Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

QUẢN lý THU THUẾ ở CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.96 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VONGPHACHANH VONGPADITH

QUẢN LÝ THU THUẾ
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Quang Minh

Phản biện 1: ............................................................
............................................................

Phản biện 2: ............................................................
............................................................

Phản biện 3: ............................................................
............................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....



Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế là một chủ trương nhất quán và là
nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng
nhân dân cách mạng Lào trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương
hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước Lào đã từng bước, chủ động hội nhập
ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc mở rộng quan hệ
hợp tác cũng như mở rộng thị trường như vậy đòi hỏi Đảng và Nhà nước không
ngừng đổi mới các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô trong đó có chính
sách thuế. Quản lý thu thuế là một trong những lĩnh vực khó khăn, phức tạp nhất
của quản lý kinh tế. Điều này xuất phát từ việc thuế liên quan trực tiếp đến lợi ích
kinh tế của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội; đồng thời, quản lý thu thuế lại chịu
tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau mà những tác động này lại đa chiều, phụ
thuộc lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Thêm vào đó, bản chất huy động nguồn lực
từ thuế là huy động kết quả của nền sản xuất xã hội từ các chủ thể kinh tế và từ thu
nhập của các cá nhân trong xã hội nên quản lý thu thuế gắn với các yếu tố kỹ thuật
nghiệp vụ rất sâu về hạch toán kế toán, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh
và kiểm soát thu nhập. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và cách mạng công
nghiệp 4.0, những yếu tố của môi trường quản lý thu thuế thay đổi dẫn đến cần
những thay đổi trong nhận thức về lý luận và tổ chức quản lý thu thuế. Đây chính
là những khoảng hở về lý luận quản lý thu thuế cần tiếp tục nghiên cứu làm cơ sở
vận dụng trong thực tiễn quản lý kinh tế. Vì lẽ đó, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện lý luận về quản lý thu thuế.
Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý

thu thuế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nhưng chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về quản lý thu thuế.
Vì những lý do trên, đề tài luận án “Quản lý thu thuế ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có tính thời sự và là đòi hỏi cấp
bách của thực tiễn quản lý thu thuế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là: Hệ thống hóa lý luận về quản lý thu
thuế, đặt quản lý thu thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
để xem xét tìm ra những yêu cầu đối với quản lý thu thuế. Phân tích thực trạng
quản lý thu thuế ở CHDCND Lào. Trên cơ sở những phân tích về thực trạng và


2
những kinh nghiệm của một số nước về quản lý thu thuế, luận án đề xuất những
phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện quản lý
thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thu thuế.
- Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian qua,
tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý thu thuế ở
CHDCND Lào trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là các quan hệ quản lý trong hoạt động thu, nộp
thuế. Các quan hệ quản lý thu, nộp thuế được hiểu dưới hai góc độ: Một là quan hệ
quản lý giữa nhà nước đối với xã hội, quan hệ quản lý này dựa trên quyền lực đặc
biệt của Nhà nước-với tư cách là cơ quan cầm quyền. Hai là quan hệ quản lý của
một tổ chức công nhằm tạo ra các dịch vụ công cung cấp đáp ứng yêu cầu của xã

hội. Dưới góc độ này, quản lý thu thuế được xem như là quan hệ quản lý hành
chính của Chính phủ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án về nội dung luận án chỉ nghiên cứu một
khâu trong quản lý thuế đó là khâu hành thu, là các quan hệ quản lý trong phạm
vi quan hệ giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế và các quan hệ quản lý thu
thuế nội địa. Luận án không nghiên cứu về thực trạng quản lý thu thuế theo
nghĩa rộng (tức là không bao hàm việc ban hành chính sách thuế), không nghiên
cứu về quản lý thu thuế của cơ quan Hải quan và các quan hệ giữa cơ quan thuế
với các cơ quan khác trong Chính phủ và Quốc hội. Về thời gian: Luận án tập
trung nghiên cứu tình hình quản lý thu thuế trong thời gian từ năm 2012-2016,
định hướng sử dụng các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế ở CHDCND Lào
đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Các nghiên cứu trong luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về chủ nghĩa xã hội, lý luận của các trường phái kinh tế và quản lý hiện đại, cũng
như các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và
nhà nước Lào.
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án.
+ Phương pháp nghiên cứu lịch sử.
+ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê.


3
+ Phương pháp định tính để phân tích và đánh giá quá trình quản lý thu thuế
ở CHDCND Lào.
+ Phương pháp điều tra xã hội học:
Ngoài việc đánh giá thực trạng quản lý thu thuế ở CHDCND Lào bằng số
liệu quản lý thuế do cục Thuế và CQT các cấp công bố qua các báo cáo tổng
kết, sơ kết, thông tin báo chí, các thông tin số liệu được cung cấp bởi các cơ

quan có chức năng liên quan như Trang Thông tin Chính phủ, Tổng cục Thống
kê, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…. ; tác giả luận án còn sử dụng
phương pháp đánh giá qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi. Cuộc khảo sát được
tiến hành trên cơ sở đặt ra các câu hỏi, các nội dung đã chuẩn bị sẵn để các đối
tượng được khảo sát cho ý kiến của mình bằng cách trả lời các câu hỏi trong
phiếu khảo sát. Cụ thể như sau:
- Nghiên cứu sinh tiến hành điều tra 850 phiếu, trong đó 500 phiếu phát cho
ĐTNT và 350 phiếu phát cho cán bộ công chức thuế.
- Đối tượng điều tra gồm: người nộp thuế và cán bộ công chức thuế.
Các câu trả lời được tập hợp theo từng nhóm và được sử dụng để minh họa
thêm cho các phân tích, đánh giá, nhận xét của Luận án.
- Mục đích điều tra nhằm tìm hiểu sự đánh giá của các đối tượng có liên
quan về quản lý thu thuế của Lào hiện nay.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án làm rõ cơ sở lý luận về quản lý thu thuế ở một nước có nền kinh
tế đang phát triển và đang hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và quốc tế.
- Đánh giá một cách khoa học những thành tích đạt được, những hạn chế,
yếu kém và các nguyên nhân về công tác quản lý thu thuế ở CHDCND Lào trong
thời gian qua. Đặc biệt luận án cố gắng phân tích những thách thức, những vấn đề
trong quản lý thu thuế mà CHDCND Lào phải đối mặt trong tiến trình hội nhập
kinh tế. Trên cơ sở đó đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác
quản lý thu thuế.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian tới, qua đó góp phần nâng cao hiệu
quả và hiệu lực quản lý thu thuế ở CHDCND Lào.
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý
nhà nước và các đơn vị có liên quan.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
nội dung của luận án bao gồm 4 chương,12 tiết.



4
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ
Mục tiêu của chương 1 là nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài,
nhằm xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế từ đó chỉ ra
những vấn đề tiếp tục nghiên cứu về quản lý thu thuế ở CHDCND Lào.
Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án, luận
án chia các công trình thành 2 nhóm: 1). Những công trình khoa học ở nước ngoài
có liên quan đến đề tài; 2). Những công trình khoa học ở Lào có liên quan đến đề
tài; Có thể nhận thấy, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý
thu thuế dưới nhiều góc độ khác nhau; trong đó có nhiều công trình khoa học đăng
tải trên các báo, tạp chí nghiên cứu về vấn đề quản lý thu Thuế với những kết quả
đáng trân trọng. Nhiều nội dung trong công trình nghiên cứu trong nước và các
công trình nghiên cứu ở nước ngoài có thể kế thừa và nghiên cứu sâu hơn cho phù
hợp với tình hình thực tế tại Lào.
Những khoảng trống và những vấn đề luận án sẽ nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài, các công trình đó đã tiếp cận và nghiên cứu với nhiều góc độ khác
nhau, nhưng chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về: "Quản lý thu thuế ở
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào". Đây chính là khoảng hở cần tiếp tục nghiên cứu
về quản lý thu thế ở CHDCND Lào. Cụ thể là các vấn đề sau:
Một là, chưa có cơ sở lý luận toàn diện về quản lý thu thuế ở một nước đang
phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần được tiếp tục bổ sung, phát
triển và làm rõ thêm.
Hai là, chưa đánh giá đầy đủ và toàn diện về thực trạng quản lý thu thuế ở
CHDCND Lào trong giai đoạn 2012 - 2016, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh

tế khu vực và quốc tế và yêu cầu của hiện đại hóa quản lý thu thuế.
Ba là, chưa có công trình nào đề xuất có hệ thống các giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý thu thuế ở CHDCND Lào từ 2017 đến năm 2025.
Chính vì vậy, trong nội dung, phạm vi nghiên cứu của mình, luận án định
hướng nghiên cứu vào các vấn đề chính sau:
- Phát triển và bổ sung lý luận cơ bản về quản lý thu thuế, đặt quản lý thuế
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để xem xét tìm ra những yêu cầu đối với
quản lý thu thuế.
- Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian qua,
tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý thu thuế ở
CHDCND Lào trong thời gian tới.


5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ

2.1.1. Khái niệm, mục tiêu và đặc điểm của quản lý thu thuế
2.1.1.1. Khái niệm quản lý thu thuế
Theo nghĩa rộng, Quản lý thu thuế có thể được hiểu là toàn bộ quá trình
hoạch định chính sách, xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước
nhằm điều tiết một bộ phận thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước thông qua
hệ thống thuế.
Theo nghĩa hẹp, quản lý thu thuế được hiểu là là quá trình cơ quan thuế và
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo để người
nộp thuế thực thi nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Hay nói một cách đơn
giản, quản lý thu thuế là tổ chức hành thu thuế.
2.1.1.2. Mục tiêu của quản lý thu thuế

Một là, Đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung một cách chính xác, kịp
thời, thường xuyên, ổn định cho ngân sách quốc gia.
Hai là, Quản lý thu thuế phải có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế
của một quốc gia, đảm bảo nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, phát huy vai trò
tích cực của hệ thống thuế trong đời sống kinh tế - xã hội.
Ba là, Quản lý thu thuế phải nhằm mực tiêu tối thiểu hóa chi phí, nâng cao
hiệu quả, hiệu lực của quản lý thu thuế.
Bốn là, Đảm bảo sự tuân thủ theo pháp luật, chống các hành vi trốn thuế,
tránh thuế, đồng thời phản ánh kịp thời các yêu cầu của xã hội, các bất cập trong
chính sách, trong quản lý để điều chỉnh kịp thời.
2.1.1.3. Đặc điểm của quản lý thu thuế
So với các hoạt động quản lý khác, quản lý thu thuế có những đặc điểm cơ
bản sau đây: Quản lý thu thuế là quản lý bằng pháp luật; Quản lý thu thuế đặc biệt
coi trọng phương pháp hành chính; Quản lý thu thuế xét ở tầm vĩ mô là hoạt động
mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ.
2.1.2. Nguyên tắc quản lý thu thuế
- Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật.
- Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
- Thứ ba, nguyên tắc thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế.
- Thứ tư, nguyên tắc công khai, minh bạch
- Thứ năm, nguyên tắc tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ
quốc tế.


6
2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THU THUẾ

2.2.1. Những nội dung quản lý thu thuế
2.2.1.1. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
 Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý thu thuế

Nói đến tổ chức bộ máy quản lý thu thuế, người ta còn đề cập đến mô hình
tổ chức quản lý thu thuế. Hiện nay trên thế giới có các mô hình tổ chức bộ máy thu
thuế như sau: (1) mô hình tổ chức bộ máy theo đối tượng; (2) mô hình tổ chức bộ
máy theo sắc thuế; (3) mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng; (4) mô hình tổ
chức bộ máy kết hợp các mô hình trên (mô hình tổ chức bộ máy hỗn hợp).
 Xây dựng cơ chế quản lý thu thuế
- Cơ chế quản lý cơ quan thuế tính thuế và thông báo thuế: là cơ chế quản lý
trong đó cơ quan thuế đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm tính thuế và yêu cầu đối
tượng nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế. Ưu điểm của phương thức này là
cơ quan thuế hoàn toàn chủ động công việc. Tuy nhiên, theo cơ chế này, trách
nhiệm của người nộp thuế không được đề cao, cán bộ thuế là người làm thay công
việc cho đối tượng nộp thuế dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế.
Cơ chế này chỉ phù hợp với một số quốc gia có số đối tượng nộp thuế ít, trình độ
của đối tượng nộp thuế hạn chế khó có khả năng tự tính thuế.
- Cơ chế quản lý tự khai - tự nộp thuế: Là cơ chế quản lý thu thuế trong đó
người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế. Cơ quan thuế không
can thiệp vào việc thực hiện của đối tượng nộp thuế. Cơ chế này rất phù hợp với
những quốc gia có nền kinh tế phát triển, khi trình độ nhận thức và hiểu biết luật
của người dân ở mức độ khá cao, trình độ tổ chức quản lý của cơ quan thuế đáp
ứng được yêu cầu, hệ thống chính sách thuế phải minh bạch dễ hiểu, dễ thực hiện.
Có khả năng áp dụng các công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại vào
công tác quản lý thu thuế.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi hay phát triển, một số quốc gia áp
dụng một số cơ chế quản lý thuế trung gian (hỗn hợp của cả hai cơ chế) nhằm
phát huy hết ưu điểm của cả hai cơ chế và phù hợp với từng điều kiện, từng đối
tượng nộp thuế.
2.2.1.2. Tổ chức triển khai thực hiện các luật thuế và quản lý quá trình
thu thuế
Để đạt được mục tiêu của quản lý thu thuế, cơ quan thuế phải tổ chức
thực hiện những nội dung cơ bản của việc tổ chức thực hiện các quy định của luật

thuế bao gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Quản lý kê khai thuế; Thanh
tra, kiểm tra NNT; Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế


7
2.2.2. Cỏc ch tiờu ỏnh giỏ qun lý thu thu
2.2.2.1. Cỏc tiờu chớ nh tớnh
Th nht,mc hon thnh nhim v chớnh tr, kinh t, vn húa, xó hi,..
m ng v Nh nc ó giao trong tng thi k.
Th hai, mc tuõn th phỏp lut thu ca NNT: th hin qua s quan tõm
v am hiu ca NNT i vi cỏc quy nh ca phỏp lut thu, nht l cỏc quy nh
liờn quan n quyn v ngha v ca NNT.
Th ba, s t nguyn hay min cng trong tuõn th thu. Tiờu chớ ny cho
thy NNT tuõn th mt cỏch min cng hay t nguyn phỏp lut thu.
2.2.2.2. Cỏc ch tiờu nh lng
* Tng thu ni a trờn GDP
Mc ớch s dng: ỏnh giỏ mc ng viờn t thu, phớ ni a vo
NSNN tớnh trờn GDP.
Cụng thc tớnh:
Tng thu ni a
T l tng thu ni a trờn GDP =
x 100%
GDP theo giỏ thc t
* Tng thu ni a do ngnh thu qun lý trờn tng thu ngõn sỏch nh nc
Mc ớch s dng: ỏnh giỏ mc úng gúp ca ngnh thu trong vic
thc hin nhim v thu NSNN, ch tiờu ny c tớnh v phõn tớch nguyờn nhõn
bin ng theo tng nm.
Cụng thc tớnh:
Tng thu ni a do ngnh
T l tng thu ni a do

thu qun lý
ngnh thu qun lý trờn
x 100%
=
tng thu NSNN
Tng thu NSNN
* Tng thu ni a do ngnh thu qun lý trờn d toỏn phỏp lnh c giao
Mc ớch s dng: ỏnh giỏ cụng tỏc lp d toỏn thu ngõn sỏch v nng lc
thu thu ca c quan thu, tiờu chớ ny c dựng phõn tớch nguyờn nhõn bin
ng theo tng nm.
Cụng thc tớnh:
Tng thu ni a do ngnh
T l tng thu ni a do
thu qun lý
ngnh thu qun lý trờn d
x 100%
=
D toỏn phỏp lnh
toỏn phỏp lnh c giao
c giao
2.3. CC NHN T NH HNG N QUN Lí THU THU

2.3.1. Cỏc nhõn t khỏch quan
2.3.1.1. Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Thể chế chính trị ảnh hưởng đến quản lý thu thuế trên phương diện xây dựng
chính sách quản lý thuế mà thể hiện rõ nét nhất ở quan điểm điều tiết thuế với mức
độ nào, nhằm đến những đối tượng nào


8

2.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội một quốc gia
Quản lý thu thuế là một lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội cụ thể. Bởi vậy, quản
lý thu thuế chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện kinh tế - xã hội của một quốc gia.
2.3.1.3. Hi nhp kinh t quc t
Hi nhp kinh t quc t to ra nhng c hi m cỏc nc cú th tn dng
y nhanh tc tng trng kinh t v nõng cao mc sng, lm tng quỏ trỡnh trao
i hng húa, trao i v chuyn giao cụng ngh cng nh s lu thụng, iu tit cỏc
dũng vn gia cỏc nc... Nhng c hi ny thc cht ó tỏc ng rt ln n nn
kinh t khi tham gia hi nhp vi s phỏt hin hng loi cỏc nh u t mi, cỏc nh
kinh doanh mi, cỏc hỡnh thc kinh doanh khỏc nhau, nhng quan h kinh t a dng,
phc tp. Nhng vn ny t ra cho qun lý thu thu nhng vn rt ln k c
phng phỏp qun lý, cỏch thc qun lý, yờu cu v ni dung qun lý.
2.3.1.4. Trình độ dân trí
Trình độ dân trí cao sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý thu thuế, và
ngược lại, trình độ dân trí thấp thì gây nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý thu
thuế. Khi ngi np thu am hiu pháp lut thu, t giác chp hnh s to c s
cho vic tit kim chi phí qun lý.
2.3.2. Cỏc nhõn t ch quan ca ngnh thu
2.3.2.1. Chất lượng b mỏy v cán bộ, công chức thuế
B mỏy v con người luụn luụn l nhân tố khụng th khụng k n ca mi
hot ng qun lý núi chung, ca hot ng qun lý thu thu núi riờng, nú quyết
định đến mọi sự thành bại của hoạt động quản lý, lực lượng cán bộ, công chức thuế
đều có những tác động mạnh mẽ đến quản lý thu thuế, đến sự thành công hay thất
bại của quản lý thu thuế.
2.3.2.2. Trang thit b c s vt cht phc v cho công tác qun lý thu thu
Khi trang b tt cho công tác qun lý s to c s cho vic tit kim chi phí
thu np, nhanh chóng v thi gian, kim tra kim soát s tt hn, t ú góp phn
nâng cao hiu qu qun lý thu.
2.4. KINH NGHIM MT S NC V QUN Lí THU THU V BI
HC Cể TH VN DNG CHO CNG HềA DN CH NHN DN LO


2.4.1. Kinh nghim ca cỏc nc v qun lý thu thu
Lun ỏn tp trung nghiờn cu kinh nghim qun lý thu thu ca mt s nc
nh: New Zealand, Singapore, Australia, Vit Nam v kinh nghim ca mt s
nc khỏc. Nhng kinh nghim ny l rt b ớch cho vic nghiờn cu v qun lý
thu thu v cú th s dng cho phự hp vi iu kin phỏt trin kinh t - xó hi
CHDCND Lo.


9
2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu thuế của các nước như trên có thể rút
ra một số bài học kinh nghiệm đối với việc quản lý thu thuế của Lào như sau:
- Về mô hình tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
Về mô hình tổ chức bộ máy: Hầu hết các cơ quan quản lý Trung ương của các
nước có sự kết hợp hài hòa giữa quản lý theo sắc thuế, theo đối tượng quản lý và theo
chức năng. Đối với CHDCND Lào là nước đang phát triển ở mức trung bình thấp cần
lựa chọn một mô hình tổ chức quản lý thu thuế sao cho hiệu quả nhất, vừa phát huy
được yêu cầu quản lý, vừa nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo phù hợp với điều
kiện thực tế, tiết kiệm được chi phí và vừa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
- Về cơ chế quản lý thu thuế
Từng bước hoàn thiện áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế (tự tính thuế) theo
kinh nghiệm của các nước và theo xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đòi hỏi Lào
phải không ngừng cải cách mọi chính sách kinh tế - xã hội của mình cho phù hợp
với xu hướng phát triển của thế giới.
- Về tổ chức triển khai thực hiện pháp luật thuế
Về tổ chức triển khai thực hiện pháp luật thuế theo kinh nghiệm của các nước
trên đều hướng tới nâng cao tính tuân thủ của NNT để tiết kiệm chi phí quản lý thu
thuế, quản lý thu thuế theo hướng hiện đại hóa, tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, áp
dụng hệ thống công nghệ thông tin gắn với hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật, phát huy

vai trò của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, hỗ trợ người nộp thuế bằng phương
thức điện tử và nhắn tin qua điện thoại như Singapore… Coi trọng và nâng cao hiệu
quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế,…
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào ảnh hưởng đến quản lý thu thuế
Lào nằm ở bán đảo Đông Dương, có diện tích 236.800km2 và có chung biên
giới với năm quốc gia: phía Bắc giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
phía Nam giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây có chung biên giới với
Myanma, phía Tây Nam có chung biên giới với Vương quốc Thái Lan và phía
Đông có chung biên giới với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


10
Lào là một nước có lịch sử đấu tranh giành độc lập lâu dài, là một đất nước
có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm như vàng, bạc, đá quý, quặng, rừng,...
Theo thống kê trong năm 2015 dân số Lào có khoảng 6.464.775 người với 48
dân tộc. Lào có 18 tỉnh. Viêng Chăn là Thủ đô của nước CHDCND Lào, là trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Lào. Lào là một nước không có đường
thông ra biển, địa hình chủ yếu là đồi núi. Nước Lào có 3 đồng bằng lớn nhằm ở các
vùng khác nhau. Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, tiềm
năng thủy điện và khoáng sản thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra,
CHDCND Lào có hơn 140 dòng sông, thuận tiện cho phát triển giao thông đường
thủy, phát triển thủy điện và thủy lợi.
Từ khi đổi mới kinh tế theo đường lối của Đảng và Nhà nước, kinh tế của Lào
không ngừng phát triển và đạt được những kết quả rất đáng kể. Chẳng hạn, trong

những năm đầu đổi mới (1987-1990) GDP hàng năm tăng trung bình là 4,5 %;
trong những năm 1991-1995 tăng lên 6,7 %; trong những năm 1996-2000 GDP hàng
năm tăng trung bình là 6,2%; đến năm 2001-2005 tốc độ tăng trưởng của GDP đạt
7,2%/năm; năm 2005-2010 tốc độ tăng trưởng của GDP đạt 7,9% và đến năm 20102015 tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP đạt 7,9%.
Bảng 3.1: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Tính TB
Nội dung
2010- 20112012201320145 năm
2011
2012
2013
2014
2015
Tăng trưởng GDP (%)
8,1
8,3
8,0
7,8
7,5
7,9
Nông nghiệp-lâm nghiệp
2,9
2,8
3,1
3,0

3,0
3,0
Công nghiệp
15,8
14,4
7,4
8,5
8,9
11,0
Dịch vụ
7,8
8,1
9,7
9,3
9,1
8,8
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm: năm 1985 là 114USD,
năm 1990 là 211USD, năm 1995 tăng tới 380USD, năm 2000-2001 đạt 319USD,
năm 2010-2011 đạt tới 1.217 USD, và đến năm 2014-2015 đạt 1.970
USD/1người/1năm. Đặc biệt, trong năm 2011 ngân hàng thế giới chuyển nước Lào từ
nhóm nước có thu nhập mức độ thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.
Việc thực hiện theo phương pháp quản lý thu thuế mới đã góp phần nâng
cao tỷ lệ động viên của NSNN qua các năm. Góp phần tích cực làm cho tỷ trọng
thuế chiếm trong GDP ngày một tăng và ổn định ở mức không dưới 10% trong
những năm gần đây.


11
Bảng 3.2: Tỷ trọng thuế trong GDP qua các năm

Năm

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

Thuế/GDP

18,05%

19,03%

20,03%

19,47%

20,06%

Nguồn: Vụ Chính sách, Bộ Tài chính Lào
So với giai đoạn trước tỷ lệ động viên qua thuế cao hơn và ổn định hơn. Về
cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế của Lào đã có sự thay đổi theo hướng công nghiệp
hóa và hiện đại hóa như: GDP của ngành nông nghiệp - lâm nghiệp đã giảm từ
trong năm 2010-2011 là 27,9% giảm xuống còn 23,7% trong tổng GDP; GDP của
ngành công nghiệp đã tăng lên từ 26,9% trong năm 2010-2011 thành 29,1% trong

năm 2014-2015 và GDP của ngành dịch vụ cũng tăng lên từ 45,2% trong năm
2010-2011 thành 47,2% trong năm 2014-2015.
3.1.2. Chủ trương và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào
Chủ trương của Đảng và nhà nước Lào khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế là tận dụng những cơ hội trong quá trình hội nhập để mở rộng giao lưu
hàng hóa với các nước trong khu vực, thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện xóa
đói giảm nghèo, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh tế, xã hội của các nước
trong khu vực, qua hợp tác tranh thủ những thành tựu khoa học, kỹ thuật để áp dụng
vào quá trình sản xuất kinh doanh.
3.1.3. Các cam kết về thuế trong quá tình hội nhập kinh tế quốc tế ở
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Các cam kết của Lào để thực hiện AFTA : Như các nước thành viên của
ASEAN khác, khi tham gia ký kết và thực hiện các quy định của AFTA, CEPT về
kinh tế như tiếp tục tham gia xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
- Các cam kết về thuế của Lào khi tham gia WTO: Sự thành công trong
việc gia nhập WTO của Lào chỉ là bước đầu, lợi ích thực sự sẽ hiện lên khi Lào
đã thực hiện nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên của WTO. Để hoàn
thành nghĩa vụ đó, Chính phủ Lào phải thực hiện một số cam kết của mình như:
Cắt giảm dần thuế quan, cải cách thể chế kinh tế, nâng cao khả năng xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và các
nước trên thế giới.
- Các Hiệp định thương mại Lào với các nước: Hiệp định đa phương,
hiệp định song phương giữa Lào với các nước: Hiệp định giữa CHDCND Lào và
XHCN Việt Nam,… Mục đích là để xóa bỏ thuế quan cho các mặt hàng có xuất
xứ từ các nước đã ký kết hiệp định, tránh đánh thuế trùng, thống nhất các ưu đãi
về thuế,…



12
3.1.4. Tác động của hội nhập khu vực và thế giới đối với quản lý thu
thuế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Một là, cắt giảm thuế quan sẽ làm giảm thu từ thuế xuất nhập khẩu, các loại
thuế thuế liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hai là, cắt giảm thuế quan sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ba là, khi tham gia hội nhập, mở cửa thị tường sẽ dẫn đến đối tượng nộp
thuế ngày càng tăng nhanh chóng và phức tạp xuất hiện các yếu tố như trốn thuế,
gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái,…đặt ra yêu cầu quản lý thuế đối với thị
trường nội địa ngày càng chặt chẽ.
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO

3.2.1. Thực trạng xây dựng tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
3.2.1.1.Thực trạng xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
Trong những năm trước đây, mô hình quản lý thuế của Lào tổ chức theo
ĐTNT và theo sắc thuế. Bắt đầu từ năm 2009 bộ máy tổ chức quản lý thuế của Lào
đã tổ chức thành ngành dọc, thống nhất trong phạm vi cả nước và chịu sự lãnh đạo
song trùng của ngành dọc và chính quyền địa phương. Cơ cấu tổ chức theo ngành
dọc ở Lào phân chia ngành thuế thành 3 cấp: cấp trung ương được gọi là Vụ thuế
và các sở trực thuộc; ở cấp tỉnh, thành phố gọi là sở thuế và có các phòng trực
thuộc; ở cấp huyện gọi là tổ thuế.
NCS đã thực hiện khảo sát NNT về công tác quản lý thu thuế ở CHDCND
Lào thời gian qua theo hai giác độ: Bộ máy quản lý thu thuế của Lào hiện nay
chưa đảm bảo tính gọn nhẹ và Thủ tục, quy trình thu nộp thuế còn rườm rà, với
hình thức cho điểm từ 0 đến 5 theo mức độ đồng ý tăng dần. Kết quả ở Bảng 3.3
sau đây đã thể hiện rõ nhận định trên.
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về hiệu quả lý thu thuế
Điểm bình
Nội dung

quân đánh
giá của NNT
Bộ máy quản lý thu thuế của Lào hiện nay chưa đảm bảo tính
3,98
gọn nhẹ
Thủ tục và quy trình thu nộp thuế còn rườm rà
4,44
Nguồn: NCS tự khảo sát
Bảng số liệu trên cho thấy, NNT đều đồng ý cao với các nhận định rằng, Bộ
máy quản lý thu thuế của Lào hiện nay chưa đảm bảo tính gọn nhẹ và Thủ tục và
quy trình thu nộp thuế còn rườm rà, với mức độ đồng ý khá cao từ (từ 3,98 đến


13
4,44 điểm trên thang điểm 5). Mặc dù đây chỉ là một số liệu khảo sát với một quy
mô mẫu nhỏ, song so với thực tế diễn biến quá trình hoàn thiện và điều chỉnh bộ
máy quản lý thu thuế, quy trình thu nộp thuế của Lào thời gian qua thì những con
số trên đã phần nào phản ánh những tác động chưa tốt của tổ chức bộ máy thu thuế
đến hiệu quả quản lý thu thuế ở Lào trong thời gian qua.
3.2.1.2. Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý thu thuế
Cơ chế quản lý thu thuế đang áp dụng phổ biến ở CHDCND Lào là cơ chế
cơ quan thuế tính thuế, thông báo thuế và thu thuế, kết hợp với cơ chế tự tính-tự
nộp thuế đối với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, theo xu hướng hội nhập kinh
tế thế giới và phát triển kinh tế cơ chế thông báo thuế tỏ ra không còn phù hợp,
cần được nghiên cứu đổi mới cho phù hợp với thực tiễn quản lý kinh tế đất nước.
3.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện các luật và quản lý quá trình
thu thuế
- Công tác tuyên truyền các luật, các cơ chế, chính sách về thu thuế
Trong thời gian qua, những hình thức truyên truyền được triển khai hiệu quả
như in các ấn phẩm về pháp luật thuế; tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại, tập huấn

cho NNT; thông qua đài truyền thanh, đài truyền hình, các báo đưa tin, cập nhật
những nội dụng mới nhất của chính sách thuế; tổ chức tuyên dương, khen thưởng
NNT tốt… Qua số liệu điều tra NNT với câu hỏi: Việc tuyên truyền pháp luật thuế
và các quy định về thuế được tổ chức thực hiện thường xuyên với hình thức cho
điểm từ 0 đến 5 theo mức độ đồng ý tăng dần. Kết quả cho thấy, Việc tuyên truyền
pháp luật thuế và các quy định về thuế được tổ chức thực hiện thường xuyên hiện
nay khá cao có điểm trung bình khá cao là là 3,77 trong tổng số NNT được điều
tra thì có 277 người (chiếm khoảng 59,06%) cho thang điểm từ 4-5 nghĩa là họ
đều đánh giá việc tuyên truyền pháp luật thuế và các quy định về thuế khá cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp
thuế vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao sự
hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành chính sách thuế của Nhà nước; các
hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, chưa thu hút được sự quan tâm của công
chúng, đặc biệt là những người có nghĩa vụ phải nộp thuế.
- Công tác quản lý ĐTNT
Mỗi ĐTNT đều do một bộ phận hay một cá nhân chuyên trách và hoàn toàn
chịu trách nhiệm từ việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế của cơ sở. Việc kê
khai đăng ký thuế được tiến hành ở địa bàn và hồ sơ được lưu trữ lại tại cơ quan
thuế nơi trực tiếp quản lý đối tượng.


14
Bảng 3.4: Tổng hợp số đối tượng nộp thuế được quản lý qua các năm
2013
Năm
2012
Chỉ tiêu

Số
lượng


2014

2015

Tăng
Tăng
so với
so với
Số
năm
năm
lượng
trước
trước
(%)
(%)

Số
lượng

2016

Tăng
Tăng
so với
so với
năm Số lượng năm
trước
trước

(%)
(%)

Doanh nghiệp trong nước 27.210 30.676

12,74 42.162

37,44

58.767

39,39

69.021

17,45

Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài

34,28

2.097

50,38

2.600

24,00


3.020

16,15

33.806 41.328

22,25 47.821

15,71

61.643

28,90

75.300

22,15

62.054 73.398

92.080

Hộ kinh doanh cá thể
Tổng số

1.038

1.394

123.011


147.341

Nguồn: Vụ Thuế Lào
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số ĐTNT có xu hướng tăng lên qua các
năm, chứng tỏ công tác quản lý ĐTNT trong những năm qua đã có những thành
tựu đáng ghi nhận.
- Quản lý quá trình kê khai và nộp thuế
Năm 2009 đã mở rộng trong phạm vi cả nước áp dụng cơ chế tự tính thuế,
tự nộp thuế tại kho bạc, tất cả các doanh nghiệp đến nay cả các doanh nghiệp lớn
và vừa đều nộp thuế theo cơ chế này và tự chịu trách nhiệm về mặt pháp lý về sự
chính xác của việc tự khai, tự nộp đó. Còn đối với các hộ kinh doanh nhỏ thì nộp
thuế theo chế độ khoán.
- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Thông qua công tác thanh tra kiểm tra, việc xử lý các vi phạm về thuế trong
thời gian qua, ngành Thuế của Lào đã thực hiện truy thu góp phần tăng thu vào
NSNN như sau:
Bảng 3.5: Kết quả truy thu thuế qua các năm
Đơn vị tính: triệu kíp
Năm ngân sách

Số thuế truy thu

2011-2012

28.405

2012-2013

59.322


2013-2014

87.311

2014-2015

32.210

2015-2016

78.233

Nguồn: Vụ Thuế Lào


15
Kết quả truy thu thuế đạt được kết quả khá tốt, điều này có thể thấy, rằng
việc chấp hành pháp luật của người dân và việc tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ
các chính sách pháp luật của người dân ngày càng được tăng cường.
Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Lào thời gian qua vẫn áp
dụng phương pháp thủ công truyền thống, chưa áp dụng phương pháp quản lý
hiện đại, chưa vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế;
chưa ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào thanh tra, kiểm tra thuế. Qua
số liệu điều tra cả hai đối tượng: công chức thuế và NNT đều có ý kiến thống
nhất rằng nên tăng cường thêm công tác kiểm tra, thanh tra thuế có mức thang
điểm cao (mức điểm bình quân 4,57 trên thang điểm 5 đối với đánh giá của công
chức thuế và mức 4,67 điểm trên thang điểm 5 đối với đánh giá của NNT). Thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý thu thuế

Điểm bình quân
Điểm bình quân
Nội dung
đánh giá của công
đánh giá của
chức thuế
NNT
Nên tăng cường thêm công tác kiểm
4,57
4,67
tra, thanh tra thuế
Nguồn: NCS điều tra
- Công tác quản lý nợ thuế
Công tác quản lý nợ thuế, gian lận thuế đã được tăng cường trong thời gian
qua, ngành Thuế đã tổ chức hệ thống kế toán theo dõi, đôn đốc các đối tượng nộp
thuế đầy đủ, kịp thời, đồng thời xây dựng các chế tài nhằm xử lý các trường hợp cố
tình vi phạm luật thuế, chây ỳ tiền thuế. Theo điều tra nhận xét của công chức
thuế về công tác quản lý nợ thuế hiện nay chưa được tốt thì kết quả điều tra 313
công chức thuế cho ý kiến đồng ý có điểm bình quân 4,42 là công tác quản lý
nợ thuế hiện nay chưa tốt, cần có biện pháp khắc phục để công tác quản lý nợ
thuế đạt hiệu quả cao hơn.
3.2.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế đang được nhà nước
quan tâm thực hiện để đảm bảo cho quá trình quản lý thu thuế được thực hiện một
cách nhanh chóng, hình thức thu nộp thuế hiện đại và phong phú, tiến tới tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho công tác quản lý thuế của Lào. Theo kết quả điều tra về tình
hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế ở CHDCND Lào như sau:


16

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý thu thuế
Điểm bình quân
Điểm bình
Nội dung
đánh giá của
quân đánh giá
công chức thuế
của NNT
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý thuế ở Lào chưa đáp ứng theo yêu
4,24
4,57
cầu của quản lý theo cách hiện đại
Nguồn: NCS tự điều tra
Bảng số liệu trên cho thấy, cả công chức thuế và NNT đều đồng ý cao với
các nhận định rằng, Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế ở Lào
chưa đáp ứng theo yêu cầu của quản lý theo cách hiện đại , với mức độ đồng ý khá
cao từ (4,24 và 4,57 điểm trên thang điểm 5).
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC
TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
TRONG THỜI GIAN QUA

3.3.1. Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng
Nhìn tổng quan những năm qua các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế
ở CHDCND Lào có sự đan sen nhau cả những nhân tố tác động tích cực, thuận lợi,
cả những tác động tiêu cực, khó nhăn, thể hiện trên các nội dung chính sau:
- Hệ thống chính trị ổn định, quyết tâm đổi mới cao của lãnh đạo Đảng, quản lý
nhà nước và của cả hệ thống chính trị cũng như toàn dân. Đây là một trong những
yếu tố thuận lợi, tác động mạnh đến quá trình hoàn thiện quản lý thu thuế của

CHDCND Lào.
- Môi trường quốc tế và khu vục với xu thế chủ đạo là hòa bình, hữu nghị, hợp tác
cùng phát triển (nhất là trong cộng đồng các nước ASEAN) cũng góp phần thúc
đẩy sự hội nhập sâu, rộng hiệu quả của Lào.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn ở tình độ thấp, trình độ khoa học, công
nghệ, kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực đều chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển, hội nhập quốc tế cũng như hoàn thiên quản lý thuế của Lào.
- Thể chế quản lý, bộ máy và cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập cũng là yếu tố khó
khăn, cản trở quá trình đổi mới.
3.3.2. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thu thuế
3.3.2.1. Những thành công
Trước năm 1995, CHDCND Lào thực hiện thu thuế theo thông tư, và các
văn bản dưới luật. Vì thế trong quá trình thực hiện đã gây ra nhiều tranh cãi trong
quần chúng và doanh nghiệp, nảy sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội. Do


17
đó, ngày 14/10/1995, Quốc hội nước CHDCND Lào đã chính thức thông qua và
ban hành hệ thống các luật thuế bao gồm 8 luật thuế, Đến nay bộ luật thuế của Lào
đã sửa đổi 3 lần: năm 2005, năm 2011 và năm 2015.
Qua việc tổ chức thực hiện bộ luật thuế sửa đổi đã đạt được những kết quả
tương đối khả quan và đã thể hiện được tầm quan trọng của thuế đối với NSNN và
nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng thu NSNN giai đoạn năm 2012-2016
30,000,000
20,000,000
10,000,000

Tæng thu
NSNN


-

Nguồn: Vụ Thuế Lào
Thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Trong những năm gần đây,
nếu không tính tổng số viện trợ từ nước ngoài thì số thu từ thuế thường chiếm khoảng
từ 80-85% tổng thu ngân sách năm (thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu). Trong đó, số
thu từ thuế nội địa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại thu. Trong 5 năm (2012-2016)
tổng thu thuế, phí và lệ phí có xu hướng tăng lên hàng năm.
Bảng 3.8: Cơ cấu thu thuế theo ngành nghề ở các doanh nghiệp
có quy mô lớn
Đơn vị tiền: triệu kíp
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016
Sản xuất
4.393.036 5.306.127 6.038.838 7.373.634 8.465.468
Thương mại
173.409
212.245
330.895
477.728
583.741
Dịch vụ
1.213.865 1.556.464 1.902.648 2.388.642 3.402.446
Tổng cộng
5.780.311 7.074.837 8.272.381 10.240.004 12.451.655

Nguồn: Vụ Thuế Lào.
Bảng 3.8 cho thấy, Số đóng góp về thuế theo cơ cấu ngành nghề của các doanh
nghiệp có quy mô lớn của Lào tập trung chủ yếu ở ngành sản xuất và dịch vụ.
3.3.2.2. Một số hạn chế trong quản lý thu thuế ở Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào
Cùng với những thành công trên công tác quản lý thu thuế của Lào trong thời
gian qua cũng bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục thể hiện trên các mặt sau:
Chỉ tiêu


18
- Hiện nay Lào vẫn đang áp dụng mô hình quản lý thuế cổ điển là mô hình
Tâm lý hành vi phổ biến. Lào chưa áp dụng mô hình tuân thủ thuế. Điều này đặc
biệt thể hiện rõ nét ở hoạt động thanh tra thuế, đôn đốc thu nộp thuế và quản lý
nợ thuế.
- Lào còn áp dụng cơ chế thông báo thuế, chưa áp dụng phổ biến cơ chế tự
tính thuế nên khối lượng công việc quản lý lớn, không phát huy được tính tự chủ,
tự giác, tự chịu trách nhiệm của ĐTNT.
- Việc quản lý ĐTNT còn chưa sát, chưa nắm bắt kịp thời tình hình sản
xuất, kinh doanh và những thay đổi của ĐTNT.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành Thuế hiện nay vẫn còn lạc hậu so với tốc
độ phát triển của xã hội gây khó khăn lớn trong công tác quản lý thu thuế.
- Nhìn chung trình độ nghiệp vụ và kiến thức về kế toán của cán bộ thuế còn
có những hạn chế nhất định, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thu
thuế đa dạng, phức tạp trong cơ chế thị trường.
3.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thu thuế còn bất cập, hạn chế.
- Trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức thuế còn
hạn chế, cả trên phương diện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ ngoại
ngữ, tin học.

- Cơ chế quản lý thu thuế còn nhiều hạn chế, thậm chí yếu kém, chính sách hay
thay đổi, thủ tục phức tạp,...
Bảng 3.9: Những khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế
Nội dung nhận xét
Các quy định của pháp luật thuế quá khó hiểu, khó thực
hiện
Chính sách thuế thay đổi quá nhanh, liên tục
Thủ tục thuế quá phức tạp
Các thời hạn quy định quá nhanh, gây khó khăn trong
việc thực hiện kịp thời
Mẫu biểu, hồ sơ khai thuế quá khó thực hiện
Trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của cán bộ
thuế còn hạn chế
Mức độ am hiểu pháp luật thuế và các quy định về thuế
của người dân còn thấp
Năng lực cán bộ kế toán thuế quá kém
Nguồn: NCS điều tra

Điểm TB
của công
chức thuế

Điểm
TB của
NNT

4,58
4,39
4,40


4,21
4,00
4,13

4,43
4,36

4,15
4,31

4,65
4,65
4,63


19
Qua số liệu điều tra công chức thuế và NNT ở bảng trên còn cho thấy: cả
công chức thuế và NNT đều đồng ý cao với mức điểm bình quân là 4,58 và 4,21
trên thang điểm 5 khi hỏi về Các quy định của pháp luật thuế quá khó hiểu, khó
thực hiện; đồng ý cao với mức điểm bình quân là 4,39 và 4,00 trên thang điểm 5
khi hỏi về Chính sách thuế thay đổi quá nhanh, liên tục; đồng ý cao với mức điểm
bình quân là 4,40 và 4,13 trên thang điểm 5 khi hỏi về Thủ tục thuế quá phức tạp;
kết quả điều tra công chức thuế thì đồng ý cao với mức điểm bình quân là 4,65
trên thang điểm 5 khi hỏi về Mức độ am hiểu pháp luật thuế và các quy định về
thuế của người dân còn thấp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong
quản lý thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian qua.
- Sự đầu tư của Nhà nước cho hiện đại hóa quản lý thu thuế còn khiêm tốn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành thuế hiện nay vẫn còn lạc hậu so với tốc độ phát
triển của xã hội gây khó khăn lớn trong công tác quản lý thu thuế.
- Chưa sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài trong

quản lý thu thuế, chưa tận dụng sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế cho
quản lý thu thuế.
- Về chính sách thuế: Do hiện nay Lào chưa có luật quản lý thuế, các quy
định về quản lý thu thuế nằm rài rác trong từng sắc thuế; nên tương đối phức tạp,
không đồng bộ và khó thực hiện; làm cho công tác quản lý thu thuế khó khăn, khó
hiểu và khó thực hiện. Đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác quản lý thu thuế
của Lào trong thời gian qua còn nhiều hạn chế và là cơ sở để tác giả đề xuất giải
pháp ở chương 4.
CHƯƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
THU THUẾ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ
CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến quản lý thu thuế ở
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
 Bối cảnh quốc tế
- Bối cảnh quốc tế và khu vực với sự hội nhập nhanh càng sâu rộng, vừa tạo
ra những thuận lợi mới, nhưng cũng đặt ra những khó nhăn, thách thức mới, cạnh
tranh ngày càng gay gắt hơn,...Những nước chậm phát triển sẽ có những khó khăn
lớn hơn.


20
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lan tỏa ngày càng mạnh, liên kết
giữa các quốc gia, các ngành, các kĩnh vực ngày càng cao hơn cũng mang lại
nhiều cơ hội mới, nhưng cũng tạo ra nhiều áp lực mới đối với các nước cũng như
CHDCND Lào.
 Bối cảnh trong nước
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X ngày 18-22/01/2016 đã thông qua mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn VIII từ năm 2016-2020: là phấn

đấu đưa đất nước Lào thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển vào năm 2020,
trong đó phấn đấu nâng GDP của Lào hàng năm tăng lên 7,5%; chuyển đổi cơ cấu
kinh tế phù hợp với điều kiện phát triển của từng vùng, từng khu vực gắn với công
tác xóa đói giảm nghèo bền vững; Tập trung xây dựng, phát triển các cơ sở hạ
tầng, kinh tế - kỹ thuật, văn hóa, khoa học và nguồn nhân lực nhằm từng bước
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lào phải đảm bảo phát triển bền vững,
hòa nhập được với các nước trong khu vực; trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp phải
chiếm tỷ trọng lớn hơn nông nghiệp và dịch vụ; lương thực, thực phẩm phải đảm
bảo phục vụ đủ nhu cầu nhân dân, đường giao thông từ bắc đến nam phải được
nâng cấp, tu bổ hiện đại; đời sống nhân dân phải ngày càng đảm bảo và từng bước
được nâng cao; an ninh chính trị phải tuyệt đối ổn định.
Muốn thực hiện được mục tiêu và chính sách kinh tế - xã hội như trên, ngoài
những vấn đề có liên quan khác, Đảng và nhà nước Lào phải tập trung vào một số
vấn đề như sau:
- Phải bảo đảm khai thác tối đa các nguồn lực tài chính trong nước, kết hợp
với nguồn lực tài chính bên ngoài.
- Phải vận dụng hiệu quả các công cụ tài chính trong điều tiết kinh tế vĩ mô.
- Phải xây dựng chính sách huy động vốn trong nước và bên ngoài một
cách khoa học và hợp lý.
- Phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu chi NSNN các cấp. Đồng
thời, phải phân chia quyền hạn rõ ràng giữa các cấp từ Trung ương đến địa phương
về thu chi, quản lý và sử dụng ngân sách.
- Chính sách thuế phải đảm bảo được hai mục tiêu là đảm bảo nguồn thu cho
NSNN, bảo hộ nền sản xuất trong nước và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
có hiệu quả của Nhà nước.
4.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý thu thuế của Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào
Quan điểm hoàn thiện quản lý thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian tới
nên tập trung cải cách đổi mới theo một số quan điểm sau:
- Một là, hoàn thiện quản lý thu thuế phải chú trọng đến kết quả đầu ra.

- Hai là, hoàn thiện quản lý thu thuế phải chuyển mạnh từ quản lý theo
mệnh lệnh hành chính sang quản lý khoa học, mang tính phục vụ trong một hành
lang pháp lý định sẵn.


21
- Ba là, quản lý thu thuế phải gắn với hiện đại hóa ngành Thuế và tăng
nguồn thu cho NSNN.
- Bốn là, hoàn thiện quản lý thu thuế là một quá trình khó khăn, phức tạp,
với các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn nên phải làm từng bước, phải kết hợp hài
hòa giữa tính kế thừa và tính đột biến, kết hợp các mục tiêu trước mắt và lâu dài.
4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý thu thuế của Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào
Các mục tiêu cụ thể đặt ra trong chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 là:
Đảm bảo nguồn thu từ thuế và phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong NSNN. Góp phần
điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng khuyến khích xuất khẩu, ưu tiên phát triển các
ngành công nghiệp, dịch vụ, khuyến khích các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu, phục vụ
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảm bảo công bằng xã hội, bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo tính ổn định. Hệ thống các chính sách và
quản lý thu thuế phải phù hợp với hệ thống quốc tế.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ Ở CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

4.2.1. Hoàn thiện mô hình và bộ máy quản lý thu thuế
4.2.1.1. Áp dụng mô hình tuân thủ trong quản lý thu thuế
Ngành Thuế Lào chưa áp dụng mô hình tuân thủ trong quản lý thu thuế.
Trong khi đó, qua thực tiễn áp dụng ở các nước tiên tiến cho thấy, mô hình tuân
thủ có rất nhiều ưu điểm và Lào có các điều kiện để có thể từng bước áp dụng mô
hình tuân thủ vào quản lý thu thuế. Cụ thể như sau:
- Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế.

- Phân loại người nộp thuế theo mô hình tuân thủ nói trên để tổ chức tuyên
truyền và cung cấp dịch vụ thuế.
- Một trong những cách phân loại người nộp thuế để quản lý nợ và đôn đốc
thu nộp cần tính đến là phân loại người nộp thuế theo mô hình tuân thủ.
4.2.1.2. Hoàn thiện việc phân cấp quản lý thu thuế
Phân cấp quản lý thu thuế là một khâu có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu
quả quản lý thu thuế. Nếu phân cấp phù hợp sẽ tạo điều kiện để quản lý ĐTNT tốt
hơn, các chi phí có thể được tiết kiệm dẫn đến hiệu quả quản lý thu thuế. Tùy theo
điều kiện, khả năng của từng cơ quan thuế từ Trung ương tới địa phương mà tiến
hành phân cấp quản lý cho phù hợp.
4.2.1.3.Từng bước chuyển sang thực hiện mô hình quản lý theo chức
năng kết hợp với quản lý theo đối tượng
Để khắc phục được những hạn chế (đã nêu ở chương 3) và cùng với xu thế
cải cách thuế của các nước là thực hiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo chức
năng do mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng có ưu điểm là hạn chế
được những nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo sắc thuế và
theo ĐTNT.


22
4.2.1.4. Đổi mới tổ chức bộ máy ngành thuế
Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới tổ chức bộ máy ngành
thuế của Lào theo hướng tập trung việc khai thác, động viên các khoản thu thuế
giao cho cơ quan thuế chịu trách nhiệm, đồng thời có sự phân công, phân nhiệm
lại chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan thuế theo mô hình quản lý
thu thuế mới.
4.2.2. Xây dựng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đảm bảo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thu thuế trong thời kỳ hội nhập
Trên cơ sở thực trạng cán bộ thuế của Lào hiện nay, trong thời gian tới cần tập
trung xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ bằng các giải pháp cơ bản sau:

- Phân tích đánh giá nhu cầu về nhân lực và nguồn cán bộ, có kế hoạch
tuyển chọn và bố trí phân công cán bộ, luân phiên luân chuyển cán bộ vì nhu cầu
cán bộ là cơ sở để tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ.
- Tiếp tục nâng cao trình độ cán bộ cả về chuyên môn và nghiệp vụ khác
như: máy tính, ngoại ngữ...
- Cần tổ chức và sắp xếp lại các cán bộ thuế cho đúng với trình độ chuyên
môn mà từng cán bộ đã được học.
- Cần tăng kinh phí đào tạo để tạo tiền đề nâng cao hiệu quả đào tạo.
- Cử cán bộ trẻ, có tiềm năng đi học nước ngoài để học tập kinh nghiệm
quản lý nước bạn.
- Hàng năm cần phải tổ chức các đợt kiểm tra, sát hạch về chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ thuế, trên cơ sở đó đánh giá và phân loại cán bộ theo các tiêu
chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ được đề ra.
4.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế
Để thực hiện thành công cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, cần thực hiện các
giải pháp cụ thể sau:
- Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quản lý thu thuế.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo hướng công khai, minh bạch,
đơn giản gọn nhẹ và bao quát hết nguồn thu.
- Hoàn thiện các quy trình quản lý thu thuế.
- Cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng công khai, minh bạch và đơn
giản hóa các thủ tục hành chính.
- Thực hiện cơ chế thưởng phạt trong công tác quản lý thu thuế.
4.2.4. Nhóm giải pháp nghiệp vụ quản lý thu thuế
4.2.4.1. Đổi mới phương phương pháp thanh tra, kiểm tra
Trong thời gian tới, Lào cần tiến hành HĐH công tác thanh tra của các cơ quan
thuế các cấp bằng việc đổi mới quy trình thực hiện, chuyển từ phương pháp thanh tra
theo diện rộng, phương pháp thủ công truyền thống, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
sang phương pháp thanh tra dựa vào kỹ thuật quản lý theo rủi ro.



23
4.2.4.2. Hiện đại hóa công tác quản lý nợ thuế
- Xây dựng quy trình quản lý nợ thuế trên cơ sở vận dụng mô hình tuân thủ thuế.
- Cán bộ thuế cần phải có biện pháp đôn đốc thường xuyên để các đơn vị
sản xuất kinh doanh nộp thuế đúng hạn.
- Cần tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong xử lý hành
chính đối với những đơn vị nộp thuế chậm, chây ỳ, không chấp hành nộp thuế...
- Tham mưu với chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo các tổ chức quần
chúng phổ biến kết quả thu nộp thuế, biểu dương những người nộp thuế nhanh
gọn, làm ăn có hiệu quả và nhắc nhở những người nộp thuế chậm.
- Tổ chức kiểm tra toàn diện chứng từ thu thuế của cán bộ thuế và chứng từ
nộp thuế của các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, so sánh số thu được của
từng địa bàn và số thu được của từng cán bộ thuế.
4.2.4.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Cần phải tiến hành các công việc cụ thể sau:
- Phân loại người nộp thuế theo những tiêu chí nhất định để thực hiện các
hình thức, nội dung tuyên truyền và hỗ trợ phù hợp.
- Thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế sâu rộng tới các tầng lớp
dân cư thông qua các tổ chức đoàn thể.
- Đưa giáo dục về thuế vào chương trình giảng dạy các trường đại học, đưa
ra quy định mọi tổ chức, cá nhân trước khi kinh doanh đều phải được cấp chứng
chỉ đã qua lớp tập huấn, hướng dẫn về thuế.
- Soạn thảo phổ biến rộng rãi các tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho mọi
người dân biết.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách thuế, bài viết tuyên truyền về
thuế, mở các chiến dịch tuyên truyền về thuế.
4.2.5. Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin và môi trường
pháp lý của quản lý thu thuế
4.2.5.1. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ

cho công tác quản lý thu thuế
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác
quản lý thu thuế trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, cần đầu tư kinh phí cho việc xây
dựng các phần mềm quản lý thu thuế, trang web về thuế.
4.2.5.2. Đầu tư kinh phí để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
Cần xúc tiến mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành
thuế nhằm thích ứng với mô hình quản lý thu thuế hiện đại.
4.2.5.3. Triển khai thực hiện các dịch vụ hành chính công thông qua
mạng giao dịch điện tử
Triển khai thực hiện các dịch vụ hành chính công thông qua mạng giao dịch
điện tử, bao gồm: Đăng ký thuế qua mạng máy tính; Dịch vụ kê khai qua mạng máy
tính; Dịch vụ nộp hồ sơ qua mạng máy tính; Dịch vụ nộp thuế qua mạng


×