Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI CHỢ GẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.65 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI CHỢ GẠO

Họ và tên sinh viên
Ngành
Lớp
Niên khóa

: LÂM THÚY HẰNG
: THÚ Y
: TC03TYTP
: 2003 - 2008

Tháng 03 năm 2009


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI TẠI
XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI CHỢ GẠO

Tác giả

LÂM THÚY HẰNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ
ngành Thú Y


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS BÙI HUY NHƯ PHÚC

Tp HCM tháng 03 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN

Với bao năm tháng học tập tại Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh và 3 tháng thực tập tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Chợ Gạo em xin chân cảm ơn
Ban Giám Hiệu, Khoa Chăn Nuôi Thú Y và Bộ Môn Dinh Dưỡng Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cũng như Ban lãnh đạo Xí Nghiệp Chăn Nuôi
Chợ Gạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Huy Như Phúc đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.

Xin cảm ơn quí thầy cô đã truyền đạt những kiến thức và những kinh
nghiệm quí báo trong thời gian em học tập tại trường.

Cuối cùng xin cảm ơn các Cô Chú và Anh Chị trong Xí Nghiệp Chăn Nuôi
Chợ Gạo đã tạo mọi điều kiện cho em trong thời gian thực tâp.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Lâm Thúy Hằng

ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài được thực hiện từ ngày 27- 10 – 2008 đến ngày 27 – 01 – 2009 tại
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Chợ Gạo với nội dung là “ Khảo Sát Khả Năng Sinh
Sản Của Heo Nái tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Chợ Gạo”, đối tượng khảo sát
là 101 nái đang nuôi tại Xí Nghiệp tương ứng với 570 lứa được ghi nhận trực
tiếp trong thời gian thực tập và gián tiếp thông qua việc ghi nhận từ tài liệu
lưu trữ của Xí Nghiệp.

Kết quả khảo sát cho thấy khả năng sinh sản của nái như sau:
- Số lứa đẻ của nái trên năm đạt 2,45 lứa/năm
- Số con cai sữa của nái trên năm đạt 22,47 con/năm/nái
- Số heo sơ sinh đẻ ra trên ổ là 10,01 con/ổ
- Trọng lượng heo con chọn nuôi trên ổ đạt 12,83 kg/ổ
- Trọng lượng bình quân heo con chọn nuôi 1,35 kg/con
- Tỉ lệ heo con chọn nuôi 93,76%
- Số heo con cai sữa trên ổ là 9,16 con/ổ
- Trọng lượng heo con cai sữa trên ổ là 57,79 kg/ổ
- Trọng lượng bình quân heo con cai sữa là 6,34 kg/con
- Tỉ lệ cai sữa là 91,06%

iii


MỤC LỤC

Chương1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2 Mục dích ..........................................................................................................2

1.3 Yêu cầu ............................................................................................................2

Chương 2: TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lượt về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Chợ Gạo. .....................................3
2.1.1 Lịch sử thành lập trại.....................................................................................3
2.1.2 Vị trí .............................................................................................................3
2.1.3 Khí hậu .........................................................................................................3
2.1.4 Đất đai ..........................................................................................................3
2.2 Tình hình chăn nuôi của xí nghiệp ...................................................................4
2.2.1 Chuồng trại ...................................................................................................4
2.2.2 Điều kiện chăn nuôi và tình hình dịch bệnh...................................................5
2.2.2.1 Con giống...................................................................................................5
2.2.2.2 Thức ăn, nước uống....................................................................................6
2.2.2.3 Tình hình dịch bệnh ...................................................................................7
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh sản của heo nái.....................................7
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng vô sinh. ......................................................................7
2.3.2 Yếu tố dinh dưỡng ........................................................................................7
2.3.2.1 Protein.......................................................................................................8
2.3.2.2 Khoáng chất ...............................................................................................8
2.3.2.3 Chất xơ.......................................................................................................8
2.3.2.4. Vitamin .....................................................................................................8
2.3.3 Các yếu tố cấu thành năng xuất sinh sản của nái ...........................................9
2.3.3.1 Tuổi thành thục sinh dục ............................................................................9
2.3.3.2 Tuổi phối giống lần đầu..............................................................................9
iv


2.3.3.3 Tuổi đẻ lứa đầu .......................................................................................10
2.3.3.4 Số lứa đẻ của nái trên năm .......................................................................10
2.3.3.5 Số heo sơ sinh đẻ ra trên ổ........................................................................11

2.3.3.6 Tỉ lệ heo con cai sữa.................................................................................11
2.3.3.7 Số heo con cai sữa của nái trên năm .........................................................11

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát.......................................................................12
3.2 Đối tuợng khảo sát .........................................................................................12
3.3 Nội dung khảo sát ..........................................................................................13
3.4 Phương pháp khảo sát ....................................................................................13
3.5 Qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại .....................................................13
3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp khảo sát ............................................................16
3.6.1 Trên heo con theo mẹ ..................................................................................16
3.6.1.1 Số heo sơ sinh đẻ ra trên ổ .......................................................................16
3.6.1.2 Số heo con chọn nuôi trên ổ ....................................................................16
3.6.1.3 Số heo con cai sữa trên ổ..........................................................................16
3.6.1.4 Tỉ lệ heo con chọn nuôi ...........................................................................16
3.6.1.5 Tỉ lệ heo con cai sữa ................................................................................17
3.6.1.6 Trọng luợng heo con chọn nuôi trên ổ .....................................................17
3.6.1.7 Trọng lượng heo con cai sữa trên ổ ..........................................................17
3.6.1.8 Trọng lượng bình quân heo con chọn nuôi ..............................................17
3.6.1.9 Trọng lượng heo con cai sữa ....................................................................17
3.6.1.10 Tỉ lệ heo con tiêu chảy ...........................................................................17
3.6.2 Các chỉ tiêu trên heo nái nuôi con ...............................................................17
3.6.2.1 Sản luợng sữa bình quân quân trên nái ....................................................17
3.6.2.2 Mức giảm trọng và tỉ lệ giảm trọng của nái ............................................17
3.6.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu ........................................................................................18
3.6.2.4 Khoảng cách 2 lứa đẻ ..............................................................................18
3.6.2.5 Số lứa đẻ của nái trên năm ......................................................................18
v



3.6.2.6 Số con cai sữa của nái trên năm................................................................18
3.6.2.7 Ghi nhận tỉ lệ bệnh tật trên heo nái...........................................................18
3.7 Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................18

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Năng suất sinh sản của nái. ............................................................................19
4.1.1 Số heo sơ sinh đẻ ra trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ và số heo con
cai sữa trên ổ..............................................................................................19
4.1.1.1 Số heo sơ sinh đẻ ra trên ổ........................................................................20
4.1.1.2 Số heo con chọn nuôi trên ổ .....................................................................21
4.1.1.3 Số heo con cai sữa trên ổ..........................................................................22
4.1.2 Tỉ lệ heo con chọn nuôi và tỉ lệ heo con cai sữa ........................................24
4.1.2.1 Tỉ lệ heo con chọn nuôi ..........................................................................24
4.1.2.2 Tỉ lệ heo con cai sữa.................................................................................26
4.1.3 Trọng lượng heo con chọn nuôi trên ổ và trọng lượng heo con
cai sữa trên ổ .............................................................................................27
4.1.3.1 Trọng lượng heo con chọn nuôi trên ổ......................................................27
4.1.3.2 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa..........................................................29
4.1.4 Trọng lượng bình quân heo chọn nuôi và trọng lượng bình quân
heo con cai sữa...........................................................................................30
4.1.4.1 Trọng lượng bình quân heo chọn nuôi .....................................................31
4.1.4.2 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa....................................................32
4.2. Sản lượng sữa, mức giảm trọng và tỉ lệ giảm trọng của nái ...........................33
4.2.1 Sản lượng sữa của nái khảo sát....................................................................33
4.2.2 Mức giảm trọng của heo nái và tỉ lệ giảm trọng của nái ............................35
4.2.2.1 Mức giảm trọng của heo nái .....................................................................35
4.2.2.2 Tỉ lệ giảm trọng........................................................................................37
4.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu theo nhóm giống ................................................................37
4.2.4 Khoảng cách hai lứa đẻ. ..............................................................................38
4.2.5 Số lứa đẻ của nái trên năm và số con cai sữa của nái trên năm ....................39

vi


4.2.5.1 Số lứa đẻ của nái trên năm ......................................................................39
4.2.5.2 Số con cai sữa của nái trên năm ...............................................................40
4.2.6 Tỉ lệ viêm tử cung ở heo nái sau khi sinh ...................................................40
4.2.7 Tỉ lệ tiêu chảy ở heo con theo mẹ ................................................................41

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................42
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................43
PHỤ LỤC ............................................................................................................46

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

TC:

Tổng cộng

TBC:

Trung bình cộng

P:


Trọng lượng

SL

Sữa: sản lượng sữa

µ

Trung bình

TL:

Tỉ lệ

SD:

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

Y:

Yorkshire

L:

Landrace

D:

Doroc


DL:

Duroc x Landrace

LD:

Landrace x Duroc

LY:

Landrace x Yorkshire

S:

Diện tích

CN:

Chọn nuôi

CS:

Cai sữa

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của trại...........................................................................5
Bảng 2.2 Loại thức ăn và định mức cho từng loại heo............................................6
Bảng 3.1 Phân bố heo nái theo lứa .......................................................................12
Bảng 3.2 Qui trình phòng bệnh bằng vaccine.......................................................15
Bảng 4.1 Số heo sơ sinh đẻ ra trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ
và số heo con cai sữa trên ổ........................................................................19
Bảng4.2 Tỉ lệ heo con chọn nuôi và tỉ lệ heo con cai sữa .....................................24
Bảng 4.3 Trọng lượng heo con chọn nuôi trên ổ và trọng lượng heo con
cai sữa trên ổ..............................................................................................27
Bảng 4.4 Trọng lượng bình quân heo chọn nuôi và trọng lượng
bình quân heo con cai sữa ..........................................................................30
Bảng 4.5 Sản lượng sữa của nái khảo sát .............................................................33
Bảng 4.6 Mức giảm trọng của heo nái và tỉ lệ giảm trọng của nái ........................35
Bảng 4.7 Khoảng cách hai lứa đẻ .........................................................................37
Bảng 4.8 Tuổi đẻ lứa đầu theo nhóm giống..........................................................38
Bảng 4.9 Số lứa đẻ của nái trên năm và số con cai sữa của nái trên năm..............39
Bảng 4.10 Tỉ lệ viêm tử cung sau khi sinh ...........................................................40
Bảng 4.11 Tỉ lệ tiêu chảy ở heo con theo mẹ........................................................41

ix


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ

Đồ thị 4.1 Tương quan giữa heo sơ sinh đẻ ra trên ổ và lứa đẻ.............................20
Đồ thị 4.2 Tương quan giữa số heo con chọn nuôi trên ổ và lứa đẻ ......................22
Đồ thị 4.3 Mối tương quan giữa số heo cai sữa trên ổ và lứa đẻ ...........................23
Đồ thị 4.4 Tương quan giữa tỉ lệ heo con chọn nuôi và lứa đẻ .............................25
Đồ thị 4.5 Tương quan giữa trọng lượng heo con chọn nuôi trên ổ và lứa đẻ .......28
Đồ thị 4.6 Tương quan giữa trọng lượng toàn ổ heo cai sữa và lứa đẻ..................29

Đồ thị 4.7 Mối tương quan giữa trọng lượng bình quân heo con
chọn nuôi với lứa đẻ...................................................................................31
Đồ thị 4.8 Mối tương quan mức giảm trọng của nái và lứa đẻ..............................36
Biểu đồ 4.1 Sản lượng sữa của nái theo lứa đẻ .....................................................34

x


Chương1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Là một đất nuớc nông nghiệp với khoảng 80% dân số tham gia vào lĩnh
vực này đã cung cấp một lượng lớn lương thực và thực phẩm cho cả nước.
Trong đó ngành chăn nuôi nói chung đã cung cấp một lượng thực phẩm rất
lớn cho thị trường trong nước. Nền kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng
cuộc sống ngày một nâng cao dẫn đến nhu cầu về lương thực và thực phẩm
cũng tăng theo không những về chất mà còn tăng về lượng. Để đạt được
mục tiêu này ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng
phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng các công nghệ mới để nâng cao
năng suất. Trong đó khâu sản xuất và nuôi dưỡng con giống phải được đặt
lên hàng đầu, phải biết phát huy những ưu điểm sẵn có của heo nái giống
như sức sinh sản, khả năng nuôi con. Vai trò của việc chăm sóc thú y, bổ
sung nguồn dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần nâng cao năng suất sản xuất
của nái.
Để đạt được lợi nhuận tối đa trong chăn nuôi thì việc khảo sát và đánh
giá một số chỉ tiêu sinh sản của đàn nái là quan trọng và rất cấn thiết, bởi vì
nó cung cấp dữ liệu để phục vụ cho công tác chọn giống của cơ sở chăn
nuôi. Từ việc theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của đàn nái sẽ giúp ta đánh giá
được năng xuất của đàn nái đạt mức tối ưu ở những lứa đẻ nào để có quyết

định loại thải nái đúng thời điểm.
Nắm bắt được vấn đề này và được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi
Thú Y trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Chợ Gạo duới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Huy Như Phúc bộ môn
Dinh Dưỡng khoa Chăn Nuôi Thú Y truờng ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản
Của Heo Nái tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Chợ Gạo”.

1


1.2 Mục dích
- Khảo sát và phân tích một số chỉ tiêu trên nái sinh sản, nuôi con và
heo con theo mẹ.
- So sánh khả năng sinh sản giữa các lứa đẻ. Từ đó biết được khai thác
đến lứa đẻ nào là hợp lý.
1.3 Yêu cầu
- Theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu sinh sản của từng lứa nái.
- Đánh giá, so sánh năng suất của các lứa nái.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu sơ lược về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Chợ Gạo
2.1.1 Lịch sử thành lập trại
Tiền thân là xí nghiệp chăn nuôi Láng Biển thành lập từ năm 1978,
trực thuộc sự quản lý của Ủy Ban Nhân Dân Hyện Chợ Gạo. Từ tháng 10

năm 1999 đến nay đổi tên thành Xí Nghiệp Chăn Nuôi Chợ Gạo trực thuộc
Công ty chăn nuôi Tiền Giang.
2.1.2 Vị trí
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Chợ Gạo nằm trên địa bàn thuộc ấp Thạnh Lợi,
xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
- Phía Đông giáp với công ty TNHH Đài Liên.
- Phía Tây giáp với ao cá huyện Chợ Gạo.
- Phía Nam giáp với lộ làng.
- Phía Bắc giáp với Công ty Thủy Sản huyện Chợ Gạo.
2.1.3 Khí hậu
Tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực ĐBSCL nên cũng chịu ảnh
hưởng của khí hậu của nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa
mưa (bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10), mùa nắng (bắt đầu từ tháng 11 đến
tháng 04). Tùy theo mùa mà nhiệt độ thay đổi khác nhau.
2.1.4 Đất đai
Xí nghiệp được xây dựng trên vùng đất cao ráo, với tổng diện tích là
2,7ha được phân bố như sau:
- Khu chăn nuôi chiếm 2,2ha.
- Khu trồng trọt 0,3ha.
- Khu hành chánh 0,2ha.

3


2.2 Tình hình chăn nuôi của xí nghiệp
2.2.1 Chuồng trại
Chuồng được xây dựng với nhiều thiết kế khác nhau, kết cấu kiên cố.
Có tất cả 11 dãy chuồng:
- Dãy 1: Nuôi heo thịt (32 ô, mỗi ô có S = 3,5 m x 5,5 m x 0,9 m), nền
chuồng xi-măng, mái đôi lợp ngói.

- Dãy 2: Heo cai sữa gồm: 20 ô lồng, 16 ô nền xi-măng, mái đôi lợp
tole có quạt máy, rèm che, diện tích mỗi ô S = 5 m x 4 m, sàn cách nền 0,5
m.
- Dãy 3: Nuôi heo thịt (22 ô, mỗi ô có S = 3,5 m x 5,5 m x 0,9 m), nền
chuồng xi-măng, mái đôi lợp ngói.
- Dãy 4: Heo cai sữa gồm 40 ô, mái đôi lợp ngói, chuồng lồng sắt,
mỗi ô có S = 5 m x 4 m cách nền 0,5 m.
- Dãy 5: Heo nái chửa 176 lồng, có hệ thống phun sương, mỗi lồng có
S = 0,625 m x 2,4 m.
- Dãy 6: Nái nuôi con gồm 64 lồng, mái đôi lợp tole, có quạt gió và
rèm che.
- Dãy 7: Nái nuôi con 42 lồng, nái khô chửa 48 lồng, mái đôi lợp tole,
có quạt gió, rèm che.
- Dãy 8: Heo nọc 13 ô, nái khô chửa 102 ô, mái đôi lợp tole có hệ
thống phun sương và quạt gió.
- Dãy 9: Nái nuôi con gồm 66 ô, mái đôi lợp tole, chuồng lồng có rèm
che và quạt gió.
- Dãy 10: Nái khô chửa và nái chửa kỳ 1, mái đôi lợp tole có hệ thống
phun sương.
- Dãy 11: Heo hậu bị gồm 40 ô, mái đôi lợp tole, nền xi-măng.
Tất cả các dãy đều trang bị đầy đủ máng ăn vòi nước uống, hệ thống
điện, nước, hệ thống thoát nước thải và phân. Riêng dãy nái nuôi con bố trí
thêm hệ thống đèn sưởi (đèn tròn và đèn hồng ngoại), rơm, bao và dụng cụ
đỡ đẻ…
4


2.2.2 Điều kiện chăn nuôi và tình hình dịch bệnh
2.2.2.1 Con giống
Xí nghiệp có một số con giống thuần như Yorkshire, Landrace là chủ

yếu. Heo lai giữa các giống Duroc, Landrace, Yorkshire, Pietrain. Heo bố
được mua từ trại giống cấp I và một số giống được lựa chọn từ heo của trại.
Các giống heo lai chủ yếu là:
Pietrain

x Duroc

Pietrain

x Landrace

Pietrain

x Yorkshire

Yorkshire x Duroc
Yorkshire x Landrace
Landrace x Duroc
Landrace x Yorkshire

Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của trại
Nọc làm việc

9 con

Nọc hậu bị

10 con

Cái hậu bị


85 con

Nái phối

145 con

Nái chửa kỳ I

87 con

Nái chửa kỳ II

44 con

Nái nuôi con

46 con

Nái khô

13 con

Heo con theo mẹ

400 con

Heo con cai sữa

757 con


Heo thịt

464 con

Tổng

2060 con
5


2.2.2.2 Thức ăn, nước uống
Thức ăn thường dùng là của Công ty TNHH Mỹ Tường, loại thức ăn
được cung cấp tùy theo giai đoạn tăng trưởng của heo.
Nước uống được cung cấp theo hệ thống vòi nước tự động.
Bảng 2.2 Loại thức ăn và định mức cho từng loại heo

STT

Loại heo

Loại thức ăn

Mức ăn
(kg/ngày/con)

1

Nọc làm việc


A245+A215

2,2-2,5

2

Nọc hậu bị

A255

1,5-1,8

3

Nái hậu bị

A235

1,8

4

Nái khô & nái chửa kỳ 1

A235

2,0

5


Nái chửa kỳ II

A225

3,0

6

Nái nuôi con

A225

1,0-5,0

7-25 ngày tuổi

A205

0,1-0,1

25-35 ngày tuổi

A205

0,1-0,2

35-40 ngày tuổi

A205 + A115


0,25-0,3

40-60 ngày tuổi

A115

0,3-0,9

60-67 ngày tuổi

A115

1

67-74 ngày tuổi

A115 + A225

1,1

75-116 ngày tuổi

A225

1,2-1,7

117-123 ngày tuổi

A225 + A265


1,7

124-180 ngày tuổi

A265

1,8-2,2

Heo con

7

Heo thịt

8

6


2.2.2.3 Tình hình bệnh và dịch bệnh
Bệnh thường xảy ra đối với heo mẹ và heo con theo mẹ trong thời
gian thực tập là tiêu chảy, viêm tử cung…, không có dịch bệnh xảy ra trong
thời gian thực tập.
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh sản của heo nái.
Hiện tượng vô sinh được chia làm hai loại: vô sinh tương đối và vô
sinh tuyệt đối.
- Vô sinh tương đối là trường hợp mà con nái có thể sinh sản nhưng
tỷ lệ rất thấp.
- Vô sinh tuyệt đối là hiện tượng mà con vật không khả năng sinh sản.
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng vô sinh.

Nhiều tác giả nghiên cứu cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây nên
bệnh vô sinh.
- Theo P.A.Voloscop (1956), các nguyên nhân dẫn đến bệnh vô sinh
gồm: sự rối loạn chức năng sinh lý, già lão, bệnh, ăn uống, do môi trường
(thời tiết, khí hậu).
- Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1984), vô sinh chủ yếu do tác nhân
truyền nhiễm (vi khuẩn, virus) và tác nhân phi truyền nhiễm. Tác nhân phi
truyền nhiễm giữ vai trò quan trọng gồm: yếu tố dinh dưỡng, phương pháp
quản lý, ngoại cảnh, di truyền, rối loạn kích thích tố và những cấu trúc
không bình thường. Ngoài di truyền gây bất thường ở cơ quan sinh dục thì
một số yêu tố khác tác động đến sức sinh sản của heo cái như sau.
2.3.2 Yếu tố dinh dưỡng
Khẩu phần ăn không cân bằng chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến khả
năng sinh sản của heo nái, như khẩu phần có quá nhiều chất bột đường
nhưng thiếu đạm, thiếu khoáng, thiếu vitamin. Sự mất cân đối này làm cho
heo nái mập lười vận động, bào thai kém phát triển có thể chết trong bụng
mẹ và làm cho heo nái nhiễm độc.

7


Theo Dyck và cộng sự (1980), khẩu phần ăn của nái có ảnh hưởng
đến tỉ lệ sống của phôi như sau: khi cho nái ăn với khẩu 3 kg/ngày thì tỉ lệ
phôi sống là 71,9%, trong khi đó khẩu phần ăn 1,5 kg/ngày tỉ lệ phôi sống là
82,2% (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Dân, 2004).
Như vậy chúng ta cần phải cung cấp dinh dưỡng cho nái hạn chế về
số lượng nhưng phải đảm bảo cân bằng về tinh bột, đạm, khoáng chất và
vitamin.
2.3.2.1 Protein
Sự thừa hay thiếu đạm trong khẩu phần ăn đều có ảnh hưởng đều có

ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái.
- Quá thừa protein có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai, vì protein quá cao sẻ
làm cho gan và thận tích lũy nhiều, hậu quả là gây mất cân bằng, làm cảng
trở việc chuyển hóa hormone sinh dục, giảm tỷ lệ thụ thai, tăng tỷ lệ chết
thai.
- Nếu thiếu protein có thể ức chế chức năng nội tiết của thùy trước
tuyến yên FSH và LH tiết ra không đầy đủ làm cho thú cái không động dục
hoặc chậm động dục.
2.3.2.2 Khoáng chất
Giữ vai trò quan trọng trong sinh sản ở heo như: Canxi, Đồng,
Phosphor, Mangan, Coban, Kẽm, Iode.
2.3.2.3 Chất xơ
Giữ vai trò quan trọng trong khẩu phần. Ensor (1957), Brookshank
(1958), Firth (1960) cho rằng chứng táo bón là nguyên nhân chính gây bệnh
sinh sản.
2.3.2.4. Vitamin
Vitamin A: là yếu tố cần thiết cho sự sinh sản và phát triển của cơ thể.
Theo Hughes và cộng tác viên (1969) cho rằng thiếu vitamim A là
nguyên nhân gây thất thường của chu kỳ lên giống, gây giảm tỷ lệ mang
thai.

8


Vitamin E: Theo Ulbrey (1969) khi thiếu sinh tố E trong thời kỳ
mang thai sẽ tăng số bào thai chết, heo con sau khi sinh rất yếu.
Vitamin D: thiếu D sẽ gây sảy thai và gây ảnh hưởng lớn đến trao đổi
Canxi và Phosphor.
Vitamin B: Theo Moustagard (1969) việc cung cấp đạm thực vật
thường không đủ sinh tố B, trong khẩu phần ăn thường làm cho thai chết

hơn so với khẩu phần có đạm động vật, hay đạm thực vật có bổ sung thêm
sinh tố B12.
2.3.3 Các yếu tố cấu thành năng xuất sinh sản của nái
2.3.3.1 Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục sớm sẽ kéo theo việc phối giống sớm và
sinh đẻ sớm nên tiết kiệm được thức ăn và thời gian chăm sóc, tăng lợi ích
đáng kể về kinh tế cho nhà chăn nuôi. Tuy nhiên tuổi thành thục sinh dục
thay đổi tùy theo giống, chế độ dinh dưỡng thích hợp được cung cấp cho
từng thời kỳ sinh trưởng của heo, sự chăm sóc và điều kiện khí hậu.
Đối với giống ngoại tuổi thành thục trung bình khoảng 6 - 9 tháng
tuổi (Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ, 2003). Còn heo hậu bị cái lai có thể sớm
hơn 1 - 4 tuần (Phạm Phi Yến, 2006).
Việc nuôi heo nái hậu bị và heo nọc riêng sẽ chậm động dục hơn khi
cho nọc tiếp xúc với nái hậu bị. Do đó nhà chăn nuôi phải lưu ý yếu tố này
khi thiết kế chuồng trại.
2.3.3.2 Tuổi phối giống lần đầu
Thường thì heo được phối giống lúc đạt khoảng 110 kg và ở chu kỳ
động dục lần 2 vì lúc này cơ thể nái đã phát triển tương đối tốt, đã dự trữ đủ
chất dinh dưỡng để nuôi thai, trứng cũng đã chín một cách hoàn hảo hơn.
Nên phối sau thời gian bắt đầu có biểu hiện động dục 12 – 30 giờ ở chu kỳ
động dục thứ 2. Để làm tăng tỉ lệ đậu thai thường phối 2-3 lần và mỗi lần
cách nhau từ 12 – 24 giờ.

9


Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), phần lớn heo cái
động dục lúc 5- 8 tháng tuổi. Nếu heo đã động dục 1-2 lần trước khi đạt đến
trọng lượng phối giống 110 – 120 kg thì số heo con đẻ ra ở lứa 1 sẽ cao hơn.
2.3.3.3 Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu trước tiên phụ thuộc vào giống sau đó là các yếu tố
khác như sự chăm sóc, dinh dưỡng và quản lý. Đối với những giống thành
thục sinh dục sớm sẽ dẫn đến tuổi phối giống lần đầu sớm và tuổi đẻ lần đầu
sẽ sớm, tuy nhiên phải theo dõi kỹ để phát hiện nái động dục để chọn phối
đúng thời điểm làm tăng tỉ lệ đậu thai cũng như tránh bỏ qua thời kỳ động
dục.
Theo Phạm Hữu Danh và Lưu Kỹ (2003), tuổi đẻ lứa đầu của heo nái
ngoại lai tốt nhất là 12 tháng tuổi và không vượt quá 14 tháng tuổi. Khi heo
có tuổi đẻ lứa đầu càng sớm thì thời gian sử dụng heo nái càng lâu do đó
cũng góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho nhà chăn nuôi.
2.3.3.4 Số lứa đẻ của nái trên năm
Để đạt được tối ưu số lứa đẻ trên năm cần phải rút ngắn được được
khoảng cách 2 lứa đẻ, do đặc tính sinh học của mỗi loài nên thời gian mang
thai không thể rút ngắn được. Tuy nhiên có thể rút ngắn thời gian cho sữa
bằng cách tập cho heo con ăn sớm. Thông thường cai sữa cho heo con vào
khoảng thời gian từ 3 đến 4 tuần là được. Không nên cai sữa trước 3 tuần
tuổi vì số lượng trứng rụng giảm trong lần phối tiếp theo và gia tăng tỉ lệ
chết phôi (Evans, 1989 – trích dẫn của Võ Thị Tuyết, 1996).
Sau cai sữa chăm sóc nái tốt sẽ giúp sớm động dục trở lại. Như vậy
cần phải chú ý chọn thời điểm cai sữa hợp lý để giúp nái sớm phục hồi sức
khỏe nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe heo con, cai sữa heo con sớm
giúp heo nái sớm động dục lại mà không bị giảm số lượng trứng rụng nhằm
làm tăng số lứa đẻ của nái trên năm.

10


2.3.3.5 Số heo sơ sinh đẻ ra trên ổ
Đây là chỉ số mà nhà chăn nuôi quan tâm nhiều nhất. Số heo sơ sinh
đẻ ra trên ổ phụ thuộc nhiều yếu tố như: thời điểm phối giống, kỹ thuật phối,

số lần phối, số trứng rụng, tỉ lệ trứng thụ tinh, tỉ lệ chết phôi trong thời kỳ
mang thai. Ngoài ra điều kiện môi trường cũng như tuổi nái… đều có khả
năng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
2.3.3.6 Tỉ lệ heo con cai sữa
Tỉ lệ này phản ánh khả năng nuôi con của nái và trình độ kỹ thuật
chăn nuôi của Xí nghiệp. Thông thường heo con chết nhiều ở tuần tuổi đầu
tiên do đói hoặc bị mẹ đè, đạp, cắn… tỉ lệ này theo Dennis và ctv là khoảng
45 % heo con còn sống bị hao hụt trước cai sữa. Để làm tăng nuôi sống từ
lúc chọn nuôi đến lúc cai sữa ta phải chọn những nái nuôi con giỏi, loại bỏ
những nái nuôi con kém. Đồng thời cần phải nâng cao trình độ quản lý và
chăm sóc heo con theo mẹ của xí nghiệp.
2.3.3.7 Số heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng sinh sản của nái,
nó phụ thuộc vào hai yếu tố là số lứa đẻ của nái trên năm và số heo con cai
sữa trên ổ. Trong đó số heo con cai sữa trên ổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như: số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống, tỉ lệ nuôi
sống đến lúc cai sữa.
Do đó để làm tăng chỉ tiêu này có thể làm rút ngắn thời gian cho sữa
bằng cách tập cho heo con ăn sớm để cai sữa ở khoảng 3 đến 4 tuần tuổi, rút
ngắn thời gian từ lúc heo cai sữa đến lúc phối giống.

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát
- Thời gian: 27- 10 – 2008 đến ngày 27 – 01 - 2009
- Địa điểm: Xí Nghiệp Chăn Nuôi Chợ Gạo thuộc ấp Thạnh Lợi, xã

Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
3.2 Đối tuợng khảo sát
Là 101 heo nái đang đẻ và nuôi con của trại, các heo con theo mẹ trong
thời gian thực hiện đề tài. Các chỉ tiêu theo dõi đều đuợc ghi nhận từ lúc đẻ
đến ngày cai sữa heo con. Số heo nái khảo sát được phân bố như bảng 3.1
Bảng 3.1 Phân bố heo nái theo lứa

Chỉ
tiêu

Khảo sát trực tiếp
n

Tỉ lệ

(nái)

(%)

1

14

2

Ghi sổ sách

n (lứa)

Tỉ lệ (%)


13.86

97

17.02

7

6.93

84

14.74

3

16

15.84

78

13.68

4

4

3.96


64

11.23

5

9

8.91

58

10.18

6

1

0.99

50

8.77

7

10

9.90


50

8.77

8

7

6.93

41

7.19

9

18

17.82

33

5.79

10

15

14.85


15

2.63

TC

101

Lứa đẻ

TC

50.50

49.50

100

570

12

100

TC

75.62

24.38



Để đánh giá toàn diện năng suất của heo nái hiện có, chúng tôi có sử dụng
thêm tài liệu lưu trữ tại Xí nghiệp của nái qua các lứa trước và yếu tố giống
cũng được chú ý tới. Tổng số lứa được theo dõi trực tiếp và gián tiếp thông
qua ghi chép từ tài liệu lưu trữ tại Xí nghiệp là 570 lứa.
3.3 Nội dung khảo sát
- Số liệu được ghi nhận theo lứa nhưng một số chỉ tiêu như tuổi
đẻ lứa đầu, số lứa đẻ của nái trên năm, số con cai sữa của nái trên năm được
ghi nhận theo nhóm giống.
- Khảo sát số heo con đẻ ra, số con còn sống và chọn nuôi, trọng luợng
heo con theo ổ, trọng luợng heo nái sau đẻ 3 ngày và 23 đến 25 ngày (vì
theo qui định của trại là ngày thứ 3 và thứ 5 hằng tuần). Các số liệu liên
quan đến ngày cai sữa được điều chỉnh về 21 ngày tuổi.
- Điều kiện nuôi duỡng: chuồng trại, thức ăn, nuớc uống…
- Ghi nhận một số bệnh trên nái nuôi con và heo con theo mẹ như viêm
tử cung ở nái, tiêu chảy ở heo con …
3.4 Phương pháp khảo sát
- Trực tiếp: lập phiếu cá thể cho mỗi nái để theo dõi thành tích của nái
bằng cách thu thập số liệu hằng ngày các chỉ tiêu của nái đẻ và nuôi con
trong thời gian thực hiện đề tài. Các số liệu được đo trực tiếp trên heo trong
thời gian thực hiện đề tài.
- Gián tiếp: sử dụng tài liệu lưu trữ của xí nghiệp ghi chép lại ngày
sinh của các lứa đẻ trước của nái cũng như các chỉ tiêu về ngày sinh, tuổi đẻ
lứa đầu…
3.5 Qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại
+ Vệ sinh phòng bệnh và công tác thú y
Qui trình vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ
- Trước khi đẻ chuẩn bị vệ sinh sạch sẽ ô đẻ cho heo mẹ và ổ úm cho
heo con.

- Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: kéo, kiềm bấm răng, chỉ cột rốn, bột lăn
mistral, rơm…
13


- Chuẩn bị thuốc: cồn Iod, Oxytocin, Vetrimoxyl LA
- Heo con sanh ra đươc lau sạch nhớt, cắt và sát trùng rốn, cắt và sát
trùng đuôi bằng cồn Iod, bấm răng, cân trọng lượng sơ sinh, cho heo vào ổ
úm.
- Ngày thứ ba tiêm sắt với chế phẩm BioFer + B12 một lần với liều 2
ml/con
- Úm heo con 1-23 ngày tuổi bằng đèn sợi đốt (220V – 100W) hoặc
đèn hồng ngoại.
- Heo con được 7 ngày tuổi được tập ăn với thức ăn dạng viên A205
của thức ăn gia súc Mỹ Tường.
- Thiến heo con đực từ ngày thứ 7 trở lên.

14


×