Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận thực hành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.46 KB, 11 trang )

Học viên:
Lớp:
Trường:

Đề tài:
Thực hành Công tác xã hội trong lĩnh vực Y tế

1. Lý do lựa chọn đề tài:
Sau 30 năm tiến hành đổi mới, hội nhập và phát triển, Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế - xã hội, văn hóa
đến giáo dục và y tế, … diện mạo đất nước đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân
dân ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì
trong những năm gần đay ngành y tế nước ta cũng đã có những bước phát triển
vượt bậc, công tác CSSK cho nhân dân được thực hiện tốt hơn.
Trong những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,
đồng thời với sự nỗ lực to lớn của toàn dân, ngành y tế nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn. Mạng lưới y tế cơ sở hiện nay đã có 80% số thôn bản có
nhân viên y tế hoạt động, 1000% số xã có trajmg y tế trong đó gần 2/3 xã đạt
chuẩn quốc gia, hệ thống phát luật, chính sách về y tế đã được ban hành và từng
bước được hoàn thiện trong thực tiễn; những tiến bộ khoa học – kỹ thuật về y tế
ngày một phát triển, cơ sở vật chất y tế ngày càng được cải thiện, sự chăm lo của
cộng đồng trong đố có hoạt động nhân đạo,từ thiện được đẩy mạnh đã góp phần
tích cực hỗ trợ cho người dân, những người yếu thế trong xã hội khắc phục
những rủi ro gặp phảo tropng quá trình CSSK.
Tuy nhiên, trước những biến động khó lường của nền kinh tế thế giới, đối
mặt với tình hình giá cả, làm phát tăng cao trong nước, ngành y tế phải đối mặt
1


với rất nhiều vấn đề của riêng mình như chất lượng y tế cơ sở còn thấp, hệ thống
khám chữa bệnh ngày càng quá tải, công tác bảo hiểm y tế cũng còn nhiều vấn


đề, các dịch bệnh vẫn rình rập và có thể bùng phát bất cứ lúc naof, vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm đặt con người trước những nguy cơ mới.
Trong thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã liên
tục đăng tải hững vấn đề bất cập liên quan đến lĩnh vực y tế. Đó là các vấn nạn
nảy sinh trong bệnh viện như: tình trạng quá tải, sự căng thẳng trong mối quan
hệ giữa bệnh nhân với bác sĩ, giữa người nhà bệnh nhân với các cơ sở y tế, “cò”
bệnh viện, những vướng mắc trong làm thủ tục khám chữa bệnh vv… Những
vấn nạn này nếu không được khắc phục sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó, tại cộng đồng hiện nay, nhiều chương trình mục tiêu y tế
quốc gia đang triển khai và rất cần có sự tham gia của nhân viên công tác xã
hội , đặc biết là các chương trình liên quan đến những nhóm xã hội đặc thù như:
quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại cộng đồng, phục hội chức
năng dựa vào cộng đồng, phòng chống lao, phóng chống bệnh tâm thần, quản lý
sức khỏe hộ gia đình, sức khỏe sau sinh sản, phòng chống tai nạn thương tích …
Công tác xã hội là một ngành, một lĩnh vực có thể cung cấp các dịch vụ
giải quyết tốt các vấn đề nêu trên. Đẩy mạnh triển khai thực hành công tác xã
hội trong lĩnh vực y tế không chỉ là một nhu cầu bức thiết hiện nay mà đó còn là
một giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế.
Hiện nay ở Việt Nam, trong đào tạo Công tac xã hội chưa có chuyên
ngành công tác xã hội về y tế riêng biết. Do đó đây còn là một lĩnh vực khá mới
mẻ nhưng cũng đang có nhiều triển vọng để phát triển.
Với tất cả những luận điểm nêu trên, xét thấy cần phải có một nghiên cứu
mang tính ứng dụng trong lĩnh vực công tác xã hội trong y tế, tôi lựa chọn đề tài:
Thực hành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế (nghiên cứu trường hợp tại 1 bệnh
viện tại thành phố Hà Nội) làm nội dung cho luận văn của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2


2.1. Trên thế giới

Ở Mỹ, Công tác xã hội lần đầu tiên được đưa vào bệnh viện năm 1905 tại
Boston và đến nay hầu hết các Bệnh viện đều có phòng công tác xã hội và đây là
một trong những điều kiện để các bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội
các bệnh viện Mỹ. Tại bệnh viện, nhân viên xã hội là một thành phần trong ê kíp
trị liệu. Nhân viên xã hội có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phương
pháp chữa trị thích hợp trên cơ sở thu thập thông tin về điều kiện sống, thói
quen, cá tính, đặc điểm tâm lú của bệnh nhân. Nhân viên xã hội còn thực hiện
các trợ giúp về tâm lý đối với người bệnh như: trấn an, giảm áp lực, tránh xấu
hổ, tư vấn về điều trị.
2.2 Tại Việt Nam
Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế không phải là một vấn đề mới ở nhiều
nước phát triển trên thế giuwosi nhưng ở Việt Nam thì đây là một lĩnh vực khá
mới mẻ. Trên thực tế ở nước ta cũng chwua có nhiều tác giả có các công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này.
Thủ tưởng Chính phủ ký Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, phê duyệt Đề
án”Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020”. Mục tiêu chung của
Đề án là phát triển Công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam, nâng cao nhận
thức của toàn xã hội về nghề Công tác xã hội. Theo đó. Ngày 15/7/2011, Bộ Y tế
đã chính thức triển khai “Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y
tế giai đoạn 2011-2020”. Đề án đã tập trung vào việc nâng cao nhận thức của
các cấp lãnh đạo và cán bộ ngành y tế về vai trò quan trọng của nghề công tác xã
hội, từng bước hình thành mạng lưới hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện
để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, đem dịch
vụ y tế đến gần với bệnh nhân hơn.
Bài viết “Cần đưa Công tác xã hội vào lĩnh vực y tế” của tác giả Phương
Mai đăng năm 2011 trên mục Tin tức – Sự kiện của Báo điện tử Giadinh.net cho
thầy nhu cầu và sự cần thiết phải đưua Công tác xã hội vào lĩnh vực y tế. Trong
3



thời gian gàn đây, nhiều vấn đề bức xúc trong lĩnh vực y tế liên tiếp xảy ra làm
mất dần niềm tin của người dân vào ngành y. Qua việc nêu lên thực trạng các
vấn đề và đưa ra những dẫn chứng xaxc đáng, tác gả bài viết cho rằng để giải
quyết những vấn đề đó, cần có sự tham gia của Công tác xã hội trong các cơ sở
y tế.
Ngày 15/11/2015 trên trang Web Giaoduc.edu.vn, tác giả Thanh Bình có
bài viết “Vai trò của Công tác xã hoioj trong chăm sóc sức khỏe”. Bài viết đã đề
cập đến vị trí và vai trò của ngành Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, xác định
những hoạt động mà nhân viên Công tác xã hội có theer tham gia trong công tác
Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Bài viết “một mô hình cầng nhân rộng” của tác giả Hương Lan đã đăng
ngày 30/11/2014 trên trang Tin điện tử truyển thông iaos dục sức khỏe giới
thiệu về cách làm sáng tạo và hoạt động hiệu quả của phòng Công tác xã hội ở
bệnh viên Nhi Trung ương, phòng công tác xã hội bệnh viện Nhi Trung uowgn
được xem là mô hình thí điểm để các đơn vị trong ngành Y tế tham quan và học
hỏi.
Mặc dù các công trình ngheien cứu, các bài viết nói trên đã phản ánh
nhiều vấn đề liên quan ddeenes Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn
còn quá ít các công trình nghiên cứu về thực hành Công tác xã hội trong một số
bệnh viện đa khoa. Những tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu về vấn đề
này rất hiếm. Vì vậy, việc lựa chọn đề tại:”Thực hành Công tác xã hội trong lĩnh
vực y tế” xuất phat từ một góc độ mới và mang tính ứng dụng cao khi căn cứ
vào việc phân tích các hoạt động mà nhân viên công tác xã hội có thể thực hiện
trong lĩnh vực y tế thì từ đó có thể tìm ra được cơ chế phối hợp đưa nhân viên
công tác xã hội trở thành một bước trong quy trình chưa bệnh thông qua thực
hành các kỹ năng được học tập của nghề công tác xã hội. Bên cạnh đó, nét riêng
của đề tài là dưới góc nhìn của công tác xã hội và xã hội học, bằng những kiến
thức và kỹ năng, phương pháp đã được học, người nghiên cứu muốn mô tả lại
các thực hành công tác xã hội trong bệnh viện, tìm hiểu nhu cầu và những hoạt
4



động mà nhân viên công tác xã hội có thể tham gia dể từ đó đưa ra được mô
hình thực hành công tác xã hội phù hợp.
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học.
Công tác xã hội đã được hình thành rất lâu trên thế giới nhưng lại là một
lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Các lý thuyết công tác xã hội mang tính đa
biến hóa do các vấn đề, các hiện tượng, các quá trình xã hội luôn biến đổi, đa
dạng và phong phú.
Bên cạnh đó các lý thuyết, phương pháp thực hành Công tác xã hội còn
rất ít và chung chung chưa đáp ứng được việc thực hành công tác xã hội với
từng vấn đề cụ thể. Đặc biệt là công tác xã hội trong lĩnh vực y tế. Ở Việt nam
công tác xã hội trong lĩnh vực y tế mới có đề án để phát triển trong năm ngoái và
chỉ có một số bài viết chuyên đề và một số kết quả nghiên cứu thực trạng ở một
vài bệnh viện.
Dưới góc độ tiếp cận của công tác xã hội, kết quả nghiên cứu này sẽ góp
phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết của công tác xã hội và một số ngành khoa
học liên quan như xã hội học, tâm lý học … đồng thời cũng giúp cá nhân người
nghiên cứu hiểu thêm về các lý thuyết đã được học và được biết. Đó là các lý
thuyết về công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, công tác xã hội cộng
đồng, lý thuyết tâm lý học hành vi, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết hệ
thống trong công tác xã hội và xã hội học.
3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể là một trong những tiền đề làm cơ sở cho các
đơn vị y tế có một cái nhìn khái quát hơn, có những chương trình hoạch định,
điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược hợp lý nhằm phát triển công
tác xã hội trong lĩnh vực y tế trong bệnh viên trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu giúp cho lãnh đạo và cán bộ y tế làm
việc tại bệnh viện thấy được thực trajgn các vấn nạn đang diễn ra trong bệnh

5


viện, hiểu được những khó khăn của bệnh nhân và vai trò của nhân viên côn tác
xã hội trong các hoạt động y tế để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh. Ngoài ra, bệnh viện cũng có thể tham khảo mô hình
công tác xã hội mà người nghiên cứu đưua ra để áp dụng vào thực tiễn.
Đối với ngành công tác xã hội, kết quả nghiên cứu giúp ngành công tác xã
hội thấy được nhu cầu sử dụng đội ngũ nhân viên công tac xã hội ở một cơ sở y
tế cấp trung ướng, đó là cơ sở đề ngành công tác xã hội xây dựng và phát triển
chuyên nhành công tác xã hội y tế trong tương lai. Đồng thời kết quả nghiên cứu
cũng có thể là một tài liệu để giảng viên và sinh viên ngành công tác xã hội, xã
hội học, tâm lý học, y học tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu của
mình.
4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Mô tả các thực hành công tác xã hội tại bệnh viện đa khoa được lựa
chọn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phân tích và làm rõ vai trò của ngành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế
và mối quan hệ giữa bệnh nhân, nhân viên công tác xã hội và y bác sĩ.
- Đề ra các mô hình công tác xã hội trong bệnh viện phụ hợp và đạt hiệu
quả.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tiến hành tìm hiểu các hoạt động và đánh giá hiệu quả các dịch vụ hỗ
trợ xã hội hiện có của bệnh viện.
- Sử dụng các phương pháp nhằm tìm hiểu được khó khăn, trở ngại của
bệnh nhân và nhân viên y tế trong quá trình khám chữa bệnh cũng như vấn đề
đang xảy ra trong bệnh viện.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu được dùng làm căn cứ cho việc đề xuất
mô hình công tác xã hội trong bệnh viện ở địa bàn nghiên cứu và các khuyến

6


nghị góp phần giải quyết những khó khăn trở ngại trong quá trình khám chữa
bệnh của bệnh nhân và nhân viên y tế.
4.3 Câu hỏi nghiên cứu.
- Các thực hành công tác xã hội trong bệnh viên như thế nào?
- Bệnh viện hiện có các dịch vụ hỗ trợ xã hội nào? Các dịch vụ này đã đáp
ứng được nhu cầu thực tiễn hay chưa?
- Sự phối hợp giữa bệnh viện với các cơ quan, ban ngành trong công tác
chăm sóc sức khỏe cho người dân hiện nay ra sao?
- Nhân viên Công tá xã hội có thể làm gì để giúp đỡ, hỗ trợ bệnh nhân;
người nhà bệnh nhân và cán bộ y tế?
- Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện như thế nào thì sẽ phù hợp và
mang lại hiệu quả tối ưu?
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các thực hành công tác xã hội tại bệnh viện nghiên cứu (giấu tến)
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Cá nhân:
+ Bệnh nhân (bao gồm những người đang được điều trị tại bệnh viện và
những người đến khám chữa bệnh).
+ Người nhà bệnh nhân (bao gồm những người đang chăm sóc bệnh nhân
tại bệnh viện và những người đưa người thân đến khám).
+ Cán bộ y tế làm việc tại bệnh viện (bao gồm: cán bộ lãnh đọa bệnh viện;
cán bộ quản lý các phòng, ban; cán bộ chuyên môn).
- Cơ quan/ tổ chức
+ Phòng Y tế bệnh viện
7



+ Trung tâm y tế dự phòng Quận.
+ Các phòng ban trong bệnh viện có liên quan.
+ Các tổ chức chính trị - xã hội trong bệnh viện.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu triển khai tại 01 bệnh viện tại Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tại địa bàn từ tháng 8/2016 đến
tháng 10/2016.
5.4. Nội dung nghiên cứu
- Các phương pháp thực hành công tác xã hội trong bệnh viện.
- Những khó khăn, trở ngại mà nguwofi bệnh và nhân viên y tế gặp phải
trong quá trình khám chữa bệnh.
- Những vấn đề đang xảy ra trong bệnh viện.
Hoạt động của công tác xã hội trong bệnh viện.
Dịch vụ công tác xã hội trong bệnh viện.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1 Phương pháp luận
6.1.2. Chủ nghĩa Mác- Lê Nin
6.1.3. Các lý thuyết xã hội học.
6.2 Phương pháp thu thập thông tin
Để thu thập những thoogn tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài
người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau:
6.2.1. Phương pháp quan sát.
Đây là phương pháp được người nghiên cứu sử dụng xuyên suốt trong quá
trình thực hiện đề tài. Tác dụng của phương pháp này là thực hiện quá trình quan
sát và ghi chép lại mội yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp
8


với nội dung phiếu quan sát được chuẩn bị cho việc phân tích dựa trên một số

đặc trưng, hành vi có tính hệ thống, kế hoạch và mục đích.
Để thu nhận được những thông tin cần thiết, có được những tài liệu về
những đặc trưng cơ bản của thực hành công tác xã hội trong bệnh viện, không
bỏ sót những sự kiện quan trojgn nào có liên quan đén những khía cạnh khác
nhau của thực hành công tác xã hội trong bệnh viện thì với mỗi quan sát, trong
chương trình nghiên cứu của mình người nghiên cứu đã đưa ra những kế hoạch
chi tiết cho việc thực hiện quan sát.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ
những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tai nghiên cứu. Tuy nhiên, người
phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn đắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp
đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập được
thông tin mong muốn. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách
đại diện, khái quát về tổng thể mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề
nhất định.
6.2.3 Phương pháp bảng hỏi cấu trúc.
Đây là phương pháp sử dụng bảng hỏi cấu trúc nhằm thu thập thông tin
định lượng cho đề tài nghiên cứu. Người nghiên cứu tiến hành phương phpas
này theo các trình tự các bước sau:
Thứ nhất, dựa vào mục tiêu nghiên cứu người nghiên cứu xác định những
thông tin cần thu thập, xác định đối tượng khảo sát và đặc điểm tình hình tại nơi
tới sẽ tiến hành khảo sát.
Thứ hai, người nghiên cứu soạn thảo bộ công cụ để thu thập thông tin cần
thiết.
6.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.

9


Sau khi thu thập xong những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu

đề tài, tùy vào đặc điểm của từng loại dữ liệu mà người nghiên cứu đã tiến hành
phân tích và xử lý những dữ liệu có được bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Dữ liệu định tính được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là các tìa liệu, tư
liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứ và thông tin có được khi tiến hành phỏng
vấn sâu các nhóm đối tượng.
Sau khi có được những tài liệu, tư liệu cần thiết và những thông tin thu
được qua phỏng vấn sâu, người nghiên cứu tiến hành phân tích và xử lý số liệu
bằng phương pháp phân tích truyền thống đó là các thao tác trí tuệ để giải thích
những thông tin có được trên cơ sở quan điểm mà người nghiên cứu quan tâm
trong từng tường hợp cụ thể. Thực chất của phương pháp phân tích xử lý dữ liệu
định tính mà người nghiên cứu đã tiến hành là quá trình phân tích, xem xét, đánh
giá, so sánh và lọc lại những thông tin cần thiết đáp ứng những mục tiêu nghiên
cứu.
Dữ liệu định lượng được dùng trong nghiên cứu đề tài là thông tin có
được từ các phiếu sau khi đã tiến hành thu thập xong thông tin, đây là kết quả
của phương pháp bảng hỏi cấu trúc. Sau đó, người nghiên cứu tiến hành thiết kế
cơ sở dữ liệu, nhập và xử lý số liệu thông qua phần mềm SPSS 22.0. Sử dụng
các phân tích về tần số, tỷ lệ, tương quan đơn biến, đa biến, phân tích bảng chéo
vv….
7. Giả thuyết nghiên cứu.
- Các thực hành công tác xã hội trong bệnh viên hiện nay không được ủng
hộ tại các bệnh viện do các dịch vụ này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
- Sự phối hợp giữa bệnh viện với các cơ quan, ban ngành trong công tác
chăm sóc sức khỏe cho người dân hiện nay còn kém, thiếu đồng bộ và cơ chế
triển khai
- Áp dụng các mô hình công tác xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế trong bệnh
viện sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu cho công tác khám chữa bệnh.
10



11



×