Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã sơn tây thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN THỊ DUY LY

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ
SƠN TÂY-THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN THỊ DUY LY
KHÓA: 2016 - 2018

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ
SƠN TÂY-THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học, các
khoa, phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ, giảng viên của trường đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Hường, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và cung cấp nhiều thông tin khoa
học cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ động viên
và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần thị Duy Ly


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần thị Duy Ly


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục các hĩnh vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2
* Ý nghĩa khoa học của đề tài ...................................................................... 2
* Các khái niệm (thuật ngữ) ........................................................................ 3
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................ 5
1.1. Giới thiệu chung về thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội............ 5
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.................................................. 8
1.1.2. Dân số và lao động ..................................................................... 10

1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội .............................................................. 12
1.1.4. Hiện trạng xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật....... 16
1.2. Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại thị xã Sơn
Tây – Thành phố Hà Nội .................................................................... 17


1.2.1. Hiện trạng khối lượng CTRSH phát sinh và thành phần các loại
CTRSH................................................................................................. 17
1.2.2. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH ................... 19
1.2.3. Thực trạng về xử lý, tái chế và tái sử dụng CTRSH .................... 24
1.2.4. Những hạn chế của phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRSH................................................................................................. 25
1.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý tại thị xã Sơn Tây............... 26
1.3.1 Thực trạng cơ cấu bộ máy quản lý CTRSH.................................. 26
1.3.2. Thực trạng công tác xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý CTRSH ........................................................................... 33
1.4. Đánh giá chung ............................................................................ 33
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY – THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................. 36
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................ 36
2.1.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm thành phần, tính chất của CTRSH .... 36
2.1.2. Các yêu cầu, nguyên tắc và nội dung về quản lý CTRSH ........... 40
2.1.3. Những nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý và yêu cầu đối với cơ
cấu tổ chức ........................................................................................... 41
2.1.4. Những tác động của CTRSH đối với môi trường, sức khỏe cộng
đồng, kinh tế xã hội, mỹ quan và văn minh đô thị................................. 44
2.1.5. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng về quản lý CTRSH .... 46
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................. 49
2.2.1. Hệ thống các văn bản do nhà nước ban hành .............................. 49

2.2.2. Quy hoạch xử lý CTR đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của
Thủ đô Hà nội....................................................................................... 52


2.2.3. Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050. .............................................................. 53
2.2.4. Dự báo khối lượng phát sinh CTRSH tại thị xã Sơn Tây theo từng
giai đoạn ............................................................................................... 55
2.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................. 57
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý CTRSH của các nước trên thế giới ............ 57
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý CTRSH tại Việt Nam ................................ 59
2.3.3. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại thị xã Sơn Tây ... 65
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH TẠI
THỊ XÃ SƠN TÂY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................... 68
3.1. Quan điểm và các nguyên tắc QLCTRSH tại thị xã Sơn Tây ... 68
3.1.1. Quan điểm về quản lý CTRSH và việc quản lý CTRSH ............. 68
3.1.2. Các nguyên tắc về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ....................... 70
3.2. Đề xuất mô hình nhằm nâng cao năng lực quản lý CTRSH tại
thị xã Sơn Tây ..................................................................................... 71
3.2.1. Các tiêu chí lựa chọn mô hình quản lý CTRSH .......................... 71
3.2.2. Đề xuất mô hình phân loại CTRSH tại nguồn ............................. 73
3.2.3. Mô hình thu gom và vận chuyển CTRSH ................................... 77
3.2.4. Đề xuất công nghệ xử lý CTRSH................................................ 79
3.3. Đề xuất mô hình xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng về
quản lý CTRSH .................................................................................. 82
3.3.1. Đề xuất mô hình xã hội hóa trong quản lý CTRSH ..................... 82
3.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt 86
3.4. Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách quản lý
CTRSH ................................................................................................ 87
3.4.1. Đề xuất cơ cấu bộ máy quản lý cấp thị xã ................................... 87

3.4.2. Các quy định và pháp chế về vệ sinh môi trường ........................ 89


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ................................................................................................ 91
Kiến nghị .............................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
PHỤ LỤC........................................................................................................


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BCL

Bãi chôn lấp

BTC

Bộ tài chính

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường


BXD

Bộ xây dựng

Công ty CP

Công ty cổ phần môi trường và công trình

MT&CTĐT

đô thị

CTR

Chất thải rắn

QLCTRSH

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

NĐ-CP


Nghị định – Chính phủ

NQ

Nghị quyết

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QĐ-TTg

Quyết định – Thủ tướng chính phủ

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THPT

Trung học phổ thông

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch


TTTM

Trung tâm thương mại

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

XD - SC

Xây dựng – sửa chữa

XHH

Xã hội hóa


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu

Tên bảng, biểu

bảng biểu
Bảng 1.1

Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6

Bảng 1.7
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Các loại đất chính tại thị xã sơn tây
Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số thị
xã Sơn Tây năm 2015
Thành phần CTRSH tại thị xã Sơn Tây
Khối lượng CTRSH phát sinh tại các điểm dân
cư đô thị và nông thôn tại thị xã Sơn Tây
Thực trạng thu gom CTRSH tại thị xã Sơn Tây
Cơ cấu trình độ của cán bộ công nhân viên
công ty
Nhân lực và phương tiện của các đội môi
trường và đội vận tải của công ty
Tiêu chuẩn phát sinh CTRSH đô thị
Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
và thu gom tại thị xã Sơn Tây năm 2020
Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
và thu gom tại thị xã Sơn Tây năm 2030

Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
và thu gom tại thị xã Sơn Tây năm 2050

Trang
10
11
18
19
21
27

29
55
56

56

57


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Số hiệu

Tên hình

hình

Trang


Hình 1.1

Bản đồ hành chính thị xã Sơn Tây

8

Hình 1.2

Điểm tập kết rác là dọc đường quốc lộ 32

20

Hình 1.3

Sơ đồ thu gom CTR của công ty CPMT&CTĐT

22

Hình 1.4

Xe ba gác thu gom, vận chuyển CTRSH

23

Hình 1.5

Xe chở rác của công ty môi trường thị xã Sơn Tây

23


Hình 1.6

Điểm tập kết xe thu gom đẩy tay

23

Hình 1.7

Cơ sở thu mua phế liệu tại thị xã Sơn Tây

25

Hình 1.8

Cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH tại thị xã Sơn Tây

27

Hình 1.9

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
CPMT&CTĐT

28

Hình 2.1

Nguồn phát sinh CTRSH

36


Hình 2.2

Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt

37

Hình 3.1

Quy trình thu gom CTR

73

Hình 3.2

Mô hình phân loại CTRSH tại nguồn

74

Hình 3.3

Hình 3.4

Mô hình thu gom và vận chuyển CTRSH cho các
phường
Mô hình thu gom và vận chuyển CTRSH cho các


78


79

Hình 3.5

Sơ đồ mô hình xử ly CTRSH ở khu xử lý Xuân Sơn

80

Hình 3.6

Sơ đồ cấu tạo đống phân ủ nổi

81

Hình 3.7

Sơ đồ cấu tạo bể chứa và ủ phân nổi

82

Hình 3.8

Sơ đồ bộ máy quản lý CTRSH cấp thị xã

89


1

MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế
giới, Thủ đô Hà Nội nói chung và Thị xã Sơn Tây nói riêng đang có những
bước tiến lớn về kinh tế xã hội. Cùng với tốc độ phát triển đô thị, sự gia tăng
dân số, thì tình trạng xuống cấp về môi trường đang ngày càng hiện hữu. Vì
vậy, việc quản lý môi trường đô thị, đặc biệt là quản lý chất thải rắn sinh hoạt
đang là vấn đề cấp bách. Chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý
hiệu quả là nguyên nhân gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, dịch
bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Sơn Tây là một thị xã trực thuộc thành phố Hà Nội, lại có khu liên hiệp
xử lý chất thải Xuân Sơn, có vai trò xử lý một phần chất thải cho 5 quận
huyện (Thanh Xuân, Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất). Việc có
khu xử lý chất thải trên địa bàn thị xã, tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển
và xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng của thị xã
Sơn Tây. Tuy nhiên cũng mang lại không ít khó khăn cho công tác quản lý
chất thải rắn bởi, công tác quản lý các phương tiện vận chuyển chất thải rắn
trên các tuyến đường trên địa bàn thị xã đến khu xử lý, công tác quản lý, giám
sát hoạt động vận hành của khu xử lý....
Như vậy, quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Sơn Tây không chỉ có vai
trò quản lý thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát sinh trên địa bàn
thị xã mà còn phải góp phần quản lý một số hoạt động liên quan đến khu xử
lý chất thải Xuân Sơn.
Để giải quyết tốt các vấn đề này đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của
toàn xã hội, trong đó việc nghiên cứu lựa chọn xây dựng một mô hình quản lý


2

chất thải rắn sinh hoạt phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường,
bảo vệ sức khỏe cộng động và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là vô

cùng cần thiết và cấp bách.
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Sơn Tây Thành phố Hà Nội” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
* Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại thị xã Sơn Tây.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn kết hợp với những kinh
nghiệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước trên thế giới và ở
Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp cho thị xã Sơn Tây
– Thành phố Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn.
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới hành chính Thị xã Sơn Tây với
diện tích 113,47 Km2 và quy mô dân số là 197.105 người (số liệu năm 2015).
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu;
- Phương pháp chuyên gia, kế thừa;
- Phương pháp sơ đồ hóa.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nhằm bổ sung, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về
quản lý chất thải rắn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh công tác quản lý chất thải rắn trên địa
bàn thị xã Sơn Tây (bao gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý nhà nước):
+ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn.


3

+ Nâng cao trách nhiệm của nhà quản lý.
* Các khái niệm

- Chất thải: Tại khoản 12 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường số 55 được
Quốc hội thứ 13 ban hành năm 2014, quy định chất thải là vật chất được thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Chất thải rắn (CTR) 7,9,[23]: Là toàn bộ các loại vật chất ở thể rắn
được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế- xã hội, bao gồm các hoạt
động sản xuất và hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng như sản
xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông,
sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn…
Nguồn phát sinh CTR thể hiện trong Phụ lục 1.1.
- Chất thải rắn đô thị: Chất thải rắn đô thị ( gọi chung là rác thải đô thị )
được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu
vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó,
chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như
một thứ mà thị xã có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
- Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) [7], [9]: là các loại chất rắn bị loại ra
trong quá trình sống, sinh hoạt của con người. CTRSH phát sinh trong các
hoạt động hàng ngày của con người. CTRSH phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc
trong thành phố, khu dân cư, các hộ gia đình, khu thương mại, chợ, các trung
tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, các cơ quan, công sở bệnh viện… Các
loại CTRSH hoạt đặc trưng thể hiện trong Phụ lục 1.2.
- Quản lý chất thải rắn [4], [7], [8], [15]: Quản lý CTR là các hoạt động
kiểm soát chất thải suốt trong quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển,
lưu trữ, xử lý, tiêu hủy, thải bỏ chất thải. Hoạt động quản lý CTR bao gồm các
hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt
động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý


4

CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác hại đối với môi trường và sức

khỏe con người.
CTRSH là một trong những loại chất thải rắn. Do vậy, Quản lý CTRSH
cũng bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý chất thải rắn đã nêu trên.
Mục đích của quản lý CTRSH là giảm thiểu CTRSH, tận dụng tối đa vật
liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tái chế và sử dụng tối đa các thành
phần còn có lợi trong CTRSH (hữu cơ, vô cơ có thể tái chế) nhằm bảo vệ sức
khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường. Mục đích của quản lý CTRSH là bảo vệ
sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu CTRSH, tận dụng tối
đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tái chế và tái sử dụng tối đa
các thành phần còn có lợi.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Sơn Tây –
Thành phố Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về quản lý CTRSH tại
thị xã Sơn Tây- Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Thủ đô Hà Nội nói chung và
của thị xã Sơn Tây nói riêng, khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn
thị xã cũng ngày một tăng, ước tính đến năm 2020 là 179,9 tấn/ngày, trong đó
thành phần chủ yếu là chất hữu cơ chiếm khoảng 40%. Mặc dù trong những
năm gần đây, công tác quản lý CTRSH ở thị xã Sơn Tây đã được giao cho
doanh nghiệp tư nhân (Công ty Cổ phần Môi trường và đô thị Sơn Tây) tiếp
quản. Tuy nhiên, kết quả đạt được của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRSH trên địa bàn huyện còn thấp: tỷ lệ thu gom chỉ đạt được 86% lượng
CTRSH phát sinh, chất thải rắn không được phân loại nên hiệu quả tái sử
dụng, tái chế chưa cao, xe chở rác luôn quá tải, bãi chôn lấp đã bị xuống cấp.
Lượng CTRSH còn tồn đọng, CTR và phương tiện vận chuyển trên các tuyến
đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng và gây mất mỹ quan đô thị.
Ý thức của cộng đồng chưa tốt. Vì vậy còn tồn tại tình trạng đổ chất thải
rắn bừa bãi không đúng nơi quy định làm mất vệ sinh môi trường.
Hệ thống quản lý CTRSH của thị xã Sơn Tây đã phát huy được hiệu quả
như: có sự phân cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, một số tuyến đường
chính có thùng rác công cộng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm chưa
được như: thiếu quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thiếu
cả về số lượng và chất lượng cán bộ môi trường, công tác kiểm tra giám sát
của cộng đồng chưa được chú trọng.
2. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong quản lý CTRSH trên địa bàn thị xã
Sơn Tây bao gồm: Cơ sở lý luận (như nguồn phát sinh, đặc điểm thành phần,
tính chất của CTRSH, những tác của CTRSH), Cơ sở pháp lý trong quản lý

CTRSH (hệ thống các văn bản trong quản lý CTR, chiến lược về quản lý


92

CTR, định hướng quy hoạch xử lý CTR trong Quy hoạch chung Hà Nội, định
hướng phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển không gian đô thị thị
xã Sơn Tây), kinh nghiệm về quản lý CTR của một số đô thị trên thế giới (Hà
Lan, Ai Cập, Singapore) và ở Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi) cũng như hiện trạng công tác quản lý CTRSH ở thị xã Sơn Tây.
4. Đề tài đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại thị
xã Sơn Tây như sau: Áp dụng công cụ luật pháp chính sách, công cụ kinh tế,
kỹ thuật, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân.
Luận văn đưa ra một số đề xuất:
+ Đề xuất phân loại CTRSH ngay tại nguồn và lộ trình thực hiện phân
loại ngay tại nguồn.
+ Đề xuất giải pháp thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
+ Đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH bao
gồm: (1) Phân loại CTRSH tại nguồn, (2) Mô hình quản lý công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý CTRSH, (3) Sự tham gia của cộng đồng và (4) Cơ cấu tổ
chức bộ máy và cơ chế chính sách quản lý CTRSH.
+ Một số đề xuất về cơ cấu tổ chức và cơ chế chính sách quản lý CTRSH
như là: Thành lập trạm quản lý môi trường trên các tuyến vận chuyển CTR
của thành phố qua địa bàn huyện, thành lập tổ giám sát môi trường, kiến nghị
mức thu phí vệ sinh môi trường…
+ Với các đề xuất trên và hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển
CTRSH trên địa bàn thị xã Sơn Tây, tác giả đề xuất ưu tiên thực hiện giải
pháp phân loại CTRSH tại nguồn và giải pháp về thu gom vận chuyển trên đại
bàn thị xã.



93

KIẾN NGHỊ
Để công tác quản lý CTRSH được hiệu quả và nâng cao hơn nữa, tác giả
có một số kiến nghị như sau:
1. Đối với nhà nước:
+ Cần xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR như cơ chế ưu đãi về vốn, về
thuế.
+ Ban hành các chế tài xử phạt với hành vi xả CTRSH tùy tiện ra môi
trường, ban hành các quy định mức phí bảo vệ môi trường là cơ sở để các địa
phương xây dựng mức phí phù hợp.
+ Có chiến lược tuyên truyền nhằm nâng cao nhân thức của nhân dân về
bảo vệ môi trường.
2. UBND Thành phố:
+ Cần sớm rà soát lại các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ môi
trường và quản lý chất thải rắn để có những điều chỉnh bổ sung kịp thời cho
phù hợp với thực tế.
+ Có kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặt
biệt là đường xá để thuận tiện cho việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn từ
nguồn phát sinh đến nơi xử lý chất thải rắn.
3. UBND thị xã:
+ Thành lập đội quản lý CTRSH
+ Chỉ đạo UBND phường xã tổ chức tuyên truyền, giáo dục về môi
trường cho cộng đồng dân cư.
+ Áp dụng mô hình phân loại CTRSH tại nguồn thí điểm cho phường Lê
Lợi và sau đó đúc kết kinh nghiệm để nhân rộng cho toàn thị xã.
+ Đầu tư kinh phí để mở rộng và cải tạo khu xử lý rác.
4. Công ty CPMT & CTĐT thị xã Sơn Tây



94

+ Nâng cao trình độ cũng như sự chuyên nghiệp của các cán bộ, công
nhân viên trong công ty.
+ Bổ sung thêm “Hòm thư góp ý” để cho cộng đồng dân cư được đóng
góp ý kiến của mình trong việc vận chuyển, thu gom CTRSH.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số 51/BC-MTĐT, Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2015, phương
hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm của Công ty CP Môi trường và
Công trình đô thị Sơn Tây ngày 13/8/2013 kèm theo Hồ sơ năng lực.
2. Bộ Xây Dựng, Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 về việc
hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/02/2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
3. Chủ tịch Quốc Hội, Luật bảo vệ môi trường, số 55/2014/QH13 ngày
23/06/2014.
4. Chính phủ, Nghị định số 59 /2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ
về quản lý chất thải rắn.
5. Chính phủ, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
6. Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) (2011), Nghiên cứu quản lý môi
trường đô thị tại Việt Nam – Tập 06 – Báo cáo nghiên cứu quản lý chất thải
rắn tại Việt Nam.
7. Lê Cường (2011), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hà Đông –
Thành phố Hà Nội theo hướng xã hội hóa, Luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị và

công trình, trường đại học Kiến Trúc Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2011), Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài liệu
giảng dạy, khoa Sau đại học – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Dũng (2011), Quản lý môi trường đô thị, tài liệu giảng dạy,
khoa Sau đại học – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
10. Cù Huy Đấu,Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB
xây dựng.


11. Nguyễn Viết Định (2001), Nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn tại
Thành phố Nam định để đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và mỹ quan đô
thị, Luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị và công trình, trường đại học Kiến Trúc
Hà Nội.
12. Phan thị Lan Hương (2001), Nghiên cứu việc quản lý chất thải rắn sinh
hoạt đô thị cho quận Tây Hồ- Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, trường đại học Kiến
trúc Hà Nội.
13. Trần Thị Hường (2010), Sinh thái và quy hoạch môi trường đô thị, tài liệu
giảng dạy- Khoa sau đại học – Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Khiển(2009), Quản lý môi trường đô thị, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
15. Lê Văn Khoa, Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái
sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị,
Trường Đại học khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.
16. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn(2008), Quản lý chất thải rắn và chất
thải rắn nguy hại, Tập bài giảng dành cho sinh viên ngành môi trường, Viện
khoa học công nghệ và Quản lý môi trường, trường đại học công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh.
17. Trần Hiếu Nhuệ - Ứng Quốc Dũng - Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản
lý chất thải rắn, Nhà xuất bản xây dựng.
18. Trần Quang Ninh (2007), Tổng luận về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn

của một số nước và ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.
19. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn,
NXB Xây Dựng.
20. Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003
việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.


21. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 và
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050.
22. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý
chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025.
23. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quyết định về việc phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
24.Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, thuyết tổng hợp + bản vẽ quy hoạch
chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
25.Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, thuyết tổng hợp + bản vẽ quy hoạch xử
lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
26. Viện Quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn, thuyết minh tổng hợp +
Bản vẽ quy hoạch đô thị vệ tinh thị xã Sơn Tây.
27. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Quản lý Chất thải rắn sinh
hoạt, Công ty môi trường Tầm nhìn xanh
28. www.dore.hochiminh.gov.vn - 10 năm xây dựng và hoàn thiện hệ thống
quản lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26/7/2013.
29. Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Quảng Ngãi (2010), Quảng Ngãi đẩy
mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
30. 18.

Cổng thông tin điện tử thị xã Sơn Tây:
31. Cổng thông tin điện từ thị xã Sơn Tây: />

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1.1: Nguồn gốc các loại chất thải rắn
PHỤ LỤC 1.2: Các loại chất thải rắn đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt


PHỤ LỤC 1.1. Nguồn gốc các loại chất thải rắn 24
TT

1

2

3

Nguồn
phát sinh
Khu dân cư

Khu thương
mại

6

7

8


Hộ gia đình, biệt thự, khu

Thực phẩm dư thừa, giấy, đồ

chung cư

nhựa, xỉ than, xương,da..

Nhà kho, nhà hàng, chợ,

Giấy, đồ nhựa, thực phẩm dư

khách sạn, nhà trọ, các trạm thừa, thủy tinh, kim loại, chất
thải rắn nguy hại

Cơ quan,

Cơ quan, trường học, bệnh

Giấy, đồ nhựa, thực phẩm dư

công sở

viện, văn phòng, công sở

thừa, thủy tinh, kim loại, CTR

xây dựng
và phá hủy


5

Các dạng chất thải rắn

sửa chữa và dịch vụ

Công trình
4

Nơi phát sinh

Khu nhà xây dựng mới, sửa
chữa cải tạo nâng cấp mở

rộng đường phố, cao ốc, san cao, cát bụi…
nền xây dựng

Khu công

Đường phố, công viên, khu

cộng

vui chơi giải trí, bãi tắm

Nhà máy

Nhà máy xử lý nước cấp,


xử lý chất

nước thải và các quá trình

thải đô thị

xử lý chất thải

Công
nghiệp

Gạch, bê-tông, thép, gỗ, thạch

Rác vườn, cành cây cắt tỉa,
chất thải chung tại các khu vui
chơi, giải trí

Bùn, tro

Công nghiệp xây dựng, chế

Chất thải do quá trình chế

tạo, công nghiệp nặng nhẹ,

biến công nghiệp, phế liệu và

lọc dầu hóa chất, nhiệt điện

các loại CTR sinh hoạt


Nông

Đồng ruộng, vườn cây ăn

nghiệp

quả, trang trại

Thực phẩm bị thối rữa, sản
phẩm nông nghiệp thừa, chất
độc hại


×