Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

VŨ MẠNH TÙNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành/Ngành : Nông lâm kết hợp/Lâm nghiệp
Khoa

: Lâm Nghiệp

Khoá học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

VŨ MẠNH TÙNG



ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành/Ngành : Nông lâm kết hợp/Lâm nghiệp
Lớp

: 45 Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khoá học

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Dƣơng Văn Thảo

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này trƣớc hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Ngƣời hƣớng dẫn tốt nghiệp - TS. Dƣơng Văn Thảo đã tận tình hƣớng
dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông lâm
Thái Nguyên và các quý Thầy, Cô giáo, cán bộ, viên chức trong phòng Đào
tạo và khoa Lâm Nghiệp của trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận
tình giảng dạy, hƣớng dẫn và quan tâm, tạo điều kiện cho em trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo, cán bộ Quỹ bảo vệ và Phát
triển rừng tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình điều
tra và thu thập số liệu thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng do thời gian và trình độ có hạn
nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, quý vị và bạn bè để đề tài này
đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


ii

Danh mục các bảng

Bảng 2. 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo giá hiện hành
phân theo khu vực kinh tế ............................................................................... 30
Bảng 2. 2: Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2015-2016 .. 31
Bảng 2. 3: Dân số tỉnh Thái Nguyên theo đơn vị hành chính năm 2015 ........ 32
Bảng 2. 4: Tỷ lệ lao động theo các nhóm ngành chính năm 2015 .................. 33
Bảng 2. 5: Tỷ lệ hộ nghèo ............................................................................... 35
Bảng 4. 1: Hiện trạng rừng đặc dụng khu vực tham gia chi trả DVMTR ...... 44
Bảng 4. 2: Hiện trạng rừng phòng hộ khu vƣ̣c tham gia chi trả DVMTR ...... 47

Bảng 4. 3: Hiện trạng rừng sản xuất khu vực tham gia chi trả DVMTR........ 49
Bảng 4. 4: Đối tƣợng nộp tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng theo năm 2015
và 2016 ............................................................................................................ 60
Bảng 4. 5: Định mức thu DVMTR và số tiền thu đƣợc theo đối tƣợng chi trả
dịch vụ môi trƣờng rừng ................................................................................. 64
Bảng 4. 6: Tình hình giải ngân tiền DVMTR cho chủ rừng năm 2015 .......... 65
Bảng 4. 7: Thống kê hộ dân tham gia chi trả DVMTR năm 2015 ................. 68
Bảng 4. 8: Đánh giá công tác chi trả DVMTR theo từng xã .......................... 70


iii

Danh mục các hình
Hình 2. 1: Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2015 .... 31
Hình 3. 1: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ………………………………... 42
Hình 4. 1: Bản đồ khu vực chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng xã Yên Lạc huyện
Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên………………………………………………. 51
Hình 4. 2: Bản đồ khu vực chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng xã Phú Đình
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 52
Hình 4. 3: Bản đồ khu vực chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng xã Phúc Trìu
thành phố Thái Nguyên ................................................................................... 53
Hình 4. 4: Bản đồ khu vục chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng xã Tân Thái huyện
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 54
Hình 4. 5: Bản đồ khu vực chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng xã Phúc Tân
huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 54
Hình 4. 6: Bản đồ khu vực chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng xã Phúc Xuân
thành phố Thái Nguyên ................................................................................... 55
Hình 4. 7: Bản đồ khu vực chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng xã Nghinh Tƣờng
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 56
Hình 4. 8: Sơ đồ hệ thống tổ chức của quỹ bảo vệ và phát triển rừng............ 59

Hình 4. 9: Biểu đồ diện tích rừng có chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2015-2016 .................................................................................. 62
Hình 4. 10: Kế t quả điề u tra khảo sát ý kiế n của các hô ̣ về ch ủ trƣơng chính
sách chi trả DVMTR ....................................................................................... 74


iv

Từ viết tắt

BQL

: Ban quản lý

CP

: Cổ Phần

DVMTR

: Dịch vụ môi trƣờng rừng

GTSX

: Giá trị sản xuất

HTKT

: Hệ thống kinh tế


KCN

: Khu công nghiệp

KT-XH

: Kinh tế xã hội

PES

: Payment for Environment Services

PTNT

: Phát triển nông thôn

QL

: Quốc lộ

TD&MNPB

: Trung du và miền núi phía bắc

TP

: Thành phố

UBND


: Ủy ban nhân dân

USD

: Đô la

VLXD

: Vật liệu xây dựng


v

Mục Lục
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu đề tài ............................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1. Cơ sở pháp lý cho chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ................................... 4
2.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 4
2.2.1. Khái niệm về rừng ................................................................................... 4
2.2.3. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trƣờng ..................................................... 7
2.2.4. Thiết lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trƣờng ........................................ 7
2.2.5. Công thức xác định tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng cho chủ rừng
và hộ nhận khoán............................................................................................. 12
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................ 17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 19
2.4. Tổng quan về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................................ 21
2.4.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên.................................................... 21
2.4.2. Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội ...................................................... 30
2.4.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến
công tác quản lý và chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ...................................... 36
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 38
3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 38


vi

3.1.1. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 38
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 38
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 38
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 39
3.3.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết ...................................... 39
3.3.2. Thu thập thông tin và số liệu về đối tƣợng nghiên cứu ........................ 39
3.3.3. Điều tra phỏng vấn ngƣời dân ............................................................... 40
3.3.4. Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu ..................................................... 41
3.3.5. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 41
3.3.6. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 42
3.3.7. Phƣơng pháp thành lập bản đồ .............................................................. 42
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 43
4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực tham gia chiń h sách chi trả DVMTR..43
4.1.1. Rừng đặc dụng ...................................................................................... 43
4.1.2. Rừng phòng hộ ...................................................................................... 46
4.1.3. Rừng sản xuất ........................................................................................ 48

4.1.4. Nhận xét về hiện trạng tài nguyên rừng khu vực chi trả DVMTR ....... 50
4.2. Đánh giá quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 50
4.2.1. Khái quát quá trình triển khai công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
tại tỉnh Thái Nguyên........................................................................................ 50
4.2.2. Kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................................ 57
4.2.3. Nhận xét quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng
rừng tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 60
4.3. Kết quả đa ̣t đƣơ ̣c của chiń h sách chi tr ả dịch vụ môi trƣờng rừng tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 61


vii

4.3.1. Kết quả kinh tế ...................................................................................... 63
4.3.2. Kết quả về xã hội................................................................................... 66
4.3.3. Kết quả về môi trƣờng .......................................................................... 71
4.3.4. Kết quả điều tra khảo sát mức độ hài lòng của các hộ đƣợc chi DVMTR
năm 2015. ........................................................................................................ 72
4.3.5. Nhận xét về các kết quả đạt đƣợc ......................................................... 75
4.4. Đánh giá chung về công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................................ 75
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 79
5.1. Kết luận .................................................................................................... 79
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 80
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 84


1


Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, nằm trong vùng Đông Bắc
bộ, trung tâm tỉnh lỵ cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc, có tổng diện
tích tự nhiên 3533,1891 ha, dân số là 1.155.991 ngƣời với nhiều dân tộc anh
em cƣ trú trên địa bàn 180 xã, phƣờng, thị trấn, thuộc 7 huyện, 2 thành phố.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên có truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết,
cần cù lao động và có tinh thần cách mạng kiên cƣờng.
Rừng Thái Nguyên gắn bó với lịch sử vẻ vang trong cuộc đấu tranh
chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc, là nơi đầu nguồn của các con sông
nhƣ: sông Công, Sông Chợ Chu, sông Cầu … cung cấp nƣớc cho các hồ đập
thủy lợi lớn nhƣ: Hồ Núi Cốc, hồ Bảo Linh, hồ Suối Lạnh v.v… Bên cạnh
những giá trị kinh tế, bảo vệ môi trƣờng cảnh quan, bảo vệ nguồn gen động
thực vật quý hiếm, còn có giá trị về mặt lịch sử văn hóa và nghiên cứu khoa
học.
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 (sau đây gọi tắt là Nghị
định 99) của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
(DVMTR) bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2011.
Đây là một chính sách tạo ra cơ chế dịch vụ chi trả giữa những ngƣời
sử dụng các DVMTR và những ngƣời cung ứng DVMTR, nhằm xã hội hóa
công tác bảo vệ rừng và phát huy các giá trị kinh tế của môi trƣờng rừng
trong hoàn cảnh nguồn tài nguyên gỗ rừng tự nhiên đã cạn kiệt và vốn ngân
sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho bảo vệ rừng rất hạn chế. Trong những năm qua
chính sách chi trả DVMTR đã mang lại những hiệu quả thực tế và quan
trọng cho việc bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, sông, suối;



2

điều tiết duy trì nguồn nƣớc sạch cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thụ và
lƣu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; bảo vệ
cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng;
cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nƣớc
từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó cũng góp phần tăng thu nhập
cho những ngƣời dân sống trong vùng rừng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu: “Đánh giá công tác chi trả
dịch vụ môi trƣờng rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” rất có ý nghĩa
trong công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng góp phần nhìn nhận một cách chi
tiết về công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đã đƣợc triển khai trong
những năm qua trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Khái quát lên điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên và
khái quát quá trình thực hiện công các chi trả DVMTR trong những năm qua
tại tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
— Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên.
— Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng khu vực có chi trả DVMTR trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
— Đánh giá quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng
rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
— Đánh giá kết quả đạt đƣợc của chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng
rừng tại tỉnh Thái Nguyên.
— Đánh giá chung về công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm chỉ ra những thành tựu, thuận lợi, khó khăn và



3

phƣơng pháp khắc phục khó khăn góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách.
1.3. Yêu cầu đề tài
Nắm vững các quy định của Nhà nƣớc đối với công tác chi trả dịch vụ
môi trƣờng rừng.
Hiểu và vận dụng tốt các quy định, quy phạm, văn bản pháp luật về
công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng.
Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực,
khách quan về công tác công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên địa bàn
nghiên cứu.
Đƣa ra những khuyến nghị phù hợp với thực tế và mang tính khả thi
cao.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Tổng hợp khái quát hóa các cơ sở lý thuyết và thực tiễn các thông tin
liên quan về rừng, môi trƣờng và công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Khái quát lên hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ
khu vực có hoạt động chi trả DVMTR.
- Đánh giá công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên để tìm ra những hạn chế và tồn tại. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc
phục những khó khăn đang tồn tại.


4

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý cho chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
 Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của
Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.
 Nghị định 147/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2010/NĐ-CP
chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng.
 Thông tƣ số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại
rừng.
 Thông tƣ số: 80/2011/TT-BNNPTNT Hƣớng dẫn phƣơng pháp xác
định tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.
 Thông tƣ liên tịch số: 62/2012/TTLTBNNPTNT-BTC Hƣớng dẫn cơ
chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Khái niệm về rừng
 “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một
phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khi quyển. Rừng chiếm
phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý” (Morozov,
1930)[19].
 “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một
tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình
phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hƣởng lẫn nhau
và với hoàn cảnh bên ngoài” (M.E. Tcachenco, 1952)[20].
 “Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản
của sinh quyển địa cầu” (I.S. Mê lê khôp, 1974)[20].


5

 Khái niệm: Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần

chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và
môi trƣờng, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật
thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
 Vai trò của rừng đƣợc đánh giá theo các vai trò chính nhƣ sau:
Là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm
nhiệt đới.
Năng suất trung bình của rừng trên thế giới đạt 5 tấn chất khô/ha/năm,
đáp ứng 2 - 3% nhu cầu lƣơng thực phẩm cho con ngƣời.
Rừng có vai trò to lớn về môi trƣờng và phát triển, là nguồn cung cấp
nguyên vật liệu cần thiết cho con ngƣời. Rừng cung cấp lƣơng thực, thực
phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, dƣợc liệu, du lịch, giải trí...
Rừng là "lá phổi xanh" hấp thụ CO2, tái sinh oxy, điều hòa khí hậu
cho khu vực. Rừng tạo nên khoảng 16 tấn oxy/ha/năm (rừng thông 30 tấn,
rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi ngƣời một năm cần 4.000kg O2 tƣơng ứng với
lƣợng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm.
Rừng giúp giảm nhẹ Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu trên toàn
cầu. Nhiệt độ không khí rừng thƣờng thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 –
5oC,
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão, giảm thiểu lũ lụt, gió bão, hạn
hán,...
 Phân loại rừng ở Việt Nam:
Phân loại rừng theo chức năng gồm: rừng sản xuất, rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng.
Phân loại rừng theo trữ lƣợng gồm: rừng rất giàu trữ lƣợng cây đứng
trên 300 m³/ha, rừng giàu trữ lƣợng cây đứng từ 201– 300 m³/ha, rừng trung


6

bình trữ lƣợng cây đứng từ 101–200 m³/ha và rừng nghèo trữ lƣợng cây

đứng từ 10 đến 100 m³/ha.
Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành gồm: rừng tự nhiên và rừng
nhân tạo.
Phân loại rừng theo điều kiện lập địa gồm: rừng núi đất, rừng núi đá,
rừng ngập nƣớc, rừng ngập mặn, rừng trên đất phèn, rừng ngập nƣớc ngọt,
rừng trên đất cát.
Phân loại rừng theo loài cây gồm: rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng cau
dừa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.
2.2.2. Khái niệm về dịch vụ môi trường rừng
“Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực
vật, động vật, vi sinh vật, nƣớc, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi
trƣờng rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con ngƣời,
gọi là giá trị sử dụng của môi trƣờng rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn
nƣớc, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa
dạng sinh học, hấp thụ và lƣu giữ cacbon, du lịch, nơi cƣ trú và sinh sản của
các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác” (Chính phủ, 2010)[2].
Dịch vụ môi trường rừng (Forest environmental services) là công việc
cung ứng các giá trị sử dụng của môi trƣờng rừng để đáp ứng các nhu cầu
của xã hội và đời sống của nhân dân bao gồm các loại dịch vụ đƣợc quy định
tại khoản 2 điều 4 nghị định 99 về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng
rừng. Trong đó giá trị môi trƣờng rừng đƣợc hiểu là giá trị mà rừng làm lợi
cho môi trƣờng, do bản thân các khu rừng tạo ra nhƣng không chỉ đƣợc sử
dụng bởi những ngƣời quản lý, bảo vệ phát triển rừng mà còn toàn xã hội.
Với việc xem xét đến các dịch vụ môi trƣờng rừng thì các giá trị này đƣợc
xem xét nhƣ một loại hàng hóa công cộng, có thể do cả xã hội sử dụng mà


7

ngƣời làm rừng không quản lý và điều tiết đƣợc quá trình khai thác và sử

dụng chúng.
2.2.3. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (Payment for environmental services)
đƣợc xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ sinh
thái bằng cách kết nối ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng hệ sinh thái.
Một khái niệm hẹp hơn về chi trả dịch vụ môi trƣờng đƣợc đƣa ra năm
2005 là : “Chi trả dịch vụ môi trƣờng là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện
mà ở đó dịch vụ môi trƣờng đƣợc xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng
đất để đảm bảo có đƣợc dịch vụ này) đang đƣợc ngƣời mua (tối thiểu một
ngƣời mua) mua của ngƣời bán (tối thiểu một ngƣời bán) khi và chỉ khi
ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng đảm bảo đƣợc việc cung cấp dịch vụ môi
trƣờng này” (Wunder, 2005)[17].
Trong nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng có quy định chi tiết hơn về chi trả dịch vụ môi trƣờng đƣợc áp
dụng cho hoạt động trồng rừng. Theo đó: “Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng trả
tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng” (Chính phủ, 2010)[2].
2.2.4. Thiết lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường
Chi trả dịch vụ môi trƣờng (PES) thực chất là một cơ chế chi trả dựa
trên việc ngƣời sử dụng hay ngƣời cung cấp có đƣợc lợi ích từ dịch vụ sinh
thái, từ đó dẫn đến việc bảo vệ quản lý chúng. Cơ chế này cần có sự thiết lập
rõ ràng để đảm bảo nó hoạt động thực sự hiệu quả trong một thời gian dài và
có khả năng nhân rộng trên thế giới. Theo Wunder (2005)[17] các tiêu chí
của PES là:
 Tự nguyện trong giao dịch;
 Các dịch vụ môi trƣờng cần đƣợc xác định rõ;


8


 Có ít nhất một ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng;
 Có ít nhất một ngƣời mua dịch vụ môi trƣờng;
 Nếu và chỉ với điều kiện là ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng phải
đảm bảo việc cung cấp dịch vụ môi trƣờng (mang tính điều kiện).
Dựa trên tiêu chí này dự án chi trả dịch vụ môi trƣờng đƣợc xây dựng
thông qua ba bƣớc, bao gồm:
 Nhận dạng và xác định dịch vụ môi trƣờng;
 Xem xét giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trƣờng. trong bƣớc này ta sẽ
xác định giá cho các dịch vụ. Việc tính toán các giá trị kinh tế có thể dựa
trên việc gán số lƣợng và giá trị bằng tiền cho hàng hóa và dịch vụ đƣợc
cung cấp bởi môi trƣờng tự nhiên, dù có hay không giá thị trƣờng vẫn rất
hữu ích trong việc giúp ta tính toán;
 Thiết lập kế hoạch chi trả.
 Vai trò của hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng:
 Thứ nhất, chi trả DVMTR tạo nên một nguồn tài chính ổn định hàng
năm dành riêng cho quản lý bảo vệ rừng (QLBVR); từ đó giúp giảm áp lực
chi hàng năm của ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ lâm nghiệp.
 Thứ hai, chi trả DVMTR giúp mở rộng các diện tích rừng đƣợc quản
lý, bảo vệ; huy động và tạo nhiều cơ hội tham gia cho hộ gia đình, nhóm hộ
và cộng đồng so với các chƣơng trình, chính sách QLBVR trƣớc đây. Chính
sách này đã giúp bổ sung thêm thu nhập cho các hộ tham gia bảo vệ rừng.
 Thứ ba, Tạo ra nguồn thu mới, hỗ trợ thêm chi phí duy trì hoạt động
cho các chủ rừng nhà nƣớc, nhƣ các ban quản lý (BQL) rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ hay các công ty lâm nghiệp trong bối cảnh hỗ trợ của ngân sách
nhà nƣớc cho bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.


9

Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trƣờng:

 Tạo động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung
cấp dịch vụ môi trƣờng;
 Chi trả các chi phí cho việc cung cấp dịch vụ của họ. Việc chi trả này
có thể dƣới hình thức là tiền hoặc hiện vật.
Các hình thức chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng :
 Chi trả trực tiếp:
 Chi trả trực tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng trả tiền trực
tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng.
 Chi trả trực tiếp đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp bên sử dụng dịch vụ
môi trƣờng rừng có khả năng và điều kiện thực hiện việc trả tiền thẳng cho
bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng không cần thông qua tổ chức trung
gian. Chi trả trực tiếp đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự
nguyện giữa bên sử dụng và cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng phù hợp với
quy định tại Nghị định này, trong đó mức chi trả không thấp hơn mức do
Nhà nƣớc quy định đối với cùng một loại dịch vụ môi trƣờng rừng.
 Chi trả gián tiếp:
 Chi trả gián tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng trả tiền cho
bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng ủy thác qua Quỹ bảo vệ và Phát triển
rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ
chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh cho
UBND cấp tỉnh quyết định .
 Chi trả gián tiếp đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp bên sử dụng dịch vụ
môi trƣờng rừng không có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp cho bên
cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng mà thông qua tổ chức trung gian. Chi trả
gián tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nƣớc, giá dịch vụ môi trƣờng
rừng do Nhà nƣớc quy định (Chính phủ, 2010)[2].


10


Quy định 5 loại DVMTR :
a. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng
suối.
b. Điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất và đời sống xã hội.
c. Hấp thụ và lƣu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng
và phát triển rừng bền vững.
d. Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ
sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.
e. Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng
nguồn nƣớc từ rừng cho nuôi trồng thủy sản (Chính phủ, 2010)[2].
Quy định các nguyên tắc chi trả
a) Các tổ chức, cá nhân đƣợc hƣởng lợi từ DVMTR phải chi trả tiền
DVMTR. Tiền chi trả DVMTR là tiền của các tổ chức, cá nhân trong xã hội
có sử dụng và đƣợc hƣởng lợi từ DVMTR.
b) Thực hiện chi trả DVMTR bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực
tiếp và gián tiếp.
c) Tiền chi trả DVMTR thông qua Quỹ BV&PTR là tiền của bên sử
dụng DVMTR ủy thác cho Quỹ để trả cho các chủ rừng cung ứng DVMTR.
Tiền chi trả DVMTR không phải là tiền ngân sách Nhà nƣớc và Quỹ
BV&PTR làm nhiệm vụ chi trả theo sự ủy thác của bên sử dụng DVMTR.
d) Tiền chi trả DVMTR là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử
dụng DVMTR và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp
khác theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp có sử dụng DVMTR sẽ
hạch toán tiền chi trả DVMTR vào giá thành sản phẩm và đại diện cho
những ngƣời sử dụng sản phẩm của họ để nộp tiền cho Quỹ BV&PTR hoặc


11


thu trực tiếp từ ngƣời sử dụng thông qua các chứng từ (hóa đơn, vé,…). Tiền
chi trả DVMTR không phải là thuế, phí và lệ phí.
e) Đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng. Quá trình chi
trả tiền DVMTR từ nơi nộp tiền đến Quỹ BV&PTR, cho đến các chủ rừng
và các hộ dân nhận khoán rừng phải công khai, có sự thảo luận để đạt sự
đồng thuận, phù hợp với các điều kiện cụ thể của địa phƣơng và đảm bảo sự
công bằng trong chi trả (Chính phủ, 2016)[3].
Quy định các đối tƣợng phải chi trả và mức chi trả:
1. Các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất,
hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn
nƣớc cho sản xuất thủy điện.
2. Các cơ sở sản xuất và cung ứng nƣớc sạch phải chi trả tiền dịch vụ về
điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất nƣớc sạch.
3. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nƣớc trực tiếp từ nguồn
nƣớc phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản
xuất.
4. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hƣởng lợi từ dịch
vụ môi trƣờng rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và
bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du
lịch.
5. Các đối tƣợng phải trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng cho dịch vụ hấp
thụ và lƣu giữ cacbon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và
con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nƣớc từ rừng cho nuôi trồng thủy sản
(Chính phủ, 2010)[2].


12

Quy định các đối tƣợng đƣợc nhận tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng
rừng:

1. Các đối tƣợng đƣợc chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng là các chủ
rừng của các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng, gồm:
a) Các chủ rừng là tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao rừng, cho thuê rừng để sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự
đầu tƣ trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp đƣợc giao;
b) Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao rừng, cho
thuê rừng; cộng đồng dân cƣ thôn đƣợc Nhà nƣớc giao rừng để sử dụng ổn
định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cƣ thôn tự đầu tƣ trồng rừng trên diện tích đấtlâm nghiệp
đƣợc Nhà nƣớc giao.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn có hợp đồng
nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà
nƣớc (sau đây viết chung là hộ nhận khoán).
3. Ủy ban nhân dân cấp xã đƣợc Nhà nƣớc giao trách nhiệm quản lý rừng
theo quy định của pháp luật có cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng.
4. Các tổ chức chính trị - xã hội đƣợc Nhà nƣớc giao trách nhiệm quản lý
rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng
(Chính phủ, 2016)[3].
2.2.5. Công thức xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho chủ
rừng và hộ nhận khoán
 Xác định số tiền điều phối cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh:
Bƣớc 1: Xác định số tiền chi trả bình quân 1 ha rừng từ dịch vụ của
một đối tƣợng sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng theo công thức sau:


13

Trong đó:
-


: Số tiền chi trả bình quân 1 ha rừng;

-B: Số tiền thực thu về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trong năm tại
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;
- Q: Chi phí hoạt động nghiệp vụ liên quan đến chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng của Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam;
- S: Tổng diện tích rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng.
Bƣớc 2: Xác định số tiền điều phối cho Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng
cấp tỉnh từ dịch vụ của một đối tƣợng sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng theo
công thức sau:

Trong đó:
- B1i: Số tiền điều phối cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh i từ một
đối tƣợng sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng;
- S1i: Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng của tỉnh i đƣợc
một

đối

tƣợng

sử

dụng

dịch

vụ

môi


trƣờng

rừng

chi

trả

Bƣớc 3: Xác định tổng số tiền điều phối cho Quỹ bảo vệ và Phát triển
rừng của một tỉnh theo công thức sau:

Trong đó:
- A1: Tổng số tiền chuyển cho Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng của một
tỉnh;


14

- B : Tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng thứ j của một tỉnh (j=1,
2,…,n).
 Xác định số tiền chi trả cho chủ rừng:
Bƣớc 1: Xác định số tiền chi trả bình quân trên 01 ha rừng từ dịch vụ
của một đối tƣợng sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng:
- Số tiền chi trả bình quân 01 ha rừng từ dịch vụ của một đối tƣợng sử
dụng dịch vụ môi trƣờng rừng xác định theo công thức sau:

Trong đó:
-


: Số tiền chi trả bình quân 1 ha rừng đã quy đổi theo hệ số K cho

chủ rừng.
- B1: Là số tiền thực thu về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trong năm
tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
- Q1: Chi phí quản lý tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
- P: Kinh phí dự phòng (+/-).
- Sq/đ : Diện tích rừng đã quy đổi theo hệ số K, đƣợc tính bằng công
thức:

- Ki: Hệ số K của lô rừng thứ i (i = 1, 2,..., n);
- Si: Diện tích của lô rừng thứ i có cung cấp dịch vụ môi trƣờng rừng
(i=1,2,..., n) đƣợc nghiệm thu thanh toán.
- Trong trƣờng hợp số tiền chi trả bình quân cho 1 ha rừng thấp hơn số
chi trả của năm trƣớc, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trình Ủy ban


15

nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt phƣơng án trích bổ sung từ kinh phí dự
phòng.
Bƣớc 2: Xác định số tiền chi trả cho chủ rừng từ dịch vụ của một đối
tƣợng sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng theo công thức:

Trong đó:
- B2: Số tiền chi trả cho chủ rừng.
Bƣớc 3: Xác định tổng số tiền dịch vụ môi trƣờng rừng chi trả cho từng
chủ rừng.
Chủ rừng có diện tích rừng cung cấp dịch vụ môi trƣờng rừng cho một
hay nhiều đối tƣợng sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng thì đƣợc hƣởng tất cả

các khoản chi trả của các dịch vụ đó. Tổng số tiền chi trả đƣợc tính bằng
công thức:

Trong đó:
- A2: Tổng số tiền dịch vụ môi trƣờng rừng chi trả cho chủ rừng;
- B : Tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng thứ j cho chủ rừng (j=1,
2,…,n).
 Xác định số tiền chi trả cho hộ nhận khoán:
Bƣớc 1: xác định số tiền chi trả bình quân 01 ha rừng từ dịch vụ đƣợc
một đối tƣợng sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng chi trả theo công thức sau:

Trong đó:


16

-

: Số tiền chi trả bình quân 1 ha rừng đã quy đổi theo hệ số K cho

hộ nhận khoán;
- Q2: Chi phí quản lý của chủ rừng.
Bƣớc 2: Xác định số tiền chi trả cho hộ nhận khoán từ dịch vụ của một
đối tƣợng sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng, theo công thức sau:

Trong đó:
- B3: Số tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng cho hộ nhận khoán.
Bƣớc 3: Xác định tổng số tiền dịch vụ môi trƣờng rừng chi trả cho hộ
nhận khoán.
Hộ nhận khoán có diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng

cho một hay nhiều đối tƣợng sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng thì đƣợc
hƣởng tất cả các khoản chi trả của các dịch vụ đó. Tổng số tiền chi trả đƣợc
tính bằng công thức:

Trong đó:
- A3: Tổng số tiền dịch vụ môi trƣờng rừng chi trả cho hộ nhận khoán;
- B : Tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng thứ j cho hộ nhận khoán (Tổng
cục Lâm nghiệp, 2015)[10].
 Các hệ số K thành phần, gồm:
a) Hệ số K1: Điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng theo trạng
thái và trữ lƣợng rừng, gồm rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và phục
hồi. Hệ số K1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung
bình; và 0,90 đối với rừng nghèo và rừng phục hồi. Trạng thái và trữ lƣợng
rừng đƣợc xác định theo quy định tại Thông tƣ số 34/2009/TT-BNNPTNT


×