Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6, TUẦN 1 SOẠN THEO MÔ HÌNH MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.67 KB, 8 trang )

Trường PT DTNT THCS Sơn Tây
Tuần 1
Tiết 1

NH:2018-2019
Ngày sọan: 18/8/2018
Ngày dạy:
/8/2018

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Giúp HS bước đầu làm quen và hình thành những kiến thức cơ bản về cấu trúc và nội dung
của môn học Ngữ văn THCS.
- HS có được những kiến thức, kinh nghiệm cơ bản trong việc học tập bộ môn Ngữ văn
2. Kĩ năng
- HS rèn kĩ năng học tập bộ môn Vgữ văn
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức gìn giữ sự giàu đẹp của TV và tinh thần yêu quí các thành tựu của VH dân
tộc và VH thế giới; xây dựng hứng thú và thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học tập bộ
môn Ngữ văn.
- Yêu quí những giá trị chân, thiện, mĩ,…
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực đọc hiểu, sử dụng tiếng Việt, tạo lập văn bản, tiếp nhận văn học, cảm thụ văn học,
giao tiếp...
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
SGK, SGV, TLTK, GIÁO ÁN,…
2. Học sinh
SGK, TLTK,…
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá:


1. Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm...
2. Kĩ thuật dạy học: Trò chơi, động não, đặt câu hỏi, chia nhóm
3. Kiểm tra đánh giá: động viên, khen thưởng.
IV. Hoạt động dạy và học
A.Hoạt động khởi động
- Mục đích: Học sinh bước đầu khơi gợi HS làm quen và thích thú với bộ môn Ngữ văn
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, trò chơi, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút, động não, chia nhóm
- Thiết bị, học liệu sử dụng: SGK, bảng nhóm,…
- Năng lực cần phát triển cho học sinh: làm chủ bản thân, giao tiếp.
- Phương thức hoạt động:làm việc nhóm, cá nhân
- Sản phẩm: báo cáo bằng miệng, bảng ý kiến của nhóm.
- Thời gian dự kiến: 6 phút

Hoạt động của thầy và tro
GV chia lớp làm 3 nhóm (theo tổ)
GV chia bảng thành 3 phần
GV: Đặng Thị Hằng

ND ghi bảng

Ngữ văn 6


Trường PT DTNT THCS Sơn Tây

NH:2018-2019

Yêu cầu các nhóm thảo luận và lần lượt cử đại diện lên bảng ghi
tên của các môn học trong chương trình lớp 6. Mỗi người chỉ

được ghi 1 môn.
Trong thời gian 3 phút, nhóm nào liệt kê được nhiều môn học
nhất, nhóm đó sẽ giành chiến thắng
Các nhóm tiến hành thảo luận và cử đại diện lên trình bày trên
bảng
GV tổng kết
? Theo em, môn Ngữ văn gần giống với môn học nào mà các em
đã được học ở bậc Tiểu học?
- Môn Tiếng Việt
GV nói một số điểm tương đồng giữa môn Tiếng Việt (Tiểu học)
với môn Ngữ văn (THCS)
? Em có thích học môn Ngữ văn hay không?vì sao?
- HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân
GV dẫn dắt: Các em ạ! Môn Ngữ văn là một bộ môn khoa học xã
hội. Nó có quan hệ mật thiết với các bộ môn khác. Mặt khác nó
cũng có quan hệ với các môn thuộc nhóm nghệ thuật. Nó khơi gợi
những tình cảm cao đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn; làm phong phú
thêm đời sống tình cảm con người đồng thời giúp con người có
năng lực thực hành và sử dụng tiếng Việt như một công cụ tư duy
và giao tiếp. Thật đáng buồn nếu con người Việt Nam hiện đại
giỏi về kiến thức tự nhiên, xã hội mà lại thiếu một trái tim biết yêu
cái đẹp và giàu lòng yêu thương. Vì thế có thể nói môn Ngữ văn là
một bộ môn vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào chúng ta có thể
học tốt và yêu thích bộ môn Ngữ văn, tiết học ngày hôm nay cô sẽ
hướng dẫn các em về điều đó.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục đích:
+ HS biết được tên gọi và cấu trúc của môn Ngữ văn.
+ Biết được cách học tập bộ môn Ngữ văn
+ Học tốt và thêm yêu thích bộ môn Ngữ văn

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, thuyết trình
- Kĩ thuật dạy học: động não
- Năng lực cần phát triển cho học sinh: làm chủ bản thân, giao tiếp.
- Phương thức hoạt động: Theo nhóm và cá nhân
- Thiết bị, học liệu sử dụng: máy tính, máy chiếu,
- Sản phẩm: báo cáo bằng miệng
- Thời gian dự kiến: 27 phút
Hoạt động của thầy và tro
GV: Đặng Thị Hằng

ND ghi bảng
Ngữ văn 6


Trường PT DTNT THCS Sơn Tây
Hướng dẫn HS tìm hiểu tên gọi và cấu trúc
môn học (5 phút)
GV giải thích về tên gọi của môn học
HS theo dõi lắng nghe
GV giảng giải
HS theo dõi sgk Ngữ văn (trực quan)

Hướng dẫn HS tìm hiểu về phương pháp
học tập môn Ngữ văn (15 phút )
Ở mỗi phân môn GV cho HS theo dõi một ví
dụ cụ thể từ các bài trong SGK.
1. Phân môn Văn
a.Trước khi học (chuẩn bị ở nhà)
* Đọc kỹ văn bản và phần chú thích
- Đọc, suy nghĩ để chia bố cục bằng bút

chì vào SGK
- Khi đọc có thể gạch dưới từ ngữ, câu
trong văn bản (nếu thấy cần)
- Nếu có điều kiện, các em nên tìm đọc trọn
tác phẩm có đoạn trích học ở trên lớp.
* Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên
nhân vật, địa danh,..)
* Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu
văn bản” vào tập bài soạn theo khả năng của
mình.
* Đối với thơ: nên thuộc bài thơ trước khi
đến lớp thì mới có thể phân tích cảm thụ.
b. Khi ở trên lớp
* Tập trung nghe giảng cùng các bạn tìm
hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm
dưới sự dẫn dắt của thầy cô:
- Trước những câu hỏi, những vấn đề đặt
ra, phải chịu khó suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- Tích cực tham gia phát biểu ý kiến. Điều
đó không chỉ giúp các em trau dồi vốn ngôn
ngữ mà còn rèn luyện kỹ năng nói và tự tin.
- Mạnh dạn nêu thắc măc của bản thân.
* Ghi chép bài đầy đủ, chính xác
- Ngoài phần thầy cô ghi bảng các em nên
tập thói quen ghi chép thêm vào sổ tay những
điều hay.
- Gạch dưới từ ngữ đặc sắc, phép tu từ…
GV: Đặng Thị Hằng

NH:2018-2019

I. Tên gọi và cấu trúc môn học.
- Tên gọi: Ngữ văn (tích hợp giữa ba phân
môn Văn, TV và TLV).
- Cấu trúc chương trình: Lấy sáu kiểu văn bản
làm trục đồng qui (tự sự, miêu tả, biểu cảm,
nghị luận, thuyết minh và điều hành).
Chương trình có sự tiếp nối và phát triển ở các
lớp.
- Đơn vị bài học: Mỗi bài học được dạy trong
một tuần, bao gồmVH, TVvà TLV
II. Phương pháp học tập môn Ngữ văn.
1. Phân môn Văn.
2. Phân môn Tiếng Việt
3. Phân môn Tập làm văn.

Ngữ văn 6


Trường PT DTNT THCS Sơn Tây

NH:2018-2019

trong thơ, câu văn hay dẫn chứng trong truyện.
* Nắm được giá trị nghệ thuật nội dung của
tác phẩm ngay trong giờ học.
c. Sau giờ học
* Học thuộc lòng bài thơ, dẫn chứng trong
truyện.
* Viết các đoạn văn cảm nhận, làm các bài
tập trong phần “ Luyện tập” trong sách hoặc

bài tập của thầy cô.
* Đọc tài liệu tham khảo mở rộng, khắc sâu
kiến thức.
2. Phân môn Tiếng Việt
a. Trước khi học (chuẩn bị ở nhà)
* Đọc kỹ, tìn hiểu các hiểu các ví dụ trong
từng đề mục, có thể trả lời câu hỏi bằng bút chì
vào sách giáo khoa theo cách hiểu của em
(soạn bài ngắn gọn), không cần mở sách “Học
tốt”.
* Đọc kỹ ghi nhớ, ghi chú ngoài lề phần
khó hiểu, thắc mắc của em để vào lớp thảo
luận và lắng nghe thầy cô giảng giải.
b. Khi học trên lớp
* Tập trung, chịu khó suy nghĩ, tìm hiểu
các ví dụ thầy cô các bạn đưa ra để hình thành
khái niệm
- Tích cực tham gia thảo luận, phát biểu
ý kiến để trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn luyện kỹ
năng diễn đạt ý bằng lời nói và sự tự ti.
- Mạnh dạn nêu thắc mắc của bản thân.
* Ghi chép đầy đủ, chính xác.
- Dùng bút chì màu gạch chân các đề
mục, nội dung quan trọng trong SGK
- Tập thói quen ghi chú vào sách các
phần giải đáp sau khi thầy cô đã sửa bài
* Nắm vững kiến thức thầy cô đã truyền
đạt để ứng dụng vào việc dùng từ, đặt câu, viết
văn bản và tìm hiểu giá trị nghệ thuật, nội dung
của bài thơ.

c. Sau khi học
* Học bài cũ: xem lại các ví dụ, bài tập
SGK
* Làm bài tập để khác sâu kiến thức
* Biết liên hệ với các bài văn, thơ đã học,
đọc thêm để tìm ví dụ có liên quan nội dung đã
học.Từ đó có thể dùng từ, đặt câu, viết đoạn
văn , dùng các biện pháp tu từ và diễn đạt ý
GV: Đặng Thị Hằng

Ngữ văn 6


Trường PT DTNT THCS Sơn Tây

NH:2018-2019

trong sáng, giàu sức biểu cảm hơn.
* Đọc thêm tài liệu để khắc sâu. Mở rộng
kiến thức.
3. Phân môn Tập làm văn
Các bước làm bài tập làm văn
a.Tìm hiểu đề
- Đọc kỹ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng.
- Xác định thể loại (kể chuyện, thuyết
minh, nghị luận,…)
- Xác định nội dung.
b. Tìm ý
- Tìm ý chính, ý phụ, ý lớn, ý nhỏ.
- Ý nào dứng trước, ý nào đứng sau.

c. Lập dàn bài
- Sắp xếp các ý theo trình tự trước sau hợp

- Không thừa, thiếu ý
- Xác định được phần trọng tâm, phần
không trọng tâm.
d. Viết bài:
- Dùng từ ngữ khai triển các ý trong bài
- Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ
pháp
- Tách đoạn hợp lý, có liên kết đoạn văn
để bài văn rõ ràng chặt chẽ.
* Sau khi làm bài:
- Đọc lại bài văn
- Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi
viết câu.
- Nếu thiếu sót thì bổ sung ở lề trái.
* Muốn viết văn hay cần rèn luyện thêm:
- Tìm đọc những bài văn hay cùng chủ đề
để học cách viết. Tuy vậy không nên sao chép.
- Phải chú ý quan sát con người, sự vật,
cảnh quang xung quanh mình. Cần viết nhiều
nhờ thầy cô sửa rồi viết lại. Cũng cần đọc
nhiều để có vốn từ.
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu
chung của việc học tập bộ môn Ngữ Văn (7
phút )
GV nhắc nhở HS cần chuẩn bị: Vở soạn, vở
học, SGK, sách tham khảo (nếu có)
1. Vở soạn: Mỗi hs phải chuẩn bị một quyển

vở soạn coi như đó là phần chuẩn bị bài mới ở
nhà và giáo viên có thể kiểm tra.
? Ở Tiểu học, khi học bộ môn tiếng Việt, các
GV: Đặng Thị Hằng

Ngữ văn 6


Trường PT DTNT THCS Sơn Tây

NH:2018-2019

em có soạn bài trước ở nhà không? Nếu có thì
các em đã soạn cách nào?
- HS trả lời
- HS khác bổ sung
GV chốt:
III. Yêu cầu chung của bộ môn Ngữ văn.
* Cách soạn bài cụ thể: GV yêu cầu hs theo
Vở soạn, vở học, SGK, học bài cũ,…
dõi một văn bản cụ thể trong SGK
+ Đọc trước nội dung toàn bộ văn bản bài
mới.
+ Viết ra vở câu hỏi và câu trả lời cho từng
câu hỏi chuẩn bị bài trong SGK ( HS và phụ
huynh có thể mua sách tham khảo theo ý thích
để trả lời, (Nhưng sách tham khảo này nên để ở
nhà, vào lớp nghe thầy cô hỏi và tự suy nghĩ
trả lời câu hỏi chứ không lệ thuộc vào sách
tham khảo) Phần bài tập, học xong bài cũ, HS

tự làm các bài tập trong sách, hoặc những bài
thầy cho cho đánh dấu BÀI TẬP VỀ NHÀ –
những bài không biết trả lời, hãy tham khảo
sách hoặc hỏi GV. Nếu phần nào giáo viên
lưu ý, có cách giải khác, Hs sẽ học thêm được
nhiều ý kiến hay khác. Các em bắt buộc phải
đọc trước văn bản sắp học, ghi chú, gạch dưới
các ý hay, ghi chú bằng bút chì cách chia đọan,
tiêu đề phân đọan của văn bản, câu trả lời tóm
tắt ở mỗi câu hỏi chuẩn bị bài. Làm trước các
bài tập có thể trả lời, bài khó thì chừa lại để hỏi
lại sau hoặc tham khảo sách tự học về gợi ý
các cách trả lời khác nhau.
?Em có hay học bài cũ ở nhà không? Theo em
vì sao chúng ta cần phải học bài cũ?
- Vì học bài cũ giúp chúng ta củng cố và khắc
sâu những kiến thức đã học.
GV chốt và hướng dẫn học sinh cách học bài
cũ
2. Học bài cũ ở nhà: Gv lồng ghép kiểm tra bài
cũ trong tiết dạy
- Học phần tóm tắt tác giả, tác phẩm nơi chú
thích mỗi đơn vị bài học.
- Học thuộc phần ghi nhớ cuối mỗi bài, học
các ví dụ tiêu biểu cho từng ý có trong bài học.
- Nếu văn bản là thơ, phải thuộc lòng.
- Nếu văn bản là Văn, bài viết văn xuôi, cần
thuộc một số ý hay, câu văn hay, hay một đọan
văn diễn đạt hay.
- Có thể phân tích, nêu cảm nhận về những

GV: Đặng Thị Hằng

Ngữ văn 6


Trường PT DTNT THCS Sơn Tây

NH:2018-2019

văn bản đã học
- Nếu là Tiếng Việt, cần thuộc ghi nhớ, ví dụ
từng phần, làm các bài tập giáo viên cho về
nhà và làm thêm những bài tập đồng dạng.
- Phần tập làm văn thì cần phải nổ lực nhiều
hơn, ngoài lý thuyết ghi nhớ, các bài thơ phải
thuộc, HS cần chuẩn bị trước các bài KIỂM
TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 1, 2, 3 HKI, 4, 5, 6
HKII (coi nơi phần mục lục, coi số trang, mở
ra xem các đề cần chuẩn bị: Sưu tầm tư liệu,
dàn ý, bài viết hay; các đề có liệt kê trong
SGK. Sưu tầm thêm các đề mở rộng mà em
biết hặc thầy cô có mở rộng.
HS theo dõi, lắng nghe và ghi một số ý.
HS lắng nghe và theo dõi một ví dụ trong
SGK.
C. Hoạt động luyện tập
- Mục đích: Củng cố kiến thức vừa học
- Phương pháp: nêu vấn đề, vấn đáp.
- Kĩ thuật dạy học: động não
- Phương thức hoạt động: cá nhân

- Thiết bị, học liệu sử dụng: SGK.
- Sản phẩm: báo cáo bằng miệng
- Thời gian dự kiến: 5 phút
Hoạt động của thầy và tro
? Theo em, để bản thân học tốt môn học Ngữ
văn em cần phải làm gì?
HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân
GV khuyến khích nhiều HS bày tỏ suy
GV chốt

Nội dung cần đạt

D. Hoạt động vận dụng
- Mục đích: Củng cố kiến thức vừa học
- Phương pháp: nêu vấn đề, vấn đáp
- Kĩ thuật dạy học: động não
- Phương thức hoạt động: thảo luận nhóm
- Thiết bị, học liệu sử dụng: SGK
- Sản phẩm: bảng ý kiến của HS
- Thời gian dự kiến: 5 phút
Hoạt động của thầy và tro
GV: Đặng Thị Hằng

Nội dung cần đạt
Ngữ văn 6


Trường PT DTNT THCS Sơn Tây
GV chia lớp làm 3 nhóm (theo tổ)
GV yêu cầu HS trình bày các bước cơ bản

chuẩn bị bài ở nhà đối với văn bản Con Rồng,
cháu Tiên trong SGK Ngữ văn 6
Các nhóm thảo luận và trình bày vào bảng
nhóm
Đại diện các nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV chốt

NH:2018-2019
* Đọc kỹ văn bản và phần chú thích
Đọc, suy nghĩ để chia bố cụ, tìm hiểu từ kho
* Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên
nhân vật, địa danh,..)
* Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu
văn bản” vào tập bài soạn theo khả năng của
mình.

E. Hoạt động tìm toi, mở rộng
- Mục đích: Củng cố và mở rộng kiến thức vừa học
- Phương pháp: nêu vấn đề, vấn đáp
- Kĩ thuật dạy học: động não
- Phương thức hoạt động: cá nhân
- Thiết bị, học liệu sử dụng: SGK
- Sản phẩm: báo cáo bằng miệng
- Thời gian dự kiến:1 phút
Hoạt động của thầy và tro
GV yêu cầu HS về nhà đặt 2 câu bày tỏ suy
nghĩ của bản thân về bộ môn Ngữ văn
HS làm ở nhà
Dặn do (1 phút)

- Nắm kĩ ND bài học.
- Chuẩn bị bài “ Con Rồng, cháu Tiên”.

GV: Đặng Thị Hằng

Nội dung cần đạt

Ngữ văn 6



×