Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN CHÓ ĐƯỢC MANG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.79 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN CHÓ ĐƯỢC
MANG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
TỈNH SÓC TRĂNG

Họ và tên sinh viên : ĐỖ VĂN TÂN
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y Sóc Trăng

Niên khóa

: 2003 - 2008

- 2009 -


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN CHÓ ĐƯỢC MANG ĐẾN KHÁM
VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
TỈNH SÓC TRĂNG

Tác giả
ĐỖ VĂN TÂN



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác Sỹ Ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
BSTY. ĐỖ TIẾN DUY

- 2009 i


LỜI CẢM ƠN
Xin gởi đến mẹ lời cảm ơn sâu sắc nhất, người đã nuôi dạy cho con có được
ngày hôm nay và các anh chị trong gia đình đã giúp em rất nhiều.
Chân thành biết ơn ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh và BSTY. Đỗ Tiến Duy đã
tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho tôi trong suất quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
- Quý Thày Cô Trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y
- Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng
Đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong những năm đại học.
Chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo cùng toàn thể các cô các chú, các anh chị ở
Trạm Thú Y Thành Phố Sóc Trăng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã hỗ trợ tôi trong suất quá
trình học và thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
Đỗ Văn Tân


ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung đề tài: “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN CHÓ ĐƯỢC
MANG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y THÀNH PHỐ SÓC
TRĂNG TỈNH SÓC TRĂNG.”
Thời gian và địa điểm: đề tài được thực hiện từ ngày 15/09/2008 đến ngày
15/01/2009 tại Trạm Thú Y Thành Phố Sóc Trăng Tỉnh Sóc Trăng. Trong thời gian
thực hiện đề tài, chúng tôi đã ghi nhận được 483 ca được đem đến khám và điều trị.
Kết quả ghi nhận được 483 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ là 100%. Từ 483 ca mắc bệnh
chúng tôi đã phân thành 3 nhóm bệnh chính để khảo sát kết quả như sau:
Nếu tính theo từng nhóm bệnh thì nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm nghi
bệnh nội khoa với 279 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ 57,76% kế đến là nhóm nghi bệnh kí
sinh trùng với 125 ca bệnh chiếm tỷ lệ là 25,88%, và thấp nhất là nhóm nghi bệnh
truyền nhiễm với 79 ca chiếm tỷ lệ là 16,36%.
Nếu tính theo từng bệnh riêng biệt thì bệnh có tỷ lệ cao nhất là bệnh ký sinh
trùng đường ruột với 72 ca chiếm tỷ lệ 57,60% trong nhóm nghi bệnh kí sinh trùng,
tiếp theo là bệnh viêm dạ dày ruột với 68 ca chiếm tỷ lệ là 24,37% trong nhóm nghi
bệnh nội khoa, bệnh ghẻ do Demodex với 40 ca chiếm tỷ lệ là 8,28% trong nhóm nghi
bệnh kí sinh trùng, bệnh Carré với 39 ca chiếm tỷ lệ là 49,37% trong nhóm nghi bệnh
truyền nhiễm, viêm cơ quan sinh dục với 38 chiếm tỷ lệ 13,62%, bệnh do Parvovirus
với 35 chiếm tỷ lệ 44,30% trong nhóm nghi bệnh truyền nhiễm viêm đường hô hấp
dưới với 33 ca chiếm tỷ lệ 11,83% trong nhóm nghi bệnh nội khoa...và thấp nhất là các
bệnh: viêm đường dẫn tiểu với 2 ca chiếm tỷ lệ 0,72%, tụ máu vành tai với 4 ca chiếm
tỷ lệ 1,43%, bại liệt với 5 ca chiếm tỷ lệ là 1,79%trong nhóm bệnh nội khoa và bệnh
nghi do Leptospira với 5 ca chiếm tỷ lệ là 6,33% trong nhóm nghi bệnh truyền nhiễm
Với kết quả điều trị tại Trạm Thú Y TP Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng chúng tôi
nhận thấy các bệnh điều trị khỏi 100% như bệnh: táo bón, viêm đường dẫn tiểu,

Abcess, ghẻ do Demodex, Ghẻ do Sarcoptes, viêm mắt, tụ máu vành tai, chấn thương
phần mềm và đẻ khó.
Một só bệnh có hiệu quả điều trị chưa cao như là: ngộ độc, bại liệt và bệnh nghi
do Leptospira cùng với tỷ lệ khỏi 60%, bệnh do Parvovirus với tỷ lệ 48,57%, bệnh
Carré với tỷ lệ 51,28%. Tỷ lệ điều trị khỏi bình quân đạt 80,54%.
iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................viii
TP : Thành phố......................................................................................................................viii
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH......................................................................................................... x
Chương 1 .................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH .......................................................................................................................... 2
1.3 YÊU CẦU ............................................................................................................................ 2
Chương 2 .................................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ............................................................................................................................ 3
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ ................................................................................................ 3
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ ............................................... 4
2.2.1 Đăng ký hỏi bệnh............................................................................................................... 4
2.2.2 Chẩn đoán lâm sàng........................................................................................................... 4

2.2.3 Phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm ....................................................................... 5
2.2.4 Các chẩn đoán đặc biệt ...................................................................................................... 6
2.3 CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ.............................................................. 6
2.4 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ ..................... 6
2.4.1 Bệnh Carré......................................................................................................................... 6
2.4.2 Bệnh do Parvovirus ........................................................................................................... 8
2.4.3 Bệnh do Leptospira ......................................................................................................... 10
2.4.4 Bệnh gây ra bởi Demodex ............................................................................................... 12
2.4.5 Bệnh gây ra bởi Sarcoptes............................................................................................... 13
2.4.6 Bệnh gây ra bởi giun đũa................................................................................................. 14
Chương 3 .................................................................................................................................. 15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .................................................................... 15
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM.............................................................................................. 15
3.2 Đối tượng khảo sát.............................................................................................................. 15
3.3 Dụng khảo sát ..................................................................................................................... 15
3.4 Nội dung khảo sát ............................................................................................................... 15
3.5 Phương pháp tiến hành ....................................................................................................... 15
3.5.1 Tại phòng khám ............................................................................................................... 15
3.5.2 Tại phòng xét nghiệm ...................................................................................................... 15
3.5.3 Khảo sát tỷ lệ bệnh trên chó ............................................................................................ 16
3.5.3.1 Khảo sát tỷ lệ bệnh theo nhóm bệnh............................................................................. 16
3.5.3.2 Khảo sát tỷ lệ bệnh theo lứa tuổi, giới tính, giống ....................................................... 17
3.5.4 Khảo sát triệu chứng lâm sàng trên chó .......................................................................... 17
3.5.5 Khảo sát hiệu quả điều trị trên chó mắc bệnh.................................................................. 18
U

U

iv



3.6 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .............................................................................. 18
3.6.1 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................................ 18
3.6.2 Các công thức tính........................................................................................................... 19
3.7 Xử lý số liệu ....................................................................................................................... 19
Chương 4 .................................................................................................................................. 20
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................................. 20
4.1 TỶ LỆ BỆNH TRÊN CHÓ ĐƯỢC ĐEM ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ .......................... 20
Qua bảng 4.1 chúng tôi ghi nhận được 3 nhóm bệnh trong đó nhóm nghi bệnh nội khoa chiếm tỷ
lệ cao nhất với 279 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ 57,76% kế đến là nhóm nghi bệnh kí sinh trùng
với 125 ca chiếm tỷ lệ là 25,88% và thấp nhất là nhóm nghi bệnh truyền nhiễm với 79 ca
bệnh chiếm tỷ lệ là 16,36%. Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa ba
chỉ tiêu khảo sát, sự khác biệt là có ý nghĩa ở P < 0,05. ...................................................... 20
4.2 TỶ LỆ BỆNH THEO NHÓM BỆNH / LỨA TUỔI, GIỚI TÍNH, GIỐNG ...................... 21
4.2.1 Nhóm nghi bệnh truyền nhiễm ........................................................................................ 21
4.2.1.1 Số lượng và tỷ lệ chó mắc bệnh theo lứa tuổi, giới tính, giống theo nhóm nghi bệnh
truyền nhiễm ..................................................................................................................... 21
4.2.1.2 Các bệnh thường gặp trong nhóm nghi bệnh truyền nhiễm ......................................... 22
Qua thời gian khảo sát chúng tôi ghi nhận được 79 trường hợp mắc bệnh của nhóm nghi bệnh
truyền nhiễm. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm nhanh chúng tôi đã
ghi nhận lại kết quả và được trình bày qua bảng 4.3. Do điều kiện hạn hẹp của đề tài
chúng tôi chỉ tiến hành thử 5 test Carré và 5 test Parvovirus, kết quả cho phản ứng dương
tính là 100%...................................................................................................................... 22
Từ bảng 4.3 chúng tôi ghi nhận được bệnh Carré có số ca mắc là 39 ca chiếm tỷ lệ là 49,37%,
bệnh do Parvovirus với 35 ca chiếm tỷ lệ là 44,30% bệnh nghi do Leptospira với 5 ca
chiếm tỷ lệ 6,33% trên tổng số chó khảo sát của nhóm. Qua xử lý thống kê chúng tôi
nhận thấy có sự khác biệt giữa ba chỉ tiêu khảo sát, sự khác biệt là có ý nghĩa ở P < 0,05.
.......................................................................................................................................... 22
4.2.2 NHÓM NGHI BỆNH KÝ SINH TRÙNG ...................................................................... 23
4.2.2.1 Số lượng và tỷ lệ chó mắc bệnh theo lứa tuổi, giới tính, giống theo nhóm nghi bệnh ký

sinh trùng .......................................................................................................................... 23
Về chỉ tiêu giống chúng tôi nhận thấy giống nội có tỷ lệ mắc là 30,84% nhiều hơn giống ngoại
với tỷ lệ mắc là 21,93%, nguyên nhân chủ yếu có thể là do tập quán nuôi chó thả rông và
chó nội ít được quan tâm hơn chó ngoại. Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy có sự
khác biệt ở chỉ tiêu giống, sự khác biệt là có ý nghĩa ở P < 0,05. ...................................... 24
4.2.2.2 Các bệnh thường gặp trong nhóm nghi bệnh ký sinh trùng ......................................... 24
Qua bảng trên chúng tôi ghi nhận được bệnh kí sinh trùng đường ruột với 72 ca mắc bệnh
chiếm tỷ lệ 57,60%, tiếp theo là bệnh mò do Demodex với 40 ca chiếm tỷ lệ là 32% và
thấp nhất là bệnh ghẻ do Sarcoptes với 13 ca mắc chiếm tỷ lệ là 10,40%. Qua xử lý
thống kê chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc bệnh với P<0,05. .............. 24
4.2.3 Nhóm nghi bệnh nội khoa ............................................................................................... 25
4.2.3.1 Số lượng và tỷ lệ chó mắc bệnh theo lứa tuổi, giới tính, giống theo nhóm nghi bệnh
nội khoa ............................................................................................................................ 25
Qua kết quả bảng trên chúng tôi nhận thấy bệnh xảy ra trên nhiều lứa tuổi đặc biệt là nhóm
tuổi trên 12 tháng với 151 ca chiếm tỷ lệ là 75,88% tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 0-6
tháng tuổi với 72 ca mắc chiếm tỷ lệ là 49,32% và thấp nhất là nhóm tuổi từ 6-12 tháng
tuổi với 56 ca chiếm tỷ lệ là 40,58%. Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy có sự khác
biệt của tỷ lệ bệnh ở ba lứa là có ý nghĩa ở P < 0,05........................................................ 25
Đối với chỉ tiêu giới tính chúng tôi nhận thấy con cái có tỷ lệ mắc là 60,68% cao hơn con đực
với tỷ lệ 54,30%. Nhưng qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt ở
P > 0,05............................................................................................................................. 25

v


Giống chó ngoại có tỷ lệ mắc bệnh là 62,45% nhiều hơn giống chó nội với tỷ lệ 51,87%. Qua
xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt ở chỉ tiêu giống ở P < 0,05.............. 26
4.2.3.2 Số lượng và tỷ lệ bệnh nghi nội khoa theo cơ quan ..................................................... 26
Trong 279 trường hợp mắc bệnh của nhóm nghi bệnh nội khoa, trong đó có rất nhiều bệnh
chúng tôi khảo sát theo từng cơ quan. Kết quả khảo sát được trình bày qua bảng 4.7. ... 26

Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy chứng và bệnh ở hệ tiêu hóa có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất
với 27,24%, tiếp theo là chứng và bệnh hệ niệu dục với tỷ lệ mắc bệnh là 16,85%, bệnh
hô hấp với tỷ lệ là 15,41%, bệnh hệ vận động với tỷ lệ mắc bệnh là 12,19%, bệnh ở tai
mắt với 29 ca chiếm tỷ lệ mắc bệnh là 10,39%, bệnh khác có tỷ lệ mắc bệnh 9,32% và
thấp nhất là bệnh ở lông da với 24 ca chiếm tỷ lệ là 8,60%. Qua xử lý thống kê chúng tôi
nhận thấy có sự khác biệt ở P < 0,05................................................................................ 26
4.2.3.3 Các bệnh thường gặp trong nhóm nghi bệnh nội khoa................................................. 26
Trong nhóm nghi bệnh nội khoa chúng tôi ghi nhận được các bệnh sau kết quả khảo sát được
trình bày qua bảng 4.8. ..................................................................................................... 26
Qua kết quả bảng trên chúng tôi nhận thấy bệnh hệ hô hấp với 43 ca mắc bệnh trong đó bệnh
viêm đường hô hấp trên với 10 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ 23,26%, viêm đường hô hấp
dưới với 33 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ 76,74%. Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy có
sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc bệnh của hai bệnh trên ở P < 0,05. ....................................... 27
Chứng và bệnh hệ tiêu hóa với 76 ca mắc bệnh trong đó bệnh viêm dạ dày ruột với 68 ca mắc
chiếm tỷ lệ 89,47%, bệnh táo bón với 8 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ 10,53%. Qua xử lý
thống kê chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc bệnh của hai bệnh trên ở
P<0,05............................................................................................................................... 27
Chứng và bệnh hệ niệu dục với 47 ca mắc bệnh trong đó bệnh viêm cơ quan sinh dục với 38
ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ 80,85%, chứng đẻ khó với 7 ca chiếm tỷ lệ 14,89% và thấp nhất
là bệnh viêm đường dẫn tiểu với 2 ca chiếm tỷ lệ 4,26%. Qua xử lý thống kê chúng tôi
nhận thấy có sự khác biệt ở tỷ lệ mắc bệnh của ba bệnh trên ở P < 0,05. ........................ 28
Bệnh ở lông da với 24 ca mắc bệnh trong đó bệnh viêm da với 16 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ
66,67%, abscess với 8 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ 33,33%. Qua xử lý thống kê chúng tôi
nhận thấy có sự khác biệt ở tỷ lệ mắc của hai bệnh trên ở P < 0,05................................. 28
Bệnh ở tai và mắt với 29 ca mắc bệnh trong đó bệnh viêm tai với 16 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ
55,17%, bệnh tụ máu vành tai với 4 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ 13,79%, bệnh viêm mắt với
9 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ 31,03%. Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy có sự khác
biệt ở tỷ lệ mắc bệnh của ba bệnh trên ở P < 0,05............................................................ 28
Bệnh khác với 26 ca mắc bệnh trong đó sốt không rõ nguyên nhân với 16 ca mắc chiếm tỷ lệ
61,54 %, ngộ độc với 10 ca mắc bệnh chiếm tỷ lệ 38,46%. Qua xử lý thống kê chúng tôi

nhận thấy không có sự khác biệt ở tỷ lệ mắc bệnh của hai bệnh trên ở P>0,05............... 28
4.3 KHẢO SÁT TRIỆU CHỨNG HÔ HẤP, TIÊU HÓA, THẦN KINH ............................... 28
4.3.1 Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh và triệu chứng ghép ................. 28
4.3.2 Tần xuất của các triệu chứng hô hấp ............................................................................... 29
4.3.3 Tần xuất của các triệu chứng tiêu hóa ............................................................................. 29
4.3.4 Tần xuất của các triệu chứng thần kinh........................................................................... 30
Qua thời gian thực tập chúng tôi nhận thấy số ca mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng thần kinh
là 25 trường hợp chiếm tỷ lệ là 5,18% và các triệu chứng này thường xuất hiện vào giai
đoạn cuối của bệnh. Kết quả khảo sát được trính bày qua bảng 4.12 .............................. 30
Qua kết quả bảng trên chúng tôi nhận thấy các triệu chứng thần kinh thường xuất hiện là triệu
chứng mất thăng bằng 22 ca chiếm tỷ lệ là 88%, hôn mê 16 ca chiếm tỷ lệ là 64%, co giật
với 18 ca chiếm tỷ lệ 72%, triệu chứng bại liệt 5 ca chiếm tỷ lệ 20%.................................. 30
Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa 4 chỉ tiêu
khảo sát, sự khác biệt là có ý nghĩa ở P<0,05................................................................... 30
4.3.5 Tần xuất của các triệu chứng ghép .................................................................................. 31

vi


Qua thời gian thực tập chúng tôi ghi nhận được 32 trường hợp có triệu chứng ghép chiếm tỷ
lệ là 6,63% trên tổng số chó khảo sát. Kết quả khảo sát cho từng triệu chứng được trình
bày qua bảng 4.13............................................................................................................. 31
Qua kết quả bảng trên chúng tôi nhận thấy triệu chứng ghép hô hấp và tiêu hóa có tỷ lệ xuất hiện
nhiều nhất với 12 ca chiếm tỷ lệ là 37,50%, tiếp theo đó là triệu chứng ghép hô hấp, tiêu hóa
và thần kinh với 8 ca chiếm tỷ lệ 25%, triệu chứng tiêu hóa thần kinh với 7 ca chiếm tỷ lệ là
21,88% và thấp nhất là triệu chứng hô hấp thần kinh với 5 ca chiếm tỷ lệ là 15,63%. Qua xử
lý thống kê chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt ở P > 0,05 ...................................... 31
4.4 KẾT QỦA ĐIỀU TRỊ......................................................................................................... 31
Chương 5 .................................................................................................................................. 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................... 38

5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 38
5.2 ĐỀ NGHỊ............................................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 39
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 41
Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh và triệu chứng ghép .......................... 46
Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng hô hấp..................................................................................... 46

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP

: Thành phố

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Số lượng và tỷ lệ chó mắc bệnh theo các nhóm nghi bệnh ...................................... 20
Bảng 4.2 Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi, giới tính, giống ở nhóm nghi bệnh truyền nhiễm ........ 21
Bảng 4.3 Các bệnh thường gặp trong nhóm nghi bệnh truyền nhiễm ..................................... 22
Bảng 4.4 Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi, giới tính, giống ở nhóm nghi bệnh ký sinh trùng ........ 23
Bảng 4.5 Các bệnh thường gặp trong nhóm nghi bệnh kí sinh trùng ...................................... 24
Bảng 4.6 Số lượng và tỷ lệ chó mắc bệnh theo lứa tuổi, giới tính, giống theo nhóm nghi bệnh

nội khoa ............................................................................................................................ 25
Bảng 4.7: Số lượng và tỷ lệ bệnh nghi nội khoa theo cơ quan ................................................ 26
Bảng 4.8 Số lượng và tỷ lệ chó bệnh theo nhóm nghi bệnh nội khoa...................................... 27
Bảng 4.9: Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng ghép, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh ................................ 28
Bảng 4.10 Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng ho, khó thở, sổ mũi, hắt hơi ................................. 29
Bảng 4.11 Tỷ lệ chó bệnh có biểu hiện triệu chứng ói mửa tiêu chảy..................................... 30
Bảng 4.12 Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng thần kinh............................................................... 30
Bảng 4.13 Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng ghép...................................................................... 31
Bảng 4.14 Số lượng và tỷ lệ điều trị khỏi cho từng bệnh ........................................................ 32

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Chó nổi mụn mủ da bụng ở bệnh Carré.................................................................... 33
Hình 4.2 Chó bị ghẻ do Demodex
Hình 4.3 Chó bị ghẻ do Sarcoptes.......................... 34
Hình 4.4 Chó biểu hiện viêm đường hô hấp ............................................................................ 35
Hình 4.5 Chó được truyền dịch nghi trong bệnh viêm dạ dày ruột ......................................... 35
Hình 4.6 Phẫu thuật lấy thai chó
Hình 4.7 Phẫu thuật cắt bỏ tử cung chó do viêm tử
cung .................................................................................................................................. 36
Hình 4.8 Chó bị Abscess
Hình 4.9 Chó bị tụ máu vành tai .................. 37

x


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là loài động vật được con người thuần hóa từ rất lâu để làm gia súc, chúng
giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong công việc như: giữ nhà, săn bắn... và nhất là làm một
người “bạn” trung thành trong đời sống tinh thần.
Hiện nay đời sống kinh tế ngày càng phát triển, đời sống tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao. Điều này đã tạo điều kiện cho phong trào nuôi chó kiểng, làm
xiếc, giữ nhà, phục vụ công tác an ninh quốc phòng... cũng tăng cao. Do đó số lượng và
chủng loại giống chó cũng phong phú hơn.
Tuy chó được nuôi với số lượng lớn trong nhân dân nhưng con chó vẫn chưa được
sự quan tâm đúng mức của người nuôi về công tác phòng chống bệnh. Chó nuôi hiện nay
mắc khá nhiều bệnh như: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, do Leptospira...và mức độ
bệnh ngày càng nguy hiểm, điều này đã thực sự trở thành nỗi lo đối với các nhà nuôi chó
nhất là các chủ nuôi chó kiểng, chó nghiệp vụ. Vì vậy việc đưa ra biện pháp chẩn đoán và
điều trị hiệu quả là điều quan tâm hàng đầu của những người làm công tác thú y.
Được sự đồng ý của Bộ môn Vi Sinh Truyền Nhiễm, Khoa Chăn Nuôi Thu Y,
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Phước
Ninh và BSTY. Đỗ Tiến Duy chúng tôi đã tiến hành đề tài “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH
BỆNH TRÊN CHÓ ĐƯỢC MANG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG TỈNH SÓC TRĂNG.”

1


1.2 MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu tình hình bệnh, một số tình trạng bệnh lý và hiệu quả điều trị của một số
bệnh thường gặp nhằm nâng hiểu biết về công tác chẩn đoán và phòng trị bệnh trên chó.
1.3 YÊU CẦU
- Khảo sát tất cả chó có biểu hiện bệnh được đem đến khám và điều trị tại Trạm
Thú Y TP.Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.

- Xác định số lượng và tỉ lệ bệnh theo nhóm bệnh.
- Xác định số lượng và tỉ lệ bệnh theo triệu chứng lâm sàng.
- Ghi nhận kết quả điều trị trên từng nhóm bệnh và từng bệnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ
Thân nhiệt
Theo Bunch và Nelson (1982), thân nhiệt bình thường đo ở trực tràng 38,5-390C.
Chó non mới sinh hai tuần đầu không tự điều hòa được thân nhiệt, có thân nhiệt dao động
từ 35,60C-36,10C, sau đó sẽ tăng lên 37,80C trong vòng một tuồn (trích dẫn bởi Huỳnh
Tấn Phát, 2001).
Ngoài ra thân nhiệt còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường
xung quanh, chó già thân nhiệt thấp hơn chó trưởng thành và đặc biệt chó hoạt động nhiều
thân nhiệt sẽ cao hơn bình thường...
Tần sồ hô hấp
Theo Huỳnh Tấn Phát (2001), chó trưởng thành có tần số hô hấp (số lần thở / phút)
từ 10-30 lần trên phút, chó con từ 15-35 lần trên phút, ngoài ra tần số hô hấp còn chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố như:
Tầm vóc: chó nhỏ con tần số thở nhiều hơn chó lớn con
Môi trường xung quanh: nhiệt độ cao chó thở càng nhiều
Sự vận động: chó hoạt động nhiều thở nhiều hơn
Tuổi tác: chó non số lần thở nhiều hơn chó già
Theo Trần Thị Dân (2003), tần số hô hấp của chó lớn vóc từ 10- 20 lần/phút, chó
nhỏ vóc từ 20-30 lần/phút.
Tần số tim
Tần số tim được đo bằng số lần tim đập trong một phút. Bình thường chó trưởng

thành 70-120 lần/phút, chó con từ 200-220 lần/phút (Dương Nguyên Khang, 2005).
Tuổi thành thục và thời gian mang thai
Theo Trần Thị Dân (2003) tuổi thành thục sinh dục hay tuổi xuất hiện lần lên giống
đầu tiên là thời kỳ trưởng thành sinh dục.

3


Tuổi thành thục sinh dục của chó cái trung bình khoảng 6-12 tháng, chó đực trung
bình từ 7-10 tháng. Giống chó nhỏ tuổi thành thục sinh dục thường sớm hơn giống chó
lớn. Ví dụ: giống chó nhỏ vóc thì bắt đầu động dục lúc 6-8 tháng tuổi, những giống chó
lớn con có thể vào lúc 1,5-2 năm tuổi.
Thời gian mang thai của chó từ 57-63 ngày, ngoài ra trên chó còn có hiện tượng
mang thai giả.
Chu kỳ lên giống
Chó cái mỗi năm lên giống 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần là 6 tháng. Thời gian
động dục trung bình từ 12-20 ngày, nhưng để có tỷ lệ thụ thai cao nên phối giống cho chó
từ ngày 9-13.
Số con trong một lứa đẻ: tùy theo từng giống chó, thông thường từ 3-15con/lứa.
Chó mẹ độ tuổi từ 2-3,5 năm tuổi, có số con đẻ ra và nuôi sống con tốt nhất. Số con đẻ ra
trong một lứa phụ thuộc vào giống lớn hay nhỏ, tuổi cai sữa thường từ 8-9 tuồn sau khi
sinh.
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ
Việc tiến hành khám chó theo một trình tự sẽ giúp cho việc chẩn đoán điều trị được
chính xác hơn, việc chẩn đoán gồm nhiều bước (Huỳnh Tấn Phát, 2001).
2.2.1 Đăng ký hỏi bệnh
Lập hồ sơ bệnh án cho từng ca đem đến khám và điều trị. Ghi lại tên của chủ nuôi,
địa chỉ điện thoại để tiện việc hỏi thăm tình hình bệnh thú, tên chó, giống, tuổi, giới tính,
trọng lượng, nguồn gốc, chế độ dinh dưỡng và quy trình phòng bệnh, có tiêm phòng, sổ
giun hay chưa... để có hướng chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp theo mẫu có

sẵn.
Đặt câu hỏi với chủ nhân của chó để phát hiện ra những biểu hiện khác thường
trước khi chó được mang đến khám và điều trị, nếu chó đã được điều trị trước khi đem đến
khám cần biết những loại thuốc nào đã được sử dụng và thời gian sử dụng các loại thuốc
đó.
2.2.2 Chẩn đoán lâm sàng
Sau khi đã lập hồ sơ bệnh án chúng tôi tiến hành các bước chẩn đoán sau:

4


Kiểm tra chung
Khám tổng quát: đo thân nhiệt (đo ở trực tràng), quan sát thể trạng, cách đi đứng,
khám niêm mạc, lông da, các hạch bạch huyết và các biểu hiện bất thường khác.
Khám cục bộ: sờ nắn vùng nghi bệnh để phát hiện dấu hiệu bất thường của tổ
chức…
Khám hệ tim mạch
Sờ nắn vùng tim xem có đau không
Nghe tim, phát hiện những tiếng tim bất thường
Khám hệ hô hấp
Kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp và tính cân đối khi hô hấp (thể hô hấp bình
thường là thể ngực)
Quan sát các dấu hiệu bất thường: chảy nước mũi, ho, khó thở, thở nhanh.
Cần kiểm tra lần lượt các bộ phận của hệ hô hấp: mũi, xoang mũi, thanh quản, phổi.
Khám hệ tiêu hóa
Khám miệng, lưỡi, lợi, răng, mùi của miệng, các rối loạn về nhai nuốt.
Quan sát sờ nắn vùng bụng, quan sát phân về màu sắc, độ đặc lỏng, mùi của phân.
Hỏi về chế độ ăn uống hàng ngày, điều kiện sống của chó.
Khám hệ niệu dục
Quan sát những bất thường khi thú đi tiểu, kiểm tra nước tiểu và màu nước tiểu

Sờ nắn bao dương vật, kiểm tra dương vật
Sờ nắn vùng thận, vùng bang quang xem phản ứng của chó
Khám tai và mắt
Khám tai: quan sát vành tai và dịch tai
Khám mắt: niêm mạc, chất tiết từ mắt, độ co giãn của đồng tử
2.2.3 Phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm
Kiểm tra phân
Quan sát tính chất, màu sắc, độ cứng, mềm, sự hiện diện của niêm mạc ruột, máu
trong phân, kiểm tra kí sinh trùng bằng phương pháp phù nổi hay lắng gạn
Kiểm tra chất cạo từ lông và da: bằng phương pháp xem tươi hoặc bằng phương pháp
tập trung (Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan 2005). Cả hai phương pháp đều sử dụng kính hiển

5


vi để xem sự hiện diện của trứng hay kí sinh trùng trưởng thành trực tiếp ở độ phóng đại
100-400 lần.
2.2.4 Các chẩn đoán đặc biệt
Kiểm tra bằng các test thử Antigen (test thử bệnh Parvovirus và test thử bệnh Carré)
Cơ chế của test thử là sự kết hợp giữa kháng thể chuẩn (của test thử) và kháng
nguyên đặc hiệu (virus) kết quả tạo ra phản ứng đặc trưng.
2.3 CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ
Theo Nguyễn Như Pho (1995), các liệu pháp sau đây thường được áp dụng
Điều trị theo cơ chế gây bệnh
Từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đến khi gây thành bệnh, cơ thể trải qua
nhiều thời kỳ. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh là dùng các biện pháp điều trị để cắt đứt bệnh
ở một khâu nào đó nhằm ngăn chặn hậu quả kế tiếp xảy ra.
Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Liệu pháp này hiệu quả rất cao nhưng phải xác định được nguyên nhân gây bệnh
thật chính xác.

Điều trị theo triệu chứng
Nhằm ngăn chặn các triệu chứng nguy kịch có khả năng đe dọa tính mạng con vật.
2.4 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ
2.4.1 Bệnh Carré
Bệnh Carré là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống
Morbilivirus gây ra với đặc điểm là gây ra tỷ lệ chết cao, đặc biệt là nhóm chó con chưa
chủng ngừa, từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi.
Triệu chứng lâm sàng
Thời gian nung bệnh kéo dài 3- 8 ngày chó có biểu hiện ủ rủ, kém ăn, xù lông,
giảm sự linh hoạt, sau đó thường ngủ lịm thỉnh thoảng có ói mửa (Trần Thanh Phong,
1996).
Chó có biểu hiện sốt cao vài ngày sau đó giảm sốt và đợt sốt thứ hai xuất hiện khi
virus vào máu và cơ quan hô hấp (Huỳnh Thị Phương Thảo, 2004).
Triệu chứng hô hấp như: thở khò khè, âm rale ướt do viêm phổi, ho, chảy nước mũi
đục như mủ, viêm kết mạc mắt chảy nhiều ghèn (Lê Thị Tuyết Oanh, 2004).

6


Triệu chứng tiêu hóa: đi phân lỏng tanh có thể có niêm mạc ruột bị bong tróc kèm
theo, viêm dạ dày do đó chó có biểu hiện ói (Huỳnh Tấn Phát, 2001)
Nổi mụn ở những vùng da mỏng, xáo trộn thần kinh như đi xiêu vẹo, mất định
hướng, co giật trào nước bọt, hôn mê.
Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Không có bệnh tích đại thể mang tính chỉ thị bệnh.
Có thể gặp sừng hóa ở mõm và gan bàn chân. Teo hung tuyến thường thấy khi
khám tử (Trần Thanh Phong, 1996)
Tùy theo mức độ phụ nhiễm vi trùng, có thể thấy viêm phế quản phổi, viêm ruột,
mụn mủ ở da...

Bệnh tích vi thể
Hoại tử những mô bạch huyết.
Thể vùi trong tế bào chất bắt màu eosinophile.
Bệnh tích ở não là viêm não tủy không mủ, hủy myelin, tăng sinh tế bào thần kinh
đệm và chứa nhiều thể vùi (Huỳnh Tấn Phát, 2001)
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn do triệu chứng luôn biến đổi. Tuy nhiên chúng
ta có thể lưu ý các triệu chứng sau: ói mửa, tiêu chảy, ho, hắt hơi, viêm phổi, viêm phế
quản, chảy nhiều chất tiết ở mắt mũi, nổi mụn mủ ở da bụng, sừng hóa gan bàn chân,
gương mũi...
Theo Trần Thanh Phong (1996), một số triệu chứng thường gặp trên bệnh Carré
như sau: Chảy nhiều dịch tiết ở mắt và mũi (93% trường hợp), xáo trộn hô hấp: ho, hắt
hơi, viêm phổi, viêm phế quản, khó thở (81% trường hợp), xáo trộn tiêu hóa: ói tiêu chảy,
tiêu chảy máu tươi (74% trường hợp), sừng hóa gan bàn chân, gương mũi (24% trường
hợp), xáo trộn thần kinh (45% trường hợp).
Chẩn đoán phân biệt
Viêm gan truyền nhiễm: sốt, ói mủa, tiêu chảy, sung huyết màng niêm đặc biệt ở
vùng miệng, vàng da, gan sưng dễ vỡ, đục giác mạc, (Huỳnh Tấn Phát, 2001).
Bệnh do Parvovirus: tiêu chảy ói mửa dữ dội, ít kèm theo triệu chứng hô hấp.

7


Bệnh do Leptospira: viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm loét miệng, thường xuất
huyết ở chó lớn, vàng da và niêm mạc.
Bệnh viêm ruột do Coronavirus: chó có biểu hiện viêm dạ dày ruột nhưng ở mức
độ thấp hơn, phân màu xanh, bệnh phát triển chậm và tỷ lệ chết rất thấp (Trần Thanh
Phong, 1996).
Điều trị
Theo Trần Thanh Phong (1996), với bệnh Carré không có cách chữa trị chuyên biệt

nào. Việc chữa trị chỉ nhằm tăng cường sức chống chọi với bệnh.
Việc chăm sóc tốt và cẩn thận là căn bản nhất.
Chống phụ nhiễm bằng kháng sinh: kanamycin, ampicillin, gentamycin...
Cung cấp chất điện giải Lactate Ringer, glucose 5%...
Thuốc chợ lực trợ sức: vitamin C, B_complex, Biodyl, Catosal.
Thuốc chống ói: Primperan...
Thuốc cầm tiêu chảy và bảo vệ niêm mạc ruột: Imodium, Actapulgite,
Phosphalugel.
Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh: cách ly chó khỏe với chó bệnh, sát trùng nơi nhốt chó bằng
nước javel hoặc formol.
Dùng vaccin phòng bệnh cho các chó mới mua về không rõ nguồn gốc, chó non có
kháng thể mẹ truyền nên được chủng ngừa khoảng từ 6-8 tuần tuổi tái chủng sau 3-4 tuần.
2.4.2 Bệnh do Parvovirus
Bệnh do Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm với đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn
máu, giảm thiểu số lượng bạch cầu trung tính và tế bào lympho, tử số trên chó con cao.
Thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus ở chó là type 2 (Trần Thanh Phong, 1996).
Triệu chứng
Thể đường ruột
Thời gian nung bệnh: 3-4 ngày và chấm dứt bằng những triệu chứng ngủ lịm hay
liệt, đôi khi kết hợp với ói mửa.
Ói mửa, tiêu chảy ra máu, mất nước rất nhanh, suy nhược nặng nề, chó có thể chết
đột ngột hoặc sau vài ngày (Phan Giáp, 1987).

8


Thể viêm cơ tim
Thường gặp trên chó 1-2 tháng tuổi, có thể dẫn đến chết đột ngột.
Chó con còn bú có biểu hiện khó thở, kiệt sức. Sự chết có thể đến trong vài giờ

hoặc vài phút.
Ngoài ra trên chó trưởng thành còn có thêm thể thầm lặng không có biểu hiện triệu
chứng, chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm huyết thanh học (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích
Các bệnh tích trên cơ quan, ruột hoại tử ở những tế bào biểu mô và sự bào mòn
hoàn toàn những nhung mao ruột. Trong thể cấp tính có sự tái thiết của biểu mô và nang
tuyến khá rõ. Niêm mạc dạ dày bị xuất huyết toàn bộ, gan bị sưng, túi mật căng.
Bệnh tích ở tim thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh, trên những chó con
còn bú viêm, thủy thủng, hoại tử hóa sợi có thể phát hiện những thể vùi ái kềm trong nhân
tế bào sợi tim (Huỳnh Tấn Phát, 2001)
Hạch màng treo ruột triển dưỡng, thủy thủng, lách có dạng không đồng đều bề mặt
sần sùi
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
Theo Trần Thanh Phong (1996), những dấu hiệu đặc trưng và chủ yếu để chẩn
đoán, bệnh do Parvovirus là một bệnh viêm ruột cấp tính. Bệnh phát triển rất nhanh trên
chó từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi, cùng với triệu chứng sốt và giảm bạch cầu trung tính
và tế bào lympho, chó bệnh chết rất nhanh dưới 5 ngày. Tử số rất cao trong giai đoạn chó
còn bú mẹ. Dấu hiệu viêm ruột cấp, với biểu hiện là tiêu chảy ra máu tươi có mùi tanh đặc
trưng, chó ói mửa nhiều lần trong ngày, dịch ói chỉ chứa chất nhày.
Theo Lê Thanh Hải (1993), bệnh có sự cảm nhiễm với Coronavirus cùng lúc với
Pavovirus , sự cảm nhiễm hỗn hợp này sẽ dẫn đến một sự suy sụp trầm trọng và sự hư hại
mở rộng đến nhung mao ruột, những triệu trứng lâm sàng phong phú hơn.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh viêm dạ dày ruột do Coronavirus: bệnh lây lan rất nhanh, phát triển chậm, ít
khi gây chết, chó không sốt số lượng bạch cầu không giảm, chó tiêu chảy nhiều nước, có
lẫn nhiều chất nhầy (Huỳnh Tấn Phát, 2001).
Bệnh Carré: sốt cao kèm theo triệu chứng viêm phổi, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy
ra máu nhưng ở mức độ thấp hơn. Vào giai đoạn cuối của bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu
9



chứng nổi mụn vùng da mỏng, gan bàn chân và vùng gương mũi bị sừng hóa. Triệu chứng
thần kinh xuất hiện trước khi chết (Trần Thanh Phong, 1996).
Điều trị
Theo Fraser (1986), nguyên nhân gây bệnh là virus nên không điều trị được căn
bệnh, việc điều trị chỉ nhằm tăng cường sức chống chọi với bệnh, chữa triệu chứng và
chống phụ nhiễm (trích dẫn bởi Huỳnh Tấn Phát, 2001).
Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm: ampicillin, penicillin, enfroxacin.
Tăng cường trợ lực trợ sức: vitamin C, B_complex, glucose 5%.
Chống ói bằng Primperan, cầm tiêu chảy bằng Imodium, bảo vệ niêm mạc ruột
bằng Actapulgite, Phosphalugel.
Phòng bệnh
Cách ly chó khỏe với chó bệnh
Vệ sinh sát trùng nơi nhốt chó để tránh lây lan mầm bệnh
Phòng bệnh bằng vaccine: bắt đầu chủng ngừa chó lúc 6-8 tuần tuổi, tiêm nhắc lại
sau một tháng và tái chủng mỗi năm một lần.
2.4.3 Bệnh do Leptospira
Là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và gia súc. Bệnh gây nhiễm trùng huyết,
sốt, vàng da, niệu huyết sắc tố, viêm gan thận, rối loạn tiêu hóa, xảy thai.
Triệu chứng
Bệnh bắt đầu thình lình, sốt vài ngày, suy yếu, ói mủa, bỏ ăn. Viêm kết mặc mắt,
cứng và đau cơ ở chi sau. Xuất huyết trong xoang miệng sau trở thành hoại tử và viêm
họng. Viêm dạ dày ruột xuất huyết, viêm thận cấp tính, vàng da. Nước tiểu thay đổi từ
vàng chanh đến cam đậm. Có thể bất thình lình vô niệu trong vài ngày.
Theo Trần Thanh Phong (1996), triệu chứng của bệnh gồm các thể sau:
- Thể cấp tính: Hiện tượng bại huyết xuất hiện nhanh sau vài giờ nhiễn. Sốt cao và
suy nhược nặng nề, có thể chia thành 2 thể:
+ Thể thương hàn: Chó bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng, viêm kết mạc mắt,
có xuất huyết điểm ở niêm mạc và da, ói ra máu, phân và nước tiểu xậm màu. Do niêm

mạc miệng và đường hô hấp bị lở nên thú thở có mùi hôi, thú bị mất nước rất nhanh, chết
trong vòng 2 đến 4 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt

10


+ Thể hoàng đản: Chó bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản nước tiểu
xậm màu, kém ăn ói mửa…giai đoạn cuối có sự tăng cao nhiệt độ. Khó thở hơi thở hôi,
tiêu chảy đôi khi xuất huyết và những biểu hiện triệu chứng thần kinh trước khi hấp hối.
- Thể bán cấp tính và mãn tính: Thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng sinh
ure huyết hậu quả của viêm thận với biểu hiện đa niệu, khát nước nhiều.
Bệnh tích
Theo Trần Thanh Phong (1996) bệnh tích chó bệnh gồm
- Thể cấp tính:
+ Thể thương hàn: Viêm dạ dày ruột xuất huyết, chất tiết có thể lẫn máu xuất
huyết dưới da và biêm mạc, vàng da và niêm mạc gan thận có thể sưng, hạch bạch
huyết xuất huyết.
+ Thể hoàng đản: Da vàng vùng bụng, gan bàn chân sưng, màng tiếp hợp mắt vàng,
niêm mạc vàng, bàng quang chứa nhiều nước tiểu vàng xậm và niêm mạc bàng quang có
thể xuất huyết.
- Thể bán cấp tính và mãn tính: Lách sưng, túi mật teo, viêm thận kẽ, hay viêm thận
mãn tính trên chó, ure huyết có thể thấy vết lở ở miệng và lưỡi.
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
Chó mắc bệnh có biểu hiện viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm loét miệng, vàng da
và niêm mạc, viêm thận cấp tính. Nước tiểu thay đổi từ vàng chanh đến cam đậm
Các bệnh tích thay đổi tùy thuộc vào chủng nhiễm, khả năng phòng vệ của chó và
việc điều trị.
Trong trường hợp hoàng đản cần chẩn đoán phân biệt với viêm gan truyền nhiễm,
ký sinh trùng đuờng máu và nước tiểu.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Xem trực tiếp trên kính hiển vi nền đen với bệnh phẩm là máu.
Các phản ứng huyết thanh học: miễn dịch huỳnh quang, MAT.
Điều trị
Theo Trần Thanh Phong (1996) liệu pháp điều trị có thể như sau:
Có thể dùng kháng huyết thanh phù hợp với những chủng Leptospira mà chó bị
nhiễm
11


Dùng kháng sinh penicillin kết hợp streptomycin, nếu dị ứng với penicillin có thể
dùng tetracylin hay erythromycin.
Truyền dịch Lactate Ringer, glucose 5%...và bổ sung vitamin nhóm B liều cao
Trong trường hợp có lở loét miệng có thể dùng các chất sát trùng như: thuốc tím,
blue methylen.
Phòng bệnh
Tiêu độc sát trùng chuồng nuôi nhốt, cách ly chó bệnh, phát quang bụi rậm, tiêu
diệt chuột
Tiêm phòng bằng vaccin đúng định kỳ, tiêm định kỳ hàng năm.
2.4.4 Bệnh gây ra bởi Demodex
Nguyên nhân
Do Demodes canis ký sinh trong nang lông và tuyến nhờn.
Triệu chứng
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997), chó bị Demodex có 2 dạng tổn
thương:
Dạng cục bộ: không có lông chung quanh mắt hoặc những đám loang lổ trên cơ thể,
dạng tổn thương cục bộ trên không phát triển thành viêm mủ kế phát.
Dạng toàn thân: lông rụng toàn thân da đỏ với nhiều dịch rỉ máu, nếu có hiện tượng
viêm kế phát do Staphylococcus, Pseudomonas sẽ có mủ máu và mùi hôi.
Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh Demodex không ngứa nhiều, tứ chi hoặc toàn bộ cơ thể có nhiều chỗ rụng
lông, ở chó nhiễm Demodex xuất hiện triệu chứng rụng lông quanh mắt (chó đeo mắt
kính) là triệu chứng điển hình của Demodex (Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan, 2005).
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Theo Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan (2005), có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh:
Phương pháp xem tươi: bằng cách dùng dao cạo da ở những vùng tiếp giáp giữa da
lành và da bệnh cho đến khi rướm máu. Mẫu da cạo được phết đều lên lam đã nhỏ sẵn 1-2
giọt lactophenol, đậy lamelle lên sau đó xem sự hiện diện của trứng hay Demodex trưởng
thành dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 100 hay 400 lần.
Phương pháp tập trung: mẫu da cạo được cho vào ống nghiệm có chứa 10-20 ml
NaOH 10%. Sau đó để yên 2 giờ hoặc hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn 2-5 phút, NaOH sẽ
12


làm tan và làm trong các mô sừng ở da, ly tâm, gạn nhẹ lớp ở trên lấy cặn kiểm tra dưới
kính hiển vi ở độ phóng đại 100 lần.
Phòng trị
Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm: gentamycine, lincomycine, chích liên tục 3-4
ngày
Ivermectin liều điều trị: 0,6mg/kgP, lập lại sau một tuần, liều phòng 0,3mg/kgP
hàng tháng (Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan, 2005).
Cho chó ở nơi thoáng mát sạch sẽ, tắm bằng Amitras 0,025% mỗi tuần một lần,
ngoài ra còn có thể sử dụng các loại sữa tắm đặc trị để tắm hàng ngày.
2.4.5 Bệnh gây ra bởi Sarcoptes
Nguyên nhân
Do Sarcoptes scabieis var canis ký sinh ở da ăn các tổ chức, tế bào da và dịch tế
bào.
Triệu chứng
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997), chó bệnh có 3 biểu hiện chính:
ngứa rụng lông và đóng vẩy. Tổn thương suất hiện sau 4- 8 tuần, sớm hay muộn tùy thuộc

vào số lượng ghẻ, vị trí kí sinh, sự sinh sản của ghẻ và sự mẫn cảm của kí chủ.
Chó có biểu hiện ngứa ngáy dữ dội do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố. Khi trời nắng
hoặc khi thú hoạt động nhiều thì càng ngứa dữ dội hơn. Chó bị rụng lông từng đám sau đó
lan rộng ra khắp cơ thể, triệu chứng đóng vẩy xuất hiện khi các mụn nước bằng đầu vỡ ra
chảy tương dịch và khô đi tạo vẩy và dính chặt vào lông, da. Lúc này chó có mùi hôi thối,
lông trơ trụi và da nhăn nheo.
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng như ngứa, rụng lông, đóng vẩy, kết hợp
với chẩn đoán phòng thì nghiệm bằng phương pháp xem tươi, hoặc bằng phương pháp tập
trung.
Phòng trị
Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm: gentamycine, lincomycine…chích liên tục 3-4
ngày
Trị ghẻ bằng ivermectin 1mg/5kgP/lần tuồn kềt hợp tắm cho chó bằng Amitraz
hoặc bằng các loại xà bông đặc trị, lau khô phơi nắng vào buổi sáng, nếu dị ứng với dầu
tắm thì nên thay đổi sản phẩm khác.
13


Mỗi tuần tắm chó một lần, khi tắm song phải lau khô lông cho chó. Nhà cửa sạch sẽ
thoáng mát, thường xuyên sưởi nắng cho chó.
2.4.6 Bệnh gây ra bởi giun đũa
Nguyên nhân gây ra do Toxocara canis ký sinh ở ruột non, bao tử chó. Chó ăn phải
ấu trùng giun phát triển thành dạng trưởng thành sau một tháng. Ấu trùng có thể nhiễm kế
phát di hành qua bào thai phát triển thành dạng trưởng thành sau ba tuần (Lương Văn
Huấn – Lê Hữu Khương, 1997).
Triệu chứng
Chó mất tính thèm ăn thiếu máu gầy còm, chậm lớn tiêu chẩy bụng to, ói mửa thấy
có giun ở chó dưới 2 tháng tuổi.
Sự di hành 2 của ấu trùng gây hoại tử thận, gan, gây viêm phổi (Lương Văn Huấn –

Lê Hữu Khương, 1995).
Theo Bùi Ngọc Thúy Linh (2004), khi chó con bị chất độc của giun tác động, có
những biểu hiện rối loạn dữ dội của hệ thần kinh trung ương, các biểu hiện đó dưới dạng
co giật, giãy dụa. Ngoài ra còn có các triệu chứng mãn tính như: biếng ăn, ỉa chảy, lông xơ
xác, chó ăn cả phân của chính chó hoặc phân của súc vật khác.
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng dựa vào ói mửa, gầy còm, ói có lẫn giun.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: tìm trứng giun theo phương pháp phù nổi.
Điều trị
Levamisol: liều 7-10 mg/kg P tiêm bắp.
Mebendazole: liều 60 – 100mg/kg P cho uống liên tục 5 ngày
Febendazole: liều 50 mg/kg P cho ăn hoặc uống 3 ngày (Lương Văn Huấn – Lê
Hữu Khương, 1997).
Ivermectin: 0,3mg/kg p lần tiêm bắp hoặc 200g/kg p cho uống (Nguyễn Như Pho
và Võ Thị Trà An, 2001)
Bổ trợ: B_comlex, aminofort, hepatol...
Phòng bệnh
Định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần. Nâng cao sức đề kháng, không thả chó chạy rông.

14


×