Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.92 KB, 25 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định
mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm: “Giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào,
sống tốt và làm việc hiệu quả” [22, tr.115]. Lý luận giáo dục đã chỉ rõ,
giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, sinh viên là nhiệm
vụ của các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện kết hợp dạy người, dạy chữ và
dạy nghề, giúp cho các cá nhân tham gia, hội nhập xã hội - nghề nghiệp,
hội nhập quốc tế như hiện nay. Một trong những nội dung giáo dục mà
Đảng ta xác định cần đưa vào chương trình giáo dục của các nhà trường
đó là giáo dục giá trị sống.
Các trường văn hóa nghệ thuật có chức năng, nhiệm vụ đào tạo
học sinh, sinh viên trở thành các chuyên gia, đội ngũ văn, nghệ sĩ hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Để trở thành những cán bộ văn
hóa, đội ngũ văn, nghệ sĩ – những người hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa, nghệ thuật, đòi hỏi mỗi sinh viên đang học tập, rèn luyện ở các
trường văn hóa nghệ thuật cần phải thường xuyên tiếp thu nội dung
chuyên ngành, tích cực luyện tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ nói chung, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối
sống nói riêng để hướng tới phát triển, hoàn thiện các phẩm chất đạo
đức, nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên ngành đào tạo. Với
đặc thù sẽ trở thành người cán bộ ngành văn hóa, văn nghệ sĩ, có ảnh
hưởng tích cực đến công chúng, sinh viên ở các trường văn hóa nghệ
thuật càng phải rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng, đặc biệt là lối
sống, giá trị sống. Vì thế, giáo dục và quản lý giáo dục giá trị sống cho
sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật, trong giai đoạn hiện nay là vấn
đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh


viên đã được một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước
đề cập đến. Tuy nhiên, vấn đề quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh
viên các trường văn hóa nghệ thuật chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu cụ thể.


2
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý giáo
dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện
nay” để làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu khái quát, làm rõ về lý luận và thực tiễn
của giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị sống, luận án đề
xuất các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên nhằm
làm cho hoạt động giáo dục giá trị sống có chất lượng và hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường văn hóa
nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào
tạo trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát, làm rõ, phát hiện lý luận về giáo dục giá trị sống
và quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục giá trị sống
và quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật.
- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh
viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay.
- Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp và
thử nghiệm một biện pháp đã đề xuất.

3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết
khoa học
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý giáo dục phẩm chất nhân cách cho sinh viên ở các
trường văn hóa nghệ thuật hiện nay.
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên ở các trường văn
hóa nghệ thuật hiện nay.


3
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu giá trị
sống, giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh
viên đào tạo bậc cao đẳng và đại học ở các trường văn hóa nghệ
thuật. Đối tượng trung cấp và đào tạo năng khiếu (lấy từ sinh viên
cấp 2) không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Chủ thể quản lý
chủ yếu tập trung vào vai trò của Hiệu trưởng (Giám đốc) các trường
văn hóa nghệ thuật (các học viện).
Phạm vi khảo sát: Luận án tập trung khảo sát 120 cán bộ,
giảng viên và 300 sinh viên của 03 trường: trường Đại học Sân khấu
và Điện ảnh Hà Nội, trường Cao đẳng Múa Việt Nam, trường Đại
học Sư phạm nghệ thuật Trung ương; thời gian khảo sát từ tháng 01
năm 2015 đến tháng 8 năm 2016.
Phạm vi thời gian: Các số liệu được sử dụng trong luận án từ
2012 đến nay.
* Giả thuyết khoa học
Chất lượng, hiệu quả giáo dục giá trị sống cho sinh viên các
trường văn hóa nghệ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có
yếu tố quản lý. Nếu trong quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên

các trường văn hóa nghệ thuật, các chủ thể quản lý tiếp cận theo quan
điểm phức hợp và thực hiện tốt các chức năng quản lý, từ việc chú
trọng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị sống trong kế
hoạch đào tạo tổng thể của nhà trường; hoàn thiện cơ chế quản lý,
xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy quản lý giáo dục giá trị
sống; chỉ đạo tích hợp giáo dục giá trị sống vào hoạt động giảng dạy
và hoạt động rèn luyện nghề nghiệp cho sinh viên; chỉ đạo xây dựng
môi trường sư phạm và đảm bảo các điều kiện cho giáo dục giá trị
sống ở các trường văn hóa nghệ thuật và cuối cùng là thường xuyên
kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên thì
chất lượng giáo dục giá trị sống sẽ được nâng cao, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường văn hóa nghệ thuật.


4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào
tạo. Đồng thời, tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo quan điểm hệ
thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử - logic để tổng quan các công
trình nghiên cứu và khái quát hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về giá
trị sống, giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị sống cho
sinh viên; quan điểm tiếp cận thực tiễn; quan điểm tiếp cận chức
năng; quan điểm tiếp cận phức hợp: hoạt động - giá trị - nhân cách để
làm rõ nội dung và đề xuất biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống
cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay.
* Các phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái
quát hoá để tổng quan, chọn lọc các quan điểm, lý luận, quan niệm
khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đồng thời,
khái quát, luận giải làm rõ cơ sở lý luận về quản lý giáo dục giá trị
sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.
Sử dụng phương pháp so sánh các kết quả nghiên cứu của những
công trình sách, tạp chí, luận án trong và ngoài nước liên quan đến đề
tài; tổng hợp, khái quát hóa lý luận để xây dựng hệ thống khái niệm.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp điều tra
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm


5
Nhóm phương pháp khác
Phương pháp toán thống kê: .
Phương pháp sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin:
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã xây dựng được các khái niệm cơ bản, đưa ra các
nội dung quản lý và chỉ rõ các yếu tố tác động đến quản lý giáo dục
giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.
Đánh giá, phát hiện những kết quả đạt được và những hạn chế,
chỉ rõ các nguyên nhân về thực trạng giáo dục giá trị sống, quản lý
giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.
Luận án đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống

cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường văn hóa nghệ thuật.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ, bổ sung và phát
triển những vấn đề lý luận về giáo dục giá trị sống và quản lý giáo
dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật và vận
dụng quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận
cứ thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống
cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật và làm cơ sở đổi mới,
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho các chủ thể quản
lý ở các trường văn hóa nghệ thuật tham khảo để áp dụng vào quản lý
giáo dục giá trị sống cho sinh viên nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo ở các trường văn hóa nghệ thuật.
7. Kết cấu của luận án
Luận án có kết cấu gồm: Mở đầu, 5 chương (13 tiết), kết luận
và kiến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu đã được công bố
của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả

nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về giá trị
và giáo dục giá trị
Tiêu biểu ở nước ngoài có các tác giả: G.E.Moore, Rokeach.M,
Gabriele Haracker.
Tiêu biểu ở Việt nam có các tác giả: Nguyễn Hồng Phong, Trần
Văn Giàu, Vũ Khiêu, Nguyễn Dục Quang, Phan Huy Lê, Trần Ngọc
Thêm, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Thái Duy Tuyên, Hồ Sĩ
Quí, Đỗ Ngọc Hà, Đặng Cảnh Khanh, Đỗ Long, Nguyễn Thị Mai, Lê
Đức Phúc, Mạc Văn Trang, Nguyễn Thanh Bình, Trần Thị Lệ Thu,
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa , Vũ Thị Ngọc Tú.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giá trị và
giáo dục giá trị sống
Tiêu biểu ở nước ngoài có các tác giả: AlFret Binet, Tillman.
D, Terry Lovat, Ron Tommey, Kerry Daily, Neville Clement Mark
Halsted và Monica J.Taylor.
Tiêu biểu ở Việt nam có các tác giả: Hà Nhật Thăng, Nguyễn
Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa,Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên ,
Nguyễn Thanh Bình,Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên, Nguyễn Công
Khanh. Các công trình trên rất đa dạng, phong phú, đã phân tích vấn
đề giáo dục giá trị sống dưới nhiều góc độ khác nhau và có chiều sâu.
Đã làm rõ được nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo
dục kỹ năng sống.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục giá
trị sống
Tiêu biểu hướng nghiên cứu này có các tác giả: Trần Văn Tính,
Lục Thị Nga, Hà Thị Lan Hương. Các tác giả đã đi vào nghiên cứu


7

về vai trò của hiệu trưởng trong giáo dục kỹ năng sống, giá trị sông
cho học sinh, sinh viên.
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã công bố
Một là, các công trình nước ngoài đã tập trung làm rõ quan
niệm sống, niềm tin, thái độ chính trị, tôn giáo, giới, vai trò giới... để
phản ánh bức tranh chung về giá trị, giáo dục giá trị; coi đó là những
nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục của các cơ sở giáo dục.
Hai là, các công trình khoa học trong nước đã làm rõ quan niệm
về giá trị và giá trị sống, xác định những giá trị sống cơ bản của con
người Việt Nam và khẳng định vai trò của các giá trị đó đối với sự phát
triển văn hóa, con người, đất nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng
hiện nay; khẳng định sự cần thiết phải khai thác và phát huy giá trị đó
trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ba là, các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định vị trí và
vai trò không thể thay thế của sinh viên, sinh viên với tư cách lực
lượng kế cận thế hệ đi trước, chủ nhân gánh vác trọng trách to lớn là
tiếp nối sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và kiến thiết nước nhà.
Bốn là, vấn đề giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống và quản lý giáo
dục kỹ năng sống, giá trị sống được nhiều tác giả nghiên cứu ở góc độ lý
luận, những nội dung chung nhất của kỹ năng sống, giá trị sống.
Năm là, nhiều tác giả đã đề cập đến những giải pháp cụ thể, ở
góc độ động thái của chủ thể hành động nhằm giải quyết những vấn
đề thực tiễn đặt ra trong giáo dục giá trị sống cho sinh viên, thế hệ trẻ
Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án với
những kết quả đã khái quát ở trên, luận án tập trung giải quyết một

số vấn đề sau:
Thứ nhất, khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
giá trị sống, giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật.


8
Thứ hai, luận án làm rõ đặc điểm của giáo dục giá trị sống và quản
lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.
Thứ ba, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục giá trị
sống và quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn
hóa nghệ thuật.
Thứ tư, luận án đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục giá trị
sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.
Kết luận chương 1
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
giá trị sống, kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống, quản lý giáo dục giá
trị sống là sự cần thiết, là cơ sở cho việc kế thừa những quan niệm,
làm rõ hơn đặc điểm, nội dung và những giá trị sống điển hình của
sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật; thấy rõ ý nghĩa của giáo dục
giá trị sống; xác định nội dung, chỉ ra các yếu tố tác động đến quản lý
giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật để
rút ra cách tiếp cận phù hợp phục vụ đề tài luận án.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
2.1. Những vấn đề lý luận về giáo dục giá trị sống cho sinh
viên các trường văn hóa nghệ thuật
2.1.1. Khái niệm giá trị sống và giáo dục giá trị sống cho

sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật
2.1.1.1. Khái niệm giá trị sống
Giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các
yếu tố nhận thức, tình cảm và hành vi đúng đắn của con người trong
các mối quan hệ của con người với con người, con người với xã hội,
với tự nhiên.
2.1.1.2. Khái niệm giá trị sống của sinh viên các trường văn
hóa nghệ thuật


9
Giá trị sống của sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật là
tổng hợp nhận thức, tình cảm và hành vi đúng đắn của sinh viên
trong các mối quan hệ sinh viên với người khác và xã hội, tự nhiên
theo chuẩn mực, quy tắc trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, tạo ra
động lực thúc đẩy hoạt động sống, học tập và rèn luyện đáp ứng mục
tiêu đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật.
Giá trị sống của sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật bao
gồm những giá trị phổ quát của nhân loại (12 giá trị) và giá trị đặc
thù như: Đam mê, sáng tạo, vì nghệ thuật, vì công chúng...
2.1.1.3. Khái niệm giáo dục giá trị sống cho sinh viên các
trường văn hóa nghệ thuật
Giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ
thuật là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch
của các lực lượng giáo dục đến nhận thức, thái độ và hành vi của
sinh viên nhằm giúp sinh viên chuyển hóa những giá trị được xã
hội thừa nhận thành những giá trị sống đặc trưng của cá nhân để
có lối sống, quan hệ ứng xử đúng mực, tích cực, phù hợp trong
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, góp phần hình thành, hoàn thiện và
phát triển nhân cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện

ở nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo người cán bộ văn hóa, đội
ngũ văn nghệ sĩ tương lai.
2.1.2. Đặc điểm giáo dục giá trị sống cho sinh viên ở các
trường văn hóa nghệ thuật
Thứ nhất, đặc điểm về mục tiêu giáo dục giá trị sống cho sinh
viên ở các trường văn hóa nghệ thuật.
Thứ hai, đặc điểm về nội dung giáo dục giá trị sống cho sinh
viên ở các trường văn hóa nghệ thuật
Thứ ba, đặc điểm về chủ thể và đối tượng giáo dục
giá trị sống.
Thứ tư, đặc điểm về phương pháp và hình thức giáo dục giá trị
sống cho sinh viên
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục giá trị sống
cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật


10
2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên
các trường văn hóa nghệ thuật
Quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật là tổng hợp cách thức của chủ thể quản lý tác động đến
hoạt động giáo dục giá trị sống nhằm làm cho hoạt động này được tổ
chức chặt chẽ, có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra,
góp phần hình thành phát triển toàn diện nhân cách sinh viên các
trường văn hóa nghệ thuật.
2.2.2. Nội dung quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên
các trường văn hóa nghệ thuật
2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống cho sinh viên
các trường văn hóa nghệ thuật
2.2.2.2. Quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung, phương

pháp và hình thức giáo dục giá trị sống
2.2.2.3. Tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống
2.2.2.4. Quản lý các lực lượng và sự phối hợp của các lực
lượng giáo dục giá trị sống
2.2.2.5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kĩ
thuật , các điều kiện đảm bảo cho giáo dục giá trị sống
2.2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý giáo dục giá trị
sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật
2.2.3.1. Tác động từ xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế,
cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kinh tế thị trường hiện nay
2.2.3.2. Tác động từ phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ
văn hóa, văn nghệ sĩ hiện nay
2.2.3.3. Sự tác động từ đặc điểm quá trình đào tạo của các
trường văn hóa nghệ thuật
2.2.3.4. Sự tác động từ chính chủ thể và đối tượng giáo dục
giá trị sống ở các trường văn hóa nghệ thuật
Kết luận chương 2
Giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ
thuật là một vấn đề phong phú và phức tạp do sự phát triển nhanh của


11
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự tác động của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã làm cho hoạt động
đào tạo nghề, giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật có thêm cơ hội, đồng thời cũng chịu tác động của những
thách thức mới do môi trường kinh tế xã hội tạo ra.
Chương 3
CƠ CỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN

CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
3.1. Khái quát đặc điểm giáo dục, đào tạo ở các trường văn
hóa nghệ thuật
3.2. Tổ chức nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng
3.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát
3.2.2. Nội dung điều tra, khảo sát
3.2.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian điều tra, khảo sát
3.3. Thực trạng giá trị sống và giáo dục giá trị sống cho sinh
viên các trường văn hóa nghệ thuật
3.3.1. Thực trạng giá trị sống của sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật
Thứ nhất, thực trạng về nhận thức của sinh viên các trường
văn hóa nghệ thuật về giá trị sống.
Thứ hai, thực trạng về tình cảm và thái độ của sinh viên.
3.3.2. Thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên ở các
trường văn hóa nghệ thuật
3.3.2.1. Thực trạng về mục đích giáo dục giá trị sống
cho sinh viên.
3.3.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục giá trị sống
cho sinh viên.
3.3.2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục
giá trị sống cho sinh viên.
3.3.2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống của đội
ngũ giảng viên.


12
3.3.2.5. Thực trạng rèn luyện và tự giáo dục của sinh viên
3.4. Thực trạng và nguyên nhân của thực
trạng quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh

viên ở các trường văn hóa nghệ thuật
3.4.1. Thực trạng quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên ở
các trường văn hóa nghệ thuật
3.4.1.1. Thực trạng xây dựng (“và thực hiện” bỏ
3 từ này) kế hoạch giáo dục giá trị sống cho sinh
viên các trường văn hóa nghệ thuật
3.4.1.2. Thực trạng quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung,
phương pháp và hình thức giáo dục giá trị sống
3.4.1.3. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống
Bảng 3.9. Tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống

TT
1

Con đường
giáo dục
giá trị sống
Thông qua
dạy học các
môn
kiến
thức cơ bản
Thông qua
dạy học các
môn
kiến
thức chuyên
ngành
Thông qua
rèn

luyện
các
môn
năng khiếu
Thông qua
học
tập
nhóm

Đối
tượng

Thường
xuyên
Số
%
lượng

Không
thường xuyên
Số
%
lượng

Rất ít
Số
lượng

%


Giảng
viên
Sinh
viên
Giảng
viên

86

71,66

20

16,67

14

11,67

197

65,66

74

24,67

29

9,67


23

19,17

97

80,83

0

0

Sinh
viên

259

85,47

30

9,9

11

3,63

9


7,5

111

92,5

0

0

276

91,08

24

7,92

0

0

13

14,17

103

85,83


04

3,32

246

82,0

44

14,67

10

3,33

Giảng
viên
Sinh
viên
Giảng
viên
Sinh


13

2

Thông qua

tổ chức các
hoạt động
trải nghiệm,
ngoại khóa

viên
Giảng
viên
Sinh
viên

112

93,33

8

6,67

0

255

85,0

44

14,67

0,33


3.4.1.4. Thực trạng quản lý các lực lượng và sự phối hợp của
các lực lượng giáo dục giá trị sống
3.4.1.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang
thiết bị và phương tiện kĩ thuật , các điều kiện đảm bảo
cho giáo dục giá trị sống.
3.4.1.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo
dục giá trị
3.4.2. Nguyên nhân của thực trạng quản lý giáo dục giá trị
sống cho sinh viên ở các trường văn hóa nghệ thuật
3.4.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
Thứ nhất, cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu và người Hiệu
trưởng các trường văn hóa nghệ thuật luôn quan tâm đến giáo dục
giá trị sống.
Thứ hai, các lực lượng sư phạm của các trường văn hóa nghệ
thuật đã tích cực phát huy trách nhiệm trong giáo dục giá trị sống cho
sinh viên.
Thứ ba, sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật đã tích cực, tự
giác tự tu dưỡng, tự rèn luyện.
3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, nội dung, chương trình, cơ chế giáo dục giá trị sống
cho sinh viên chưa có trong chương trình đào tạo của các trường văn
hóa nghệ thuật.
Thứ hai, các chủ thể giáo dục giá trị sống chưa thực hiện tích
hợp nội dung giáo dục giá trị sống thông qua dạy học các môn học và
tổ chức hoạt động rèn luyện chuyên môn năng khiếu nghệ thuật.

0



14
Thứ ba, do những điều kiện trong đảm bảo cho quản lý giáo
dục giá trị sống.
3.5. Thực trạng sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến
quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật
3.5.1. Thực trạng sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kinh tế thị trường
3.5.2. Thực trạng sự ảnh hưởng từ phẩm chất đạo đức của
văn nghệ sĩ hiện nay
3.5.3. Thực trạng sự ảnh hưởng từ đặc điểm đào tạo của các
trường văn hóa nghệ thuật
3.5.4. Thực trạng sự ảnh hưởng từ chính chủ thể và đối
tượng giáo dục giá trị sống
Kết luận chương 3
Qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực trạng ở chương 3 về
vấn đề giáo dục giá trị sống cho sinh viên ở các trường văn hóa nghệ
thuật cho thấy: Phần lớn sinh viên ở các trường văn hóa nghệ thuật có
nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của giá trị sống, giá trị truyền thống
trong nhân cách người học, nhất là các giá trị nghề nghiệp của người
nghệ sĩ. Sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật đã biết đề cao giá trị
nghề nghiệp, coi nhiệm vụ học tập, rèn luyện tu dưỡng là nhiệm vụ
trọng tâm, là mục tiêu cần phải hướng tới. Bên cạnh những yếu tố
tích cực, thì một bộ phận sinh viên còn bộc lộ những hạn chế nhất
định trong quá trình nhận thức về giá trị sống trong giá trị nghề
nghiệp của người cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ..
Chương 4
YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HIỆN NAY

4.1. Yêu cầu quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các
trường văn hóa nghệ thuật hiện nay


15
4.1.1. Quản lý giáo dục giá trị sống phải đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay
4.1.2. Quản lý giáo dục giá trị sống đáp ứng mục tiêu, yêu
cầu đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật
4.1.3. Quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường
văn hóa nghệ thuật phải phát huy được sức mạnh tổng hợp các lực
lượng giáo dục
4.1.4. Quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên phải phù
hợp với đối tượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật
4.1.5. Quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên phải gắn
với các nội dung, nhiệm vụ của quá trình giáo dục nhân cách
4.2. Biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên
các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay
4.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống phù hợp kế
hoạch đào tạo tổng thể của nhà trường
4.2.2. Đổi mới cơ chế và cách thức quản lý giáo dục giá trị
sống cho sinh viên
4.2.3. Chỉ đạo tích hợp giáo dục giá trị sống vào hoạt động
giảng dạy và hoạt động rèn luyện nghề nghiệp cho sinh viên
4.2.4. Tổ chức xây dựng môi trường sư
phạm và đảm bảo các điều kiện cho giáo dục
giá trị sống ở các trường văn hóa nghệ thuật
4.2.5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục
giá trị sống cho sinh viên


Kết luận chương 4
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động giáo
dục và quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật, chương 4 đã xác định những yêu cầu trong tổ chức giáo dục
giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật và đề xuất 05
biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên các
trường văn hóa nghệ thuật hiện nay. Các yêu cầu và biện pháp đề xuất


16
được xuất phát từ những mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn giáo dục
giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên đồng bộ, chặt
chẽ, khoa học, được khảo nghiệm và thử nghiệm chặt chẽ, đảm bảo tính
cần thiết và khả thi. Các biện pháp đó đã tạo thành một chỉnh thể thống
nhất giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh
viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay được tiến hành chặt chẽ
hiệu quả, khách quan, trung thực.
Có thể khẳng định, từ cách tiếp cận chức năng và tiếp cận hoạt
động, các biện pháp đề tài đề xuất là một chỉnh thể thống nhất, quan
hệ chặt chẽ, tác động và bổ sung cho nhau, nhưng mỗi biện pháp có
vị trí, nội dung, yêu cầu cụ thể riêng, vì vậy mỗi chủ thể quản lý, tùy
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có một cách nhìn
tổng thể, chỉ đạo các lực lượng sư phạm để nâng cao chất lượng giáo
dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.
Chương 5
KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
5.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
5.1.1. Mục đích khảo nghiệm

5.1.2. Đối tượng khảo nghiệm
5.1.3. Quy trình khảo nghiệm
5.1.4. Kết quả khảo nghiệm
* Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp
Biện pháp cần thiết nhất là biện pháp 2, Hoàn thiện cơ chế
quản lý, xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy quản lý giáo
dục giá trị sống với điểm trung bình là 2.90 điểm. Biện pháp ít cần
thiết nhất là biện pháp 5, Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh
nghiệm hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
giảng viên với điểm trung bình là 2.76 điểm. Mức độ chênh lệch về
sự cần thiết giữa 2 biện pháp là tương đối lớn (0,08 điểm). Các biện


17
pháp đề xuất còn lại đều được đánh giá ở mức tương đối cao, chứng
tỏ các biện pháp quản lý này rất phù hợp với tình hình thực tế của
Nhà trường hiện nay.
* Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp
Biện pháp 2, Hoàn thiện cơ chế quản lý, xây dựng và ban hành
các văn bản pháp quy quản lý giáo dục giá trị sống được đánh giá có
tính khả thi cao nhất (2,87 điểm). Biện pháp 1, Xây dựng và thực
hiện kế hoạch giáo dục giá trị sống cùng với kế hoạch đào tạo của
nhà trường có số điểm thấp nhất (2,65 điểm). Đây là biện pháp có
tính khả thi ở mức thấp nhất trong 5 biện pháp đã đề xuất. Mức độ
chênh lệch về tính khả thi giữa 2 biện pháp là tương đối lớn (0,22
điểm). Các biện pháp đề xuất còn lại đều được đánh giá ở mức tương
đối cao, chứng tỏ các biện pháp quản lý này rất phù hợp với tình hình
thực tế của từng trường hiện nay.
* So sánh tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp

Nghiên cứu sinh đã sử dụng phần mềm tin học để tính toán các
số liệu và so sánh sự tương quan thứ hạng giữa tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp:

R = 1−

6∑ D 2

n(n 2 − 1)

Trong công thức trên:
R là hệ số tương quan
n là số biện pháp đề xuất
D là hệ số chênh lệch giữa thứ bậc của tính cần thiết và tính
khả thi
Sau khi thay số và tính nếu R > 0 thì tính cần thiết và tính khả
thi có tương quan thuận, nghĩa là biện pháp vừa cần thiết vừa khả thi.
Thay số vào công thức trên có:


18

R = 1−

6(4 + 0 + 4 + 1 + 1)
5(52 − 1)

R = 1 – 0.5 = 0.5
Dựa vào kết quả trên có thể kết luận giữa tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp có tính tương quan thuận và có tỷ lệ cần

thiết và khả thi tương đương nhau, nghĩa là các biện pháp vừa cần
thiết lại vừa khả thi.
Kết quả khảo nghiệm này có thể kết luận rằng các biện pháp đã
đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần thiết thực trong
quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ
thuật.
5.2. Thử nghiệm và phân tích kết quả thử
nghiệm biện pháp
5.2.1. Những vấn đề chung của thử nghiệm
* Mục đích thử nghiệm
* Giả thuyết thử nghiệm.
* Phạm vi thử nghiệm
Thử nghiệm được tiến hành trong hình thức dạy học các môn
nghệ thuật chuyên ngành.
* Cơ sở thử nghiệm
Thử nghiệm sư phạm được tiến hành ở 2 cơ sở:
- Cơ sở 1: Trường Cao đẳng Múa Việt Nam.
- Cơ sở 2: Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội.
* Đối tượng thử nghiệm
- Cơ sở thử nghiệm 1: Sinh viên năm thứ 2 (Trung cấp liên
thông cao đẳng) đào tạo tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam. Chúng
tôi chọn 2 lớp có chất lượng học tập ban đầu tương đương nhau, tạo
thành một cặp thử nghiệm và đối chứng: Lớp thử nghiệm: Nghệ thuật
biểu diễn Múa dân gian dân tộc (40 sinh viên); Lớp đối chứng: Nghệ
thuật biểu diễn Kịch Múa (40 sinh viên).


19
- Cơ sở thử nghiệm 2: Sinh viên ngành kịch nói năm thứ 3 (hệ
đại học 5 năm) tại Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội.

Chúng tôi chọn 2 lớp có chất lượng học tập ban đầu tương đương
nhau, tạo thành một cặp thử nghiệm và đối chứng: Lớp thử nghiệm:
Kịch 2a (45 sinh viên); Lớp đối chứng: Kịch 2b (45 sinh viên).
* Lực lượng thử nghiệm.
- Tác giả luận án;
- Các cộng tác viên, bao gồm:
+ Các giảng viên chuyên ngành múa;
+ Các giảng viên chuyên ngành kịch nói.
* Thời gian thử nghiệm.
Thời gian thử nghiệm từ ngày 22 tháng 08 năm 2017 đến 22
tháng 10 năm 2017, được chia làm 2 đợt:
- Đợt 1: Tiến hành thử nghiệm tại cơ sở 1, từ ngày 22 tháng 02
đến ngày 20 tháng 6 năm 2017.
- Đợt 2: Tiến hành thử nghiệm tại cơ sở 2, từ ngày 04 tháng 7
đến ngày 15 tháng 10 năm 2017.
* Nội dung thử nghiệm.
Ở mỗi cơ sở thử nghiệm, tác giả luận án cùng cộng tác viên
tiến hành thử nghiệm biện pháp 3, tổ chức các giờ lên lớp, các giờ
xêmina, các giờ tự học theo hướng tích hợp nội dung giáo dục giá trị
sống vào trong nội dung dạy học và rèn luyện nghề nghiệp chuyên
môn (múa và kịch nói).
- Tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống thông qua dạy học
các môn khoa học xã hội và nhân văn. Ở các môn học này, các giá trị
phổ quát sẽ được tích hợp giữa nội dung giáo dục giá trị sống với nội
dung dạy học môn Chính trị học và các môn lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử Đảng; Pháp luật; Văn
hóa cơ bản....
- Tích hợp giáo dục giá trị sống thông qua dạy học các môn
chuyên ngành nghệ thuật. Ở các chuyên ngành này, từng nghệ sĩ



20
trên cương vị giảng viên sẽ bằng kinh nghiệm, sự từng trải nghề
nghiệp để trang bị các giá trị đặc thù của người cán bộ văn hóa,
văn nghệ sĩ.
* Phương pháp thử nghiệm.
Thử nghiệm được tiến hành theo phương pháp thử nghiệm có
đối chứng. Ở cơ sở thử nghiệm 1, chúng tôi dạy lý thuyết và rèn
nghiệp vụ múa cơ bản (4 chủ đề, 16 tiết) theo chương trình đào tạo
diễn viên múa dân gian và đương đại. Ở cơ sở thử nghiệm 2, chúng
tôi giảng 1 học trình (4 chủ đề, 8 tiết) theo chương trình đào tạo diễn
viên kịch nói và điều kiện dạy học giống nhau ở cả lớp thử nghiệm và
đối chứng. Các lớp đối chứng vẫn được tiến hành như chương trình
đào tạo cũ, các lớp thử nghiệm tiến hành theo hướng đã tích hợp nội
dung. Kết thúc mỗi đợt thử nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra,
tổng hợp, phân tích, so sánh kết quả nhận thức về giá trị sống và sự
tiến bộ về hành vi sống giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong
cùng một đơn vị thời gian.
* Phương pháp đo đạc, đánh giá kết quả thử nghiệm.
Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm.
Để đánh giá kết quả tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống
cho sinh viên vào hoạt động giảng dạy và rèn luyện nghiệp vụ chuyên
môn, chúng tôi dựa trên 2 tiêu chí cơ bản:
Tiêu chí 1: Sự tiến bộ về nhận thức các giá trị sống. Qua sự tác
động của cách giảng bài theo hướng tích hợp, bồi dưỡng các giá trị
sống thông qua nội dung chuyên môn là hoạt động chủ yếu, sinh viên
có sự hình thành, củng cố và phát triển nhận thức về các giá trị: sáng
tạo, say mê, cống hiến, vì khán giả. Do điều kiện, chúng tôi tập trung
đo đạc đánh giá một số cách thức ở bảng 5.5.
Tiêu chí 2: Sự tiến bộ về hành vi sống. Sinh viên có nhận thức

tốt dẫn đến có hành vi tốt. Thử nghiệm sẽ chứng minh hành vi sống
của sinh viên, thể hiện ở trách nhiệm, thái độ ứng xử, lối sống, quan
hệ, giao tiếp mà sinh viên có được.
Phương pháp đo đạc, đánh giá.


21
Việc đo đạc, đánh giá kết quả thử nghiệm được tiến hành thành
2 vòng:
Vòng 1: Đo sự tiến bộ về nhận thức các giá trị sống.
Để đo được sự tiến bộ về nhận thức các giá trị sống, chúng tôi
đã quan sát thái độ, hành vi của sinh viên trong quá trình học tập;
đánh giá các sản phẩm học tập như: kết quả ghi chép ở trên lớp, kết
quả thảo luận, các bài tập, thu hoạch, kiểm tra trình và kết quả kiểm
tra kết thúc thử nghiệm.
Vòng 2: Đo sự tiến bộ về hành vi sống.
Các hành vi, thái độ của sinh viên đã được thống kê thông qua
kết quả học tập của các chuyên ngành.
Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm.
Phân tích kết quả thử nghiệm đã được tiến hành cả về định
lượng và định tính theo 2 tiêu chí đã xác định.
Về mặt định tính.
Căn cứ vào mức độ đạt được của tiêu chí. Cụ thể:
Với tiêu chí 1, đánh giá ở khả năng nhận thức về các giá trị
sống của sinh viên.
Với tiêu chí 2, sự tiến bộ về hành vi sống.
Về mặt định lượng.
Để đánh giá kết quả thử nghiệm về mặt định lượng, đã tiến hành
lượng hoá các tiêu chí đánh giá theo 4 mức ứng với các thang điểm.
Để đánh giá khách quan kết quả tác động của thực nghiệm,

chúng tôi đã dùng các tham số như: điểm trung bình cộng, phương
sai, độ lệch chuẩn, đại lượng kiểm định.
5.2.2. Tiến trình và phân tích kết quả thử nghiệm
5.2.2.1. Tiến trình thử nghiệm
* Chuẩn bị thử nghiệm
Bước 1: Khảo sát, lựa chọn và nắm chất lượng của các lớp
trước khi tiến hành thử nghiệm.
Bước 2: Bồi dưỡng, hướng dẫn các cộng tác viên thử nghiệm
Bước 3: Phân tích chương trình, biên soạn tài liệu.
* Tiến hành thực nghiệm


22
.* Kết thúc thử nghiệm
5.2.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm
Thứ nhất, phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng.
Thứ hai, phân tích kết quả thử nghiệm về mặt định tính.
Kết luận chương 5
Để chứng minh sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đã đề xuất, nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo nghiệm bằng cách xin
ý kiến của các chuyên gia (Bao gồm 45 cán bộ quản lý và 55 giảng
viên) ở 03 trường văn hóa nghệ thuật nghiên cứu điển hình.
Quá trình tổ chức khảo nghiệm được tiến hành chặt chẽ, khách
quan, phân tích và đánh giá kết quả khảo nghiệm cho thấy, tính khả
thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất đều có sự tương quan
thuận với nhau.
Để minh chứng thêm cho các biện pháp đề xuất, nghiên cứu
sinh đã tiến hành thử nghiệm 01 trong 05 biện pháp, đó là biện pháp
3, tổ chức các giờ lên lớp, các giờ xêmina, các giờ tự học theo hướng
tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống vào trong nội dung dạy học và

rèn luyện nghề nghiệp chuyên môn (múa và kịch nói). Thử nghiệm
được tiến hành làm 02 đợt ở 02 cơ sở thực nghiệm thông qua lựa
chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Kết quả thực nghiệm đã minh chứng cho tính hiệu quả, khả thi
của các phương pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường
văn hóa nghệ thuật đã đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Luận án đã khẳng định vai trò và ý nghĩa của giá trị sống,
giáo dục giá trị sống đối với sự phát triển nhân cách của thanh thiếu
niên và đặc biệt đối với sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.
Giáo dục giá trị sống giúp sinh viên nghệ thuật nhận thức đúng đắn
về các giá trị sống, định hướng cho hành vi tích cực của bản thân


23
trong việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Đồng thời, giáo dục giá trị
sống còn giúp sinh viên nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp và những
yêu cầu của nghề nghiệp để tạo động cơ phấn đấu học tập và rèn
luyện nghề, trở thành cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ hoạt động trên các
lĩnh vực nghệ thuật.
1.2. Để giáo dục giá trị sống đi vào nề nếp, các chủ thể quản
lý cần nắm chắc nội dung quản lý, thấy được các yếu tố tác động
đến quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật .
1.3. Qua điều tra, khảo sát thực tiễn giáo dục giá trị sống và
quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên ở các trường văn hóa nghệ
thuật, thực trạng về vấn đề giáo dục giá trị sống cho sinh viên ở các
trường văn hóa nghệ thuật cho thấy: Công tác quản lý giáo dục giá trị
sống cho sinh viên đã được đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục quan

tâm, đổi mới. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý
này có lúc, có thời điểm và trong những trường hợp nhất định ở một
số chuyên ngành của một số trường nghệ thuật còn bộc lộ những hạn
chế, bất cập. Nguyên nhân của hạn chế là thuộc về nhân tố chủ quan
của chủ thể quản lý giáo dục.
1.4. Luận án đã đề xuất 5 biện pháp quản lý giáo dục giá trị
sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật. Các biện pháp đề
xuất phù hợp với đặc điểm tâm lý, đặc thù hoạt động học tập và rèn
luyện nghề trên các lĩnh vực nghệ thuật. Các biện pháp đều hướng tới
việc quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên được thống nhất, chặt
chẽ, hiệu quả, phù hợp với từng trường văn hóa nghệ thuật.
1.5. Khảo nghiệm và thử nghiệm đã chứng minh tính hiệu quả,
tính ổn định của biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên
các trường văn hóa nghệ thuật mà chúng tôi đã đề xuất.
2. Kiến nghị
2. 1. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức; quan tâm
đầu tư sân chơi, sinh hoạt bổ ích, có tính giáo dục cao và tăng cường


24
công tác quản lý nhà nước về văn hóa.
Tạo điều kiện cho các trường văn hóa nghệ thuật trong xây
dựng và thực hiện đề án đổi mới chất lượng giáo dục, đào tạo.
2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các trường văn hóa nghệ thuật đổi mới nội dung,
chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo.
Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quản lý về
giảng dạy chuyên môn ở các trường văn hóa nghệ thuật.
Chỉ đạo các trường văn hóa nghệ thuật tích hợp nội dung giáo

dục giá trị sống trong chương trình đào tạo của nhà trường.
2.3. Đối với các trường văn hóa nghệ thuật
Đưa các biểu hiện giá trị sống có gắn với nghề nghệ thuật, gắn
với cuộc đời văn nghệ sĩ vào chuẩn đầu ra khối ngành nghệ thuật ở cả
các ngành học với các tiêu chí cụ thể và rõ ràng.
Cần quan tâm đến giáo dục giá trị sống cho sinh viên nghệ thuật.
Xây dựng, đào tạo đội ngũ giảng viên; xây dựng chương
trình giáo dục giá trị sống; phân bố thời gian, đưa giáo dục giá trị
sống thành một môn học chính thức trong các nhà trường văn hóa
nghệ thuật.
2.4. Đối với giảng viên các trường văn hóa nghệ thuật
Tổ chức trang bị cho sinh viên nhận thức đầy đủ về giá trị
sống, biết cách định hướng, khích lệ và giúp đỡ sinh viên trong việc
áp dụng các giá trị sống vào học tập và cuộc sống. Học tập, nâng cao
bồi dưỡng chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giữa các bộ ngành, khoa
về giáo dục giá trị sống cho sinh viên. Tích hợp giáo dục giá trị sống
vào môn học. Tích cực áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để
sinh viên có cơ hội được bộc lộ suy nghĩ, năng lực qua đó giáo dục
các giá trị sống cho sinh viên. Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân
trong để trở thành tấm gương về lối sống, trở thành hình mẫu về
người giảng viên mà sinh viên noi theo và học tập.
2.5. Đối với sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật
Sinh viên cần ý thức được nhiệm vụ, tự giác và chủ động biến


25
quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Tích cực, tự giác khi
tham gia các hoạt động trải nghiệm giáo dục giá trị sống để tự rút ra
những bài học ý nghĩa cho bản thân.



×