Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

NGHIÊN CỨU SINH THÁI DINH DƯỠNG CỦA NHÓM LINH TRƯỞNG ĂN THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Minh

NGHIÊN CỨU SINH THÁI DINH DƯỠNG CỦA NHÓM
LINH TRƯỞNG ĂN THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CÚC PHƯƠNG LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Minh

NGHIÊN CỨU SINH THÁI DINH DƯỠNG CỦA NHÓM
LINH TRƯỞNG ĂN THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CÚC PHƯƠNG LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN VĂN THỤY



Hà Nội – Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi vô cùng biết ơn PGS.TS Trần Văn Thụy vì sự giúp đỡ và hướng dẫn tận
tình, chu đáo của thầy mà tôi đã rất may mắn nhận được. Những kiến thức chuyên
môn Sinh thái học thực vật, nhưng tư liệu nghiên cứu, những kinh nghiệm quý giá về
hoạt động thực địa cùng những lời động viên của thầy là cơ sở, động lực thúc đẩy tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành của mình tới các thầy cô, cán bộ
Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện học tập, nghiên
cứu tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Nhờ sự giúp đỡ của em Bùi Tuấn Anh, sinh viên khóa 58, Khoa Môi trường,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên và ông Nguyễn Tuấn Anh, cán bộ Trung tâm Bảo
tồn và Phát triển con người tôi đã hoàn chỉnh, phân tích, đánh giá được bộ số liệu thực
địa phục vụ luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hai người.
Lời cảm ơn này tôi cũng xin được gửi đến gia đình tôi, Vườn quốc gia Cúc
Phương đã tạo điều kiện thuận lợi, dành những sự giúp đỡ nhiệt tình nhất trong thời
gian tôi thực hiện đề tài cũng như khi đi thực địa thực tế.
Một lần nữa tôi xin được chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AGB


Sinh khối trên mặt đất (Above ground biomas)

BEF

Chỉ số giãn nở sinh khối (Biomass Expansion Factor)

DBH

Đường kính ngang ngực (Diameter at breast height)

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information
System)

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

JIFPRO

Trung tâm Hợp tác và Xúc tiến Lâm nghiệp Quốc tế Nhật
Bản

R/S


Tỉ lệ rễ/cành non (Root/shoot)

VOB

Thể tích cả vỏ cây (Volume over bark)

WD

Mật độ gỗ tính theo khối lượng – thể tích (Weight density)


DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
Trong một hệ sinh thái, mỗi loài sinh vật cũng như các yếu tố môi trường đều
góp phần quan trọng trong việc duy trì tính cân bằng của dòng vật chất – năng lượng,
tính ổn định và bền vững của hệ thống. Bất cứ sự thay đổi nào trong các thành phần
này đều có thể tạo ra những hiệu ứng ảnh hưởng tới trạng thái cân bằng của hệ và do
đó việc duy trì trạng thái cân bằng của hệ mang ý nghĩa sống còn đối với bất kỳ hệ
sinh thái nào, tự nhiên hay nhân tạo. Trong tự nhiên, hệ sinh thái luôn có một cơ chế tự
bảo vệ hay tự phục hồi thế cân bằng tuy nhiên khả năng luôn có một điểm tới hạn mà
tại đó khi một hoặc nhiều thành phần của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi
phục lại được từ đó kéo theo sự sụp đổ mang tính hệ thống. Do vậy, hiểu biết về mỗi
thành phần, mối quan hệ giữa chúng là yêu cần tiên quyết trước khi cân nhắc tác động
lên một thành phần nào đó để không tác động xấu đến sự cân bằng của toàn bộ hệ
thống đồng thời cũng là cơ sở khoa học vững chắc cho công tác bảo tồn đa dạng sinh
học, đặc biệt là tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên.
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên
nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ

sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn
quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt
đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại
đây. Trong đó, bộ Linh trưởng là một trong những nhóm sinh vật quan trọng được bảo
tồn tại đây với 8 loài đang sinh sống trong tự nhiên và một trung tâm cứu hộ thú linh
trưởng hiện đang nuôi dưỡng 160 cá thể thuộc 15 loài.
Về tập tính, các loài linh trưởng thường lựa chọn ăn các bộ phận thực vật (lá,
hoa, quả, hạt,...) của một số nhất định các loài cây hiện có trong tự nhiên để đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, trong tự nhiên, thành phần và sinh khối của
các loài thực vật thường biến động nhiều theo thời gian và không gian. Vì vậy, trong
quá trình tiến hóa, ở mỗi loài linh trưởng đều hình thành cơ chế thích nghi nhất định
đối với sự biến đổi này. Nghĩa là, mỗi loài linh trưởng chỉ lựa chọn ăn một số bộ phận

7


của một số loài thực vật nhất định. Nếu thiếu các nguồn thực vật này, sự sống của quần
thể linh trưởng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí quần thể có thể bị suy giảm hoặc tuyệt chủng
nếu nguồn thức ăn bị thiếu nghiêm trọng và kéo dài. Vì vậy, hiểu biết về nhu cầu dinh
dưỡng và cơ chế lựa chọn các loại thức ăn trong thiên nhiên của loài sẽ giúp ích cho
công tác quản lý bảo tồn các loài linh trưởng bị đe dọa tuyệt chủng bao gồm cả việc
kiểm soát số lượng cá thể linh trưởng trong tự nhiên và trong điều kiện nuôi nhốt.
Mặc dù hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về tập tính, đặc điểm sinh học của các
loài linh trưởng tại Vườn quốc gia Cúc Phương phục vụ công tác bảo tồn tuy nhiên
việc phân tích, đánh giá, xác định khu vực, khả năng cung cấp thức ăn cho nhóm linh
trưởng ăn thực vật còn ít được thực hiện. Do đó, học viên chọn đề tài “Nghiên cứu
sinh thái dinh dưỡng của nhóm linh trưởng ăn thực vật tại vườn quốc gia Cúc Phương
làm cơ sở cho công tác bảo tồn” với mong muốn bổ sung một phần tư liệu về sinh thái
dinh dưỡng, sinh cảnh đặc trưng và sinh khối thực vật làm thức ăn cho nhóm linh
trưởng ăn thực vật tại đây và góp phần làm cơ sở cho công tác bảo tồn trong tương lai.

Do điều kiện nghiên cứu hạn chế, học viên lựa chọn một số khía cạnh của sinh thái
dinh dưỡng bao gồm phân bố, thành phần loài thực vật, sinh khối thực vật làm thức ăn
cho linh trưởng và các sinh cảnh đặc trưng của linh trưởng tại Vườn Quốc gia Cúc
Phương làm đối tượng nghiên cứu chính của đề tài.

8


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về sinh thái dinh dưỡng của linh trưởng ăn thực vật
Sinh thái dinh dưỡng là một hướng nghiên cứu mới xuất hiện trong khoảng vài
thập kỷ gần đây. Nghiên cứu sinh thái dinh dưỡng (feeding ecology) bao gồm đánh giá
toàn bộ hệ thống thức ăn từ việc lấy thức ăn, vận chuyển, tiêu thụ thức ăn đến việc tiêu
hóa và bài tiết.
Sinh thái dinh dưỡng linh trưởng (Primate Nutritional Ecology) là sự tương tác
giữa môi trường, sự hấp thu dinh dưỡng của một (hoặc nhiều) loài linh trưởng và các
yếu tố sinh lý cá thể. Đây là một lĩnh vực rộng với nhiều hướng tiếp cận, đối tượng
nghiên cứu khác nhau bao gồm sinh lý [30], hình thái [32], sinh sản và sinh trưởng phát triển [22] và sinh thái học loài [27]. Nghiên cứu sinh thái dinh dưỡng thú linh
trưởng có ý nghĩa lớn trong xác định các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự đa dạng
loài, nhân khẩu học và tập tính xã hội của chúng, là cơ sở khoa học cốt lõi cho công
tác bảo vệ, bảo tồn và phục hồi loài linh trưởng. Trong cuốn "Primate ecology: Studies
of feeding and ranging behavior in lemurs, monkey and apes" xuất bản năm 1977 của
nhà xuất bản Academic Press Inc. (London) Ltd với nội dung về hoạt động, lựa chọn
thức ăn và các tập tính khác của 17 loài linh trưởng, đồng thời phân tích số lượng,
nhóm và các thói quen ăn uống của chúng đã được tổng hợp từ 500 bài báo và sách
tham khảo khác. Sau đó là một loạt các nghiên cứu của Milton bao gồm: Factors
influencing leaf choice by howler monkeys: a test of some hypotheses of food
selection by generalist herbivores. American Naturalist [23], Food choice and digestive
strategies of two sympatric primate species. American Naturalist [24], Dietary quality
and demographic regulation in a howler monkey population. The Ecology of a

Tropical Forest: Seasonal Rhythms and Long-Term Changes [25]… là tiền đề cho các
nghiên cứu sau này về sinh thái dinh dưỡng linh trưởng. Hiện nay, nghiên cứu sinh thái
dinh dưỡng là một hướng nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu sinh thái và bảo tồn
thú linh trưởng trên thế giới và ở Việt Nam.

9


Linh trưởng Việt Nam nằm trong danh mục ưu tiên bảo tồn Linh trưởng của thế
giới. 5 trong số 25 loài Linh trưởng tại Việt Nam thuộc danh mục động vật nguy cấp, 7
loài thuộc danh mục cực kỳ nguy hiểm, 9 loài thuộc danh mục nguy hiểm và 6 loài
đang có nguy cơ bị đe dọa [21]. Do đó, nghiên cứu sinh thái Linh trưởng, đặc biệt là
sinh thái dinh dưỡng Linh trưởng là một trong những hướng nghiên cứu hàng đầu của
các tổ chức bảo tồn, bao gồm Hiệp hội Động vật học Frankfurt (The Frankfurt
Zoological Society) tổ chức bảo tồn Quốc tế (Conservation International), Quỹ Động
vật Quốc tế (World Wild Fund) và nhiều tổ chức khác.
Quá trình nghiên cứu Linh trưởng tại Việt Nam được hình thành từ rất sớm
nhưng gặp nhiều gián đoạn do tác động của chiến tranh. Trước năm 1954, nghiên cứu
về Linh trưởng được thực hiện bởi các nhà khoa học nước ngoài, chủ yếu về phát hiện,
mô tả loài mới và thống kê thành phần loài. Từ 1954 đến 1975, các nhà khoa học ở
miền Bắc Việt Nam bắt đầu các công trình nghiên cứu về thành phần loài và mô tả khu
hệ động thực vật. Các công trình nổi bật trong thời gian này bước đầu tiếp cận đến
khái niệm sơ khai của sinh thái dinh dưỡng được mô tả bằng các tập tính sinh học và
thức ăn của Linh trưởng, một số công trinh nổi bật bao gồm:
Lê Hiền Hào, Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam, 1973 [3]
Đào Văn Tiến, Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam, 1985 [13]
Giai đoạn sau năm 1975 đến nay, những công trình nghiên cứu về Linh trưởng
được thực hiện bởi hàng loạt các việt nghiên cứu bao gồm: Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Viện vệ sinh dịch tễ (Bộ Y tế), các trường Đại học Lâm nghiệp, Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, … khi nhận thức về việc bảo tồn

loài này ngày càng được gia tăng và quan tâm của các tổ chức quốc tế ngày càng
nhiều. Sự ra đời của hàng loạt các trung tâm cứu hộ, các công trình nghiên cứu và hội
thảo khoa học và Tuần báo Linh trưởng học (Vietnam Journal of Primatology) năm
2007 đặt bước tiến mới cho nghiên cứu Linh trưởng nói chung và sinh thái dinh dưỡng
Linh trưởng nói riêng tại Việt Nam.
Năm 2008, Hội Thảo Quốc tế về bảo tồn Linh trưởng được khu vực Đông
Dương được tổ chức tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương, Ninh Bình, ngoài hơn 100 báo
cáo của các nhà khoa học Quốc tế về các tập tính của Linh trưởng còn có rất nhiều báo
cáo của các nhà khoa học trong nước cùng tham gia, bao gồm tập tính dinh dưỡng và

10


sinh thái. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu dinh dưỡng sinh thái của Linh trưởng vẫn còn
rất mới mẻ và chưa được chú ý đúng mức ở Việt Nam.
1.2. Tổng quan về nghiên cứu sinh khối thực vật rừng
Sinh khối rừng là một trong những tiêu chí mang tính chất định lượng trong
nghiên cứu sinh thái, môi trường rừng. Về mặt định nghĩa khoa học, có nhiều quan
điểm khác nhau đã được đưa ra nhưng tựu chung lại sinh khối rừng bao gồm tất cả các
phần vật chất hữu cơ còn sống hoặc đã chết. Trong các nghiên cứu về sinh thái rừng,
sinh khối thường được hiểu là phần sinh khối của các loài cây bao gồm thân, cành, lá,
rễ và các vật rơi rụng. Tổng sinh khối của một lâm phần chịu ảnh hưởng rất nhiều của
điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, thổ nhưỡng, nhân tác và các yếu tố nội tại như mật
độ cây, độ che phủ… Sinh khối rừng cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp
nhà quản lý, những người khai thác và hưởng lợi từ rừng sử dụng để cân nhắc quyết
định hướng sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
1.2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới


Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sinh khối khác
nhau đưa ra nhiều hướng tiếp cận với ưu nhược điểm riêng.
Một trong những hướng tiếp cận mang lại kết quả định lượng tương đối chính
xác là tiếp cận tính toán sinh khối rừng dựa trên các dữ liệu về thể tích, mật độ sinh
khối từ đó đưa ra các phương trình hồi quy sinh khối. Năm 1997, trong một cuốn sách
tổng hợp các công trình nghiên cứu của bản thân và nhiều nhà khoa học khác trên thế
giới, Brown [18] đã đưa ra công thức tổng quát tính toán mật độ sinh khối như sau:
AGD = VOB * WD * BEF
Trong đó: AGD = Mật độ sinh khối trên mặt đất (tấn/ha)
WD = Mật độ gỗ tính theo khối lượng – thể tích
BEF = Chỉ số giãn nở sinh khối (tỉ lệ sinh khối khô trên mặt đất so
với sinh khối của thể tích đã kiểm kê)

11


VOB = Thể tích cả vỏ cây
Mật độ gỗ ở đây được định nghĩa là khối lượng khô tính trên một đơn vị thể
tích tươi (như tấn/m3 hay gam/cm3). Trong nghiên cứu công bố năm 1992, Reyes và
các cộng sự đã đưa ra công thức tính toán mật độ gỗ như sau:
Y = 0.0134 + 0.800 X
Trong đó: Y = Mật độ gỗ khô/thể tích tươi
X = Mật độ gỗ ở độ ẩm 12%
Trong điều kiện lý tưởng, mật độ khối lượng gỗ trung bình được tính toán như sau:
WD = (V1/Vt *WD1 + (V2/Vt) *WD2 +........... (Vn/Vt)* Wdn
Trong đó: V1, V2,.... Vn = Thể tích của các loài 1, 2,…,n
Vt = tổng thể tích của WD1 WD2,..... Wdn = Mật độ gỗ củ loài 1, 2, …, n
Một yếu tố quan trọng khác để tính toán sinh khối theo công thứ tổng quát đã
nêu ở trên là chỉ số giãn nở sinh khối. Chỉ số này được định nghĩa là tỉ lệ của tổng mật
độ sinh khối khô trên mặt đất của các loài cây gỗ có đường kính ngang ngực (DBH) là

10cm hoặc hơn với mật độ sinh khối khô của thể tích đã điều tra, kiểm kê. Năm 1992,
Brown và Lugo [17] dựa trên việc phân tích số liệu đã thu thập về thể tích và mật độ
sinh khối của nhiều loài cây gỗ lá rộng đã đưa ra công thức:
BEF = Exp{3,213 – 0,506*Ln(BV)} for BV < 190 tấn/ha
Hoặc BEF = 1,74 với BV >= 190 tấn/ha
Trong đó: BV = Sinh khối của thể tích đã kiểm kê (tấn/ha).
Một phương pháp khác được sử dụng trong nghiên cứu sinh khối đó là xây
dựng các phương trình hồi quy sinh khối dựa trên kích thước, đường kính cây cá lẻ.
Các phương trình hồi quy này có thể được sử dụng để ước tính sinh khối cho từng cây.
Tổng hợp từ nhiều công trình nghiên cứu của bản thân và cộng sự, Brown (1992) [16]
đã đưa ra các cộng thức như sau:

12


Bảng 1. Phương trình tính toán sinh khối cây cá lẻ tại các vùng khí hậu khác
nhau theo Brown (1992) trong đó D = Đường kính ngang ngực (DBH) (cm); BA=
Diện tích gốc (cm):
Vùng
hậu

DBH
(cm)

Số cây

R2 hiệu chỉnh

Y = exp{-1.996+2.32*ln(D)}


5-40

28

0.89

Y =10^{-0.535+log10 (BA)}

3-30

191

0.94

Y = 42.69-12.800(D)+1.242(D2)

5-148

170

0,84

khí Phương trình

Khô
Ẩm

Y = exp{-2.134+2.530*ln(D)}
Mưa nhiều


Y = 21.297-6.953(D) + 0.740(D2)

0.97
4-112

169

0.92

Tuy nhiên tác giả cũng đã chỉ ra những vấn đề cần giải quyết của phương pháp
tiếp cận này, đó là:
-

Chỉ có một vài cây có đường kính lớn được sử dụng trong các phương trình hồi
quy. Ví dụ trong phương trình xây dựng cho vùng khí hậu ẩm, chỉ có 5 cây có
đường kính lớn hơn 100cm.

-

Bản chất kết thúc mở của các lớp đường kính lớn trong các dữ liệu thu thập
được.

-

Các lớp đường kính có độ mở rộng và thường có độ rộng không đồng đều.

-

Đường kính trung bình phù hợp để mô tả các lớp đường kính.


-

Thiếu những lớp đường kính nhỏ hơn (ví dụ có những bảng số liệu chỉ thu thập
đến đường kính nhỏ nhất là 10cm).
Hướng tiếp cận sử dụng các phương trình hồi quy sinh khối như đã nêu trên

cũng có thể được sử dụng để ước tính sinh khối cho từng cây cá lẻ. Theo phương pháp
này, sinh khối cây cá lẻ được xác định từ mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra
khác của cây cá lẻ như chiều cao, đường kính ngang ngực, tiết diện ngang, thể tích
hoặc tổ hợp của các nhân tố này… của cây.
Y (sinh khối) = f (nhân tố điều tra cây cá lẻ)

13


Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về sinh khối được thực hiện theo
phương pháp này, vì thế kết hợp được những thông tin có sẵn này để xây dựng các mối
quan hệ tổng thể cho lâm phần. Tuy nhiên phương pháp này còn một số hạn chế như
định nghĩa về DBH ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác tương đối khác nhau, sự
chủ quan trong việc lựa chọn mẫu đo đếm nên người ta thường có xu hướng chọn các
mẫu dễ dàng…
Trong một lâm phần các yếu tố như độ tuổi, mât độ, sinh khối, thổ nhưỡng, thời
tiết có liên hệ với nhau và được thể hiện một cách tương đối qua các phương trình
quan hệ tuyến tính hay phi tuyến tính. Những phương trình này được sử dụng để xác
định sinh khối và hấp thụ cácbon cho lâm phần. Đây là phương pháp tiếp cận dựa trên
việc điều tra các yếu tố lâm phần.
Theo phương pháp này sinh khối lâm phần được xác định từ phương trình
đường thẳng để dự đoán sinh khối từ các phép đo đếm cây cá lẻ đơn giản:
Y = b0 + bi Xi (3.1)
Từ đó sinh khối lâm phần được tính

ΣY = Nb0 + biΣXi (3.2)
Hoặc một số phương trình dạng đơn giản khác, ví dụ: ln (Y) = b0 + biln (Xi)
Trong đó:
Y là sinh khối, Xi có thể có được từ phép đo đơn giản (vd: tổng tiết diện
ngang), N là số cây trong lâm phần; b0 và bi là hệ số tự do.
Khi các phương trình tương quan phi tuyến cho các biến lâm phần được sử
dụng không cần sử dụng phương trình đơn giản trên để tính sinh khối rừng. Hạn chế
chính của phương pháp này là yêu cầu phải thu thập một số lượng nhất định số liệu các
nhân tố điều tra của lâm phần để có thể xây dựng được phương trình. Tổng tiết diện
ngang, mật độ là những nhân tố điều tra dễ đo đếm, đảm bảo độ chính xác, tuổi rừng
cũng có thể xác định ở những lâm phần được quản lý tốt hoặc có thể ước lượng từ
chiều cao tầng trội. Tuy nhiên, những giá trị này thông thường không được chỉ ra ở các

14


nghiên cứu sinh khối. Các biến khí hậu và tính chất đất cũng có thể được sử dụng để
xây dựng các phương trình tương quan cho lâm phần, nhưng rất khó khăn để thu thập
được những số liệu này.
Một dạng các nhân tố ước lượng sinh khối khác là các nhân tố điều tra lâm phần
được ước lượng bằng công nghệ viễn thám hoặc đầu ra của các mô hình. Trong một số
trường hợp, một biến, vd. chiều cao lâm phần, có thể được đo đếm trực tiếp trên hiện
trường hoặc được ước lượng thông qua công nghệ viễn thám, từ chiều cao thu thập
được này nó có thể được áp dụng phương trình đã xây dựng được để tính sinh khối
lâm phần. Ngoài ra, còn có phương pháp đo đếm bằng phương pháp phi truyền thống
như ước lượng sinh khối lâm phần trực tiếp bằng các thiết bị hàng không hoặc vệ tinh.
Những phương pháp này có độ tin cậy thấp hơn đo đếm trực tiếp nhưng thông thường
có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, chi phí để thiết lập hệ thống rất đắt đỏ.
Để điều tra sinh khối và hấp thụ cácbon của rừng, phương pháp đo đếm trực
tiếp truyền thống trên một số lượng ô tiêu chuẩn đủ lớn của các đối tượng rừng khác

nhau cho kết quả đáng tin cậy. Phương pháp điều tra cụ thể từ các khâu như chọn
điểm, lập ô, đến các kỹ thuật đo đếm… có thể tìm ở các quy trình điều tra thông dụng
của các nước cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém. Ngoài ra,
khi tiến hành điều tra, các cây không có giá trị thương mại hoặc cây nhỏ thường không
được đo đếm [18].
Để tính toán sinh khối rừng, nhiều nhà khoa học đã tiếp cận theo hướng xây
dựng các mô hình sinh trưởng. Đây cũng là công cụ quan trọng sử dụng trong quản lý
và bảo vệ rừng. Các mô hình này có thể chỉ là các biểu đồ đơn giản hoặc các mô hình
toán, phần mềm máy tính phức tạp. Trên thế giới đã có nhiều mô hình sinh trưởng
được xây dựng tuy nhiên việc phân loại tương đối khó khăn do khó xác định chính xác
được phương pháp nghiên cứu của từng mô hình. Các dạng mô hình chính bao gồm:
-

Mô hình thực nghiệm/thống kê (empirical model) dựa trên những đo đếm của
sinh trưởng và các điều kiện tự nhiên của thời điểm đo đếm mà không xét đến
các quá trình sinh lý học.

15


-

Mô hình tiến trình (process model)/mô hình sinh lý học mô tả đầy đủ các cơ chế
hóa sinh, lý sinh trong hệ sinh thái và sinh vật.

-

Mô hình hỗn hợp (hybrib model) kết hợp phương pháp xây dựng hai loại mô
hình trên đây để xây dựng mô hình hỗn hợp
Ưu điểm của phương pháp này là có thể phù hợp để dự đoán sản lượng ngắn


hạn trong khoảng thời gian mà các điều kiện tự nhiên cho sinh trưởng của rừng được
thu thập số liệu tạo nên mô hình vẫn chưa thay đổi lớn. Mô hình thực nghiệm thường
được thể hiện bằng các phương trình quan hệ hoặc phương trình sinh trưởng dựa trên
số liệu sinh trưởng đo đếm thực nghiệm mà thông thường không xét đến ảnh hưởng
trực tiếp của các yếu tố môi trường vì các ảnh hưởng này được coi như đã được tích
hợp vào sinh trưởng của cây.
Trên một các thể cây luôn tồn tại mối tương quan về sinh khối giữa các bộ phận
khác nhau bao gồm rễ, thân, cành, lá… Những mối quan hệ này có thể được mô hình
hóa bằng các phương trình toán học nhằm ước tính sinh khối của từng bộ phận từ đó
ước tính được sinh khối của cây. Sinh khối rễ thường có quan hệ chặt chẽ với sinh khối
trên mặt đất. Mối quan hệ này được thể hiện bằng tỉ lệ rễ/cành non (Root – Shoot
ratio). Brow và cộng sự đã tổng hợp và đưa ra bảng tỉ lệ R/S cho từng kiểu rừng như
sau:

16


Bảng 2. Tỉ lệ rễ/cành non

Khoảng

0.7 - 2.3

0.04 - 0.

0.11 - 0.

0.23 - 0.
Cùng với sự phát triển của công nghệ vũ trụ và những tiến bộ vượt bậc về chất

lượng của ảnh vệ tinh cũng như các dữ liệu viễn thám, hướng tiếp cận nghiên cứu sinh
khối sử dụng hệ thống thông tin địa lý và công nghệ viễn thám đang ngày càng được
nhiều nhà khoa học chú ý. Phương pháp này sử dụng các công nghệ viễn thám và GIS
với các công cụ như ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, laze, rada, hệ thống định vị toàn cầu
(GPS)… để đo đếm lượng các bon trong hệ sinh thái và biến đổi của chúng. Nó
thường được áp dụng cho các điều tra ở phạm vi quốc gia hoặc vùng và cũng rất phù
hợp cho việc kiểm tra, giám sát của các dự án sử dụng đất, chuyển đổi sử dụng đất và
lâm nghiệp. Tuy nhiên, với qui mô dự án, đặc biệt là dự án CDM qui mô nhỏ - thường
có ở các nước đang phát triển, diện tích đất của các chủ rừng không lớn, phương pháp
này không thích hợp lắm vì sai số lớn và không dễ thực hiện do đòi hỏi các nguồn lực
đầu vào như thiết bị xử lý, nhân lực trình độ cao...
1.2.2.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sinh khối cho các mục đích khác nhau, trong đó
có nghiên cứu sinh thái dinh dưỡng mới chỉ phát triển trong thời gian gần đây. Các nhà
nghiên cứu đã thiết lập các loại biểu thể tích, biểu quá trình sinh trưởng theo cấp đất,
cấp tuổi, mật độ rừng... cho nhiều loài cây trồng phổ biến như: Mỡ, Thông mã vĩ,
Thông nhựa... có thể kể tới một số tác giả tiêu biểu như: Vũ Tiến Hinh, 2000 [4]; Vũ
Đình Phương và Đào Công Khanh, 2001 [7]. Đây là những nghiên cứu bước đầu làm
cơ sở cho việc triển nghiên cứu sinh khối các loại rừng ở nước ta. Cho đến nay, đã xác
định một số phương pháp nghiên cứu sinh khối được áp dụng phổ biến ở Việt Nam
như sau:

17


- Phương pháp lập ô tiêu chuẩn và xác định sinh khối thông qua cây tiêu chuẩn:
Đây là phương pháp chủ yếu nhất, được nhiều tác giả áp dụng như Võ Đại Hải (2009)

[2], Ngô Đình Quế (2005) [9], Vũ Tấn Phương (2006) [8]... Theo phương pháp này,
các ô tiêu chuẩn được lập đại diện cho các lâm phần rừng trồng về loài cây, cấp tuổi,
cấp đất, lập địa,.... Trên ô tiêu chuẩn đo đếm đường kính (D), chiều cao vút ngọn
(Hvn), Đường kính tán (Dt), chiều dài tán (Lt); tính toán các đại lượng bình quân và từ
đó lựa chọn cây tiêu chuẩn. Tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn, lấy mẫu để xác định sinh
khối. Việc xác định sinh khối tầng cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng cũng được xác
định thông qua hệ thống ô thứ cấp.
- Phương pháp dùng biểu sản lượng: Phương pháp này được JIFPRO sử dụng
tại Inđônêxia. Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân (2004) [6] đã áp dụng tính
toán rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng. Theo đó, phương pháp dựa vào biểu sản lượng để
tính tổng trữ lượng thân cây gỗ/ha cho từng độ tuổi (M, m3/ha) từ đó có thể tính sinh
khối cho rừng.
- Phương pháp dựa vào mô hình sinh trưởng: Có ba dạng mô hình sinh trưởng
chính, đó là: i) Mô hình thực nghiệm, thống ê; ii) Mô hình động thái; iii) Mô hình tổng
hợp. Có nhiều loài cây và rừng trồng của các loài cây này đã xây dựng được biểu thể
tích và biểu sản lượng từ các mô hình sinh trưởng và quan hệ thực nghiệm ở nước ta
như rừng trồng Keo lá tràm, Mỡ, Quế, Sa mộc, Thông mã vĩ (Vũ Tiến Hinh 19992004) [4], Thông ba lá (Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh, 1999) [5]. Dựa trên
các kết quả này kết hợp điều tra bổ sung các số liệu sẵn có khác như tỷ trọng gỗ, tỷ lệ
sinh khối gỗ/tổng sinh khối, có thể tính ra được sinh khối rừng.
Từ việc vận dụng các nhóm phương pháp ở trên, nhiều nghiên cứu sinh khối
rừng ở nước ta đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Năm 1971, Ngô Đình Quế đã xác
định được sinh khối rừng Thông tại Lâm Đồng (mật độ 2.500 cây/ha, cấp đất II) là 330
tấn/ha [9]. Nguyễn Hoàng Trí (1986) [14] áp dụng phương pháp “cây mẫu” để nghiên
cứu năng suất sinh khối một số quần xã rừng Đước (Rhizophora apiculata) tại rừng
ngập mặn Minh Hải. Hà Văn Tuế (1994) [15] cũng vận dụng nguyên tắc này để nghiên

18


cứu năng suất, sinh khối một số rừng trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh

Phúc. Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999) [5], đã nghiên cứu và đưa ra kết
quả tính tổng sinh khối toàn rừng là 428,2 tấn/ha, còn nếu tính theo biểu sinh hối thì
giá trị này là 434,2 tấn/ha. Sai số giữa biểu quá trình sinh trưởng và biểu sản lượng là
1,4%. Đặng Trung Tấn (2001) nghiên cứu sinh khối rừng Đước đã xác định được tổng
sinh khối hô rừng Đước ở Cà Mau là 327 m3/ha, tăng trưởng sinh khối bình quân hàng
năm là 9.500 g/ha [10]. Nguyễn Thanh Tiến (2011), khi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
khả năng hấp thụ CO2 của trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt
tại tỉnh Thái Nguyên” đã tính toán được tổng sinh khối tươi của lâm phần rừng IIB
khoảng 138,77 tấn/ha, sinh khối hô là 76,46 tấn/ha, trong đó 82,61% tổng sinh khối
lâm phần tập trung ở tầng cây gỗ, 10,92% ở tầng vật rơi rụng và chỉ có hoảng 6,47%
sinh khối phân bố ở tầng cây bụi, thảm tươi [12]. Theo tác giả Võ Đại Hải và cộng sự
(2009) [2] khi tiến hành nghiên cứu năng suất sinh khối của một số loài cây trồng rừng
như: Mỡ, Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Keo lai, Keo lá tràm... đã tính toán được cấu
trúc sinh khối cây cá thể và cấu trúc sinh khối lâm phần rừng, tìm hiểu được mối quan
hệ giữa sinh khối cây cá thể và lâm phần với các nhân tố môi trường... Góp phần quan
trọng trong nghiên cứu sinh khối rừng cho các mục đích khác nhau..
1.3. Tổng quan về Vườn quốc gia Cúc Phương
1.3.1.
Vị trí địa lý và diện tích Vườn Quốc gia Cúc Phương
Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Tây Nam.
Nằm trên toạ độ địa lý 21015' - 21025' vĩ độ Bắc và 105031'- 105041' kinh độ Đông
với diện tích 22.200 ha, thuộc huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Cúc Phương thuộc
phần cuối của dãy núi đá vôi chạy theo hướng chính của 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình,
Thanh Hoá. Ở giữa hai dãy núi đá vôi là thung lũng núi đất cao trung bình là 250 –
400 m so với mực nước biển chạy từ Đang đến Cui Biện và nhiều thung lũng nhỏ khác
nằm xen kẽ giữa các đỉnh núi đá vôi. Nhìn chung diện tích Vườn Quốc gia Cúc
Phương khá nhỏ và được bao bọc bởi 2 dãy núi đá vôi.
1.3.2.

Địa hình, địa chất


19


Địa chất: Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trong vùng đất được tạo thành do
vận động tạo sơn Kimeri (cuối kỷ Jura đầu kỷ Bạch Phấn), thuộc phức hệ đá vôi Triat
trung tầng đồng giao (Nguyễn Đức Tú, 1993) có liên hệ với dạng đá vôi Tây Bắc –
Việt Nam, khu vực này chủ yếu là khu vực đá vôi xen kẽ, có nhiều loại đá khác nhau:
sét vôi, diệp thạch sét, acgilit, alerolit, và sa thạch, chúng có cấu tạo xen kẽ ảnh hưởng
nhau rất phức tạp.
Địa hình: Vườn Quốc gia Cúc Phương chủ yếu là địa hình Caster nửa che phủ
nên hầu hết không có sông suối, con sông duy nhất là sông Bưởi, đây là con sông nhỏ
chạy theo hướng Tây bắc Cúc Phương. Trong rừng có những khe cạn dài từ vài trục
đến vai trăm mét, các khe này chỉ chảy trong thời gian ngắn sau những trận mưa. Nhìn
chung địa hình Cúc Phương tương đối thấp khoảng 300 – 400 m, điểm cao nhất của
Vườn Quốc gia Cúc Phương là đỉnh Mây Bạc có độ cao 648 m. Vườn Quốc gia Cúc
Phương là nơi giao nhau của dãy Trường Sơn chạy theo hướng Bắc – Nam và phần tận
cùng của dãy Hymalaya ở phía Tây Bắc.
1.3.3.

Khí hậu, thuỷ văn

Các khảo sát về khí hậu, thuỷ văn của Vườn Quốc gia Cúc Phương đã được tiến
hành thu từ năm 1965. Theo số liệu thu thập và phân tích từ hai tạm khí tượng Đang
Và Bống như sau:
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 20.60C, nhiệt độ trung bình năm thấp
nhất là 19.90C (năm 1971), nhiệt độ bình quân năm cao nhất là 21.2 0C (năm 1966), nhìn
chung nhiệt độ trung bình năm là tương đối ổn định chênh nhau chỉ trên dưới 1 0C.
Tháng nóng nhất là thánh 7, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37.8 0C, nhiệt độ thấp nhất
tuyệt đối là 0.70C

Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều, lượng mưa bình quân năm là
2.138 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 9 là 410,9 mm, số ngày mưa trung bình năm
là 200 ngày, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 89% lượng mưa cả năm.
những tháng mưa it (lượng mưa < 100 mm) kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3. Do lượng
mưa như vậy nên độ ẩm rất cao, độ ẩm trung bình là 90%, tháng có độ ẩm cao nhất là

20


95%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 85%. Tổng lượng bốc hơi bình quân năm là 485 mm
bằng 21.41% tổng lượng mưa.
Chế độ gió: Vườn Quốc gia Cúc Phương chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió chính
là gió Đông Bắc và gió Tây Nam.
1.3.4.

Thổ nhưỡng

Tại vườn quốc gia Cúc Phương có hai nhóm đất chính bao gồm:
Nhóm 1: Đất Macgalit với những đặc điểm là thường xuyên bồi tụ và tích luỹ
các chất Bazơ chủ yếu là Canci, Magie. Đất này là đất phát triển trên đá vôi hoặc trên
các sản phẩm chịu ảnh hưởng của cacbon nhiều.
Nhóm 2: Đất Feralit với đặc điểm thường xuyên rửa trôi các chất Bazơ, chủ yếu
là Canci và Magie.

21


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh thái dinh dưỡng mà cụ thể là thành phần loài,

phân bố, sinh khối của những loài thực vật làm thức ăn cũng như sinh cảnh của nhóm
linh trưởng ăn thực vật tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được sinh khối thực vật làm thức ăn cho
linh trưởng, đặc điểm sinh cảnh, phân loại thảm thực vật và phân bố nguồn thức ăn là
thực vật cho linh trưởng tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.
Phương pháp điều tra thực địa
Thống kê số lượng cá thể, kích thước cây gỗ
Ô tiêu chuẩn với diện tích 2000m2 - 4000m2 được xác định để đo đạc tất cả các
cây gỗ cây bụi và dây leo có đường kính ngang ngực (vùng cơ bản cao khoảng 1,37m
tính từ mặt đất lên) lớn hơn 10cm, độ cao được đo theo phương pháp chuẩn mực thực
tế với những cây dưới 10m và được đo theo phương pháp tam giác đồng dạng với
những cây cao trên 10m. Độ cao từ mặt đất tới cành phân nhánh đầu tiên cũng được
quan tâm để sử dụng tính sinh khối.
Ô tiêu chuẩn có kích thước nhỏ hơn 31,5 m x 31,5m (0,1 ha) được thiết lập để
thống kê chi tiết các cá thể của tầng cây bụi, cây gỗ tái sinh, tầng tre nứa, định loại tất
cả các loài có trong ô.
Xác định khu vực phân bố của linh trưởng và các loài thực vật làm thức ăn cho
linh trưởng:
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp điều tra truyền thống dọc theo các
tuyến khảo sát đi qua tất cả các quần xã thực vật của các sinh cảnh khác nhau. Các
điểm khảo sát đại diện cho tất cả các sinh cảnh Woọc sinh sống.

22


- Sử dụng phương pháp chuyên gia với các thiết bị thực địa như bản đồ, GPS,
máy tính. Ứng dụng công nghệ GIS và phương pháp thực địa truyền thống, liên kết cơ
sở dữ liệu, xây dựng bản đồ theo mục đích nghiên cứu.

- Lập các ô tiêu chuẩn đặc trưng nhất cho từng quần xã thực vật trong sinh cảnh
mà nó chứa đựng các nguồn thức ăn của Voọc. Kích thước của các ô tiêu chuẩn được
định hướng theo phương pháp nghiên cứu thảm thực vật ở trên nhằm đánh giá sơ bộ
nguồn thức ăn và sinh khối tổng số nguồn thức ăn của Voọc trong khu vực nghiên
cứu , theo dõi biến động nguồn thức ăn theo mùa trong năm. Những tính toán vế sinh
khối cây gỗ thường khó thực hiện bằng phương pháp chặt hạ cân trực tiếp, dựa trên
thông số về đường kính thân cây, chiều cao cây có thể đi đến tiếp cận trữ lượng tươi
của tầng cây gỗ thông qua công thức liên quan giữa đường kính thân cây cơ bản D và
chiều cao cây H. Tầng cây bụi và cỏ được cân trực tiếp các cá thể đại diện sau đó
thống kê lại và tính toán.
2.2.2.
Phương pháp hồi cứu kế thừa tài liệu nghiên cứu có sẵn nhằm xây
dựng danh mục các loài thực vật làm thức ăn cho linh trưởng
Các tài liệu nghiên cứu đã có về sinh thái dinh dưỡng của linh trưởng từ đó
thống kê, đối chiếu so sánh để lập danh mục các loài thực vật làm thức ăn cho linh
trưởng tại vườn quốc gia Cúc Phương.
2.2.3.
Phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý kết hợp điều tra
khảo sát thực địa
Phương pháp này được sử dụng trong việc xác định các quần xã thực vật đặc
trưng của Vườn quốc gia Cúc Phương. Phần mềm được sử dụng để thiết lập các lớp
thông tin là Mapinfo 15, Global mapper 17 và ESRI ArcMap 10.5 để xử lý ảnh vệ tinh.
Các lớp thông tin được xử lý như là các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, trong
một bộ cơ sở sữ liệu của GIS. Việc thành lập bản đồ được thực hiện qua các bước như
sau:
Bước 1: Thu thập các tư liệu đã công bố liên quan khu vực nghiên cứu về địa
hình, khí hậu, thủy văn, thực vât… dựa vào các điều kiện tự nhiên trong vùng, kết hợp

23



với việc giải đoán ảnh vệ tinh, tiến hành định loại và phân tích bước đầu các quần xã
thực vật đặc trưng. Xây dựng khóa giải đoán sơ bộ và bản đồ phân tích vùng khóa.
Bước 2: Tiến hành thực địa khảo sát vùng nghiên cứu, lập tuyến khảo sát, kiểm
tra các đối tượng đã được định loại bước đầu trên ảnh, tiến hành mô tả và thu nhập số
liệu về thành phần, đặc điểm, cấu trúc của đối tượng, hiệu chỉnh ranh giới của đối
tượng trên ảnh viễn thám, lập khóa giải đoán.
Bước 3: Hiệu chỉnh khóa giải đoán, kết hợp tư liệu thu thập trước và trong quá
trình thực địa.
2.2.4.
Phương pháp thống kê tính toán sinh khối thực vật làm thức ăn cho
Linh trưởng
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp nghiên cứu sinh khối thực vật
khác nhau được áp dụng cho các hệ sinh thái khác nhau. Trong đề tài này, chúng tôi
dùng phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần và xây dựng các phương
trình hồi quy sinh khối.
Các nhân tố điều tra lâm phần như sinh khối, tổng tiết diện ngang, mật độ, tuổi,
chiều cao tầng trội, và thậm chí các các yếu tố khí hậu và đất đai có mối liên hệ với
nhau và được mô phỏng bằng các phương trình tương quan. Các phương trình này
được sử dụng để xác định sinh khối và hấp thụ cácbon cho lâm phần. Một phương
pháp khác được sử dụng trong nghiên cứu sinh khối đó là xây dựng các phương trình
hồi quy sinh khối. Các phương trình hồi quy này có thể được sử dụng để ước tính sinh
khối cho từng cây. Năm 1986 Yamakura [34] và cộng sự lần đầu tiên đã áp dụng mô
hình sử dụng phương trình tương quan hồi quy để tính sinh khối rừng tự nhiên ở
Borneo (Indonexia). Dựa trên mối tương quan giữa đường kính ngang ngực (DBH) và
chiều cao (H) của cây, các tác giả trên đưa ra phương trình tính toán sinh khối chi tiết
từng bộ phận của cây như sinh khối thân, cành, lá cây. Công trình của Yamakura
(1986) có ý nghĩa rất lớn cho nghiên cứu sinh khối rừng tự nhiên, có thể áp dụng ở
Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Giữa sinh khối từng bộ phận và sinh khối tổng số
có mối tương quan với DBH và chiều cao H của cây rất chặt chẽ thông qua hệ số


24


tương quan (còn gọi là độ lệch chuẩn R2). Công trình của Yamakura (1986) có ý nghĩa
rất lớn cho nghiên cứu sinh khối rừng tự nhiên, có thể áp dụng ở Đông Nam Á trong
đó có Việt Nam. Để đánh giá về mô hình này, Ervan Rutishauser và cộng sự (2013)
[19] đã phải dùng phương pháp thực nghiệm, xác định trực tiếp khối lượng các cá thể
trong hệ sinh thái sau đó so sánh kết quả với phương pháp áp dụng công thức của
Yamakura . Từ đó Ervan Rutishauser (2013) xác định mô hình tương quan tính toán
sinh khối của Yamakura (1986) là một trong 4 mô hình có độ lệch chuẩn R2 nhỏ nhất,
có thể áp dụng ở vùng nhiệt đới (R2 = 0,959), nhưng đồng thời ông cũng thừa nhận chỉ
duy nhất có mô hình của Yamakura (1986) cho phép tính được sinh khối riêng từng bộ
phận của cây, điều này cho phép vận dụng rất hữu hiệu trong nghiên cứu sinh thái dinh
dưỡng cho các loài Linh trưởng ăn lá. Chúng tôi sử dụng các phương trình tính toán
này phục vụ tính toán sinh khối thức ăn cho linh trưởng cũng như sinh khối toàn bộ
lâm phần (Bảng 3).
Bảng 3. Quan hệ sinh khối rừng nhiệt đới với đường kính ngang ngực (DBH) (cao
1,37m tính từ mặt đất) và chiều cao cây (H) (Đơn vị tính sinh khối: Kg)
TT

Phương trình tương quan của Yamakura (1986)

R2

1

Sinh khối thân = 0.02909*(DBH2*H)0,9813

0.99


2

Sinh khối cành = 0,1192*(sinh khối thân)1,059

0.9

3

Sinh khối lá = 0,09146*(sinh khối thân + sinh khối cành)0,7266

0.92

4

Sinh khối tổng số (Skts) = Tổng sinh khối Thân + Cành + Lá

25


×