Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.84 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LƯƠNG THỊ TUẤN ANH

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA QUẬN
LONG BIÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LƯƠNG THỊ TUẤN ANH

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA QUẬN
LONG BIÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI - 2017




1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người
có ích cho xã hội. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã
có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin
cảm quan và từ đó sử dụng nó hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới bên
ngoài. Tuy nhiên, thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố
như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và
phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát
triển trong tương lai của trẻ. Một trong ba mục tiêu cải cách giáo dục của nước
ta là làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ
sở quan trọng của con người Việt nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát
triển toàn diện nhân cách -> giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu
trên.
Hồ Chủ Tịch đã căn dặng rằng:
“Trẻ em như búp trên cành, 
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,...”

Như chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quí của con
người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt.
Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân
tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục
tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Việc
giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của
Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, sức
khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự

phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành
và phát triển về mọi mặt. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì


người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ
gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Đối với trẻ em, cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu rất dễ mắc phải các bệnh
truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao. Hiện nay, những biến đổi khí hậu tự nhiên
cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng,
khí hậu, thời tiết,…Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi.
Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp
nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi
chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn,…Tất cả những điều đó liên quan
tới việc cần phải phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non là công việc
rất cần thiết và không được chủ quan trong thời điểm hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo
viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho trẻ một cách
thường xuyên. Vì nguy cơ xảy ra dịch bệnh với trẻ có thể xảy ra bất kì lúc nào,
nếu chúng ta không chủ động phòng tránh. Thực hiện tốt công tác phòng chống
dịch bệnh, sẽ giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, để trẻ tích cực tham gia các hoạt
động. Góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Nhận thức được vấn đề đó tôi quyết định lựa chọn đề tài “PHỐI HỢP CÁC
LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
MÙA HÈ CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA QUẬN LONG BIÊN - THÀNH
PHỐ HÀ NỘI”.
Nhằm đưa ra được những biện phát nghiên cứu thiết thực nhất để có thể
nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dậy trẻ ở các trường Mầm non trên địa bàn
Quận Long Biên nói riêng và cũng từ đó có thể nhân rộng trên địa bàn cả nước
nói chung.
Cũng qua đoc thấy được sự quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình,

nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ đã trở thành một trong
những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt
chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận


thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động
tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân
cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em
tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các
giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể
diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng
giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan
hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân
hữu ích cho đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích và làm rõ cơ sở lý luận chung về công tác phối hợp
giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng trong việc Phối hợp các lực lượng
xã hội trong giáo dục phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non Trên địa
bàn quận Long Biên, Hà Nội, từ đó phân tích, đánh giá đúng thực trạng của việc
tổ chức các hoạt động Phòng chống các dịch bệnh mùa hè ở các nhà trường hiện
nay; Đề xuất các biện pháp nhằm phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong
công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn Quận Long
Biên – Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng
chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội
3.2. Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ tại các
trường Mầm non trên địa bàn Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Các hoạt động Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống dịch

bệnh mùa hè cho trẻ mầm non trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội diễn ra
trong năm học đều được lên kế hoạch phối kết hợp một cách cụ thể với những tổ
chức xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, để công tác phối kết hợp giữa nhà trường và
cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc cho trẻ mầm non thực sự


đi vào chiều sâu, có hiệu quả rất cần sự vào cuộc của nhiều lực lượng xã hội trên
địa bàn nhà trường. Nếu đề xuất và áp dụng các giải pháp phù hợp với đặc thù,
thực tiễn của trường, lớp, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Ban giám hiệu với đội
ngũ giáo viên, phụ huynh và cộng đồng thì sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho
cộng đồng về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ từ đó
cộng đồng có sự phối hợp tích cực trở lại với nhà trường, tạo hiệu ứng tích cực,
sự tương tác hai chiều, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động
chăm sóc cho trẻ từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phòng chống các dịch bệnh mùa hè.
- Khảo sát thực trạng phối hợp giữa trường và cộng đồng trong việc tổ
chức các hoạt động chăm sóc cho trẻ tại các trường Mầm non Quận Long Biên –
Thành Phố Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp phối hợp có hiệu quả, đồng bộ giữa nhà trường và
cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc cho trẻ của nhà trường
nhằm đưa chất lượng hoạt động dậy học của nhà trường thực sự là một hoạt
động chuyên môn đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ và là sân chơi
hấp dẫn của trẻ, giáo viên và các lực lượng xã hội cùng tham gia.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn
quận Long Biên: Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ; Đơn vị kết nghĩa: Tổ
dân phố; Các doanh nghiệp; Phụ huynh học sinh tại các trường Mầm non trên
địa bàn Quận Long Biên – Thành Phố Hà Nội

- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Các trường mầm non trên địa bàn Quận
Long Biên – Thành Phố Hà Nội
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:


Nghiên cứu một số văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD&ĐT có nội
dung liên quan đến công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non.
Mục đích, ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của công tác Phối hợp các lực
lượng xã hội trong giáo dục phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp tổng kết thực tiễn
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ CHO TRẺ MẦM
NON
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu.
1.1.2. Trên thế giới
1.1.3. Tại Việt Nam

1.1.4. Trẻ mầm non
1.1.5.Phòng chống dịch bệnh mùa hè
1.1.6. Phối hợp
.2.Lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ mầm nonphòng chống dịch bệnh
mùa hè cho trẻ mầm non
1.2.1. Khái niệm lực lượng xã hội
1.2.2. Vai trò của các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ mầm non phòng
chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
1.2.3. Ý nghĩa của các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ mầm non phòng
chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
1.3. Nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ mầm non
phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
1.3.1.Cácphương pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ mầm
non phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non


1.3.2. Các hình thức phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ mầm
non phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
1.3.3. Chủ thể trong công tác phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
trẻ mầm non phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo
dục trẻ mầm non phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non
1.4.1. Nhân tố khách quan
1.4.2. Nhân tố chủ quan
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác huy động các lực
lượng thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và bài học kinh nghiệm
cho quận Long biên, thành phố Hà Nội
1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho quận Long biên, thành phố Hà Nội
Kết luận chương 1



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ CHO TRẺ
MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI
2. 1. Khái quát tình hình hoạt động các trường mầm non trên địa bànquận
Long Biên, Hà Nội.
2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục tại Hà Nội
2.1.2. Đặc điểm tình hình hoạt động tại các trường mầm non trên địa bàn
quận Long Biên, Hà Nội
2.1.3. Nguyên tắc huy động lực lượng cộng đồng
2.1.4. Huy động lực lượng cộng đồng trong việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ
mầm non
2.2. Thực trạng nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ
mầm non phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm nontrên địa bàn
quận Long Biên, Hà Nội
2.2.1. Phương pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ mầm
non phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm nontrên địa bàn quận Long
Biên, Hà Nội
2.2.2. Hình thức phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục trẻ mầm non
phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non trên địa bàn quận Long
Biên, Hà Nội
2.2.3. Chủ thể trong công tác phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
trẻ mầm non phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non trên địa bàn
quận Long Biên, Hà Nội
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc phối hợp các lực lượng xã
hội trong giáo dục trẻ mầm non phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
mầm nontrên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội



2.3.1. Nhân tố khách quan phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công
tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phòng chống các dịch bệnh mùa hè.
2.3.2. Nhân tố chủ quan phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phòng chống các dịch bệnh mùa hè.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1.Kết quả phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công tác chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non phòng chống các dịch bệnh mùa hè.
2.4.2.Hạn chế phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công tác chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non phòng chống các dịch bệnh mùa hè.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phòng chống các dịch bệnh mùa
hè.
Kết luận chương 2


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ CHO TRẺ MẦM
NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI

3.1. Định hướng phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non phòng chống các dịch bệnh mùa hè
3.2 . Giải pháp tăng cường sự phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ mầm non trên địa bàn quận Long
Biên, Hà Nội
3.2.1. Nhóm giải pháp giữa Nhà trường với Cộng đồng nhằm Nâng cao nhận
thức của giáo viên và các thành phần dân cư;
3.2.2. Tăng cường sức mạnh tổng hợp của ngành giáo dục, cấp Đảng ủy,
chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội

3.2.3. Tăng cường thể chế hóa, xây dựng cơ chế chính sách trong việc phối
hợp các lực lượng xã hội
3.2.4. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội
3.2.5. Các giải pháp khác đề xuất
3.2.5.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và
cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phòng chống các dịch
bệnh mùa hè trong năm học và triển khai đối với 100% cán bộ giáo viên nhà
trường. Triển khai thông qua các buổi họp PHHS đầu năm học.
3.2.5.2.Biện pháp 2: Không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ của nhà trường, đây là mục đích nhằm khẳng định thương hiệu của
nhà trường để các tổ chức xã hội trên địa bàn thành phố biết đến và thu hút
được sự quan tâm tích cực.
3.2.5.3. Biện pháp 3: Làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động phối hợp giữa nhà
trường và cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phòng


chống các dịch bệnh mùa hè
3.2.5.4. Biện pháp 4 : Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo
viên, phụ huynh, cộng đồng dân cư...
3.2.5.4. Biện pháp 5: Xây dựng mối quan hệ gắn kết với chính quyền
địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn, đơn vị kết nghĩa...
3.2.5.4. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa nhằm đẩy mạnh công tac
chăm sóc trẻ theo hình thức đổi mới, sáng tạo theo quan điểm giáo dục ”Lấy
trẻ làm trung tâm” và khuyến khích cộng đồng cùng tham gia.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp đề
xuất
3.3. Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Đảng, nhà nước

3.3.2. Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình Giáo dục Mầm non Nxb Giáo
dục Việt Nam.
2.

Điều 93, Luật Giáo dục năm 2005.

3.

Quyết định số 149/TTg ban hành "Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai
đoạn 2006 - 2015"

4.

Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ký ngày 28/3/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

5.

Ngày 23/12/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 71/2008/CTBGDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công
tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.

6.

Ngày 25 tháng 7 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thông tư số

17/2009/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục mầm non, văn bản
hướng dẫn thực hiện Chương trình.

7.

Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành "Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 2015"

8.

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 (Ban hành kèm theo
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ

9. Ngô Hiểu Huy (2015) Phương pháp Giáo dục Montessori – Phương pháp
giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0-6 tuổi, Nxb Phụ nữ.
10. Lương Thị Bình – Phan Lan Anh (2014) Các hoạt động giáo dục tình cảm và
kĩ năng xã hội cho trẻ Mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
11.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục Mầm non Nxb Giáo
dục Việt Nam.


12. Phạm Thị Luân – Giáo trình phòng bệnh cho trẻ mầm non - NXB trường
cao đẳng sư phạm trung ương TP Hồ Chí Minh – năm 2015
13. Lê Thị Mai Hoa – Giáo trình Dinh dưỡng cho trẻ - NXB Đại học Huế



×