Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GÀ TA Họ Tên Sinh Viên: DƯƠNG DUY CƯỜNG Ngành: Thú Y Niên khóa: 2003 – 2008 Tháng 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
‫ههه ههه‬

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TRÙN QUẾ
(Perionyx excavatus) TRONG KHẨU PHẦN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GÀ TA

Họ Tên Sinh Viên: DƯƠNG DUY CƯỜNG
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2003 – 2008

Tháng 05 năm 2009


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TRÙN QUẾ
(Perionyx excavatus) TRONG KHẨU PHẦN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GÀ TA

Tác giả

DƯƠNG DUY CƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ Thú Y
Ngành Thú Y


Giảng viên hướng dẫn:
TS. ĐỖ HIẾU LIÊM
TS. DƯƠNG NGUYÊN KHANG

Tháng 05 năm 2009


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: DƯƠNG DUY CƯỜNG
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của việc bổ sung trùn Quế (Perionyx excavatus)
trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và năng suất của gà Ta”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày 25 - 26/06/2009.
Giáo viên hướng dẫn.
(Ký và ghi rõ họ tên)

i


Lời Cảm Ơn

Thành kính ghi ơn:
Ông Bà, Bố Mẹ người đã suốt đời hy sinh hết lòng vì con.
Chân thành cảm ơn:
Bam giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Bộ môn Sinh lý – Sinh hóa
Quý Thầy Cô cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt cho tôi vốn kiến
thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập.

Chú Đức ở phường Phú Khương, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre đã cung cấp
giống gà, hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập.
Thành kính biết ơn:
TS. Đỗ Hiếu Liêm và TS. Dương Nguyên Khang đã tận tình hướng dẫn,
giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn sự giúp đỡ của Thịnh, Sinh, Cẩm, Luyến, các thành viên trại bò và
tất cả bạn bè gần xa đã động viên chia sẻ cùng tôi những vui buồn cũng như hỗ trợ
về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2009.
Sinh viên thực tập.

Dương Duy Cường

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nhằm khảo sát ảnh hưởng của việc thay thế (trùn Quế và bắp) trong khẩu
phần thức ăn đến khả năng sinh trưởng và năng suất của gà Ta Vàng, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung trùn Quế (Perionyx
excavatus) trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và năng suất của gà
Ta”. Đề tài được thực hiện từ 20/06/2008 đến 04/10/2008 tại Trại bò, Trung tâm
Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố CRD (completely
random design) trên 200 con gà 30 ngày tuổi không phân biệt giới tính được chia
làm 4 lô thí nghiệm, mỗi lô 50 con. Khẩu phần thức ăn như sau:
- Lô I: cho ăn cám hỗn hợp Proconco C235 + cám trộn (tỷ lệ 1/1) được thay thế
15% của hàm lượng đạm tổng số 20 % bằng trùn Quế và bắp vàng.

- Lô II: cho ăn cám hỗn hợp Proconco C235 + cám trộn (tỷ lệ 1/1) được thay thế
10% của hàm lượng đạm tổng số 20 % bằng trùn Quế và bắp vàng.
- Lô III: cho ăn cám hỗn hợp Proconco C235 + cám trộn (tỷ lệ 1/1) được thay thế 5
% của hàm lượng đạm tổng số 20 % bằng trùn Quế và bắp vàng.
- Lô IV (đối chứng): cho ăn cám hỗn hợp Proconco C235 + cám trộn (tỷ lệ 1/1) có
hàm lượng đạm tổng số 20 %.
Kết quả khảo sát cho thấy lô I thay thế trùn Quế và bắp 15% phát triển tốt
hơn so với lô thay thế trùn Quế và bắp ít là 10; 5 và 0% . Trọng lượng trung bình ở
lô IV, III, II và I lần lượt là 1604; 1495; 1384 và 1300g. Tăng trọng tuyệt đối ở lô I,
II, III và IV lần lượt là 20,22; 18,46 ;16,30 và 15,49g. Lượng thức ăn tiêu thụ cho
1kg tăng trọng ở 14 tuần tuổi ở lô I, II, III và IV lần lượt là 3,82; 4,17; 4,20 và 4,37
kg. Tỷ lệ nuôi sống đến 14 tuần tuổi thì lô I, II, III và IV lần lượt là 100; 96; 96 và
92%. Tỷ lệ quầy thịt ở lô I, II, III và IV lần lượt là 71,91; 72,39; 71,89 và 69,3%.
Qua thời gian tiến hành thí nghiệm chúng tôi thấy khi thay thế đạm của hỗn hợp
trùn Quế và bắp vàng nhiều hơn đã ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng và năng
suất của gà Ta, vì thế việc cho gà ăn trùn tươi đem lại hiệu quả cao.

iii


MỤC LỤC
Trang
Chương I. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................3
1.2.1. Mục đích............................................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................3
Chương II. TỔNG QUAN ........................................................................................4
2.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới ................................4
2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gà tại Việt Nam...................................................4

2.3. Nguồn gốc của gia cầm ........................................................................................5
2.4. Giới thiệu một số giống gà nuôi ở nước ta...........................................................5
2.4.1. Giống gà Ta nuôi ở hộ gia đình ........................................................................5
2.4.1.1. Gà Tàu Vàng ..................................................................................................6
2.4.1.2. Gà Ta Vàng ....................................................................................................6
2.4.1.3. Gà Hồ .............................................................................................................6
2.4.1.4. Gà Tre.............................................................................................................6
2.4.1.5. Gà Ri ..............................................................................................................7
2.4.1.6. Gà Chọi ..........................................................................................................7
2.4.2. Giống gà nhập nội .............................................................................................7
2.4.2.1. Gà Lương Phượng..........................................................................................7
2.4.2.2. Gà Tam Hoàng ...............................................................................................8
2.4.2.3. Gà Bình Thắng (BT1) ....................................................................................8
2.4.2.4. Gà Sasso .........................................................................................................9
2.4.2.5. Gà Kabir .........................................................................................................9
2.5. Dinh dưỡng và thức ăn cho gia cầm ..................................................................10
2.6. Trùn Quế (Perionyx excavatus) .........................................................................11
2.6.1. Khái quát tên gọi ............................................................................................11
2.6.2. Phân loại..........................................................................................................11

iv


2.6.3. Hình thái bên ngoài .........................................................................................12
2.6.4. Dinh dưỡng trùn Quế ......................................................................................13
2.6.5. Tập tính ăn.......................................................................................................14
2.6.6. Ứng dụng trùn Quế trong chăn nuôi ...............................................................15
2.6.7. Phân trùn Quế..................................................................................................16
Chương III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................19
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ......................................................................19

3.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................19
3.3. Thức ăn thí nghiệm ............................................................................................19
3.4. Điều kiện thí nghiệm..........................................................................................21
3.4.1. Chuồng trại chăn nuôi .....................................................................................21
3.4.2. Trang thiết bị chăn nuôi ..................................................................................22
3.4.3. Nuôi dưỡng - chăm sóc ...................................................................................22
3.4.4. Quy trình vệ sinh phòng bệnh .........................................................................23
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi...........................................................................................24
3.5.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng....................................................................................24
3.5.1.1. Trọng lượng bình quân.................................................................................24
3.5.1.2. Tăng trọng tuyệt đối .....................................................................................24
3.5.2. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn .............................................................................24
3.5.2.1. Lượng thức ăn tiêu thụ .................................................................................24
3.5.3. Chỉ tiêu về sức sống ........................................................................................25
3.5.3.1. Tỷ lệ nuôi sống tích lũy (%).........................................................................25
3.5.3.2. Tỷ lệ chết......................................................................................................25
3.5.4. Các chỉ tiêu mổ khảo sát quầy thịt ..................................................................25
3.5.5. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................27
3.6. Xử lý số liệu .......................................................................................................27
Chương IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................28
4.1. Trọng lượng bình quân.......................................................................................28
4.2. Tăng trọng tuyệt đối ...........................................................................................33

v


4.3. Lượng thức ăn tiêu thụ .......................................................................................35
4.4. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng .................................................................37
4.5. Tỷ lệ nuôi sống tích lũy......................................................................................40
4.6. Chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt.............................................................................42

4.7. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................43
Chương V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................46
5.1. Kết luận ..............................................................................................................46
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47
PHỤ LỤC ...................................................................................................................1

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
FAO

: Food and Agriculture Organization

G

: Gram

TA

: Thức ăn

KP

: khẩu phần

VCK

: vật chất khô


TB

: Trung bình

TSTK

: Tham số thống kê

SD

: Độ lệch chuẩn

Cv

: Độ biến động

TPTĂ

: Thành phần thức ăn

CRD

: Hoàn toàn ngẫu nhiên

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Sản lượng thịt gia cầm và thịt vịt năm 1991, 2000 và 2002. ..................... 4
Bảng 2.2. Hàm lượng dinh dưỡng của bột trùn (tính trên vật chất khô) .................. 13
Bảng 2.3. Thành phần amino acid trong trùn khô .................................................... 14
Bảng 2.4. Đặc tính tổng quát của phân trùn nguyên chất......................................... 18
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................ 19
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng cám Con Cò (C225 và C235) ........................... 20
Bảng 3.3: Công thức của cám trộn ........................................................................... 20
Bảng 3.4: Phần trăm thay thế trùn Quế và bắp vàng cho gà từ 05 đến 14 tuần tuổi..... 21
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân của đàn gà thí nghiệm qua các giai đoạn ........... 28
Bảng 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn ........................................ 33
Bảng 4.3: Lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần của gà qua các giai đoạn tuổi ............ 35
Bảng 4.4: Lượng thức ăn tiêu thụ cho 1kg tăng trọng của gà qua các giai đoạn ..... 37
Bảng 4.5: Tỷ lệ nuôi sống tích lũy của đàn gà thí nghiệm qua các giai đoạn .......... 40
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu mổ khảo sát của gà Ta lúc 14 tuần tuổi ............................... 42
Bảng 4.7: Chi phí chăn nuôi cho các lô gà thí nghiệm............................................. 44

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân của gà qua 14 tuần tuổi ..................................33
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối trung bình của gà qua 14 tuần tuổi .....................35
Biểu đồ 4.3: Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí qua 14 tuần tuổi..............................37
Biểu đồ 4.4: lượng thức ăn tiêu thụ cho 1kg tăng trọng của gà qua 14 tuần tuổi .....39
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ nuôi sống tích lũy của gà qua 14 tuần tuổi..................................41
Hình 2.1. Trùn Quế / Trùn Đỏ (Perionyx excavatus)................................................11
Hình 3.1.1. Chuồng nuôi gà nhỏ ...............................................................................21
Hình 3.1.2. Chuồng nuôi gà lớn ................................................................................21
Hình 4.2.1. Gà trống lúc 14 tuần tuổi........................................................................33

Hình 4.2.2. Gà mái lúc 14 tuần tuổi ..........................................................................33
Hình 4.3.1. Trọng lượng quầy thịt ............................................................................43
Hình 4.3.2. Tim gà lúc 14 tuần tuổi ..........................................................................43
Hình 4.3.3. Gan gà lúc 14 tuần tuổi ..........................................................................43
Hình 4.3.4. Ống tiêu hóa gà lúc 14 tuần tuổi ............................................................43

ix


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà thả vườn (gà Ta, Tàu)
nói riêng đã gắn bó với đời sống loài người rất sớm. Ngay từ thời nguyên thủy, loài
người đã biết bắt gà rừng về nuôi như một thú vui, dần dần thuần hóa để lấy thịt và
trứng, với tiếng gà “gáy” lúc gọi sáng và tiếng “cục tác” lúc đẻ trứng đã trở thành
âm thanh quá quen thuộc và gần gũi với nông thôn Việt Nam. Với ưu điểm con gà
dễ nuôi, ít vốn đầu tư, tận dụng thức ăn thừa trong nhà, tận dụng thời gian nhàn rỗi,
cung cấp thịt thơm ngon, chất lượng cao, là nguồn cung cấp thức ăn thường xuyên
trong nhà, đồng thời tăng thu nhập cho người nông dân nên chăn nuôi gia cầm rất
được quan tâm trong các chương trình nông nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm đó,
thì tiêu tốn thức ăn trên gà chiếm tỷ lệ khá cao và rủi ro về dịch bệnh trong chăn
nuôi là rất lớn.
Vì thế trong chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng các yếu
tố có ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của gà như: giống, thức ăn, chăm sóc, thú y
cần được quan tâm nhiều hơn nữa… Trong đó thức ăn đóng vai trò quan trọng về
mặt sinh học cũng như kinh tế, nên việc cân đối thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể gà sẽ đem lại năng suất cao, thức ăn thường chiếm tỷ trọng rất lớn,
vào khoảng 70 – 80 % trong tổng số chi phí chăn nuôi.
Chi phí thức ăn cao thấp tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu từng vùng sinh

thái hoặc phụ thuộc vào cung cầu thị trường nguyên liệu thức ăn gia súc. Trong cơ
chế thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty và xí nghiệp chế biến
thức ăn gia súc trong nước và ngoài nước đã tạo sự thiếu hụt nguồn thực liệu và giá
cả bị đẩy lên cao, đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn thức ăn giàu đạm như bột cá, đậu

1


nành hạt… Thức ăn giàu đạm nhất là thức ăn động vật đã có tác dụng rõ rệt trên
sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gia súc, gia cầm thường phải được mua ở
mức giá cao.
Để tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tìm kiếm, dễ sản xuất tại chỗ và
đầu tư thấp là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực, giúp cho nhà chăn nuôi ít
vốn có thể nuôi được gà với số lượng vừa phải quanh năm, ổn định về thu nhập.
Trong đó, từ rất lâu, con trùn là vật rất quen thuộc với nông dân, là một loại thức ăn
bổ sung đạm động vật có giá trị dinh dưỡng cao là loại thức ăn “khoái khẩu” của gà.
Gà ăn trùn sẽ mau lớn, khỏe, bộ lông đẹp, đẻ nhiều, ít bệnh, qua đó góp phần hạ giá
thành sản phẩm vật nuôi, giúp tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Xuất phát từ vấn
đề trên được sự phân công của bộ môn Sinh lý - Sinh hóa, khoa Chăn nuôi - Thú y,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS.
Đỗ Hiếu Liêm và TS. Dương Nguyên Khang, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Ảnh hưởng của việc bổ sung trùn Quế (Perionyx excavatus) trong khẩu phần
đến khả năng sinh trưởng và năng suất của gà Ta”.

2


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Khảo sát ảnh hưởng của việc thay thế các mức độ đạm của hỗn hợp trùn

Quế và bắp vàng đến khả năng sinh trưởng phát triển của gà Ta nhằm tạo ra sản
phẩm hàng hóa chất lượng cao cung cấp thịt cho người tiêu dùng.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi mức độ thay thế đạm 15; 10; 5 và 0% của trùn Quế trong khẩu
phần cơ bản là cám Proconco C235 + cám trộn (tỷ lệ 1/1) chứa 20% đạm đến sinh
trưởng và phát triển của gà Ta với các chỉ tiêu khảo sát sau: trọng lượng bình
quân, tăng trọng tuyệt đối, lượng thức ăn tiêu thụ, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng
trọng, tỷ lệ nuôi sống tích lũy, phẩm chất quầy thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ quầy
thịt, tỷ lệ ống tiêu hóa, tỷ lệ gan, tỷ lệ tim, tỷ lệ ức, tỷ lệ đùi và hiệu quả kinh tế.

3


Chương II
TỔNG QUAN
2.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới
Theo báo cáo của Hội nghị gia cầm Châu Âu (tháng 7 năm 1990 tại
Barcelona Tây Ban Nha) thì trên toàn thế giới sản lượng thịt gia cầm tăng 33,7%
trong vòng 10 năm (1980 – 1990), riêng trong khối EEC tăng 12%. Sản lượng trứng
tăng không đáng kể, tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển và giảm ở các nước
phát triển. theo Faostat 2001 thì sản lượng thịt gia cầm trên thế giới có mức tăng
đều, giai đoạn từ 1995 đến 2000 sản lượng thịt gia cầm tăng 17,68%, trong đó mức
tăng cao nhất là ở khu vực châu Mỹ (18,67%). Tại khu vực châu Á số đầu gia cầm
tăng nhưng sản lượng thịt tăng không đáng kể.
Bảng 2.1: Sản lượng thịt gia cầm và thịt vịt năm 1991, 2000 và 2002 (triệu tấn).
Năm 1991

Năm 2000

Năm 2002


Thịt gia cầm

37.8

66.0

73.9

Thịt vịt

1.27 (chiếm 3,4 %)

2.77 (chiếm 4,2 %)

3.2 (chiếm 4,33 %)

Thịt ngỗng

0.76 (chiếm 2,0 %)

1.91 (chiếm 2,9 %)

2.7 (chiếm 3,65 %)

Nguồn: FAO (1992, 2001, 2003; Trích dẫn từ Lâm Thị Diệp Quỳnh Trâm, 2007)
2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gà tại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát cho biết, dù gặp nhiều khó khăn
do thiên tai dịch bệnh trong những năm gần đây, nhưng chăn nuôi vẫn tăng trưởng
khá. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp đã tăng từ 22% (năm

2005) lên 24% vào năm 2007. Theo chiến lược vừa được phê duyệt đến năm 2010,
tỷ trọng chăn nuôi sẽ chiếm khoảng 32%, đến 2015 là 38% và đạt trên 42% vào
năm 2020. Như vậy, trong giai đoạn 2008 – 2010, ngành chăn nuôi tăng bình quân
8% - 9%/năm, giai đoạn 2010 – 2015 là 6% - 7%/năm và giai đoạn 2015 - 2020 là

4


5% - 6%/năm. Với tốc độ tăng trưởng này, đến 2020, nước ta sẽ đạt sản lượng
khoảng 5.500 nghìn tấn thịt; 14 tỷ quả trứng, hơn 1 triệu tấn sữa. Bình quân, mỗi
người sẽ được sử dụng 56 kg thịt, 140 quả trứng và hơn 10kg sữa/năm.
2.3. Nguồn gốc của gia cầm
Gia cầm có nguồn gốc từ các loại chim rừng, gà rừng và chúng được thuần
hoá rất sớm. Từ những kỷ nguyên XIV – VII trước công nguyên. Trải qua quá trình
lịch sử lâu dài, loài người đã dày công thuần hoá, chọn lọc, lai tạo thành nhiều
giống gà, vịt, ngỗng… như hiện nay. Gia cầm hiện nay có nhiều đặc điểm khác xa
với tổ tiên của chúng như tầm vóc, sắc lông, năng suất.
Trong hệ thống phân loại động vật, gia cầm được xếp loại như sau:
Giới: động vật.
Ngành: động vật có xương sống.
Lớp chim: có lông vũ, không răng, có xương ức.
Thuộc bộ gallifomis, ăn thức ăn là hạt ngũ cốc.
Họ: phasiandae.
Giống (genus): gallus domesticus
2.4. Giới thiệu một số giống gà nuôi ở nước ta
2.4.1. Giống gà Ta nuôi ở hộ gia đình
Gà Ta nuôi thả ở Việt Nam có nguồn gốc từ một số giống gà địa phương
và gà có xuất xứ từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam từ lâu đời và đã trở thành
hình ảnh quen thuộc, phổ biến ở làng quê phía Nam và nó đóng góp một phần quan
trọng trong kinh tế nông thôn. Với phương thức nuôi thả vườn hoặc bán công

nghiệp, gà Ta đã cung cấp một khối lượng thịt và trứng đáng kể cho xã hội.
Gà Ta thuộc giống gà nhẹ cân, thân hình thon nhỏ, nhanh nhẹn, linh hoạt.
Có chân và xương nhỏ, thịt thơm ngon nhưng tốc độ sinh trưởng chậm. Gà Ta có
khả năng thích nghi cao với môi trường nuôi thả đất, có sức chống chịu với thời tiết
xấu, kháng bệnh tốt không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao.
Tuy lớn chậm nhưng nhờ có giá bán cao nên gà Ta đem lại hiệu quả kinh
tế cao (Dương Thanh Liêm và Nguyễn Như Pho, 2000).

5


2.4.1.1. Gà Tàu Vàng
Được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Nam, phát triển mạnh ở một số địa
phương thuộc địa phận đồng bằng sông Cửu Long, bị pha tạp nhiều.
Con trống: to con, đầu to và ngắn, thân hình vạm vỡ, đi chậm rãi, đằm thắm
hơn gà Ta, lông màu vàng, đen tuyền, chân có lông màu đen ở bàn, khi trưởng
thành nặng 3kg/con.
Con mái: đầu nhỏ, hình thù vuông, có loại trụi đuôi hoặc cũng có loại đuôi
dài, ấp giỏi, giữ con hay, gà mái tơ 07 tháng tuổi bắt đầu đẻ 100 - 120
trứng/mái/năm, nặng 45 – 50g/quả, lúc trưởng thành từ 2 – 2,5kg, thịt và trứng thơm
ngon hơn giống gà ngoại, nuôi lâu có thể lớn hơn nữa. Khối lượng cơ thể lúc mới
nở 30g. Đặc biệt gà này có bộ lông mọc từ cẳng chân đến ngón.
2.4.1.2. Gà Ta Vàng
Con trống có dáng vẻ hùng dũng, hăng hái, hiếu chiến, sắc lông màu vàng
đỏ, mướt, óng ánh, nuôi một năm nặng 2,2 – 3,5kg.
Con mái có lông màu vàng lợt, lông cổ vàng sậm hơn, có lẫn lông màu đen
thành một viền cổ sọc, nuôi một năm nặng 2 – 2,5kg, gà 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ 80 100 quả/mái/năm. Gà mái ấp giỏi, giử con hay, gà mới nở có lông màu vàng nhạt và
có 2 sọc đen trên lưng dài song song từ cổ đến đuôi.
2.4.1.3. Gà Hồ
Là giống gà nội, có nguồn gốc từ huyện Thuận Thành – Bắc Ninh. Được

chọn theo hướng nuôi gà cảnh. Rất ít lông, lông có màu đất, xám đỏ thẩm. Tầm vóc
cao to, có hai ba hàng vải màu trắng. Tốc độ sinh trưởng nhanh. Rất khó nhân giống
nhanh, chủ yếu nuôi ở Bắc Ninh và các vùng lân cận.
2.4.1.4. Gà Tre
Được nuôi ở các tỉnh Nam Bộ, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon. Sáu tháng tuổi
trống nặng 800 - 850g/con, mái nặng 600 - 620g/con. Đầu nhỏ, màu hạt đậu, con
trống có màu vàng ở cổ, vai và đuôi còn lại màu đen, lông dài, lông con mái thường
màu xám xen lẫn màu trắng. Sản lượng trứng 50 - 60quả/mái/năm, nặng 21 - 22g.
gà Tre được dùng làm cảnh và thi chọi ở nhiều nơi trên nước ta.

6


2.4.1.5. Gà Ri
Là giống gà nội phổ biến nhất. Gà Ri có tầm vóc nhỏ, ở tuổi trưởng thành
con trống nặng 1,8 – 2,3kg, con mái nặng 1,2 – 1,8kg. Gà Ri có dáng thanh, đầu
nhỏ, mỏ vàng, cổ và lưng dài, chân nhỏ màu vàng. Phổ biến nhất là giống gà có bộ
lông màu nâu sẫm, gà mái lông màu nhạt. Gà Ri thuần thục về tính tương đối sớm
(4 – 4,5 tháng tuổi). Sản lượng trứng 90 - 120quả/mái/năm, khối lượng trứng nhỏ
(38 - 42g), gà mái có tính ấp bóng cao, ấp trứng và nuôi con khéo. Nuôi thịt có tốc
độ tăng trưởng chậm, thịt thơm ngon, gà Ri thích hợp với nuôi chăn thả hoặc bán
chăn thả.
2.4.1.6. Gà Chọi
Phân loại: nhóm giống.
Nguồn gốc: có ở Việt Nam từ lâu đời.
Phân bố: nuôi ở nhiều nơi.
Hình thái: con trống có cổ trụi, màu đỏ. Thân hình to lớn, chắc, gọn, xương
to, cơ bắp phát triển, chân cao to khỏe. Cựa ngắn hoặc không phát triển. Trông hung
dữ.
Lông thưa ít lông ở đầu, cổ và chân đùi. Màu lông đa dạng: đen tuyền, xám

trắng… màu da đầu, cổ, ức, đùi có màu đỏ, các phần khác có màu lông vàng, trắng.
Gà trống trưởng thành nặng 4 - 5kg, gà mái nặng 3,5 - 4kg/con.
Bắt đầu đẻ: một năm tuổi, sản lượng trứng: 25 - 40 quả/mái/năm.
2.4.2. Giống gà nhập nội
2.4.2.1. Gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng hay còn gọi là gà Lương Phượng Hoa Trung Quốc. Xuất
phát từ khu Lương Phượng Giang Nam Ninh (thuộc Quảng Tây Trung Quốc), được
lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội, nhập vào nước ta từ sau
năm 1997. Gà có màu lông đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông
cổ có màu vàng pha ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Dòng mái có màu
đốm đen, cánh sẽ là chủ yếu.

7


Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt đốm – đen. Chân màu vàng, màu
đơn, đỏ tươi, thân hình cân đối. Gà có thân hình chắc, thịt ngon. Khối lượng cơ thể
lúc mới nở 34,5g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 – 1,3g. Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi con
trống 2,0 – 2,2kg, gà mái 1,7 – 1,8kg/con, tuổi đẻ đầu tiên 140 – 150 ngày, sản
lượng trứng 150 - 170quả/mái/năm.
2.4.2.2. Gà Tam Hoàng
Nhập vào nước ta từ Trung Quốc và Hồng Kông từ hai dòng: 882 và
Jiangcun. Gà có màu lông vàng, mỏ vàng, chân vàng, có thân hình chắc: ngực nở,
bầu bỉnh, nhanh nhẹn, thích kiếm mồi, thịt thơm ngon. Tính chống chịu bệnh tật
cao. Lông gà con mới nở không đồng nhất về màu sắc, màu lông biểu hiện chính là
màu lông vàng (62%) sau đó đến màu xám (23%) và một số màu khác với tỷ lệ ít,
khoảng cách sai khác giữa các màu lông mất dần theo tuổi. Gà trưởng thành chủ yếu
là màu vàng. Da chân vàng, mào đơn đỏ, ngực nở, đùi to.
Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 35g. Dòng 882 màu lông vàng hoặc lốm
đốm đen, đa số có cườm ở cổ, ở 11 tuần tuổi con trống nặng 1,4 – 1,45kg, mái nặng

1,2kg. Dòng Jiangcun lông màu vàng tuyền, ở 11 tuần tuổi con trống nặng 1,3kg,
con mái nặng trên dưới 1kg.
Gà Tam Hoàng có những đặc điểm nổi bật là: tỷ lệ sống cao, chống chịu
bệnh tật, chịu khó kiếm mồi, phẩm chất thịt thơm ngon, sản lượng trứng và thịt cao
hơn các giống gà nội Việt Nam, hợp với thị hiếu của người nuôi và tiêu dùng ở Việt
Nam. Do đó, gà Tam Hoàng được nuôi khắp 3 miền: Bắc – Trung – Nam với số
lượng trên triệu con để lấy thịt và trứng.
2.4.2.3. Gà Bình Thắng (BT1)
Gà BT1 là giống gà cải tiến trong nước được lai tạo tại Trung tâm nghiên
cứu và phát triển chăn nuôi Bình Thắng trên đối tượng là gà Goldline 54 và gà
RhodeRi.
Ngoại hình: gà có lông màu nâu nhạt, mào đơn, chân vàng, tầm vóc to, chân
cao vừa phải, chắc khỏe, con trống lông màu đỏ, con mái lông nâu nhạt, lông cổ nâu
sẩm, đầu thanh, ngực sâu, bụng sệ, chân da màu vàng.

8


Khối lượng cơ thể lúc 5 tháng tuổi, con trống nặng 3,2 – 3,5kg, con mái nặng
2,2 – 2,5kg. sản lượng trứng đạt 180 - 200 quả/mái/năm, khối lượng trứng 54 - 55g/
quả. Gà BT1 có những ưu điểm của gà bố là: tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng đẻ
trứng lớn, có những ưu điểm của gà mẹ là: có sức sống tốt, khả năng chống chịu với
ngoại cảnh, bệnh tật,… cao. Đây là giống gà kiêm dụng thích hợp với các hình thức:
công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả.
2.4.2.4. Gà Sasso
Gà sasso là dòng gà thịt của Pháp nhập vào nước ta từ năm 2002 được nuôi
nhiều ở Tam Đảo (Vĩnh Phú), trại thực nghiệm Liên-Ninh (Hà Tây) và một số nơi ở
phía Bắc. Dòng trống: con trống lông màu nâu, con mái lông màu trắng. Dòng mái:
lông màu nâu. Dòng thương phẩm có lông màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, chân, mỏ và
da màu vàng. Khối lượng lúc 9 tuần tuổi nặng 2,5kg/con. Dòng trống, đàn ông bà có

năng suất trứng 65 tuần đạt 180 quả, khối lượng trứng 50g/quả.
Gà Sasso có khả năng chống chịu bệnh tốt, chúng chịu được nóng và độ ẩm
cao. Gà lớn nhanh, lúc 2 tháng tuổi nuôi đúng kỹ thuật gà đạt 2,2 - 2,5kg/con, chất
lượng thịt tốt: thịt rắn, chắc, thơm ngon, có vị ngon đậm đà tương tự gà Ri của Việt
Nam. Đặc biệt, gà Sasso tận dụng được ngô, tấm, gạo, sắn và thức ăn thừa của lợn.
Gà đạt hiệu quả kinh tế cao kể cả nuôi thả vườn và tập trung. Do đó, gà Sasso có thể
nuôi được từ Bắc vào Nam và hiện nay nuôi gà Sasso theo hướng thịt.
2.4.2.5. Gà Kabir
Gà Kabir có nguồn gốc từ Israel, nhập vào nước ta tháng 07/1999 và được
người nuôi Việt Nam ưa chuộng. Các dòng khác nhau có ngoại hình và màu lông
khác nhau. Gà có màu lông nâu vàng hoặc đỏ vàng, da chân vàng thân hình chắc, to
hơn giống gà hướng trứng. Khối lượng gà mới nở 41g/con, lúc 8 tuần tuổi đạt
920g/con, lúc 25 tuần tuổi gà trống nặng 2,8kg, gà mái nặng 2,2kg/con. Năng suất
trứng của đàn bố mẹ 170quả/mái/70 tuần tuổi. Khối lượng trứng 59g/quả, tỷ lệ sống
97%. Khối lượng cơ thể lúc sơ sinh 39g/con, lúc 8 tuần tuổi đạt 520g/con. Khi 20
tuần tuổi đạt 2 -2,1kg/con, lúc 9 tháng tuổi trung bình 2100g/con (Bùi Đức Lũng và
Lê Hồng Mận, 2003, trích dẫn bởi Nguyễn Xuân Trúc, 2008).

9


Gà Kabir có thịt chắc ngon, sức sống tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt
Nam, khối lượng cơ thể và trứng tương đối lớn. Đây là giống gà kiêm dụng trứng và
thịt. Nhưng gà Kabir có khả năng chống chịu bệnh tật và thay đổi ngoại cảnh không
được tốt lắm.
2.5. Dinh dưỡng và thức ăn cho gia cầm
Do nhu cầu protein cho tăng trưởng và mọc lông cao hơn so với các loại gia
súc khác nên giá thành để sản xuất ra 1kg thức ăn hỗn hợp cho gia cầm cao hơn, từ
đó việc nghiên cứu để tiết kiệm thức ăn tạo ra một đơn vị sản phẩm trở nên rất bức
xúc. Những hướng chính trong việc nghiên cứu thức ăn gia cầm như:

- Nghiên cứu kỹ đặc tính sinh lý tiêu hóa của gia cầm để chế biến thức ăn
phù hợp, làm cho gia cầm ăn được nhiều, tiêu hóa thức ăn tốt để tận dụng triệt để
các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Từ những biện pháp tác động vật lý như cho gà
ăn sỏi, xay nghiền và nén viên thức ăn đến những biện pháp hóa học như bổ sung
Enzyme, men tiêu hóa vào thức ăn để cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột nâng cao
khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn từ đó làm giảm tiêu hóa thức ăn cho một đơn vị
sản phẩm.
- Nghiên cứu nhu cầu các chất dinh dưỡng cho gia cầm theo từng giai đoạn
sinh lý sản xuất khác nhau để chế tạo thức ăn hỗn hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng
cân đối theo nhu cầu, vì vậy tiết kiệm được thức ăn trong chăn nuôi gia cầm.
- Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có rẻ tiền thông qua chế biến bổ sung hay thay
thế chất dinh dưỡng còn thiếu để trở thành thức ăn tốt hơn góp phần làm giảm giá
thành.
- Phải bảo quản thức ăn tốt để tránh nhiễm độc tố nấm gây thiệt hại cho gia
cầm, tránh sự hư hỏng chất dinh dưỡng của thức ăn.
- Phải luôn luôn chú ý quản lý đàn gia cầm thật tốt tránh rơi vãi thức ăn
gây lãng phí, giữ chuồng trại sạch sẽ để tránh các bệnh truyền nhiễm, bệnh
đường ruột,… làm giảm sự hấp thu và chuyển hóa thức ăn ở gia cầm.

10


2.6. Trùn Quế (Perionyx excavatus)
2.6.1. Khái quát tên gọi
Trùn Quế (một số tài liệu nước ngoài thường gọi là Blue Worm, Indian Blue,
Malaysian blue) là động vật không xương sống, cơ thể phân đốt, phần đầu thoái
hoá, có mang đai sinh dục (clitellum), các hệ cơ quan bên trong cơ thể như hệ tuần
hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết… cũng sắp xếp theo đốt. Mỗi đốt mang một đôi hạch
thần kinh giúp cho trùn ghi nhận cảm giác và phản ứng đáp trả của cơ thể đối với
môi trường ngoài rất nhạy bén. Trùn thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong

môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với quần
thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương
như trùn hổ sống trong đất. Trùn Quế là một trong những giống trùn đã được thuần
hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp. Là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở
vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, dễ thu hoạch. Được sử dụng rộng rãi trong việc xử
lý chất thải ở Phillippines, Australia… và một số nước khác (Gurrero, 1983;
Edwards, 1995; trích dẫn bởi Trương Anh Phú, 2008).
Chúng phân bố ở nhiều quốc gia như: Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Úc,
Phillipines, Đài Loan, Hawaii, Madagascar, Samoa….
2.6.2. Phân loại

Hình 2.1. Trùn Quế / Trùn Đỏ (Perionyx excavatus)

11


Phân loại:
- Ngành: Annelida (Giun đốt)
- Lớp: Clitellata (Có đai sinh dục)
- Lớp phụ: Oligochaeta (Giun ít tơ)
- Họ: Megascolecidae
- Giống: Perionyx
- Loài: Perionyx excavatus (Perrier).
2.6.3. Hình thái bên ngoài
Cơ thể trùn P.excavatus có hình trụ, dài hơi dẹp, phần đầu và đuôi hơi nhọn,
cơ thể thon dài phân thành nhiều đốt, bên trong cũng phân đốt tương ứng gọi là
xoang thân. Đem trùn P.excavatus ra ngoài ánh sáng thì cơ thể phát dạ quang màu
xanh tím (fluorescence). Nó có thể sống thích hợp trong điều kiện nhiệt độ từ 20oC
– 27oC. Nó là loài ăn phân, có thể được dùng để chế biến phân hữu cơ
(Vermicompost) từ chất thải. Các loài trùn khác nhau có số lượng đốt khác nhau,

thay đổi từ 110 – 180 đốt trên mỗi đốt có một vành tơ, khi di chuyển các đốt co duỗi
kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một
cách dễ dàng.
Trên cơ thể trùn đã trưởng thành về sinh dục thường thấy 1 cái vòng có dạng
như thiếc nhẫn, đây là đai sinh dục. Đai sinh dục thể hiện rất rõ ở giai đoạn sinh sản,
thường là ở khoảng ngày thứ 30 trong chu kỳ đời sống.
Màu sắc: tùy theo tuổi, trùn mới nở có màu trắng, trùn con có màu hồng
nhạt, trùn trưởng thành và già có màu đỏ đến mận chín, đậm ở mặt lưng màu nhạt
dần về phía bụng, bên ngoài cơ thể có một lớp kitin mỏng chứa sắc tố do đó khi ra
ánh sáng cơ thể chúng thường phát dạ quang màu xanh tím, có đường kẻ dưới bụng
màu nhạt hoặc sáng ở gần vành miệng.
Kích thước: trùn nhỏ dài khoảng 3cm, tiết diện thân 0,2cm. Trùn trung bình
dài khoảng 3 - 10cm, tiết diện thân 0,2 - 0,5cm. Trùn lớn dài trên 10cm, tiết diện
thân khoảng 0,5cm. Chiều dài cơ thể dao động trung bình 100 - 180mm, đường kính
5 - 6mm (Gautam và Chaudhuri, 2002; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Bảy, 2006).

12


2.6.4. Giá trị dinh dưỡng của trùn Quế
Trùn Quế là loại thức ăn cung đạm cao cấp dùng cho vật nuôi, đối với loài
thủy sản trùn Quế là một trong những loại thức ăn hấp dẫn nhất, các loại cá, baba,
tôm, ếch, lươn, cua biển… đều thích ăn trùn. Còn đối với gia súc, gia cầm, trùn là
loại thức ăn bổ dưỡng, chỉ cần cung cấp một lượng rất nhỏ và 2 lần một tuần sẽ cho
đàn gia súc, gia cầm chúng lớn rất nhanh. Gà có khả năng sử dụng trùn tươi rất tốt,
không bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng độc hại, gà ăn trùn sẽ mau lớn, khỏe, ít
bệnh, có bộ lông đẹp và đẻ nhiều.
Theo Nguyễn Văn Bảy (2006), trùn tươi có chứa: nước (80,18%); protein thô
(11,76%); béo khô (1,32%); xơ thô (0,11%); Ca (0,09%); P (0,14%); tro thô
(0,32%); cát sạn (0,59%). Theo Ulep và Lopez (1982; trích dẫn bởi Nguyễn Xuân

Trúc, 2008), trùn khô P.excavatus có năng lượng thô: 4995 kcal/kg và năng lượng
trao đổi: 3905 kcalo/kg.
Bên cạnh đó, trùn Quế còn được chế biến thành dạng bột được ứng dụng
trong chăn nuôi làm tăng khả năng tăng trưởng, phát triển cơ, tăng trọng, bồi đắp
lượng protein và acid amin thiếu hụt, tăng cường khả năng sinh sản, ngon miệng và
làm cho thức ăn có vẻ hấp dẫn và lôi cuốn hơn đối với vật nuôi. Vì vậy, tránh được
hiện tượng thừa thải thức ăn và việc chăn nuôi gặt được nhiều thắng lợi. Hàm lượng
dinh dưỡng của bột trùn và amino acid trong trùn khô được trình bày trong bảng 2.1
và 2.2.
Bảng 2.2. Hàm lượng dinh dưỡng của bột trùn (tính trên vật chất khô)
Protein

65,8%

Chất béo

8,7%

Calci

0,4%

Phospho

0,9%

Chất xơ

0,7%


Carbohydrate

7,6%

Tro

6,3%

Hơi ẩm

8,3%

Nguồn: (www.trunque.net/vietnam.files/trunsaykho.htm)

13


Bảng 2.3. Thành phần amino acid trong trùn khô
Amino acid
Aspartic

% trong trùn khô % trong protein
3.9
6.51
7.572
12.64
Glutamic
Serine
2.485
4.15

1.525
2.55
Glycine
Histidine
3.153
5.26
6.485
10.83
Arginine
Threonine
1.545
2.58
1.679
2.8
Alanine
Proline
1.59
2.65
3.57
5.96
Tyrosine
Valine
5.161
8.62
1.133
1.92
Methionine
Cystine
1.88
3.14

4.875
8.14
Leucine
Isoleucine
4.623
7.72
1.601
2.67
Phenylalanine
Lysine
2.086
3.48
Nguồn: Dương Thanh Liêm và Nguyễn Văn Bảy (2002)
2.6.5. Tập tính ăn
Trùn Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng có thể ăn bất kỳ chất
thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên như phân gia súc, gia cầm, rác mục
bã của các nhà máy chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, nhà máy làm giấy, các loại
phế thải của nông sản, các cành lá mục, rau cải bỏ... Nhưng lá các loại cây gia vị
(như rau húng, rau quế, rau đắng…), lá các loại cây tinh dầu (như lá chanh, lá cam,
lá tràm bông vàng) đều có thể giết trùn hoặc làm trùn bỏ trốn. Thức ăn có hàm
lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng và giúp chúng sinh trưởng - sinh sản tốt
hơn.
Do vậy trong tự nhiên, trùn Quế không đào hang sâu mà thường sống ở phía
trên lớp mặt đất, những nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, nơi có nhiều chất hữu cơ dễ
phân hủy và thối rữa như trong đống phân động vật, rác hoai mục. Chúng thường
tìm thức ăn khi trời tối. Chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi

14



×