Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống bí đỏ goldstar 998 trong vụ xuân năm 2017 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.71 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NAM NGỌC SƠN
Tên đề tài:
NGHIÊN CƢ́U ẢNH HƢỞNG CỦ A MẬT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG BÍ ĐỎ GOLDSTAR 998
TRONG VỤ XUÂN NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NAM NGỌC SƠN
Tên đề tài:
NGHIÊN CƢ́U ẢNH HƢỞNG CỦ A MẬT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG BÍ ĐỎ GOLDSTAR 998
TRONG VỤ XUÂN NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

:
:
:
:
:
:

Chính quy
Trồng trọt
Nông học
K45 – TT – N02
2013 - 2017
TS.Hoàng Kim Diệu


Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn quan trọng đối với mỗi sinh
viên.Đây là giai đoạn giúp sinh viên hệ thống lại nhưng kiến thức của mình và
sử dụng những kiến thức đó trong quá trình thực tập.Từ đó rút ra được những
kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thành tốt chương trình học của trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em luôn nhận được sự quan tâm giúp
đỡ tận tình, sự quan tâm tạo điều kiện của Khoa Nông học, Ban giám hiệu Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên, sự phối hợp và giúp đỡ của gia đình và các ba ̣n
Trước tiên em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới côTS.Hoàng Kim Diệu
đã giành nhiều thời gian quý báu chỉ bảo em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, Ban Giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để em thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ đề tài thực tập tốt nghiệp.
Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài khóa luận của
em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận của em được đầy đủ và hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày5 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Nam Ngọc Sơn



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................... 2
1.2.1. Mục đích ........................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc, phân loại , sự phân bố và đặc tính sinh vật học của bí đỏ... 5
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại .................................................................... 5
2.2.2. Đặc điểm thực vật học ...................................................................... 7
2.2.3. Yêu cầu sinh thái............................................................................... 9
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ trên thế giới và Việt Nam ........... 10
2.3.1. Tình hình sản suất và tiêu thụ bí đỏ trên thế giới ........................... 10
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ ở Việt Nam............................ 15
2.4. Tình hình nghiên cứu mật độ trồng và biện pháp kĩ thuật trồng bí đỏ . 17
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về bí đỏ trên thế giới ................................... 17
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về bí đỏ ở Việt Nam .................................... 18
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 20
3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 20

3.2. Thờigian,địađiểmnghiêncứu................................................................. 20


iii

3.3. Quytrìnhkỹthuậtthínghiệm ................................................................... 20
3.4. Nội dung và phươngphápnghiêncứu .................................................... 21
3.4.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 21
3.4.2. Phươngphápnghiên cứu .................................................................. 21
3.4.3. Các chỉtiêutheodõi .......................................................................... 22
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 24
PHẦN 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 25
4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của giố ng bí đỏ
Goldstar 998 ................................................................................................. 25
4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng và phát triển
của giố ng bí đỏ Goldstar 998 .................................................................... 25
4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài thân chính của giống bí đỏ
Goldstar 998 ................................................................................................. 27
4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước lá ................................... 29
4.4. Ảnh hưởng của mật đến khả năng chống chịu sâu bệnh ...................... 31
4.4.1. Tỷ lệ sâu hại .................................................................................... 32
4.4.2. Tỷ lệ bệnh hại.................................................................................. 32
4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống bí đỏ Goldstar 998 ....................................................... 33
4.5.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số hoa cái, số quả đậu, tỷ lệ đậu
quả của giống bí đỏ Goldstar 998 ............................................................. 33
4.5.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước quả .......................... 34
4.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ..................... 38
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 39
5.1. Kết luận ................................................................................................. 39

5.2. Đề nghị .................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của bí đỏ trên thế giới. ................. 10
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bí của các châu lục ....................... 11
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng bí đỏ của một số quốc gia trên thế
giới giai đoạn 2010 - 2014 .............................................................. 13
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng, phát triển
của giống bí đỏ Goldstar 998 .......................................................... 25
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều dài thân của giố ng bí đỏ Goldstar
998 ................................................................................................... 28
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ đ ến kích thước lá của giố ng bí đỏ Goldstar
998 ................................................................................................... 30
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sâu bệnh của giống bí đỏ Goldstar
998 trong vụ xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ............................... 31
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số hoa cái, số quả đậu, tỷ lệ đậu
quả của giống bí đỏ Goldstar 998 ................................................... 33
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài và đường kính quả của
giống bí đỏ Goldstar 998. ............................................................... 35
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới năng suất của giống bí đỏ
Goldstar 998. ................................................................................... 36
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống bí đỏ
Gold star 998 ................................................................................... 38


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CV

: Hệ số biến động

DT

: Diện tích

FAOSAT

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NS

: Năng suất

P

: Xác suất

SL

: Sản lượng


TB

: Trung bình

LT

: Lí thuyết

TT

: Thực thu


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Bí ngô hay bí đỏ là một loại cây dây thuộc chi Cucurbita, họ Bầu
bí (Cucurbitaceae). Đâylà tên thông dụng để chỉ các loại cây thuộc các
loài: Cucurbita

pepo, Cucurbita

mixta, Cucurbita

maxima,và Cucurbita

moschata[6].

Nguồn gốc của bí ngô chưa được xác định tuy nhiên nhiều người cho
rằng bí ngô có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Bằng chứng cổ nhất là các hạt bí ngô có
niên đại từ năm 7000 đến 5500 trước Công nguyên đã được tìm thấy
ở Mêxico. Đây là loại quả lớn nhất trên thế giới.
Bí ngô cân nặng từ 0,45 kg trở lên và có thể nặng đến hơn 450 kg, như
trường hợp một nông dân người Anh trồng một quả đạt 608,3 kg. Bí có hình
cầu hoặc hình trụ, chín thì màu vàng cam. Bên ngoài có khía chia thành từng
múi.Ruột bí có nhiều hột.Hạt dẹp, hình bầu dục có chứa nhiều dầu. Quả bí
nặng nhất hiện nay được cân vào năm 2014, nặng 1054 kg.
Cây bí ngô được dùng làm thức ăn ngoài quả bí thì nụ, hoa, ngọn
và lá non cũng được thu hoạch. Thịt bí ngô là một loại thực phẩm giàu dinh
dưỡng chứa nhiều sinh tố và khoáng chất, cũng là một vị thuốc nam trị nhiều
bệnh. Có thể sử dụng để nấu canh, làm rau, làm bánh, làm nguyên liệu công
nghiệp chế biến...
Ở nước ta, bí được trồng ở nhiều nơi nhưng quy mô nhỏ.Kỹ thuật canh
tác của người dân ở các địa phương chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ truyền
nên năng suất chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ
thuật trong trồng trọt, thâm canh và chọn tạo những giống bí đỏ có năng suất,


2

chất lượng phù hợp với các vùng sinh thái, đồng thời tạo thành những vùng
chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng bí đỏ là rất cần thiết.
Giố ng bí mới Goldstar 998 là giống lai F1 nên cây sinh trưởng phát
triển khỏe, kháng bệnh virus rất tốt, trồng được quanh năm. Năng suất rất cao,
3-4 quả/cây, quả nặng 1,5-1,8 kg. Quả đặc ruột, thịt dày, có độ đồng đều cao,
không bị bệnh ghẻ trên quả. Chất lượng ăn rất ngon (dẻo, ngọt...). Thu hoạch
sau gieo 75-80 ngày.Tiềm năng năng suất 30-35 tấn/ha. Nhờ những ưu điể m
đó, nên giống bí đỏ lai Gold Star 998 thu lãi gần 10 triệu đồng/sào/vụ[15].

Nhưng để đạt được năng suất như trên cần tác động rất nhiều biện pháp
kỹ thuật.Trong đó, mật độ trồng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất. Mật độ trồng lí tưởng sẽ làm tăng năng suất hạn chế sự cạnh tranh dinh
dưỡng, sự phát triển của sâu bệnh và cỏ dại, tận dụng tối đa diện tích canh tác.
Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu ảnh
hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống bí
đỏ Goldstar 998 trong vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên“
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của giống bí đỏ Goldstar 998 nhằm chọn ra mật độ trồng thích hợp
nhất phục vụ cho sản xuất nhằm đạt năng suất cao.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và phát triển của bí
đỏ Goldstar 998
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của bí đỏ Goldstar 998
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm sâu bệnh của bí
đỏ Goldstar 998.


3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học phục
vụ công tác giảng dạy cũng như trong nghiên cứu về bí đỏ ở Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở tác động biện pháp kỹ thuật nhằm nâng
cao năng suất, phẩm chất cho giống bí đỏ Goldstar 998 trong vụ Xuân tại Thái

Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc từ đó khuyến cáo cho nhân dân sản
xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả cao nhất.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây trồng nói chung và cây bí nói riêng trong quá trình sinh trưởng và
phát triển bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây bị chi phối bởi nhiều quy luật trong đó có quy luật cạnh tranh loài.Đó là
cạnh tranh về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, quá trình hấp thụ nước, dinh dưỡng của
từng cá thể. Nếu được hấp thụ tốt cây trồng sẽ phát triển tốt.
Để hạn chế sự cạnh tranh loài giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt thì
mật độ là một yếu tố quan trọng. Mật độ là một trong những yếu tố chi phối
điều kiện khí hậu đồng ruộng và ngược lại điều kiện khí hậu tác động trở lại
đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Mật độ gieo trồng hợp lý sẽ
tận dụng được các nguồn lực phân bón, nước, ánh sáng để cho năng suất cao.
Mật độ thưa ánh sáng phân bố đều trên bề mặt cây từ gốc đến ngọn, sẽ tạo
điều kiện để cây sinh trưởng tốt, phân cành nhiều, cây hút được nhiều dinh
dưỡng, hoa quả dưới thấp có điều kiện phát triển, số quả trên cây lớn, diện
tích lá trên cây cao, đó chính là tiền đề cho năng suất cá thể cao. Nhưng nếu
trồng với mật độ quá thưa, cây sinh trưởng mạnh, diện tích lá trên cây lớn, tán
phát triển quá rộng, hiệu quả sử dụng dinh dưỡng thấp gây lãng phí các nguồn
lực nông nghiệp. Mật độ thưa có thể năng suất cá thể cao nhưng năng suất
quần thể thấp nên hiệu quả sản xuất lại thấp.
Khi trồng với mật độ dày, các cây cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng
nhiều, đường kính thân nhỏ và lá vươn dài, phân cành ít, diện tích lá trên cây
thấp nhưng chỉ số diện tích lá cao nên các lá phía dưới không nhận được mà

chỉ tiêu tốn dinh dưỡng hô hấp vô hiệu.


5

Thời kỳ ra hoa kết quả lá rụng nhiều, khả năng quang hợp giảm ảnh
hưởng tới sự tích luỹ chất dinh dưỡng cho quả và hạt, do vậy trồng dày số quả
trên cây ít, nhỏ, năng suất từng cây thấp, nên năng suất chung kém lại tốn
công, tốn giống.
Mật độ gieo trồng không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà
cũng ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của sâu bệnh. Vì vậy, mật độ gieo
trồng hợp lý được coi là biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh. Trồng quá
thưa tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ dại phát triển, tranh chấp dinh dưỡng với
cây trồng. Trồng quá dày làm cho ruộng không thoáng, độ ẩm cao tạo điều
kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát triển và gây hại (rầy, rệp…).
Mâ ̣t đô ̣ ảnh hưởng rấ t lớn tới năng suấ t quầ n thể cây trồ ng . Mô ̣t mâ ̣t đô ̣
trồ ng hơ ̣p lý sẽ tăng năng suấ t và chấ t lươ ̣ng bí

, hạn chế cạnh tranh dinh

dưỡng và sâu bê ̣nh ha ̣i và tâ ̣n du ̣ng tố i đa diê ̣n tić h sử du ̣ng . Trong thực tế thì
đã có nhiều kết quả nghiên cứu về mật độ cho một số giống bí phổ biến song
với mục đích so sánh để có lựa chọn về mật độ thích hợp cho các giống đưa
vào sản xuất tại địa phương nhằm góp phần cải thiện để tăng năng suất, sản
lượng các giống bí trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nói chung nên chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng
đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống bí đỏ Goldstar 998 trong vụ
Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên”.
2.2. Nguồn gốc,phân loại ,sự phân bố và đặc tính sinh vật học của bí đỏ
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại

Trong một thời gian dài, nguồn gốc của bí đỏ là chủ đề gây tranh cãi.
Tuy nhiên, theo nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy, bí đỏ có nguồn
gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Có nhiều nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng: Loài
Cucurbita pepo phân bố rộng khắp ở các vùng bắc Mexico và Tây Nam Hoa
Kỳ từ 7000 năm trước Công nguyên. Các loại bí hỗn hợp đã được ghi chép lại


6

ở các thời kỳ tiền Columbus. Loài Cucurbita moschata đã xuất hiện ở Mexico
và Peru từ hàng ngàn năm nay. Ở Peru các nhà khảo cổ đã tìm được các mẫu
hạt bí đỏ có niên đại 4000 năm trước Công nguyên. Loài Cucurbita mixta
cũng được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ khi khai quật ở Peru có niên đại
khoảng 1200 năm trước Công nguyên. Bí đỏ được những người dân ở Bắc
Mỹ thuần hóa trồng và sử dụng như một nguồn thức ăn chính. Đến thế kỷ
XVI, khi những người da trắng đến định cư và từ đó bí đỏ được chuyển qua
các nước châu Âu và dần trở thành phổ biến như ngày nay. Một số tài liệu
khác cho rằng bí đỏ cũng như các cây bầu bí khác có nguồn gốc ở vùng nhiệt
đới châu Phi, châu Mỹ, Nam châu Á (Ấn Độ, Malacca, Nam Trung Quốc) do
vậy yêu cầu về nhiệt độ để sinh trưởng và phát triển cao hơn các loại rau ăn
quả khác như cà chua...[2].
Bộ bầu bí (Cucurbitales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong nhánh
hoa Hồng (Rosids) của thực vật 2 lá mầm thực sự (Eudicotyledoneae).Bộ này
chủ yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới và một lượng rất ít tại khu vực cận nhiệt
đới và ôn đới. Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay cây thân gỗ còn chủ yếu
lá cây thân thảo hay dây leo. Một trong các đặc trưng đáng chú ý của bộ bầu bí
(Cucurbitales) là hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các cánh hoa nhọn và
dày.Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhưng cũng có thể nhờ gió như các họ
Coriariaceae và Datiscaceae. Bộ này có khoảng 2.300 loài trong 7 họ và 129
chi. Các họ lớn nhất là họ thu hải đường (Begoniaceae) với 1400 loài trong 2-3

chi và họ Bầu bí (Cucurbitaceae) với 285-845 loài trong 118 chi [2].
Trong bộ bầu bí chứa một số họ có tầm quan trọng về kinh tế, đặc biệt là
họ bầu bí (Cucurbitaceae).Họ bầu bí chủ yếu là thực vật thân thảo bao gồm:
khoảng 120 chi và 1.000 loài, ở Việt Nam có 53 loài. Đặc trưng của họ bầu bí
là thân có tua cuốn, lá mọc cách và thường có hình dạng chân vịt hoặc xẻ thùy.
Hoa có 5 cánh đối xứng tỏa tia và gần như đơn tính. Có một bao hoa kéo dài và


7

đính trên bầu.Quả là loại quả mọng.Trong họ bầu bí một số loài chưa được biết
đến nhiều như bầu (Lagenaria siceraria), bí ngô (chiCucurbita), mướp (chi
Luffa), dưa hấu (Citrullus vulgaris), dưa vàng (Cucumis melo) và dưa chuột
(Cucumis sativus).
Họ bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dưa hấu
(Citrullus), dưa chuột (Cucumis), bí đao (Benincasa), bầu (Lagenaria), bí
ngô (Cucurbita), mướp (Luffa), mướp đắng (Momordica)… Bí đỏ hay bí
ngô là tên thông dụng để chỉ các loại cây thuộc các loài Cucurbita pepo,
Cucurbita mixta, Cucurbitamaxima và Cucurbita moschata. Họ bầu bí là
một trong những họ quan trọng nhất cung cấp thực phẩm trên thế giới. Phần
lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn
và có màu sắc sặc sỡ.
2.2.2. Đặc điểm thực vật học
- Rễ bí đỏ
Hệ thống rễ của bí đỏ phát triển rất mạnh. Rễ chính có thể ăn sâu tới
2m, khả năng tái sinh của rễ chính kém. Rễ phụ ăn lan rộng và phát triển
mạnh ở tầng đất mặt, rễ phụ có khả năng ăn rộng tới 6 m đường kính. Cây có
nhiều rễ bất định được mọc ra ở các đốt trên thân. Do có hệ thống rễ phát
triển mạnh nên bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên lại chịu úng kém.
Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn.

- Thân bí đỏ
Thân leo hoặc bò có tua cuốn, thân dài từ 2-10m. Độ dài ngắn, tròn hay
có gốc cạnh của thân tùy thuộc vào đặc điểm của giống. Thân có khả năng ra
rễ bất định ở đốt.Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân.Thân mọc chậm ở giai
đoạn đầu khoảng ba tuần sau khi gieo.Bên trong thân rỗng và xốp, bên ngoài
thân có nhiều lông tơ.Các nhánh được sinh ra từ đốt trên thân. Các lóng trên
thân phát triển rất nhanh[3].


8

- Lá bí đỏ
Lá mầm to có dạng hình trứng.Trong điều kiện chăm sóc tốt, các lá
mầm có thể kéo dài tuổi thọ đến hết thời gian sinh trưởng của cây. Lá đơn,
mọc cách, cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay góc cạnh, có xẻ thùy sâu hay
nông tùy giống, màu xanh hoặc lốm đốm trắng… Diện tích mặt lá lớn nên có
khả năng quang hợp mạnh. Trên bề mặt lá có nhiều lông tơ bao phủ nên hạn
chế khả năng tiêu thụ nước[3].
- Hoa bí đỏ
Hoa đơn tính cùng cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Số
lượng hoa đực nhiều hơn hoa cái từ 10-30 lần. Hoa nằm đơn độc ở nách lá.
Hoa có cánh màu vàng đậm, có bầu noãn hạ, cuống hoa dài, phần lớn hoa nở
vào buổi sáng. Quả phát triển nhanh sau khi hoa cái nở.Khi nở hoa hướng lên
trên nhưng quả phát triển hướng xuống. Trong điều kiện khí hậu không thuận
lợi cây sinh ra hoa lưỡng tính hoặc hoa đực bất thụ[3].
- Quả bí đỏ
Quả bí đỏ thuộc loại phì quả, có 3 tâm bì. Hình dạng, kích thước, màu sắc
quả thay đổi tùy thuộc theo giống. Đặc điểm của cuống quả là một đặc tính dùng
để phân biệt các loài bí trồng.Cuống quả mềm hay cứng, tròn hay gốc cạnh, đáy
cuống phình hay không.Vỏ quả cứng hay mềm, trơn láng hay sần sùi, màu sắc

vỏ quả thay đổi từ xanh đậm tới vàng, hơi trắng.Hình dạng quả rất thay đổi từ
tròn, oval tới dài.Thịt quả dày hay mỏng, màu vàng đỏ đến vàng tươi.Quả càng
to thì ruột quả càng nhiều.Ruột chứa nhiều hạt nằm ở giữa quả.
- Hạt bí đỏ
Hạt bí đỏ được hình thành bên trong giữa quả do quá trình thụ phấn thụ
tinh của hoa đực và hoa cái. Hạt bí đỏ có hình dạng dẹt, hơi dài, một đầu nhọn
và một đầu tròn.Kích thước hạt từ 5-12mm. Trong một quả có thể chứa 500-


9

600 hạt.Hạt chứa nhiều chất béo nên rất dễ mất sức nảy mầm.Một số loại bí
trong hạt chứa chất cucurbitacin.
2.2.3.Yêu cầu sinh thái
- Nhiệt độ
Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể trồng ở
đồng bằng cho đến cao nguyên có độ cao 1.500m.Cây bí đỏ sinh trưởng ở giới
hạn nhiệt độ 10-400C.Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là
28-300 C. Nhiệt độ và độ dài ngày đều ảnh hưởng đến sự hình thành tỷ lệ hoa
đực và cái trên cây.Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm càng lớn thì hoa cái
ra càng nhiều.Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều hoa đực
[1].
- Ánh sáng
Cây bí đỏ yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Cây sinh trưởng tốt trong điều
kiện cường độ chiếu sáng mạnh. Quang chu kỳ ngắn kết hợp với cường độ
ánh sáng mạnh thúc đẩy ra hoa cái nhiều, tăng tỷ lệ đậu quả, quả chín sớm,
năng suất cao. Trời mưa nhiều, âm u, thiếu ánh nắng cây sẽ sinh trưởng kém,
ít đậu quả, dễ nhiễm sâu bệnh.
- Nước
Cây yêu cầu nhiều nước vì có bộ lá to và nhiều lá.Ẩm độ đất 70-80% là

thích hợp.Ẩm độ cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát sinh bệnh
trên lá. Cây bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, ưa khô nhưng nếu khô hạn quá dễ
bị rụng hoa và quả non. Cây bí đỏ thuộc nhóm hút nước mạnh, tiêu hao ít.
- Đất và dinh dưỡng
Cây không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì cây chịu úng
kém nhưng chịu khô hạn tốt.Khả năng thích nghi rộng, trồng được cả trên đất
bãi và đất trồng cây màu khác.Yêu cầu đất tơi xốp và có tầng canh tác
sâu.Thích hợp trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ. Độ pH thích hợp nhất cho cây bí


10

đỏ phát triển là 5,5-6,6. Nếu thiếu hụt canxi trong các bộ phận của cây sẽ là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng quả non bị thối.Tuy nhiên, so với
các loại cây họ bầu bí thì bí đỏ có thể chịu được pH thấp hơn. Bí đỏ sinh
trưởng mạnh, ở giai đoạn từ khi bắt đầu ngả ngọn đến khi đậu quả: Thân lá
phát triển nhanh, có nhiều ngọn nhánh, nụ ra nhiều và tập trung, tỷ lệ đậu quả
cao. Ít bị sâu bệnh phá hoại.Cây yêu cầu nhiều dinh dưỡng và nước, nhất là ở
giai đoạn ra hoa rộ và đậu quả.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ trên thế giới và Việt Nam
2.3.1.Tình hình sản suất và tiêu thụ bí đỏ trên thế giới
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng của bí đỏ trên thế giới.
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)


(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2010

1.746,29

133,20

23.261,07

2011

1.764,92

136,31

24.058,44

2012

1.778,49

136,57

24.289,96

2013


1.814,37

137,47

24.941,86

2014

2.004,05

125,72

25.196,72

Năm

(Nguồn: FAOSTAR,2017)[8]
Qua bảng 2.1 cho thấy:
Diện tích trồng bí đỏ trên thế giới giai đoạn 2010 - 2015 liên tục tăng.
Năm 2014, diện tích bí đỏ đạt2.004,05 nghìn ha, tăng 14,76% so với năm 2010.
Về năng suất: từ năm 2010 đến 2013 liên tục tăng đến năm 2014 lại
giảm nhiều. Cụ thể năng suất 2014 giảm xuống thấp nhất đạt 125,72 tạ/ha,
giảm 9,35% so với năng suất năm 2013. Năm 2013, năng suất cao nhấtđạt
137,47 tạ/ha.
Về sản lượng: Sản lượng luôn tăng qua các năm, năm 2010 có sản
lượng thấp nhất đạt 23.261,07 nghìn tấn. Mặc dù năng suất giảm nhưng do


11


diện tích tăng lên sản lượng năm 2014 là cao nhất.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí của các châu lục
Châu
lục

Chỉ tiêu
DT
(nghìn ha)

Châu

NS

Phi

(tạ/ha)
SL
(nghìn tấn)
DT

Năm
2010

2011

2012

2013

2014


285,43

284,16

287,84

286,12

289,58

72,26

72,07

71,51

70,73

67,69

2.062,74

2.048,20

2.058,48

2.023,97

1.960,45


196,89

194,22

194,84

192,17

187,78

Châu

(nghìn ha)

Mỹ

NS(tạ/ha)

134,03

138,64

147,24

143,56

155,69

SL(nghìn tấn)


2.639,20

2.692,87

2.869,06

2.758,83

2.923,61

DT(nghìn ha)

1.114,65

1.130,91

1.142,35

1.151,72

1.339,97

NS(tạ/ha)

137,010

138,374

137,774


138,693

119,967

SL(nghìn tấn)

15.271,85

15.648,96

15.738,60

DT(nghìn ha)

133,28

138,76

136,46

167,71

170,58

NS(tạ/ha)

225,77

244,76


244,56

232,45

231,49

SL(nghìn tấn)

3.009,18

3.396,37

3.337,26

3.898,54

3.949,03

DT(nghìn ha)

16,02

16,85

16,99

16.60

16,12


NS(tạ/ha)

173,53

161,35

168,63

172,69

178,80

278,07

272,02

286,54

286,84

288,33

Châu Á

Châu
Âu

Châu
Đại

Dương

SL
(nghìn tấn)

15.973,67 16.075,28

(Nguồn: FAOSTAR,2017)[8]
Về diện tích: Diện tích trồng của châu Phi tăng giảm thất thường, diện
tích trồng bí đỏ của châu Phi có sự tăng giảm theo biểu đồ hình sin. Năm
2014 là năm mà diện tích trồng của châu Phi đạt cao nhất với 289.588 nghìn
ha chiếm 14,4% tổng diên tích trồng bí đỏ của thế giới năm 2014. Diện tích
trồng bí đỏ của châu Mỹ liên tục giảm qua các năm, năm 2014 diện tích trồng
bí của châu Mỹ chỉ đạt 8,92% tổng diện trồng bí của toàn thế giới. Từ năm


12

2010 -2014, diện tích trồng của châu Á liên tục tăng, từ 1.114.656 ha lên
1.339.973ha. Năm 2014, diện tích trồng bí của châu Á đạt 1.339.973 nghìn ha
và là châu lục có diện tích trồng bí đỏ lớn nhất thế giới khi chiếm tới 66,9%
tổng diện tích trồng của thế giới. Châu Âu là châu lục có sự biến động về diện
tích trồng tương đối lớn so với tổng diện tích trồng của châu Âu, diện tích
trồng liên tục tăng qua các năm và đạt diện tích cao nhất vào năm 2014 với
170.588 ha chiếm 8,51% tổng diện tích của toàn thế giới. Châu lục có diên
tích trồng bí đỏ ít nhất là châu Đại Dương, diện tích trồng bí đỏ của châu lục
này tương đối ổn định, năm 2014 diện tích trồng bí của châu Đại Dương là
16.126 ha và chỉ chiếm 0,8% diện tích của toàn thế giới.
Về năng suất: Châu Âu là khu vực có năng suất cao nhất thế giới, năng
suất cao nhất của châu Âu là 244,765 ta/ha năm 2011. Châu Phi là khu vực có

năng suất thấp nhất so với các châu lục khác, năng suất của châu Phi liên tục
giảm qua các năm từ 71,268 tạ/ha (2010) xuống còn 67,698 tạ/ha(2014).năm
2010 năng suất của khu vực này đạt cao nhất nhưng cũng chỉ có 71,268 ta/ha.
Từ năm 2010 - 2013, năng suất của khu vực châu Á tương đối ổn định, có sự
biến đổi nhưng chỉ là sự biến đổi nhỏ, đến năm 2014 thì năng suất có xu
hướng giảm mạnh từ 138,693 tạ/ha (2013) xuống chỉ còn 119,967 tạ/ha
(2014). Năng suất của châu Mỹ tăng từ năm 2010 cho tới năm 2012, đến năm
2013 năng suất có sự giảm nhẹ và rồi sau đó đạt năng suất cao nhất vào năm
2014 với năng suất đạt 155,692 tạ/ha. Cuối cùng là châu Đại Dương, là khu
vực có năng suất lớn thứ 2 thế giới, năng suất có sự biến động qua các năm và
đạt năng suất cao nhất vào năm 2014 với năng suất đạt 178,803 ta/ha.
Về sản lượng: châu Á luôn là khu vực có sản lượng bí đỏ lớn nhất, với
sản lượng luôn đạt trên 50% tổng sản lượng của toàn thế giới, sản lượng
củachâu Á luôn đạt trên 15 triệu tấn, sản lượng đạt cao nhất là vào năm 2014
với sản lượng đạt 16.075.283 nghìn tấn. Châu Đại Dương là khu vực có diện
tích trồng ít nhất trên thế giới nên sản lượng tương đối thấp, sản lượng bí đỏ
chỉ đạt 1,14% (2014) tổng sản lượng của thế giới. Châu Phi có sản lượng biến


13

đổi, sản lượng cao nhất đạt 2.062.749 tấn (2010). Châu Âu là khu vực có diện
tích trồng nhỏ nhưng do tình độ thâm canh và kỹ thuật nên sản lượng của
châu Âu tương đối cao, năm 2014 sản lượng của châu Âu đạt 3.949,03 nghìn
tấn chiếm 15,67% tổng sản lượng của thế giới. So với châu Phi thì châu Mỹ
có diện tích trồng ít hơn nhưng do trình độ kỹ thuật nên năng suất của châu
Mỹ tương đối lớn, năm có sản lượng lớn nhất là năm 2014 với sản lượng đạt
2.923,61 nghìn tấn.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ của một số quốc gia
trên thế giới giai đoạn 2010- 2014

Tên
nƣớc

Chỉ tiêu

Cu Ba

Ai Cập

Mexico

New
Zea Lan
Trung
Quốc

Mỹ

DT(1000ha)
NS(tạ/ha)
SL(1000tấn)
DT(1000ha)
NS(tạ/ha)
SL(1000tấn)
DT(1000ha)
NS(tạ/ha)
SL(1000tấn)
DT(1000ha)
NS(tạ/ha)
SL(1000tấn)

DT(1000ha)
NS(tạ/ha)
SL(1000tấn)
DT(1000ha)
NS(tạ/ha)
SL(1000tấn)

2010
56,59
61,32
347,08
34,88
188,66
658,23
32,10
162,73
522,38
7,45
203,01
151,36
364,73
184,57
6.731,98
37,600
210,82
792,70

2011
56,78
59,93

340,32
35,52
178,36
633,55
31,20
168,37
525,44
7,51
196,93
147,90
377,42
184,54
6.965,20
37,029
219,918
814,33

năm
2012
52,38
69,00
361,42
30,90
181,06
559,60
34,00
166,16
564,98
7,88
197,66

155,85
382,51
184,32
7.050,52
37.360
235,59
880,19

2013
55,86
81,25
453,91
27,03
182,97
494,66
32,99
165,16
544,98
7,78
197,96
154,06
388,03
184,53
7.160,66
36,510
215,79
787,88

2014
52,75

94,73
499,82
25,05
177,50
444,65
33,31
170,16
566,96
7,47
198,27
148,10
394,82
184,82
7.297,54
35,790
241,25
863,46

(Nguồn: FAOSTAR,2017)[8]
Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng bí đỏ đứng đầu thế giới,
diện tích trồng bí đỏ của Trung Quốc tương đối ổn định qua các năm khi luôn


14

đạt trên 300 nghìn ha chiếm 29,47% tổng diện tích của châu Á và chiếm
19,7% tổng diện tích bí đỏ của thế giới. Sản lượng từ năm 2010 đến 2014
luôn tăng và cao nhất là vào năm 2014 với sản lượng đạt 7.297,54 nghìn tấn.
Năng suất bí của Trung Quốc gần như không thay đổi luôn đạt trên 180
tạ/ha.New Zea Lan là quốc gia có diện tích trồng bí thấp nhất nhưng duy trì

khá ổn định qua các nămlà trên 7000 ha. Nhưng Cuba là quốc gia có năng
suất bí đỏ thấp nhất, mặc dù năng suất bí đỏ của Cu Ba đã tăng rất nhanh
trong các năm qua từ 59,930 tạ/ha (2011) lên 94,736 tạ/ha (2014) nhưng so
với năng suất của thế giới thì vẫn thấp.
- Tình hình tiêu thụ bí đỏ trên thế giới.
Dùng làm thực phẩm: Bí đỏ là món ăn khá phổ biến trong bữa cơm
hàng ngày của mỗi gia đình. Bí đỏ chứa nhiều các chất xơ, xenlulo và đường
tự nhiên, ngoài ra còn chứa các dinh dưỡng như beta carotene, gluxit, protit,
fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí đỏ
cũng rất cần thiết cho sự phát triển[14]. Theo tiến sĩ Marilyn Glenville, tác giả
của phương pháp “Natural Alternatives to Sugar”( Giải pháp thay thế đường
một cách tự nhiên ) cho biết: Dầu từ hạt bí đỏ chưa hàm lượng các chất chống
oxy hóa tự nhiên và axit béo không bão hòa đạt rất cao, đặc biệt là gammatocopherol - một dạng vitamin E có tác dụng làm giảm viêm và bảo vệ cơ thể
chống lại một số dạng ung thư[10]. Bên cạnh đó còn được sử dụng rất nhiều
trong ngành công nghiệp thực phẩm như mứt bí đỏ, snack bí đỏ, cháo lon
đóng hộp…
- Dùng trong các lễ hội, hoạt động văn hóa: Halloween là một ngày lễ
hội truyền thống được tổ chức vào đêm ngày 31 tháng 10 hàng năm. Trong
ngày lễ, bí ngô là một phần không thể thiếu giúp mang lại nét đặc trưng cho lễ
hội, người ta thường khoét các quả bí thành hình các khuôn mặt hay các chiếc
đèn lồng để làm cho lễ hội thêm phần sinh động. Các cuộc thi bí ngô nặng


15

nhất thế giới, tại đây người ta đem các quả bí được trồng ở khắp nơi trên thế
giới về so tài, quả bí nào có khối lượng nặng nhất sẽ chiến thắng. Quả bí lớn
nhất từng được ghi nhận là quả bí ngô có khối lượng lên tới 1.035 kg tại
Đức[13].
- Dùng làm thực phẩm chữa bệnh: Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị

ngọt, tính ẩm, có tác dụng trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, giảm đau, giải
độc, sát trùng. Thường được dùng để chứa ung thư, cao huyết áp, đái tháo
đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi… hoa và
lá bí đỏ tính lương, vị ngọt vào 2 kinh tâm, có tác dụng thanh thấp nhiệt, tiêu
nhũng, trị vàng da,ưng thư…[9].
Ngoài ra, bí đỏ còn một số tác dụng như phát triển não bộ, lợi ích cho
tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho thai nhi, phòng ngừa ung thư, tốt
cho xương…
- Thuốc trừ sâu và hóa chất: Có một số loài bí đỏ không ăn được mà
chủ yếu để làm đồ trang trí vì chúng có hình dáng quả rất độc đáo. Trong
các loài bí đỏ này có chứa hợp chất cucurbitacin, là loại chất độc đối với
con người và động vật.Trong nông nghiệp thì cucurbitacin được sử dụng
làm thuốc trừ sâu, đặc biệt là diệt trừ các loại bọ cánh cứng.Cucurbitacin
được triết xuất từ một số loài bí đỏ hoặc từ các loại hạt của họ bầu bí như
hạt mướp đắng.
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ ở Việt Nam
Ở nước ta bí đỏ không thuộc nhóm cây trồng chính lên chưa có các số
liệu cụ thể .Bí đỏ thường được trồng để luân canh tăng vụ trên quy mô nhỏ
lẻ.Bí đỏ chỉ được coi là một loại cây trồng phụ, là cây trồng mà người nông
dân trồng vào các khoảng đất khi mà những cây trồng chính như lúa đã thu
hoạch, họ chỉ coi bí như là một loại cây trồng trồng chơi và để giữ đất chứ
chưa có đầu tư và nghĩ đến việc có thể phát triển kinh tế từ cây bí. Tuy người


16

nông dân có trồng nhưng cũng chỉ là trồng tự phát và không theo bất kỳ quy
trình nào nên năng suất của bí tương đối thấp do đó mà hiệu quả kinh tế mang
lại chưa cao nên người dân cũng không mặn mà với cây bí.
Vài năm trở lại đây, trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì một số

địa phương đã chuyển đổi từ các cây trồng cũ sang trồng bí và đem lại hiệu
quả tương đối cao cho người nông dân.
Như mô hình sản suất bí đỏ ở Vĩnh Phúc: giống bí đỏ F1 868 với diện
tích hơn 400 ha, tập trung tại 15 xã trên địa bàn tỉnh cho kết quả rất tốt. Kết
quả theo dõi ở các mô hình xã Yên Lập và Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường cho
thấy, tỷ lệ đậu quả cao, đạt tới 90%, sai quả, bình quân 4- 5 quả/dây, năng
suất trung bình đạt 600 kg/sào (khoảng 17 tấn/ha), khối lượng quả bình quân
1,2- 1,5 kg/quả, độ đồng đều cao, đặc ruột, thịt dẻo, ăn ngọt, được nhiều
người ưa chuộng nên dễ tiêu thụ và bán được giá cao (4.500- 5.000 đồng/kg).
Sau khi trừ hết các chi phí, mỗi sào cho thu lãi 2- 2,5 triệu đồng/vụ (60- 70
triệu đồng/ha)[12].
Tỉnh Yên Bái trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái xây dựng mô hình
sản xuất bí đỏ an toàn nhằm nâng cao chất lượngnông sản và tăng thu nhập
cho nông dân, mô hình sản xuất bí đỏ an toàn được thực hiện trên diện tích
11,5ha tại xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái) và xã Báo Đáp (Trấn Yên) với
120 hộ tham gia. Loại giống được sử dụng trong mô hình là giống bí đỏ hạt
đậu lai F1 - 868 do Công ty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát cung ứng. Những
hộ tham gia mô hình được cung ứng giống, phân bón và chuyển giao khoa
học kỹ thuật, năng suất trung bình của giống bí này đạt được 20,85 tấn/ha.
Như vậy, mỗi ha trồng bí cho thu nhập 100 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi 80
triệu đồng[11].
- Ở nhiều vùng như Hoài Đức - Hà Nội, Sóc Sơn - Hà Nội, Sơn Dương
- Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên...nhiều người trồng bí cho biết trồng


17

bí lấy ngọn tuy phải đầu tư chăm sóc nhiều hơn nhưng hiệu quả cao hơn từ 3
- 4 lần so với trồng bí lấy quả. Hiện nay, người ta còn trồng bí ngoài việc lấy
ngọn, lấy quả thì mục đích chính là lấy hạt. Hạt bí đỏ có thể được sử dụng để

làm dược liệu, sản xuất tinh dầu, sử dụng trong các dịp liên hoan, lễ tết...
2.4. Tình hình nghiên cứu mật độ trồng và biện pháp kĩ thuật trồng bí đỏ
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về bí đỏ trên thế giới
Một nghiên cứu yêu cầu về nhiệt độ đối với cây bí đỏ cho thấy, nhiệt
độ yêu cầu để hạt nảy mầm tối thiểu là 100C và tối ưu là 21-350C.Ở nhiệt độ
150C thì phải mất khoảng 15 ngày để hạt nảy mầm, trong khi nhiệt độ tối ưu
thì chỉ khoảng 4-5 ngày. Trong giai đoạn tăng trưởng thân lá thì nhiệt độ ban
ngày tối ưu để cây bí đỏ sinh trưởng là từ 24-300C và ban đêm là 15 - 180C.
Giai đoạn ra hoa thì nhiệt độ tối thiểu là từ 12-150C và tối đa là 400C.Ngoài
khoảng nhiệt độ trên cùng với thời gian nhiệt độ kéo dài người ta thấy có sự
thay đổi tỷ lệ giữa hoa đực và hoa cái, khả năng đậu quả kém. Một nghiên cứu
đã được tiến hành để đánh giá sự tăng trưởng và tích lũy chất dinh dưỡng
trong các cơ quan của giống bí lai Tetsukabuto[2]. - Magnesium: Góp phần
vào việc khoáng hóa xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng
của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe
cho răng và chức năng hệ miễn nhiễm.
- Acid linoleique (omega 6): Một acid béo cần thiết mà người ta phải
được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần acid béo này để giúp cho hệ miễn
nhiễm, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết hoạt động tốt.
- Đồng: Cần thiết trong việc hấp thu và sử dụng sắt trong việc tạo lập
hemoglobine. Đồng thời tham dự vào hoạt động của các enzym góp phần tăng
cường khả năng của cơ thể chống lại các gốc tự do.
- Phosphore: Hữu ích cho việc khoáng hóa răng và xương, là thành
phần của các tế bào giữ phần quan trọng trong việc cấu tạo ADN, là thành


18

phần của các phospholipid, dùng trong việc vận chuyển năng lượng và cấu tạo
nên thăng bằng acid-baze của cơ thể. Hạt bí ngô giàu phosphore có thể góp

phần làm giảm nguy cơ sỏi thận.
- Kẽm: Tham phần vào các phản ứng miễn dịch, tạo nên cấu trúc di
truyền, mau lành vết thương, liền da, tạo nên tinh trùng và sự tăng trưởng của
thai nhi.
Hạt bí đỏ dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid như: betacaroten, alpha-caroten, zéaxanthine, lutein là những chất tiền vitamin. Các
carotenoid là những chất chống oxy hóa mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên
quan đến lão hóa, suy nhược cơ thể, đục thủy tinh thể, các bệnh tim mạch và
một số loại ung thư[7].
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về bí đỏ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây bí đỏ đã được trồng từ lâu đời và trồng ở khắp các
vùng miền.Ở các vùng núi, người dân thường trồng bí trên các nương ngô
hoặc trong vườn nhà. Rau bí thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của các
gia đình. Từ ngọn, hoa và lá đến quả non, quả già...đều được chế biến thành
rất nhiều những món ăn ngon và được yêu thích. Rau bí luộc, xào, quả bí non
xào, canh bí, chè bí đã trở thành những món ăn rất quen thuộc đối với nhiều
gia đình.
Hiện nay Bộ giống bí đỏ dùng trong sản xuất rất đa dạng và phong phú
bao gồm cả giống lai và giống địa phương, đặc biệt có những giống chuyên
cho ăn lá và ăn quả. Nhiều giống bí mới đã được nhập nội và trồng thử
nghiệm, cây bí đỏ bắt đầu được sản xuất với quy mô lớn hơn, nhiều vùng sản
xuất chuyên canh để phục vụ xuất khẩu đã được hình thành.
Một số giống như: giống lương nông 59 trồng với mật độ 240 cây/sào
cho năng suất 510kg/sào, giống delica trồng với mật độ 240 cây/sào cho năng


×