Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế bông vải sợi xã yên đồng, huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ THỊ KIM HUỆ

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ BÔNG VẢI SỢI XÃ YÊN ĐỒNG,
HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ THỊ KIM HUỆ
KHÓA: 2016 - 2018

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ BÔNG VẢI SỢI XÃ YÊN ĐỒNG,
HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. TRẦN THANH SƠN

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ THỊ KIM HUỆ

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ BÔNG VẢI SỢI XÃ YÊN ĐỒNG,
HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ THỊ KIM HUỆ
KHÓA: 2016 - 2018

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ BÔNG VẢI SỢI XÃ YÊN ĐỒNG,
HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN


PGS.TS. TRẦN THANH SƠN

Hà Nội – 2018


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và
các khoa, phòng, ban liên quan, cùng tập thể cán bộ giảng viên của Nhà
trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và
nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Trọng Phượng đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tác giả gửi lời cảm ơn tới UBND xã Yên Đồng, phòng kỹ thuật Sở Tài
nguyên môi trường Tỉnh Vĩnh Phúc cùng các cơ quan liên quan đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tác giả nghiên cứu, tìm kiếm tài
liệu và thu thập số liệu. Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp
đỡ, động viên và tạo mọi điệu kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn !

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Thị Kim Huệ


4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Thị Kim Huệ


5

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục hình minh họa
A. PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
* Các khái niệm liên quan ............................................................................ 3
* Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: ................................................................................................. 6
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

TÁI CHẾ BÔNG VẢI SỢI XÃ YÊN ĐỒNG, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH
VĨNH PHÚC ................................................................................................. 6
1.1. Giới thiệu chung về làng nghề Yên Đồng ............................................. 6
1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 6
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 8
1.1.3. Hoạt động sản xuất của làng nghề Yên Đồng................................ 9
1.2. Hiện trạng môi trường tại làng nghề Yên Đồng ................................ 14
1.2.1. Môi trường không khí và tiếng ồn tại làng nghề Yên Đồng......... 14
1.2.2. Môi trường nước tại làng nghề Yên Đồng................................... 18
1.2.3. Chất thải rắn tại làng nghề Yên Đồng ......................................... 21
1.3. Thực trạng quản lý môi trường tại làng nghề Yên Đồng .................. 22
1.3.1.Cơ cấu tổ chức QLMT làng nghề Yên Đồng................................ 23


6

1.3.2 .Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quản lý môi
trường làng nghề: ................................................................................. 24
1.4. Đánh giá hiện trạng QLMT làng nghề Yên Đồng.............................. 25
1.4.1. Những ưu điểm trong công tác QLMT làng nghề Yên Đồng ...... 25
1.4.2. Những tồn tại trong công tác QLMT làng nghề Yên Đồng ......... 26
CHƯƠNG 2: ............................................................................................... 28
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ ............................................................................................. 28
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường làng nghề ................................. 28
2.1.1 Đặc điểm môi trường làng nghề ................................................... 28
2.1.2 Ảnh hưởng môi trường làng nghề đến sức khỏe kinh tế ............... 33
2.1.3 Cơ cấu tổ chức liên quan đến QLMT làng nghề ........................... 44
2.1.4 Sự tham gia của cộng đồng về quản lý môi trường: ..................... 45
2.1.5 Các nguyên tắc quản lý môi trường: [25] .................................... 47

2.1.6 Các công cụ quản lý môi trường: [26] ......................................... 48
2.2. Cơ sở pháp lý trong QLMT của làng nghề ........................................ 50
2.2.1 Văn bản pháp lý ........................................................................... 50
2.2.2 Định hướng chiến lược trong QLMT làng nghề ........................... 53
2.3. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về đề xuất giải pháp quản lý môi
trường làng nghề: ....................................................................................... 55
2.3.1. Kinh nghiệm QLMT làng nghề trên thế giới ............................... 56
2.3.2. Kinh nghiệm QLMT làng nghề ở Việt Nam................................ 57
CHƯƠNG 3: ............................................................................................... 61
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ BÔNG VẢI SỢI XÃ YÊN ĐỒNG, .................. 61
HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC.................................................. 61


7

3.1. Giải pháp kỹ thuật quản lý môi trường làng nghề Yên Đồng ........... 61
3.1.1. Giải pháp quản lý ô nhiễm không khí (chủ yếu là bụi bông) ....... 61
3.1.2. Giải pháp hạn chế tiếng ồn.......................................................... 64
3.1.3. Đề xuất Giải pháp quản lý chất thải rắn ...................................... 65
3.1.4. Đề xuất Giải pháp quản lý nước thải: .......................................... 68
3.2. Giải pháp QLMT làng nghề bằng công cụ kinh tế ............................ 68
3.2.1. Giải pháp về quản lý nguồn vốn.................................................. 68
3.2.2. Giải pháp quản lý bằng chế tài xử phạt ....................................... 70
3.3. Giải pháp quản lý chính sách và tổ chức quy hoạch làng nghề ........ 71
3.3.1. Giải pháp quản lý chính sách pháp luật QLMT làng nghề:.......... 71
3.3.2. Quy hoạch không gian sản xuất làng nghề gắn với BVMT ......... 72
3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong QLMT làng nghề ......................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................. 78

KIẾN NGHỊ................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................


8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5

Nhu cầu oxy sinh học (Biological oxygen demand –
thời gian xác định trong 5 ngày)

BTNMT

Bộ Tài nguyên và môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen demand )

HĐND

Hội đồng nhân dân

PM 10


Tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động
học nhỏ hơn hoặc bằng 10 mg/m3

PM 2.5

Tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động
học nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 mg/m3

QCKTQG

Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia

QLMT

Quản lý môi trường

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT

Tài nguyên và môi trường

TSS


Tổng chất rắn lơ lửng (Turbidity & suspendid
solids)

TSP

Tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ
hơn hoặc bằng 100 mg/m3

UBND

Ủy ban Nhân dân


9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Tên bảng, biểu
Bảng 1. 1:Danh mục các loại nguyên liệu chính trong sản xuất tái chế
bông vải sợi
Bảng 1. 2: Tổng sản lượng đầu ra của cả làng nghề
Bảng 1.3 : Vị trí tọa độ các điểm quan trắc môi trường không khí tại
làng nghề
Bảng 1.4 : Phương pháp quan trắc phân tích một số chỉ tiêu trong môi
trường không khí
Bảng 1.5 : Chất lượng môi trường không khí tại xưởng làng nghề Yên
Đồng
Biểu đồ 1.1 : Diễn biến BOD5 theo thời gian
Biểu đồ 1.2 : Diễn biến COD theo thời gian

Biểu đồ 1.3: Diễn biến TSS theo thời gian
Biểu đồ 1.4 : Diễn biến dầu mỡ theo thời gian
Bảng 2.1: Danh sách làng nghề Vĩnh Phúc được chính thức công nhận
Bảng 2.2: Vị trí tọa độ các điểm quan trắc nước mặt làng nghề tỉnh
Vĩnh Phúc
Bảng 2.3: Chất lượng môi trường làng nghề Vĩnh Phúc 2014
Bảng 2.4: Vị trí tọa độ các vị trí quan trắc không khí làng nghề
Bảng 2.5: Chất lượng không khí làng nghề 2014


10

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Tên hình
Hình 1.1 : Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu
Hình 1.2 : Sơ đồ quy trình tái chế bông vải sợi kèm dòng thải
Hình 1.3 : Phân loại vải vụn tại làng nghề thôn Gia, Yên Đồng
Hình 1.4 : Thu gom vật tư sản xuất tại làng nghề
Hình 1.5 : Sơ đồ vị trí quan trắc
Hình 1.6 : Bãi rác thải làng nghề thôn Gia xã Yên Đồng
Hình 1.7 : Cơ cấu tổ chức trong công tác QLMT làng nghề
Hình 2.1 : Hiện trạng sản xuất làng nghề rèn Lý Nhân –Vĩnh Tường
Hình 2.2 : Hiện trạng sản xuất làng nghề mộc Bích Chu – Vĩnh Tường
Hình 2.3 : Hiện trạng sản xuất làng nghề đá Hải Lựu - Sông Lô
Hình 2.4 : Hiện trạng sản xuất làng nghề đá Hải Lựu - Sông Lô
Hình 2.5 : Bụi phát sinh trong công đoạn cào sợi vải thành bông
Hình 2.6 : Cơ cấu tổ chức trong công tác QLMT làng nghề
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng lắp đặt các máy móc và thiết bị hút bụi
cho cơ sở sản xuất quy mô nhỏ
Hình 3.2: Túi vải lọc bụi hình trụ

Hình 3.3: CTR phát sinh trong quá trình cào vải thành bông
Hình 3.4: Mô hình quản lý BVMT theo kiểu tam giác


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Việt Nam là đất nước nông nghiệp gắn liền với các đồng bằng Châu thổ. Từ
vùng Đồng Bằng Bắc Bộ đến Bắc Trung Bộ cho đến đồng bằng Nam Bộ, đâu
đâu cũng có làng nghề phát triển song song với nông nghiệp.
Khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường thì các làng nghề thủ công truyền
thống ở nhiều địa phương nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng cũng vẫn được
duy trì và phát triển nhanh chóng. Sản phẩm của các làng nghề không chỉ đáp
ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài thu được nguồn
ngoại tệ lớn và cải thiện đời sống nhân dân.
Việc phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân... Song bộ mặt của nông thôn có
làng nghề hiện nay đã “thay đổi” theo nhiều nghĩa. Trong đó có cả sự thay đổi
về chất lượng môi trường theo hướng tiêu cực. Theo kết quả khảo sát của 52
làng nghề điển hình trong cả nước (do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức)
cho thấy, hiện có tới 46% làng nghề môi trường bị ô nhiễm nặng (đối với
không khí, nước, đất, tiếng ồn, rác thải…); ô nhiễm vừa và nhẹ đều chiếm
27%...
Đã có những nghiên cứu về vấn đề quản lý môi trường làng nghề và thực
trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Những nghiên cứu này nhìn
chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý các làng
nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và đưa ra
một số giải pháp.
Tuy nhiên, mỗi khu vực làng nghề có những điều kiện và thực tế khác nhau

cho sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, mỗi khu vực môi
trường làng nghề bị ô nhiễm cũng có những nguồn gây ô nhiễm không giống


2

nhau, vì vậy việc nghiên cứu cụ thể, chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về
tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng quản lý môi trường của các làng
nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn.
Vì vậy, để góp phần quản lý tốt hơn môi trường làng nghề giúp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tác giả chọn, đề tài: “Đề xuất giải pháp quản lý môi trường
làng nghề tái chế bông vải sợi xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”
là rất cấp thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
* Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường liên
quan đến hoạt động sản xuất của làng nghề.
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm, bảo vệ
môi trường làng nghề.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường làng nghề tái chế bông, vải sợi.
- Phạm vi nghiên cứu: Quản lý môi trường không khí, nước, chất thải
rắn và tiếng ồn tại Làng nghề chế biến bông vải sợi, xã Yên Đồng, huyện Yên
Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết và từ

thực tiễn môi trường làng nghề, đưa ra một số giải pháp quản lý để các địa
phương có làng nghề có thể vận dụng vào để nâng cao chất lượng công tác
quản lý môi trường làng nghề.


3

- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý môi trường làng
nghề tái chế bông vải sợi xã Yên Đồng giúp cải thiện hiện trạng ô nhiễm môi
trường gây ra bởi hoạt động sản xuất; góp phần xây dựng một làng nghề góp
phần cải thiện kinh tế nhưng vẫn thân thiện, hài hòa với môi trường, đem lại
cho cư dân làng nghề cuộc sống tốt hơn, bền vững hơn.
* Các khái niệm liên quan
+ Khái niệm về làng nghề và phân loại làng nghề
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn,
có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau [13] . Một làng sản xuất được công nhận là làng nghề cần có
những tiêu chí sau [20]:
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên
50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm;
hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng.
- Số hộ và số lao động sản xuất phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30%
so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.
- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của
làng và do người trong làng tham gia.
+ Phân loại làng nghề: Cách phân loại làng nghề phổ biến nhất là phân
theo loại hình sản xuất, loại hình sản phẩm [18]. Theo cách này có thể phân
thành 6 nhóm ngành sản xuất gồm:
- Làng nghề ươm tơ, dệt vải và may đồ da.

- Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ.
- Làng nghề tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…).
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
- Làng nghề vật liệu xây dựng, khai thác đá.


4

- Các nhóm ngành khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt
giấy, đan vó, lưới..).
Ngoài ra còn có thể phân loại theo quy mô sản xuất (lớn, nhỏ, trung
bình); phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; theo lịch sử phát triển;
theo mức độ sử dụng nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo
tiềm năng tồn tại và phát triển…Theo cách phân loại trên tính đến nay Tỉnh
Vĩnh Phúc được công nhận chính thức có 22 làng nghề.
+ Khái niệm về môi trường và quản lý môi trường
- Môi trường theo nghĩa rộng là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã
hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó, chúng tác động lên hệ
thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.
Theo luật bảo vệ môi trường (BVMT) 2014 [1] thì môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại
và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật
chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh
vật và các hình thái vật chất khác.
- Quản lý môi trường (QLMT) là bằng mọi biện pháp thích hợp tác
động và điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hòa mối quan
hệ giữa phát triển và môi trường, sao cho vừa thỏa mãn nhu cầu của con
người, vừa bảo đảm được chất lượng của môi trường và không quá khả năng
chịu đựng của hành tinh chúng ta.
* Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, Luận văn có phần NỘI
DUNG bao gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề tái chế
bông vải sợi xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.


5

- Chương 2: Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường
làng nghề.
- Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường làng
nghề tái chế bông vải sợi xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


78

Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm luận văn, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Đã khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề tái chế bông
vải sợi xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc. Kết quả cho thấy, vấn đề môi trường
cần quan tâm nhất tại làng nghề này là ô nhiễm không khí và chất thải rắn.
Đối với môi trường không khí, bụi và tiếng ồn là hai yếu tố ô nhiễm chính ở
đây. Bụi TSP và PM10 cũng như tiếng ồn ở nhiều điểm đo đã vượt tiêu chuẩn
cho phép của các QCVN tương ứng,.
2. Hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề tái chế bông vải sợi xã Yên
Đồng cũng đã được đánh giá, qua đó đã chỉ ra sự bất cập và thiếu đồng bộ
trong công tác QLMT tại làng nghề. Công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phân
tán, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt cộng với sự chồng chéo
trong công tác QLMT là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường cục
bộ tại các làng nghề hiện nay.
3. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu phát thải
tại nguồn bằng công cụ sản xuất sạch hơn; đề xuất các giải pháp về mặt kinh
tế làm chế tài xử phạt đối với các cơ sở vi phạm; đưa ra các giải pháp về mặt
kỹ thuật nhằm xử lý khí thải, môi trường nước, hạn chế tiếng ồn và CTR
trong quá trình sản xuất cùng một số giải pháp tổng hợp phục vụ công tác
BVMT đối với làng nghề. Những giải pháp đề xuất làm cơ sở thực hiện các
hoạt động ngăn ngừa, hạn chế các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản
xuất tại làng nghề, nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện công tác BVMT tại
làng nghề; giới thiệu đề xuất công nghệ xử lý bụi bằng phương pháp dùng


79

quạt hút và bụi được thu giữ lại bằng các túi vải phù hợp với đặc trưng khí
thải, điều kiện sản xuất tái chế bông vải sợi và khả năng tài chính của các cơ
sở sản xuất tái chế bông vải sợi trong làng nghề hiện nay.



80

KIẾN NGHỊ
Để thực hiện tốt các giải pháp đã nêu tác giả xin đưa ra một số kiến
nghị như sau:
Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc:
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về BVMT, tăng cường hoạt
động kiểm tra, xử lý các cơ sở, hộ gia đình gây ô nhiễm, kiện toàn bộ máy
QLMT.
- Có chính sách kêu gọi kinh phí đầu tư từ các tổ chức quốc tế, các ưu
đãi vay vốn từ Nhà nước .v.v...hỗ trợ xây dựng các điểm công nghiệp làng
nghề, xây dựng khu vực xử lý nước thải, rác thải tại các điểm công nghiệp
làng nghề.
- Tăng cường nghiên cứu, triển khai công nghệ thân thiện với môi
trường; công nghệ sản xuất sạch hơn cho các hộ gia đình và tại điểm công
nghiệp làng nghề. Nghiên cứu các tiêu chuẩn môi trường vùng; đánh giá tác
động môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ người
dân làng nghề.
Đối với UBND huyện Yên Lạc:
- Tăng cường giám sát việc thực hiện xây dựng các điểm, cụm công
nghiệp làng nghề, trú trọng giám sát xây dựng hệ thống hạ tầng như đường
xá, hệ thống cấp, thoát nước, bể chứa nước thải, cây xanh v.v.. tại các điểm,
cụm công nghiệp làng nghề. Bên cạnh đó cần có các quy định hướng dẫn, chỉ
đạo việc phân chia mặt bằng sản xuất, đảm bảo tính công bằng trong sử dụng
mặt bằng sản xuất và tách ô nhiễm ra khỏi khu dân cư...
- Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, xử lý các hộ gây ô nhiễm tại làng
nghề, điểm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề; kiểm tra và xử lý các vi



81

về đất đai tại làng nghề; hỗ trợ các làng nghề thu gom, phân loại rác thải,
nước thải về các nhà máy xử lý.
- Chỉ đạo thống nhất hình thức bán điện, bảo đảm tính công bằng trong
sử dụng và tiết kiệm điện sản xuất.
- Tăng cường công tác thông tin môi trường, trong đó tuyên truyền ảnh
hưởng của sản xuất gây ô nhiễm, vận động thực hiện tốt bảo hộ lao động và
các quy định BVMT.
Đối với chính quyền UBND xã Yên Đồng:
- Hội đồng nhân dân xã tập trung rà soát quy hoạch sử dụng đất đai của
xã nhằm mở rộng và quản lý hiệu quả sử dụng mặt bằng sản xuất để tách sản
xuất gây ô nhiễm ra khỏi làng nghề; tăng cường giám sát việc quản lý sử dụng
đất, điện sản xuất trong toàn xã.
- UBND xã cần có chính sách kêu gọi sự hỗ trợ về kinh phí, khoa học
công nghệ từ cấp trên, tài trợ của các tổ chức, dự án quốc tế vào quá trình
BVMT, phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
- Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã cùng các đoàn thể khác trong xã cần tăng
cường chỉ đạo và tích cực tham gia hoà giải tại cơ sở, vận động các hộ sản
xuất chấp hành các quy định về BVMT, làm tốt công tác dân vận tạo sự đoàn
kết, thống nhất trong nhân dân, khơi dạy trách nhiệm của ngƣời dân với công
tác BVMT làng nghề.
- UBND xã chỉ đạo Ban văn hoá xã và trưởng thôn/phó trưởng thôn Gia
tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về
BVMT làng nghề và trong toàn xã; đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, xử lý
minh bạch thông tin và kết quả xử lý vi phạm, thông tin về quy hoạch làng
nghề.
- Đối với các làng nghề nên lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt trong hệ
thống quản lý môi trường. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường



82

tại cấp xã, thôn là một yếu tố quan trọng quyết định trong triển khai các hoạt
động bảo vệ môi trường ở địa phương.
Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã là một giải pháp cần
quan tâm vì đây là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn do
thích hợp với cộng đồng tại từng khu vực. Hương ước làng xã Hương ước
được cộng đồng lập ra dựa trên các quy ước truyền thống và có hướng dẫn
của cơ quan quản lý môi trường.
Đề ra những quy định về quản lý, BVMT và an toàn lao động trong các
làng nghề; định mức và thu lệ phí môi trường đối với các hộ, tổ hợp sản xuất
để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và BVMT của xã.
Thành lập đội vệ sinh môi trường của làng nghề (xã nghề) để kiểm tra
thường xuyên tình trạng môi trường trong khu vực sản xuất, thu gom chất
thải; xử lý bụi giao thông v.v…
Giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức của người dân. Nội dung giáo dục môi
trường được xây dựng theo mục đích hỗ trợ trực tiếp cho công tác quản lý môi trường của
chính quyền xã, thôn nhằm làm cho người dân hiểu biết về những tác hại môi trường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2015), Nghị định số: 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch
bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT với mức phạt tăng lên nhiều lần có
hiệu lực từ ngày 01/02/2017
3. Chính phủ (2015), Nghị định số: 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
4. Chính phủ (2014), Nghị định số: 127/2014/NĐ-CP quy định điều kiện của
tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
5. Chính phủ (2015), Nghị định số: 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định
thiệt hại đối với môi trường
6. Chính phủ (2015), Nghị định số: 38/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất
thải và phế liệu
7. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường số: 55/2014/QH13
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số:
116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
66/2006//NĐ-CP của Chính Phủ về phát triển ngành nghề nông thôn
9. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2015), Thông tư số: 35/2015/TT-BTNMT
hướng dẫn về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao.


10. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2015), Thông tư số: 27/2015/TTBTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
11. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2015), Thông tư số: 26/2015/TT-BTNMT
quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện
đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường
đơn giản
12. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2015), Thông tư số: 36/2015/TT-BTNMT
quy định về quản lý chất thải nguy hại
13. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2015), Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
quy địnhvề bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu
sản xuất
14. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Chỉ thị số 13-CT/TU về tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa

15. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Quyết định số 26/QĐ-UBND về việc phê
duyệt quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đến năm
2020 tầm nhìn đến năm 2030
16. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND quy
định BVMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.
17. UBND xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
18. Tổng cục Môi trường (2009), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
2008: Môi trường làng nghề Việt Nam.
19. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Nhiệm vụ điều tra,
đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2012.


×