Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM NỌC GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.69 KB, 68 trang )

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG
SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM NỌC GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG

Tác giả

NGUYỄN TẤN MINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác sỹ Thú y

Giáo viên hướng dẫn
Th.s LÂM QUANG NGÀ

Tháng 09 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ

Mãi mãi khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và những người
thân đã cho tôi có ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô giáo đã tận
tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Xin nhớ mãi công ơn
Th.s Lâm Quang Ngà
Ts Trần Văn Chính
Đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.


Chân thành biết ơn
Ban giám đốc xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long.
Các anh chị phòng kỹ thuật, phòng tinh của tổ giống cùng toàn thể anh chị em
công nhân trong trại đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại trại.
Cảm ơn những người bạn thân yêu của lớp Thú y 30 đã động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập.

NGUYỄN TẤN MINH

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch, sinh trưởng và khả năng sinh sản của
các nhóm nọc giống tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long” được thực hiện từ
ngày 05/02/2009 đến ngày 30/05/2009. Tại ấp 3, xã phạm văn cội, huyện củ chi, thành
phố Hồ Chí Minh.
Qua 4 tháng khảo sát trên 3 nhóm nọc giống tại trại gồm: 4 Landrace, 4
Yorkshire, 4 Duroc. Các nhóm nọc này từ cấp một trở lên có nguồn gốc từ Mỹ có độ
tuổi từ 15 đến 47 tháng.
Chúng tôi có kết quả như sau:
™ Phẩm chất tinh dịch – Tích VAC( 109 tinh trùng/lần lấy)
Theo tháng khảo sát
Tích VAC tinh dịch trung bình của tháng 3 (86,73) > tháng 2 (85,06) > tháng 4
(83,38) > tháng 5 (78,66).
Theo giống khảo sát
Tích VAC tinh dịch trung bình của giống Yorkshire (88,85) > Landrace (85,00)
> Duroc (76,66).
™ Chỉ tiêu sinh sản
Tỷ lệ đậu thai (%)

9 Các cá thể thuộc giống Landrace: L(10/7/7) = 89,71 (%) > L(7/34/8) = 88,89
(%) > L(1/15/7) = 87,67 (%) > L(7/33/10) = 87,04 (%).
9 Các cá thể thuộc giống Yorkshire: Y(52/30/8) = 93,53 (%) > Y(57/34/7) =
91,3 (%) > Y(59/3/9) = 89,3 (%) > Y(55/15/8) = 86,96 (%).
9 Các cá thể thuộc giống Duroc: D(116/35/8) = 89,8 (%) > D(100/39/8) = 89,53
(%) > D(100/39/9) = 88,31 (%) > D(116/35/7) > 80,77 (%).
Tỷ lệ đậu thai trung bình của giống Yorkshire = 90,28 (%) > Landrace = 88,33
(%) > Duroc = 87,1 (%).
Số heo con điều chỉnh trên ổ
9 Các cá thể giống Landrace: L(7/34/8) = 10,14 > L(7/33/10) = 9,78 >
L(10/7/7) = 9,66 > L(1/15/7) = 9,38.

iii


9 Các cá thể giống Yorkshire: Y(55/15/8) = 9,78 > Y(59/3/9) = 9,75 >
Y(57/34/7) = 9,74 > Y(52/30/8) = 9,42.
9 Các cá thể giống Duroc: D(116/35/8) = 9,56 > D(100/39/9) = 9,52 >
D(116/35/7) = 9,45 > D(100/39/8) = 9,43.
Số heo con sơ sinh điều chỉnh trên ổ(con/ổ) của giống: Landrace(9,74) >
Yorkshire(9,67) > Duroc(9,49).
™ Xếp cấp nọc giống
Giống Landrace: Có 4 con đặc cấp(1/15/7; 7/33/10; 7/34/8;10/7/7)
Giống Yorkshire: Có 3 con đặc cấp(55/15/8; 57/34/7;59/3/9/) và 1 con cấp
I.(52/30/8).
Giống Duroc: Có 3 con đặc cấp(100/39/8;100/39/9;116/35/7) và 1 con cấp
I.(116/35/8).

iv



MỤC LỤC
Trang tựa...........................................................................................................................
Lời cảm tạ .........................................................................................................................
Tóm tắt khóa luận .............................................................................................................
Mục lục .............................................................................................................................
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................................
Danh sách các bảng ..........................................................................................................
Danh sách các biểu đồ ......................................................................................................
Danh sách các đồ thị.........................................................................................................
Chương 1.MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU...........................................................................................1
1.2.1.Mục đích ................................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ..............................................................3
2.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG....3
2.2.1.Vị trí địa lý.............................................................................................................3
2.2.2. Quá trình hình thành xí nghiệp.............................................................................3
2.2.3. Nguồn gốc giống tại xí nghiệp .............................................................................4
2.2.4. Nhiệm vụ của xí nghiệp........................................................................................4
2.2.5. Cơ cấu đàn của trại ...............................................................................................4
2.2.6 Tiêm phòng............................................................................................................5
2.2.7. Nhiệt độ qua các tháng khảo sát ...........................................................................5
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................6
2.3.1. Sự thành thục về tính dục .....................................................................................6
2.3.2. Tinh dịch...............................................................................................................6
2.3.2.1. Tinh thanh..........................................................................................................6
2.3.2.2. Tinh trùng ..........................................................................................................7

2.3.3. Chức năng của dịch hoàn phụ...............................................................................8
v


2.3.4. Chức năng của tuyến sinh dục phụ.......................................................................9
2.3.4.1. Tuyến tinh nang .................................................................................................9
2.3.4.2. Tuyến tiền liệt..................................................................................................10
2.3.4.3. Tuyến cầu niệu đạo..........................................................................................10
2.3.5. Những đặc tính của tinh trùng ............................................................................10
2.3.5.1. Đặc tính sinh lý................................................................................................10
2.3.5.2. Đặc tính hướng về ánh sáng ............................................................................10
2.3.5.3. Đặc tính tiếp xúc..............................................................................................10
2.3.5.4. Tính chạy ngược dòng .....................................................................................11
2.3.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng .......................................11
2.3.6.1. Nước ................................................................................................................11
2.3.6.2. Nhiệt độ ...........................................................................................................11
2.3.6.3. Không khí ........................................................................................................11
2.3.6.4. Sóng lắc ...........................................................................................................11
2.3.6.5. Hóa chất...........................................................................................................11
2.3.6.6. Khói .................................................................................................................11
2.3.6.7. Độ pH ..............................................................................................................11
2.3.6.8. Vật dơ bẩn vi trùng ..........................................................................................11
2.3.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch .........11
2.3.7.1. Dinh dưỡng ......................................................................................................12
2.3.7.2 Thời tiết khí hậu................................................................................................12
2.3.7.3. Giống ...............................................................................................................12
2.3.7.4. Lứa tuổi............................................................................................................13
2.3.7.5. Kỹ thuật lấy tinh ..............................................................................................13
2.3.7.6. Chu kỳ khai thác ..............................................................................................13
2.3.7.7. Vận động..........................................................................................................13

2.3.7.8. Chuồng trại ......................................................................................................14
2.3.7.9. Bệnh tật............................................................................................................14
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...................................15
3.1. ĐÀN NỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT ...........................................................................15
3.2. CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................15
vi


3.2.1. Chỉ tiêu khảo sát .................................................................................................15
3.2.2. Giám định và xếp cấp đàn nọc ...........................................................................16
3.2.2.1. Nguồn gốc lý lịch của từng nọc được khảo sát ...............................................16
3.2.2.2. Thành lập hội đồng giám định.........................................................................16
3.2.3. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch .............................................................................18
3.2.3.1. Chu kỳ và thời gian lấy tinh ............................................................................18
3.2.3.2. Kỹ thuật lấy tinh ..............................................................................................18
3.2.3.3. Kiểm tra tinh dịch ............................................................................................19
3.3. Chỉ tiêu về sinh sản................................................................................................21
3.3.1. Tỷ lệ đậu thai ......................................................................................................21
3.3.2. Số heo con sơ sinh điều chỉnh trên ổ ..................................................................21
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................................................21
Chương 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................22
4.1. KẾT QUẢ SO SÁNH VỀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH .......................................22
4.1.1. Kết quả đánh giá và so sánh về dung lượng tinh dịch........................................22
4.1.2. Kết quả đánh giá và so sánh về hoạt lực tinh trùng............................................34
4.1.3. Kết quả đánh giá và so sánh về nồng độ tinh trùng............................................35
4.1.4. Kết quả đánh giá và so sánh về tích VAC tinh dịch...........................................41
4.2. KẾT QUẢ CHỈ TIÊU VỀ SINH SẢN ..................................................................47
4.3. KẾT QUẢ NHẬN XÉT VỀ CẤP TỔNG HỢP CỦA ĐÀN NỌC GIỐNG KHẢO
SÁT...............................................................................................................................50
Chương5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................51

5.1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................51
5.1.1. Chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch..........................................................................51
5.1.2. Chỉ tiêu về sinh trưởng .......................................................................................51
5.1.3. Về khả năng sinh sản ..........................................................................................51
5.1.4. Kết quả nhận xét về cấp tổng hợp của đàn nọc giống khảo sát..........................51
5.2. ĐỀ NGHỊ...............................................................................................................51
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................52
Phụ lục ..........................................................................................................................53

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
V

:Volume (dung lượng)

A

:Activity (hoạt lực)

C

:Concentration (nồng độ)

K

:Abnormal (kỳ hình)

R


:Resistant (sức kháng)

L

:Landrace

Y

:Yorkshire

D

:Duroc

TCVN

:Tiêu chuẩn việt nam

X

:Số trung bình

Sx

:Độ lệch chuẩn

CV

:Mức biến động


TLHCSS :Trọng lượng heo con sơ sinh
ĐC

:Đặc cấp

Stt

:Số thứ tự

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn của trại tính đến thời điểm 30/4/2009 ........................................4
Bảng 2.2: Quy trình tiêm phòng của trại .......................................................................5
Bảng 2.3: Nhiệt độ qua các tháng khảo sát ....................................................................5
Bảng 2.4: Kích thước tinh trùng của một số loài gia súc...............................................7
Bảng 2.5: Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn sang dịch hoàn phụ..............................9
Bảng 3.1: Thành phần và nguồn gốc nọc theo dõi.......................................................16
Bảng 3.2: Quy định xếp cấp nọc giống........................................................................16
Bảng 3.3: Quy định đánh giá từng bộ phận cơ thể ......................................................17
Bảng 3.4: Thang điểm đánh giá hoạt động của tinh trùng ...........................................20
Bảng 3.5: Chất lượng tinh dịch heo theo TCVN1959/76 ............................................21
Bảng 3.6: Hệ số hiệu chỉnh số heo con còn sống theo lứa đẻ......................................21
Bảng 4.1: Kết quả về dung lượng tinh dịch .................................................................24
Bảng 4.2: Kết quả về dung lượng tinh dịch trung bình của từng cá thể nọc giống qua
các tháng khảo sát.........................................................................................................25
Bảng 4.3: Kết quả về hoạt lực tinh trùng .....................................................................29
Bảng 4.4: Kết quả về hoạt lực tinh trùng trung bình của các cá thể nọc qua các tháng

khảo sát .........................................................................................................................30
Bảng 4.5: Kết quả về nồng độ tinh trùng .....................................................................36
Bảng 4.6: Kết quả về nồng độ tinh trùng trung bình của từng cá thể nọc qua các tháng
khảo sát .........................................................................................................................37
Bảng 4.7: Kết quả tích VAC tinh dịch trung bình .......................................................42
Bảng 4.8: Kết quả về tích VAC tinh dịch trung bình của từng cá thể nọc qua các tháng
khảo sát .........................................................................................................................43
Bảng 4.9: Chỉ tiêu sinh sản của từng cá thể nọc giống................................................47
Bảng 4.10: Xếp cấp đàn nọc giống ..............................................................................50

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng của từng giống.............26
Biểu đồ 4.2: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng......................................26
Biểu đồ 4.3: Dung lượng tinh dịch trung bình của các giống......................................27
Biểu đồ 4.4: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng của từng giống.................31
Biểu đồ 4.5: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng..........................................31
Biểu đồ 4.6: Hoạt lực tinh trùng của các giống ...........................................................32
Biểu đồ 4.7: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng của từng giống.................38
Biểu đồ 4.8: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng..........................................38
Biểu đồ 4.9: Nồng độ tinh trùng trung bình của các giống..........................................39
Biểu đồ 4.10: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng của từng giống .............44
Biểu đồ 4.11: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng ......................................44
Biểu đồ 4.12: Tích VAC tinh dịch trung bình của các giống ......................................45
Biểu đồ 4.13: Tỷ lệ đậu thai của từng cá thể giống L..................................................48
Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ đậu thai của từng cá thể giống Y..................................................48
Biểu đồ 4.15: Tỷ lệ đậu thai của từng cá thể giống D .................................................49
Biểu đồ 4.16: Tỷ lệ đậu thai trung bình của từng giống ..............................................49


x


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống L..........................................................................................................................27
Đồ thị 4.2: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống Y .........................................................................................................................28
Đồ thị 4.3: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống D .........................................................................................................................32
Đồ thị 4.4: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống L..........................................................................................................................32
Đồ thị 4.5: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống Y .........................................................................................................................33
Đồ thị 4.6: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống D .........................................................................................................................33
Đồ thị 4.7: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống L..........................................................................................................................39
Đồ thị 4.8: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống Y .........................................................................................................................40
Đồ thị 4.9: Nồng độ tinh trùng trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống D .........................................................................................................................40
Đồ thị 4.10: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống L.........................................................................................................................45
Đồ thị 4.11: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống Y .........................................................................................................................46
Đồ thị 4.12: Tích VAC tinh dịch trung bình qua các tháng của các cá thể nọc
giống D .........................................................................................................................46


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, thị hiếu
người dân sử dụng sản phẩm thịt ngày càng đa dạng.
Vì thế, nhiệm vụ của ngành chăn nuôi là phải làm thế nào để tạo được sản
lượng lớn, chất lượng sản phẩm tốt mà giá thành lại phù hợp với điều kiện kinh tế của
mọi người dân và đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác.
Để đáp ứng được những nhu cầu đó, đòi hỏi các nhà chăn nuôi làm tốt công tác
giống, phải tăng số đầu heo trong năm bằng cách lai tạo, chọn lọc, tạo ra các giống cho
sản lượng và chất lượng thịt cao (nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon), Để làm được điều này,
điều hét sức quan trọng là phải áp dụng những tiến bộ khoa học tiên tiến trên thế giới
vào tình hình sản xuất thực tế trong nước.
Trong chăn nuôi để đạt được những điều kiện trên đòi hỏi nhà chăn nuôi phải
làm thật tốt việc quản lý nọc giống, cụ thể là việc quản lý sức sản xuất của đàn nọc
thông qua việc kiểm tra, đánh giá phẩm chất tinh dịch là cơ sở để bồi dưỡng hay loại
thải từng cá thể trong đàn một cách có hiệu quả nhằm xây dựng đàn nọc giống tốt nhất
cho các cơ sở chăn nuôi.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự phân công của chủ nhiệm khoa Chăn
Nuôi Thú Y, bộ môn di truyền giống, cùng với sự đồng ý của xí nghiệp chăn nuôi heo
Phước Long và được sự hướng dẫn của Th.S Lâm Quang Ngà, chúng tôi tiến hành đề
tài “Khảo sát phẩm chất tinh dịch, sinh trưởng và sinh sản của các nhóm nọc
giống tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long”.

1



1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá phẩm chất tinh dịch, khả năng sinh sản và xếp cấp cá giống heo nọc
trại chăn nuôiđể làm cơ sở:
- Xác định độ biến động về phẩm chất tinh dịch qua các tháng.
- Có biện pháp xử lý kịp thời các đực giống có phẩm chất tinh dịch xấu.
- Chọn và giữ lại những cá thể nọc giống tốt.
1.2.2 Yêu cầu
™ Nắm rõ lý lịch, nguồn gốc từng nọc giống.
™ Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm qua các tháng khảo sát.
™ Khảo sát các chỉ tiêu về sinh sản:
Tỷ lệ đậu thai (%).
Số heo con sơ sinh điều chỉnh trên ổ(con/ổ).
™ Kiểm tra phẩm chất tinh dịch:
Dung lượng(V).
Hoạt lực(A).
Nồng độ(C).
™ Thành lập hội đồng giám định từ đó xếp cấp đàn nọc khảo sát:
Xếp cấp ngoại hình.
Xếp cấp sinh trưởng.
Xếp cấp tổng hợp.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
- Thời gian khảo sát từ 05/02/2009 đến 05/06/2009.
- Địa điểm khảo sát: Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long.

- Đối tượng khảo sát: tiến hành trên 3 nhóm đực giống: Landrace(L);
Yorkshire(Y); Duroc(D).
2.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC
LONG
2.2.1. Vị trí địa lý
Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long nằm tuộc ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện
Củ Chi TP. HCM, cách trục lộ giao thông 500m. Xí nghiệp có tổng diện tích 25ha
được xây dựng trên vùng đất cao thuộc nông trường Phạm Văn Cội. Xung quanh xí
nghiệp là rừng cao su và cánh đồng cỏ cho bò sữa. Nhìn chung vị trí của xí nghiệp
hiện nay thuận lợi về mặt cách ly, phòng bệnh và không gây ô nhiễm môi trường cho
người dân.
2.2.2. Lịch sử hình thành xí nghiệp
Xí nghiệp được thành lập vào năm 1957 có tên là trại heo Phước Long do tư
nhân quản lý. Có địa chỉ tại phường Phước Long B, Quận 9, TP. HCM.
Sau năm 1975, xí nghiệp được nhà nước tiếp quản và phát triển dần quy mô.
Từ năm 1984 xí nghiệp hoạt động theo cơ chế hoạch toán độc lập.
Từ năm 1995 đến nay, xí nghiệp là thành viên của tổng công ty Nông Nghiệp
Sài Gòn.
Thực hiện chủ trương di dời của thành phố để tránh gây ô nhiễm môi trường và
cũng để mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi, đầu

3


năm 2008, xí nghiệp đã hoàn thành việc di dời về Củ Chi. Ngày 31/11/2008 xí nghiệp
đã hoàn tất công trình xây dựng và cắt băng khánh thành.
2.2.3. Nguồn gốc giống tại xí nghiệp
Xí nghiệp hiện nay có 4 giống thuần: Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain
được nhập từ Mỹ.
2.2.4. Nhiệm vụ của xí nghiệp

Sản xuất heo thuần, lai, heo thương phẩm và heo hậu bị cung cấp cho thị
trường TPHCM và các tỉnh lân cận.
Thực hiện các dịch vụ: hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo, gieo tinh nhân tạo,
qui trình tiêm phòng và điều trị các bệnh thường gặp trên heo.
2.2.5. Cơ cấu đàn của trại
Cơ cấu đàn của trại tính đến thời điểm 30/04/2009
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn của trại tính đến thời điểm 30/4/2009
Loại heo

Số lượng

Đực làm việc

72

Đực hậu bị

44

Nái sinh sản

2.211

Nái hậu bị

1.584

Heo cai sữa

3.426


Heo con theo mẹ

2.585

Heo thịt

3.423

Tổng

13.345

4


2.2.6. Tiêm phòng
Bảng 2.2: Quy trình tiêm phòng tại trại
Loại heo

Thời điểm tiêm

Tên bệnh

Tên vacxin

Liều(ml/con)

Heo con


21 ngày

Mycoplasma

Myco-pac

2

36 ngày

Dịch tả

Coglapest

2

42 ngày

FMD

Aftopor

2

Heo cái

Lúc 6 tháng tuổi,

Dịch tả


Coglapest

2

hậu bị

mỗi liều cách 1 tuần

FMD

Aftopor

2

Aujeszky

PR-vac plus

2

Leptospira

Farrow sure B

2

Parvovirus,
Heo đực

Tiêm 2 đợt vào


Dịch tả

Coglapes

hậu bị

tháng 4 và tháng

FMD

Aftopor

2

10(lặp lại) giống cái

Aujeszky

PR-Vac plus

2

hậu bị(mỗi liều cách

Parvovirus,

nhau 1 tuần)

Leptospira


Farrow sure B

2

Heo nái

4 tuần trước khi đẻ

Aujeszky

PR Vac plus

2

bầu

3 tuần trước khi đẻ

Dịch tả

Coglapes

2

2 tuần trước khi đẻ

E. Coli

Litterguard LTC


2

1 tuần trước khi đẻ
Heo nái

21 ngày sau khi đẻ

Kí sinh trùng Bivermectin 1% Tùy trọng lượng
FMD

Aftopor

sinh sản

2.2.7. Nhiệt độ qua các tháng khảo sát
Bảng 2.3: Nhiệt độ qua các tháng khảo sát (0C)
Tháng

2

3

4

5

Sáng

21


19,8

27,4

26

Trưa

28,9

30

28,4

28,4

Chiều

24,2

23,8

29,8

28

Trung bình

24,7


24,5

28,5

27,5

5


2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1. Sự thành thục về tính dục
Bất cứ một loài gia súc nào nói chung và trên heo nói riêng đến một tuổi nhất
định nào đó sẽ đạt đến sự trưởng thành về tính dục hay được gọi là sự thành thục về
tính dục biểu hiện qua một số đặc điểm sau:
Bản thân của cá thể có thể sinh ra những tế bào sinh dục (trứng, tinh trùng)
hoàn chỉnh có khả năng thụ thai.
Dưới tác động của các hormone làm cho các cơ quan sinh dục phát triển, từ
những đặc điểm sinh dục thứ cấp phát triển, con vật có phản xạ về tính.
Tuổi trưởng thành về tính dục tùy theo giống, loài, khí hậu, mùa, dinh dưỡng,
phái tính, chăm sóc.
Loài, giống: những giống nhỏ con thường có tuổi thành thục sớm hơn.
Khí hậu: bao gồm sự tương tác giữa nhiệt độ, độ ẩm, biên độ nhiệt độ, thời
gian chiếu sáng…nói chung điều kiện khí hậu nhiệt đới giúp cho động vật thành thục
sớm hơn.
Mùa: thường ảnh hưởng lớn đến thú giao phối theo mùa, tuổi thành thục có thể
đến sớm hoặc kéo dài đến mùa sau.
Dinh dưỡng: dinh dưỡng tốt thì thú có thể thành thục tốt hơn tuy nhiên dinh
dưỡng kém không ngăn ngừa sự thành thục mặc dù nó đến muộn hơn.
Phái tính: thú cái thành thục sớm hơn thú đực vài tuần, vài tháng hoặc vài năm

tùy theo loài.
2.3.2. Tinh dịch
Là hỗn hợp chất tiết của dịch hoàn, dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ
được hình thành ngay khi giao phối. Tinh dịch gồm 2 thành phần chính là tinh thanh
và tinh trùng.
2.3.2.1. Tinh thanh

Tinh

thanh là hỗn hợp những dịch chất được bài tiết ở các tuyến sinh dục phụ, lượng tinh
thanh phụ thuộc vào kích thước và tốc độ tiết của tuyến sinh dục phụ, thú giao phối ở
tử cung (ngựa, heo,…) thì số lượng tinh thanh nhiều, nồng độ tinh trùng thấp. Ngược
lại, những loài giao phối ở âm đạo (bò, cừu,…) thì lượng tinh thanh ít nhưng nồng độ
tinh trùng cao.
6


Tinh thanh có những tác dụng chính sau:
Rửa sạch niệu đạo.
Là môi trường cho tinh trùng vận động, chấm dứt thời kỳ tiềm sinh của tinh
trùng ở dịch hoàn phụ.
Trung hòa pH âm đạo và tạo điều kiện cho tinh trùng đến trứng.
2.3.2.2. Tinh trùng
Tinh trùng tạo ra và phát dục trong ống sinh tinh cong nhỏ của dịch hoàn có thể
quan sát quá trình sinh tinh khác nhau của mặt cắt ống tinh.
Lớp trong cùng là tinh nguyên bào ở thời kì sinh sản, dưới là tế bào mẹ sơ cấp ở
thời kì tăng trưởng, dưới nữa là tế bào thứ cấp do tế bào sơ cấp phân chia. Mỗi tế bào
mẹ thứ cấp lại chia làm 2 tế bào tinh trùng. Thời gian kéo dài khoảng 42-47 ngày.
Tinh trùng gồm: 75 % H2O, 25 % vật chất khô trong đó: 85 % protid; 13,2 %
lipid; 1,8 % khoáng.

Bằng phương pháp siêu âm người ta nhận được tỷ lệ khối lượng thành phần tinh
trùng như sau: Đầu 51%; Cổ thân 16%; Đuôi 33%
Bảng 2.4: Kích thước tinh trùng của một số loài gia súc
Loài

Dài tổng số
(µm)

Đầu
Dài x rộng x dày

Cổ thân

Đuôi

(µm)

(µm)

(µm)
He

55-57

8x4x1

12

35-37




65-72

9x4x1

10-13

44-53

Ngựa

58-60

7x4x2

10

41-43

Cừu

60-75

8x5x1

14

41




100

14 x 2 x 1

5

80

Thỏ

50-62,2

8x4x1

10

33-35

Người

51

7x4x1

10

34


(Theo Lâm Quang Ngà)
Đầu tinh trùng
Đầu tinh trùng hình trứng bên ngoài bao bởi lớp màng mỏng lipoprotein được
thành lập khi qua phó dịch hoàn, màng có khả năng bán thấm giúp tinh trùng định hình
cũng như có khả năng chống chọi với điều kiện bất lợi.
7


Phía trên đầu tinh trùng có hệ thống acrosome có liên đến năng lực thụ thai của
tinh trùng. Nếu bảo quản tinh trùng trong môi trường và nhiệt độ thích hợp không đổi
trong vòng 2-3 ngày thì tinh trùng vẫn còn năng lực hoạt động, nhưng sau đó tinh
trùng sẽ bị biến dạng do hệ thống acrosome bị bóc ra làm mất khả năng thụ thai (dù
tinh trùng vẫn còn hoạt động). Nếu bảo quản ở nhiệt độ 37o C thì chỉ sau vài giờ hệ
thống acrosome sẽ bị biến dạng, nhất là môi trường nhược trương. Men hyaluronidase
cũng dễ bị thẩm xuất ra ngoài ngay khi hệ thống acrosome chưa bị bóc kể cả môi
trường đẳng trương.
Đầu tinh trùng chứa nhiều N trong protid hơn bình thường 18,5 % so với 16 %
do chứa nhiều Arginin( 32 % N). Ngoài ra phần đầu chứa nhiều men hyalunonidase
khi tiếp cận với trứng thì men này có tác dụng hòa tan màng mucopolysaccharid của tế
bào trứng tạo điều kiện cho tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng.
Cổ tinh trùng
Cổ tinh trùng nối liền với phần đầu một cách lỏng lẻo, nơi chứa chủ yếu là
nguyên sinh chất của tinh trùng, phần này rất dễ bị đứt ra khỏi đầu.
Đuôi
Đuôi tinh trùng chứa đến 23 % lipid chức năng chủ yếu của đuôi lá giúp tinh
trùng vận động nhờ 2 sợi hình quấn quanh đuôi theo chiều dài của nó.
2.3.3. Chức năng của dịch hoàn phụ
Dịch hoàn phụ gồm đầu, thân, đuôi. Hình ống, dài nhỏ quăn queo. Tinh trùng
được hoàn chỉnh dần trong dịch hoàn phụ. Thời gian tinh trùng qua dịch hoàn phụ tùy
thuộc từng loài:


8


Bảng 2.5: Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn sang dịch hoàn phụ
Loài

Thời gian(giờ)



7-9

Thỏ

9-11

Dê, cừu

14

Heo

20

Trong dịch hoàn phụ có:pH = 6,13,nồng độ ion [H+] cao gấp 10 lần trong dịch
hoàn, Áp suất CO2 cao, ức chế quá trình tiêu đường.
Nhiệt độ của dịch hoàn phụ thấp hơn dịch hoàn
Tế bào ống của dịch hoàn phụ tiết lipoprotein, tinh trùng hấp thu lipoprotein
mang điện tích âm, vì vậy chúng không bị kết dính nhau thành từng mảng. Bề mặt tinh

trùng hấp thu lipoprotein, giúp cho tinh trùng có một màng mỏng bao lấy mặt ngoài
của nó làm cho nó có sức đề kháng rất lớn với môi trường acid và các muối có hại. Thí
nghiệm thấy rằng nếu lấy tinh trùng ở phần đầu dịch hoàn phụ hoặc ở dịch hoàn ra
khỏi cơ thể thì chỉ sau vài giờ tinh trùng sẽ chết, nhưng nếu lấy ở phần đuôi dịch hoàn
phụ thì chúng có thể sống được vài ngày.
Tất cả những điều kiện trên đã làm cho tinh trùng ở trạng thái tiềm sinh, năng
lượng tiêu hao đến mức thấp nhất, tinh trùng có thể ở trong dịch hoàn phụ đến 1-2
tháng vẫn có khả năng thụ thai. Tuy nhiên, nếu ở quá lâu trong dịch hoàn phụ thì tinh
trùng dần thay đổi về sinh lý và hình thái, mất khả năng thụ thai. Cho nên nếu lâu ngày
không lấy tinh thì lần lấy tiếp sau đó tinh trùng có tỷ lệ kỳ hình cao, hoạt lực thấp.
2.3.4. Chức năng của tuyến sinh dục phụ
2.3.4.1. Tuyến tinh nang
Là tuyến lớn nhất trong 3 tuyến, chất tiết có tác dụng làm cho môi trường cho
tinh trùng vận động, cung cấp năng lượng cho tinh trùng, có tác dụng đệm cho tinh
trùng, trung hòa pH ở âm đạo tạo điều kiện cho tinh trùng đi qua.

9


2.3.4.2. Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt chứa dịch thể protid trung tính có khả năng hấp thu CO2 để thúc
đẩy tinh trùng hoạt động. Tinh trùng tăng hoạt động rõ rệt khi gặp chất tiết của tuyến
tiền liệt. Ở heo, chất tiết này chiếm 50 % tinh dịch.
2.3.4.3. Tuyến cầu niệu đạo
Chất tiết có chứa dịch thể keo globulin, dưới tác dụng của men vezikinase dịch
này kết thành khối keo phèn. Keo phèn có tác dụng hút nước rất mạnh, trong giao phối
trực tiếp keo phèn tạo thành cái nút ở cổ tử cung ngăn không cho tinh trùng chảy ra
ngoài. Trong thụ tinh nhân tạo phải nhanh chóng lọc bỏ chất này vì nó làm nghẽn ống
dẫn tinh và ảnh hưởng đến số lượng và sức sống của tinh trùng.
Nói chung chất tiết của ống sinh dục phụ tạo thành môi trường thích hợp cho

tinh trùng. Có tính kiềm, hàm lượng chất điện giải cao, có chức năng chính là kích
thích tinh trùng hoạt động chấm dứt trạng thái tiềm sinh bằng cách bổ sung vào tinh
dịch những chất dinh dưỡng cũng như làm tăng pH của tinh dịch.
2.3.5. Những đặc tính của tinh trùng
2.3.5.1. Đặc tính sinh lý
Tinh trùng hấp thụ O2 thải CO2, càng hoạt động càng tiêu hao năng lượng, giảm
sức sống, tinh trùng tiến hành trao đổi chất theo 2 phương thức hô hấp và phân giải
đường glucose, fructose.
Trong điều kiện có O2 tinh trùng hô hấp mạnh, hệ số hô hấp tính bằng µl, O2
tiêu hao trong một giờ của 100.000 tinh trùng ở 37o C trung bình là 10-20 µl.
Tinh trùng phân giải fructose trong điều kiện không có O2, hệ số phân giải
fructose là số mg fructose của 109 tinh trùng tiêu thụ trong 1h ở 37o C, hệ số trung bình
là 2 mg.
2.3.5.2. Đặc tính hướng về ánh sáng
Nếu trong vi trường tinh dịch có 2 phần sáng và tối thì tinh trùng sẽ hướng về
ánh sáng.
2.3.5.3. Đặc tính tiếp xúc
Trong tinh dịch nếu có bọt khí và vật lạ thì tinh trùng nhanh chóng bám vào và
chết rất nhanh.

10


2.3.5.4. Tính chạy ngược dòng nước
Lấy một giọt tinh dịch nhỏ lên phiến kính và quan sát dưới kính hiển vi ta thấy
tinh trùng chạy theo hướng lên cao và vận động tiến thẳng. Nhờ đặc điểm này, khi con
cái động dục có dịch nhờn chảy ra từ tử cung, tinh trùng sẽ chạy ngược dòng lên ống
dẫn trứng làm tăng khả năng thụ thai.
2.3.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng
2.3.6.1. Nước

Dù là nước cất hay nước đã tiêu độc cũng làm cho tinh trùng đầu to ra, lắc lư tại
chỗ rồi chết vì nước làm cho giảm áp suất thẩm thấu của môi trường.
2.3.6.2. Nhiệt độ
5-15o C tinh trùng hoạt động ít, nhiệt độ càng gia tăng tinh trùng hoạt động càng
mạnh. Tinh trùng hoạt động tối ưu ở 37o C, nhiệt độ tăng cao, tinh trùng tăng hoạt
động làm cho chúng tiêu hao năng lượng dẫn đến giảm sức sống.
2.3.6.3. Không khí
Trong không khí có O2 làm tinh trùng tăng hoạt động, do đó làm giảm sức sống
của tinh trùng.
2.3.6.4. Sóng lắc
Khi vận chuyển tinh trùng mà làm dao động mạnh thì tinh trùng sẽ nhanh chết.
2.3.6.5. Hóa chất
Tinh trùng rất nhạy cảm với các có tính sát trùng như alcol, crezyl, thuốc tím
nên khi tồn trữ tinh hoặc pha chế không nên để hóa chất rơi vào.
2.3.6.6. Khói thuốc
Trong khói thuốc có chứa H2S ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng.S
2.3.6.7. Độ pH
Độ pH của tinh trùng heo là 6,8-7,5. Sự thay đổi pH đột ngột sẽ làm tinh trùng
nhanh chết.
2.3.6.8. Vật dơ bẩn, vi trùng
Trong 1ml tinh dịch có 13.000 vi khuẩn thì tinh dịch đó coi như bị nhiễm khuẩn
nặng, nếu dùng để phối có thể ảnh hưởng đến heo nái và thai.
2.3.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch

11


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch như
dinh dưỡng, giống, loài, kỹ thuật lấy tinh, lứa tuổi, chăm sóc quản lý…
2.3.7.1. Dinh dưỡng

Thức ăn là yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn để con vật cho tinh tốt và đảm
bảo cho cơ thể tăng trưởng. Đối với thú non nếu khẩu phần thức ăn thiếu sẽ làm giảm
phẩm chất tinh dịch, cơ thể sẽ bị suy kiệt và xáo trộn sinh lý.
Đạm: Sẽ giúp cơ thể cân đối, bản thân chất đạm giúp quá trình hình thành nhân
bào của tinh trùng, giúp sự phát triển và thành thục nhanh chóng.
Béo: Chất béo vốn hòa tan vitamin A, D, E. Nếu thiếu chất béo năng lực thụ
thai giảm.
Vitamin A: Ảnh hưởng đến sức khỏe chung của gia súc, nó góp phần trong
việc bảo vệ biểu mô của cơ quan sinh dục. Nếu thiếu số lượng tinh trùng giảm do ống
sinh tinh bị thoái hóa, tinh trùng không hoạt động.
Vitamin E: Là chất chống oxy hóa các chất béo không no. Tế bào chứa các
chất béo không no nếu thiếu vitamin E sẽ bị tổn thương.
Vitamin E cần thiết cho sự sinh sản. Thiếu vitamin E sẽ sản sinh ít tinh trùng,
tinh trùng sinh ra có sức sống kém, tỷ lệ đậu thai thấp. Heo nái thiếu vitamin E sẽ giảm
sự rụng trứng, heo con sơ sinh sinh ra yếu ớt.
Vitamin D: Giúp cho đực giống cứng cáp, nếu thiếu vitamin E thời gian sử
dụng đực giống không lâu, lượng tinh trùng giảm và có thể gây nguy hiểm cho người
lấy tinh. Nó giúp cho sự tổng hợp canxi và phốt pho.
Khoáng: Cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát dục bình thường của gia
súc.
2.3.7.2 Thời tiết khí hậu
Nhiệt độ cao sẽ làm thú bị stress nhiệt,nhiệt độ thích hợp là 26-28o C, ẩm độ 6575 %, nếu nhiệt độ cao kéo dài sẽ làm giảm dung lượng tinh dịch, tỷ lệ kỳ hình cao,
sức kháng thấp, giảm hoạt lực.
2.3.7.3. Giống
Các giống heo khác nhau cho phẩm chất tinh dịch và dung lượng khác nhau.
Giống heo ngoại cho phẩm chất tinh dịch và dung lượng cao hơn heo nội.

12



2.3.7.4. Lứa tuổi
Thời gian sử dụng khác nhau tùy thuộc vào loài giống, tình trạng sức khỏe.
Phẩm chất của cá thể đực giống được xác định bằng cách kiểm tra tinh dịch và kết quả
kiểm tra đời sau, phẩm chất tinh dịch cũng thay đổi tùy theo lứa tuổi (theo Lâm Quang
Ngà, 2005).
Theo Võ Văn Ninh (2003) dung lượng tinh dịch, nồng độ tinh trùng tăng theo
lứa tuổi của heo và gắn liền với sự hoàn chỉnh của cơ quan sinh dục (heo 2-3 năm tuổi
cho tinh có phẩm chất tốt nhất và sau đó giảm dần).
2.3.7.5. Kỹ thuật lấy tinh
Kỹ thuật lấy tinh ảnh hưởng rất lớn đến dung lượng tinh dịch. Người lấy tinh
phải có kỹ thuật tay nghề cao và nên cố định người lấy tinh, giờ lấy tinh, khu vực lấy
tinh.
Hiện nay người ta lấy tinh bằng 2 phương pháp là lấy bằng tay và lấy bằng âm
đạo giả.
Lấy tinh bằng tay đòi hỏi người phải đúng kỹ thuật nọc mới xuất tinh nhiều,
chuồng trại trước khi lấy tinh phải được dọn dẹp sạch sẽ để tránh trường hợp heo bị
trượt ngã và tinh bị nhiễm chất dơ bẩn.
Theo Nguyễn Thiện-Nguyễn Tấn Anh (1993), nếu lấy tinh bằng âm đạo giả mà
nhiệt độ trong âm đạo cao hơn 40o C thì sẽ gây bỏng dương vật hoặc bao quy đầu sẽ
làm cho nọc sợ hải. Nếu nhiệt độ thấp hơn 35o C sẽ không đủ cho phản xạ xuất tinh.
2.3.7.6. Chu kỳ khai thác
Theo Lâm Quang Ngà khoảng cách giữa 2 lần lấy tinh không được quá ngắn vì
tinh trùng chưa đủ trưởng thành, dung lượng ít, nồng độ tinh trùng thưa, sức sống tinh
trùng yếu và con nọc giảm tính hăng. Nhưng chu kỳ khai thác nọc quá thưa thì không
tận dụng được năng suất của con nọc, con nọc ngày càng ù lì và mập.
Đối với heo ≤ 12 tháng 1 lần/tuần.
Đối với heo ≥ 12 tháng 2-3 lần/tuần.
2.3.7.7. Vận động
Đực giống vận động thì trao đổi chất sẽ tăng, cơ thể rắn chắc, tính dục tăng,
tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp chuyển hóa dinh dưỡng tốt vì thế sẽ làm tăng phẩm

chất tinh dịch, kéo dài thời gian khai thác.

13


Nên cho nọc vận động vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát khoảng 30-60
phút/ngày.
2.3.7.8. Chuồng trại
Khi heo đực thành thục tính dục thì nhốt riêng một con một ô để tránh cắn nhau
và nhảy lên nhau. Chuồng trại phải chắc chắn, cao ráo, đủ ánh sáng, thoáng mát, nền
chuồng không quá trơn, quá dốc, thành chuồng cao để tránh heo nhảy.
2.3.7.9. Bệnh tật
Một số bệnh lây qua giao phối, lấy tinh như Leptospirosis, Brucellosis…làm
ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và sức khỏe của con người.

14


×