Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ THEO DÕI HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y K9 Q.7 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Họ và tên sinh viên: VÀNG VŨ SƠN Ngành: THÚ Y Niên khóa: 2004 2009 Tháng 08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.81 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ THEO
DÕI HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y
K9 - Q.7 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: VÀNG VŨ SƠN
Ngành: THÚ Y
Niên khóa: 2004 - 2009

Tháng 08/2009


KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ THEO DÕI
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM
THÚ Y K9 - Q.7 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

VÀNG VŨ SƠN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp
bằng bác sỹ ngành
Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh


TS. Nguyễn Tất Toàn

Tháng 08/2009
i


LỜI CÁM ƠN
Xin gửi đến Ba Mẹ lời nhớ ơn sâu sắc nhất, người đã nuôi dạy cho con có được
như ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh và TS. Nguyễn Tất Toàn đã tận
tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Quý Thầy Cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong những năm đại học
Chân thành cảm ơn tập thể Phòng Khám Thú Y K9 Q7, Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cám ơn các bạn trong và ngoài lớp, đã hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình học và thực hiện đề tài

Sinh viên
Vàng Vũ Sơn

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận hiệu quả điều

trị tại phòng khám Thú Y K9 Q7 Thành Phố Hồ Chí Minh”
Địa điểm khảo sát: Phòng khám Thú y K-9. Địa chỉ: 319 Lê Văn Lương, Quận
7, Tp.HCM. Thời gian khảo sát từ 17/2/2009 đến 17/6/2009 trên đối tượng là tất cả
chó đến khám và điều trị tại Phòng khám Thú y K-9, Quận 7, Tp.HCM
Mục đích: Tìm hiểu các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận hiệu quả điều
trị, nhằm nâng cao sự hiểu biết về công tác chẩn đoán, phòng bệnh và điều trị bệnh
trên chó
Phương pháp: Khảo sát tỷ lệ các bệnh thường gặp trên chó; phân loại bệnh theo
từng nhóm bệnh: truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa, ký sinh trùng, sản khoa và bệnh
khác; xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý và công thức máu của chó; phân lập vi trùng và
thử kháng sinh đồ mẫu phân, dịch mũi; khảo sát hiệu quả điều trị.
Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó ghi nhận 1117 ca chó bệnh được mang
đến khám và điều trị, khỏi bệnh 896 ca. Bệnh trên chó rất đa dạng, dựa vào triệu chứng
và chẩn đoán lâm sàng chúng tôi phân ra làm 6 nhóm bệnh với 33 loại bệnh với tỷ lệ
khác nhau.
Trong đó, bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ cao nhất (57,92%), kế đến là bệnh truyền
nhiễm (19,16%), bệnh do ký sinh trùng (13,34%), bệnh ngoại khoa (4,39%), bệnh sản
khoa (2,60%) và bệnh khác (2,60%).
Phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ: Phân lập vi trùng mẫu phân cho kết quả
là E.coli, mẫu dịch mũi cho kết quả là Staphylococcus spp, Pseudomonas spp và
E.coli. Thử kháng sinh đồ mẫu phân đối với vi trùng E.coli cho tỷ lệ nhạy cảm với
cefotaxime và ceftriaxone cho tỷ lệ cao nhất là 100%, số mẫu trung gian với
cephalexin là 40%, và 100% mẫu có sự đề kháng với trimethoprim/ sulfamethoxazole.
Thử kháng sinh đồ dịch mũi đối với Staphylococcus spp, Pseudomonas spp và E.coli
cho kết quả như sau:
Staphylococcus spp nhạy cảm với doxycycline và kháng với penicillin,
cephalexin, cefotaxime, ceftriaxone, erythromycin
Pseudomonas spp nhạy cảm với doxycycline, tetracycline, norfloxacin và
kháng với amoxicillin/ clavulanic acid, cephalexin
iii



E.coli nhạy cảm với ceftriaxone và kháng với trimethoprim/ sulfamethoxazole.
Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu: bệnh Carre số mẫu máu có tổng số bạch
cầu tăng, hồng cầu sậm màu chiếm tỷ lệ là 100%, bệnh do Parvovirus có tổng số bạch
cầu giảm là 100%, bệnh do ký sinh trùng mẫu mất máu chiếm 33,33%, tăng bạch cầu
chiếm tỷ lệ 66,67%, bệnh viêm dạ dày ruột bạch cầu tăng chiếm tỷ lệ là 100%, số mẫu
mất máu chiếm tỷ lệ là 66,67%.
Hiệu quả điều trị chung đạt 80,21%, trong đó hiệu quả điều trị bệnh ký sinh
trùng là cao nhất 85,23%, hiệu quả điều trị bệnh nội khoa là 83,46%, bệnh khác
82,76%, các chứng bệnh ngoại khoa là 81,63%, bệnh sản khoa 79,31%, bệnh truyền
nhiễm đạt thấp nhất là 66,36%.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH..............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... xi
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Đặt vấn đề....................................................................................................................1
2. Mục đích và yêu cầu....................................................................................................2
2.1 Đề tài được thực hiện với mục đích ..........................................................................2
2.2 Yêu cầu ......................................................................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh lý chó .................................................................................................3
2.1.1 Thân nhiệt ...............................................................................................................3
2.1.2 Tần số hô hấp..........................................................................................................3
2.1.3 Tần số tim ...............................................................................................................3
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và chu kì lên giống.........................................................4
2.1.5 Thời gian mang thai, số con trong một lứa và tuổi cai sữa ....................................4
2.1.6 Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và nước tiểu trên chó trưởng thành...........4
2.1.8 Sự biến động các chỉ tiêu sinh lý trên chó..............................................................5
2.2 Phương pháp cầm cột ................................................................................................6
2.2.1 Túm chặt gáy ..........................................................................................................7
2.2.2 Buộc mõm...............................................................................................................7
2.2.3 Banh miệng.............................................................................................................7
2.2.4 Vòng đeo cổ (vòng Elizabeth)................................................................................7
2.2.5 Giữ cho bất động bằng khăn...................................................................................7
2.2.6 Buộc chó trên bàn mổ.............................................................................................7
2.3 Một số bệnh thường gặp trên chó..............................................................................8
v


2.3.1 Bệnh Carre .............................................................................................................8
2.3.2 Bệnh do Parvovirus..............................................................................................10
2.3.3 Bệnh do Leptospira ..............................................................................................13
2.3.4 Viêm dạ dày ruột ..................................................................................................15
2.3.5 Bệnh viêm phổi.....................................................................................................16
2.3.6 Bệnh do mò bao lông Demodex cannis ................................................................18
2.3.7 Bệnh do Sarcoptes................................................................................................18
Chương 3. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..........20
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................20
3.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................20

3.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................20
3.4. Vật liệu khảo sát .....................................................................................................20
3.4.1. Dụng cụ................................................................................................................20
3.4.2. Hóa chất...............................................................................................................20
3.4.3. Các loại thuốc điều trị..........................................................................................20
3.5. Phương pháp tiến hành ...........................................................................................21
3.5.1. Khảo sát tình hình nhiễm bệnh thường gặp trên chó...........................................21
3.5.1.1. Đăng kí và hỏi bệnh..........................................................................................21
3.5.1.2. Chẩn đoán lâm sàng..........................................................................................21
3.5.1.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm.............................................................................22
3.5.1.4 Chẩn đoán khác .................................................................................................23
3.5.2 Phân loại bệnh ......................................................................................................23
3.5.3 Định danh vi khuẩn và thử kháng sinh đồ............................................................24
3.5.4 Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu ....................................................................24
3.5.5 Khảo sát hiệu quả điều trị.....................................................................................24
3.5.5.1 Liệu pháp điều trị...............................................................................................24
3.5.5.2. Đánh giá tỉ lệ khỏi bệnh....................................................................................25
3.5.5.3 Đánh giá tỷ lệ tái phát........................................................................................25
3.6 Các chỉ tiêu khảo sát................................................................................................25
3.7 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................26

vi


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................27
4.1 Khảo sát tỷ lệ các bệnh thường gặp trên chó...........................................................27
4.2 Phân loại các bệnh thường gặp trên chó theo nhóm bệnh.......................................28
4.2.1 Nhóm nghi bệnh truyền nhiễm .............................................................................28
4.2.1.1 Nghi bệnh Carre................................................................................................30
4.2.1.2. Nghi bệnh do Parvovirus..................................................................................30

4.2.1.3. Nghi bệnh do Leptospira ..................................................................................31
4.2.2 Nhóm nghi bệnh nội khoa ....................................................................................31
4.2.2.1 Bệnh trên hệ hô hấp...........................................................................................32
4.2.2.1 Bệnh trên hệ tiêu hóa.........................................................................................34
4.2.2.3 Bệnh hệ niệu dục ...............................................................................................36
4.2.2.4 Bệnh hệ vận động ..............................................................................................36
4.2.2.5 Bệnh hệ tai mắt-lông da.....................................................................................36
4.2.3 Nhóm bệnh ngoại khoa.........................................................................................38
4.2.3.1 Gãy xương .........................................................................................................39
4.2.3.2 Chấn thương phần mềm ....................................................................................40
4.2.3.3 Mống mắt...........................................................................................................40
4.2.3.4 Tụ máu vành tai .................................................................................................40
4.2.3.5 Lồi mắt...............................................................................................................40
4.2.3.6 Bướu ..................................................................................................................40
4.2.4 Nhóm nghi bệnh do ký sinh trùng ........................................................................41
4.2.4.1 Kí sinh trùng đường ruột ...................................................................................42
4.2.4.2 Giun tim.............................................................................................................42
4.2.4.3 Bệnh do Demodex, Sarcoptex............................................................................42
4.2.4.4 Ve.......................................................................................................................42
4.2.5 Phân loại bệnh sản khoa .......................................................................................42
4.2.5.1 Viêm tử cung .....................................................................................................43
4.2.5.2 Chứng đẻ khó.....................................................................................................44
4.2.6 Phân loại bệnh khác..............................................................................................44
4.2.6.1 Tích nước xoang bụng .......................................................................................45
4.2.6.2 Sốt không rõ nguyên nhân.................................................................................45
vii


4.2.6.3 Abscess ..............................................................................................................45
4.3 Phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ ...................................................................45

4.3.1 Phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ mẫu phân ...............................................45
4.3.2 Phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ dịch mũi.................................................46
4.4 Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý máu ............................................................................49
4.5 Khảo sát hiệu quả điều trị........................................................................................52
4.5.1 Hiệu quả điều trị bệnh truyền nhiễm ....................................................................52
4.5.2 Hiệu quả điều trị bệnh nội khoa ...........................................................................53
4.5.2.1 Hiệu quả điều trị bệnh hô hấp............................................................................54
4.5.2.2 Hiệu quả điều trị bệnh tiêu hóa..........................................................................55
4.5.2.3 Hiệu quả điều trị bệnh hệ niệu dục....................................................................56
4.5.2.4 Hiệu quả điều trị bệnh hệ vận động...................................................................57
4.5.2.5 Hiệu quả điều trị bệnh hệ tai mắt-lông da .........................................................57
4.5.3 Hiệu quả điều trị bệnh ngoại khoa........................................................................58
4.5.4 Hiệu quả điều trị bệnh do ký sinh trùng ...............................................................59
4.5.5 Hiệu quả điều trị bệnh sản khoa ...........................................................................60
4.5.6 Hiệu quả điều trị bệnh khác..................................................................................61
4.5.6.1 Abscess ..............................................................................................................61
4.5.6.2 Tích nước xoang bụng .......................................................................................61
4.5.6.3 Sốt không rõ nguyên nhân.................................................................................62
4.5.7 Nhận xét chung.....................................................................................................63
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................65
5.1 Kết luận....................................................................................................................65
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67
PHỤ LỤC .....................................................................................................................72

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Chỉ tiêu nước tiểu trên chó trưởng thành .........................................................4
Bảng 2.2 Chỉ tiêu huyết học thông thường trên chó........................................................5
Bảng 4.1 Tỷ lệ các bệnh thường gặp trên chó ...............................................................27
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó nghi bệnh truyền nhiễm .................................................................29
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó nghi bệnh nội khoa.........................................................................31
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bệnh trên hệ hô hấp ........................................................................32
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó bệnh trên hệ tiêu hóa ......................................................................34
Bảng 4.6 Tỷ lệ chó bệnh hệ tai mắt-lông da..................................................................37
Bảng 4.7 Tỷ lệ chó bệnh ngoại khoa .............................................................................39
Bảng 4.8 Tỷ lệ chó nghi bệnh do ký sinh trùng ............................................................41
Bảng 4.9 Tỷ lệ chó mắc bệnh sản khoa .........................................................................43
Bảng 4.10 Tỷ lệ chó nghi bệnh khác .............................................................................44
Bảng 4.11: Kết quả thử kháng sinh đồ ..........................................................................46
Bảng 4.12 Kết quả phân lập vi trùng từ dịch mũi .........................................................47
Bảng 4.13 Kết quả thử kháng sinh đồ ...........................................................................48
Bảng 4.14 Các chỉ tiêu sinh lý máu...............................................................................50
Bảng 4.15 Hiệu quả điều trị bệnh truyền nhiễm............................................................52
Bảng 4.16 Hiệu quả điều trị bệnh nội khoa...................................................................53
Bảng 4.17 Hiệu quả điều trị bệnh hô hấp ......................................................................54
Bảng 4.18 Hiệu quả điều trị bệnh hệ tiêu hóa ...............................................................55
Bảng 4.19 Hiệu quả điều trị bệnh hệ niệu dục ..............................................................56
Bảng 4.20 Hiệu quả điều trị bệnh hệ tai mắt-lông da....................................................57
Bảng 4.21 Hiệu quả điều trị bệnh ngoại khoa ...............................................................58
Bảng 4.22 Hiệu quả điều trị bệnh do ký sinh trùng.......................................................59
Bảng 4.23 Hiệu quả điều trị bệnh sản khoa...................................................................60
Bảng 4.24 Hiệu quả điều trị bệnh khác .........................................................................62
Bảng 4.25 Hiệu quả điều trị chung................................................................................63

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Chó biểu hiện tiêu chảy máu trong bệnh Carre ............................................30
Hình 4.2 Chó tiêu chảy máu do Parvovirus ..................................................................31
Hình 4.3 Chó bị chảy máu mũi......................................................................................34
Hình 4.4 Chó bị viêm dạ dày ruột .................................................................................35
Hình 4.5: Chó bị viêm tai ..............................................................................................37
Hình 4.6: Chó bị đục mắt ..............................................................................................38
Hình 4.7: Chó bị viêm da ..............................................................................................38
Hình 4.8: Chó bị mống mắt ...........................................................................................40
Hình 4.9: Chó bị tích nước xoang bụng ........................................................................45
Hình 4.10 Dùng ống tiêm hút dịch xoang bụng ............................................................62

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ các bệnh thường gặp trên chó..........................................................27
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ theo nhóm nghi bệnh truyền nhiễm.................................................29
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ % theo nhóm nghi bệnh nội khoa....................................................32
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ % nhóm bệnh ngoại khoa ................................................................39
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ % bệnh do ký sinh trùng..................................................................41
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ % bệnh sản khoa..............................................................................43
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ % bệnh khác ....................................................................................44

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó..........................................11

Sơ đồ 2.2: Cơ chế sinh bệnh viêm dạ dày ruột..............................................................15

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển kinh tế hiện nay, nhu cầu của con người càng ngày càng trở
nên đa dạng, phong phú. Người ta nuôi chó không chỉ để giữ nhà, phục vụ cho công
tác bảo vệ an ninh quốc phòng, phục vụ trong công tác phát hiện hàng quốc cấm, mà
chó còn được nuôi để làm cảnh, làm người bạn thân thiết của trẻ con cũng như người
lớn, chó được nuôi để phục vụ cho việc săn bắt, cho các đoàn xiếc…nên số lượng chó
được nuôi ngày càng gia tăng. Ước lượng đàn chó hiện nay lên đến trên 12 triệu
con…(Trần Thanh Phong, 1996).
Song song với sự gia tăng dân số của đàn chó, tỉ lệ mắc bệnh cũng tăng theo, bên
cạnh các bệnh gây ra tử vong cao trên chó như bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa thì bệnh
ký sinh trùng trên chó cũng không kém phần quan tâm. Theo những khảo sát trước đây
cho thấy các bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa luôn chiếm tỉ lệ cao, 59% ở Hà Nội
(Ngô Huyền Thúy, 1994) và 40-50% ở Thành Phố Hồ Chí Minh (Huỳnh Tấn Phát, 2001),
bệnh hệ thống hô hấp 18,82% (Trương Tố Uyên, 2007), bệnh truyền nhiễm 8,93%, bệnh
hệ vận động 6,35%, hệ niệu dục 5,17%, hệ tai mắt 3,29% bệnh giun tim 0,23%, nhóm
bệnh khác 2,12% (Đinh Thị Thùy Dung, 2007). Tuy nhiên, một vấn đề làm cho người
nuôi chó phải lo lắng là ở chó có nhiều căn bệnh, không những nguy hiểm cho chính bản
thân chúng mà còn có thể lây sang con người. Để ngăn chặn những căn bệnh nguy hiểm
đó, đòi hỏi con người phải có sự chăm sóc chu đáo, cẩn thận và việc phòng trị bệnh cho
đàn chó là rất cần thiết. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và đưa ra những liệu pháp điều trị
hợp lý là vấn đề luôn được quan tâm trong công tác thú y hiện nay
Xuất phát từ thực tế trên và cũng để góp phần vào việc nghiên cứu các bệnh
thường gặp trên chó từ đó có cách phòng trị có hiệu quả hơn đối với bệnh nhằm làm

giảm thiệt hại về kinh tế và sức khỏe cho thú, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi
Thú Y, dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh và TS. Nguyễn Tất Toàn,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận
hiệu quả điều trị tại phòng khám Thú Y K9 Q7 Thành Phố Hồ Chí Minh”

1


2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
2.1 Đề tài được thực hiện với mục đích
Tìm hiểu các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận hiệu quả điều trị, nhằm
nâng cao sự hiểu biết về công tác chẩn đoán, phòng bệnh và điều trị bệnh trên chó
2.2 Yêu cầu
Ghi nhận các trường hợp bệnh trên chó được đưa đến khám tại phòng khám
Phân loại theo từng nhóm nghi bệnh
Thu thập mẫu để phân lập vi khuẩn, định danh, thử kháng sinh đồ và xét
nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu
Ghi nhận hiệu quả điều trị

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý chó
2.1.1 Thân nhiệt
Nhiệt độ bình thường trên chó đo được ở trực tràng là 38-390C. Trong tình
trạng bệnh lý, thân nhiệt của thú cũng bị thay đổi (các bệnh khác nhau cũng làm nhiệt
độ tăng lên hay hạ thấp khác nhau). Theo Nguyễn Như Pho (1995), nhiệt độ của cơ thể
thú bình thường còn chịu biến đổi bởi các yếu tố như: tuổi tác (thú non cao hơn thú

già), phái tính (thú cái cao hơn thú đực), sự hoạt động (thú hoạt động cao hơn thú nghỉ
ngơi), nhiệt độ chung quanh, sự căng thẳng. Thông thường nhiệt độ của cơ thể chó vào
buổi sáng thấp hơn buổi chiều, chênh lệch giữa hai buổi khoảng 0,2-0,50C (Trần Đức
Thuần, 2000).
2.1.2 Tần số hô hấp
Chó trưởng thành: giống chó lớn con có tần số hô hấp từ 10-20 lần/phút. Giống
chó nhỏ con có tần số hô hấp từ 20-30 lần/phút. Chó con có tần số hô hấp từ 18-20
lần/phút. Chó thở thể ngực và tần số hô hấp của chúng còn thay đổi do các yếu tố sau:
Nhiệt độ bên ngoài: khi thời tiết quá nóng chó thở nhanh để thải nhiệt, lúc này
nhịp thở có thể lên đến 100-160 lần/phút.
Thời gian trong ngày: ban đêm và sáng sớm chó thở chậm, buổi trưa và chiều
tối chó thở nhanh.
Tuổi tác: chó càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm.
Ngoài ra, những chó mang thai, sợ hãi, hoạt động mạnh…cũng làm chó thở
nhanh
2.1.3 Tần số tim
Tần số tim là số lần tim đập trong một phút. Nhịp tim thể hiện cường độ trao
đổi chất, trạng thái sinh lý hay bệnh lý của tim cũng như cơ thể.

3


Chó trưởng thành: 70-120 lần/phút (70 lần/phút đối với chó lông xù), chó non >
200 lần/phút (200-220 lần/phút). Mùa đông có thể giảm 5 nhịp khi khí hậu lạnh, mùa
hè có thể tăng 5 nhịp. Khi hoạt động mạnh nhịp tim có thể tăng 10-20 nhịp
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và chu kì lên giống
Tuổi thành thục sinh dục còn phụ thuộc vào giống chó, chó nhỏ con thường
động dục sớm hơn chó lớn con, thời gian thành thục trung bình vào khoảng:
Chó đực: 7 -8 tháng tuổi, chó cái 9 – 10 tháng tuổi
Chu kỳ lên giống thường xảy ra mỗi năm 2 lần, trung bình khoảng 6 -8 tháng.

Thời gian động dục từ 12 – 21 ngày, giai đoạn thích hợp cho sự phối giống là từ ngày
thứ 9 đến ngày thứ 13 ngay sau khi có biểu hiện lên giống đầu tiên. Ngoài ra trên chó
còn có hiện tượng mang thai giả.
2.1.5 Thời gian mang thai, số con trong một lứa và tuổi cai sữa
Thời gian mang thai từ 59 – 63 ngày
Số con đẻ ra trong một lứa còn phụ thuộc vào giống, thông thường chó đẻ từ 3 –
15 con/lứa. Chó mẹ ở độ tuổi 2 -3,5 tuổi thường cho số con đẻ ra và số con nuôi sống
tốt nhất (Nguyễn Văn Nghĩa, 1999)
Tuổi cai sữa từ 8 – 9 tuần tuổi.
2.1.6 Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và nước tiểu trên chó trưởng thành
Bảng 2.1 Chỉ tiêu nước tiểu trên chó trưởng thành
Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

Tỷ trọng

1018 – 1060

Thể tích

mg/kg/ngày

25 – 40

Creatinine

mg/kgP/ngày


30 – 80

Calcium

mg/kgP/ngày

1–3

Phospho

mg/kgP/ngày

20 – 30

Urea

mg/kgP/ngày

300 – 800
(Moraillon và ctv, 1997)

4


Bảng 2.2 Chỉ tiêu huyết học thông thường trên chó
Chỉ tiêu

Thông số


Đơn vị

Hồng cầu

5,5 – 8,5

106/mm3

Bạch cầu

6 – 18

103/mm3

Tiểu cầu

186 – 547

103/mm3

Hemoglobin

12 – 18

g/100 ml

Hematocrite

37 – 55


ml/100 ml

ASAT (Aspartate Amino Transferase)

<20

UI/l

ALAT (Alanin Amino Transferase)

<30

UI/l

Urea

0,2 - 0,5

g/l

Bilirubin

1–6

ml/l

Creatine

10 – 20


g/l

Alkaline phosphate

30 – 120

g/l

Protein tổng hợp

54 – 71

g/l

Albumin

23 – 32

g/l

Globulin

27 – 44

g/l

Lympho bào

28 – 36,4


%

Bạch cầu đơn nhân lớn

1,7 – 10,8

%

+ Trung tính

43 – 87,9

%

+ Ưa axit

1,0 – 17,1

%

+ Ưa bazơ

0,0 – 0,26

%

Bạch cầu đa nhân

(Moraillon và ctv, 1997)
2.1.8 Sự biến động các chỉ tiêu sinh lý trên chó

Các xét nghiệm về đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, lập công thức bạch cầu
góp phần quan trọng vào công tác chẩn đoán bệnh. Sau đây là một vài chỉ tiêu sinh lý
máu quan trọng trong một số bệnh trên chó:
Viêm bàng quang: tổng số bạch cầu tăng với sự gia tăng của bạch cầu non.
Viêm da dị ứng: có sự gia tăng bạch cầu ưa axit (eosinophils).

5


Bệnh Carre: tổng số bạch cầu rất biến đổi, phụ thuộc từng giai đoạn bệnh. Trong
giai đoạn đầu (cấp tính) của bệnh có sự giảm số lượng bạch cầu. Tổng số bạch cầu gia
tăng thường thấy trong giai đoạn sau. Thiếu máu nhẹ thường thấy ở giai đoạn cuối.
Giun tim (Heartworms): tổng số bạch cầu tăng, eosinophil thường tăng.
Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis):
Thể xuất huyết và hoàng đản: có sự cô đặc máu (hemoconcentration) với sự
gia tăng số lượng hồng cầu lưu thông, Hb bình thường hay gia tăng. Số lượng bạch cầu
tăng đến 50.000 tế bào/mm3. Có sự nghiêng trái 50% tế bào neutrophils chưa trưởng
thành. Giảm số lượng tiểu cầu (thrombocytopenia).
Thể tiết niệu: thiếu máu, số lượng bạch cầu gia tăng trong vài trường hợp,
không thấy biểu hiện rõ.
Viêm phổi:
Thể nhẹ: thiếu máu nhẹ, có dấu hiệu tăng số lượng bạch cầu với sự tăng
neutrophils, dấu hiệu giảm tế bào lympho và eosinophils.
Thể nghiêm trọng: thiếu máu nặng, dấu hiệu giảm số lượng bạch cầu với sự
gia tăng neutrophil và nghiêng trái, có dấu hiệu giảm số lượng eosinophils và
lymphocyte.
Ký sinh trùng, giun móc: thiếu máu, tăng eosinophils.
Dại (Rabies): tổng số bạch cầu tăng trong trường hợp rõ dấu hiệu lâm sàng, đạt
đến 15.000 – 19.000 tế bào/mm3 và giảm xuống trong những ngày sắp chết.
Neutrophils vượt lên 90% từ thời gian có dấu hiệu lâm sàng đến chết.

Ho cũi: số lượng bạch cầu tăng từ 16.000 – 26.000 tế bào/mm3
Nhiễm trùng đường tiết niệu: số lượng hồng cầu bình thường, có sự gia tăng nhẹ
số lượng bạch cầu với sự nghiêng trái.
2.2 Phương pháp cầm cột
Chó được cầm cột đúng cách giúp cho việc tiếp xúc, chăm sóc, khám và điều trị
dễ dàng hơn, ngăn ngừa sự tấn công hay những cử động bất ngờ trong quá trình khám
và điều trị.
Có nhiều phương pháp cầm cột khác nhau, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà
chọn phương pháp thích hợp.

6


2.2.1 Túm chặt gáy
Đây là phương pháp thường được áp dụng nhất trong việc khám bệnh cho chó,
dùng trong việc đo thân nhiệt và tiêm thuốc.
2.2.2 Buộc mõm
Dùng khớp mõm hay sợi dây buộc quanh mõm sau đó thắt chặt ở phía sau gáy.
Phương pháp này thường áp dụng cho chó quá hung dữ hoặc khi sờ nắn vùng đau của
thú.
2.2.3 Banh miệng
Phương pháp này áp dụng trong việc kiểm tra xoang miệng hay cho chó uống
thuốc xổ giun sán. Banh miệng trong trường hợp không có dụng cụ banh miệng, người
ta có thể dùng hai sợi dây buộc hàm trên và hàm dưới, kéo banh về hai phía. Lúc đó
miệng chó sẽ mở ra, việc khám vùng miệng sẽ dễ dàng hơn.
2.2.4 Vòng đeo cổ (vòng Elizabeth)
Thường áp dụng phương pháp này khi cần bảo vệ vết thương, vết mổ hay vùng
bôi thuốc để tránh trường hợp thú quay đầu lại làm đứt chỉ, rách vết thương. Vòng có
thể được làm bằng một tấm bìa cứng, khoét một vòng tròn nhỏ và vừa cỡ cổ chó.
2.2.5 Giữ cho bất động bằng khăn

Dùng khăn choàng hết người của thú, ôm chặt cố định thú cho dễ dàng.
2.2.6 Buộc chó trên bàn mổ
Cố định chó trên bàn mổ thường áp dụng khi phẫu thuật như: thiến chó, mổ
bàng quang, nối ruột, mổ thai,…Có nhiều cách buộc khác nhau tùy theo mục đích và
vị trí cần phẫu thuật trên chó như:
Buộc chó nằm ngửa: Dùng bốn sợi dây, cột thẳng bốn chân chó về bốn phía góc
bàn mổ. Cách buộc này áp dụng trong các trường hợp mổ vùng bụng như: thiến cái,
mổ sạn bàng quang, mổ thai,…
Buộc chó nằm một bên: Trong trường hợp mổ tai, mắt, rút nước xoang bụng,…
buộc chó nằm một bên là thuận tiện nhất.
Buộc chó nằm sấp: Phương pháp này thuận lợi cho việc phẫu thuật vùng đầu,
vùng lưng hay vùng hậu môn, âm đạo,…

7


2.3 Một số bệnh thường gặp trên chó
2.3.1 Bệnh Carre
Bệnh Carre là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hay bán cấp tính do virus thuộc
họ Paramyxoviridae gây ra. Gây hại hàng loạt chó ở bất kì lứa tuổi nào, đặc biệt là chó
non từ 3 – 4 tháng tuổi chưa chủng ngừa
Phân loại học
Thuộc họ Paramyxoviridae- giống Morbilivirus
Chất chứa căn bệnh: dịch tiết nước mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu và phân
Đường xâm nhập: Chủ yếu qua hô hấp với dạng những giọt khí dung hay giọt nước
nhỏ. Ngoài ra, bệnh cũng lây lan gián tiếp qua thức ăn, nước tiểu và bệnh cũng có thể
truyền qua nhau thai.
Sinh bệnh học
Từ xoang mũi, thanh quản, phổi, đại thực bào mang virus đến những hạch
lympho cục bộ và quá trình nhân lên của virus xảy ra tại đây

Trong vòng một tuần tất cả các mô lympho đều bị nhiễm. Lúc này nhiệt độ cơ
thể chó có thể sẽ tăng cao gây sốt pha 1 kéo dài trong 2 – 3 ngày, sau đó là khoảng thời
gian ngưng sốt, số lượng bạch cầu trong máu giảm.
Trên chó non: trong 1-2 tuần sau, virus lan tràn từ mô lympho qua máu rồi đến
niêm mạc hô hấp, tiêu hóa, kết hợp với phụ nhiễm vi trùng tại đường hô hấp tạo nên
đợt sốt lần thứ hai kéo dài cho đến khi chết.
Ngoài phổi, ruột, virus con xâm nhập và tấn công hệ thần kinh, do đó chó có
triệu chứng thần kinh trước khi chết.
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh kéo dài 3-8 ngày tùy theo độ tuổi, giống, tình trạng sức
khỏe, dinh dưỡng, độc lực của virus.
Thể bệnh nặng: chó sốt vài ngày sau đó giảm sốt, thời gian từ khi phát bệnh đến
lúc chết kéo dài 1-2 tuần. Triệu chứng hô hấp: thở khò khè, âm ran ướt, ho, chảy nước
mũi đục như mủ, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều ghèn. Triệu chứng tiêu hóa: đi phân
lỏng, tanh, có thể kèm niêm mạc ruột bong tróc và viêm dạ dày do chó có biểu hiện ói.

8


Nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng, xáo trộn thần kinh, đi xiêu vẹo, co giật,
trào nước bọt, hôn mê. Các biểu hiện này thường xuất hiện sau các xáo trộn về hô hấp
và tiêu hóa.
Thể bệnh trung bình: thời gian mắc bệnh kéo dài 2-3 tuần, trong thời gian này
chó suy nhược, biếng ăn, chảy nước mũi hoặc tiêu chảy nhẹ, kèm theo triệu chứng sốt.
Sau đó xuất hiện triệu chứng sừng hóa gan bàn chân hoặc da vùng gương mũi và biểu
hiện thần kinh: co giật, động kinh, đi không vững, nhai giả. Trước khi chết có triệu
chứng trào bọt, hôn mê.
Thể thần kinh: trên chó già thường thể hiện thể viêm não, đối tượng là những
chó từ vài tuổi trở lên với biểu hiện mất thăng bằng, đi lắc lư. Bệnh có thể kéo dài 3-4
tháng mới gây chết.

Bệnh tích
Đại thể: bệnh biểu hiện không đặc trưng, tùy theo giai đoạn nhiễm có thể thấy
dạng viêm phổi, viêm ruột, mụn mủ trên da, sừng hóa gan bàn chân.
Vi thể: hoại tử bạch huyết, có thể vùi trong tế bào chất bắt màu eosin, viêm não
tủy không mủ.
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng như: Chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi, xáo trộn hô hấp
cùng với ho, tiêu chảy máu tươi hoặc máu chocola, sừng hóa mõm và gan bàn chân,
Ngoài ra chó còn biểu hiện xáo trộn thần kinh. Bệnh kéo dài hơn 3 tuần
Chẩn đoán phân biệt:
Bệnh do Parvovirus: tiêu chảy, ói mửa dữ dội, ít kèm theo triệu chứng hô hấp
Bệnh viêm gan truyền nhiễm: sốt, tiêu chảy, ói mửa, xung huyết màng niêm, đặc
biệt ở vùng miệng, vàng da, gan sưng dễ vỡ, đục giác mạc.
Bệnh do Leptospira: sốt, ói mửa, viêm kết mạc mắt. Sau vài ngày có biểu hiện
viêm phổi khó thở, viêm loét miệng, xuất hiện ở chó lớn, vàng da, vàng niêm
mạc, số lượng bạch cầu tăng, nhất là neutrophile
Bệnh viêm ruột do Coronavirus: chó có biểu hiện viêm dạ dày ruột nhưng ở mức
độ thấp hơn, phân màu xanh, bệnh tiến triển chậm, tỉ lệ chết rất thấp.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Nhờ vào kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang và phân lập virus
9


Điều trị
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh Carre không có cách chữa trị chuyên biệt
nào. Việc dùng kháng sinh, cung cấp chất điện giải nhằm kiểm soát các triệu chứng
lâm sàng như xáo trộn hô hấp, tiêu hóa, thần kinh,… và cung cấp thuốc bổ trợ nhằm
tăng sức đề kháng cho chó.
Một số thuốc kháng sinh chống phụ nhiễm như: streptomycin, lincomycin,
gentamycin, cefalexin, enrofloxacine,…Các thuốc bổ trợ: chống ói (Primperan,

Atropin), trợ hô hấp (bromhexine, eucalyptine), chống xuất huyết đường ruột (Vitamin
K, Transamin), bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột (smecta, phosphalugel), hạ sốt
(anazin),…Cung cấp chất điện giải như: Lactated Ringer, glucose 5%, Electrojet,…là
điều cần thiết. Ngoài ra còn tăng sức đề kháng bằng vitamin nhóm B và C.
Việc dùng kháng huyết thanh chỉ đạt hiệu quả khi bệnh mới phát 2 đến 3 ngày.
Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh: cách ly chó khỏe và chó bệnh, sát trùng nơi nhốt chó bằng
nước javen hoặc formol.
Dùng vaccine phòng bệnh cho những con chó mới mua về không rõ nguồn gốc.
2.3.2 Bệnh do Parvovirus
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây chết hàng loạt ở chó con 6-16 tuần tuổi
với đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn máu và giảm thiểu số lượng bạch cầu.
Phân loại học
Thuộc họ Parvovirus, giống Parvovirus type 2
Chất chứa căn bệnh: thú bệnh và phân là nguồn virus căn bản nhất.
Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường miệng, hoặc trực tiếp từ chó này sang chó
khác, hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm phân thú bệnh.
Sinh bệnh học
Khi xâm nhập 2-4 ngày, virus vào máu gây nhiễm trùng máu, đồng thời kèm
theo sự phát triển của virus trong mô lympho của vùng hầu họng. Virus phát triển
trong những khe của tế bào ruột non và xuất hiện trong phân 3-4 ngày sau khi bị
nhiễm, đạt mức cao nhất khi dấu hiệu lâm sàng đầu tiên được phát hiện, lúc này ruột
non bị phá hủy. Virus còn nhân lên ở tế bào cơ tim gây viêm cơ tim cấp tính và cũng

10


phát triển ở tế bào lympho, tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu tế bào bạch cầu làm
cơ thể tú bị suy giảm miễn dịch.


Qua đường miệng
Virus vào máu
Tủy xương

Hạch bạch huyết và lách

Hoại tử những tế bào sinh lympho
Giảm thiểu tế bào lympho

Chết

Ruột

Hoại tử biểu mô
Viêm ruột/tiêu chảy
Khỏi bệnh

Sơ đồ 2.1: Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó
(Trần Thanh Phong, 1996)
Triệu chứng
Thể viêm dạ dày ruột: Thời gian nung bệnh 3-5 ngày, tỷ lệ mắc bệnh cao ở chó
6-12 tuần tuổi. Chó ủ rũ , bỏ ăn, sốt vừa. Thông thường sốt kéo dài đến khi triệu chứng
tiêu chảy nặng xuất hiện. Thân nhiệt chỉ giảm khi chó suy nhược. Ói mửa, tiêu chảy
nặng, phân lúc đầu lỏng, thối, sau đó phân có màu hồng hoặc đỏ tươi tùy theo vị trí tổn
thương ở ruột. Tiếp theo, phân thối và tanh, có lẫn niêm mạc ruột lẫn keo nhầy. Bạch
cầu giảm mạnh, thiếu máu, chó suy nhược rất nhanh, mất nước dữ dội và phụ nhiễm vi
trùng.
Thể cơ tim: Thường xảy ra trên chó 1-2 tháng tuổi. Cơ tim bị viêm cấp tính
xuất huyết, có thể bị dãn tâm thất đưa đến ngừng nhịp tim hoặc suy tim. Gan sưng, túi
mật sưng. Các biểu hiện ở ruột không rõ rãng, chó chết nhanh sau khi bệnh phát ra


11


Thể kết hợp viêm cơ tim – ruột: Thể này làm cho chó chết nhanh. Chó tiêu
chảy, ói mửa nặng dẫn dến mất nước rất nhanh. Cơ tim bị viêm cấp dẫn đến hiện
tượng ngừng tim, tỷ lệ chết ở thể này rất cao
Bệnh tích
Lách có dạng không đồng nhất. Hạch màng treo ruột triển dưỡng, thủy thủng
và xuất huyết. Dạ dày ruột bị xuất huyết nặng. Thành ruột mỏng do có sự bào mòn của
nhung mao ruột, niêm mạc ruột bong tróc. Gan sưng, túi mật căng. Trong thể viêm cơ
tim thường thấy cơ tim xuất huyết hoặc dãn cơ tim
Chẩn đoán
+ Chẩn đoán lâm sàng: việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào những biến đổi triệu
chứng lâm sàng như bỏ ăn, tiêu chảy có máu do viêm dạ dày ruột xuất huyết, ói mửa
nhiều, đôi khi đi kèm với sốt nhưng không cao. Xét nghiệm máu thường thấy số lượng
bạch cầu giảm. Chó sẽ khỏi bệnh nếu kéo dài sau 5 ngày
+ Chẩn đoán phân biệt:
Bệnh viêm dạ dày ruột do Coronavirus: bệnh lây lan nhanh nhưng thường phát
triển chậm, ít khi gây chết, chó không sốt, lượng bạch cầu không giảm, chó tiêu chảy
nhiều nước, có thể có nhiều chất nhầy hoặc máu.
Bệnh Carre: sốt kèm theo triệu chứng viêm phổi, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy
ra máu nhưng mức độ tiêu chảy ít hơn. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn bệnh
Parvovirus. Sừng hóa gan bàn chân, mụn mủ ở vùng da mỏng, giai đoạn cuối có
triệu chứng thần kinh.
Bệnh viêm ruột do những vi trùng khác như Salmonella, Shigella,
Campylobacter, Leptospira,…hay trường hợp tiêu chảy do ngộ độc thức ăn.
+ Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
Chẩn đoán chắc chắn bệnh qua phân lập tìm virus từ phân tươi hay phát hiện
kháng thể trong máu hoặc kiểm tra điện tâm đồ, test Witness Canine Parvovirus

Điện tâm đồ có thể dùng để khảo sát những chó con bị nghi nhiễm bệnh
Khám tử: kiểm tra bệnh lý mô học cơ tim, cơ quan lympho, mô ruột, nhung
mao ruột,… cũng được đề cập tới.

12


Điều trị
Bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị chỉ nhằm tăng cường sức chống
chọi với bệnh, chữa triệu chứng và chống nhiễm trùng kế phát. Chống mất nước và
cân bằng chất điện giải bằng lactate ringer và NaCl, electroject. Chống ói bằng atropin,
Primperan. Bảo vệ niêm mạc ruột bằng smecta, actapulgite. Cầm tiêu chảy bằng
imodium. Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm: ampicillin, streptomycin kết hợp với trợ
lực, trợ sức bằng Vitamin nhóm B, vitamin C. Cầm máu xuất huyết đường ruột bằng
vitamin K, Transamine.
Phòng bệnh
Cách ly chó khỏe với chó bệnh, không cho chó khỏe tiếp xúc phân chó bệnh. Vệ
sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh. Phòng bệnh bằng
vaccine: mũi đầu tiên bắt đầu lúc 7-8 tuần tuổi, tiêm lần 2 sau 3-5 tuần, sau đó mỗi
năm tái chủng 1 lần. Chó mẹ nên chủng ngừa 2 tuần trước khi phối để tạo kháng thể
mẹ truyền sang con.
2.3.3 Bệnh do Leptospira
Là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và gia súc do Leptospira interrogan
gây nên với biểu hiện viêm dạ dày ruột xuất huyết, thường ói ra máu và phân sậm
màu, hoàng đản, nước tiểu sậm màu.
Bệnh lây lan chủ yếu qua nước tiểu, xâm nhiễm qua đường tiêu hóa hay qua vết
thương ở da.
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 5-6 ngày, thời kì đầu chó có biểu hiện sốt cao, ủ rũ, bỏ
ăn.Viêm kết mạc mắt, xuất huyết ở niêm mạc và da, ói mửa, phân sậm màu (có máu),.

Thú mất nước nhanh, thân nhiệt giảm hơn bình thường (thể thương hàn). Thể hoàng
đản: thú viêm kết mạc mắt, hoàng đản (vàng da và niêm mạc), nước tiểu sậm màu, khó
thở, kém ăn, ói mửa,…Giai đoạn cuối thân nhiệt tăng cao, tiêu chảy đôi khi có xuất
huyết. Thú chết trong 5-8 ngày
Trường hợp diễn biến chậm (thể bán cấp tính và mãn tính) sẽ tương ứng với sự
phát triển hội chứng sinh ure huyết, hậu quả viêm thận, thú tiểu nhiều, khát nước kèm
ói mửa, tiêu chảy. Sau một thời gian hôn mê sẽ chết do ure huyết. Những xáo trộn về

13


×