Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 217 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy
định, không trùng lặp với các công trình khác
đã công bố
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS Phạm Thanh Giang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT
2.1.
Những vấn đề lý luận về giáo dục giá trị sống cho sinh viên
các trường văn hóa nghệ thuật
2.2


Những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh
viên các trường văn hóa nghệ thuật
Chương 3: CƠ CỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ
TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT
3.1
Khái quát đặc điểm giáo dục, đào tạo ở các trường văn hóa
nghệ thuật
3.2.
Tổ chức nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng
3.3
Thực trạng giá trị sống và giáo dục giá trị sống cho sinh viên
các trường văn hóa nghệ thuật
3.4.
Thực trạng quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên ở các
trường văn hóa nghệ thuật và nguyên nhân
3.5.
Thực trạng sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản
lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật
Chương 4: YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ
TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT HIỆN NAY
4.1.
Yêu cầu quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường
văn hóa nghệ thuật hiện nay
4.2.
Biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các
trường văn hóa nghệ thuật hiện nay
Chương 5: KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP

QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
5.1
Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
5.2
Thử nghiệm và phân tích kết quả thử nghiệm biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
13
13
25

32
32
50

68
68
72
74
89

103

112
112

116

137
137
142
161
165
166
174


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.

Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 5.1.

Bảng 5.2
Bảng 5.3.
Bảng 5.5
Bảng 5.6
Bảng 5.7.

Số lượng, chất lượng giảng viên các trường văn hóa
nghệ thuật
Số lượng cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên được
khảo sát, điều tra
Sự phát triển về nhận thức và nhân cách của sinh viên
Ý kiến đánh giá về mức độ quan trọng của mục đích
giáo dục giá trị sống cho sinh viên
Ý kiến đánh giá về mức độ quan trọng của nội dung
giáo dục giá trị sống
Hình thức và phương pháp giáo dục giá trị sống
Quản lý mục tiêu giáo dục giá trị sống
Quản lý nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống
Tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống
Quản lý và phối hợp các lực lượng giáo dục giá trị sống
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kỹ
thuật, các điều kiện đảm bảo cho giáo dục giá trị sống
Kiểm tra, đánh giá giáo dục giá trị sống
Thực trạng sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế
thị trường đến quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh
viên các trường văn hóa nghệ thuật
Thực trạng sự ảnh hưởng từ phẩm chất đạo đức của
văn nghệ sĩ đến quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh
viên các trường văn hóa nghệ thuật

Thực trạng sự ảnh hưởng từ đặc điểm của quá trình
đào tạo đến quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên
các trường văn hóa nghệ thuật
Thực trạng sự ảnh hưởng từ chính chủ thể và đối
tượng giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường
văn hóa nghệ thuật
Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của
các biện pháp
Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các
biện pháp
Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp
Lượng hoá các tiêu chí đánh giá về kết quả thử nghiệm
Chất lượng của các lớp tham gia thử nghiệm
Tổng hợp kết quả kiểm tra trước thử nghiệm

70
73
75
80
83
85
90
91
93
95
97
98

103


106

108

109
138
139
140
146
148
149


Bảng 5.8.
Bảng 5.9.
Bảng 5.10
Bảng 5.13.
Bảng 5.16.
Bảng 5.17
Bảng 5.18.
Biểu đồ 5.12.

Biểu đồ 5.15

Đồ thị 5.4.
Đồ thị 5.11.
Đồ thị 5.14.

Sơ đồ 2.1


Thống kê kết quả kiểm tra sự tiến bộ về nhận thức các
giá trị sống của sinh viên
Phân phối tần xuất kết quả kiểm tra sự tiến bộ về nhận
thức các giá trị sống của sinh viên qua thử nghiệm
Phân phối tần xuất luỹ tích kết quả kiểm tra sự tiến bộ
về nhận thức các giá trị sống của sinh viên
Phân phối các tham số đặc trưng kết quả tiến bộ về
nhận thức các giá trị sống của sinh viên ở cơ sở thử
nghiệm 1
Phân phối các tham số đặc trưng kết quả tiến bộ về
nhận thức các giá trị sống của sinh viên ở cơ sở thử
nghiệm 2
So sánh kết quả đánh giá sự tiến bộ về nhận thức các giá
trị sống của sinh viên các lớp thử nghiệm và đối chứng
So sánh kết quả đánh giá sự tiến bộ về hành vi sống
của sinh viên các lớp thử nghiệm và đối chứng
So sánh kết quả tiến bộ về nhận thức các giá trị sống
của sinh viên giữa lớp thử nghiệm và đối chứng ở cơ
sở thử nghiệm
So sánh kết quả tiến bộ về nhận thức các giá trị sống
của sinh viên giữa lớp thử nghiệm và đối chứng ở cơ
sở thử nghiệm
Tương quan giữa tính cần thiết với tính khả thi của các
biện pháp
Đồ thị biểu diễn tần xuất luỹ tích điểm kết quả tiến bộ
về nhận thức các giá trị sống ở cơ sở thử nghiệm 1
Đồ thị biểu diễn tần xuất luỹ tích điểm kết quả tiến bộ
về nhận thức các giá trị sống của sinh viên ở cơ sở thử
nghiệm 2

Hệ thống giá trị của con người hiện đại

151
152
152

154

157
158
159

153

156
141
153

155
34


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định mục tiêu đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển
toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia
đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả” [22, tr.115]. Lý luận
giáo dục đã chỉ rõ, giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, sinh viên là

nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện kết hợp dạy người, dạy chữ và dạy
nghề, giúp cho các cá nhân tham gia, hội nhập xã hội - nghề nghiệp, hội nhập quốc tế
như hiện nay. Một trong những nội dung giáo dục mà Đảng ta xác định cần đưa vào
chương trình giáo dục của các nhà trường đó là giáo dục giá trị sống. Giá trị sống và
giáo dục giá trị sống sẽ giúp cho thế hệ trẻ có những định hướng sâu sắc, rèn luyện
phẩm chất nhân cách trở thành một người công dân mới, có đủ điều kiện trở thành
công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay.
Các trường văn hóa nghệ thuật có chức năng, nhiệm vụ đào tạo học
sinh, sinh viên trở thành các chuyên gia, đội ngũ văn nghệ sĩ hoạt động trong
lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Để trở thành những cán bộ văn hóa, đội ngũ văn
nghệ sĩ những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đòi hỏi
mỗi sinh viên đang học tập, rèn luyện ở các trường văn hóa nghệ thuật cần
phải thường xuyên tiếp thu nội dung chuyên ngành, tích cực luyện tập, rèn
luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nói chung, tu dưỡng, rèn
luyện phẩm chất đạo đức, lối sống nói riêng để hướng tới phát triển, hoàn
thiện các phẩm chất đạo đức, nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên
ngành đào tạo. Để trở thành người cán bộ văn hóa, các văn nghệ sĩ, những
người luôn ảnh hưởng tích cực đến công chúng, đòi hỏi trong quá trình đào
tạo chuyên môn, nghiệp vụ cần có sự quan tâm giáo dục về đạo đức, lối sống
dựa trên nền tảng các giá trị sống. Giáo dục và quản lý giáo dục giá trị sống
cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật là một trong những nội dung
quan trọng và cần thiết, là đòi hỏi khách quan của quá trình đào tạo người cán
bộ văn hóa, đội ngũ văn nghệ sĩ. Để giúp sinh viên các ngành văn hóa, nghệ


6
thuật có bản lĩnh vững vàng, giúp họ có “sức đề kháng” trước những tác động
tiêu cực của nền kinh tế thị trường và xu thế mở cửa, hội nhập, luôn là những
cán bộ văn hóa, đội ngũ văn nghệ sĩ có đủ đạo đức và tài năng, cống hiến hết
mình cho một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc giáo dục

hình thành và phát triển nhân cách sinh viên hiện nay, đặc biệt là định hướng
giá trị, giáo dục giá trị sống cho họ để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân
lực của công cuộc đổi mới là việc làm quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, trước những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường
và thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự chống phá thường xuyên, thâm
độc của kẻ thù đối với cách mạng nước ta; cùng với các nguyên nhân khách
quan và chủ quan khác, đã làm suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ
phận văn nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Sự suy thoái,
biến chất ở một bộ phận những người làm công tác văn hóa nghệ thuật hiện
nay đã gây ra những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến bản chất và truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Những mất mát, lệch lạc về giá trị, lối
sống, nhân cách, những hiện tượng tiêu cực trong đời sống đạo đức xã hội, tội
phạm ngày càng gia tăng, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sinh viên đang
là mối quan tâm của toàn xã hội... Hơn nữa, sinh viên có những đặc điểm tâm,
sinh lý rất nhạy cảm, còn thiếu kinh nghiệm sống, bản lĩnh chưa thật sự vững
vàng, dễ bị cuốn hút bởi cái lạ, cái mới, dễ rơi vào cạm bẫy của cái xấu, cái
phản giá trị đến từ những tác động bên ngoài. Một bộ phận nhỏ trong sinh
viên còn thiếu định hướng, chưa phân biệt giữa cái tốt và cái xấu, giữa giá trị
thật và giá trị ảo; có lối sống thực dụng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chạy
theo giá trị vật chất tầm thường. Trong giáo dục, đào tạo còn nặng về chuyên
môn và bồi dưỡng năng khiếu, hoạt động giáo dục đạo đức, giá trị nghề
nghiệp chưa được tổ chức chặt chẽ, thiếu tính kế hoạch. Những hạn chế trên
có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân từ việc giáo dục và
quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên chưa được quan tâm đúng mức.
Với đặc thù sẽ trở thành người cán bộ ngành văn hóa, văn nghệ sĩ, có ảnh
hưởng tích cực đến công chúng, sinh viên ở các trường văn hóa nghệ thuật


7
càng phải rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng, đặc biệt là lối sống, giá trị

sống. Vì thế, giáo dục và quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các
trường văn hóa nghệ thuật, trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết
cả về lý luận và thực tiễn.
Giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên đã
được một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến. Tuy
nhiên, vấn đề quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa
nghệ thuật chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý giáo dục giá trị
sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay” để làm đề tài
nghiên cứu luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu khái quát, làm rõ, phát triển về lý luận và thực
tiễn của giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị sống, luận án đề xuất
các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên nhằm làm cho hoạt
động giáo dục giá trị sống có chất lượng và hiệu quả, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo ở các trường văn hóa nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát, làm rõ lý luận về giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục
giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục giá trị sống và quản lý
giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.
- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các
trường văn hóa nghệ thuật hiện nay.
- Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp và thử
nghiệm một biện pháp đã đề xuất.


8

3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý giáo dục phẩm chất nhân cách cho sinh viên ở các trường văn hóa
nghệ thuật hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên ở các trường văn hóa nghệ thuật
hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn giá trị sống, giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị
sống cho sinh viên ở các trường văn hóa nghệ thuật với đối tượng học sinh,
sinh viên đào tạo cao đẳng và đại học. Chủ thể quản lý chủ yếu tập trung vào
vai trò của Hiệu trưởng, Giám đốc các trường và học viện. Đối tượng trung
cấp và đào tạo năng khiếu (lấy từ học sinh cấp 2) không thuộc phạm vi nghiên
cứu của luận án.
* Phạm vi khảo sát: Luận án tập trung khảo sát 120 cán bộ, giảng viên
và 300 sinh viên của 03 trường: trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà
Nội, trường Cao đẳng Múa Việt Nam, trường Đại học Sư phạm nghệ thuật
Trung ương; thời gian khảo sát từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016.
* Phạm vi thời gian: Các số liệu được sử dụng trong luận án từ 2012 đến nay.
3.4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng, hiệu quả giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn
hóa nghệ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quản lý. Nếu
trong quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ
thuật, các chủ thể quản lý tiếp cận theo quan điểm phức hợp và thực hiện tốt
các chức năng quản lý, từ việc chú trọng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo
dục giá trị sống trong kế hoạch đào tạo tổng thể của nhà trường; đổi mới cơ
chế và cách thức quản lý giáo dục giá trị sống; chỉ đạo tích hợp giáo dục giá
trị sống vào hoạt động giảng dạy và hoạt động rèn luyện nghề nghiệp cho sinh



9
viên; tổ chức xây dựng môi trường sư phạm và đảm bảo các điều kiện cho
giáo dục giá trị sống ở các trường văn hóa nghệ thuật và cuối cùng là thường
xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên thì chất
lượng giáo dục giá trị sống sẽ được nâng cao, các khâu các bước trong quản
lý giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật ngày càng hiệu
quả, thống nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường
văn hóa nghệ thuật hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo. Đồng thời, tác
giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan
điểm lịch sử - logic để tổng quan các công trình nghiên cứu và khái quát
hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về giá trị sống, giáo dục giá trị sống và
quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên; quan điểm tiếp cận thực tiễn;
quan điểm tiếp cận chức năng; quan điểm tiếp cận phức hợp: hoạt động - giá
trị - nhân cách để làm rõ nội dung và đề xuất biện pháp quản lý giáo dục giá
trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá
để tổng quan, chọn lọc các quan điểm, lý luận, quan niệm khoa học có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, khái quát, luận giải làm rõ
cơ sở lý luận về quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn
hóa nghệ thuật.
Sử dụng phương pháp so sánh các kết quả nghiên cứu của những công
trình sách, tạp chí, luận án trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; tổng hợp,

khái quát hóa lý luận để xây dựng hệ thống khái niệm.


10
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Tác giả luận án tổ chức quan sát cách thức tổ chức giáo dục giá trị sống
và quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên nghệ thuật, ở một số
trường như: Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Đại học Sân khấu và Điện
ảnh Hà Nội, Cao đẳng Múa Việt Nam, Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung
ương, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội để nắm bắt tình hình và kết quả
đạt được của việc giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị sống cho
sinh viên. Trên cơ sở đó có thêm tư liệu phục vụ việc phân tích, tổng hợp,
nhận định đối với vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn
Tọa đàm, phỏng vấn với giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên ở một số
trường nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội trên những nội dung có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp điều tra
Tiến hành trưng cầu ý kiến bằng phiếu điều tra của 120 giảng viên, cán bộ
quản lý giáo dục và 300 sinh viên ở trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà
Nội, trường Cao đẳng Múa Việt Nam, trường Đại học Sư phạm nghệ thuật
Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tìm hiểu và khẳng định tính khách
quan của một số nhận định cần thiết trong luận án.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu báo cáo tổng kết năm học của một số trường về đánh giá
chất lượng giáo dục, quản lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục giá trị sống
cho sinh viên nghệ thuật nói riêng; nghiên cứu sổ theo dõi tình hình rèn luyện
của sinh viên ở một số lớp, một số khóa của các trường văn hóa nghệ thuật;
kế hoạch quản lý giáo dục sinh viên của cán bộ nhà trường, cán bộ phụ trách

chuyên ngành văn hóa nghệ thuật. Các kết quả họat động thực tiễn văn hóa-xã
hội của sinh viên ở trong và ngoài nhà trường
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm


11
Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về quản lý giáo dục nhân cách sinh
viên ở các trường văn hóa nghệ thuật. Phân tích một số kinh nghiệm tiên tiến
trong quản lý giáo dục giá trị sống ở một số trường nghệ thuật.
Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia: lấy ý kiến của một số nhà sư phạm, một số nhà
khoa học giáo dục, quản lý giáo dục, đặc biệt là các chuyên gia phụ trách về
nghệ thuật của các trường và đoàn nghệ thuật biểu diễn. Trên cơ sở đó, nghiên
cứu sinh hoàn thiện những nội dung nghiên cứu của luận án.
Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm
Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề
xuất nhằm kiểm chứng tính đúng đắn và khả dụng của các biện pháp quản lý
giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Đồng thời, nghiên cứu sinh tiến hành thử nghiệm một biện
pháp quản lý đã đề xuất trong luận án.
* Nhóm phương pháp khác
Phương pháp toán thống kê: Sử dụng phương pháp toán học để tính
toán, xử lý các số liệu nhằm phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu, điều tra
để bảo đảm tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
Phương pháp sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin: Sử dụng các phần
mềm tin học, để tính toán các số liệu ở phần khảo nghiệm, thử nghiệm.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã xây dựng được các khái niệm cơ bản, đưa ra các nội dung
quản lý và chỉ rõ các yếu tố tác động đến quản lý giáo dục giá trị sống cho
sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.

Phân tích, đánh giá thực trạng; chỉ rõ các nguyên nhân của thực trạng
giáo dục giá trị sống, quản lý giáo dục giá trị sống và các yếu tố tác động đến
quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.
Luận án đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho
sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo ở các trường văn hóa nghệ thuật.


12
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ, bổ sung và phát triển
những vấn đề lý luận về giáo dục giá trị sống và quản lý giáo dục giá trị sống
cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật và vận dụng quản lý giáo dục giá
trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ thực
tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các
trường văn hóa nghệ thuật và làm cơ sở đổi mới, nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho các chủ thể quản lý ở các
trường văn hóa nghệ thuật tham khảo để áp dụng vào quản lý giáo dục giá trị
sống cho sinh viên nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường văn
hóa nghệ thuật.
7. Kết cấu của luận án
Luận án có kết cấu gồm: Mở đầu, 5 chương (13 tiết), kết luận và kiến
nghị, danh mục các công trình nghiên cứu đã được công bố của tác giả có liên
quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.



13
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về giá trị và giáo dục giá trị
* Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Giá trị là phạm trù được bàn đến và sử dụng từ rất sớm trong lịch sử tư
tưởng nhân loại, bắt đầu bằng quan niệm của các nhà triết học cổ đại cho đến
đầu thế kỷ XIX. Cùng với sự phát triển của xã hội, những vấn đề về giá trị mới
thực sự trở thành đề tài được nhiều người quan tâm nghiên cứu nhằm làm rõ vai
trò của con người trong bước chuyển của xã hội và trong xã hội mới.
G.E.Moore là người đầu tiên đưa ra khái niệm “giá trị nội tại" (intrinsic
value). Theo ông, giá trị nội tại vừa phản ánh được thái độ của chủ thể đối với sự
vật vừa thể hiện được sự tồn tại tự nhiên và khách quan của sự vật đó và thái độ
của chủ thể đối với sự vật tác động bao giờ cũng xảy ra trong: Môi trường hoàn
cảnh nhất định, thái độ đó không tách rời với môi trường [83]. Sau này các nhà
nghiên cứu đã đồng thuận với quan niệm này và cho rằng cần đặt giá trị trong
mối quan hệ giữa con người và hiện thực xã hội khách quan, trong các môi
trường văn hóa và mối quan hệ với cộng đồng. Họ cho rằng giá trị là hạt nhân
của nền văn hóa. Việc phân tích giá trị trong mối quan hệ với hiện thực khách
quan có ý nghĩa trong việc giáo dục giá trị cần phải được đặt trong bối cảnh, môi
trường phù hợp đồng thời sử dụng môi trường văn hóa, chính trị, xã hội như một
phương tiện hữu ích để giáo dục giá trị cho người học.
R.S.Hartman (1910 - 1973) được xem là người đại diện tiêu biểu cho
giá trị học hiện đại khi đã xây dựng mô hình toán học về cấu trúc giá trị với
các quan hệ giá trị và mệnh đề giá trị học. Ông nghiên cứu tác phẩm “Cấu
trúc của giá trị: Cơ sở của giá trị học” đã đưa ra một số vấn đề như: Quan
niệm về giá trị, tính khách quan và chủ quan của giá trị, các loại hình của giá
trị. Theo đó, giá trị tồn tại khách quan và có thể định lượng được. Đặc biệt



14
ông đã đưa ra Mẫu đo giá trị (The Hartman Value Profile - HVP) dựa vào ba
chiều kích của giá trị là: giá trị nội tại (Intrinsic value), giá trị ngoại tại
(Extrinsic value), giá trị hệ thống (System value) [84]. Hiện nay, các công
trình nghiên cứu giá trị của các quốc gia đã kế thừa những phương pháp mà
Hartman đưa vào việc nghiên cứu các giá trị. Nói đến giá trị học hiện đại
không thể không nhắc đến Milton Rokeach. Ông đã xây dựng bộ công cụ điều
tra giá trị là “Rokeach Value Survey” (viết tắt là RVS). Bộ công cụ này gồm
có hai loại: tiểu hệ giá trị đầu cuối (terminal values) và tiểu hệ giá trị công cụ
(instrumental values), mỗi tiểu hệ gồm có 18 giá trị [87].
Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề nghiên cứu giá trị nói
chung và định hướng giá trị nói riêng. Rokeach.M. (1973), trong tác phẩm
The Nature of Human values (bản chất của giá trị con người) cho rằng giá trị
của cá nhân chịu tác động của sự biến đổi xã hội nghĩa là khi điều kiện xã hội
thay đổi thì hệ thống giá trị cũng thay đổi. Tác giả đã nghiên cứu những biến
đổi giá trị trong tâm lý con người thể hiện qua các cách đánh giá các giá trị
của xã hội hiện tại. Đây là những cơ sở quan trọng trong việc xây dựng mối
quan hệ giữa văn hóa - chính trị - xã hội đối với sự phát triển bền vững trong
đó nhân tố con người được đặt ở vị trí trung tâm [105].
Ronald Intglehart, giáo sư xã hội học trường Đai học Michigan, Hoa Kỳ.
Ông là giám đốc Điều tra giá trị thế giới (World Values Survey, WVS) vào năm
1981. Đến nay dự án đã tiến hành hõn 97 nýớc ở khắp các châu lục. Dự án nhằm
điều tra quan niệm sống, niềm tin, thái độ chính trị, tôn giáo, giới, vai trò giới...
để phản ánh bức tranh chung về giá trị của người dân ở các quốc gia khác nhau
trên thế giới. Nghiên cứu đã cho thấy có sự dịch chuyển về giá trị từ “giá trị hiện
đại” (giá trị trong xã hội công nghiệp hóa) sang “giá trị hậu hiện đại” (giá trị
trong xã hội toàn cầu hóa), từ “giá trị sống còn” sang “giá trị biểu hiện bản thân”,
giá trị tinh thần như hạnh phúc, tự do, dân chủ, chất lượng và ý nghĩa của cuộc

sống từ “giá trị truyền thống” sang “giá trị thể tục”… [106].


15
Xem xét vai trò của sự lựa chọn tự do đặc biệt là những giá trị và niềm
tin căn bản, nghĩa là nghiên cứu con người và nghiên cứu về giá trị có mối
quan hệ khăng khít với nhau. Giá trị là những cái có thực do con người tạo ra,
bảo đảm cho cuộc sống thực (living life) của con người thực mà muốn có
cuộc sống trước hết phải tồn tại. Trong tác phẩm “Tồn tại và thời gian”
(Being and Time) của M.Heidegger (1985), lần đầu tiên thuật ngữ “Tồn tại”
(Being) đã được bàn luận tới và ông đã xây dựng học thuyết trải nghiệm.
Theo đó, điều quan trọng với giá trị sống là sự trải nghiệm phải gắn với sự
quan tâm và sống thật với chính mình [103].
Tittut Dale N (1994), với tác phẩm “Values Education in American in
secondary schools” (Giáo dục giá trị ở các trường trung học của Hoa Kỳ), cho
rằng, giáo dục giá trị có thể thực hiện thông qua các môn học trong chương trình
chính thức đặc biệt là văn học, khoa học xã hội, lịch sử. Đưa ra những kỳ vọng để
sinh viên làm việc chăm chỉ, có tính trách nhiệm và tôn trọng người khác cũng là
cách dạy giá trị. Ngoài ra một số hình thức hoạt động như diễn kịch, câu lạc bộ,
hoạt động thể thao, hội sinh viên, hoạt động cộng đồng sẽ tạo ra các cơ hội để sinh
viên được lựa chọn giá trị [98, tr.8]. Tác giả đã khái lược lịch sử giáo dục giá trị ở
các trường công. Giáo dục giá trị ở các nhà trường tập trung vào các giá trị cơ bản
như: yêu thương, can đảm, lịch sự, công bằng, lương thiện, tử tế, trung thực, kiên
trì, lòng kính trọng, trách nhiệm.Tác giả cho rằng, trong các nhà trường ở Hoa Kỳ
hiện nay tập trung vào những điểm như: (1) Giáo dục con người toàn diện tập trung
vào tri thức, hành vi và tình cảm. (2) Giới thiệu các tấm gương để sinh viên suy
nghĩ các giá trị của họ. (3) Sử dụng các tài liệu thích hợp (4) Giảng viên tiếp xúc với
sinh viên một cách trong sáng, chân thành, tin tưởng tất cả các em sinh viên sẽ tiến
bộ. (5) Tôn trọng các em chú ý ngôn ngữ nói với các em. (6) Xây dựng không khí
hòa thuận, giải quyết ổn thỏa các xích mích nội bộ. (7) Kịp thời khuyến khích, khen

ngợi các việc làm tốt. (8) Luôn chỉnh đốn và sửa sai lầm. (9) Tổ chức hợp tác cùng
nhau làm một số việc, tham gia công tác xã hội. (10) Phối hợp nhà trường, gia đình,
xã hội. (11) Dạy dỗ chứ không thuyết giáo [113].


16
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, hai khái niệm thường được
nhắc trong giáo dục nhân cách cho trẻ em là giáo dục giá trị sống (living
values) và kỹ năng sống (life skills). Đó chính là cách gọi khác của giáo dục
nhân cách con người. Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ đã
thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Tác giả Halsted J.M và Taylor M.J trong cuốn sách “Values in
education and education in value” (1996) cho rằng: “một phần của nhà
trường phải thực hiện nhiệm vụ dạy giá trị và ngược lại, giá trị cũng góp phần
vào việc tổ chức nhà trường. Giá trị trong trường học xuất hiện trong cách sắp
xếp, chương trình, nội quy, kỷ luật, trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh
viên, Giá trị được phản ánh trong cách giảng viên khuyến khích và hỗ trợ việc
học tập của sinh viên [84, tr.3].
Halstead J.M (2000) với cuốn sách: “Learning and teaching values: a
review of recent research” (Dạy và học về giá trị - đánh giá về những nghiên
cứu gần đây) [85] cho rằng giáo dục giá trị trong nhà trường được thực hiện
thông qua nhiều con đường và phương pháp. Giáo dục giá trị thông qua
chương trình, chính sách trường học nghĩa là nhà trường cần xác định rõ ràng
các giá trị và cách áp dụng giá trị đó vào trường học. Ngoài ra, giáo dục giá trị
còn được thực hiện thông qua môi trường học đường đặc biệt phải chú ý đến
bầu không khí lớp học, cách thức giao tiếp, phong cách quản lý, giải quyết
các mối bất hòa, điều quan trọng là nhà trường phải đặt ưu tiên cho những yêu
cầu cơ bản và sự thích thú của sinh viên. Sự làm gương của giảng viên cũng
được đánh giá là một trong những phương tiện hiệu quả trong việc giáo dục
giá trị. Cách giảng dạy, giao tiếp hàng ngày... có ảnh hưởng trực tiếp đến việc

hình thành giá trị ở sinh viên. Nghiên cứu đã chỉ ra sinh viên thường hâm mộ
những giảng viên có phẩm chất: bao dung, hiền lành, công bằng, chính trực,
cư xử hợp lý, sẵn sàng giải thích bất cứ điều gì cho sinh viên, không phán xét
và kì thị sinh viên.


17
Gabriele Haracker (2012) với tác phẩm Teaching Values in school: a
way to reach a better understanding in our worl (Giáo dục giá trị trong trường
học, con đường giúp người học hiểu rõ hơn về thế giới) đã tập trung làm rõ
cách tiếp cận giá trị, vai trò, nhiệm vụ của giáo dục giá trị trong nhà trường đến
sự phát triển của người học như: nhân cách, kết quả học tập, mối quan hệ trong
trường học, nghiên, cứu nội dung, các phương pháp dạy và học về giáo dục giá
trị, mối quan hệ giữa giáo dục giá trị (value education) với giáo dục đạo đức
(Moral education) và giáo dục tôn giáo (Religious education), giáo dục tính
cách (Character education), giáo dục công dân (Citizenship education), giáo
dục cá nhân và xã hội (personal and social education [84].
* Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Công trình sớm nhất được ghi nhận có tìm hiểu về giá trị văn hóa Việt
thông qua tính cách phải kể đến là tác phẩm: “Tìm hiểu tính cách dân tộc” của
tác giả Nguyễn Hồng Phong. Tác giả đã đi vào năm đặc trưng tính cách biểu
hiện thông qua văn học nghệ thuật và đời sống. Đây cũng có thể xem là năm giá
trị của người Việt như: tập thể; trọng đạo đức; cần, kiệm, giản dị, thực tiễn; tinh
thần yêu nước bất khuất và lòng yêu chuộng hòa bình, nhân đạo; lạc quan [54].
Nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu (1980) với cuốn “Giá trị tinh thần
của dân tộc Việt Nam”. Dưới góc độ Triết học, Sử học, Đạo đức học tác giả
đã phân tích các giá trị của dân tộc qua các giai đoạn lịch sử, ảnh hưởng của
lịch sử đối với các giá trị truyền thống. Tác giả đã phân tích những đức tính
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc
quan, thương người, vì nghĩa trong đó yêu nước được xem là giá trị quan

trọng hàng đầu của mọi công dân Việt Nam. Theo tác giả Vũ Khiêu, công
trình nghiên cứu này đã đóng góp nhiều về nhận thức cho nhân dân trong giai
đoạn xây dựng đất nước trong thời đại mới [25].
Tác giả Nguyễn Dục Quang (2008) với công trình “Định hướng giáo dục
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho sinh viên” đã nêu lên năm giá trị tinh
thần đặc trưng của người Việt Nam đó là: Tinh thần yêu nước; tinh thần dân


18
tộc; cần cù và thông minh; trọng đạo lý, tình người, lạc quan yêu đời. Tác giả
nêu lên bốn giá trị đó là; yêu nước, bất khuất, chống ngoại xâm; tinh thần dân
tộc; cần cù và thông minh; trọng đạo lý và tình người, lạc quan yêu đời [58].
Tác giả Phan Huy Lê với đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.07-02:
“Những giá trị truyền thống dân tộc và con người Việt Nam” đã đề xuất
nhưng giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại
dựa trên quan điểm kế thừa các tinh hoa của văn hóa dân tộc. Nghiên cứu đã
chỉ ra những nhân tố chi phối sự hình thành các giá trị như truyền thống
không chùn bước trước khó khăn và cố kết cộng đồng là do điều kiện tự nhiên
khiến con người luôn phải ứng phó với các thiên tai hay tác động của quá
trình lao động sản xuất tạo nên truyền thống cộng đồng, dân chủ làng xã, cần
cù, giản dị, tâm lý bình quân chủ nghĩa... [48].
Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.15 “Hệ giá trị Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế” do Trần Ngọc Thêm làm
chủ nhiệm đã có khái quát các hệ giá trị truyền thống của Việt Nam trong suốt
chiều dài lịch sử, chỉ ra những biến động của hệ giá trị Việt Nam truyền thống
trong giai đoạn hiện đại và chỉ ra con đường đi đến hệ giá trị Việt Nam mới
trong đó chú trọng đến giá trị yêu nước và nhân ái, trung thực và bản lĩnh,
trách nhiệm và hợp tác, tính khoa học và sáng tạo [66].
Khi nghiên cứu về văn hóa, nhân cách và giá trị không thể không nhắc tới
nhà khoa học Phạm Minh Hạc. Tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu về giá

trị và giáo dục giá trị, tiêu biểu có các công trình: Bài báo “Giáo dục giá trị”
đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục, số 37 năm 2008 (29); cuốn sách “Định
hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập” xuất bản năm
2008 (31); cuốn sách “Giá trị học- cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng hệ
giá trị chung của người Việt Nam thời nay” xuất bản năm 2010 (30) và cuốn
sách “Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đối mới và hội nhập”
(2011) đã mô tả thực trạng lối sống và văn hóa hiện nay và chỉ ra những xu
hướng biến đổi về nhận thức, lối sống, chuẩn giá trị và định hướng giá trị, xu


19
hướng mâu thuẫn nổi trội giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần, lợi ích xã hội
và lợi ích cá nhân, giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, tâm lý bao cấp và tâm
lý bươn chải, tâm lý cào bằng và tâm lý phân hóa. Đặc biệt, cuốn sách “Hệ giá
trị - Mục tiêu phát triển nhân cách người học” (2016), tác giả đã đề cập đến vấn
đề hạn chế trong giáo dục nhân cách. Tác giả cho rằng: “ Văn hóa xuống cấp,
đạo đức xã hội suy đồi bộc lộ ở mọi mặt đời sống, nổi bật là những biểu hiện
bất chấp, coi thường các quy phạm đạo đức, pháp luật và thái độ thờ ơ, vô
cảm với những người chứng kiến. Thậm chí nhiều trường hợp giết nhau chỉ vì
lợi ích rất nhỏ hoặc do mâu thuẫn trong ứng xử… Đây là tín hiệu báo động về
sự tha hóa nhân tính, khủng hoảng giá trị, bế tắc xã hội” [32, tr.122]. Theo tác
giả, các nhà trường với chức năng giáo dục, định hướng và phát triển nhân
cách, cần coi “Hệ giá trị cá nhân với tư cách mục tiêu phát triển nhân cách
người học của hệ thống giáo dục quốc dân cần bảo đảm hài hòa giữa các đặc
tính cá nhân và xã hội, dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, trong
đó các giá trị nền tảng và giá trị cốt lõi với hàm ý các giá trị này tạo thành
chân đế và bộ khung của nhân cách” [32, tr.145]..
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn [77], tác giả Thái Duy Tuyên [73]; Hồ Sĩ
Quí [57] đã chỉ ra trong các nghiên cứu những tác động tích cực và tiêu cực
của sự biến đổi xã hội từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường và xu thế

hội nhập, từ đó đặt ra vấn đề giáo dục niềm tin, giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ.
Nghiên cứu định hướng giá trị ở nước ta thực sự được chú trọng và
những năm đầu thể kỷ XXI với xã hội có nhiều chuyển biến trên tất cả các
lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.., Các đề tài nghiên cứu định
hướng giá trị thường tập trung, ở các nhóm người xã hội khác nhau với những
đặc trưng riêng.
Một số nghiên cứu tập trung làm rõ sự thay đổi và sự khác biệt về giá trị
giữa thanh niên và những thế hệ trước đó. Các tác giả cũng đã chỉ ra nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi là do sự tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội và gia đình, nhân tố này có ảnh hưởng quan trọng đến việc lựa chọn các giá


20
trị và định hướng giá trị cho thanh thiếu niên. Các nghiên cứu chỉ ra thanh niên
có xu hướng đề cao các giá trị tinh thần hơn các giá trị vật chất khi đánh giá
cũng như quan niệm về hôn nhân gia đình, đề cao gia đình cá nhân của bản
thân, sống độc lập hơn là dựa vào gia đình xuất thân, gia đình cha mẹ.... Có thể
kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Đỗ Ngọc Hà [27], Đặng Cảnh Khanh [41],
Đỗ Long [44], Nguyễn Dục Quang [58], Nguyễn Thị Mai Lan [47].
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giá trị sống và giáo dục giá trị sống
* Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Giáo dục những giá trị sinh tồn của con người được khẳng định trong
“nền giáo dục thực nghiệm”. Đại biểu cho trường phái này là nhà giáo dục
người Pháp AlFret Binet (1857-1911) với công trình “Education of living
skill” (1995). Họ tuyệt đối hoá hình thức thực nghiệm, coi hình thức này là
khách quan nhất, và lúc này các nhà trường ở châu Âu cũng nghiên cứu và áp
dụng hình thức tổ chức nhóm trong các thực nghiệm của sinh viên và ở Mỹ
cũng xuất hiện một trào lưu “nền giáo dục thực dụng” [82].
Phương pháp và con đường giáo dục giá trị trong nhà trường cũng hết
sức đa dạng. Tác giả Tillman. D. (2008), trong tác phẩm “Living value

activities for young adults” (Hoạt động giá trị sống cho vị thành niên) cho rằng
thảo luận là cách thức thúc đẩy sự phát triển của những mâu thuẫn trong tiềm
thức của sinh viên để họ đi đúng hướng và giúp phát triển giá trị ở các khía
cạnh khác nhau [111]. Tác giả Terry Lovat, Ron Tommey, Kerry Daily,
Neville Clement (2009), trong tác phẩm “Project to test and measure the
impact of Value Education on students effects and school amblence” (Đề án
kiểm tra và đánh giá thực tế giáo dục giá trị trên hiệu ứng sinh viên và trường
học) cho rằng cần ưu tiên cho các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa và
giảng trực tiếp cho người học trong giáo dục giá trị. Hoạt động ngoại khóa giúp
sinh viên thỏa mãn đam mê, khám phá bản thân, rèn luyện một số kỹ năng
quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo.... Đồng thời, hoạt
động tạo cơ hội để sinh viên được trải nghiệm, giúp các hành vi được lặp đi lặp


21
lại hình thành thói quen. Từ đó, thúc đẩy sự hiểu biết của sinh viên về sự hợp
tác, công bằng, tôn trọng,...Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của Mark Halsted và
Monica J.Taylor còn nêu ra một số phương pháp khác trong giáo dục giá trị
như: vòng tròn chia sẻ (circle time), tự thuật cá nhân, đóng kịch, trò chơi có
tính giáo dục, tình huống (simulation excercises), hoạt động thực hành, học hợp
tác, dự án, chủ đề theo ngày (theme days), giải quyết vấn đề...[109].
* Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Giáo dục giá trị nói chung và giáo dục giá trị sống nói riêng là vấn đề
được quan tâm trong những năm trở lại đây. Trong hệ thống giáo dục nhà
trường phổ thông, đến năm 2005, chương trình giáo dục giá trị sống - kỹ năng
sống mới được đưa vào thông qua các hoạt động ngoại khóa hoặc lồng ghép
vào các giờ sinh hoạt. Đến năm 2008, các cơ sở giáo dục chính quy và không
chính quy đã quyết định đưa nội dung giáo dục này vào trong chương trình
giáo dục của cơ sở mình.
Một số tác giả đã nghiên cứu về giá trị sống và vai trò, nhiệm vụ, nội dung

và phương pháp giáo dục giá trị sống. Như Phạm Minh Hạc [32], Lê Đức Phúc,
Mạc Văn Trang [57], Nguyễn Thanh Bình [6], Trần Thị Lệ Thu [65], Nguyễn Thị
Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa [49], Vũ Thị Ngọc Tú [71] tập trang nghiên cứu các
giá trị sống cho thanh thiếu niên trong đó nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, nhà
trường việc giáo dục sinh viên, đồng thời đề xuất nhà trường cần xây dựng nội
dung giáo dục giá trị sống phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi.
Tác giả Hà Nhật Thăng (1998), với cuốn sách: “Giáo dục hệ thống giá
trị đạo đức nhân văn” đã nghiên cứu, đề xuất trang bị cho sinh viên, sinh viên
hệ thống giá trị cốt lõi, cơ sở cơ bản của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có
những hành vi tương ứng với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù
hợp với yêu cầu của xã hội, của thời đại [6].
Một trong những người có những nghiên cứu mang tính hệ thống về
giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh
Bình. Trong giáo trình Giáo dục kỹ năng sống“ (2009) tác giả đã triển khai


22
nghiên cứu tổng quan về giá trị sống, kỹ năng sống, các phương pháp tiếp cận
giá trị sống, kỹ năng sống trong giáo dục ở nhà trường phổ thông, đồng thời
đề xuất một số chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông [6].
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa,Trần Văn Tính,
Vũ Phương Liên trong cuốn sách “Phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ
năng sống cho học sinh trung học phổ thông” (2010) đã luận giải vấn đề lồng
ghép giữa giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, trong đó giáo dục giá trị
sống luôn là nền tảng, kỹ năng sống là công cụ và phương tiện để tiếp nhận và
thể hiện giá trị sống. Nghiên cứu của các tác giả đã giúp cho giảng viên trung
học định hướng tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống trong
nhà trường, chỉ ra rằng giảng viên có thể tổ chức các giờ dạy hay hoạt động
giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống một cách riêng biệt hoặc lồng ghép
trong dạy học các môn học mà giảng viên đảm nhận [50].

Tác giả Nguyễn Công Khanh (2012) với cuốn “Phương pháp giáo dục
giá trị sống, kỹ năng sống” đã nghiên cứu về đổi mới, đa dạng hóa phương
pháp giáo dục giá trị sống và phát triển kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu, hứng
thú, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của sinh viên, sưu tầm các câu chuyện ẩn
chứa trong đó các triết lí, các bài học giáo dục giá trị sống…[42].
Tóm lại, trong những năm qua, giáo dục giá trị sống trong nhà trường
đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Các công trình trên rất đa dạng,
phong phú, đã phân tích vấn đề giáo dục giá trị sống dưới nhiều góc độ khác
nhau và có chiều sâu. Đã làm rõ được nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực
tiễn của giáo dục kỹ năng sống.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục giá trị sống
Hội thảo khoa học quốc tế “Giáo dục giá trị trong bối cảnh hội nhập”
được tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015, đã có 70 tham
luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà báo đến từ các trường đại
học, viện nghiên cứu quốc tế đã được bàn luận tại đây. Tham luận của các nhà
khoa học đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản và quan trọng về giá


23
trị và hệ giá trị, những nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn giá trị trong bối
cảnh hội nhập, những xu hướng biến động của giá trị, những yêu cầu, phương
pháp, nội dung giáo dục giá trị trong giai đoạn hiện nay.
Giá trị tinh thần có cái có ý nghĩa, cái có lợi, thỏa mãn nhu cầu tồn tại
và phát triển của con người. Giá trị cũng là cái quy định mục đích của hoạt
động và động cơ thúc đẩy hoạt động đạt được mục đích đó.
Giá trị gắn bó cuộc sống cá nhân con người và cộng đồng người. Chủ thể
mang giá trị là đời sống cá nhân mỗi con người và cộng đồng người khác nhau.
Tương ứng với chủ thể mang giá trị có các hình thức và các cấp độ biểu hiện giá
trị khác nhau. Đối với các giá trị thuộc về cá nhân, là đạo đức, thẩm mỹ, việc
làm, quyền con người, thu nhập, nhân văn…; đối với các giá trị thuộc về cộng

đồng quốc gia- dân tộc là độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, là bản sắc dân
tộc, thuần phong, mĩ tục…; đối với các giá trị nhân loại là hòa bình, hợp tác,
khoan dung, dân chủ…Đó chính là hệ giá trị chi phối con người, cộng đồng xã
hội và nhân loại trong quá trình phát triển.Giáo dục giá trị có ý nghĩa rất to lớn
đối với sự phát triển của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Vì vậy, nhiều
quốc gia coi việc giáo dục thế hệ trẻ về các giá trị lao động, trí tuệ, tài năng, trách
nhiệm, giáo dục giá trị truyền thống, giá trị nhân văn, giá trị cá nhân, giá trị cộng
đồng…là những yêu cầu có tính chất nền tảng của nền giáo dục.
Cuốn tài liệu tập huấn “Hiệu trưởng trường trung học cơ sở với vấn đề
giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý”
(2016) của tác giả Lục Thị Nga được thiết kế gồm 3 tiểu chủ đề, đó là Hiệu
trưởng trường trung học cơ sở với vấn đề: Giáo dục giá trị sống; giáo dục kỹ
năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý. Tác giả cho rằng, trong khuôn
khổ trường học thân thiện, học sinh tích cực, việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh là một trong những tiêu chí để đánh giá trường học. Tuy nhiên, việc
giáo dục kỹ năng sống cần được bắt đầu từ việc giáo dục giá trị sống. Nói
cách khác thanh niên, học sinh- sinh viên cần được giáo dục giá trị sống
trước, và tiếp theo là kỹ năng sống. Giao tiếp ứng xử trong quản lý là một kỹ


24
năng sống quan trọng của chính nhà quản lý giáo dục. Mặt khác, đó là một
tiêu chí trong bộ chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông. Cuốn tài liệu đã được
sử dụng trong các khóa tập huấn nhân rộng tới gần 3000 cán bộ quản lý
trường học của 5 tỉnh và được người tham gia đánh giá tốt.
Tác giả Hà Thị Lan Hương (2017) với bài báo khoa học “Giải pháp
quản lý nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống” đã chỉ ra một số giải
pháp quản lý của hiệu trưởng như: Phân công 1 phó hiệu trưởng phụ trách
công tác ngoại khóa thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với
nội dung hoạt động thực hiện chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp theo công

văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Các chủ đề
giáo dục kỹ năng sống được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế của nhà
trường và phù hợp với đối tượng học sinh. Tác giả còn cho rằng, nhà trường
cũng tổ chức tập huấn cho cán bộ và giảng viên trong trường về vai trò, tầm
quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống, cung cấp tài liệu về các kỹ
năng sống cần thiết đối với học sinh cho giáo viên chủ nhiệm, giảng viên bộ
môn, cán bộ Đoàn; định hướng phương pháp rèn kỹ năng sống cho sinh viên.
Tác giả chỉ rõ, hiệu trưởng phân công các chủ thể tham gia vào hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo viên chủ nhiệm, giảng viên các
môn học, cán bộ đoàn chuyên trách trong nhà trường. Mỗi lực lượng tham gia
chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cụ thể, chi tiết, khoa học,
thiết thực và phù hợp. Chỉ đạo các bộ phận có liên quan sử dụng linh hoạt các
loại hình hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
đa dạng, sinh động, hấp dẫn để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống đã
được tích hợp. Đặc biệt nhà trường đã chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Xây dựng được quy ước ứng xử văn hóa, xây
dựng nội quy, quy định phù hợp với quy định của pháp luật và đặc thù riêng
của sinh viên nhà trường. Những nội quy và quy ước ứng xử được niêm yết
trong các phòng học để sinh viên thực hiện. Nhà trường tích cực chỉ đạo đẩy
mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, sinh viên tích cực”
với những hoạt động cụ thể thiết thực như: Chăm sóc bồn hoa cây cảnh, làm


25
vệ sinh môi trường, triển khai chương trình phát thanh học đường cũng là giải
pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho sinh viên.
Tác giả Phạm Thị Nga (2016) với luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục về đề
tài: “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục” đã làm rõ cơ sở lý luận
và thực tiễn của quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học

sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục, dựa trên định
hướng phát triển giáo dục theo tinh thần nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW,
nghị quyết số 88/2014/QH13 tác giả đưa ra các nguyên tắc đề xuất hệ thống các
biện pháp quản lý. Các biện pháp chỉ rõ cách thức tổ chức thực hiện, cách chỉ
đạo, lãnh đạo, kiểm tra đánh giá, huy động các lực lượng khác vào hoạt động
này, cũng như kiến tạo các điều kiện tinh thần và vật chất hỗ trợ cho hoạt động
giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố
Một là, các công trình nước ngoài đã tập trung làm rõ quan niệm sống,
niềm tin, thái độ chính trị, tôn giáo, giới, vai trò giới... để phản ánh bức tranh
chung về giá trị, giáo dục giá trị; coi đó là những nội dung cơ bản trong
chương trình giáo dục của các cơ sở giáo dục. Trong các công trình, các tác
giả tập trung xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục giá trị sống cho người
học, đảm bảo kết hợp với các chương trình dạy học và ngoài giờ lên lớp.
Những nội dung tổng quan sẽ làm cho tác giả có những khái quát cơ bản về
giá trị sống và giáo dục giá trị sống, vận dụng vào đặc điểm và văn hóa của
con người Việt Nam.
Hai là, các công trình khoa học trong nước đã làm rõ quan niệm về giá
trị và giá trị sống, xác định những giá trị sống cơ bản của con người Việt Nam
và khẳng định vai trò của các giá trị đó đối với sự phát triển văn hóa, con
người, đất nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay; khẳng định sự


×