Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận cao học tâm lý báo chí phân tích các thao tác tư duy của nhà báo trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.94 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong tất cả các nghề ,có lẽ nghề báo là một nghề có sức cạnh tranh gay
gắt nhất .Nói như vậy có lẽ không sai ,bởi vì nghề báo thường là nghề được
“chọn lọc tự nhiên” nhiều nhất .Nghĩa là nhà báo không nhất thiết phải là một
người được đào tạo bài bản từ các trường Đại học ,Cao Đẳng về báo chí mà
có thể là một người rẽ ngang từ các ngành nghề khác trong xã hội.Bởi vì nghề
báo không chỉ đơn giản đòi hỏi ở Nhà Báo kĩ năng chuyên môn mà còn phải
có năng khiếu báo chí ,phải có vốn hiểu biết sâu rộng về các vấn đề văn hóa
-xã hội và nhận thức chúng một cách đúng đắn .Nhà báo thể hiện năng lực của
mình thông qua tác phẩm của mình .Tác phẩm đó có được công chúng đón
đọc và thừa nhận hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình thu thập
,đánh giá và xử lí thông tin của nhà báo .Do vậy trong quá trình sáng tạo tác
phẩm báo chí của mình nhà báo phải biết cách nhìn nhận ,phân tích và tổng
hợp vấn đề một cách có khoa học,khách quan và chân thực để đem lại cho
người đọc cái nhìn sâu sắc ,nhiều chiều về một vấn đề mang tính xã hội .Bởi
khi đứng trước cùng vấn đề ấy, phóng viên của tờ báo A có cách nhìn nhận từ
một góc độ, tờ báo B có cách đánh giá khác... chất lượng thông tin đưa đến
hiệu quả khác nhau.Có sự khác nhau đó là do quá trình tư duy của nhà báo
trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí của mình là không giống nhau.
1.lí do chọn đề tài
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nắm vững các kiến thức tâm lí cũng
như các thao tác tư duy trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí của nhà báo
do đó em chọn đè tài này làm đề tài cho bài tiểu luận của mình .
2.Mục đích nghiên cứu.
Bài tiểu luận nhằm làm sáng tỏ vai trò cũng như tính cần thiết của việc
nắm vững ,vận dụng các thao tác tư duy của nhà báo trong quá trình sáng tạo
tác phẩm báo chí của mình .Đồng thời từ đó rút ra ưu,nhược điểm của quá

1



trình sáng tạo tác phẩm báo chí ,tìm ra giải pháp khắc phục và phát huy những
ưu,nhược điểm đó trong quá trình phản ánh xã hội của nhà báo.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận là phân tích làm rõ các thao tác
tư duy trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí .
4.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các thao tác tư duy nói chung ,các thao tác tư
duy trong hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí nói riêng và việc vận dụng
các thao tác tư duy vào thực tiễn hoạt động sáng tạo báo chí của nhà báo.
5.Phương pháp nghiên cứu .
Bài tiểu luận được tiến hành dựa trên các kiến thức cơ bản về môn tâm
lí báo chí ,cụ thể là về các thao tác tư duy quan trọng và cần thiết đối với báo
chí và quá trình sáng tạo của nhà báo.
Thông qua việc tham khảo một số bài viết liên quan đến vấn đề tâm
lí ,các thao tác tư duy trên internet..
6.Tài liệu nghiên cứu
-Giao Trình Tâm lí Báo Chí.
-Internet ..
7.Bố cục bài tiểu luận
Bài tiểu luận gồm có 27 trang đánh máy.Ngoài phần mở đầu và kết
luận thì phần nội dung sẽ xoay quanh việc phân tích và làm rõ 3 nội dung
chính :
1. Tư duy và các thao tác tư duy trong tâm lí báo chí .
2. Khảo sát –phân tích và đánh giá việc vận dung các thao tác tư duy
trong hoạt động sáng tạo của nhà báo.
3 .Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sáng tạo và yêu cầu đối
với mỗi nhà báo trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí .

2



NỘI DUNG
I,CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG .
1 Khái niệm tư duy .
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản tính bản
chất ,những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiên
tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết .
Tư duy của con người có những đặc tính cơ bản sau đây :
a,Tư duy mang bản chất xã hội
Bản chất xã hôi của tư duy thể hiện như sau ;
Thứ nhất ,hành động tư duy đều dựa trên cơ sở kinh nghiệm mà các thế
hệ trươc tích lũy ,tức là dực vào kết quả hoạt động nhận thức mà xã hội loài
người đã tích lũy từ trước tới nay
Thứ hai,tư duy dựa vào vốn từ ngữ mà các thế hệ trước đã sáng tạo ra
với tư cách là một phương tiện biểu đạt ,khái quát và giữ gìn các kết quả hoạt
động nhận thức của con người.
Thứ 3 ,bản chất của tư duy do thúc đẩy của nhu cầu xã hội ,nghĩa là ý
nghĩ của con người được hướng vào việc giải quết các nhiệm vụ nóng hổi của
thời đại
Thứ tư,tư duy mang tính tập thể ,nghĩa là phải sử dụng các tài liệu thu
được trong các lĩnh vực tri thức liên quan ,nếu không sẽ không giải quyết
được các nhiệm vụ đặt ra .
2. Đặc điểm của tư duy .
Tư duy có những đặc điểm cơ bản sau đây :
Thứ nhất ,tư duy mang tính có vấn đề .
Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp hoàn cảnh có vấn đề.Đó là những tính
huống mà ở đó nảy sinh những mục đích mới,và những phương tiện ,phương
pháp hoạt động cũ đã có trước đây trở nên không đủ (Mặc dù là cần thiết )để
đạt được mục đích đó .


3


Nhưng muốn kích thích được tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phải được
cá nhân nhận thức đầy đủ ,được chuyển thành nhiệm vụ tư duy của cá nhântức là cá nhân phải xác định được cái gì đã biết ,cái gì chưa biết ,cần phải tìm
và có nhu cầu tìm kiếm .
Thứ hai ,tư duy có tính gián tiếp.
Tư duy phẩn ánh sự vật hiện tượng gián tiếp bằng ngôn ngữ .tư duy
được biểu hiện trong ngôn ngữ .Các quy luật ,quy tắc ,các sự kiện các mối
liên hệ và sự phụ thuộc được khái quát và diễn đạt trong các từ .Mặt khác
những phát minh ,những kết quả tư duy của người khác cũng như kinh
nghiệm cá nhân của con người đều là những công cụ để con người tìm hiểu
thế giới xung quanh để gải quyết những vấn đề lớn đối với họ.Ngoài ra những
công cụ do con người tạo ra cũng giúp chúng ta hiểu biết được những hiện
tượng có trong hiện thực mà không thể tri giác chúng một cách trực tiếp .
Thứ 3,tư duy có tính trừu tượng và khái quát .
Tư duy có khả năng tách trừu tượng khỏi sự vật hiện tượng ,những
thuộc tính ,những dấu hiệu cụ thể ,cá biệt ,chỉ giữ lại những thuộc tính bản
chất nhất ,chung cho nhiều sự vật hiện tượng rồi trên cơ sở đó mà khái quát
các sựu vật và hiện tượng riêng lẻ khác nhau,nhưng có những thuộc tính bản
chất thành một nhóm ,một loại phạm trù .Nói cách khác tư duy mang tính
chất trừu tượng háo và khái quát hóa.
Thứ 4.tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ .
Tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ,lấy ngôn ngữ làm phương
tiện phản ánh .Tư duy của con người không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ
được ,ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tư
duy .Tuy vậy ,tư duy và ngôn ngữ thóng nhất với nhau nhưng không đồng
nhất và vẫn có thể tách rời nhau được.
Thứ 5.Tư duy có tính lí tính
Tư duy là công cụ duy nhất giúp con người phản ánh được bản chất của

sựu vật hiện tượng ,những mối liên hệ và quan hệ có tính chất quy luật của
4


chúng .Nói như vậy không có nghĩa là tư duy phản ánh đúng bản chất của sự
vật hiện tượng đúng một cách hoàn toàn.Điều này còn phụ thuộc vào phương
pháp tư duy và nhiều yêu tố khác nữa.
Thứ 6.Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Mối quan hệ này là quan hệ hai chiều :Tư duy được tiến hanh trên cở
sở những tài liệu nhận thức cảm tính đem lại ,kết quả của tư duy được kiêm
tra bằng thực tiễn dưới hình thức trực quan .Ngược lại,tư duy và kết quả của
nó có ảnh hưởng đến quá trình nhận thức cảm tính .


Tư duy là sản phẩm của sự phát triển lịch sử -xã hội mang bản

chất xã hội.
3.Tư duy là một quá trình.
1.Các giai đoạn cơ bản của một quá trình tư duy :
Qúa trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi các nhân gặp phải tình
huống cso ván đề và nhận thức được vấn đề cho đến khi vấn đề đó được giải
quyết :
Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề => Huy động các tri thức,kinh
nghiệm có liên quan đến vấn đề xác định=> Sàng lọc các liên tưởng và hình
thành các giả thuyết =>Kiểm tra giả thuyết=> giải quyết nhiệm vụ .
4. Các thao tác tư duy
Có 3 thao tác tư duy cơ bản sau:
Thứ 1 : Thao tác phân tích-Tổng hợp ;
Phân tích là thao tác chia bằng trí óc đối tượng nhận thức thành các bộ
phận,các thành phần thuộc tính ,quan hệ khác nhau để nhận thức nó một cách

sâu sắc hơn.
Tổng hợp là sự hợp nhất bằng trí óc các bộ phận, thành phần ,thuộc tính
,quan hệ của đối tượng nhận thức thành một chỉnh thể .


Phân tích và tổng hợp thống nhất với nhau: Sự phân tích được

dựa trên phương hướng của sự tổng hợp.Tổng hợp lại dựa trên kết quả của
sựu phân tích.
5


Thứ 2: Thao tác so sánh.
So sánh là sự xác định bằng trí óc giống hay khác nhau, đồng nhất hay
không đồng nhất, bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sựu vật hiện
tượng.
Thứ 3: thao tác Trừu tượng hóa và khái quát hóa.
Trừu tượng hóa là sự gạt bỏ bằng trí óc những mặt, những thuộc tính,
những liên hệ và quan hệ thứ yếu .không cần mà chỉ giữ lại những yếu tố nào
cần thiết để tư duy mà thôi.
Khái quát hóa là sự hợp nhất bằng trí óc nhiều đối tượng khác nhau
nhưng có chung những thuộc tình, những liên hệ, quan hệ nhất đinh thành
một nhóm, một loại.Khái quát hóa luôn mang một cái chung nào đó.
Trừu tượng hóa và khái quát hóa có quan hệ qua lại với nhau .Khái quát
hóa chính là sự tổng hợp ở mức độ cao.
5. Các loại tư duy.
Nếu xét theo lich sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì
người ta chia làm 3 loại:
+Tư duy trực quan hành động
+Tư duy trực quan –hình ảnh.

+tư duy trừu tượng.
Nếu xét theo hình thức biểu hiện của nhiệm vụ và phương thúc giải
quyết nhiệm vụ thì có 3 loại tư duy ở người trưởng thành sau đây:
+Tư duy thực hành,
+Tư duy lí luận, hình ảnh cụ thể.
+Tư duy lí luận
6. Thế nào là một tác phẩm báo chí?
Tác phẩm báo chí là thuật ngữ dùng để chỉ một sản phẩm tư duy của
nhà báo, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng nghiên cứu và phản ánh, có
hình thức tương ứng với nội dung thông tin. Tác phẩm báo chí còn là thuật
ngữ dung để chỉ hình thức thể loại tác phẩm báo chí được định danh cụ thể
6


như: tin, tường thuật, phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, điều tra, bình luận xã
luận, chuyên luận. Tác phẩm báo chí là bộ phận cấu thành một sản phẩm báo
chí, nó có giá trị tạo lập dư luận xã hội, làm thay đổi nhận thức và hành vi của
người tiếp nhận thông tin. Tác phẩm báo chí được pháp luật bảo hộ quyền tác
giả và được trả tiền nhuận bút.
Báo chí là một hoạt động truyền thông đại chúng. Các tác phẩm báo chí
được tạo ra là để chuyển tải tới công chúng những thông tin thời sự về các sự
kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, con người xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong
đời sống xã hội.Mục đích mà một tác phẩm báo chí hướng tới là đem thông
tin đến với công chúng xã hội.Vì lẽ đó đảm bảo tính thông tin là chức năng
quan trọng đầu tiên của một tác phẩm báo chí. Để đạt được hiệu quả thông
tin, một tác phẩm báo chí phải đạt các tiêu chí như: mới, thời sự, cập nhật;
chân thực, khách quan; có ý nghĩa xã hội, mang lại giá trị giáo dục và nhân
văn… Ngoài ra, tác phẩm báo chí còn phải đảm nhiệm các chức năng xã hội
khác như: định hướng dư luận xã hội; giám sát, quản lý và phản biện xã hội;
giáo dục và giải trí.Bởi vậy ,trách nhiệm đặt lên vai của nhà báo là rất nặng

nề .do đó ,trong quá trình tiếp cận và phản ánh thông tin nhà báo phải có một
vốn kiến thức xã hội thật sự vững chắc ,một kiến thức chuyên ngành sâu rộng
và bản lĩnh vững vàng để có thể phân tích ,mổ xẻ và tổng hợp các vấn đề một
cách chính xác để mang lại cho công chúng những luồng thông tin đáng tin
cậy.Nói cách khác ,trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí của mình,nhà
báo phải biết cách khai thác và vận dụng các thao tác tư duy một cách linh
hoạt ,sáng suốt để có thể mang lại hiệu quả cao nhất .

7


II . KHẢO SÁT-PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG
CÁC THAO TÁC TƯ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA
NHÀ BÁO .
1.

Khảo sát –phân tích việc vận dụng các thao tác tư duy trong

hoạt động sáng tạo của nhà báo hiện nay.
Sáng tạo là một quá trình mang bản chất cá nhân, mà ở đó, người sáng
tạo thường có sự nhạy cảm rất cao đối với vấn đề . Trong hoạt động báo chí,
sáng tạo là việc tạo ra những cái mới để phục vụ công chúng. Qúa trình sáng
tạo tác phẩm báo chí là sự nhìn nhận thực tế, thực tiễn, tư duy sáng tạo. Trong
quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí,nhà báo phải luôn chú ý tạo cho tác phẩm
của mình cái nhìn nhanh nhạy, linh hoạt, độc đáo, cụ thể và mang tính chân
thực ,khách quan cao. Nói cách khác, một tác phẩm/ sản phẩm báo chí được
coi là có tính sáng tạo cao khi nó đến với người đọc nhanh nhất, đúng thời
điểm cần thiết nhất, với những vấn đề và cách tiếp cận mới mẻ ,nhạy bén
nhất…
Khác với yêu cầu của một tác phẩm văn học hay một bức tranh nghệ

thuật,cá tác phẩm báo chí luôn phải mang tính đại chúng chứ không trừu
tượng và “hàn lâm” như cách trình bày của các nhà khoa học, các nhà phát
minh, sáng chế khi báo cáo công trình nghiên cứu của mình. Do đó trong suốt
quá trính sáng tạo ra tác phẩm của mình,nhà báo cần phải tạo cho mình một
lối tư duy nhạy bén ,linh hoạt và mềm dẻo. Sự nhạy bén và sáng suốt trong
góc độ tiếp cận, cách phân tích,nhìn nhận một vấn đề phải mang đặc trưng
vủa từng cá nhân nhà báo ,của từng sản phẩm báo chí, từng loại hình báo chí
(báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử...). Sáng tạo của
nhà báo luôn luôn phải đi đôi với sự chân thực ,khách quan ,những thông tin
báo chí phải chính xác, cụ thể, rõ ràng trong tất cả các con số, lời trích dẫn và
lời phân tích, bình luận, dự báo... Sự chính xác, cụ thể này phải được diễn tả
thông qua lời nói(Truyền hình,phát thanh) chữ viết (báo in), hình ảnh(báo
ảnh)...
8


Do vậy, có thể nói rằng, quá trình sáng tạo các tác phẩm đối với nhà
báo là một quá trình tư duy phức tạp và mang tính xã hội cao .Có thể miêu tả
chúng bằng sơ đồ dưới đây:

Ta thấy rằng sáng tạo là một quá trình tư duy phức tạp ,nhanh nhạy và
không ngừng nghỉ của nhà báo.Nói cách khác là để sáng tạo nên một tác
phẩm báo chí vừa hay ,vừa đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng
lại mang tính sâu sắc thì việc đầu tiên và trước hết họ phải biết cách sử dụng
vốn kiến thức của mình để tư duy ,phân tích ,quan sát và đánh giá vấn đề một
cách đúng đắn nhất .Để có được điều này ,các nhà báo của chúng cần phải
biết cách nắm bắt được tâm lí tiếp nhận cũng như thị hiếu của công chúng để
từ đó vận dung các thao tác tư duy một cách linh hoạt ,có hiệu quả :
A.Thao tác Phân tích –Tổng hợp trong hoạt động sáng tạo của nhà
báo.

Nghề báo luôn đòi hỏi ở nhà báo một vốn tri thức tổng hợp cao và khả
năng phân tích sâu các vấn đề xã hội .Ngay cả khi đề cập một vấn đề chuyên
môn,nó cũng phải được đặt dưới góc nhìn xã hội ,mang tính xã hội thì mới
được công chúng đón nhận .Do vậy thao tác đầu tiên cần thiết đối với một nhà
báo trong suốt quá trình sáng tạo nên một tác phẩm báo chí chính là thao tác
9


phân tích –tổng hợp .Đây là thao tác kết hợp giữa việc phân tích –cắt xẻ vấn
đề ra để hiểu nó một cách sâu sắc,chi tiết hơn với việc tổng hợp –gộp tất cả
vấn đề thành một chỉnh thể thống nhất để có cái nhìn sâu sắc đa chiều và đúng
đắn nhất.Làm sao để khi đến với độc giả bài báo ấy ,thông tin ấy phải thật
khách quan ,thuyết phục và mới mẻ cả về nội dung thông tin lẫn hình thức
phản ánh.Phân-hợp thường là một trong những thao tác tư duy được sử dụng
thường xuyên và thông dụng nhất trong các thể loại báo chí ,nhất là báo in
.Thao tác này không chỉ giúp nhà báo chuyển tải thông tin đến độc giả ,mà
còn giúp họ có cái nhìn sâu sắc ,toàn diện hơn về vấn đề đang được đề cập tới
.Sau đây là một số ví dụ về việc vận dụng thao tác phân tích-tổng hợp trong
tác phẩm trên báo mạng điện tử :
Ví Dụ 1: Trên trang nhất báo Vnexpreess ngày 13/6 có bài : “U23 Việt
Nam 1-2 U23 Myanmar: Vỡ mộng vàng SEA Games” Bài báo đưa tin về
việc U23 Việt Nam dừng bước ở bán kết SEA Games 28 sau khi để thua U23
Myanmar trong thế trận giành phần lớn quyền kiểm soát bóng.Để làm sáng tỏ
cho điều này tác gỉa đã đưa ra hàng loạt phân tích :
“23 Việt Nam không cần thăm dò đối thủ mà tràn lên tấn công ngay
sau tiếng còi khai cuộc. U23 Myanmar không dám chơi đôi công mà lựa
chọn lối đá phòng ngự phản công. Mặc dù chú trọng phòng ngự nhưng
thực tế hàng thủ U23 Myanmar chơi không tốt và thường xuyên nhận
những cú đánh vỗ mặt của bộ đôi Công Phượng và Hồng Quân.
Phút 11, Mạc Hồng Quân có cơ hội rõ ràng nhất để mở tỷ số nhưng

tiền đạo số 17 lại không thắng được thủ thành Phyo Kyaw Zin. Đây cũng là
tình huống đánh dấu ngày thi đấu vô duyên của Mạc Hồng Quân trong khi
Phyo Kyaw Zin càng chơi càng xuất sắc. Mạc Hồng Quân còn có hai pha
dứt điểm đáng chú ý trong hiệp một, trong đó cú sút bị Phyo Kyaw Zin
ngăn cản còn cú đánh đầu đi chệch cột dọc.
Trong thế trận thu mình cam chịu, U23 Myanmar vẫn rình rập chờ
cơ hội phản công. Phút 38, Nay Lin Tun đá phạt hàng rào đưa bóng chạm
10


tay Ngọc Thắng trong vòng 16m50. Cơ hội để mở tỷ số bất ngờ được trao
vào tay Aung Si Thu và cầu thủ này dễ dàng đánh bại Minh Long trên
chấm 11 mét. Hiệp hai tiếp tục là những đợt tấn công dồn dập của U23 Việt
Nam và Mạc Hồng Quân vẫn là điểm đến cuối cùng trong các pha bóng.
Tiền đạo của Than Quảng Ninh đánh đầu, dứt điểm một chạm hay căn
chỉnh sút bóng đều không một lần làm tung lưới U23 Myanmar. Phải tới
phút 72, Mạc Hồng Quân mới góp dấu giày vào bàn gỡ hòa. Mạc Hồng
Quân chuyền bóng cho Công Phượng dứt điểm trúng chân hậu vệ đối
phương và bật ra đúng vị trí Huy Toàn đệm vào lưới trống.
Bàn thắng gỡ hòa lấy lại sự tự tin cho U23 Việt Nam nhưng may
mắn vẫn thuộc về U23 Myanmar. Trong một tình huống phản công đơn
giản, Nay Lin Tun dứt điểm từ bên cánh phải trúng chân Thanh Hiền đổi
hướng làm bất ngờ thủ thành Minh Long. Bàn thắng của Nay Lin Tun đến
đúng lúc tinh thần của các cầu thủ U23 Việt Nam đang lên cao và trở
thành hiệu ứng ngược khiến họ trở nên nóng vội vào cuối trận.”
Tất cả những phân tích ,lập luận của tác giả ở trên đều phải dựa vào
một trình độ am hiểu chuyên môn cao về lĩnh vực bóng đá thì mới có thể phân
tích một cách chi tiết ,rõ ràng về các thế trận ,những lí do khiến U23 Việt
Nam thất bại .Từ việc phân tích chi tiết các tình huống diễn ra trên sân bóng
cùng những phân tích ,bình luận ,đánh giá vấn đề một cách chuyên sâu tác giả

đi đến một kết luận : “ U23 Việt Nam chấp nhận nhìn đối thủ vào chung kết
dù chơi trên chân trong suốt 90 phút.”
Như vậy ,để đem đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn
về sự thất bại của đội tuyển U23 Việt Nam trong vòng bán kết sea game trước
đội tuyển U23 Myanmar ,tác giả đã đưa ra những phân tích rất chi tiết cụ thể
về lối chơi cũng như các tình huống mang tính chất quyết định thành bại trên
sân cỏ.Từ đó ,đi đến tổng hợp một thông tin bao quát :U23 Việt Nam chấp
nhận nhìn đội bạn tiến vào chung kết dù chơi trên chân trong suốt 90 phút.

11


Ví dụ 2 :Trang nhất của báo Vnexpress ngày 2/6 có bài “Hàng nghìn
hécta cây trồng chờ chết vì hạn” đưa tin về việc 1.000 ha sắn, 500 cà phê
cùng nhiều diện tích hồ tiêu, chuối… ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang
úa vàng, héo rũ vì khô hạn.Để làm sáng tỏ cho vấn đề này ,tác giả đã đưa ra
hàng loạt các số liệu, phân tích :
“Lượng mưa năm 2014 ở huyện Hướng Hóa chỉ đạt
1.000 mm ,trong khi bình quân hàng năm 1.8002.200mm,khiến mực nước nhiều song hồ ,khe suối cạn
kiệt .Từ đâu 2015 đến nay ,số cơn mưa lớn trên địa bàn
chỉ đếm được trên đầu ngoán tay.Theo ông Nguyễn
Ngọc Khả ,Trưởng phòng nông nghiệp huyện Hướng Hóa
,mực nước các hồ ở mức 30-40% dung tích thiết kế ,gây
thiếu nước sản xuất nghiêm trọng ,nhất là 8 xã vùng
Lìa
Cả xã có 20/27 ha lúa nước phải bỏ hoang vì hạn. 370 ha sắn của
dân, nhiều diện tích đã bị cháy vàng, thiệt hại khoảng 80%. Một số nơi vừa
trồng mới sắn, do nắng quá nên bị chết, không lên nổi”.
Ngoài ra, 10 ha cây bời lời, loại cây công nghiệp cũng bị chết do hạn.
Tại một số nương lúa rẫy, người dân chấp nhận rủi ro, gieo hạt lúa rồi lấp

đất, chờ trời mưa hạt lúa tự mọc.”
Từ những phân tích ,dẫn chứng cụ thể ,các con số thống kê về mực
nước,lượng mưa ….. ,tác giả mới đi đến kết luận : “Hàng nghìn hécta cây
trồng chờ chết vì hạn”
Như vậy ,phân tích –tổng hợp là một trong những thao tác cơ bản của
quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí .Hầu hết các tác phẩm báo chí chính
luận ,xã luận đều sử dụng thao tác tư duy này làm cơ sở để phân tích ,nhận
định đánh giá về một vấn đề nào đấy .Khi vấn đề được đặt dưới sự phân
tích ,mổ xẻ ,lập luận một cách có khoa học thì chắc chắn nó sẽ thuyết phục
công chúng tin tưởng vào tính chân thật của vấn đề ,giúp người ta dễ nhớ ,dễ
12


tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ .Được như vậy là tác phẩm báo chí đã
thành công một nửa trên con đườnh chinh phục thị hiếu cũng như nhu cầu tiếp
nhận thông tin của độc giả -đối tượng hướng tới của báo chí
Là một người làm truyền thông ,các nhà báo của chúng ta không thể
chỉ việc đứng ngoài chụp đôi ba tấm hình rồi đưa lên mặt báo một cách đơn
thuần là đưa tin.Mà quan trọng hơn hết là trước khi chụp hình ,đưa tin phản
ánh vấn đề nào đấy nhà báo phải biết phân tích xem đâu mới là cái quan
trọng- là vấn đề cần được đưa lên mặt báo ? Bởi vì xuất phát từ cách nhìn
nhận thông tin, góc độ tiếp cận ,phân tích và nhận định vấn đề ấy mà cùng
đứng trước một vấn đề 1, nhà báo A có thể phân tích và đưa tin về nguyên
nhân xẩy ra vấn đề ;Nhà Báo B lại đưa tin về thực trạng;Nhà Báo X nào đấy
có thể lại phân tích và đề cập đến bài học nhận thức rút ra từ vấn đề .
Cùng là một vụ tai nạn giao thông 5 người chết ở quận Thủ ĐứcTp.H.C.M mà trên cùng một tờ báo(An ninh 24 H) có các tin bài phản ánh
-đưa tin với các tiêu đề như sau :
1 “Lời kể kinh hoàng vụ tai nạn 5 người chết”2. “Tai nạn kinh hoàng,5 người chết”
3.”Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng khiến 5 người chết”
……

Hay cùng đứng trước một vấn đề nóng mà dư luận xã hội đang rất quan
tâm trong thời gian vừa qua đó là vấn đề chặt cây xanh để làm đường sắt trên
cao ở thủ đô Hà Nội .Trên các trang báo mà em đã khảo sát có các tit bài tiêu
biểu như sau :
1.

“Tôi kinh ngạc về vụ chặt cây Hà Nội’’ -BBC Tiếng Việt

2.

“Hàng loạt sai phạm trong dự án “chặt cây xanh Hà Nội”

được công bố-báo Đại Kỉ Nguyên VN
3.

“Toàn cảnh vụ chặt cây xanh ở Hà Nội”- Vietnamnet

4.

“Hà Nội thay thế 7.600 cây xanh”-Vnexpress
13


5.

Phó thủ tướng : “Dân không hiểu sao lại chặt cây buổi tối”-

Người lao động
Chúng ta thấy rằng , cùng một vấn đề ,một sự việc xẩy ra nhưng mỗi
bài báo lại đề cập đến những khía cạnh khác nhau ,khác cả về mức độ lẫn góc

độ tiếp nhận và phản ánh thông tin.Có sự khác nhau này là do góc độ tiếp
cận,khai thác và phân tích thông tin của mỗi nhà báo khác nhau.Tuy nhiên dù
khai thác thông tin ở góc độ nào đi nữa thì các nhà báo của chúng ta vẫn phải
biết cách sử dùng thao tác phân tích –tổng hợp một cách sáng tạo để mổ xẻ
,làm sáng tỏ cho vấn đề mà họ muốn đề cập,muốn hướng dư luận tới đó . Có
thể khẳng định rằng phân tích –tổng hợp là thao tác tư duy cơ bản nhất,đóng
vai tro quan trọng trong một tác phẩm báo chí đại chúng .Để biến tác phẩm
của mình trở nên thu hút mà vẫn phản ánh được sự thật một cách khách quan
lại amng tính mới mẻ không hề đơn giản .Vì vậy,trong sáng tạo ,nhà báo cần
biết cách khai thác ,phân tích bằng kiến thức thực tiễn cũng như tổng hợp các
nguồn tri thức liên quan để tìm ra đâu là cái cốt lõi của vấn đề .Chỉ khi tìm ra
và cập nhật –phân tích được những khía cạnh thông tin mới mẻ ,sâu sắc mà
không trùng lặp một cách sáo rỗng hay thiếu đi sức thuyết phục thì tác phẩm
báo chí ấy mới thực sự có gái trị đối với công chúng.
B .Thao tác so sánh trong hoạt động sáng tạo của nhà báo.
Như đã nói ở trên.Thao tác so sánh là sự xác định bằng trí óc giống hay
khác nhau,đồng nhất hay không đồng nhất ,bằng nhau hay không bằng nhau
giữa các sự vật hiện tượng.
Trong hoạt động báo chí ,khi đứng trước một vấn đề xã hội nào đấy
song song với việc phân tích mổ xẻ vấn đề thì nhà báo cũng cần phải sử dụng
thao tác tư duy so sánh để làm nổi bật được cái riêng ,cái mới của vấn đề đấy
so với những cái trước đó đã có,những sự kiện diễn ra trong cùng một thời
điểm đó xem đã có ai đề cập vấn đề đấy chưa ?và nếu có thì góc nhìn của họ
có giống hay khác gì với cách tiếp cận vấn đề của mình không ?Để làm sao
cho tác phẩm của mình vừa có thể mang tình thời đại ,vừa sâu sắc và quan
14


trọng hơn là phải mới mẻ .Bởi vì khi đứng trước một vấn đề xã hội ,mỗi nhà
báo sẽ có một con mắt nhìn ,một hướng tiếp cận khác nhau .

Ví dụ 1 :Báo chí đưa tin về lĩnh vực kinh tế xã hội .Để nhận ra sự biến
động của một nên kinh tế từ năm nay qua năm khác,từ ngành này qua ngành
khác thì bắt buộc nhà báo phải sử dụng tư duy so sánh .Nghĩa là thông qua
các con số thống kê ,các biểu hiện của vấn đề để nhận ra sự phát triển hay
kém phát triển ,thay đổi hoặc không thay đổi để đánh giá đúng bản chất của
vấn đề.Về vấn đề này trên trang nhất báo Vnexpress có bài : “Gía vàng vượt
37 triệu đồng /một lượng ”.
Ta thấy rằng ,trong bài viết của mình ,để làm rõ vấn đề “giá vàng tăng”
thì nhà báo phải đưa ra các số liệu thống kê ,so sánh mức giá vàng trước và
sau khi tăng chênh lệch nhau như thế nào để người đọc có thể thấy rõ ràng,giá
vàng có tăng và tăng ít hay tăng nhiều ra sao :
“Cụ thể, đầu giờ sáng, các doanh nghiệp kinh doanh vàng như công
ty SJC, Tập đoàn DOJI, Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Phú Nhuận và các
ngân hàng kinh doanh vàng đều tăng giá khoảng 450 – 480 nghìn
đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, với giá mua vào phổ biến từ 37,1 –
37,15 triệu đồng/lượng và bán ra từ 37,2 – 37,25 triệu đồng/lượng. Đây là
các mức cao nhất được ghi nhận kể từ ngày 20/5”
“Tuy nhiên sáng nay, thị trường đã điều chỉnh giảm, hiện giá vàng
đang ở quanh 1.313 USD/ounce, tương đương 33,8 triệu đồng/lượng. So
với thế giới, giá vàng trong nước hôm nay chỉ còn đắt hơn 3,3 triệu đồnghẹp hơn 400 nghìn đồng so với khoảng cách của ngày hôm qua.”
Trong trường hợp này ,thao tác so sánh không những giúp cho tác giả
làm nổi bật,khẳng định được sự tồn tại của vấn đề “giá vàng tăng” mà còn
khẳng định được mức độ khách quan,chi tiết về việc gía vàng tăng như thế
nào ?chênh lêch nahu ra sao thông qua những con số thống kê %,tiền tệ…
Ví dụ 2 Trên trang nhất báo văn hóa online ngày 12/6/2015 có bài “Sea
game 28: Bước nhảy vọt của các môn Olympic” Đưa tin về kết quả nhảy vọt
15


của Việt Nam trong kì sea games 28 .Để làm rõ được sự “nhảy vọt” ấy nhà

báo đã đưa ra hàng loạt so sánh :
“Từ SEA Games 22, đoàn Việt Nam liên tục đứng trong top 3 ở Đại
hội, trong đó số HCV từ các môn Olympic đạt mức xấp xỉ 60%, khá thấp so
với mức khoảng 80% của các đoàn Thái Lan, Malaysia, Singapore. Với
chủ trương hướng ra đấu trường lớn như Olympic, ASIAD, chỉ số trên gia
tăng sau mỗi giải đấu. Đến SEA Games 28 là bước nhảy vọt khi tính đến
12h ngày 11.6, số HCV từ các môn Olympic chiến đến 86,7 % thành tích
chung. Trong đó, đáng kể nhất là các VĐV bơi, điền kinh phá đến 13 kỷ lục
SEA Games.”
Ở đây việc đưa ra các số liệu (60% ,80%.86,7%....)cùng với sự so sánh
mức chênh lệch tỉ số HCV trong các năm trước so với các nước đối thủ và
mức tang vọt của năm nay để thấy rõ được bước nhảy vọt đáng chúc mừng
của Việt Nam khi “phá đến 13 kỉ lục SEA game”
Từ hai ví dụ nêu trên, ta thấy rằng để làm nổi bật, nhấn mạnh tính thiết
thực của vấn đề thì thao tác so sánh là lựa chọn tốt nhất cho mỗi nhà báo.Thao
tác này giúp cho nhà báo làm nổi bật được bản chất của vấn đề một cách rõ
ràng, cụ thể nhất. Nếu trong hoạt động sáng tạo của mình, Nhà báo không biết
sử dụng thao tác so sánh thì tác phẩm của họ dễ rơi vào lối mòn, nói những
cái mà người khác đã nói, đã đề cập tới.Hoặc không làm rõ được vấn đề, rơi
vào những vấn đề có tính cũ kĩ ,sáo rỗng và kết quả đương nhiên là những
đứa con tinh thần của họ cũng sẽ không được đón nhận,bản thân họ sẽ bị lãng
quên,đánh mất lòng tin của công chúng .
C .Thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa trong hoạt động sáng
tạo của nhà báo
Trừu tượng hóa là sự gạt bỏ bằng trí óc những mặt, những thuộc tính
,những liên hệ và quan hệ thứ yếu .không cần mà chỉ giữ lại những yếu tố nào
cần thiết để tư duy mà thôi. . Có thể ví trừu tượng hóa giống như việc chúng
ta nhặt rau vậy.Chúng ta phân tách những cây rau còn xanh non đê giữ lại
16



,còn những phần không cần thiết như rễ hay lá sâu …thì loại bỏ.Ở đây trừu
tượng hóa cũng như vậy .Khi đứng trước một vấn đề mang tính xã hội ,nhà
báo cần phải thật sự thông minh và sáng suốt để biết phân tích được một cách
rõ ràng đâu là vấn đề cốt lõi cần được phản ánh ,đâu là vấn đề nhỏ nhặt ,cần
loại bỏ.
Khái quát hóa là sự hợp nhất bằng trí óc nhiều đối tượng khác nhau
nhưng có chung những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ nhất đinh thành
một nhóm, một loại.Khái quát hóa luôn mang một cái chung nào đó.
Trừu tượng hóa và khái quát hóa có quan hệ qua lại với nhau .Khái quát
hóa chính là sự tổng hợp ở mức độ cao.
Nếu ví quá trình tư duy trừu tượng là một quá trình phân tách thì khái
quát hóa lại giống như chúng ta đang phân loại một hỗn hợp các loại đậu, có
đậu xanh, đậu đỏ vậy.Dùng trí thông minh và con mắt tinh tường của mình để
nhận ra đâu là hạt đậu có chung một màu để gộp chúng lại với nhau thành một
số lượng lớn những hạt đậu có màu đỏ, màu xanh cùng nhau.
Trong xã hội có nhiều vấn đề diễn ra và phát triển không cùng một
nơi,một sắc thái biểu hiện .Do đó, để tránh nói những vấn đề quá nhỏ nhặt hay
mang tính riêng biệt của một cá nhân nhà báo phải biết cách khái quát vấn đề
một cách thật chính xác .Nói cụ thể hơn là phải có con mắt tinh tường để phân
biệt được đâu là những yếu tố ,những biểu hiện của cùng một vấn đề xã hội để
từ đó khái quát chúng trở thành một vấn đề mang tính cộng đồng ,phản ảnh
một cách chân thực để được công chúng đón nhận một cách thuyết phục .
Ví Dụ 1: Về thời trang phản cảm của một bộ phận thanh niên hiện nay .
Về vấn đề thời trang của giới trẻ trên trang nhất của báo tạp chí đanong
online có bài viết “Sự dễ dãi thời trang ,lối sống phản cảm của giới
trẻ…”.Bài báo phản ánh lối sống phản cảm của giơí trẻ thông qua xu hướng
thời trang sexy quá đà của một bộ phận không nhỏ các “bà tưng” “angela
Phương Trinh” của thời đại…Để khái quát vấn đề này trở thành một hiện
tượng tiêu cực đáng lên án trong xã hội ,trong bài viết của mình ,nhà báo đã

17


dẫn ra hàng loạt các biểu hiện khác nhau ,nhưng có chung một xu thế mang
tên “ sexy đến phản cảm của giới trẻ”: .
+, “Đó là chuyện của một nữ sinh 9X "vô tư" tung ảnh nude (chỉ
dùng tay che sơ sài vòng 1) để làm hình đại diện và ảnh bìa của trang
Facebook cá nhân , cô còn viết tên người yêu mình lên ngực và để lồ lộ đôi
gò bồng đảo căng tròn một cách khêu gợi.” ;
+ “...Em Trương Quỳnh Nga, 17 tuổi, ở phường Trại Cau, quận Lê
Chân (Hải Phòng), quả quyết với tôi rằng: "Thời đại này muốn được nhiều
người biết đến mình thì không gì nhanh bằng việc ăn mặc sexy, càng hở
càng gây chú ý”
+,“...Ngoài một số cơ quan, doanh nghiệp nhà nước buộc phải mặc
đồng phục hoặc trang phục nghiêm chỉnh thì có nhiều công ty, văn phòng,
đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân để nhân viên ăn mặc khá "thoải mái" khi
đến làm việc.”
Trong ví dụ trên ,nếu tác giả chỉ nhìn vào một cô gái ăn mặc mát mẻ
đi trên đường mà viết luôn một bài báo đưa tin về việc một bộ phận giới trẻ
thời nay ăn mặc thiếu văn hóa thì sẽ không ai tin cả .Nhưng tác giả đã dùng
con mắt tinh tế,nhanh nhạy để nhận ra không phải chỉ ăn mặc ,thời trang dạo
phố mát mẻ đã là vô văn hóa ..Mà còn là một cô sinh viên bạn mặc áo hai dây
đến giảng đường ,một cô gái ăn mặc,phấn son lòe loẹt đến dự một đám
tang ,một cô gái khoe “hàng” công khai trên trang cá nhân facebook……đứng
trước những biểu hiện ấy tác giả đã tổng hợp và khái quát chúng thành một
hiện tượng xã hội đáng lên án - thời trang thiếu lành mạnh ,thiếu văn hóa của
một bộ phận giới trẻ.Khi đó tác phẩm của anh mới có đủ sức thuyết phục và
được công chúng thừa nhận..
Ví dụ 2 : Trên trang báo Nhân Dân điện tử ngày 9/6/2015 có bài
"Cuồng thần tượng" một hiện tượng xã hội đáng lo ngại”.Trước khi khái

quát ,phân tích cụ thể về các biểu hiện của việc cuồng thần tượng một cách
quá đáng ,tác giả đa trừu tượng hóa vấn đề trong một câu mở đầu : “Cuồng
18


nhiệt một cách thái quá và bất thường trước "thần tượng", đó là hiện tượng
ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong sinh hoạt của một bộ phận giới trẻ Việt
Nam”.Sâu đó tác giả mới phân tích các biểu hiện cụ thể để khái quát được
vấn đề này :mức độ phổ biến và lan rộng ,trở thành “hiện tượng” cuồng thần
tượng trong xã hội hiện nay của giới trẻ :
+, “…trước các ca sĩ đến từ xứ sở Kim chi, nhiều "fan Kpop" Việt
bày tỏ sự cuồng nhiệt đến mức khóc lặng khi "thần tượng" xuất hiện tại
sân bay. “
+, “Tới khi xem "thần tượng" biểu diễn trên sân khấu một làn sóng
xô đẩy, la hét…Hàng nghìn người tìm mọi cách để tiến gần hơn đến sân
khấu, dù phải chen lấn, giẫm đạp lên nhau, kết quả là 40 fan Việt ngất xỉu
sau buổi diễn do thiếu ô-xi và quá mệt, rất nhiều người khác cũng bị bầm
tím vì chen chúc. Ðỉnh điểm của sự bất thường, một nhóm thanh nữ còn
rất trẻ quỳ xuống hôn ghế anh chàng Bi Rên đã ngồi khi lưu diễn tại Nhà
hát thành phố Hà Nội khiến dư luận phẫn nộ”
+,“…có bạn trẻ còn lên mạng xã hội chửi bới cả bố mẹ vì không cho
tiền mua vé đi gặp "thần tượng"...
+ ,…..“sau thời mê mẩn phim hài "nhảm" Hồng Công (Trung
Quốc), một số người chuyển sang say mê phim dã sử Trung Hoa và giờ thì
đắm đuối với phim truyền hình, ca nhạc Hàn Quốc”
Từ các biểu hiện ấy ,tác giả đã khái quát hóa chúng thành một vấn đề
lớn một cách đầy thuyết phục trong xã hội đấy là hiện tượng cuồng thần
tượng một cách quá đáng của giới trẻ Việt Nam hiện nay.Đây là một hiện
tượng xã hội đáng báo động bởi vì cuồng thần tượng thái quá sẽ dẫn đến rất
nhiều hậu quả tiêu cực trong lối sống ,văn hóa của giới trẻ.

Có thể nói rằng trừu tượng hóa và khái quát hóa cũng là một thao tác
thường xuyên và liên tục trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí .Nói cụ
thể hơn thì trong quá trình sáng tạo và đưa tác phẩm của mình tới với công
chúng ,nhà báo phải biết cách chọn lọc ,phân tích ra những yếu tố quan
19


trọng ,cốt lõi ,nêu được bản chất vấn đề ,đâu là yếu tố phụ gia ,không cần thiết
có thể loại bỏ để từ những chi tiết cốt lỗi ấy tập hợp khái quát thành một vấn
đề mang tầm xã hội cao,mang tính khách quan,chân thực và hấp dẫn độc
gỉa .Có như vậy thì tác phẩm đó mới có thể sống cùng với công chúng,được
công chúng đón nhận và thừa nhận.Nói một cách chính xác ,thao tác trừu
tượng hóa và khái quát hóa là một trong những thao tác tư duy quan trọng
,không thể bỏ qua trong quá trình tư duy sáng tạo tác phẩm báo chí của cá
nhân mỗi nhà báo .2.Nhận xét-đánh giá về vai trò và việc vận dụng các
thao tác tư duy trong hoạt động báo chí.
Từ những phân tích và khảo sát trên, ta thấy rằng các yếu tố tư duy nói
chung và các phương pháp tư duy nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình sáng tạo tác phẩm của nhà báo.Để có được một tác phẩm báo
chí hay ,đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của công chúng thì ngoài việc phải có
kĩ năng nghiệp vụ và kiến thức xã hội sâu sắc thì nhà báo còn phải rèn luyện
cho mình một lối tư duy nhạy bén và sáng suốt để kịp thời phân tích ,đánh giá
vấn đề một cách thiết thực,khách quan và nhân văn nhất.
Tóm lại ,tùy vào tính chất cũng như mục đích phản ánh vấn đề mà nhà
báo
sẽ biết cách lựa chọn thao tác tư duy phù hợp với bài báo của mình để
làm nổi bật được quan điểm ,tính sáng tạo cũng như thông tin,thông điệp mà
họ muốn gửi gắm tới công chúng .Tuy nhiên ,sáng tạo của tác phẩm báo chí
vẫn phải dựa trên tiêu chí khách quan,xác thực và đáp ứng được một cách
tốt nhất mục đích chuyển tải thông tin tới độc giả.Để làm được điều này

,nhà báo cần phải có những tố chất và đáp ứng được những yêu cầu cơ bản
trong quá trình sáng tạo .
III.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SÁNG
TẠO VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI MỖI NHÀ BÁO TRONG QUÁ TRÌNH
SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ .
A.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sáng tạo của nhà báo.
20


Hoạt động sáng tạo của nhà báo gắn liền với việc phát hiện, nhận thức,
phản ánh sự kiện, vấn đề thời sự phục vụ nhu cầu thông tin của công chúng.
Việc thể hiện vấn đề, sự kiện thời sự như thế nào để vừa phản ánh trung thưc,
khách quan, vừa hấp dẫn, lôi cuốn công chúng không phải là điều dễ dàng .
Sự sáng tạo của nhà báo luôn luôn thể hiện ở cả hai khía cạnh nội dung
và hình thức thể hiện thông tin, bao gồm quá trình phát hiện đề tài, tìm kiếm
góc độ phản ánh, lựa chọn chi tiết. Hoạt đồng sáng tạo báo chí luôn gắn liền
với tĩnh chính trị Xã hội, nghĩa là sự sáng tạo của nhà báo hướng tới thực hiện
những nhiệm vụ xã hội.Do vậy trong hoạt động sáng tạo của mình ,nhà báo
phải luôn biết kết hợp giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan trong hoạt
động sáng tạo của mình.Một số yếu tố ảnh hưởng đến họat động sáng tạo của
nhà báo :
1 .Hoạt động sáng tạo của nhà báo phụ thuộc trình độ nhận thức, lý
luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng lực
và lập trường, quan điểm của bản thân nhà báo đó
Nghề báo là một trong những công việc đòi hỏi vốn tri thức,kinh
nghiệm xã hội cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.Bên cạnh đó
,một nhà báo chân chính thì phải luôn coi đạo đức là nhiệm vụ hàng đầu trong
quá trình hoạt động báo chí.Chỉ khi đứng trên một quan quan điểm lập trường
vững chắc cùng với kiến thức và trình độ xã hội, chuyên môn nghiệp vụ cao
thì quá trình sáng tạo của nhà báo mới có hiệu quả tốt ,mang lại những sản

phẩm báo chí có gía trị và sức thuyết phục đối với xã hội .
2. Sáng tạo của nhà phải báo tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo tính
khách quan, chân thật.
Khách quan ,chân thật là nền tảng cốt lõi cơ bản của một tác phẩm báo
chí.Chỉ khi sáng tạo dựa trên nền tảng của sự thật thì báo chí mới có sức
thuyết phục và chỗ đứng trong xã hội.

21


3. Sáng tạo của nhà báo còn phụ thuộc vào khả năng định hướng các
giá trị, khả năng phát hiện, nhận thức và thích ứng với môi trường nghề
nghiệp, làm việc nhóm.
Đây là đòi hỏi cơ bản đối với khả năng tác nghiệp của mỗi nhà báo.Nhà
báo phải có đầy đủ khả năng phát hiện ,thích ứng được với môi trường làm
việc khó khăn thì mới có thể sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị xã hội
cao.Đặc biệt kĩ năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng đối với quá trình
sáng tạo của báo chí.
4. Sáng tạo của nhà báo phải gắn với nhu cầu, thị hiếu của công
chúng.
Yêu cầu này xuất phát từ mục đích của báo chí là truyền tải thông tin
đến độc giả .
B. Yêu cầu đối với mỗi nhà báo trong quá trình sáng tạo tác phẩm
báo chí .
1.Trước hết ,để sáng tạo được những tác phẩm báo chí vừa mới
mẻ ,vừa đáp ứng được nhu cầu của độc gỉa thì yêu cầu đầu tiên đối với một
nhà báo là phải biết nắm bắt và vận dụng một cách thành thạo tâm lí con
người.
Theo tâm lí báo chí thì công chúng thường tiếp nhận thông tin theo
thang nhu cầu của Maslow.Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con

người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản
ánh mức độ “cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa
là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.Thang nhu cầu của
Maslow có 5 mức:
+ Nhu cầu sinh lý cơ bản
+ Nhu cầu an toàn
+ Nhu cầu về quan hệ xã hội
+ Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ
+ Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt
22


Trong rất nhiều hoạt động, ngành nghề, người ta đã ứng dụng thuyết
này một cách hiệu quả như maketing, quản lý nhân sự, thăm dò ý kiến khách
hàng, giáo dục, tưvấn tâm lý-tình cảm…Với hoạt động thực tiễn của báo chí,
thang nhu cầu của Maslow có một vị trí quan trọng đặc biệt. Nắm bắt được
tâm lý, những nhu cầu cơ bản của công chúng, nguồn tin, đồng nghiệp…sẽ
giúp nhà báo, hay rộng hơn là những người hoạt động báo chí làm tốt công
việc của mình.
a

(Thang nhu cầu của MASLOW- Thuyết nhu cầu do Abraham Maslownhà tâm lý học nổi tiếng của dòng Tâm lý học nhân văn là một trong những
thuyết kinh điển trong Khoa học tâm lí con người.)

23


Trong tâm lí báo chí nói chung,công chúng hầu như tiếp nhận thông tin
theo thang nhu cầu của Maslow.Báo chí là một hoạt động tinh thần gắn bó và
tham gia hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển xã hội và xuất hiện do nhu cầu của

xã hội. Công chúng tìm đến báo chi là bởi họ cần có những thông tin và vốn
tri thức trên nhiều lĩnh vực đời sống-đó là những nhu cầu tất yếu và cơ bản
của con người. Hoạt động sáng tạo của nhà báo cũng là để nhằm thỏa mãn
những nhu cầu đó của công chúng. Nội dung của tác phẩm báo chí phải là
những tri thức xã hội, vì thế nhà báo phải tích lũy kiến thức một cách đầy
đủ,sâu sắc. Không có một nhà báo nào có thể hoạt động được bằng cách khép
kín mình trong môi trường nhỏ hẹp và không có giao lưu xã hội. Nhà báo phải
đứng ngay trên mảnh đất hiện thực để thấu hiểu ,lắng nghe công chúng.Bởi
suy cho cùng thì nhiệm vụ của báo chí chính là đáp ứng nhu cầu thông tin của
công chúng .Trách nhiệm của báo chí không chỉ phải phản ánh trung thực đời
sống hàng ngày mà còn phải góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội,
tăng cường giá trị hiện thực của báo chí, thu hẹp khoảng cách giữa báo chí với
đời sống hiện thực và với công chúng.
2.Trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí,nhà báo cần học cách
phản ánh đúng với sự thật khách quan,phản ánh hiện thực có chọn lọc.
Nhiệm vụ chính của báo chí là truyền tải thông tin đến với độc giả
.Cho nên trong quá trình sáng tạo nhà báo phải biết chọn lọc những gì tiêu
biểu nhất trong những cái mới, cái đúng, cái hay. Khi nói lên sự thật, nhà báo
phải có cái nhìn khách quan và thái độ dũng cảm, không chủ quan, định kiến,
không chịu bất cứ một áp lực nào để phải bẻ cong ngòi bút.
3.Muốn có những tác phẩm báo chí hay, giá trị và thỏa mãn nhu cầu
của công chúng, người cầm bút phải có cách sống chủ động, nhập vào thời
cuộc và có mặt ở những nơi thử thách nhất của cuộc sống
Nhà báo không thể đứng ngoài hoặc bên lề sự kiện mà phải chứng
kiến, hòa nhập,để thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Nhà báo phải tự
mình đứng trong đó ,phải tự mình tìm tòi,mổ xẻ và phân tích vấn đề.Có như
24


vậy thì tác phẩm báo chí của họ mới thật sự sâu sắc ,khách quan và đáng tin

cậy.
4.Nhà báo phải biết nhạy bén với tin tức:
Báo chí là một trong những nghề có sự cạnh tranh gay gắt nhất .Do
đó ,để có thể theo kịp được với nhịp độ cảu truyền thông thì yêu cầu Nhà Báo
phải biết nahyj bén với tin tức để có thể kịp thời tiếp cận ,phân tích và phản
ánh vấn đề một cách nhanh nhạy,chính xác nhất .
5. Trong quá trình sáng tạo ,nhà báo phải biết cách hoài nghi .
Phóng viên cần biết cách "hoài nghi đúng đắn" khi liên hệ với các cơ
quan, nhân viên chính quyền hay các công ty. Các nguồn tin thường muốn
cung cấp những thông tin có lợi cho họ. Tuy nhiên là không nên để sự hoài
nghi này trở thành sự nghi kị quá mức,nó có thể sẽ dẫn đến nhiều sai phạm
trong quá trình tiếp cận và phản ánh thông tin của nhà báo.
6.Nhà báo phải có tính kiên trì,dũng cảm và dễ tiếp xúc với mọi
người:
Báo chí không phải là một ngành ngồi bàn giấy hay đến những nơi sang
trọng.Trách nhiệm của báo chí là phải luồn lách vào hang cùng ,ngõ hẻm để
phản ánh hiện thực khách quan của cuộc sống .do đó ,trong quá trình ấy ,nhà
báo sẽ gặp phải không ít những khó khăn ,thách thức.Vì vậy ,bên cạnh niềm
đam mê thì nhà báo còn phải rèn luyện cho mình phẩm chất kiên trì để có thể
chịu đựng được những khắc nghiệt mà nghề báo mang lại.
Hầu hết các câu chuyện báo chí thường xoay quanh cuộc sống con
người và xuất phát từ con người. Sự yên tĩnh, thư thái có thể sản sinh ra
những bài viết tốt, nhưng những phóng viên có khả năng giao tiếp dễ dàng với
mọi loại đối tượng sẽ có cơ hội tìm ra nhiều câu chuyện hay hơn,mang nhiều
ý nghĩa cho xã hội hơn.

25



×