BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
HUỲNH THỊ NGỌC THƠ
QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ
VĨNH LONG TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
HUỲNH THỊ NGỌC THƠ
KHÓA: 2016 - 2018
QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ
VĨNH LONG TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ THỊ VINH
Hà Nội – 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân
thành đến Cô Giáo PGS. TS Vũ Thị Vinh là người trực tiếp hướng dẫn, đã
dành rất nhiều thời gian, công sức hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo Khoa sau
Đại học, Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao
học CH16QL5 chuyên ngành Quản lý Đô thị và Công trình đã giảng dạy, chỉ
bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Xây dựng Miền Tây, đã
tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo
điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc, cung cấp tài liệu và cho
tôi nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn.
Thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức bản thân còn hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự cảm thông, chia sẻ và
góp ý của các Thầy cô giáo để nội dung Luận văn của tôi được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Huỳnh Thị Ngọc Thơ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Quản lý mạng lưới đường đô thị
thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long” là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn này
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Huỳnh Thị Ngọc Thơ
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình minh họa, sơ đồ
MỞ ĐẦU
1
* Lý do chọn đề tài
* Mục đích nghiên cứu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
* Các khái niệm và thuật ngữ liên quan tới đề tài
* Cấu trúc luận văn
NỘI DUNG
6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ
THỊ THÀNH PHỐ VĨNH LONG
6
1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Vĩnh Long
6
1.1.1. Giới thiệu khái quát thành phố Vĩnh Long
6
1.1.2. Điều kiện khí hậu tự nhiên thành phố Vĩnh Long
9
1.1.3. Tình hình kinh tế, xã hội của thành phố Vĩnh Long
11
1.1.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng thành phố Vĩnh Long
12
1.2. Hiện trạng mạng lưới đường thành phố Vĩnh Long
13
1.2.1. Quá trình phát triển mạng lưới đường theo quy hoạch của thành
phố Vĩnh Long
13
1.2.2. Hiện trạng mạng lưới giao thông thành phố Vĩnh Long
15
1.2.3. Hệ thống giao thông công cộng thành phố Vĩnh Long
27
1.3. Thực trạng công tác quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố
Vĩnh Long
28
1.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch mạng lưới đường thành phố Vĩnh
Long
28
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý hè phố, chỉ giới xây dựng
30
1.3.3. Thực trạng về thực hiện chính sách trong công tác quản lý mạng
lưới đường
31
1.3.4. Thực trạng về bộ máy quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố
Vĩnh Long
32
1.3.5. Sự tham gia của cộng đồng với công tác quản lý mạng lưới đường
đô thị thành phố Vĩnh Long
1.4. Đánh giá chung
35
36
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI
ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VĨNH LONG
39
2.1. Cở sở lý luận về quản lý mạng lưới đường thành phố Vĩnh Long 39
2.1.1. Vai trò của mạng lưới đường trong quy hoạch xây dựng đô thị 39
2.1.2. Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng lưới đường đô thị
42
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản đối với mạng lưới đường đô thị
49
2.1.4. Những yếu tố đặc thù của thành phố Vĩnh Long có tác động đến
công tác quản lý mạng lưới thành phố
50
2.1.5. Vai trò của cộng đồng trong quản lý mạng lưới đường đô thị
52
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý mạng lưới đường đô thị
54
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy của nhà nước trong quản lý mạng
lưới đường đô thị
54
2.2.2. Các văn bản của tỉnh Vĩnh Long trong quản lý mạng lưới đường
đô thị
56
2.2.3. Định hướng quy hoạch chung xây dựng thành phố Vĩnh Long đến
năm 2020 đã được phê duyệt
57
2.3. Kinh nghiệm quản lý của một số nước trên thế giới và trong nước
về quản lý mạng lưới đường đô thị
62
2.3.1. Kinh nghiệm của thế giới
62
2.3.2. Kinh nghiệm của một số đô thị trong nước
67
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI
ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VĨNH LONG
71
3.1. Quan điểm, nguyên tắc quản lý mạng lưới đường đô thị TP Vĩnh
Long
71
3.1.1. Quan điểm
71
3.1.2. Nguyên tắc quản lý mạng lưới đường TP Vĩnh Long
71
3.2. Đề suất một số giải pháp trong quản lý mạng lưới đường đô thị
thành phố Vĩnh Long
72
3.2.1. Quản lý công tác quy hoạch mạng lưới đường TP Vĩnh Long
72
3.2.2. Về quản lý quỹ đất quy hoạch MLĐ ngoài thực địa
76
3.2.3. Cải tiến trong khâu quản lý xây dựng mở rộng các tuyến đường 79
3.3. Giải pháp hoàn thiện về cơ chế chính sách xây dựng mạng lưới
đường giao thông TP Vĩnh Long
81
3.3.1. Cơ chế, chính sách
81
3.3.2. Huy động vốn đầu tư
82
3.4. Đề xuất về cải tiến bộ máy tổ chức
84
3.4.1. Phân cấp quản lý nhà nước trong công tác quản lý mạng lưới
đường
84
3.4.2. Đề xuất về tổ chức bộ máy Phòng Quản lý đô thị thành phố Vĩnh
Long
85
3.4.3. Tăng cường quyền hạn của Phòng Quản lý đô thị và đội “Thanh
tra xây dựng - nhà đất”
89
3.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
90
3.5. Giải pháp về chính sách, khung pháp lý quản lý mạng lưới đường
đô thị
92
3.5.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
92
3.5.2. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng
92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
95
95
Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
96
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
BXD
Bộ Xây dựng
BNV
Bộ Nội Vụ
BOT
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BT
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao
BTO
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
CP
Chính Phủ
GPMB
Giải phóng mặt bằng
GTCC
Giao thông công cộng
GTVT
Giao thông vận tải
HĐBT
Hội đồng bồi thường
MLĐ
Mạng lưới đường
NĐ
Nghị định
PTQĐ
Phát triển quỹ đất
QCXDVN
Quy chuẩn xây dựng Việt nam
QĐ
Quyết định
QĐ-UBT
Quyết định Ủy ban Tỉnh
QH
Quốc hội
QL
Quốc lộ
QLĐT
Quản lý đô thị
TB-UB
Thông báo Ủy ban
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TP
Thành phố
TT
Thông tư
TTg
Thủ tướng
TTLT
Thông tư liên tịch
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên hình minh họa, sơ đồ
Trang
Bảng 2.1
Phân cấp đường đô thị
43
Bảng 2.2
Tương quan mật độ và quy mô thành phố
46
Bảng 2.3
Nhu cầu tối thiểu về chỗ đỗ xe ô tô
48
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ MINH HỌA
Số hiệu
Tên hình, sơ đồ minh họa
Trang
Hình 1.1
Vị trí thành phố Vĩnh Long và mối liên hệ vùng
7
Hình 1.2
Bản đồ địa giới hành chính thành phố Vĩnh Long
8
Hình 1.3
Bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới đường TP
Vĩnh Long
15
Hình 1.4
Bản đồ hiện trạng giao thông thành phố Vĩnh Long
17
Hình 1.5
Mặt cắt 1-1 đường Quốc lộ 1A (Tuyến tránh
TPVL)
18
Hình 1.6
Mặt cắt 2-2 đường Quốc lộ 80
19
Hình 1.7
Mặt cắt 3-3 đường Quốc lộ 53
19
Hình 1.8
Mặt cắt 4-4 đường Quốc lộ 57
20
Hình 1.9
Một đoạn tuyến đường Phạm Thái Bường
21
Hình 1.10
Mặt cắt 5-5 đường Phạm Thái Bường
22
Hình 1.11
Một đoạn tuyến đường Nguyễn Huệ
22
Hình 1.12
Mặt cắt 6-6 đường Nguyễn Huệ
23
Hình 1.13
Một đoạn tuyến đường Phó Cơ Điều
23
Hình 1.14
Mặt cắt 7-7 đường Phó Cơ Điều
23
Hình 1.15
Một đoạn tuyến đường Phan Bội Châu
24
Hình 1.16
Mặt cắt 8-8 đường Phan Bội Châu
24
Hình 1.17
Một đoạn tuyến đường trong khu dân cư
25
Hình 1.18
Mặt cắt 9-9 đường Khu dân cư
25
Hình 1.19
Bến xe Vĩnh Long
27
Số hiệu
Hình 1.20
Hình 1.21
Tên hình, sơ đồ minh họa
Bản đồ hướng đi của xe buýt liên vùng của
TP Vĩnh Long
Hình ảnh lấn chiếm vỉa hè,lòng đường tại
đường 1-5
Trang
28
31
Hình 1.22
Quản lý có sự tham gia của cộng đồng
36
Hình 2.1
Mạng lưới đường hỗn hợp
45
Hình 2.2
Mặt cắt đường giao thông quy hoạch
61
Hình 2.3
Quy hoạch mạng lưới GTVT tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020
62
Hình 2.4
Vị trí thành phố Marikina và những tuyến đường
đi bộ trong thành phố
63
Hình 2.5
Đường chính thành phố Marikina
63
Hình 2.6
Các điểm đỗ xe trong khu công viên và trụ sở cơ
quan ở TP Marikina
64
Hình 2.7
Chỗ đỗ xe trên đường phố có lưu lượng giao thông
thấp
65
Hình 2.8
Hình ảnh đường phố Singapore
66
Hình 2.9
Vỉa hè, trạm xe buýt của Singapore
67
Hình 2.10
Một đoạn đường Bình Thuận, TP Tuyên Quang
68
Hình 3.1
Bãi đỗ xe dàn thép tại các khu vực trung tâm khan
hiếm đất xây dựng
75
Hình 3.2
Bãi đỗ xe cho các phường có diện tích đất để bố trí
76
Hình 3.3
Mặt cắt đường
77
Số hiệu
Hình 3.4
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.2
Sơ đồ 3.3
Tên hình, sơ đồ minh họa
Thảo luận các bên để đi đến sự thống nhất cao
trong mở rộng đường
Sơ đồ tổ chức cơ quan quản lý quy hoạch MLĐ đô
thị tỉnh Vĩnh Long
Trang
81
33
Sơ đồ hiện trạng tổ chức phòng QLĐT
TP Vĩnh Long
Sơ đồ tổ chức cơ quan quản lý quy hoạch MLĐ đô
thị tỉnh Vĩnh Long
34
85
Sơ đồ hiện trạng tổ chức phòng QLĐT TP
Vĩnh Long
Đề xuất tổ chức bộ máy Phòng Quản lý đô thị
thành phố Vĩnh Long
86
88
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Mạng lưới đường đóng vai trò là hệ thống giao thông chính của thành
phố, như bộ khung kết nối tất cả các công trình dân sinh, xã hội của đô thị tạo
thành thể thống nhất. Hiện trạng và mức độ phát triển của mạng lưới đường
đô thị quyết định sự vận chuyển giao thông, mức độ phục vụ dân sinh. Chính
vì vậy mạng lưới đường đô thị cần được quan tâm đầu tư đúng mức và liên
tục. Mạng lưới đường thuận lợi, đảm bảo cho mọi nhu cầu của người dân
được nhanh chống sẽ là động lực chính thúc đẩy kinh tế, văn hóa, chính trị
của khu vực. Xã hội càng văn minh thì càng cần một hệ thống đồng bộ cơ sở
hạ tầng kỹ thuật nói chung và hệ thống giao thông nói riêng.
Quan điểm phát triển Đảng đã chỉ rõ “Giao thông vận tải là một bộ phận
quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển
đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”.
Thành phố Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long với lợi thế vị trí địa lý và hệ
thống giao thông thuận lợi, trong những năm qua Vĩnh Long được chú trọng
đầu tư về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, nhiều đường phố được xây
dựng mới, cải tạo nâng cấp, bộ mặt đường phố có nhiều thay đổi.
“Quy hoạch chung Thị xã Vĩnh Long đến năm 2020” đã được lập và phê
duyệt vào năm 2004 trong quá trình thực hiện đã đạt được một số thành quả
nhất định. Tuy nhiên trải qua 13 năm, thực tế cho thấy với tốc độ đô thị hóa
hiện nay Vĩnh Long phải đối mặt với những thách thức do tốc độ phát triển
càng mạnh dẫn đến mật độ dân cư ngày càng tăng, mật độ xây dựng ngày
càng nhiều và hệ thống giao thông dần bộc lộ những yếu kém, đặc biệt trong
2
công tác quản lý vận hành dẫn đến không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển
trong tương lai.
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Vĩnh
Long tỉnh Vĩnh Long” thật sự cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện công tác
quản lý để nâng cao chất lượng vận hành cho mạng lưới đường TP Vĩnh
Long, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP
Vĩnh Long.
* Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng về quản lý MLĐ của TP Vĩnh Long trên cơ sở khoa
học và thực tiễn đề xuất một số giải pháp về quản lý MLĐ TP Vĩnh Long.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào mạng lưới đường đô thị TP Vĩnh
Long.
- Phạm vi nghiên cứu: TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Phạm vi thời gian
nghiên cứu đến năm 2020.
- Nội dung nghiên cứu
+ Phân tích, đánh giá thực trạng về xây dựng mạng lưới đường đô thị TP
Vĩnh Long.
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn về kinh nghiệm của các đô
thị trong nước, các đô thị trên thế giới và các quy định pháp lý hiện hành về
quản lý mạng lưới đường.
+ Đề xuất giải pháp quản lý mạng lưới đường đô thị TP Vĩnh Long.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
3
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu hiện trạng, số liệu thống kê.
- Sử dụng phương pháp kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên
cứu khoa học và các dự án khác có liên quan.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp để đưa ra các giải pháp quản
lý mới cho phù hợp.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài mang ý nghĩa thiết thực, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của
TP Vĩnh Long.
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và cụ thể các căn cứ khoa học trong
quản lý mạng lưới đường đô thị, từ đó đề xuất thay đổi các vướng mắc trong
việc quản lý mạng lưới đường đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra các giải pháp quản lý mạng lưới đường đô thị
để TP Vĩnh Long phát triển bền vững và kết quả của TP Vĩnh Long có thể áp
dụng cho các thành phố khác có điều kiện tương tự như TP Vĩnh Long.
* Các khái niệm và thuật ngữ liên quan tới đề tài
1. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
- Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy
hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng công
trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ
thuật hạ tầng, không gian công cộng khác. Trong đô thị, thường gặp lộ giới là
chỉ giới đường đỏ của phần đất dành làm đường đô thị, bao gồm toàn bộ lòng
đường, lề đường và vỉa hè [12].
- Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình
4
trên đất đó. Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công
trình được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ (ranh giới lô đất); hoặc lùi
vào so với đường đỏ nếu công trình phải xây lùi vào so với chỉ giới đường đỏ
(do yêu cầu của quy hoạch). Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường
đỏ và chỉ giới xây dựng [12].
2. Đường đối ngoại, đường nội thị, giao thông tĩnh trong đô thị [2]
- Giao thông đối ngoại: Là các phương thức giao thông đường bộ, đường
thủy, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ
thống giao thông quốc gia và quốc tế.
- Giao thông nội thị: Là hệ thống các loại đường nằm trong nội bộ, nội thị
thuộc phạm vi địa giới hành chính của thành phố.
- Giao thông tĩnh trong đô thị: bao gồm nhà ga, bến xe ô tô, điểm đỗ xe,
bãi đỗ xe tĩnh…
3. Giao thông công cộng
- Đối với giao thông hành khách, căn cứ vào đặc điểm sử dụng, có thể
chia làm 2 loại: giao thông công cộng và giao thông tư nhân.
+ Giao thông công cộng là các giao thông bằng các phương tiện thường
có sức chở lớn, chạy theo tuyến đường nhất định được quy hoạch trước, nhằm
phục vụ cho toàn đô thị như tàu điện, tàu điện ngầm, ô tô điện, xe buýt [4].
+ Giao thông cá nhân là phương tiện dùng riêng như xe máy, xe ô tô con,
xe đạp. Tùy theo quy mô đô thị, giao thông công cộng và giao thông tư nhân
có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt hoạt động của đô thị. Đối với đô thị lớn,
nếu giao thông tư nhân phát triển mạnh, thì phương tiện giao thông tư nhân sẽ
chiếm phần lớn diện tích mặt đường và dễ gây ách tắc và tai nạn giao thông.
Cho nên hầu hết các nước đều có chủ trương phát triển giao thông công cộng,
5
nhất là trong các thành phố lớn, cực lớn và tìm biện pháp hạn chế xe tư nhân.
4. Nội dung quản lý mạng lưới đường đô thị
- Đối với công tác quản lý mạng lưới đường đô thị trong luận văn này đề
cập đến các vấn đề về quản lý quy hoạch, vỉa hè, chỉ giới xây dựng, đầu tư
xây dựng, mạng lưới đường giao thông đô thị thành phố Vĩnh Long.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Thực trạng về quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Vĩnh
Long.
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố
Vĩnh Long.
Chương 3: Một số giải pháp về quản lý mạng lưới đường đô thị thành
phố Vĩnh Long.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
GTVT có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội,
là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng, có ý nghĩa quyết định đến chiến
lược phát triển của mỗi quốc gia. Ngày nay, giao thông vận tải được coi là
một trong những ngành kinh tế dịch vụ chủ yếu có liên quan trực tiếp tới mọi
hoạt động sản xuất và đời sống của toàn xã hội. Nhờ có dịch vụ này mới tạo
ra được sự gặp gỡ của mọi hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó tạo ra phản ứng
lan truyền giúp các ngành kinh tế cùng phát triển. Trong những năm gần đây
bên cạnh sự phát triển về kinh tế xã hội, TP Vĩnh Long đang phải đối mặt với
những mặt trái của quá trình đô thị hóa, việc xây dựng tự phát tràn lan, không
theo quy hoạch, chỉ giới xây dựng phá vỡ quy hoạch. Chính vì vậy, đề tài
nghiên cứu “ Quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh
Long” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Thực tế, công tác quản lý xây dựng mạng lưới đường giao thông theo quy
hoạch trong những năm qua đã đạt được nhiều hiệu quả bên cạnh đó vẫn còn
những tồn tại nhất định, cụ thể như sau:
- Những kết quả đạt được:
+ Trong công tác lập quy hoạch: Nhìn chung đã định hướng đúng trong
công tác lập, phê duyệt quy hoạch, đã định hướng xây dựng, cải tạo hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông. Bên cạnh đó việc
lập quy hoạch chi tiết cho các khu dân cư cũng được thực hiện bài bản hơn.
+ Thông qua quy hoạch chi tiết việc cải tạo mạng lưới đường hiện trạng
xây dựng mạng lưới đường trong các khu mở rộng theo quy hoạch, bộ mặt đô
thị đặc biệt là khu hành chính tỉnh, khu trung tâm với nhiều tuyến đường như:
96
đường Võ Văn Kiệt, đường 2-9…….
- Những tồn tại: Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý
xây dựng mạng lưới đường, thực tế cho thấy còn nhiều tồn tại cần khắc phục
như: các tuyến đường phố chính không còn quỹ đất để phát triển, một số các
tuyến đường phố còn lộn xộn, không theo quy hoạch hoặc sai quy hoạch, hiện
tượng xây dựng tự phát dọc theo các tuyến phố còn rất phổ biến chưa được
ngăn chặn kịp thời, công tác quản lý đường dây, đường ống còn nhiều hạn
chế.
Từ thực tế như trên đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý xây
dựng mạng lưới đường trên cơ sở quản lý lại trật tự xây dựng, cải tiến trong
công tác thanh tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch, bổ sung và hoàn chỉnh
các quy định, chế tài về xử phạt các vi phạm từ khâu quy hoạch đến xây dựng
và khai thác sử dụng.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ở chương 1, cơ sở khoa học và về quản
lý mạng lưới đường được trình bày ở chương II dựa trên các văn bản luật,
dưới luật, tài liệu về quản lý mạng lưới đường giao thông trong đô thị, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng mạng
lưới đường giao thông đô thị TP Vĩnh Long gồm các giải pháp sau:
- Giải pháp quản lý công tác quy hoạch MLĐ TP Vĩnh Long.
- Giải pháp về quản lý quỹ đất quy hoạch MLĐ ngoài thực địa.
- Giải pháp cải tiến trong khâu quản lý xây dựng mở rộng các tuyến
đường.
- Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách xây dựng mạng lưới đường giao
thông TP Vĩnh Long.
Khuyến nghị
97
Nhằm hoàn thiện công tác quản lý mạng lưới đường đô thị của TP Vĩnh
Long tỉnh Vĩnh Long, Luận văn có một số khuyến nghị sau đây:
- Chính phủ cần tiếp tục có những chính sách phát triển kinh tế xã hội,
nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống đường giao thông cho
các đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố phối hợp với các ban, ngành của
tỉnh, tổ chức xây dựng và thực hiện đề án nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao
thông.
- UBND tỉnh cần có chính sách đào tạo, thu hút cán bộ được đào tạo bài
bản có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý hạ tầng đô thị, xây dựng cơ bản.
- Cần làm tốt công tác huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá
trình xây dựng và cải tạo các tuyến đường trong thành phố.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho phòng quản lý đô thị của thành phố để
làm tốt công tác quản lý mạng lưới đường đô thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2009), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nhà
xuất bản xây dựng.
2. Bộ Xây dựng (2007), TCXDVN 104 - 2007, Đường đô thị - Yêu cầu
thiết kế.
3.Bộ Xây dựng (2008), QCVN 01:2008/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về quy hoạch xây dựng.
4. Bộ xây dựng (2008). Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/2/2008 của
Bộ Xây dựng, v/v hướng dẫn Quản lý đường đô thị.
5.Bùi Xuân Cậy (2009),Đường Đô Thị và Tổ Chức Giao thông,ĐH Giao
thông Vận Tải, Hà Nội.
6. Lâm Quang Cường (2005), Tài liệu bài giảng Giao thông đô thị và quy
hoạch đường phố, trường ĐH Xây dựng Hà Nội
7. Trịnh Văn Chính (2013), Quản lý vận tải hành khách đô thị, Trường
ĐH Kiến Trúc TP.Hồ Chí Minh.
8. Lương Tiến Dũng (2008), Về phương pháp quy hoạch có sự tham gia
của cộng đồng, ngày 20/03/2014.
9. Tiến Dũng (2011), Đà Nẵng - Thành phố đáng sống nhất Việt Nam,
ngày 16/02/2014.
10. Đại học Kinh Tế Quốc Dân (2010), Giao thông vận tải và kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải, ngày 12/03/2014.
11. Lê Anh Đức – Trần thị Việt Hà – Trần Thị Sen (2009), Quy hoạch
giao thông đô thị, Trường ĐH Kiến Trúc TP.Hồ Chí Minh.
12. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.