Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT THỊT TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO TƯ NHÂN Ở XÃ BÀU CÁ_HUYỆN TRẢNG BOM_TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.93 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO TỪ SAU
CAI SỮA ĐẾN XUẤT THỊT TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO
TƯ NHÂN Ở XÃ BÀU CÁ_HUYỆN TRẢNG BOM_TỈNH
ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN KHOA
Ngành: THÚ Y
Niên khóa: 2004-2009

Tháng 09/2009


KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO TỪ SAU
CAI SỮA ĐẾN XUẤT THỊT TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO
TƯ NHÂN Ở XÃ BÀU CÁ_HUYỆN TRẢNG BOM_TỈNH
ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN VĂN KHOA

Đề tài được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ nghành Thú y

Giáo viên hướng dẫn
Th.S NGUYỄN THỊ THU NĂM


Tháng 09 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn!
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Mính, quý Thầy Cô Khoa
Chăn Nuôi Thú Y đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm
trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Chủ trại heo tư nhân xã Bàu Cá_Huyện Trảng Bom_Tỉnh Đồng Nai, cùng toàn
thể anh chị em công nhân ở trại đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi
trong suốt thời gian làm đề tài.
Gia đình và những người thân đã động viên và khích lệ cho con được ngày hôm
nay.
Th.S Nguyễn Thị Thu Năm đã tận tình hướng dẫn và dạy bảo tôi trong suốt thời
gian thực tập đề tài.
Cảm ơn rất nhiều!
Các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như khoảng thời
gian thực tập vừa qua.
Nguyễn Văn Khoa

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được tiến hành từ ngày 01/02/2009 đến ngày 30/06/2009 tại trại chăn nuôi
heo tư nhân ở xã Bàu Cá_Huyện Trảng Bom_ Tỉnh Đồng Nai với mục đích khảo sát
các bệnh thường gặp trên heo từ sau cai sữa đến khi xuất thịt. Qua khảo sát 400 con
heo thịt và được chia thành 2 đợt nuôi chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
-Tình hình bệnh trên đàn heo khảo sát

+Giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi
Tỷ lệ tiêu chảy ở 2 đợt lần lượt là: 38% và 45,5% và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở 2
đợt lần lượt là: 2,16% và 3,19%.
Tỷ lệ ho ở 2 đợt lần lượt là: 26% và 28% và tỷ lệ ngày con ho ở 2 đợt lần lượt là:
8,02% và 10,49%.
Tỷ lệ thở bụng ở 2 đợt lần lượt là: 15,5% và 24% và tỷ lệ ngày con thở bụng ở 2
đợt lần lượt là: 2,72% và 5,14%.
Tỷ lệ ho + thở bụng ở 2 đợt lần lượt là: 12% và 21% và tỷ lệ ngày con ho + thở
bụng ở 2 đợt lần lượt là: 1,99% và 4,33%.
Tỷ lệ viêm khớp ở 2 đợt lần lượt là: 1,5% và 2% và tỷ lệ viêm da ở 2 đợt lần lượt
là: 4% và 5,5%.
+Giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt
Tỷ lệ tiêu chảy ở 2 đợt lần lượt là: 40% và 49,48% và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở 2
đợt lần lượt là: 1,66% và 2,41%.
Tỷ lệ ho ở 2 đợt lần lượt là: 24,1% và 27,84% và tỷ lệ ngày con ho ở 2 đợt lần
lượt là: 10,56% và 11,68%.
Tỷ lệ thở bụng ở 2 đợt lần lượt là: 11,8% và 13,91% và tỷ lệ ngày con thở bụng ở
2 đợt lần lượt là: 2,92% và 3,85%.
Tỷ lệ ho + thở bụng ở 2 đợt lần lượt là: 9,74% và 11,34% và tỷ lệ ngày con ho +
thở bụng ở 2 đợt lần lượt là: 2,98% và 4,06%.
Tỷ lệ viêm khớp ở 2 đợt lần lượt là: 0,51% và 0,52% và tỷ lệ viêm da ở 2 đợt lần
lượt là: 1.03% và 2,06%.
-Hiệu quả điều trị
+Giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi:

iii


Bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp: tỷ lệ khỏi ở 2 đợt lần lượt là 96,1%, 96,7% và
97,2%, 97,9%.

Bệnh viêm khớp và bệnh viêm da: tỷ lệ khỏi ở 2 đợt lần lượt là 66,7%, 75% và
87,5%, 90,9%.
+Giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt
Bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp: tỷ lệ khỏi ở 2 đợt lần lượt là 88,5%, 81,3% và
84,3%, 86,4%.
Bệnh viêm khớp và bệnh viêm da: tỷ lệ khỏi ở 2 đợt lần lượt là 100%, 100% và
100%, 100%.
-Tỷ lệ chết
Giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi: ở 2 đợt lần lượt là 2,5% và 3%.
Giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt ở 2 đợt lần lượt là: 9,23% và 14,95%.
-Năng suất của đàn heo thịt
+Trọng lượng bình quân ở các thời điểm khảo sát (kg).
Lúc 28 ngày tuổi 2 đợt lần lượt là: 8,19 ± 0,843 và 8,1 ± 0,935.
Lúc 2 tháng tuổi 2 đợt lần lượt là: 22,41 ± 2,532 và 22,23 ± 1,98.
Lúc xuất thịt ( 6,5 tháng) 2 đợt lần lượt là: 112,3 ± 13,52 và 111,7 ± 12,64.
+Tăng trọng tuyệt đối ở các giai đoạn khảo sát (g/ngày)
Giai đoạn từ 28 đến 60 ngày tuổi 2 đợt lần lượt là: 444 ± 63,35 và 441 ± 68,57.
Giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến xuất thịt 2 đợt lần lượt là: 665 ± 99,72 và 663 ±
102,4.
-Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTA/kgTT)
Giai đoạn từ 28 đến 60 ngày tuổi 2 đợt lần lượt là: 1,68 ± 0,213 và 1,65 ± 0,238.
Giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến xuất thịt 2 đợt lần lượt là: 2,83 ± 0,391 và 2,80 ±
0,274.

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chế độ cho ăn theo các giai đoạn ............................................................... 4
Bảng 2.2: Các vi khuẩn chủ yếu hiện diện trong ống tiêu hoá của heo con ................. 7

Bảng 2.3: Độ nhạy cảm với bệnh đường hô hấp ......................................................... 9
Bảng 2.4: Tác hại của NH3 đối với người và heo khi hít phải ................................... 11
Bảng 2.5: Tác hại của H2S đối với người và heo khi hít phải.................................... 12
Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp ......................................... 13
Bảng 2.7: Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với các tác nhân gây bệnh............... 15
Bảng 2.8: Quy trình tiêm phòng ở trại ...................................................................... 18
Bảng 2.9: Các chủng E.coli gây bệnh đường ruột trên người và gia súc ................... 20
Bảng 2.10: Những mầm bệnh thường gặp ở heo con trước khi cai sữa bị bệnh tiêu
chảy ........................................................................................................................... 23
Bảng 4.1: Bảng theo dõi nhiệt độ chuông nuôi ......................................................... 40
Bảng 4.2: Nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi ...................................................... 41
Bảng 4.3: Tỷ lệ tiêu chảy và ngày con tiêu chảy ở các giai đoạn .............................. 42
Bảng 4.4: Tỷ lệ bệnh và ngày con bệnh hô hấp ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi .......... 46
Bảng 4.5: Tỷ lệ bệnh và ngày con bệnh hô hấp ở giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt49
Bảng 4.6: Tỷ lệ con viêm khớp và viêm da ở các giai đoạn ...................................... 51
Bảng 4.7: Cách điều trị trên đàn heo bị tiêu chảy và hô hấp...................................... 55
Bảng 4.8: Cách điều trị trên đàn heo bị viêm khớp và viêm da ................................. 56
Bảng 4.9: Hiệu quả điều trị trên đàn heo ở các giai đoạn khảo sát ............................ 58
Bảng 4.10: Tỷ lệ heo chết và loại thải ở các giai đoạn .............................................. 64
Bảng 4.11: Trọng lượng bình quân của heo ở các mốc thời gian .............................. 65
Bảng 4.12: Tăng trọng tuyệt đối ở từng giai đoạn..................................................... 67
Bảng 4.13: Hệ số chuyển biến thức ăn ở từng giai đoạn ........................................... 68

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Chuồng nuôi heo thịt................................................................................ 17
Hình 3.1: Nhiệt kế đo ở trại ..................................................................................... 38
Hình 4.1: Heo bị tiêu chảy....................................................................................... 44

Hình 4.2: Heo bị nổi mẫn đỏ ở da và bị viêm khớp.................................................. 53
Hình 4.3: Heo bị viêm da......................................................................................... 53
Hình 4.4: Các dụng cụ chích thuốc và thiến heo không được sát trùng kỹ................ 54
Hình 4.5: Nơi ăn uống và sinh hoạt không được cách ly .......................................... 59
Hình 4.6: Thủy thủng ở vành tim............................................................................. 60
Hình 4.7: Hạch ruột bị sưng..................................................................................... 60
Hình 4.8: Thuỷ thủng ở màng treo ruột.................................................................... 60
Hình 4.9: Ruột và dạ dày bị thủy thủng ................................................................... 60
Hình 4.10: Heo trước khi giết mổ ............................................................................ 61
Hình 4.11: Viêm phúc mạc có fibrin........................................................................ 61
Hình 4.12: Viêm ngoại tâm mạc có fibrin ................................................................ 61
Hình 4.13: Viêm màng phổi .................................................................................... 61
Hình 4.14: Phổi bị hoá gan đối xứng ....................................................................... 62
Hình 4.15: Mặt cắt ngang phổi bị xuất huyết ........................................................... 62
Hình 4.16: Viêm phổi kẻ, tích nước xoang ngực...................................................... 62
Hình 4.17: Phổi xẹp................................................................................................. 62
Hình 4.18: Thận xuất huyết điểm............................................................................. 63
Hình 4.19: Gan hoại tử đốm .................................................................................... 63
Hình 4.20: Khớp khuỷ chân bị tích mủ .................................................................... 63

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ con tiêu chảy ở các giai đoạn........................................................ 43
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở các giai đoạn ............................................... 43
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ bệnh hô hấp ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi ................................... 47
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi .................... 47
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ bệnh hô hấp ở giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt....................... 50
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp ở giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt........ 50

Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ viêm khớp ở các giai đoạn............................................................ 52
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ viêm da ở các giai đoạn................................................................ 52
Biểu đồ 4.9: Trọng lượng bình quân của heo ở các mốc thời gian ............................. 65
Biểu đồ 4.10: Tăng trọng tuyệt đối ở từng giai đoạn.................................................. 67
Biểu đồ 4.11: Hệ số chuyển biến thức ăn ở từng giai đoạn ........................................ 68

vii


MỤC LỤC
TRANG TỰA...............................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ..............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................vii
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU................................................................................... 2
1.2.1 MỤC ĐÍCH ........................................................................................................ 2
1.2.2 YÊU CẦU .......................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HOÁ ........................................................................ 3
2.1.1 Đặc điểm tiêu hóa của heo con giai đoạn cai sữa ................................................ 3
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường tiêu hoá .................................................. 4
2.2 ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY HÔ HẤP............................................................................ 8
2.2.1 Đặc điểm hô hấp của heo con giai đoạn cai sữa................................................... 8
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp .................................................... 8
2.3 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TRẠI....................................................................... 16
2.4 SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM 1 SỐ VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRÊN HEO....... 19

2.4.1 Sơ lược về vi khuẩn E.coli ................................................................................ 19
2.4.2 Sơ lược về tính gây bệnh của vi khuẩn Samonella spp ...................................... 24
2.4.3 Sơ lược về tính gây bệnh của Rotavirus ............................................................ 27
2.4.4 Sơ lược về tính gây bệnh do Mycoplasma gây ra............................................... 30
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................... 37
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI............................................ 37
3.1.1 Thời gian tiến hành đề tài.................................................................................. 37
3.1.2 Địa điểm tiến hành đề tài................................................................................... 37
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................................. 37
3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT ..................................................................................... 37
viii


3.4 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ.................................................................................. 37
3.5 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ........................................................................... 37
3.5.1 Đo nhiệt độ ....................................................................................................... 37
3.5.2 Cách theo dõi bệnh và ghi nhận cách điều trị .................................................... 38
3.5.3 Mổ khám và ghi nhận bệnh tích ........................................................................ 39
3.5.4 Năng suất của đàn heo thịt ................................................................................ 39
3.6 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ................................................................................ 39
3.6.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ........................................................................................ 39
3.6.2 Các biểu hiện thường gặp, cách điều trị và hiệu quả điều trị.............................. 39
3.6.3 Bệnh tích khi mổ khám tử ................................................................................. 39
3.6.4 Năng suất sản xuất ............................................................................................ 39
3.7 CÁC CÔNG THỨC TÍNH TỶ LỆ BỆNH VÀ NĂNG SUẤT SẢN XUẤT ......... 39
3.8 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................... 39
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 40
4.1 NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI .............................................................................. 40
4.2 TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN ĐÀN HEO KHẢO SÁT ........................................... 42
4.2.1 Tình hình tiêu chảy trên đàn heo khảo sát.......................................................... 42

4.2.2 Tình hình bệnh hô hấp trên đàn heo khảo sát..................................................... 46
4.2.3 Tình hình bệnh viêm khớp và viêm da trên đàn heo khảo sát............................. 51
4.3 CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ..................................................... 54
4.3.1 Cách điều trị...................................................................................................... 54
4.3.2 Hiệu quả điều trị ............................................................................................... 58
4.4 CÁC BỆNH TÍCH THƯỜNG GẶP KHI MỔ KHÁM ......................................... 59
4.5 THEO DÕI TÌNH HÌNH CHẾT, LOẠI THẢI TRÊN ĐÀN HEO KHẢO SÁT ... 63
4.6 NĂNG SUẤT ...................................................................................................... 65
4.6.1 Trọng lượng bình quân ở các thời điểm khảo sát (kg)........................................ 65
4.6.2 Tăng trọng tuyệt đối ở các giai đoạn khảo sát (g/con/ngày) ............................... 66
4.7 HỆ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN (kgTA/kgTT).............................................. 68
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................... 70
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70
5.2 ĐỀ NGHỊ............................................................................................................. 71
ix


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 72
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 74

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với xu hướng phát triển của đất nước và nền nông nghiệp hiện đại hoá,
ngành chăn nuôi công nghiệp ngày càng phát triển. Bên cạnh đó nhu cầu cung cấp thực
phẩm cho con người từng bước được nâng cao. Vì vậy các nhà chăn nuôi không ngừng
quan tâm đến việc chọn giống và lai tạo, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh để

nâng cao khả năng tăng trưởng của heo con cai sữa.
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn sau cai sữa được xem là giai đoạn khó khăn và
quan trọng, heo con rõ ràng chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường. Giai đoạn này
chúng thường bị hàng loạt stress do xa mẹ, tách bầy hay thay đổi nguồn thức ăn,…
Với nhiều nguyên nhân gây bệnh trên các lứa tuổi của heo cho nên việc chẩn đoán
cũng như đề xuất các biện pháp phòng trị một số bệnh còn đang gặp nhiều khó khăn.
Do đó cần khảo sát đánh giá những biểu hiện lâm sàng thường xảy ra và ghi nhận kết
quả chăn nuôi heo từ cai sữa đến khi xuất thịt trong điều kiện chăn nuôi heo hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của Th.S
Nguyễn Thị Thu Năm, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát các bệnh thường gặp
trên heo từ sau cai sữa đến khi xuất thịt.”

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 MỤC ĐÍCH

Ghi nhận các biểu hiện bệnh thường gặp từ cai sữa đến khi xuất thịt từ đó để ra
những biện pháp phòng trị thích hợp.
1.2.2 YÊU CẦU
Khảo sát các biểu hiện lâm sàng trên những heo có biểu hiện bệnh, bệnh tích trên
những heo bệnh chết được giết mổ.
Cách điều trị tại trại và hiệu quả điều trị.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HOÁ

2.1.1 Đặc điểm tiêu hóa của heo con giai đoạn cai sữa
Khi cai sữa, heo con phải chuyển từ sữa mẹ sang sử dụng thức ăn khô và nước nên có
thể làm rối loạn nghiêm trọng đường tiêu hoá. Do đó cần phải lựa chọn kỹ lưỡng thành
phần thức ăn sử dụng trong các khẩu phần ban đầu, cũng như thời gian chuyển từ khẩu
phần này sang khẩu phần khác.Các vấn đề chính cần quan tâm là:
- Các enzym tiêu hoá
- Độ acid trong đường ruột
- Vi khuẩn trong ruột
Hệ thống enzym phải điều chỉnh từ tiêu hoá các thành phần của sữa sang thành
phần thức ăn thô. Thay đổi lớn nhất là chuyển từ tiêu hoá lactose (enzym lactase) sang
tiêu hoá đường và tinh bột, và từ protein sữa (cazein và globulin) sang protein từ động
thực vật (các enzym protease khác). Sữa heo mẹ duy trì một quần thể Lactobacilli hoạt
động giúp giữ môi trường axit trong ruột. Vào thời điểm cai sữa, độ axit này cần phải
được duy trì và quá trình sản xuất HCl trong dạ dày được bắt đầu. Quần thể
Lactobacilli cần thiết để bảo vệ cơ thể heo và ngăn chặn vi khuẩn có hại cũng được
hình thành. Nhung mao ruột cao và sâu là rất có lợi, đảm bảo cho ruột khoẻ mạnh, hấp
thu chất dinh dưỡng tốt và sự tăng trưởng tốt của heo.
Miễn dịch thụ động thu được từ sữa đầu của heo nái giảm xuống đến mức rất thấp
vào thời điểm 21-28 ngày tuổi. Nó được thay thế từ từ bằng miễn dịch chủ động trong
vài tuần tiếp theo. Cấu trúc của nhung mao trong ruột non là rất quan trọng để duy trì
các chức năng này.
Sự chuyển đổi dần dần từ khẩu phần ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thu sang khẩu phần ăn
có giá thành thấp thường đòi hỏi sử dụng 3-4 loại thức ăn để bộ máy tiêu hoá của heo
con

3



dần dần thích nghi và phụ thuộc giá thành sản phẩm. Các loại thức ăn này được cho ăn
theo các giai đoạn phát triển khác nhau và với lượng nhất định.
Phương pháp này cho phép chuyển đổi dần dần từ khẩu phần dinh dưỡng cao và từ
các sản phẩm sữa chất lượng cao (gọi là khẩu phần phức tạp) sang các khẩu phần dinh
dưỡng thấp sử dụng ít thành phần thức ăn chuyên dụng (gọi là khẩu phần đơn giản).
Nếu thay đổi diễn ra quá nhanh đối với sự phát triển tổ chức cơ thể và sinh lý của heo
thì rối loạn tiêu hoá sẽ xảy ra. Điều này gây ra hiện tượng giảm khả năng tăng trọng và
heo dễ bị tác động của vi khuẩn gây bệnh, gây tiêu chảy dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Một chế độ cho heo con ăn điển hình và lượng thức ăn cần thiết theo từng giai đoạn
được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Chế độ cho heo con ăn theo các giai đoạn
Giai đoạn
GĐ cai sữa sớm

Trọng lượng heo

Số ngày cho ăn

(kg)

(ngày)

Lượng thức ăn (kg)

Dưới 5,0

2-4

0,5-1,0


Giai đoạn 1

5,0-7,0

7

1,0-2,0

Giai đoạn 2

7,0-10,0

7

3,0

Giai đoạn 3

10,0-15,0

14

6,0

Giai đoạn 4

15,0-25,0

14


15,0

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường tiêu hoá heo con
Bộ máy tiêu hóa của heo con chưa hoàn chỉnh nên không thể tiêu hóa hoàn toàn
thức ăn thay thế sữa mẹ. Hậu quả là heo con hấp thu ít dưỡng chất, mất nhiều nước và
tiêu chảy.
Sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày ruột không đủ số lượng và chất lượng. Thiếu lượng
HCl cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Ở heo con trước 1 tháng tuổi không có
HCl tự do (Kvanhixki,1960; dẫn liệu của Nguyễn Như Pho, 1995), do đó heo con dễ bị
tiêu chảy.
Heo con thiếu sắt gây thiếu máu, giảm đề kháng nên dễ bị bệnh, đặc biệt là tiêu
chảy.
Theo Võ Văn Ninh (1985), thời kỳ heo con mọc răng dễ bị tiêu chảy. Hai thời điểm
mà heo con sốt và tiêu chảy với tỷ lệ cao nhất là lúc 10 – 17 ngày và 23 – 29 ngày tuổi,

4


ứng với thời gian mọc răng sữa, tiền hàm 3 ở hàm dưới, răng sữa, và tiền hàm ở hàm
trên.
-Điều kiện chăm sóc và môi trường
Heo con có khả năng chống chịu sự thay đổi môi trường rất kém và rất dễ bị nhiễm
bệnh khi môi trường nhiễm bẩn. Nếu vệ sinh chăm sóc không tốt thì chuồng trại chứa
nhiều khí độc (CO2, NH3, H2S) tạo tiểu khí hậu bất lợi cho heo con.
Sự thay đổi môi trường đột ngột, đang nóng chuyển sang lạnh, hoặc nắng sang mưa
làm heo con tiêu hao nhiều năng lượng. Cơ thể chống lạnh bằng cách oxy hóa
glycogen để sinh ra năng lượng, nếu lạnh kéo dài thì lượng đường trong máu giảm
xuống, sự giảm glucose trong máu đột ngột sẽ gây bệnh tiêu chảy ở heo con.
Theo Võ Văn Ninh (1995) sự thay đổi môi trường sống như: chuyển chuồng, nhập

đàn, tách mẹ….làm heo con bị stress dẫn đến cơ thể suy yếu, nhu động ruột giảm đột
ngột nên thức ăn nằm một chỗ, một số vi khuẩn bình thường vô hại như E.coli đột ngột
phát triển nhanh số lượng trở nên có sức gây bệnh và sinh độc tố.
Ở nước ta, điều kiện khí hậu và chuồng trại còn nhiều khó khăn. Yêu cầu về nhiệt
độ trong chuồng nuôi phải thích hợp, theo Whittemore (1993) nhiệt độ 26 -28 0c thích
hợp cho heo con sau cai sữa nhỏ hơn 8 kg và ẩm độ thích hợp là 60-70% (dẫn liệu
Nguyễn Minh Hiếu 2003).
-Thức ăn, nước uống
Sau khi cai sữa, heo không được bú sẽ ăn nhiều trong khi đường tiêu hóa còn yếu.
Thức ăn không tiêu hóa hết, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có hại phát triển.
Thức ăn lên men thối, bị ẩm mốc,… dẫn đến tiêu chảy.
Thức ăn dư đạm, không tiêu hóa hết ở ruột non khi đến ruột già thì được một số vi
khuẩn như E.coli sử dụng, phân hủy chất đạm sản sinh độc chất.
Do khẩu phần ăn có nhiều chất xơ, cơ thể không tiêu hóa được chất xơ, chất xơ qua
ống tiêu hóa quá nhanh và thải qua hậu môn dưới dạng phân lỏng (nhiều chất xơ cũng
làm tăng nhu động ruột).
Boldman và ctv (1998) đã đưa ra chứng cứ vững chắc về việc chọn lựa thực liệu
trong khẩu phần heo cai sữa để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa cho heo cai sữa:
(1) Dùng acid hữu cơ (acid lactic, formic và fumaric).

5


(2) Dùng những chất có ít khả năng hấp thu, nhờ vậy có đủ acid để hỗ trợ cho việc cắt
đứt protein trong dạ dày.
(3) Tăng chất xơ trong khẩu phần.
(4) Tăng mức năng lượng (3300 Kcal năng lượng biến dưỡng/kg thức ăn) (Trần Thị
Dân, 2004).
Nước uống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước dơ, có nhiều NH3Cl, nitrat, sulfat,
và các vi sinh vật có hại đều gây bất lợi cho hoạt động đường tiêu hóa.

-Vi khuẩn
Vi sinh vật là nguyên nhân luôn hiện diện trong nhiều trường hợp tiêu chảy của heo
con do thiếu chất dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu không thích hợp, vệ sinh chăm sóc
kém… Các loại vi khuẩn gây tiêu chảy heo con thường gặp nhất là vi khuẩn
Salmonella và E.coli.
Theo dẫn liệu Nguyễn Như Pho (1995), hệ vi sinh vật biểu hiện qua sơ đồ:
Vi sinh vật có lợi

Vi sinh vật có hại

Lactobacillus

Các loại vi sinh vật gây bệnh

Acidophillus
Nấm men
Saccharomyces

Tiết độc tố

Tiết chất có tính kháng sinh
-Virus

Virus gây bệnh TGE (transmissible gastroenteritis): virus gây viêm dạ dày ruột
truyền nhiễm
Coronavirus: dịch tiêu chảy ở heo con
Rotavirus: tiêu chảy dữ dội trên heo con.

6



Bảng 2.2: Các vi khuẩn chủ yếu hiện diện trong ống tiêu hoá của heo con (phân
lập được từ năm 1991-1992 tại phòng thí nghiệm CCPA_Deltavit).
Heo con (%)

Vi khuẩn
1991

1992

E.coli

73,2

69,8

Klebsiella

5,8

6,3

Citrobacter

2,2

0

Salmonella


1,4

1,6

0

1,6

Enterobacter

2,2

1,6

Pseudomonas

-

-

Serratia

-Ký sinh trùng
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh nói trên, người ta còn đề cập đến vai trò ký
sinh trùng đường ruột. Theo Lê Minh Chí (1981), ký sinh trùng cũng có thể gây bệnh
tiêu chảy cho heo con, thường thấy là giun đũa Ascaris suum….
Cầu trùng là loại động vật đơn bào chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Hiện
nay người ta phát hiện 13 loại cầu trùng gât bệnh trên heo. Ở Mỹ trong 9 loại cầu trùng
phát hiện có 8 loại cầu trùng thuộc giống Eimeria, còn 1 loại được xếp vào giống
Isospora. Trong tất cả các loài được phát hiện thì cầu trùng thuộc loại gây bệnh chủ

yếu trên heo con (Steyenson 19950; dẫn liệu của Nguyễn Thị Thu Thảo 2003). Tỷ lệ
tử vong ở heo con từ 10 – 20%.
-Một số nguyên nhân khác
Theo Nguyễn Như Pho (1995) việc cấp không đầy đủ các chất khoáng như
Fe,Zn,Cu,…(nhất là Fe) thì heo bị thiếu máu, giảm tính thèm ăn, còi cọc, tiêu chảy và
dễ mắc các bệnh khác.
Theo Nguyễn Bạch Trà (1988) việc thiếu 1 số vitamine A, PP, B2, B3, …làm cho
niêm mạc ruột lở loét, gây sốt và tăng nhu động ruột, từ đó gây tiêu chảy.

7


Triệu chứng
Theo Nguyễn Như Pho (1995) heo con tiêu chảy không sốt hoặc sốt nhẹ trong 1-2
ngày, trường hợp phụ nhiễm các loại vi khuẩn khác sẽ gây sốt cao.
Việc định bệnh dựa vào trạng thái phân, phân loãng có màu trắng hoặc xám, màu
vàng có mùi hôi thối. Lúc mới tiêu chảy heo con vẫn còn ăn bình thường, sau đó tiêu
chảy nhiều thì heo con bỏ ăn, gầy nhanh và mất nước. Niêm mạc mũi, mõm nhợt nhạt,
heo bị thiếu máu, thường nằm một chỗ và mất phản ứng. Thân nhiệt giảm có thể dẫn
đến chết.
2.2. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY HÔ HẤP

2.2.1 Đặc điểm hô hấp của heo con giai đoạn cai sữa
Phổi là cơ quan hô hấp chủ yếu đảm nhận chức năng trao đổi khí. Quá trình này
được thực hiện ở phế nang.
Hô hấp chia phổi làm hai kỳ: hít vào và thở ra. Kỳ hít vào mang không khí từ ngoài
vào phổi, kỳ thở ra đẩy không khí từ phổi ra ngoài. Đây là hiện tượng thông khí, bởi sự
chênh lệch áp lực giữa các phế nang với không khí môi trường xung quanh, tương ứng
với sự tăng hay giảm thể tích phổi. Nguồn gốc của hiện tượng cơ học này là do sự hiện
hữu một khoảng trống giữa lá thành và lá tạng của phổi.

Ở kỳ hít vào, áp lực bên trong phế nang trở nên âm so với áp lực không khí, nên
không khí đi từ ngoài vào trong phế nang.
Ở kỳ thở ra, áp lực phế nang tăng, phổi xẹp xuống đẩy không khí thoát ra ngoài
Cơ ở phổi không tự co giản mà co giản một cách thụ động nhờ cơ hoành và các cơ
liên sườn. Ngoài ra còn có một số cơ khác tham gia khi gắng sức: cơ vùng cổ, cơ vùng
ngực và các cơ chi trong trường hợp thở khó.
Các hoạt động của phổi được điều khiển bởi dây thần kinh phế vị (số X)
Cơ thể động vật nhờ có những phản xạ thần kinh, do vỏ đại não điều khiển, nên có
những phản xạ thích nghi với những thay đổi của điều kiện môi trường bên ngoài.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp
Bộ máy hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài cơ thể
(niêm mạc, các dịch tiết bao phủ đường hô hấp) bị suy yếu hoặc không còn hữu hiệu
nữa thì bệnh đường hô hấp dễ bộc phát. Sau đây là những nguyên nhân gây suy yếu hô
hấp cơ thể:
8


-Dinh dưỡng thức ăn
Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể, giúp chống lại các
nhân tố gây bệnh. Theo Hayer (1989) thì vitamin A va Selenium đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống miễn dịch. Mức độ cảm nhiễm đối với bệnh tăng khi khẩu phần
không cung cấp đầy đủ các nguyên tố khoáng và vitamin. Ngoài ra sức đề kháng còn
có thể phụ thuộc vào thành phần thức ăn. Thiếu dinh dưỡng heo sẽ chậm lớn, còi cọc,
là nguyên nhân dẫn đến các bệnh trong cơ thể, bệnh hô hấp góp phần đáng kể trong
nguyên nhân này.
Bảng 2.3: Độ nhạy cảm với bệnh đường hô hấp (Hayer, 1989)
Độ nhạy cảm với bệnh đường hô hấp

Yếu tố dinh dưỡng
Khẩu phần thiếu năng lượng


+

Không cân đối nguyên tố

+

Độ bụi cao

+

Ngoài ra các vitamin nhóm A, B1, B2, PP, C cũng có tác dụng tăng cường sức
chống đỡ của cơ thể đối với các bệnh như: cúm, chảy nước mũi,viêm họng. Các bệnh
này sẽ giảm khi sử dụng các polyvitamin này, khi thiếu vitamin A thì tổ chức biểu mô
đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền và từ đó thú dễ mắc bệnh
(Nguyễn Như Pho,1995).
Sự mất cân đối Ca, P trong khẩu phần làm hệ xương lồng ngực biến dạng, sự thiếu
vitamin A có thể làm biến đổi tổ chức mô hô hấp. Còn vitamin C trong cơ thể cũng
góp phần nâng cao sức đề kháng và chống tác nhân gây bệnh (Võ Văn Ninh,1998).
Quá trình chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp, sự xay nhuyễn
thức ăn hỗn hợp quá mức thường làm tăng độ bụi nên heo dễ bị hắc hơi, viêm phổi
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,1997).

9


-Môi trường
Trong chăn nuôi, ngoài dinh dưỡng ra thì yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ẩm độ,
chuồng trại,…cũng ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm
nhập gây hại.

*Nhiệt độ
Nhiệt độ chuồng nuôi bị ảnh hưởng chủ yếu: bức xạ mặt trời, ẩm độ, tốc độ gió,
mật độ nuôi gia súc,…, nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của heo và còn là
nguyên nhân tạo điều kiện để mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh.
Nhiệt độ cao làm thyroxin tiết ra ít, làm thú biếng ăn, chậm tăng trưởng, mất nước
làm máu đông đặc, tuần hoàn suy sụp, sự vận chuyển máu ra da thấp, mất muối gây co
giật, đau bắp cơ, thú thở nhanh, rối loạn cân bằng acid/bazơ.
Nhiệt độ cơ thể thấp làm co các mạch máu ngoại vi, nên giảm sự truyền nhiệt từ
bên trong ra ngoài cơ thể nên vật run cơ, dựng lông. Sự hấp thu đạm và hấp thu
globulin giảm, từ đó sức đề kháng giảm, heo dễ mắc bệnh đường hô hấp, xù lông,
chậm lớn (Nguyễn Hoa Lý, 1998).
*Ẩm độ
Ẩm độ cao gây trở ngại sự khuếch tán nhiệt trên bề mặt da làm ảnh hưởng đến
chức năng hô hấp của heo. Các thí nghiệm của Ragdale chứng minh ở 320C heo nặng
91 kg không mất trọng lượng khi ẩm độ 94%, nhịp thở tăng nhanh khi ẩm độ từ 50%
lên đến 94%. Ở nhiệt độ 360C heo giảm trọng lượng khi ẩm độ là 30%.
*Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa (2004) trên heo, nồng độ ammonia
(NH3) trên 10ppm trong không khí chuồng nuôi có thể làm gia tăng tỷ lệ ho; 50 – 100
ppm, làm giảm tăng trọng hàng ngày 12 – 30%; 61ppm gây giảm 5% lượng thức ăn
được ăn vào. Nồng độ NH3 cao làm chậm sự dậy thì và động hớn trên heo nái hậu
bị,….

10


Bảng 2.4: Tác hại của NH3 đối với người và heo khi hít phải
Nồng độ tiếp xúc

Tác hại hay triệu chứng


+ Người :
• 6 – 20 ppm trở lên.

• Ngứa ngáy khó chịu đường hô hấp.

• 100 ppm trong 1 giờ.

• Ngứa ở bề mặt niêm mạc.

• 400 ppm trong 1 giờ.

• Ngứa ở mũi và cổ họng.

• 700 ppm.

• Lập tức ngứa ở mắt, mũi, cổ họng.

• 5000 ppm.

• Khó thở, ngạt thở.

• > 10000 ppm.

• Tử vong

+ Heo :
• 50 ppm

• Năng suất và sức khoẻ giảm sút, hít thở lâu dễ

viêm phổi và các bệnh khác về hô hấp.

• 100 ppm

• Hắc hơi chảy nước mũi, ăn không ngon.

• > 300 ppm

• Ngứa mũi, mõm.Tiếp xúc lâu gây thở gấp, và thở
không đều, co giật.

Khi heo tiếp xúc liên tục với dihydrosulfide (H2S ) ở nồng độ 20ppm thì heo sẽ sợ
ánh sáng, ăn không ngon có biểu hiện thần kinh không bình thường. Khi heo tiếp xúc
liên tục với H2S ở nồng độ 20ppm có thể sinh chứng thuỷ thủng ở phổi nên khó thở,
bất tỉnh và chết (Barker và ctv, 1996).

11


Bảng 2.5: Tác hại của H2S đối với người và heo khi hít phải.
Nồng độ tiếp xúc

Tác hại hay triệu chứng

+ Người
• Ở 10ppm

• Ngứa mắt

• Trên 20ppm, hơn 20


• Ngứa mắt, mũi, họng

phút
• Ở khoảng 50 – 100ppm

• Buồn nôn, nôn mữa, tiêu chảy

• Ở 200ppm, trong 1 giờ

• Choáng váng, thần kin suy sụp, dễ bị viêm
phổi

• Ở 500ppm, trong 30

• Nôn mửa, có trạng thái hưng phấn, bất tĩnh

phút
• Trên 600 ppm

• Tử vong

+ Heo
Tiếp xúc liên tục với 20ppm

• Sợ ánh sáng, ăn không ngon, có biểu hiện
thần kinh không bình thường

Tiếp xúc liên tục với 200ppm


• Phổi có thể bị thuỷ thũng, khó thở, bất tỉnh,
chết.

-Chăm sóc quản lý
Trong các trại chăn nuôi vấn đề chăm sóc quản lý đàn gia súc cũng được các giới
chuyên môn quan tâm đến. Vấn đề này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của
cơ thể đối với mầm bệnh. Nếu mật độ nuôi cao, trước khi nhập đàn không kiểm tra
tình trạng sức khỏe hoặc sức khỏe kém rất dễ dẫn đến bệnh trên đường hô hấp của gia
súc.

12


Bảng 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp (Straw, 1999)
Độ nhạy cảm với

Yếu tố

bệnh đường hô hấp

-

Quy mô đàn lớn mật độ đàn cao

+++

-

Nhập các đàn gia súc không biết hoặc kém về tình


+++

trạng sức khoẻ.
-

Xuất nhập liên tục thay vì chuyển theo từng lô

+++

-

Tuổi nái bình quân thấp

+++

-

Tuổi cai sữa sớm hoặc cai sữa muộn (<21 ngày hay

++

lớn hơn 28 ngày).
-

Sử dụng con giống thuần hay con giống lai.

+

-


Các thiết bị chiếu sáng và thông thoáng không

+

thích hợp.
-

Không đủ calo tiêu thụ.

-

Thức ăn không thêm dầu (bụi từ thức ăn).

-

Thiếu sót trong kiểm soát môi trường.

+

-

Ít hiểu biết về các dấu hiệu của bệnh.

+++

-

Không có hoặc điều trị không đúng các heo ốm.

++


-

Các biện pháp phòng bệnh.

++

-

Vệ sinh kém.

++

+
+++

-Vi sinh vật
Trên đường hô hấp, sự vấy nhiễm của các sinh vật xảy ra tại đây khá nhiều. Khi cơ
thể suy yếu hoặc có điều kiện thuận lợi khác thì chúng sẽ xâm nhập, bộc phát gây nên
các bệnh lý hô hấp phổ biến.
*Bệnh do vi khuẩn
Bệnh viêm phổi địa phương (suyễn) do Mycoplasma hyopneumoniae
Bệnh do Haemophilus parasuis với triệu chứng gây viêm khớp, viêm tràn dịch,
viêm màng não.
Bệnh tụ huyết trùng do Pasteurella multocida.

13


Bệnh viêm teo xương mũi truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella multocida,

Bordetella bronchiseptica.
Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus (App) gây bệnh tích viêm phổi dính sườn, abcess
phổi.
Bệnh do Streptococcus gây ra bệnh tích xung huyết gan và phổi.
*Bệnh do virus
Bệnh dịch tả heo do virus thuộc họ Flaviridae.
Bệnh cúm heo do Influenzavirus thuộc họ Orthomyxoviridae.
Bệnh cảm nhiễm đường hô hấp trên heo do virus thuộc họ Coronaviridae.
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS: Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome) do Arterivirus gây ra.
Cảm nhiễm đường hô hấp ở heo do Coronavirus gây nên.
Ngoài các yếu tố vi khuẩn, virus, yếu tố stress cũng là nguyên nhân để các vi
khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh nhanh chóng.
Chrisitensen và Monsing (1992) cho biết có sự tương quan giữa triệu chứng lâm
sàng với tác nhân gây bệnh theo từng độ tuổi được thể hiện qua bảng 2.7.

14


×