Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phát triển nông nghiệp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

NGUYỄN HỒNG QUÂN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

NGUYỄN HỒNG QUÂN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Địa lí học
Mã số: 8.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Quỳnh Phương

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Dương Quỳnh Phương. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa
học nào, mọi sự trích dẫn được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả chịu hoàn toàn trách
nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Hồng Quân

v


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu, Phòng
Đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các giảng viên đã
quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Dương Quỳnh Phương,
người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Xin cảm ơn UBND huyện Bắc Quang, phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Chi cục thống kê, chính quyền địa phương các xã trên địa bàn huyện
Bắc Quang đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và những
thông tin quan trọng cho tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế để
thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Hồng Quân

vi


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt ......................................................................... v
Danh mục các bảng............................................................................................. vi
Danh mục các hình ............................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................. 6
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 7
5. Những đóng góp của đề tài ........................................................................ 10
6. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 11
NỘI DUNG ....................................................................................................... 12
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP .............................................................................. 12
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 12
1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của nông nghiệp ............................. 12
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp ...... 17
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá......................................................................... 20
1.1.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp .................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 23

1.2.1. Khái quát chung về phát triển nông nghiệp vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ ......................................................................................................... 23
1.2.2. Một số nét cơ bản về nông nghiệp tỉnh Hà Giang ............................ 25
Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH
HÀ GIANG ...................................................................................... 29
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ............................................................................. 29
vii


2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ............................................................ 29
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................... 32
2.1.3. Kinh tế - xã hội ................................................................................. 35
2.1.4. Đánh giá chung ................................................................................. 39
2.2. Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp huyện Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012 - 2016 ............................................................. 42
2.2.1. Khái quát chung ................................................................................ 42
2.2.2. Vị trí của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế huyện
Bắc Quang .................................................................................................. 45
2.2.3. Các ngành nông nghiệp .................................................................... 47
2.2.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp .................................... 58
2.3. Phát triển nông nghiệp huyện Bắc Quang theo hướng sản xuất hàng hóa.. 60
2.4. Đánh giá chung........................................................................................ 62
2.4.1. Những kết quả và thành tựu đạt được .............................................. 62
2.4.2. Những tồn tại và hạn chế .................................................................. 63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 64
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG ĐẾN
NĂM 2025......................................................................................... 65

3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển .......................................... 65
3.1.1. Quan điểm ......................................................................................... 65
3.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................ 67
3.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp .................................................. 68
3.2. Các giải pháp phát triển nông nghiệp...................................................... 75
3.2.1. Các giải pháp chung.......................................................................... 75
3.2.2. Các giải pháp cụ thể.......................................................................... 83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 87
KẾT LUẬN....................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVCKT


Cơ sở vật chất kĩ thuật

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

ĐHSP

Đại học sư phạm

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kĩ thuật


KT - XH

Kinh tế - xã hội

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND

Uỷ ban nhân dân

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn
2012 - 2016 ........................................................................................ 25
Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Bắc Quang năm 2016 ........ 31
Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Bắc Quang năm 2016 ...................... 33
Bảng 2.3. Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế huyện Bắc Quang phân theo
ngành kinh tế giai đoạn 2012 - 2016 (theo giá thực tế) .................... 42
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp huyện Bắc Quang giai
đoạn 2012 - 2016 (theo giá hiện hành).............................................. 44
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
huyện Bắc Quang, giai đoạn 2012 - 2016 (giá thực tế) .................... 46
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai
đoạn 2012 - 2016 (giá thực tế) .......................................................... 47
Bảng 2.7. Diện tích một số loại cây trồng giai đoạn 2012 - 2016 ..................... 47

Bảng 2.8. Diện tích lúa và ngô giai đoạn 2012 - 2016 ...................................... 49
Bảng 2.9. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm của
huyện Bắc Quang giai đoạn 2012 - 2016 .......................................... 50
Bảng 2.10. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chính của Bắc Quang
giai đoạn 2012 - 2016 ........................................................................ 52
Bảng 2.11. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Bắc Quang giai đoạn
2012 - 2016 ........................................................................................ 53
Bảng 3.1. Định hướng phát triển sản xuất lúa, ngô đến năm 2025 ................... 70
Bảng 3.2. Định hướng phát triển sản xuất cây chè và cây lạc đến năm 2025 ... 71
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu chăn nuôi đến năm 2025 .......................................... 73

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ...................... 30
Hình 2.2. Bản đồ nguồn lực phát triển nông nghiệp huyện Bắc Quang............ 41
Hình 2.3. Cơ cấu GDP huyện Bắc Quang phân theo ngành kinh tế giai đoạn
2012 - 2016 (theo giá thực tế) ........................................................... 43
Hình 2.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, năm 2016 .. 44
Hình 2.5. Cơ cấu diện tích, cây trồng huyện Bắc Quang giai đoạn 2012 - 2016...... 48
Hình 2.6. Năng suất lúa và ngô giai đoạn 2012 - 2016 ..................................... 49
Hình 2.7. Diện tích và sản lượng chè giai đoạn 2012 - 2016 ............................ 51
Hình 2.8. Bản đồ thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Bắc Quang ........... 57
Hình 3.1. Bản đồ định hướng phát triển nông nghiệp huyện Bắc Quang đến
năm 2025 ........................................................................................... 80

vi



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp là ngành trực tiếp sản xuất ra lương thực, thực
phẩm phục vụ cho đời sống xã hội và cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho
các ngành kinh tế khác, nông nghiệp tạo việc làm cho người dân lao động nông
thôn; góp phần rất lớn vào quá trình phát triển KT - XH, giúp ổn định an ninh
lương thực ở mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam.
Sau hơn 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những
thành tựu hết sức quan trọng, trong đó nổi bật nhất là đã đảm bảo được an ninh
lương thực, đưa nước ta từng bước trở thành một trong những cường quốc dẫn
đầu về xuất khẩu gạo và đang dần khẳng định vị trí trên thị trường thế giới về
các sản phẩm nông nghiệp khác như cà phê, hồ tiêu, cao su hạt điều, các sản
phẩm nuôi trồng thuỷ sản, ... Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất nông
nghiệp, đời sống của dân cư nông thôn đang từng bước được nâng cao cả về
mặt vật chất và mặt tinh thần, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí mới ở
nước ta đến nay chỉ còn khoảng dưới 15%. Mặc dù cơ cấu kinh tế đã có sự
chuyển dịch khá tích cực, nhưng nhìn chung nước ta vẫn là một nước nông
nghiệp. Trong nền kinh tế Việt Nam nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng xét
về nhiều phương diện, nổi bật là vai trò đảm bảo lương thực và giúp giải quyết
việc làm. Thế giới đang đẩy nhanh mức độ toàn cầu hoá nền kinh tế và khi Việt
Nam đã chính thức tham gia tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đã đặt nông
nghiệp nước ta đứng trước những cơ hội cũng như những khó khăn mới.
Bắc Quang là một huyện thuộc vùng núi thấp, nằm ở phía nam của tỉnh
Hà Giang, có vị trí là cửa ngõ của tỉnh với các địa phương khác như Tuyên
Quang, Yên Bái... Bắc Quang là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển các lĩnh vực kinh tế nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển cây trồng ăn
quả và cây công nghiệp dài ngày. Trong những năm vừa qua, huyện Bắc Quang
đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thực hiện việc


1


quy hoạch, giao đất giao rừng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất
nông lâm nghiệp. Tuy vậy trên thực tế, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn
mang tính tự phát, chưa có sự ổn định, chịu nhiều tác động tiêu cực từ thị
trường; trong sản xuất chưa quan tâm đến vấn đề sản xuất hàng hóa, chưa quan
tâm đến chất lượng sản phẩm đầu ra, sản xuất còn thiếu sự chuyên môn hóa,
chưa chú ý đến thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm trên thị
trường đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới… Do vậy
hiệu quả của sản xuất nông nghiệp còn thấp, mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng
chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương. Đẩy mạnh
phát triển sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền
vững đang là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp của huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, một huyện miền núi sản xuất còn mang nhiều tính
tự nhiên, tập quán sản xuất với nhiều nét bản địa hiệu quả thấp. Để nông nghiệp
huyện Bắc Quang thực sự phát triển, trước tiên phải có những giải pháp phát
triển đồng bộ, phù hợp với điều kiện KT - XH địa phương đồng thời đáp ứng
yêu cầu phát triển của huyện đặt ra trong thực tiễn, đây cũng là yêu cầu đặt ra
đối với việc xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá trong thời điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá. Nghiên cứu, đề xuất và giải quyết một số tồn
tại, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang sẽ tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao
đời sống của người dân trên cơ sở phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế tự
nhiên sẵn có của vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH nông thôn; khắc phục
những khó khăn, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.
Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển nông
nghiệp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” cho Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài
người vì vậy đây là một trong những lĩnh vực quan trọng và được nhiều nhà
khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam nghiên cứu.

2


2.1. Trên thế giới
Kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng luôn biến động vì các thành
tố cấu thành và mối quan hệ giữa chúng cũng không ngừng thay đổi, đặc biệt
trong thời điểm thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của thời đại 4.0. Nghiên
cứu phát triển nông nghiệp của một lãnh thổ bất kỳ trong một giai đoạn cụ thể
không còn là vấn đề mới, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay thì có vai trò vô
cùng quan trọng và cần thiết. J.Fonratier là người đầu tiên nghiên cứu một cách
tổng hợp, có hệ thống và đưa ra lý thuyết "ba khu vực hoạt động KT - XH".
Theo lý thuyết ba khu vực hoạt động KT - XH", tất cả các hoạt động kinh tế
được chia thành 3 khu vực hoạt động cơ bản (nông nghiệp, công nghiệp - xây
dựng, dịch vụ). Trong đó, xác định rõ nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu
sinh hoạt cho con người, ... và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu
tiên cho sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung. Còn “Học
thuyết kinh tế” của C.Mác khẳng định: Sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp
giữ vai trò rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người
bởi vì con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới đến các hoạt động khác.
Vai trò của sản xuất nông nghiệp sau này được kế thừa và phát huy bởi
Ăngghen và nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu khác trên thế giới.
Trong hệ thống cơ sở lý luận phát triển kinh tế trên thế giới, lý luận về
giai đoạn phát triển kinh tế là một bộ phận quan trọng, tiêu biểu cho lý luận này
là cuốn "Các giai đoạn phát triển kinh tế" của nhà lịch sử kinh tế người Mỹ,
Walter W.Rostow. Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra một cách tổng hợp theo
lịch sử về những bước khởi đầu về quá trình phát triển kinh tế hiện đại ở sáu

lục địa. Theo mô hình của Rostow đưa ra, quá trình phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia được chia thành 05 giai đoạn và tương ứng với mỗi giai đoạn là một
dạng cơ cấu kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn tương
ứng. Ở xã hội truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp thuần túy và mang
những đặc trưng nổi bật như năng suất thấp, không có tích luỹ, tự cấp tự túc,
sản lượng nông nghiệp có thể tăng do mở rộng diện tích đất canh tác (quảng
canh), hoặc bắt đầu có cải tiến về tưới tiêu, thủy lợi, giống cây trồng mới. Đến
3


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×