Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình từ thực tiễn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.9 KB, 11 trang )

……………………………….
………………………………………

ĐỀ TÀI
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN XÃ Y CAN
HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Môn học: ………………………………….
Học viên: ……………….
Ngành: ……………

HÀ NỘI, 20…..


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự biến đổi nhiều mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, từ vi mô đến vĩ mô, từ cá
nhân đến cộng đồng, từ kinh tế đến chính trị đã làm biến đổi tất cả và gia đình cũng
khơng nằm ngồi phạm vi này. Bạo lực gia đình được coi là một dạng tệ nạn xã hội
gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến
nhân cách và quá trình phát triển của mỗi cá nhân, gián tiếp tạo nên mầm mống các
tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác cho xã hội. Đối tượng của hành vi bạo lực trong
gia đình thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các
trường hợp thường là phụ nữ, người già và trẻ em. Luật Bình đẳng giới là đạo luật
mang số 73/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam khố XII thơng qua vào ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2007. Luật này quy định về bình đẳng giới ở Việt Nam. Đó là
hành lang pháp lý để đảm bảo công bằng xã hội.
Trong những năm qua tình trạng ly hơn và bạo lực gia đình tại xã Y Can có chiều
hướng gia tăng. Thực tế cho thấy bạo lực gia đình cũng đang là một vấn nạn của toàn


xã hội mà bản thân người phụ nữ trong gia đình thường giấu kín, e ngại khi đề cập,
chia sẻ hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình hay cơ quan chức
năng.
Đề tài tập trung đi sâu tìm hiểu về thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với
phụ nữ bị bạo lực gia đình trên địa bàn xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, góp
phần phản ánh về vấn nạn phụ nữ bị bạo lực gia đình, cùng xã hội đẩy lùi bạo lực gia
đình, giúp phụ nữ giảm bớt phần nào những căng thẳng, khủng hoảng từ bạo lực gia
đình mang lại khiến họ tự tin hơn để tái hịa nhập với cuộc sống.
Vì vậy, dựa trên thực tiễn xã hội tôi chọn đề tài “Công tác xã hội đối với phụ nữ
bị bạo lực gia đình từ thực tiễn xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy có 15% đến
71% phụ nữ phải chịu đựng một hình thức bạo lực nào đó về thể xác và tình dục ngay
trong gia đình họ và đây là vấn đề có tính chất tồn cầu hiện đang xảy ra ở cả các nước
phát triển lẫn các nước đang phát triển. Chi phí kinh tế cũng rất đáng quan tâm – một
báo cáo năm 2003 của Trung tâm kiểm sốt và phịng bệnh Mỹ ước tính rằng chi phí
cho những vụ bạo lực do người quen biết gây ra chỉ tính riêng ở Mỹ cũng đã lên đến

1


5,8 tỷ đô la mỗi năm: 4,1 tỷ cho các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ trực tiếp và 1,8
tỷ cho những thiệt hại về khả năng lao động.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về BLGĐ, tuy nhiên các cơng trình nghiên
cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên thực trạng và đưa đến những giải pháp và
cũng chưa cơng trình nghiên cứu nào xây dựng mơ hình can thiệp cho nhóm phụ nữ
chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình trên góc độ của ngành công tác xã hội. Tác giả đã
xây dựng khố luận này với mong muốn có cách giải quyết, giúp đỡ những người phụ

nữ bị bạo lực gia đình có cơ hội được tiếp cận, làm quen với mơ hình sinh hoạt nhóm
để từ đó tăng năng lực và có khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Cơng trình nghiên cứu "Bạo lực gia đình trên cơ sở giới” của Vũ Mạnh Lợi, Vũ
Huy Tuấn, Nguyễn Hữu Minh đã tiến hành 3 nghiên cứu ở các thành phố Hà Nội, Huế
và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1999. Các tác giả đã đi sâu xem xét thái độ của
cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của
cá nhân, luật pháp và các thể chế đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình. Tuy nhiên
nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết trực tiếp giúp chị em phụ nữ bị
bạo lực gia đình nâng cao được năng lực của bản thân, từ đó họ có thể tự giúp bản thân
họ vươn lên, thốt khỏi hoàn cảnh.
Bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội học đã nghiên cứu về
bạo lực gia đình, phát triển chính của nghiên cứu là nhận thức nhận thức sai lầm của
cộng đồng về BLGĐ đặc biệt là chị em phụ nữ. Tác giả đã chỉ ra chính những nhận
thức sai lầm của phụ nữ và nam giới đã cho phép người chồng bạo hành tình dục với
vợ của mình.
Nghiên cứu của Hồng Bá Thịnh (2002) ở một xã nơng thơn ở đồng bằng Bắc Bộ
cho thấy có 87% số người được hỏi nói rằng ở thơn xóm nơi họ sinh sống có hiện
tượng bạo lực gia đình. Về bạo lực tinh thần, có 94,4% chửi mắng vợ. Về bạo lực thể
chất, có 54,4% số người được hỏi cho rằng có hiện tượng chồng đánh vợ và 8,9% số
người được hỏi cho biết có hiện tượng vợ đánh chồng.
Những tài liệu đã được cơng bố nói trên ln là những tài liệu tham khảo quan trọng
trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn :”Công tác xã hội đối với phụ nữ bị
bạo lực gia đình từ thực tiễn xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng cơng tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia
đình tại xã Y Can trên địa bàn huyện Trấn Yên. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
thực trạng. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối
với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.


2


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài thông qua các văn bản pháp luật, các tài liệu
liên quan đến bạo lực gia đình
Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia
đình tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Tiến hành ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội đối với nhóm phụ nữ bị bạo
lực gia đình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với phụ nữ bị
bạo lực gia đình từ thực tiễn xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
4.2 . Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng: Nghiên cứu thực trạng cơng tác xã hội cụ thể đó là hoạt
động tham vấn, hỗ trợ sinh kế, nâng cao nhận thức.
- Phạm vi về khách thể: Đề tài nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể chính đó là:
+ Phụ nữ trên địa bàn xã (100 người)
+ Cán bộ làm việc với phụ nữ (công an, chủ tịch xã, cán bộ phụ nữ, cán bộ Mặt
trận tổ quốc...), ngồi ra cịn có các thành viên của gia đình.
- Phạm vi về không gian, thời gian: Từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2016. Tại xã Y
Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu
* Phương pháp quan sát
* Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi

* Phương pháp phỏng vấn sâu
* Phương pháp cơng tác xã hội nhóm
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 . Ý nghĩa lý luận
Đề tài này sẽ góp phần làm sang tỏ một số lý luận liên quan tới vấn đề nghiên
cứu như : Bạo lực gia đình là gì? Phụ nữ bị bạo lực gia đình là gì?Các hoạt động
cơng tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình và các yếu tố ảnh hưởng.
Đề tài thể hiện được vai trị của cơng tác xã hội trong việc trợ giúp nạn nhân
bị bạo lực gia đình đặc biệt là phụ nữ, từ đó mọi người nhận rõ được tầm quan trọng
của nhân viên công tác xã hội hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

3


Đề tài xây dựng nhằm nghiên cứu thực trạng hoạt động công tác xã hội, phát
hiện các vấn đề trong thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho vấn đề bạo
lực gia đình tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
7. Cơ cấu của luận văn
Cơ cấu của luận văn: ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm ba
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia
đình.
Chương 2: Thực trạng cơng tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình từ thực
tiễn xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Chương 3: Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm và đề xuất biện pháp
nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Y Can,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI

VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1 . Lý luận về phụ nữ bị bạo lực gia đình
1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm gia đình
* Khái niệm bạo lực gia đình
* Khái niệm phụ nữ bị bạo lực gia đình
1.1.2. Các hình thức bạo lực gia đình
* Bạo lực thể chất
* Bạo lực tinh thần
* Bạo lực tình dục
* Bạo lực kinh tế
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm công tác xã hội
Bà Bùi Thị Xuân Mai đưa ra khái niệm “CTXH là một nghề, một hoạt động
chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực,
đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã
hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng
giải quyết và phịng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.”[10]
* Khái niệm công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình
Từ khái niệm phụ nữ bị BLGĐ, ta có thể đưa ra cách hiểu về CTXH đối với phụ

4


nữ bị BLGĐ như sau:
“CTXH đối với phụ nữ bị BLGĐ là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
cho nạn nhân nâng cao năng lực và chức năng xã hội để có thể giải quyết, phịng
ngừa những vấn đề gặp phải do BLGĐ gây ra; đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội
về chính sách, nguồn lực và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu của nạn nhân cũng

như phòng ngừa BLGĐ.”
1.2.2. Nguyên tắc làm việc của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị
bạo lực gia đình
* An tồn tính mạng của nạn nhân
* Tôn trọng quyền tự quyết của nạn nhân
* Bảo mật thông tin
1.2.3. Nội dung công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình
1.2.3.1. Hoạt động tham vấn
- Tham vấn tâm lý giúp cho người phụ nữ ổn định được tâm lý, vượt qua được
các trạng thái tiêu cực như mặc cảm, tự ti, chán nản, xấu hổ, ngại giao tiếp giúp họ có
thêm sức mạnh vượt qua được vấn đề của bản thân, đương đầu với những khó khăn
trong cuộc sống. Mỗi người có hồn cảnh sống khác nhau, đặc điểm tâm lý cũng khác
nhau và họ phải chịu những hình thức bạo lực khác nhau.
- Tham vấn pháp lý về luật Hôn nhân và gia đình, luật Bình đẳng giới, luật
Phịng, chống bạo lực gia đình, qua đó phụ nữ có những quyền và nghĩa vụ như thế
nào, hiểu được các hành vi bạo lực có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tính
mạng con người. Từ đó sẽ giúp nạn nhân tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý
nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng phụ nữ bị bạo hành thơng qua các văn
phịng trợ giúp pháp lý, các văn phòng luật sư và cơ quan tư pháp. Tham vấn cho họ
đến các trung tâm tư vấn khi bị bạo hành, các ngôi nhà tạm lánh dành riêng cho phụ
nữ, đường dây nóng khi bị bạo hành, hoặc báo với cơ quan cơng an, chính quyền địa
phương để được can thiệp kịp thời.
- Tham vấn sức khỏe thể chất giúp cho họ cách chăm sóc sức khỏe của bản thân,
đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản.Nhân viên xã hội sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe thể chất và tinh thần thơng qua các đối tác cung cấp các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe chuyên nghiệp.Họ sẽ kết nối những cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế miễn phí
để các nạn nhân bị bạo lực được khám và điều trị bệnh, thậm chí tìm kiếm các trung
tâm giám định y tế để giám định về tỷ lệ thương tật cho họ.
1.2.3.2. Hoạt động hỗ trợ sinh kế
Song song với các hoạt động tư vấn tham vấn, hỗ trợ sinh kế cũng là một hoạt

động quan trọng góp phần trang bị các kỹ năng tìm kiếm thơng tin việc làm, tiếp cận
với nhà tuyển dụng, phối hợp với các cơ quan đơn vị giới thiệu việc làm, tổ chức nhân

5


đạo từ thiện để tạo việc làm cho nạn nhân. Một trong những vấn đề rất khó khăn và
nhiều thách thức đối với các nạn nhân đó là vấn đề tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên,
nhân viên CTXH sẽ tiến hành lập kế hoạch tái hòa nhập, hướng dẫn kỹ năng sống và
tích cực phối hợp hỗ trợ các nạn nhân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để sớm
tái hịa nhập với cuộc sống.
Hoạt động hỗ trợ sinh kế nhằm động viên, khích lệ họ vượt qua mặc cảm, cam
chịu, thêm tự tin vào khả năng của mình, tham gia lao động, sản xuất phù hợp với sức
khỏe, phát triển bền vững; đồng thời nhằm tìm kiếm các nguồn lực, xin kinh phí học
nghề tại các đối tác đào tạo nghề, hỗ trợ cá nhân và tham vấn nghề nghiệp định kỳ
trong thời gian học nghề, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp và chuẩn bị hành trang, sẵn
sàng làm việc ổn định cuộc sống cho đối tượng phụ nữ bị bạo lực.
1.2.3.3. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức
Đối với người phụ nữ phải giáo dục giúp họ nhận thức được muốn khơng có bất
bình đẳng cũng như bạo lực gia đình thì trước tiên họ phải hiểu được bình đẳng giới và
bạo hành gia đình là gì?
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ trong việc phịng, chống bạo lực gia đình, trang
bị cho chị em kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Kết hợp giữa cán bộ hội phụ
nữ, cán bộ y tế và một số cán bộ chuyên trách ở địa phương tổ chức các buổi nói
truyện, các cuộc thi về phịng, chống bạo lực gia đình.
Đối tượng để tuyên truyền, giáo dục ở đây khơng chỉ có những phụ nữ trong độ
tuổi kết hôn mà bao gồm những thanh, thiếu niên và những người chồng, giúp họ thay
đổi nhận thức từ đó dẫn đến thay đổi hành vi của bản thân. Phương pháp truyền thơng
dưới nhiều hình thức khác nhau, người dân có thể dễ tiếp cận và nắm bắt thơng tin, đặc
biệt các kiến thức liên quan đến BLGĐ được triển khai, phụ nữ có cơ hội nâng cao

hiểu biết.
1.2.4. Một số lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo
lực gia đình
1.2.4.1. Lý thuyết hành vi
1.2.4.2. Lý thuyết về nhu cầu con người
1.2.4.3. Lý thuyết hệ thống
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình
1.3.1. Yếu tố trình độ chun mơn của nhân viên công tác xã hội
Nhân viên CTXH là những người có kiến thức, kỹ năng. Họ là cầu nối giữa đối
tượng với các nguồn lực hỗ trợ của xã hội và là người có trách nhiệm kết nối với việc
làm của các phịng ban có liên hệ với đối tượng để có được sự thống nhất nhằm đạt hiệu
quả tối đa nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng. Chính vì thế Nhân viên xã hội có vai trị rất

6


to lớn trong hoạt động hướng nghiệp, giáo dục, kết nối nguồn lực cho đối tượng. Nhân
viên CTXH còn cần có các kĩ năng ghi chép, hệ thống hóa, tư liệu hóa.
Khi làm việc với phụ nữ bị BLGĐ, Nhân viên CTXH phải hiểu được đặc điểm
tâm – sinh lý của đối tượng. Phụ nữ bị BLGĐ thường có đặc điểm tâm – sinh lý mặc
cảm, tự ti, chán nản… nên khi làm việc với nhóm đối tượng này NVXH phải như
những người bạn, cùng chia sẻ, động viên, hỗ trợ cho đối tượng kịp thời. Nhân viên
CTXH phải chính là nguồn động viên tinh thần lớn đối với nhóm phụ nữ này để giúp
họ can đảm, tự tin để họ giảm bớt phần nào những căng thẳng, khủng hoảng từ bạo lực
gia đình mang lại khiến họ tự tin hơn để tái hòa nhập với cuộc sống.
1.3.2.Yếu tố đặc điểm đối tượng
- Đặc điểm tâm lý
- Đặc điểm thể chất
1.3.3. Yếu tố kinh phí hoạt động
Phụ nữ bị BLGĐ là đối tượng yếu thế, gặp rất nhiều khó khăn về thể xác, tinh

thần, đơi khi cịn nguy hiểm đến tính mạng, bởi vậy cần rất nhiều các hình thức và
phương án để hỗ trợ, ví dụ như được đến một nơi tạm lánh qua lúc nguy hiểm, được
tham vấn tâm lý khi cịn hoảng loạn, chưa bình tĩnh, được tham gia các hoạt động nâng
cao nhận thức để có thể bảo vệ bản thân. Tất cả những hoạt động đó rất cần có kinh
phí để duy trì. Nếu khơng có thì rất khó triển khai các dự án và kế hoạch trợ giúp hoặc
không thể thực hiện triệt để, có thể sẽ làm giảm hiệu quả của cơng tác PCBLGĐ.
1.3.4. Yếu tố nhận thức của gia đình, cộng đồng
Nếu gia đình và cộng đồng nhận thức được rằng BLGĐ là vấn đề cần phải đẩy
lùi, để đảm bảo quyền cho phụ nữ cũng như việc bình đẳng giới thì hoạt động trợ giúp
sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngược lại nếu gia đình và cộng đồng cho rằng đó là việc
riêng, thì các hoạt động hỗ trợ sẽ khó tiếp cận đến đối tượng từ đó sẽ giảm hiệu quả
của CTXH cho phụ nữ bị BLGĐ
1.4. Cơ sở chính trị - pháp lý của cơng tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình
Kết luận chương 1
Bạo lực gia đình với phụ nữ đã trở thành một vấn đề toàn cầu. BLGĐ xảy ra mọi
lúc và ở khắp nơi trên thế giới. Tất cả những hành vi bạo lực gây hại hoặc gây tổn
thương cho phụ nữ về thân thể, tâm lý hay tình dục được gây ra bởi những thành viên
trong gia đình đều được coi là BLGĐ với phụ nữ.
BLGĐ với phụ nữ gây ra bởi nhiều nguyên nhân từ nhận thức, kinh tế tới các
vấn đề xã hội.BLGĐ gây nên những hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân, gia đình
cộng đồng và tồn xã hội.
Để ngăn chặn và phịng ngừa BLGĐ với phụ nữ, nhiều Chính sách được ban
hành, cụ thể là Luật phịng chống BLGĐ có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Nhằm triển

7


khai Luật này một cách có hiệu quả địi hỏi sự đồng thuận của các cấp, các ngành, đặc
biệt là sự tham gia của những người phụ nữ bị bạo hành, góp phần ngăn ngừa, tiến tới
loại trừ BLGĐ.


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC
GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN,
TỈNH YÊN BÁI
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
2.2. Thực trạng công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình
2.2.1. Hoạt động tham vấn
Trước những tác động của BLGĐ, nhân viên công tác xã hội (CTXH) có vai trị
quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ xã hội, tư vấn pháp luật, trị liệu tâm lý, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mỗi người dân. Tham vấn với phụ nữ bị
BLGĐ chính là một q trình giao tiếp, trao đổi giữa cán bộ xã hội với phụ nữ bị
BLGĐ nhằm hỗ trợ cho họ hiểu rõ vấn đề, phát triển tiềm năng của bản thân để tự tìm
ra những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề của bản thân giúp họ tự tin hơn khi hoạt
động theo những quyết định mà họ đã lựa chọn. Thực chất tham vấn chính là một hình
thức truyền thơng đặc biệt, hình thức truyền thơng hai chiều trong đó sự chủ động, tích
cực của người nghe là rất quan trọng.
- Nội dung tham vấn tâm lý
- Nội dung tham vấn pháp lý
- Tham vấn chăm sóc sức khỏe
- Hình thức tham vấn
2.2.2. Hoạt động hỗ trợ sinh kế
Song song với các hoạt động tham vấn, hoạt động hỗ trợ cho nhóm phụ nữ bị
BLGĐ là dịch vụ quan trọng không thể thiếu của nghề CTXH chuyên nghiệp. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra một nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình là do nghèo đói,
thiếu việc làm, vì vậy có một nghề nghiệp ổn định sẽ mang lại thu nhập có ý nghĩa rất
nhiều đối với nạn nhân BLGĐ.
2.2.3. Hoạt động truyền thơng nâng cao nhận thức

* Hình thức và phương pháp truyền thông
* Nội dung của truyền thông

2.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội với phụ nữ
bị bạo lực gia đình
8


2.3.1. Thực trạng về yếu tố trình độ chun mơn của Nhân viên công tác xã
hội
2.3.2. Thực trạng yếu tố đặc điểm đối tượng
2.3.3. Thực trạng yếu tố kinh phí hoạt động
2.3.4. Thực trạng yếu tố nhận thức của gia đình, cộng đồng
Kết luận chương 2
Qua việc phân tích số liệu khảo sát và những con số thống kê qua các báo cáo thu
thập được thì có thể rút ra một số nội dung sau:
- Hoạt động công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình trên địa bàn xã đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cơng tác phịng chống bạo lực gia đình của xã đã và
đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Các hoạt động nhận thức, thay đổi hành vi và
hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực ngày càng được quan tâm, thu hút sự tham gia ngày càng
chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể đặc biệt là hội phụ nữ xã.
- Các yếu tố luôn ảnh hưởng chặt chẽ đến kết quả của quá trình thực hiện các kế
hoạch trợ giúp cho đối tượng. Muốn hoạt động CTXH ngày càng được chun nghiệp
hóa thì cần khắc phục những yếu tố tác động tiêu cực, từ đó đẩy mạnh được cơng tác
PCBLGĐ tại địa phương.

Chương 3
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CƠNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO
LỰC GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN

BÁI
3.1. Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm
3.1.1. Thành lập nhóm
3.1.2. Giai đoạn bắt đầu hoạt động
3.1.3. Giai đoạn can thiệp, thực hiện nhiệm vụ
3.1.4. Giai đoạn kết thúc
3.2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo
lực gia đình
* Với cơ quan Nhà nước
* Với chính quyền địa phương huyện Trấn Yên và xã Y Can
* Với gia đình và phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình
Kết luận chương 3
Cơng tác xã hội là một ngành, nghề chuyên nghiệp để trợ giúp cho những đối
tượng yếu thế trong xã hội. Phụ nữ bị BLGĐ là nhóm yếu thế, họ bị tổn thương về mặt
thể chất, tinh thần vì thế họ phải được trợ giúp một cách chuyên nghiệp để họ có thể

9


giải quyết vấn đề của mình. CTXH nhóm là một trong phương pháp của CTXH nhằm
hỗ trợ về mặt tâm lý; tình cảm, có mơi trường để chia sẻ với những người có hồn
cảnh, nâng cao nhận thức các kĩ năng, kiến thức cho phụ nữ để họ tự bảo vệ mình.
Trên cơ sở đó sẽ đề xuất các biện pháp tác động đến cộng đồng, gia đình, cá nhân đối
tượng, góp phần quan trọng cải thiện tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn xã Y Can
nói riêng và huyện Trấn n nói chung.
KẾT LUẬN
Bạo lực gia đình là một vấn đề khơng mới nhưng ngày càng nóng bỏng trong xã
hội ta hiện nay. Bạo lực gia đình tồn tại song song với sự phát triển của xã hội, với nhiều
hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Bạo hành gia đình khơng có sự phân biệt tuổi tác,
vùng miền, trình độ học vấn, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, với bất kỳ thời gian, không

gian nào...Bạo lực gia đình xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà sâu xa nhất là do nhận
thức, do sự bất bình đẳng giới trên nhiều lĩnh vực. Nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng
cho không chỉ người phụ nữ bị bạo lực mà cịn là gia đình và tồn xã hội, bởi vậy can
thiệp, phòng ngừa Bạo lực gia đình là một vấn đề cấp thiết.
Qua những kết quả từ việc điều tra nghiên cứu, đề tài đã xác định được khái niệm
CTXH đối với phụ nữ bị BLGĐ đó là “Cơng tác xã hội đối với phụ nữ bị BLGĐ là
một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cho nạn nhân nâng cao năng lực và chức
năng xã hội để có thể giải quyết, phịng ngừa những vấn đề gặp phải do BLGĐ gây ra;
đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ để đáp ứng
những nhu cầu của nạn nhân cũng như phòng ngừa BLGĐ.”. Đề tài xác định được nội
dung của CTXH đối với đối tượng phụ nữ bị BLGĐ ở ba nội dung chính đó là hoạt
động tham vấn, hoạt động hỗ trợ sinh kế và hoạt động truyền thơng nâng cao nhận
thức. Qua đó thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CTXH đối với phụ
nữ bị BLGĐ là kinh nghiệm của nhân viên CTXH, đặc điểm của đối tượng, kinh phí
cho các hoạt động CTXH và nhận thức của gia đình, cộng đồng đến vấn đề thực hiện
các nội dung CTXH đó.
Đề tài đã nêu ra được thực trạng và đánh giá được thực trạng về CTXH đối với
phụ nữ bị BLGĐ. Thực tế cho thấy các hoạt động hỗ trợ người dân bị bạo lực gia đình
ở đây cịn rất hạn chế, mang tính hình thức, cần thiết có sự phối hợp đồng bộ giữa các
cấp, sự đổi mới trong những công tác tuyên truyền sâu rộng và hiệu quả hơn. Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng của vấn đề, nhưng nhận thức của nạn nhân, của
gia đình và cộng đồng đóng vai trị quan trọng, khi được nâng cao nhận thức về vấn đề
này, vấn nạn bạo lực trong gia đình sẽ được giảm thiểu. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực
của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, chúng ta sẽ đẩy lùi được bạo lực gia đình, xây
dựng xã hội Việt Nam khơng chỉ giàu đẹp mà còn dân chủ và văn minh.

10




×