Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Yên Bình, tỉnh Yên Bái (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI CHI CỤC THUẾ YÊN BÌNH - TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI CHI CỤC THUẾ YÊN BÌNH- TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Khánh Doanh

THÁI NGUYÊN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh. Các số liệu, tài liệu nêu ra
trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính chính xác, khách quan và khoa
học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Thái Nguyên, ngày... tháng... năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Trường


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn chu đáo, sự giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các quý thầy cô
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Tôi xin được bày tỏ lòng
cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh đã dành
rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng tập thể các cán bộ
và nhân viên của Chi cục Thuế Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã chia sẻ thẳng thắn
và giúp tôi có được những tài liệu quý báu để hoàn thiện luận văn của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực tìm tòi nghiên cứu tuy nhiên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày... tháng... năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Trường


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ...................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
4. Những đóng góp mới của luận văn .............................................................. 4
5. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 4
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA
THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ................................................... 5
1.1. Giới thiệu chung về công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ....... 5
1.1.1. Khái niệm kiểm tra thuế ......................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của kiểm tra thuế .................................................................... 5
1.1.3. Vai trò của kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp .............................. 6
1.1.4. Nguyên tắc kiểm tra thuế ....................................................................... 7
1.1.5. Các hình thức kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ......................... 9
1.1.6. Nội dung kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp............................... 10
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với các

doanh nghiệp ................................................................................................... 21
1.2. Một số bài học kinh nghiệm về công tác kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp................................................................................................... 24
1.2.1. Kinh nghiệm kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp của một số tỉnh ..... 24
1.2.2. Bài học rút ra cho Chi cục Thuế huyện Yên Bình ............................... 29


iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 31
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 31
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 31
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu SWOT ......................................................... 34
2.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh thông tin ........................................... 34
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 37
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến số lượng NNT được kiểm tra ................ 37
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến kết quả kiểm tra ..................................... 37
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ YÊN BÌNH .......... 39
3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Yên Bình và Chi cục Thuế huyện
Yên Bình ......................................................................................................... 39
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Yên Bình ......................................... 39
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế huyện Yên Bình ...................... 41
3.2. Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái..... 44
3.3. Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi
cục Thuế huyện Yên Bình .............................................................................. 46
3.3.1. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp....... 46
3.3.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế ............................ 49
3.4.4. Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình .................................................................. 60

3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm tra thuế đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái ........................... 64
3.5.1. Nhân tố khách quan .............................................................................. 64
3.5.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 67


v
Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ YÊN BÌNH ............................................. 71
4.1. Định hướng và mục tiêu công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế
huyện Yên Bình .............................................................................................. 71
4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình ...................................................... 73
4.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý .................................................................. 73
4.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra thuế về số lượng và chất lượng phù
hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội ...................................................... 74
4.2.3. Đối với việc hoàn thiện hành lang pháp lý .......................................... 77
4.2.4. Đối với đội ngũ cán bộ ......................................................................... 78
4.2.5. Đối với việc nâng cao ý thức của các doanh nghiệp ........................... 80
4.2.6. Đối với việc tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành trên
địa bàn ............................................................................................................. 82
4.2.7. Đối với việc nâng cao cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng hỗ trợ
công tác kiểm tra ............................................................................................. 83
4.2.8. Tăng cường tuyên truyền, hướng đẫn giải thích chính sách thuế ....... 84
4.3. Kiến nghị.................................................................................................. 84
4.3.1. Kiến nghị với Tổng cục thuế ................................................................ 84
4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Yên Bái ...................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 87

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN

:

Doanh nghiệp

GTGT

:

Giá trị gia tăng

NNT

:

Người nộp thuế

NSNN

:

Ngân sách Nhà nước


TNCN

:

Thu nhập Cá nhân

TNDN

:

Thu nhập Doanh nghiệp

TPR

:

Kiểm tra thuế theo rủi ro

UBND

:

Uỷ ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp ... 48
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Cơ quan thuế ................... 51

Bảng 3.3. Tỷ lệ kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế......................... 52
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả quản lý kê khai thuế tại Chi cục Thuế Yên Bình... 53
Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp........................... 55
Bảng 3.6: Thực trạng kiểm tra ưu đãi, miễn giảm thuế đối với các
doanh nghiệp ............................................................................. 58


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1.

Sơ đồ khái quát quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế ......... 11

Hình 3.1.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Đội kiểm tra thuế ............................... 43

Biểu đồ 3.1: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại huyện Yên
Bình - tỉnh Yên Bái .................................................................. 45
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm trên tổng số doanh nghiệp
kiểm tra .................................................................................... 56
Biểu đồ 3.3: Đánh giá của doanh nghiệp về tính minh bạch trong kiểm
tra thuế ..................................................................................... 60
Biều đồ 3.4: Mức độ hiểu về Luật trong quy trình kiểm tra của
doanh nghiệp ........................................................................... 66
Biểu đồ 3.5: Thực trạng sử dụng công cụ giải đáp thắc mắc về thuế
của DN ..................................................................................... 66
Biểu đồ 3.6: Thực trạng tần suất tham gia chương trình tuyên truyền
của các doanh nghiệp ............................................................... 70



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mục tiêu đảm bảo nguồn thu, tạo nguồn lực tài chính ổn định
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, ngành Thuế đã
làm tốt công tác quản lý thuế, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác thanh tra,
kiểm tra thuế, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.
Ngành Thuế đã chủ động triển khai đồng bộ, toàn diện công tác thanh
tra, kiểm tra thuế, góp phần quan trọng vào hoàn thành dự toán thu NSNN.
Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo các chuyên đề chuyên sâu, dựa
trên cơ sở phân tích rủi ro, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu cải cách của
Ngành, công khai minh bạch về chính sách thuế, tạo sự công bằng giữa
những người nộp thuế.
Tổng cục Thuế đã chỉ đạo quyết liệt và triển khai có hiệu quả công tác
thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi, thủ đoạn
gian lận và chiếm đoạt tiền thuế. Trong đó chú trọng việc thanh tra chuyên đề
chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, chống thất thu, khai
thác tăng thu cho NSNN. Ngành Thuế đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ
kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ hoàn thuế, đối chiếu với các thông tin trên tờ khai
hải quan và các thông tin hải quan khác trong giải quyết hồ sơ kiểm tra trước
hoàn thuế sau, tăng cường thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế. Trong 7 tháng đầu
năm 2017, cơ quan Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 32.493 doanh nghiệp,
với tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 5.701,5 tỷ đồng và đã nộp
vào ngân sách là 2.326,7 tỷ đồng. Trong đó, qua thanh tra 2.760 doanh nghiệp
truy thu, hoàn, phạt được 2.413,5 tỷ đồng, nộp ngân sách 994,5 tỷ đồng; qua
kiểm tra 29.733 doanh nghiệp đã truy thu được 3.053,6 tỷ đồng, nộp ngân sách
1.097,75 tỷ đồng. Ngành Thuế cũng đã kiểm tra được hơn 400 nghìn hồ sơ xử
lý điều chỉnh thu vào ngân sách 234,4 tỷ đồng.



2
Là đơn vị thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Cục thuế
Yên Bái tăng cường triển khai công tác kiểm tra thuế. Với mục tiêu nâng cao
hiệu quả quản lý về thuế đối với doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
tỉnh Yên Bái, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý thuế đối với cá
nhân nhằm tìm ra các giải pháp tăng cường quản lý thuế, góp phần tăng
nguồn thu cho ngân sách địa phương, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã ban hành
Quyết định số 1274/QĐ-CT về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác
quản lý thuế đối với CNKD trên địa bàn tỉnh Yên Bái”. Công tác quản lý
thuế; thanh tra, kiểm tra thuế thời gian qua được Cục Thuế tỉnh đặc biệt chú
trọng. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo các chuyên đề chuyên sâu
được triển khai chi tiết đến từng Chi cục Thuế các huyện.
Chi cục Thuế Yên Bình đã triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, phát
hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi, thủ đoạn gian lận và chiếm
đoạt tiền thuế tăng thu cho NSNN. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra
còn một số tồn tại như: số lượng doanh nghiệp quản lý trên địa bàn nhỏ
nhưng quy mô kinh doanh đa dạng với hoạt động phức tạp, có phát sinh kê
khai thuế ở nhiều sắc thuế. Bên cạnh đó, kỹ năng của cán bộ làm công tác
thanh tra chưa được đào tạo, cập nhật kịp thời, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp có quy mô hoạt động phức tạp như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, doanh nghiệp có ngành nghề
kinh doanh phức tạp.
Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế và Quản
trị kinh doanh Thái Nguyên và trong quá trình làm việc thực tiễn, với đặc
thù là một đơn vị thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn thuộc tỉnh Yên Bái,
tác giả đã lựa chọn đề tài: “Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi
cục Thuế Yên Bình, tỉnh Yên Bái” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản
lý kinh tế.



3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái nhằm đề xuất những
giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trong giai
đoạn hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế Yên Bình tỉnh Yên Bái chỉ ra những thành công,
hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp, chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
Yên Bình tỉnh Yên Bái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kiểm tra thuế gồm các vấn đề
liên quan đến cơ chế, chính sách thuế, quy trình nghiệp vụ, nhân lực thực
hiện, công cụ thực hiện. Đề tài nghiên cứu các doanh nghiệp thực hiện đăng
ký thuế tại Chi cục Thuế Yên Bình tỉnh Yên Bái
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái
- Phạm vi về thời gian: 2014-2016.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài được giới hạn trong việc tập trung
nghiên cứu công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
Yên Bình tỉnh Yên Bái.



4
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá và có bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến kiểm tra thuế tại Việt Nam.
- Chỉ ra những vấn đề trong công tác kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình và lý giải nguyên nhân của nó.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình trong thời gian tới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm tra thuế đối với
các doanh nghiệp.
Chương 2: Phương Pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình.
Chương 4: Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối
với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình trong thời gian tới.


5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA THUẾ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Giới thiệu chung về công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm kiểm tra thuế
Hiện nay có rất nhiều lý thuyết về kiểm tra thuế. Trong cuốn “Nhập
môn về luật thuế đại cương và lý thuyết thuế” của giáo sư Michel Bouvier

(2005) chỉ ra rằng kiểm tra thuế là “hoạt động nhằm xem xét tính trung thực,
tính chính xác của cơ sở tính thuế mà người nộp thuế đã kê khai”[1]. Dựa
theo giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện tài chính (2003) nêu rõ “Kiểm
tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế
của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt
ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá”.[8]
Từ những lý thuyết trên có thể tổng quát rằng kiểm tra thuế là hoạt
động của cơ quan thuế căn cứ vào Luật thuế Quản lý thuế, các Luật thuế khác
có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ tài chính, Tổng cục
thuế trong việc xem xét, đánh giá tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra về
số thuế đã khai, hồ sơ khai thuế... từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ,
yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về
tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra.
1.1.2. Đặc điểm của kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là một lĩnh vực đặc thù với các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, kiểm tra thuế có phạm vi rộng. Đối tượng kiểm tra là các tổ
chức, cá nhân thuộc ngành thuế, là đối tượng nộp thuế bao gồm mọi tổ chức
và cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế.


6
Thứ hai, kiểm tra thuế là công tác rất khó khăn, phức tạp vì nó đụng
chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của đối tượng nộp thuế.
Thứ ba, kiểm tra thuế là công việc đòi hỏi rất cao về năng lực chuyên
môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. Để
xác định đúng đắn nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra, đòi hỏi người cán
bộ thuế không chỉ nắm chắc các luật thuế mà còn phải nắm bắt được bản
chất các hoạt động kinh tế của đối tượng kiểm tra. Đồng thời, người cán bộ
thuế cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng vì thường xuyên
phải làm việc trong môi trường có sự cám dỗ về vật chất.

1.1.3. Vai trò của kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp
- Kiểm tra thuế đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về
thuế. Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau
như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập của doanh nghiệp, thuế xuất nhập
khẩu... Mỗi sắc thuế có những đặc điểm riêng, áp dụng trên từng lĩnh vực
kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau và cần có những cơ chế quản lý
riêng. Mỗi sắc thuế trước khi ban hành về cơ bản đều được nghiên cứu kỹ,
nhưng trên thực tế khi áp dụng đều có những bất cập. Chính vì vậy, công tác
kiểm tra thuế sẽ cung cấp các yếu tố, bằng chứng cụ thể phản ánh trực tiếp
thực trạng áp dụng luật thuế, từ đó Nhà nước sẽ dễ dàng điều chỉnh luật thuế
cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Kiểm tra thuế là phương tiện phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật
và tội phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý thu thuế. Số lượng các doanh
nghiệp tăng dần qua các năm, mỗi doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh
vực khác nhau và nộp các loại thuế khác nhau. Với chức năng là xem xét,
đánh giá tình hình thực tế của các doanh nghiệp trong việc thực hiện nộp
thuế, hoạt động kiểm tra thuế sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp
luật về thuế và các hoạt động khác trong kinh doanh. Qua đó, cơ quan nhà


7
nước áp dụng các biện pháp xử lý dựa theo mức độ vi phạm để ngăn chặn
các hành vi vi phạm của các đối tượng cũng như răn đe các đối tượng có ý
định thực hiện hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
- Kiểm tra các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cải cách
thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện. Thông qua quá trình
kiểm tra, cơ quan thuế sẽ dễ dành đánh giá được việc thực hiện các văn bản
pháp quy về thuế của cá doanh nghiệp. Từ đó có những đề xuất nhằm giảm
đến mức tối đa các thủ tục, quy chế không cần thiết trong quá trình kiểm tra
thuế cũng như cơ chế quản quản lý thuế, hạn chế được việc các thủ tục về

thuế gây phiền hà đến hoạt động của các doanh nghiệp.
1.1.4. Nguyên tắc kiểm tra thuế
* Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Kiểm tra thuế là kiểm tra việc thực hiện pháp luật nên phải tuân thủ
pháp luật. Đây cũng là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ
thể kiểm tra; nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra thuế, ngăn chặn tình
trạng làm trái pháp luật, vô hiệu hóa hoạt động kiểm tra thuế.
Thực hiện đúng nguyên tắc này có nghĩa là các cơ quan và cán bộ
kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hành mà
pháp luật quy định; xem xét sự đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ
vào quy định của pháp luật, không tuân theo ý kiến của bất kỳ một cơ quan
hoặc cá nhân nào. Kết luận kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật và
chịu trách nhiệm trước pháp luật
* Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan
Đảm bảo tính trung thực chính xác khách quan là vấn đề có tính
nguyên tắc cao trong công tác kiểm tra. Có như vậy mới cho phép đánh giá
đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra, xử lý đúng người, đúng việc, đúng
pháp luật.


8
Nguyên tắc khách quan và chính xác đòi hỏi trong hoạt động kiểm tra
phải tôn trọng sự thực, đánh giá sự vật hiện tượng như nó vốn có, không suy
diễn hay quy chụp một cách chủ quan, phải tiến hành công việc một cách
thận trọng.
Nguyên tắc trung thực đòi hỏi trong hoạt động kiểm tra phải phản ánh
và đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng; vô tư; không thiên lệch;
không vì quyền lợi cá nhân; phải tỉ mỉ,cẩn thận và phải có kiến thức chuyên
môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng và sâu sát thực tiễn.
* Nguyên tắc công khai dân chủ

Tính công khai trong kiểm tra thuế tức là phải thực hiện phương châm
“dân biết,dân bàn,dân làm,dân kiểm tra” để thu hút sự tham gia, đồng tình
ủng hộ của nhân dân. Việc công khai bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như: công
khai quyết định tiếp xúc công khai với các đối tượng có liên quan và công
bố công khai kết luận kiểm tra. Tuy nhiên, tùy trường hợp cụ thể mà xác
định phạm vi công khai và hình thức công khai cho phù hợp để đảm bảo giữ
gìn bí mật quốc gia, bí mật người tố cáo, đảm bảo lợi ích của nhà nước và
công dân, đảm bảo hiệu quả kiểm tra cao nhất.
Dân chủ trong hoạt kiểm tra là thể hiện sự tôn trọng khách quan, tôn
trọng quần chúng, lấy dân làm gốc. Dân chủ trong hoạt động kiểm tra nhằm
lôi cuốn sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, sử dụng quần
chúng như là những tai mắt của lực lượng kiểm tra. Thực hiện nguyên tắc
này phải coi trọng việc tiếp nhận thu thập ý kiến của mọi đối tượng có liên
quan, tạo điều kiện cho đối tượng kiểm tra được trình bày ý kiến của mình,
nhất là khi giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
* Nguyên tắc bảo vệ bí mật
Cần quán triệt nguyên tắc này trong kiểm tra thuế là vì trong quá trình
kiểm tra người làm công tác này tiếp cận với nhiều vấn đề, nhiều tài liệu liên
quan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp, bí mật quốc gia.Nếu


9
để lộ cho những đối tượng không được phép biết sẽ làm thiệt hại lợi ích của
quốc gia và các doanh nghiệp. Do vậy, họ chỉ được báo cáo cho những người
có thẩm quyền biết.
* Nguyên tắc hiệu quả
Thực hiện nguyên tắc này mới đảm bảo cho kiểm tra thuế đạt được mục
đích của nó. Nguyên tắc này đòi hỏi kiểm tra thuế phải đảm bảo tính hiệu quả,
nghĩa là phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm; phải
đảm bảo giúp các đối tượng kiểm tra thực hiện đúng chính sách thuế.

1.1.5. Các hình thức kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp
* Phân loại theo thời gian
Với tiêu thức phân loại này, kiểm tra được chia làm 2 loại:
(1) Kiểm tra thường xuyên
Thông thường chỉ có thể tiến hành kiểm tra thường xuyên, việc tiến
hành kiểm tra thường xuyên chủ yếu là việc tự kiểm tra trong các đơn vị của
ngành Thuế.
(2) Kiểm tra bất thường (đột xuất)
Hình thức kiểm tra này được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan quản
lý cấp trên, cơ quan có chức năng kiểm tra hoặc do lãnh đạo đơn vị đặt ra.
* Phân loại theo phạm vi
Dựa vào tiêu thức này, kiểm tra được chia làm 2 loại, đó là:
(1) Kiểm tra từng phần
Hình thức kiểm tra này thường được áp dụng đối với một sắc thuế
nhất định hoặc một phần của quy trình thu nộp.
(2) Kiểm tra toàn phần
Với hình thức kiểm tra này, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra toàn
diện các mặt công tác của một cơ quan thuế, một cá nhân hoặc toàn bộ quá
trình kê khai nộp thuế với tất cả các sắc thuế có liên quan của một đối tượng
nộp thuế.


10
* Phân loại theo địa điểm tiến hành kiểm tra
Theo tiêu thức phân loại này, kiểm tra thuế được chia thành 2 loại là:
(1) Kiểm tra tại bàn (tại cơ quan thuế)
Với hình thức kiểm tra này, cơ quan thuế không đến làm việc tại cơ sở
kinh doanh mà tiến hành kiểm tra các hồ sơ liên quan đến việc xác định
nghĩa vụ thuế của cơ sở kinh doanh tại cơ quan thuế. Đây là các báo cáo tài
chính mà cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ nộp cho cơ quan thuế và các hồ sơ,

tài liệu khác về cơ sở kinh doanh mà cơ quan thuế thu thập và lưu giữ được.
(2) Kiểm tra tại cơ sở kinh doanh
Đây là hình thức tiến hành kiểm tra tại trụ sở của đối tượng nộp thuế.
Tại trụ sở của đối tượng nộp thuế, cán bộ kiểm tra thực hiện việc kiểm tra
các nội dung kiểm tra theo quy định pháp luật. Hình thức kiểm tra này cho
phép cán bộ kiểm tra tiếp cận các tài liệu cụ thể và thực tiễn kinh doanh của
cơ sở kinh doanh như: các sổ sách, chứng từ kế toán; thực tế tồn quỹ tiền
mặt; thành phẩm tồn kho thực tế…
1.1.6. Nội dung kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp
1.1.6.1. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp
Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra được xây dựng dựa trên các
thông tin vê doanh nghiệp, phân tích mức độ rủi ro của từng doanh
nghiệp. Kế hoạch kiểm tra thuế các doanh nghiệp phải bao gồm đầy đủ
thông tin về: đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian, chi phí và
các thông tin khác phục vụ cho quá trình kiểm tra. Quy trình kiểm tra thuế
đối với các doanh nghiệp bao gồm: kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản
lý thuế, kiểm tra tại trụ sở của các doanh nghiệp và tổng hợp báo cáo và
lưu giữ tài liệu kiểm tra thuế được thực hiện theo quyết định số 746/QĐTCT ngày 20/04/2015 của Tổng Cục thuế về việc bàn hành quy trình kiểm
tra thuế. [17]


11
1.1.6.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra
a, Kiểm tra thuế tại Cơ quan thuế
Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế phải được thực hiện
nghiêm túc, đúng quy trình theo quy định của Tổng cục thuế. Quy trình kiểm
tra thuế có thể hình dung khái quát quy trình này qua sơ đồ sau:
Dữ liệu khai thuế
Thuế PS
THHT


So sánh, đánh giá,
chọn lọc

TKT nghi vấn
bất thường

Phân tích
chi tiết



Yêu cầu giải trình,
bổ sung

Chấp nhận giải
trình, bsung

KK &
KTT


ó
Không

Không

Kết thúc

Kết thúc

KT tại trụ
sở NNT

Thanh
tra

Hình 1.1. Sơ đồ khái quát quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế
Nguồn: Theo mô tả của tác giả
Cụ thể quy trình kiểm tra thuế theo quyết định số 746/QĐ-TCT của
Tổng Cục thuế về việc bàn hành quy trình kiểm tra thuế bao gồm 02 bước:
Bước 1: Cập nhật dữ liệu, thông tin vào các phần mềm ứng dụng
- Bộ phận kiểm tra, công chức làm công tác kiểm tra và bộ phận có
liên quan cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin, dữ liệu của người nộp thuế
vào ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra (TTR); ứng dụng lập kế hoạch thanh
tra, kiểm tra thuế (TPR)... hệ thống dữ liệu của ngành.


12
- Bộ phận kiểm tra thuế và công chức kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê
khai thuế của người nộp thuế và những dữ liệu thông tin của người nộp thuế
đã được cập nhật vào hệ thống dữ liệu của ngành để phục vụ cho việc kiểm
tra các hồ sơ khai thuế người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế.
- Thủ trưởng cơ quan phụ trách công tác kiểm tra có trách nhiệm
thường xuyên nắm bắt và đôn đốc bộ phận kiểm tra, công chức làm công tác
kiểm tra thực hiện nghiêm túc các công việc trên nhằm mục đích triển khai tốt
công tác quản lý, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ khai thuế
* Trình tự kiểm tra bằng phương pháp thủ công
- Đội kiểm tra tiến hành lựa chọn danh sách người nộp thuế để kiểm
tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế tối thiểu là 20% số lượng doanh

nghiệp hoạt động đang quản lý thuế như sau:
+ Từ 15% số lượng người nộp thuế trở lên lựa chọn bằng ứng dụng
lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro (TPR);
+ Từ 5 % số lượng người nộp thuế trở lên lựa chọn qua thực tiễn quản
lý thuế tại địa phương có rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế,
khai sai số thuế phải nộp.
Danh sách người nộp thuế được lựa chọn theo rủi ro nêu trên để kiểm
tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế không trùng lắp với danh sách kế
hoạch thanh tra và kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra. Danh sách này
phải được trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế trước ngày
20 tháng 12 hàng năm và Thủ trưởng cơ quan thuế phê duyệt trước ngày 30
tháng 12 hàng năm.
Danh sách người nộp thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ
quan thuế có thể bổ sung, điều chỉnh hàng quý hoặc 6 tháng tùy thuộc vào
thực tiễn phát sinh và phát hiện các hành vi vi phạm về thuế tại địa phương.
Việc bổ sung, điều chỉnh danh sách người nộp thuế do Thủ trưởng cơ quan
thuế trực tiếp quản lý quyết định.


13
- Căn cứ vào danh sách số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ
khai thuế, trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế giao
nhiệm vụ cụ thể số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từng
công chức kiểm tra thuế.
Chậm nhất là 25 ngày sau ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ khai thuế, công
chức kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế
bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh; các loại hồ sơ khai thuế
theo tháng; các loại hồ sơ khai thuế theo quý; các loại hồ sơ khai thuế theo
năm của người nộp thuế được giao.
- Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền

thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế... theo phương pháp đối chiếu, so
sánh như sau:
+ Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp luật về thuế.
+ Đối chiếu các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế với các tài liệu kèm theo
(nếu có).
+ Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm
theo tờ khai thuế (nếu có) với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế
(nếu có) tháng trước, quý trước, năm trước.
+ Đối chiếu với các dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh
tương đương, có cùng ngành nghề, mặt hàng đăng ký kinh doanh.
+ Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác
(nếu có).
- Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, công chức kiểm tra thuế phải
nhận xét hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/QTKT ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính:
+ Đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp
lý, chính xác của các thông tin, tài liệu; chưa phát hiện dấu hiệu rủi ro thì
bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.


14
+ Đối với các hồ sơ khai thuế qua đối chiếu, so sánh, phân tích xét
thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có
những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền
thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn... công chức
kiểm tra thuế phải báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan
thuế ra thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ
sung thông tin tài liệu theo mẫu số 01/KTTT.
* Kiểm tra bằng phần mềm ứng dụng
- Kiểm tra các căn cứ tính thuế liên quan đến việc xác định số thuế

phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế.
+ Chậm nhất là 25 ngày sau ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ khai thuế,
công chức kiểm tra sử dụng phần mềm ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế để
kiểm tra gán điểm cho từng tiêu chí; theo đó ứng dụng sắp xếp người nộp
thuế (hồ sơ khai thuế) theo từng tiêu chí rủi ro và đưa ra nhận xét, cảnh báo
đối với từng tiêu chí; đồng thời ứng dụng sắp xếp người nộp thuế theo mức
độ rủi ro tổng thể của toàn bộ tiêu chí theo thứ tự từ rủi ro cao đến rủi ro
thấp giúp cho việc phân loại người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) theo mức độ
rủi ro về thuế. Riêng đối với thuế thu nhập cá nhân thì áp dụng phần mềm
quản lý thuế TNCN để phát hiện rủi ro trong hồ sơ khai thuế TNCN, cá nhân
có thu nhập từ 2 nơi trở lên chưa được khấu trừ thuế, không tự quyết toán
thuế theo quy định.
+ Công chức kiểm tra in danh sách người nộp thuế sắp xếp theo
mức độ rủi ro và in nhận xét, cảnh báo rủi ro đối với từng người nộp thuế
trên hệ thống.
- Bản nhận xét (cảnh báo rủi ro) của từng người nộp thuế được in ra từ
hệ thống, công chức kiểm tra tiếp tục xem xét, đối chiếu hồ sơ khai thuế để
bổ sung nhận xét (nếu có) vào mẫu số 01/QTKT:


15
+ Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) chưa phát hiện rủi ro, chưa
có dấu hiệu vi phạm thì công chức kiểm tra in danh sách người nộp thuế
chưa có rủi ro từ hệ thống và trình trưởng bộ phận kiểm tra ký duyệt để lưu
hồ sơ kiểm tra.
+ Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) có rủi ro thấp thì công
chức kiểm tra in nhận xét hồ sơ khai thuế để trình trưởng bộ phận kiểm tra
ký lưu hồ sơ mà không phải ban hành thông báo, trừ trường hợp có chỉ đạo
của trưởng bộ phận kiểm tra, thủ trưởng cơ quan thuế hoặc có những dấu
hiệu nghi vấn cần phải làm rõ.

+ Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) có rủi ro cao và rủi ro vừa:
bản nhận xét hồ sơ khai thuế có cảnh báo rủi ro về thuế thì công chức kiểm
tra thuế in thông báo người nộp thuế theo thứ tự rủi ro cao đến rủi ro vừa để
báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình thủ trưởng cơ quan Thuế ký thông báo
đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo mẫu số
01/KTTT của Bộ Tài chính.
b, Kiểm tra thuế tại trụ sở của các doanh nghiệp
Quy trình kiểm tra tại trụ sở của các doanh nghiệp bao gồm 04 bước,
được quy định cụ thể tại phần II, mục II trong quyết định số 746/QĐ-TCT
của Tổng Cục thuế về việc bàn hành quy trình kiểm tra thuế như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra
- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành thuế, Tổng cục Thuế
ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm tra trước ngày 15
tháng 10 hàng năm; Cục Thuế ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế
hoạch kiểm tra trước ngày 01 tháng 11 hàng năm.
- Việc lập kế hoạch kiểm tra phải theo nguyên tắc phân tích đánh giá rủi
ro trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý rủi ro được Tổng cục Thuế ban hành
thực hiện thống nhất; đồng thời căn cứ thực tiễn quản lý thuế tại địa phương
lựa chọn người nộp thuế có rủi ro để đưa vào kế hoạch kiểm tra thuế.


×