Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “áp suất” trong cơ thể cho học sinh THPT (2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ

ĐÀO THỊ THU THỦY

TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “ÁP SUẤT”
TRONG CƠ THỂ CHO HỌC SINH THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

.

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ

ĐÀO THỊ THU THỦY

TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “ÁP SUẤT”
TRONG CƠ THỂ CHO HỌC SINH THPT

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Th.S Ngô Trọng Tuệ


HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành sâu sắc tới ThS. Ngô Trọng Tuệ–
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, định hƣớng để tôi có thể hoàn thành khóa
luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành tới tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Vật
lý, các thầy cô trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 – những ngƣời đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa
luận này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã luôn cổ vũ, động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Sinh viên

Đào Thị Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi.
Những tƣ liệu đƣợc sử dụng trích dẫn, trong khóa luận là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kỳ công trình nghên cứu của
tác giả nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5, năm 2018
Sinh viên


Đào Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................................. 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 2
6.1. Nghiên cứu lí luận ................................................................................................................ 2
6.2. Nghiên cứu thực tiễn ............................................................................................................ 3
6.3. Dự kiến thực nghiệm sƣ phạm.............................................................................................. 3
7. Đóng góp của đề tài ................................................................................................................. 3
7.1. Đóng góp về mặt lí luận ....................................................................................................... 3
7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................................................... 3
8. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DHTH ...........................4
1.1. Tổ chức DHTH ..................................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về DHTH .......................................................................................................... 4
1.1.2. Mục tiêu của DHTH .......................................................................................................... 4
1.1.3. Mức độ DHTH ................................................................................................................... 6
1.1.4. Quy trình tổ chức DHTH. .................................................................................................. 7
1.1.5. Kiểm tra đánh giá trong DHTH ......................................................................................... 9
1.2. NLST trong DHTH............................................................................................................. 13
1.2.1. Khái niệm về NLST .......................................................................................................... 13
1.2.2. Biểu hiện NLST trong DHTH .......................................................................................... 13
1.2.3. Tiêu chí đánh giá NLST trong DHTH ............................................................................. 14
1.2.4. Biện pháp phát triển NLST trong DHTH......................................................................... 15

1.3. Điều tra thực tế về tổ chức HDTN...................................................................................... 17
1.3.1. Mục đích điều tra............................................................................................................. 17
1.3.2. Phương pháp điều tra ...................................................................................................... 17
1.3.3. Kết quả điều tra ............................................................................................................... 17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................................... 20
CHƢƠNG 2 : XÂY DỰNG NỘI DUNG, THIẾT KẾ PHƢƠNG ÁN DHTH CHỦ ĐỀ “ÁP
SUẤT” TRONG CƠ THỂ ..........................................................................................................21


2.1. Mục tiêu chủ đề “Áp suất” trong cơ thể ............................................................................. 21
2.1.1. Về kiến thức ..................................................................................................................... 21
2.1.2. Về kĩ năng ........................................................................................................................ 21
2.1.3. Về thái độ, tình cảm ......................................................................................................... 21
2.2. Nội dung tích hợp chủ đề áp suất trong cơ thể ................................................................... 21
2.2.1. Hệ tuần hoàn của cơ thể người ....................................................................................... 21
2.2.2 Vận chuyển máu trong cơ thể ........................................................................................... 24
2.2.3. Triệu chứng, nguyên nhân bệnh huyết áp cao, thấp ........................................................ 26
2.2.4. Cách phòng tránh, chữa trị bệnh huyết áp cao, thấp ...................................................... 28
2.3. Thiết kế phƣơng án DHTH chủ đề “áp suất” trong cơ thể ................................................. 31
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguy cơ và tác hại của bệnh huyết áp (THA) ....................................... 31
Hoạt động 2: Giải thích nguyên nhân bệnh huyết áp ................................................................ 32
Hoạt động 3: Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân bệnh huyết áp.............................................. 34
Hoạt động 4: Nêu cách phòng tránh, chữa bệnh huyết áp ......................................................... 35
Hoạt động 5: Thiết kế, tiến hành TN minh họa sự THA ........................................................... 35
2.4. Cơ hội phát huy, tiêu chí đánh giá NLST ........................................................................... 37
2.4.1. Cơ hội phát huy NLST ..................................................................................................... 37
2.4.2. Tiêu chí đánh giá NLST ................................................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................................... 40
CHƢƠNG 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................41
3.1. Mục đích, đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ............................................. 41

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................................................... 41
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 41
3.1.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ..................................................................................... 41
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 41
3.2. Dự kiến triển khai thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................... 41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................................... 43
KẾT LUẬN ................................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................45
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2:


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

DHTH

Dạy học tích hợp

GD&DT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

HDTN


Hoạt động trải nghiệm

HS

Học sinh

NLST

Năng lực sáng tạo

Th.S

Thạc sĩ

THA

Tăng huyết áp

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thí nghiệm

TS

Tiến sĩ



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ xƣơng cá ................................................................................. 6
Hình 1.2: Sơ đồ mạng nhện............................................................................... 6
Hình 1.3: Quy trình tổ chức DHTH [8] ............................................................ 7
Hình 1.4: Đánh giá theo năng lực (chi tiết)..................................................... 10
Bảng 1.5. Tiêu chí đánh giá NLST trong DHTH ............................................ 14
Hình 2.1: Sơ đồ hệ tuần hoàn của cơ thể ngƣời .............................................. 22
Hình 2.2: Hai vòng tuần hoàn máu ................................................................. 24
Hình 2.3: Cách đặt stent ở mạch máu ............................................................. 31
Hình 2.4: Hình ảnh video THA và những hiểu biết cơ bản về bệnh .............. 32
Hình 2.5: Hình ảnh video Vận chuyển máu trong cơ thể ............................... 33
Hình 2.6: Hình ảnh TN.................................................................................... 36
Hình 2.7: Khóa ................................................................................................ 36
Hình 2.8: Bầu đếm giọt ................................................................................... 36


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: DHTH và dạy học đơn môn ...................................................................... 4
Bảng 1.2: Ví dụ hai chủ đề tích hợp .......................................................................... 8
Bảng 1.3: Quy trình 9 bƣớc đƣợc áp dụng cho đánh giá trên lớp học ..................... 10
Bảng 1.4. Biểu hiện NLST trong DHTH ................................................................. 13
Bảng 1.5. Tiêu chí đánh giá NLST trong DHTH..................................................... 14
Bảng 2.1: Cơ hội phát huy NLST ............................................................................ 37
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá NLST .......................................................................... 38
Bảng 3.1: Kế hoạch thực nghiệm ............................................................................. 42



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục,
không có giáo dục thì không có kinh tế”. Câu nói của Bác đã cho chúng ta thấy sự
nghiệp giáo dục thật là vẻ vang, nhƣng cũng thật nặng nề. Bởi giáo dục là nền tảng
văn hóa, là sức mạnh tƣơng lai của cả dân tộc. Chính vì vậy, trách nhiệm của mỗi
nhà trƣờng phải đào tạo, bồi dƣỡng thế hệ trẻ thành những ngƣời có tƣ cách đạo
đức tốt, có tri thức văn hoá cao. Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc sự phát triển của xã
hội. Nƣớc ta đang bƣớc trên con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Viễn cảnh sôi động, tƣơi đẹp nhƣng cũng nhiều thách thức, đòi hỏi ngành GD&DT
phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, đồng bộ về mọi mặt.
Dự thảo chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể xác định: DHTH là định
hƣớng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ
năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong
học tập và cuộc sống, đƣợc thực hiện trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện
kĩ năng; phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề
(tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với
nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thƣờng đạt đƣợc
nhiều mục tiêu khác nhau). Trong đó, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội là hai
môn học đƣợc xây dựng chủ yếu theo định hƣớng tích hợp. Ngoài phần kiến thức
đƣợc sắp xếp theo từng phân môn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí),
trong mỗi cuốn sách giáo khoa sẽ có thêm các chủ đề tích hợp liên/ phân môn [1].
DHTH nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết,
vận dụng các kiến thức để giải thích các vấn đề thực tế. HS có thể giải quyết các
vấn đề hàng ngày, các vấn đề ý nghĩa trong cuộc sống.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, hiện
thế giới có khoảng 1 tỷ ngƣời bị THA. Dự kiến, đến năm 2025 con số này sẽ tăng
lên khoảng 1,56 tỷ ngƣời. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, mỗi năm có 17,5
triệu ngƣời chết về các bệnh tim mạch trên thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số
ngƣời tử vong của 3 bệnh HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử


1


vong vì THA và biến chứng của bệnh trên 9 triệu ngƣời. Ở Việt Nam cứ 10 ngƣời
lớn thì 4 ngƣời bị THA.Điều đáng nói là, tỷ lệ ngƣời mắc THA gia tăng trong thời
gian gần đây.[12] Bệnh THA là không phải là bệnh truyền nhiễm lây lan nhƣng nó
lại gây nguy hiểm đối với rất nhiều ngƣời. Nhƣng bạn biết nguyên nhân nào gây
huyết áp không?
Do đó, tôi chọn đề tài tổ chức DHTH chủ đề “Áp suất” trong cơ thể để
nghiên cứu.
. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về DHTH để thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “Áp suất”
trong cơ thể nhằm phát huy NLST của HS.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động dạy và học của GV và HS khi dạy học
chủ đề tích hợp “Áp suất” trong cơ thể.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung kiến thức chủ đề “Áp suất” trong cơ thể.
+ Tiến trình tổ chức dạy học chủ đề “Áp suất” trong cơ thể.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tăng cƣờng sử dụng kiến thức kiến thức khoa học tự nhiên trong hoạt
động DHTH với chủ đề “Áp suất” trong cơ thể sẽ giúp HS vận dụng kiến thức vào
thực tế một cách sáng tạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về DHTH.
- Nghiên cứu NLST của HS trong DHTH.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức liên môn liên quan đến chủ đề “Áp suất”
trong cơ thể.
- Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “Áp suất” trong cơ thể.

- Dự kiến thực nghiệm sƣ phạm DHTH chủ đề “Áp suất” trong cơ thể.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu lí luận DHTH để thiết kế nội dung, tiến trình dạy học.

2


- Nghiên cứu kiến thức liên môn liên quan tới chủ đề “Áp suất” trong cơ thể
để xây dựng nội dung của chủ đề.
6. . Nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực tiễn về tổ chức DHTH chủ đề “Áp suất” trong cơ thể.
- Điều tra cơ bản bằng quan sát và trao đổi ý kiến với giáo viên, HS về tính
khả thi của hoạt động DHTH chủ đề “Áp suất” trong cơ thể.
6.3. Dự kiến thực nghiệm sƣ phạm
Để xây dựng kế hoạch thực nghiệm nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của
đề tài và tiến trình tổ chức dạy học.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Đóng góp về mặt lí luận
- Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về tổ chức DHTH cho HS.
- Định hƣớng phát huy NLST của HS khi học chủ để tích hợp.
7. . Đóng góp về mặt thực tiễn
- Xây dựng nội dung chủ đề “Áp suất” trong cơ thể.
- Đề xuất tiêu chí đánh giá biểu hiện NLST của HS khi học chủ đề tích hợp.
8. Cấu tr c khóa luận
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DHTH
1.1. Tổ chức DHTH.
1.2. NLST trong DHTH.
1.3. Điều tra thực tế về tổ chức HDTN
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG, THIẾT KẾ PHƢƠNG ÁN DHTH CHỦ

ĐỀ “ÁP SUẤT” TRONG CƠ THỂ
2.1. Mục tiêu chủ đề “Áp suất” trong cơ thể
2.2. Nội dung tích hợp chủ đề “Áp suất” trong cơ thể.
2.3. Thiết kế phƣơng án DHTH chủ đề “Áp suất” trong cơ thể.
2.4. Cơ hội phát huy, tiêu chí đánh giá NLST
CHƢƠNG 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
3.2. Dự kiến triển khai thực nghiệm sƣ phạm

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DHTH
1.1. Tổ chức DHTH
1.1.1. Khái niệm về DHTH
Theo tác giả Đỗ Hƣơng Trà (chủ biên), khái niệm DHTH:
DHTH là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tƣợng
nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ và thực tiễn đƣợc đề cập trong các môn học đó
nhằm hình thành ở HS những năng lực cần thiết [2].
Trong DHTH, GV hƣớng dẫn HS học liên tiếp từ môn học này đến môn học
khác, từ một vấn đề HS có thể hiểu theo nhiều môn học. HS sử dụng và kết hợp các
kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề liên môn, gắn với
thực tế. Thông qua nội dung DHTH, HS nắm vững các môn học khác nhau, hình
thành và phát triển năng lực vận dụng đƣợc vào cuộc sống.
1.1.2. Mục tiêu của DHTH
Theo tác giả Đỗ Hƣơng Trà (chủ biên) về mục tiêu của DHTH
- Phát triển năng lực ngƣời học
DHTH là dạy học xung quanh một chủ đề đòi hỏi sử dụng kiến thức, kĩ năng,
phƣơng pháp của nhiều môn học trong tiến trình tìm tòi nghiên cứu. Điều này sẽ tạo

thuận lợi cho việc trao đổi và làm giao thoa các mục tiêu dạy học của các môn học
khác nhau. Vì thế tổ chức DHTH mở ra triển vọng cho việc thực hiện dạy học theo
tiếp cận năng lực.
Bảng 1.1 Cho phép so sánh DHTH với dạy học các môn học riêng rẽ (dạy
học đơn môn)
Bảng 1.1: DHTH và dạy học đơn môn
Dạy học đơn môn

DHTH
Mục tiêu

Phụ thuộc vào mục tiêu chung Phục vụ cho mục tiêu riêng của
của một số nội dung thuộc các từng môn học.
môn học khác nhau.
Mục tiêu rộng, ƣu tiên các mục Mục tiêu hạn chế hơn, chuyên biệt
tiêu chung, hƣớng đến sự phát hơn (thƣờng là các kiến thức và kĩ
triển năng lực

năng của môn học).

4


Tổ

chức Xuất phát từ các tình huống kết Xuất phát từ tình huống liên quan

dạy học

nối với lợi ích và sự quan tâm đến nội dung của môn học

của học sinh, của cộng đồng,
liên quan tới nội dung môn học.
Hoạt động học thƣờng xuất Hoạt động học thƣờng đƣợc cấu
phát từ vấn đề mở cần giải trúc chặt chẽ theo tiến trình đã dự
quyết hoặc một dự án cần thực. kiến (trƣớc khi thực hiện hoạt
hiện. Việc giải quyết vấn đề căn động)
cức vào các kiến thức, kĩ năng
thuộc môn học khác nhau.

Trung tâm Nhấn mạnh đặc biệt đến sự Có quan tâm đến sự phát triển các
của

việc phát triển năng lực và làm chủ kĩ năng, thái độ của ngƣời học

dạy

mục tiêu lâu dài nhƣ các nhƣng đặc biệt nhằm tới việc làm
phƣơng pháp, kĩ năng và thái chủ mục tiêu ngắn hạn nhƣ kiến
độ của ngƣời học.

thức, kĩ năng của môn học.

Hiệu

quả Dẫn đến việc phát triển phƣơng Dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức và

của

việc pháp, thái độ và kĩ năng, trí tuệ kĩ năng mang đặc thù của môn học.
cũng nhƣ tình cảm. Hoạt động


học

học đẫn đến việc tích hợp các
kiến thức.
- Tận dụng vốn kinh nghiệm của ngƣời học: DHTH là nội dung dạy học đƣa
các hoạt động của nhà trƣờng vào thực tiễn đời sống. Các hoạt động gắn với thực tế
giúp ngƣời học tận dụng tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm tích lũy của mình. HS có
điều kiện đƣa ra những hiểu biết của một một cách có căn cứ.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phƣơng pháp của các
môn học.
Các khái niệm trùng lặp, rời rạc khiến ngƣời học không thu nhận đƣợc và
khó có thể ghi nhớ đƣợc. Cần tổ chức DHTH để thống nhất các kiến thức liên môn
để có thể ghi nhớ một cách nhanh hơn, để hiểu vấn đề sâu sắc hơn.
- Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các môn học [2].

5


1.1.3. Mức độ DHTH
Theo tác giả Đỗ Hƣơng Trà (chủ biên) đƣa ra 3 mức độ tích hợp trong dạy
học nhƣ sau: Lồng ghép/ liên hệ; Vận dụng kiến thức liên môn; Hòa trộn
- Lồng ghép/ liên hệ: Lồng ghép các môn học với nhau mà có mối quan hệ
về kiến thức.
Sơ đồ xƣơng cá (Hình 1.1) thể hiện mối quan hệ giữa kiến thức của các môn
học

Hình 1.1: Sơ đồ xƣơng cá
- Vận dụng kiến thức liên môn: Cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn
học để giải quyết vấn đề đặt ra.

Sơ đồ mạng nhện (Hình 1.2) thể hiện mối quan hệ của nhiều môn học đối với
một vấn đề

Hình 1. : Sơ đồ mạng nhện
- Hòa trộn: Kiến thức của các môn học đƣợc trộn lẫn với nhau, kiến thức
không chỉ ở một môn học mà thuộc nhiều môn. Để thực hiện GV cần sự hỗ trợ ,
phối hợp với các giáo viên bộ môn có liên quan để kiến thức chủ đề.

6


1.1.4. Quy trình tổ chức DHTH.
Theo tác giả Nguyễn Văn Biên, Quy trình tổ chức DHTH qua 7 bƣớc nhƣ
sau:

1. Lựa chọn chủ đề
2. Xác đinh vấn đề cần giải
quyết
3.Xác định các kiến thức
cần thiết để giải quyết vấn

5. Xây dựng nội dung
hoạt động dạy học
DẠY HỌC
TÍCH HỢP

6.Lập kế hoạch dạy
học
7. Tổ chức dạy học và
đánh giá


4. Xác định mục tiêu dạy
học

Hình 1.3: Quy trình tổ chức DHTH [8]
Bƣớc 1: Lựa chọn chủ đề
Các chủ đề mang tính nóng của xã hội hoặc trong khung chƣơng trình phổ
thông phù hợp với hoàn cảnh của nhà trƣờng, trình độ của HS:
- Các vấn đề mang tính thời sự của xã hội, từ địa phƣơng đến thế giới để xây
dựng chủ đề gắn với cuộc sống, gắn với kinh nghiệm, trải nghiệm sẵn có của HS.
- Đối chiếu kiến thức trong các môn học phổ thông có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau để lựa chọn chủ đề.
- Tham khảo sách chuyên ngành ở bậc học cao hơn nhƣ ở đại học, tìm thêm
tài liệu để có các chủ đề phong phú hơn.
Lƣu ý, GV cần đặt ra các câu hỏi khi lựa chọn chủ đề:
+ Tích hợp nội dung nào cho hợp lí? Các nội dung đó là gì? Thuộc các môn
học nào? Thuộc bài học nào?
+ Phát triển nội dung đó theo hƣớng tích hợp nhƣ thế nào?
+ Thời gian dự kiến cho chủ đề tích hợp là bao nhiêu?
Sau đó, ta xác định và đặt tên cho chủ đề
Bƣớc 2. Xác định các vấn đề cần giải quyết
Định hƣớng nội dung tích hợp của chủ đề là các câu hỏi mà qua học chủ đề
HS có thể trả lời, vận dụng đƣợc.

7


Bảng 1.2: Ví dụ hai chủ đề tích hợp
Tên chủ đề
Giao


thông

Một số vấn đề của chủ đề
và Vì sao phải giới hạn độ tuổi điều khiển xe mô tô, ô tô khi
tham gia giao thông?

cuộc sống

Các tai nạn giao thông thƣờng gặp phải là gì?
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông hiện nay?
Các biện pháp khi tham gia giao thông trên các cung đƣờng
khác nhau là gì?
Nƣớc

với

con Cấu tạo hóa học của nƣớc là gì?

ngƣời

Nƣớc tồn tại ở thể nào?
Nƣớc có lợi ích gì đối với con ngƣời?
Vì sao lại phải bảo vệ nguồn nƣớc?
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc?
Biện pháp chống ô nhiễm nguồn nƣớc là gì?
Bƣớc 3: Xác định các ý kiến để giải quyết vấn đề
GV xác định những kiến thức cần thiết đề đƣa vào chủ đề. Các kiến thức này

thuộc liên môn, một môn học hay nhiều môn học có tính liên hệ, gắn kết với nhau.

Nhƣ vậy cần sự phối hợp và xây dựng của các giáo viên bộ môn có liên quan đến
chủ đề để xây dựng nội dung chính xác và phong phú.
Bƣớc 4: Xây dựng mục tiêu dạy học của chủ đề
Xác định các kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm của HS thông qua học tập
chủ đề tích hợp ở môn nào thì có kiến thức gì? Nhờ đó ta sẽ xác định đƣợc nội
dung tích hợp của chủ đề
Bƣớc 5: Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề
Chủ đề đƣợc chia thành các nội dung nhỏ, mỗi nội dung có thể xây dựng
thành một hoạt động hay nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi hoạt động cần chỉ ra:
- Mục đích hoạt động
- Nội dung hoạt động
- Dự kiến sản phẩm
- Cách tổ chức
Bƣớc 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề

8


Kế họach dự kiến
- Đối tƣợng dự kiến cho HS lớp nào?
- Thời gian thuộc thời điểm nào, kì mấy?
- Kế hoạch thực nghiệm: dự kiến thời gian thực hiện các hoạt động, các chủ
đề trong bao lâu?
Theo tác giả Nguyễn Văn Biên, thời gian dạy một chủ đề khoảng 3 - 7 tiết
học trên lớp là phù hợp, khả thi.
Bƣớc 7: Tổ chức dạy học và đánh giá chủ đề
Tổ chức DHTH tùy theo điều kiện của nhà trƣờng, địa phƣơng, trình độ HS
và thời gian cho phép.
Sau thi tổ chức DHTH, GV cần đánh giá thông qua các tiêu chí đánh giá
NLST đã đặt ra của chủ đề.

1.1.5. Kiểm tra đánh giá trong DHTH
Theo tác giả Đỗ Hƣơng Trà (chủ biên) các yêu cầu đánh giá năng lực đƣợc
thể hiện qua Hình 1.4: Đánh giá theo năng lực (chi tiết)
- Các yêu cầu đánh giá năng lực

9


Kiểm tra kiến thức
Kiểm tra tổng thể

Kiểm tra thực
hiện đánh giá
đầu vào

Kiến thức

Kiểm tra tình
huống
Hồ sơ cá nhân

Suy ngẫm

Thái độ

Kỹ năng

Đánh giá qua
thực tiễn


Đánh giá đồng
đẳng
Cùng đánh giá

Đánh giá kỹ năng

Tự đánh giá
Hình 1.4: Đánh giá theo năng lực (chi tiết)
- Quy trình đánh giá năng lực của HS
Tác giả Đỗ Hƣơng Trà (chủ biên) đã đƣa ra một quy trình 9 bƣớc đƣợc áp
dụng cho đánh giá trên lớp học [2]:
Bảng 1.3: Quy trình 9 bước được áp dụng cho đánh giá trên lớp học
Quy trình đánh Các “chiến lƣợc” lựa chọn một kế hoạch đánh giá trên lớp
giá trên lớp học

phù hợp

Bƣớc 1: Xác định - Mục đích/ mục tiêu: Đánh giá để phát triển học tập hoặc
mục đích/ mục đánh giá để giải trình
tiêu/

loại

hình, - Loại hình: Đánh giá chuẩn đoán/ thƣờng xuyên hoặc tổng

cấp độ/ phạm vi kết; đánh giá không chính thức hoặc chính thức…
đánh giá

- Cấp độ/ phạm vi: Đánh giá trên lớp


Bƣớc 2: Xác định Thời điểm
thời điểm đánh

Đầu, trong hoặc cuối quá trình dạy học

giá
Bƣớc 3: Xác định Nội dung:
nội dung cần đánh - Đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ
giá,

cấu

trúc/ - Đánh giá các năng lực nhận thức: năng lực suy luận logic, tƣ

thành tố nào cần duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề…

10


đánh giá

- Đánh giá các năng lực phi nhận thức: chỉ số đam mê (PQ);
chỉ số đạo đức (MQ)…;
- Đánh giá về nhân cách: thái độ lạc quan, giá trị sống, hạnh
kiểm…

Bƣớc 4: Xác định Phƣơng pháp:
phƣơng
đánh


pháp - Đánh giá qua quan sát
giá,

loại - Đánh giá qua phỏng vấn/ vấn đáp, thảo luận nhóm, hội thảo

thông tin cần có

- Bài kiểm tra viết do giáo viên soạn hoặc bài kiểm tra chuẩn
hóa
- Đánh giá bằng cách thực hiện bài tập, dự án hoặc trả lời câu
hỏi
- Đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, bài tự luận, hoặc
đánh giá thực hành
- Phƣơng pháp truyền thống hoặc không truyền thống/xác
thực
- Loại thông tin: điểm số, thứ bậc hoặc nhận xét về năng lực
trong từng môn học hoặc về năng lực chung

Bƣớc 5: Xác định Công cụ:
loại công cụ đánh - Bản ghi các ý kiến tranh luận, phản biện, trò chuyện/ đối
giá

thoại với học sinh
- Bản ghi các quan sát phiếu quan sát
- Bản tự nhận xét/ Bản thu hoạch/ Bản trả lời ngắn các câu hỏi
- Bản ghi mức độ/ tần suất hành vi học tập (tham gia tích cực/
tham gia thụ động/ không tham gia)
- Nhật kí học tập/ hồ sơ học tập
- Bảng kiểm, bản liệt kê, phiếu hỏi
- Trắc nghiệm khách quan

- Bài tự luận ngắn/ tự luận dài
- Thang đánh giá các năng lực nhận thức (tƣ duy logic/ giải
quyết vấn đề/ sáng tạo…; các mức độ nhận thức: biết, hiểu, áp
dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá)
- Thang đánh giá các năng lực phi nhận thức (đặc điểm, thuộc

11


tính nhân cách, thái độ, giá trị,…)
Bƣớc 6: Xác định Ai đánh giá:
ngƣời thực hiện - Giáo viên đánh giá
đánh giá

- Tự đánh giá
- Đánh giá đồng đẳng

Bƣớc 7: Xác định Phƣơng pháp xử lí phân tích dữ liệu:
phƣơng thức xử lí - Theo lí thuyết đo lƣờng truyền thống
phân tích dữ liệu - Theo lí thuyết đánh giá hiện đại (IRT,…)
thu thập, đảm bảo - Phƣơng pháp định tính và/ hoặc định lƣợng
chất lƣợng đánh - Áp dụng các mô hình(mô hình Rasch,…), phƣơng pháp
giá

thống kê
- Sử dụng các phần mềm xử lí thống kê (SPSS, Conquest,
IATA,…)

Bƣớc 8: Tổng hợp Viết báo cáo kết quả đánh giá và đƣa ra:
kết quả viết thành - Nhận định dựa theo chuẩn lứa tuổi/ chuẩn lớp học

báo cáo và xác - Nhận định dựa theo tiêu chí và bậc phát triển
định phƣơng thức - Nhận định dựa theo mục tiêu, tiêu chuẩn đầu ra
giải thích kết quả - Nhận định dựa theo ƣu tiên của cá nhân học sinh
đánh giá
Bƣớc 9: Xác định Phản hồi:
phƣơng thức công - Cung cấp điểm số
bố và phản hồi - Nhận định, nhận xét
kết quả cho các - Miêu tả mức năng lực đạt đƣợc
đối tƣợng khác
nhau
Để đánh giá hiệu quả cần tuân theo các yêu cầu sau [2]:
- Mục đích đánh giá phải rõ ràng và phù hợp với hoàn cảnh: Đánh giá phải
nhằm mục đích phát triển khả năng học tập của học sinh chứ không chỉ là khâu cuối
cùng của quá trình dạy học/ giáo dục, thực hiện mục đích giải trình.
- Đánh giá phải xác thực và có ý nghĩa: Loại bài tập chọn cho đánh giá phải
gần với hiện thực cuộc sống của học sinh, tƣơng tự nhƣ các hoạt động học tập trên
lớp mà không gây áp lực nhƣ một bài kiểm tra truyền thống. Bài tập phải tạo đƣợc

12


hứng thú và khơi gợi các khả năng trí tuệ. Các tiêu chí đánh giá phải phù hợp và học
sinh phải có quyền đƣợc biết các tiêu chí đánh giá.
- Các loại hình đánh giá phải đa dạng và bài tập đánh giá phải phức hợp: cần
sử dụng nhiều loại hình, công cụ đánh giá khác nhau, đặc biệt là dạng tự luận ngắn
và dạng tự luận mở rộng,… để học sinh phát huy năng lực suy ngẫm dựa trên những
trải nghiệm cá nhân, phát huy tính sáng tạo.
1.2. NLST trong DHTH
1.2.1. Khái niệm về NLST
Theo tác giả Nguyễn Thế Khôi về khái niệm NLST

NLST là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm ra cái
mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào
hoàn cảnh mới.[7]
NLST không phải chỉ là bẩm sinh ra đã có mà đƣợc hình thành và phát triển
trong quá trình hoạt động của chủ thể. Bởi vậy muốn hình thành NLST cho HS phải
chuẩn bị cho HS những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để có thể thực hiện
thành công trong hoạt động học đó.
1.2.2. Biểu hiện NLST trong DHTH
Bảng 1.4. Biểu hiện NLST trong DHTH
TT

Chỉ số

1

ST1. Phát hiện và nêu đƣợc vấn đề mới khi nghiên cứu tình huống, hiện
tƣợng trong cuộc sống.

2

ST2. Phân tích vấn đề để đƣa ra giải pháp giải quyết vấn đề

3

ST3. Thiết kế, tiến hành đƣợc phƣơng án TN khi giải quyết vấn đề

4

ST4. Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết đƣợc vấn đề khoa học, trong
đời sống


5

ST5. Kết hợp thao tác tƣ duy và phƣơng pháp phán đoán để đƣa ra kết luận

13


1.2.3. Tiêu chí đánh giá NLST trong DHTH
Bảng 1.5. Tiêu chí đánh giá NLST trong DHTH
Mức độ

Chỉ số hành
vi

Bình thƣờng:

Xuất sắc:

Tốt:

4 điểm

3 điểm

ST1. Phát

Phát hiện và

Phát hiện vấn


Phát hiện vấn

Nhận ra vấn

hiện và nêu

nêu vấn đề mới

đề mới và nêu

đề mới nhƣng

đề mới một

đƣợc vấn đề

một cách rõ

vấn đề mới

nêu vấn đề

cách không rõ

mới khi

ràng, chính

tƣơng đối rõ


còn nhiều chỗ

ràng

nghiên cứu

xác, có tính

ràng, chính xác

không rõ,

tình huống,

thuyết phục

điểm

Yếu:
1 điểm

chƣa chính

hiện tƣợng

xác

trong cuộc
sống

ST2. Phân

Phân tích vấn

Phân tích vấn

Phân tích vấn

Phân tích vấn

tích vấn đề để

đề để đƣa ra

đề để đƣa ra

đề để đƣa ra

đề để đƣa ra

đƣa ra giải

giải pháp giải

giải pháp giải

giải pháp giải

giải pháp giải


pháp giải

quyết vấn đề

quyết vấn đề

quyết vấn đề

quyết vấn đề

quyết vấn đề

một cách tối ƣu một cách tƣơng một cách chƣa

một cách

đối tối ƣu

chƣa đầy đủ,

đầy đủ

còn sai kiến
thức
ST3. Thiết kế,

Thiết kế, tiến

Thiết kế, tiến


Thiết kế

Thiết kế đƣợc

tiến hành

hành đƣợc

hành đƣợc

phƣơng án TN

phƣơng án

đƣợc phƣơng

phƣơng án TN

phƣơng án TN

để kiểm tra

TN nhƣng

án TN khi

để kiểm tra giả

để kiểm tra giả


giả thuyết

không tiến

giải quyết vấn

thuyết một

thuyết tƣơng

chƣa thuần

hành đƣợc

đề

cách thuần

đối thuần thục

thục

phƣơng án

thục

TN

14



ST4. Vận

Vận dụng tốt

Vận dụng

Vận dụng

Vận dụng sai

dụng kiến

kiến thức liên

tƣơng đối tốt

đƣợc một số

kiến thức liên

thức liên môn

môn giải quyết

kiến thức liên

kiến thức liên

môn giải


giải quyết

vấn đề khoa

môn giải quyết

môn giải

quyết vấn đề

đƣợc vấn đề

học, vấn đề đời

vấn đề khoa

quyết vấn đề

khoa học, vấn

khoa học,

sống

học, vấn đề đời

khoa học, vấn

đề đời sống


sống

đề đời sống

trong đời
sống

ST5. Kết hợp

Kết hợp thao

Kết hợp thao

Kết hợp thao

Kết hợp thao

thao tác tƣ

tác tƣ duy và

tác tƣ duy và

tác tƣ duy và

tác tƣ duy và

duy và


phƣơng pháp

phƣơng pháp

phƣơng pháp

phƣơng pháp

phƣơng pháp

phán đoán để

phán đoán để

phán đoán để

phán đoán để

phán đoán để

đƣa ra kết luận

đƣa kết luận

đƣa ra kết

đƣa ra kết

đƣa ra kết


chính xác,

luận.

tƣơng đối chính luận tƣơng đối

luận còn

ngắn gọn, khoa

xác, ngắn gọn,

chính xác, dài

nhiều chỗ

học.

khoa học

dòng.

thiếu chính
xác, dài dòng

1.2.4. Biện pháp phát triển NLST trong DHTH.
1.2.4.1. Luyện tập dự đoán, xây dựng giả thuyết
1) Dựa vào một kinh nghiệm đã có
Ví dụ quan sát về một hiện tƣợng thực tế là bệnh huyết áp rất nguy hiểm. Có
thể dự đoán: Bệnh huyết áp gây nên một số bệnh khác nhƣ suy tim, nhồi máu cơ

tim,..
2) Dựa vào sự tƣơng tự
Ví dụ dựa vào một dấu hiệu bề ngoài giống nhau mà dự đoán sự giống nhau
về bản chất. Hiện tƣợng THA là dô áp lực máu lên thành động mạch cao hơn so với
mức bình thƣờng. Thấy rằng khi nghiên cứu hiện tƣợng này ta cần nghiên cứu về
ảnh hƣởng của một bộ phận trong hệ tuần hoàn, chức năng, sự vận chuyển máu. Từ
đó dự đoán huyết áp có liên quan đến hệ tuần hoàn và sự vận chuyển máu.

15


3) Dựa vào sự xuất hiện đồng thời giữa hai hiện tƣợng mà dự đoán giữa
chúng có quan hệ nhân quả
Ví dụ : Sau khi quan sát mô phỏng TN thấy huyết áp tăng lên khi máu đi qua
thành động mạch có lắng cặn cholesterol, ta dự đoán lắng cặn cholesterol gây ra
THA
4) Dựa vào nhận xét thấy hai hiện tƣợng luôn biến đổi đồng thời (cùng tăng
hoặc cùng giảm) mà dự đoán giữa chúng có quan hệ nhân quả
Ví dụ nhƣ khi thay đổi lƣợng máu chảy trong thành động mạch tăng lên, thấy
THA. Ta dự đoán sự THA là hệ quả của áp lực máu chảy qua động mạch.
5) Dựa vào sự mở rộng phạm vi ứng dụng của kiến thức đã biết sang lĩnh
vực khác
Từ giải thích nguyên nhân của THA, triệu chứng của THA chúng ta có thể
tìm hiểu cách phòng tránh THA.
1.2.4.2. Luyện tập cách đề xuất phương án kiểm tra dự đoán
Muốn kiểm tra xem nó có phù hợp với thực tế không, cần từ dự đoán suy ra
đƣợc một vài hệ quả có thể quan sát đƣợc trong thực tế, sau đó tiến hành TN xem
xét hệ quả có phù hợp với kết quả TN không. Thƣờng dựa vào suy luận lôgic để rút
ra hệ quả, suy luận toán học nên không đòi hỏi sự sáng tạo. Sự sáng tạo đƣợc thể
hiện ở chỗ đề xuất đƣợc phƣơng án kiểm tra hệ quả đã rút ra đƣợc.

Ví dụ, từ dự đoán “Khi bị tắc mạch máu hay mạch máu thắt lại thì tăng áp
suất để máu cung cấp đủ cho cơ thể. Dẫn đến huyết áp tăng lên”, yêu cầu học sinh
rút ra hệ quả. Vấn đề đƣa ra cần giải quyết là: Cần bố trí TN nhƣ thế nào để cần
tăng áp suất để máu cung cấp đủ khi tắc mạch máu? Có những phƣơng án nào để
biết tăng áp suất? Có những phƣơng án nào để biết đƣợc tắc mạch? Học sinh có thể
đƣa ra một số phƣơng án mà họ cho là hợp lí. Giáo viên cần phân tích cho HS thấy
tính khả thi của từng phƣơng án và rút ra phƣơng án TN tối ƣu.
1.2.4.3. Luyện tập và giải bài tập sáng tạo
Bài tập sáng tạo là bài tập mà sau khi giải nó, ngoại việc vận dụng kiến thức
đã học ngƣời làm phải có suy nghĩ, cách thức hành động sáng tạo không thể suy
nghĩ một cách logic từ những kiến thức đã biết.

16


×