩm chức năng ............................................................................. 11
1.2.3. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng ............................................ 11
1.3. Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm
bổ sung
................................................................................................ 12
1.3.1. Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung14
1.3.2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiế p với thực phẩm.... 15
1.3.3. Điều kiện về nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm và bao bì chứa đựng thực phẩm .............................................. 16
1.3.4. Điều kiện về con người .......................................................................... 16
1.4. Quy định về chất lượng của thực phẩm bổ sung ............................................ 18
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bổ sung trên Thế giới và Việt Nam19
1.5.1. Trên Thế giới ........................................................................................... 19
1.5.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 25
1.6. Một số quy trình sản xuất thực phẩm bổ sung ............................................... 26
1.6.1. Quy trình sản xuất thực phẩm bổ sung dạng bột..................................... 27
1.6.2. Quy trình sản xuất thực phẩm bổ sung dạng lỏng................................... 28
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 29
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................... 29
2.1.1. Đối tượng: ............................................................................................... 29
2.1.2. Địa điểm .................................................................................................. 29
2.1.3. Thời gian ................................................................................................. 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 29
2.2.1. Khảo sát, mô tả thực trạng ...................................................................... 29
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin .............................................. 30
2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................... 31
2.3. Kỹ thuật, vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 33
3.1. Thông tin chung về về cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung ............................ 33
3.1.1. Loại hình sản phẩm của cơ sở ................................................................. 33
3.1.2. Quy mô của các cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung ............................... 34
3.1.3. Nguồn nước đầu vào của các cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung: .......... 34
3.1.4. Về quy trình sản xuất thực phẩm bổ sung ............................................... 35
3.1.5. Về thông tin an toàn thực phẩm .............................................................. 41
3.2. Điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung ........... 41
3.2.1. Điều kiện về hồ sơ, giấy tờ: .................................................................... 41
3.2.2. Về điều kiện vệ sinh cơ sở ..................................................................... 43
3.2.3. Về điều kiện bảo quản trong sản xuất ..................................................... 45
3.2.4. Về điều kiện trang thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm bổ sung .......... 46
3.2.5. Về điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ............................................ 47
3.2.6. Về điều kiện vệ sinh cá nhân của người trực tiếp sản xuất ..................... 48
3.2.7 Đánh giá chung về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản
xuất thực phẩm bổ sung ................................................................................... 49
3.3. Đánh giá kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người sản
xuất, kinh doanh thực phẩm bổ sung ................................................................... 50
3.3.1. Về kiến thức an toàn thực phẩm trong sản xuất ...................................... 50
3.3.2. Đánh giá thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất .......... 51
3.4. Thực trạng về ô nhiễm sản phẩm ................................................................... 52
3.4.1. Mức độ ô nhiễm vi sinh vật..................................................................... 52
3.4.2. Mức độ ô nhiễm kim loại ........................................................................ 53
3.4.3. Chỉ tiêu về chất lượng ............................................................................ 53
3.5. Một số yếu tố liên quan đến điều kiện vệ sinh cơ sở ..................................... 54
3.5.1. Mối liên quan giữa kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở với
điều kiện vệ sinh cơ sở ...................................................................................... 54
3.5.2 Mối liên quan giữa thực hành về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở với
điều kiện chung về an toàn thực phẩm tại cơ sở ............................................... 58
3.5.3. Mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh cơ sở và chất lượng sản phẩm ....... 60
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................... 62
1. Kết luận
................................................................................................ 62
2. Khuyến nghị
................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 65
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 68
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong TPBS ........................................... 18
Bảng 1.2: Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong TPBS ........................................... 19
Bảng 1.3: Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong TPBS ................................................ 19
Bảng 3.1: Quy mô của các cơ sở sản xuất TPBS (n=30) .......................................... 34
Bảng 3.2: Nguyên liệu chính của thực phẩm bổ sung .............................................. 36
Bảng 3.3: Sử dụng nước trong sản xuất TPBS ......................................................... 37
Bảng 3.4: Điều kiện bảo quản của nguyên liệu chính............................................... 38
Bảng 3.5: Nguyên liệu chính được bổ sung vào TPBS............................................. 38
Bảng 3.6: Giai đoạn đưa nguyên liệu chính (hoạt chất) vào quy trình sản xuất ....... 39
Bảng 3.7: Biện pháp thanh trùng trong quá trình sản xuất ....................................... 39
Bảng 3.8: Hồ sơ, giấy tờ của các cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung ....................... 42
Bảng 3.9: Đánh giá điều kiện về hồ sơ, giấy tờ chung ............................................. 42
Bảng 3.10: Điều kiện vệ sinh cơ sở .......................................................................... 43
Bảng 3.11: Đánh giá điều kiện vệ sinh cơ sở ............................................................ 44
Bảng 3.12: Điều kiện bảo quản trong sản xuất ......................................................... 45
Bảng 3.13: Đánh giá điều kiện bảo quản thực phẩm ................................................ 45
Bảng 3.14: Yêu cầu về điều kiện trang thiết bị, dụng cụ sản xuất TPBS ................. 46
Bảng 3.15: Đánh giá điều kiện trang thiết bị, dụng cụ sản xuất TPBS ..................... 46
Bảng 3.16: Điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ ................................................ 47
Bảng 3.17: Đánh giá điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ ................................. 48
Bảng 3.18: Điều kiện vệ sinh cá nhân của người trực tiếp sản xuất ......................... 48
Bảng 3.19: Đánh giá điều kiện vệ sinh cá nhân của người trực tiếp sản xuất .......... 49
Bảng 3.20: Đánh giá chung về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất .... 49
Bảng 3.2: Tỷ lệ công nhân trả lời đúng về an toàn thực phẩm ................................. 50
Bảng 3.22: Thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của công nhân trong hoạt động
sản xuất TPBS ........................................................................................................... 51
Bảng 3.23: Đánh giá chung theo từng chỉ tiêu vi sinh vật ........................................ 52
Bảng 3.24: Mức độ ô nhiễm chì ................................................................................ 53
Bảng 3.25: Chỉ tiêu về chất lượng............................................................................. 53
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở với
việc cơ sở tuân thủ các quy định về hồ sơ, giấy tờ an toàn thực phẩm (n=30) ......... 55
Bảng 3.27: Mối liên quan giữa kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở với
điều kiện vệ sinh tại cơ sở (n=30) ............................................................................. 55
Bảng 3.28: Mối liên quan giữa kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở với
điều kiện bảo quản thực phẩm trong sản xuất ........................................................... 56
Bảng 3.29: Mối liên quan giữa kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở với
điều kiện vệ sinh trang thiết bị dụng cụ .................................................................... 57
Bảng 3.30: Mối liên quan giữa kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở với
điều kiện vệ sinh cá nhân .......................................................................................... 58
Bảng 3.31: Mối liên quan giữa thực hành về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở với
hồ sơ, giấy tờ an toàn thực phẩm tại cơ sở ................................................................ 58
Bảng 3.32: Mối liên quan giữa thực hành về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở với
điều kiện vệ sinh tại cơ sở ......................................................................................... 59
Bảng 3.33: Mối liên quan giữa thực hành về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở với vệ
sinh cá nhân tại cơ sở ................................................................................................ 59
Bảng 3.34: Mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh cơ sở và chỉ tiêu vi sinh vật ........ 60
Bảng 3.35: Mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh cơ sở và chỉ tiêu DHA ................ 60
Bảng 3.36: Mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh cơ sở và chỉ tiêu protein .............. 61
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:Lượng tiêu thụ TPBS tại Mỹ...................................................................... 22
Hình 1.2: Sử dụng Vitamin/khoáng chất theo lứa tuổi, NHANES 2003-2006......... 23
Hình 1.3: Nghiên cứu sử dụng thực phẩm bố sung từ 2 tuổi trở lên, 2011-2012 ..... 24
Hình 3.1:Thông tin chung về loại hình sản phẩm của cơ sở ..................................... 33
Hình 3.2: Nguồn nước đầu vào của các cơ sở sản xuất ............................................ 34
Hình 3.3: Dạng nguyên liệu của thực phẩm bổ sung ................................................ 35
Hình 3.4: Điều kiện bảo quản thành phẩm (n=138).................................................. 40
Hình 3.5: Thông tin về an toàn thực phẩm................................................................ 41
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Cùng với đời sống,
dân trí ngày càng nâng cao thì người dân cũng ngày càng có ý thức nhiều hơn với sức
khỏe của mình. Bên cạnh việc ăn uống hàng ngày thì theo nhiều chuyên gia cho rằng
nhu cầu bổ sung thực phẩm bổ sung (TPBS) giàu vitamin tất yếu sẽ trở thành xu
hướng tương lai; vì bên cạnh bổ sung các chất dinh dưỡng thì đây cũng là nguồn
“vacxin” phòng những bệnh mạn tính không lây, giúp hỗ trợ chức năng bộ phận trong
cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng giảm bớt các nguy cơ bệnh tật.
Năm 1999, thực phẩm chức năng (TPCN) từ các nước bắt đầu nhập khẩu
chính thức vào Việt Nam. Năm 2005 Việt Nam có 01 cơ sở sản xuất TPCN đầu
tiên. Tính đến cuối năm 2012, cả nước có sự góp mặt của 1.781 doanh nghiệp tham
gia sản xuất, kinh doanh TPCN. Theo số liệu thống kê của Cục An toàn thực phẩm
những năm gần đây số lượng cơ sở sản xuất TPBS tăng đáng kể, cụ thể năm 2012
có 41 cơ sở sản xuất; năm 2013 có 72 cơ sở sản xuất; năm 2014 có 74 cơ sở sản
xuất. Thành phố Hà Nội là thành phố lớn nhất và có tốc độ phát triển và đô thị hóa
nhanh nhất. Tại đây, nhu cầu sử dụng TPBS là rất lớn. Vì vậy, riêng địa bàn thành
phố Hà Nội số lượng cơ sở sản xuất TPBS từ năm 2012-2014 đã có 87 cơ sở sản
xuất TPBS cụ thể năm 2012: 21 cơ sở, năm 2013: 34 cơ sở, năm 2014: 31 cơ sở.
Đây là số lượng cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm thống kê được trong thời gian qua. Tuy
nhiên không phải những cơ sở được cấp giấy chứng nhận là đã tuyệt đối an toàn, vẫn
có những cơ sở qua kiểm tra phát hiện vi phạm như công nhân không có đồng phục;
nhà xưởng, quy trình sản xuất vẫn chưa đảm bảo đầy đủ các tiêu chí theo quy định.
Câu hỏi cần đặt ra là điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất
TPBS này như thế nào? Chất lượng sản phẩm có đảm bảo không? Sản phẩm đưa ra
thị trường có thực hiện theo đúng bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm về chỉ tiêu và
mức độ công bố hay không?
1
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung vi chất
trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015”.
Mục tiêu nghiên cứu
(1) Đánh giá thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm và kiến thức – thực
hành bảo đảm an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất tại một
số cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(2) Mô tả một số chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu hóa học và an toàn thực phẩm
đối với sản phẩm thực phẩm bổ sung.
(3) Mô tả một số yếu tố liên quan đến điều kiện an toàn thực phẩm đối với
cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung.
2
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Thực phẩm, an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm
1.1.1. Thực phẩm
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã
qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và
các chất sử dụng như dược phẩm [17].
Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbonhydrat (tinh bột), lipid
(chất béo), protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì
các hoạt động sống của cơ thể.
Có nhiều cách phân loại thực phẩm: phân loại thực phẩm theo nguồn gốc:
thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đối với thực
phẩm có nguồn gốc động vật lại được chia thành trên cạn, dưới nước và trên trời.
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị.
Phân loại theo mức độ quan trọng của chúng trong các bữa ăn hàng ngày như
thực phẩm chính, thực phẩm phụ. Thức ăn chính chủ yếu là tinh bột như lúa, ngô,
sắn, bột mỳ, khoai tây… thức ăn phụ là các loại trái cây, bánh kẹo, nước ngọt…
Ngoài ra còn phân loại là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến sẵn,
hay chia theo thực phẩm chay và thực phẩm mặn…
Xã hiện đại cho ra đời những loại thực phẩm tiện ích và dễ sử dụng mà vẫn
đảm bảo chất lượng dinh dưỡng như thực phẩm ăn liền, thực phẩm đóng hộp, thực
phẩm chức năng.
Thực phẩm được ăn, uống dưới nhiều dạng, dạng tươi sống tự nhiên như trái
cây, rau sống hoặc dưới dạng nấu chín như cơm, bánh mì, thịt, cá... và rất nhiều
thực phẩm sau các quá trình sơ chế, chế biến như thịt hộp, cá hộp, bánh kẹo, mứt...
Trong suốt quá trình từ sản xuất đến sử dụng, thực phẩm đều có thể có nguy cơ bị ô
nhiễm bởi các tác nhân sinh học, hoá học và vật lý nếu thực hành sản xuất, chế biến,
phân phối, vận chuyển, bảo quản không tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn. Khi
đó, thực phẩm có thể trở nên nguy hại đối với sức khoẻ con người và là nguyên
nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm [20].
3
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
1.1.2. An toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con người [17].
Thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi
con người mà còn ảnh hưởng đến nòi giống dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không
đảm bảo an toàn trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ
nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở
một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị
tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào
các tác nhân gây bệnh. Có 3 nhóm tác nhân gây mất an toàn thực phẩm:
Tác nhân sinh học: Vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút), ký sinh trùng (đơn bảo, đa
bào), côn trùng, nấm mốc…
Tác nhân hóa học: Các kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y,
các loại phụ gia không được phép sử dụng hoặc vượt quá giới hạn quy định, hóa
chất thôi nhiễm từ dụng cụ, bao bì chứa đựng thực phẩm…
Tác nhân vật lý: các tạp chất mảnh gỗ, thủy tinh, đá, sạn, phóng xạ…
Thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý
nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc
tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất,
chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa
các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu
chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều
hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các
bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe,
chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với
nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại
bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt
4
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác
như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra
từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội,
bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục
tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ
độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành
và sạch.
Một số nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm:
Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực như thực
phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị
nhiễm bẩn; Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ
sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian
cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử
dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.
Do quá trình chế biến không đúng: Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia
cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định. Dùng chất
phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm. Dùng chung dao
thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín. Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn
uống. Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa
tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em. Người
chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho
hoặc nhiễm trùng ngoài da. Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.
Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng: Dùng dụng cụ sành sứ, sắt
tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm. Để thức ăn
qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để
bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô
nhiễm. Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng tạo điều
kiện thuận lợi cho vi khuẩn vẫn phát triển.
5
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
Nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết
định số 20/QĐ-TTg ngày 4 tháng 1 năm 2012 Quyết định phê duyệt Chiến lược
quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Tại Chiến lược
quốc gia An toàn thực phẩm trên đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo:
Bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và
sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp
ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân.
Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, chú
trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên tiến
trong quản lý an toàn thực phẩm.
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu
sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội về giữ gìn
vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đồng thời đặt ra mục tiêu đến năm 2020: Về cơ bản, việc kiểm soát an toàn
thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu
quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng
yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Các mục tiêu chi tiết:
Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các
nhóm đối tượng.
Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Mục tiêu 3: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ
sở sản xuất, chế biến thực phẩm.
Mục tiêu 4: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ
sở kinh doanh thực phẩm.
Mục tiêu 5: Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính.
Đến năm 2030, công tác an toàn thực phẩm được quản lý một cách chủ động,
có hiệu quả dựa trên các bằng chứng và thực hiện kiểm soát theo chuỗi; 100%
6
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và người tiêu dùng
có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, chế
biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm.
Một số biên pháp bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm:
Cơ sở sản xuất thực phẩm cần đáp ứng yêu cầu về điều kiện chung bảo đảm
an toàn thực phẩm theo quy định của Thông tư số 15/2012/TT-BYT của Bộ Y tế.
Trong đó, phải đạt một số điều kiện vệ sinh sau:
Vị trí: Cơ sở phải bố trí cách xa các nguồn gây ô nhiễm bụi, khói, vùng chất
thải, vùng có thể phát sinh hơi độc và làm ô nhiễm nguồn nước.
Thiết kế: Phải đảm bảo nguyên tắc vừa phù hợp với trình tự của dây chuyền
công nghệ chế biến vừa được phân thành cac khu vực cách biệt từ khâu tập kết
nguyên liệu, đến sản phẩm cuối cùng để tránh ô nhiễm chéo giữa nguyên liệu, bán
thành phẩm và thành phẩm.
Cấu trúc: Kho xưởng, thiết bị phải được làm bằng nguyên vật liệu không
độc, không gây mùi lạ và không thôi nhiễm các chất độc hại vào thực phẩm, dễ
dàng làm sạch và khử khuẩn.
Có đầy đủ các thiết bị rửa tay, xà phòng, nước sạch rửa tay, khăn lau tay sử
dụng một lần hoặc máy sấy khô tay tại các vị trí cần thiết, thuận lợi trong khu vực
sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Bảo đảm vệ sinh nhà xưởng, nơi kinh
doanh sạch sẽ trước và sau khi sản xuất.
Các trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng cần làm sạch và được khử trùng thường
xuyên. Chỉ được sử dụng chất tẩy rửa và khử trùng được Bộ Y tế cho phép. Các tuân
thủ triệt để hướng dẫn sử dụng các hóa chất tẩy rửa do nhà sản xuất quy định.
Người sản xuất cần phải có đầy đủ các yêu cầu theo quy định: sức khỏe, vệ
sinh cá nhận và kiến thức về an toàn thực phẩm, trang bị bảo hộ lao động.
Đối với những thực phẩm bao gói sẵn cần lưu ý những thông tin ghi trên
nhãn sản phẩm:
Nhãn thực phẩm bao gói sẵn cần phải tuân thủ quy định pháp luật về ghi
nhãn hàng hóa. Trong đó, người tiêu dùng đặc biệt cần lưu ý các thông tin sau:
7
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
Tên hàng hóa không gây hiểu lầm về bản chất, công dụng sản phẩm.
Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc thương nhân chịu trách nhiệm về hàng
hóa, xuất xứ của hàng hóa thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm
của mình làm ra. Nếu không ghi chứng tỏ sản phẩm đó có thể có vấn đề hoặc thực
phẩm giả.
Thành phần cấu tạo; Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu cho biết chất lượng, giá trị
hàng hóa.
Cần xem định lượng để biết thực phẩm đó có đủ không
Ngày sản xuất; Hạn sử dụng để không mua phải thực phẩm đã quá hạn sử
dụng, không an toàn chất lượng suy giảm.
Hướng dẫn sử dụng, bảo quản, cảnh báo cho biết sử dụng đúng cách tránh
nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, tránh làm cho thực phẩm hư hỏng.
1.1.3. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô
nhiễm hoặc có chứa chất độc [17].
Thực phẩm bị ô nhiễm các tác nhận độc hại được đưa vào cơ thể người sử
dụng gây nên những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào các loại tác nhân, độc tính
của tác nhân, số lượng tác nhân và sức chịu đựng của cơ thể người sử dụng. Có rất
nhiều tác nhân gây NĐTP cho người tiêu dùng. Các tác nhân gây NĐTP đa số là
hóa chất và vi sinh vật gây độc.
Hóa chất gây độc: Chúng rất khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc hóa học, cơ
thể tác động sinh học nên biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bị NĐTP khác nhau.
Hóa chất gây độc có thể sẵn trong nguyên liệu thực phẩm, bền vững trong quá trình
chế biến; có thể xuất hiện trong quá trình chế biến thực phẩm; có thể vô tình rơi vào
trong quá trình chế biến; có thể do người sản xuât nguyên liệu, do người chế biến
chủ định cho vào trong quá trình chế biến nhằm mục đích nào đó; có thể xuất hiện
trong quá trình bảo quản thực phẩm… Các hóa chất độc hại gây ô nhiễm thực phẩm
thường bền vững với nhiệt độ, rất khó loại bỏ khỏi thực phẩm, khó bị phá hủy.
8
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
Khả năng gây độc hại của tác nhân hóa chất đối với nhóm đối tượng là khác
nhau, phụ thuộc vào độc tính của hóa chất, tổng lượng ăn vào và tình trạng của cơ
thể. Mức độ gây NĐTP liên quan đến số lượng tác nhân gây NĐTP được đưa vào
cơ thể người tiêu dùng, cơ địa của người tiêu dùng. Tổng liều gây NĐTP của tác
nhân hóa học phụ thuộc vào cân nặng của người sử dụng thực phẩm ô nhiễm đó.
Vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm…) gây độc: khả năng gây độc rất khác nhau về
nguồn gốc, đặc tính sinh học gây NĐTP cho người tiêu dùng. Có thể là do vi sinh
vật gây NĐTP xâm nhập từ bên ngoài xâm nhập vào thực phẩm trong tất cả các
công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Chúng gây NĐTP bằng độc
tố (nội độc tố hoặc ngoại độc tố hoặc cả hai).
Các loại thực phẩm có độc (nấm độc, thịt cóc, cá nóc…): Độc tố rất bền
vững với yếu tố nhiệt trong suốt quá trình chế biến thực phẩm.
Có 2 loại NĐTP: NĐTP cấp tính và NĐTP mạn tính.
NĐTP cấp tính: Là hội chứng bệnh lý cấp tính do ăn uống phải thực phẩm có
chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột (buồn nôn, nôn, ỉa chảy...)
và những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ra ngộ độc với những biểu hiện đặc
trưng của từng loại ngộ độc (tê lệt thần kinh, co giật, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần
hoàn, rối loạn vận động...). Tác nhân gây NĐTP có thể là chất độc hóa học (hóa chất
bảo vệ thực vật, kim loại nặng...), chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm (A xít
Cyan hydric (HCN), Saponin, Alcaloid...), do độc tố của vi sinh vật (vi khuẩn, virus,
ký sinh trùng,...), hoặc do chất độc sinh ra do thức ăn bị biến chất [6].
NĐTP mạn tính: Là hội chứng rối loạn cấu trúc và chức năng của tế bào, tổ
chức dẫn tới những hội chứng bệnh lý mạn tính hoặc các bệnh mạn tính do sự tích
lũy dần các chất độc bởi ăn uống [6].
Cơ chế phát sinh ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng liên quan mật thiết
giữa 3 yếu tố: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm – thực phẩm ô nhiễm tác nhân gây
ngộ độc thực phẩm – người tiêu dùng thực phẩm ô nhiễm tác nhân gây ngộ độc
thực phẩm. Nếu tồn tại cả 3 yếu tố trên thì ngộ độc thực phẩm chắc chắn sẽ xảy ra
trong cộng đồng. Nếu sử dụng các biện pháp can thiệp cắt đứt liên kết của 1 trong 3
9
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
yếu tố trên sẽ làm cho vụ ngộ độc thực phẩm không thể phát sinh trong cộng đồng.
Phòng chống ngộ độc thực phẩm tập trung vào việc thực hiện các biện pháp giảm
thiểu và làm gián đoạn mối liên kết của 3 yếu tố trên.
Nguyên tắc phòng chống ngộ độc thực phẩm: Kiểm soát sự ô nhiễm thực
phẩm toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, nhằm bảo đảm thực phẩm an toàn; Thông
tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hành tốt của cac đối tượng
về an toàn thực phẩm; Giám sát ngộ độc thực phẩm và phân tích nguy cơ ô nhiễm
thực phẩm nhằm phát hiện sớm nguy cơ ngộ độc thực phẩm; Điều tra, khác phục
nhanh chóng, hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động của ngộ độc thực phẩm tới sức
khỏe, tính mạng người tiêu dùng và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền
qua thực phẩm trong cộng đồng.
Các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm: Giám sát, phát hiện sớm
ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong cộng đồng (ca ngộ độc thực
phẩm lẻ tẻ, vụ ngộ độc thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm) cảnh báo sớm cho
cơ quan chức năng, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; Điều tra dịch tễ
học ngộ độc thực phẩm theo quy định để xác định cơ sở nguyên nhân, bữa ăn
nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và nguyên nhân nhanh chóng và chính xác; Truy
nguyên nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm, xử lý triệt để thực phẩm gây
ngộ độc thực phảm và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm; Cấp cứu, điều trị sớm,
hiệu quả và triệt để người mắc ngộ độc thực phẩm và giám sát chặt chẽ với đối
tượng nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm; Duy trì chế độ kiểm tra, kiểm soát an toàn
thực phẩm tại cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm.
1.2. Một số định nghĩa thực phẩm
1.2.1. Thực phẩm
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã
qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và
các chất sử dụng như dược phẩm.
10
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
1.2.2. Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con
người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc
bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh
dưỡng y học (kể cả thực phẩm dùng trong chế độ ăn đặc biệt).
1. Thực phẩm bổ sung là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và
các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo,
enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên
nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa
một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:
a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có
hoạt tính sinh học khác;
b) Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và
nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
3. Thực phẩm dinh dưỡng y học: là thực phẩm có thể ăn được bằng đường
miệng hoặc đường xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và
chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
4. Thực phẩm dùng trong chế độ ăn đặc biệt: dùng cho người ăn kiêng,
người già và các đối tựng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực
phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc phối trộn theo
công thức đặc biệt nhằm đáp ứng yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc
theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của
loại thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với các thành phần của các thực phẩm
thông thường cùng bản chất, nếu có.
1.2.3. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung
vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các
chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.
11
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
Có khoảng 90 các vi chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, bao
gồm các vitamin tan trong nước như: nhóm B,C; các vitamin tan trong chất béo
như: nhóm A, D, E, K và các chất khoáng sắt, kẽm, iode, đồng, mangan, magie...
1.3. Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực
phẩm bổ sung
Trong những năm gần đây, nhìn chung các văn bản quy phạm pháp luật đã
ban hành cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đảm bảo ATTP như
Luật an toàn thực phẩm; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật an toàn thực phẩm, thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYTBNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm và các thông tư hướng dẫn thi hành; Thông tư 43/2014/TT-BYT
ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định về quản lý TPCN.
Về nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm trong đó quy định trách nhiệm
trước tiên về an toàn thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải
chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. Quản lý an
toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh trên
cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, đồng thời phải bảo đảm phân
công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành và phải đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội [17]. Theo nguyên tắc trên, các văn bản quy định cụ thể về điều
kiện đảm bảo ATTP cũng đã được ban hành như Thông tư số 15/2012/TT-BYT
ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung đảm bảo ATTP đối với
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày
30/11/2012 của Bộ Y tế quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN, thực phẩm tăng cường vi chất dinh
dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên
nhiên, nước uống đóng chai, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày
22/10/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm.
12
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
Theo Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế, các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng
cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩ m, nước
khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực
tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế phải được cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên tại Chương III của Thông tư
này cũng quy định 5 nhóm cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm [7], cụ thể:
- Cơ sở sản xuất thực phẩ m chức năng ban đầu nhỏ lẻ.
- Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầ u bảo quản sản phẩ m đă ̣c biê ̣t.
- Cơ sở bán hàng rong.
- Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
- Cơ sở kinh doanh bao bì, du ̣ng cu ̣ tiế p xúc trực tiế p với thực phẩm.
Trong đó Điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thực phẩm là việc sử dụng các
trang thiết bị để điều chỉnh, duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, khoảng nhiê ̣t độ, đô ̣ ẩm
và các yếu tố khác trong bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất nhằm bảo đảm chất
lượng, an toàn thực phẩm [1] (theo giải thích từ ngữ tại Thông tư số 16/2012/TTBYT ngày 22/10/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm.
Bộ Y tế đã ban hành tài liệu hướng dẫn thực hành sản xuất tốt thực phẩm
BVSK nhằm mục đích kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất để bảo đảm người tiêu
dùng nhận được sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với mục đích sử đụng. Thực
hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những nguyên tắc quy định về điều
kiện sản xuất bao gồm từ việc kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, điều kiện cơ sở
nhà xưởng, điều kiện trang thiết bị dụng cụ, điều kiện con người, sự tuân thủ quy
trình thao tác thực hành cũng như việc duy trì, giám sát, kiểm tra, khắc phục sai lỗi
và lưu trữ hồ sơ. Quy định trên là các quy định, yêu cầu nghiêm ngặt đối với các cơ
sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe so với các nhóm thực phẩm khác.
13
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
Theo các quy định đang áp dụng, các cơ sở sản xuất TPBS thuộc sự quản lý
của Bộ Y tế, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện ATTP”[7]. Đồng thời, các cơ sở phải luôn đáp ứng, tuân thủ, duy trì các nhóm
điều kiện: điều kiện về cơ sở; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu và
điều kiện về con người [1].
1.3.1. Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung
a) Điều kiện về địa điểm, môi trường:
- Có đủ diện tích để bố trí các khu vực của dây chuyền sản xuất thực phẩm
và thuận tiện cho việc vâ ̣n chuyể n thực phẩ m;
- Khu vực sản xuất không bị ngập nước, đọng nước;
- Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;
- Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi,
hoá chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác
b) Thiết kế, bố trí nhà xưởng:
- Diện tích nhà xưởng, các khu vực phải phù hợp với công năng sản xuất
thiết kế của cơ sở;
- Bố trí quy trình sản xuất thực phẩm theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu
đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng, các khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm;
khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến, khu vực đóng gói sản phẩm; khu vực vệ sinh, khu
thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt;
- Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, phế thải
phải được phân luồng riêng;
- Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh;
- Cống rãnh thoát nước thải phải được che kín và vệ sinh khai thông thường
xuyên, nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực sản xuấ t thực phẩ m.
c) Kết cấu nhà xưởng:
- Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô và
quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm;
14
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đào tạo sau Đại học
- Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm tạo ra bề mặt nhẵn,
không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn bởi
các chất tẩy rửa, tẩy trùng và dễ lau chùi, khử trùng;
- Trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, không bị rạn nứt,
không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;
- Nền nhà phẳng, nhẵn, chịu tải trọng, không gây trơn trượt, thoát nước tốt,
không thấm, đọng nước và dễ làm vệ sinh;
- Cửa ra vào, cửa sổ bằng vật liệu chắc chắn, nhẵn, ít thấm nước, kín, phẳng
thuận tiện cho việc làm vệ sinh, bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập,
cầu thang, bậc thềm và các kệ làm bằng các vật liệu bền, không trơn, dễ làm vệ sinh
và bố trí ở vị trí thích hợp.+ Cầu thang, bậc thềm và các kệ làm bằng các vật liệu
bền, không trơn, dễ làm vệ sinh và bố trí ở vị trí thích hợp.
d) Ngoài ra còn các yêu cầu về Hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng, hơi
nước và khí nén, hệ thống xử lý chất thải, rác thải,nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo
hộ lao động, nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm...
1.3.2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiế p với thực phẩm
a) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiế p với thực phẩm phải được thiết kế
chế tạo bảo đảm an toàn; được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm thực phẩm;
phù hợp với yêu cầu công nghê ̣ sản xuất, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Đối
với trang thiết bị, dụng cụ sản xuất cơ động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và dễ
làm vệ sinh.
b) Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm:
- Có đủ và phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói thực phẩm;
- Được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ,
không thôi nhiễm các chất độc hại vào thực phẩm, không gây mùi lạ hay làm biến
đổi thực phẩm;
- Dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ
bôi trơn, mảnh vụn kim loại;
15