Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI HEO HẢO TRANG HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.67 KB, 67 trang )

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI
SAU KHI SINH VÀ TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO
MẸ TẠI TRẠI HEO HẢO TRANG HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG
NAI

Tác giả

TRẦN THÁI HÒA

Khóa luân được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành
Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM

Tháng 09 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Kính gửi cha mẹ!
Cảm ơn cha mẹ đã dành tất cả mọi thứ để cho con có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn!
Th.s Nguyễn Thị Thu Năm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời
gian thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông
Lâm đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học
tập tại trường
Chủ trại chăn nuôi heo tư nhân Trảng Bom chú Nguyễn Văn Hảo, và cô


Nguyễn Thị Thu Trang đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời
gian làm đề tài tại trại. Truyền đạt cho em những kinh nghiệm quí báu về khảo
sát đàn nái và đàn heo con theo mẹ, cũng như những kinh nghiệm về chẩn đoán,
điều trị nâng cao tay nghề.
Các anh em công nhân trại chăn nuôi heo Hảo Trang huyện Trảng Bom đặc
biệt là anh Đậu, chị Vân, cô Huyền đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề
tài của mình.
Các bạn lớp thú y 30 đặc biệt là Châu Minh, Xuân Thuận, Văn Khoa, Xuân
Hòa, Mỹ Phương cùng bạn bè gần xa đã chia sẻ cùng những vui buồn trong
suốt thời gian học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được tiến hành từ ngày 25/04/2009 đến ngày 25/08/2009 tại trại chăn
nuôi heo Hảo Trang huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai với mục đích khảo sát tình hình
viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và tình trạng tiêu chảy trên đàn heo
con theo mẹ. Qua khảo sát 124 con nái sau khi sinh chúng tôi ghi nhận được kết quả
như sau:
Tỷ lệ viêm tử cung là 21,77%, tỷ lệ viêm vú là 4,04%. Các dạng viêm tử cung
gồm: viêm dạng nhờn (20,16%), viêm dạng mủ (1,61%).
Tỷ lệ heo lên giống lại của nhóm nái không viêm là 96,74%, nhóm nái viêm tử
cung là 96,30%, nhóm nái viêm vú là 80,00%.
Thời gian trung bình lên giống lại của nhóm nái không viêm là 5,55 ngày, nhóm
nái viêm tử cung là 5,77 ngày, nhóm nái viêm vú là 5,75 ngày.
Sản lượng sữa nái tính đến 21 ngày của nhóm nái không viêm là 92,80 kg,
nhóm nái viêm tử cung là 83,03 kg, nhóm nái viêm vú 71,70 kg.
Số heo con sơ sinh trên ổ của nhóm nái không viêm là 8,74 con, nhóm nái viêm
tử cung là 8,07 con, nhóm nái viêm vú là 8,4 con.

Số heo con chọn nuôi trên ổ của nhóm nái không viêm là 8,61 con, nhóm nái
viêm tử cung là 7,96 con, nhóm nái viêm vú là 8,2 con.
Trọng lượng sơ sinh bình quân của nhóm nái không viêm là 1,54 kg, nhóm nái
viêm tử cung là 1,52 kg, nhóm nái viêm vú là 1,50 kg.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của nhóm nái không viêm là 5,93 ngày, nhóm nái
viêm tử cung dạng nhờn là 6,41 ngày, nhóm nái viêm tử cung dạng mủ là 5,86 ngày,
nhóm nái viêm vú là 6,88 ngày.
Trọng lượng bình quân của heo 21 ngày tuổi của nhóm nái không viêm là 5,36
kg, nhóm nái viêm tử cung dạng nhờn là 5,32 kg, nhóm nái viêm tử cung dạng mủ là
5,22 kg, nhóm nái viêm vú là 4,98 kg.
Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày tuổi của nhóm nái không viêm là 96,21%, nhóm
nái viêm tử cung dạng nhờn là 95,98%, nhóm nái viêm tử cung dạng mủ là 81,25%,
nhóm nái viêm vú là 87,80%.
iii


Phân lập vi khuẩn từ dịch viêm tử cung có sự hiện diện của các vi khuẩn sau:
Staphylococcus spp., E.coli, Streptococcus spp., Enterobacter aerogenes.
Kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy các vi khuẩn phân lập trong dịch viêm tử
cung có tỷ lệ kháng kháng sinh khá cao. Vi khuẩn Streptococcus spp kháng thuốc khá
nhiều, chỉ còn cephalexine, peniciline, norfloxacine, ciprofloxacine, colistine,
ofloxacine nhạy cảm 33,33%. Staphylococcus spp còn nhạy cảm tốt với norfloxacine,
ciproloxacine, ofloxacine, bactrim 100%. E.coli nhạy cảm với norfloxacine,
ciproloxacine

100%.

Enterobacter

aerogenes


ciproloxacine, colistine, kanamycine 100%.

iv

nhạy

cảm

với

norfloxacine,


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa................................................................................................................. i
Lời cảm tạ .............................................................................................................. ii
Tóm tắt.................................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. v
Danh sách các bảng ............................................................................................ viii
Danh sách các biểu đồ .......................................................................................... ix
Danh sách các hình ................................................................................................ x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ........................................................................... 2
1.2.1 Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu.................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................. 3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO HẢO TRANG ............................. 3

2.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 3
2.1.2 Mục đích và ưu thế của trại .................................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu đàn............................................................................................... 3
2.1.4 Hệ thống chuồng trại ............................................................................... 4
2.1.5 Thức ăn và nước uống............................................................................. 5
2.1.5.1 Thức ăn ........................................................................................ 5
2.1.5.2 Nước uống.................................................................................... 5
2.2 QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ VỆ SINH - TIÊM PHÒNG
THÚ Y ...................................................................................................................... 6
2.2.1 Quy trình chăn nuôi................................................................................. 6
2.2.2 Quy trình tiêm phòng .............................................................................. 6
2.2.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng.............................................................. 6
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 6
2.3.1 Viêm tử cung........................................................................................... 9
v


2.3.1.2 Nguyên nhân gây viêm tử cung ................................................... 9
2.3.1.3 Các dạng viêm tử cung .............................................................. 10
2.3.1.4 Viêm vú...................................................................................... 11
2.3.2 Cơ chế gây viêm vú............................................................................... 12
2.3.3 Bệnh tiêu chảy trên heo con .................................................................. 12
2.3.3.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con ...................................... 12
2.3.3.2 Bệnh tiêu chảy ........................................................................... 12
2.3.3.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy........................................................ 12
2.3.3.4 Cơ chế sinh bệnh........................................................................ 16
2.3.3.5 Triệu chứng................................................................................ 17
2.3.3.6 Chẩn đoán .................................................................................. 17
2.3.3.7 Điều trị ....................................................................................... 17
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT......................... 19

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ................................................... 19
3.2 DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU KHẢO SÁT ...................................................... 19
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT............................................................................ 19
3.4 NỘI DUNG KHẢO SÁT............................................................................... 19
3.5 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH..................................................................... 19
3.5.1 Ghi nhận heo bệnh ................................................................................ 19
3.5.2 Cách lấy mẫu dịch viêm tử cung........................................................... 19
3.6 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ........................................................................ 20
3.6.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ............................................................ 20
3.6.2 Năng suất sinh sản của nái .................................................................... 20
3.6.3 Tỷ lệ tiêu chảy trên heo con theo mẹ .................................................... 20
3.7 CÔNG THỨC TÍNH ..................................................................................... 21
3.8 XỬ LÝ SỐ LIỆU........................................................................................... 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 22
4.1 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI .................................................. 22
4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI... 24
4.2.1 Tỉ lệ viêm tử cung, viêm vú trên heo nái .............................................. 24
4.2.2 Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú heo nái theo lứa đẻ.................................. 26
vi


4.2.3 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên tổng số nái khảo sát ......................... 28
4.2.4 Tỷ lệ và thời gian trung bình nái lên giống trở lại sau cai sữa và sản lượng
sữa nái tính đến 21 ngày ......................................................................................... 31
4.2.5 Kết quả phân lập và kháng sinh đồ trên mẫu dịch viêm tử cung .......... 34
4.2.5.1 Kết quả phân lập vi khuẩn từ mẫu dịch viêm tử cung ............... 34
4.2.5.2 Kết quả thử kháng sinh đồ ......................................................... 36
4.3 KẾT QUẢ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI......................................... 38
4.3.1 Số heo con sơ sinh trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ, trọng lượng sơ sinh
bình quân ................................................................................................................ 38

4.3.2 Tỷ lệ heo con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở heo con theo mẹ trên
từng nhóm nái......................................................................................................... 40
4.3.3 Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi theo từng nhóm nái....... 45
4.3.4 Tỷ lệ nuôi sống của heo con đến 21 ngày tuổi theo từng nhóm nái...... 46
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 48
5.1 KẾT LUẬN.................................................................................................... 48
5.2 ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 50
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 52

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của hai loại cám 116 và 118 .............................. 5
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng của trại ................................................................... 8
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát về nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi .............................. 22
Bảng 4.2 Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh ........................... 24
Bảng 4.3 Tỷ lệ viêm tử cung và viêm vú theo lứa đẻ trên nái khảo sát ................. 27
Bảng 4.4 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung ................................................................... 28
Bảng 4.5 Tỷ lệ và thời gian trung bình nái lên giống lai và sản lượng sữa nái tính
đến 21 ngày............................................................................................................. 31
Bảng 4.6 Tổ hợp vi khuẩn phân lập trong 5 mẫu dịch viêm tử cung ..................... 35
Bảng 4.7 Kết quả thử kháng sinh đồ với streptococcus spp. và staphylococcus…36
Bảng 4.8 Kết quả thử kháng sinh đồ với E.coli và Enterobacter aerogenes ......... 37
Bảng 4.9 Số heo con sơ sinh trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ, trọng lượng sơ
sinh bình quân......................................................................................................... 38
Bảng 4.10 Tỷ lệ heo con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ
................................................................................................................................ 42
Bảng 4.11 Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi theo từng nhóm nái....... 45

Bảng 4.12 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến 21 ngày tuôi theo từng nhóm nái ............ 46

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh ...................................... 25
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ viêm tử cung và viêm vú theo lứa đẻ trên nái khảo sát ............. 27
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung ............................................................... 29
Biểu đồ 4.4 Thời gian trung bình nái lên giống trở lại........................................... 32
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ số nái lên giống trở lại ............................................................... 33
Biểu đồ 4.6 Sản lượng sữa nái tính đến 21 ngày.................................................... 34
Biểu đồ 4.7 Số con sơ sinh trên ổ ........................................................................... 39
Biểu đồ 4.8 Số con chọn nuôi trên ổ ...................................................................... 40
Biểu đồ 4.9 Trọng lượng bình quân heo sơ sinh .................................................... 41
Biểu đồ 4.10 Tỷ lệ heo con tiêu chảy ..................................................................... 43
Biểu đồ 4.11 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ theo từng nhóm nái 43
Biểu đồ 4.12 Trọng lượng heo con 21 ngày tuổi theo từng nhóm nái ................... 45
Biểu đồ 4.13 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến 21 ngày tuổi theo từng nhóm nái........ 47

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Chuồng sàn cho heo cai sữa ...................................................................... 4
Hình 2.2 Chuồng củi cho heo nái đẻ và heo con theo mẹ ........................................ 4
Hình 2.3 Chuồng nền cho heo nái mang thai và chờ phối ....................................... 5
Hình 4.1 Viêm tử cung dạng mủ ............................................................................ 30
Hình 4.2 Viêm tử cung dạng mủ máu .................................................................... 30


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ngành chăn nuôi heo ở nước ta đang có chiều hướng mở rộng từ
phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang phương thức chăn nuôi tập trung, như các trang
trại hoặc các trại chăn nuôi công nghiệp có kỹ thuật cao.
Đi đôi với cơ cấu và số lượng đàn heo tăng, ngành chăn nuôi heo phải đối mặt
với nhiều vấn đề về bệnh tật hơn. Riêng trên đàn nái sinh sản bệnh viêm tử cung, viêm
vú luôn là mối quan tâm hàng đầu của các trại chăn nuôi. Tuy tỷ lệ chết không cao
nhưng lại ảnh hưởng lớn đến năng suất của con nái như: chậm lên giống lại, mất sữa,
tắt sữa…. Mặt khác bệnh viêm tử cung, viêm vú làm tăng tỷ lệ tiêu chảy trên đàn heo
con theo mẹ, heo con chậm tăng trưởng, giảm sức đề kháng, tăng chi phí thuốc điều
trị.
Trong thực tế đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung,
viêm vú và bệnh tiêu chảy trên đàn heo con theo mẹ, nhằm tìm ra các nguyên nhân chủ
yếu gây bệnh để đề ra các giải pháp tối ưu trong việc phòng trị sao cho hiệu quả nhất.
Để biết thêm về thực tế và hiểu rõ hơn về vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa
Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng
dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Năm, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát
tình hình viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và tình trạng tiêu chảy
trên heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi heo Hảo Trang huyện Trảng Bom tỉnh
Đồng Nai.”

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích
- Khảo sát bệnh viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và bệnh tiêu
chảy trên heo con theo mẹ.
- Khảo sát tính nhạy cảm của vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung đối với
một số kháng sinh thông dụng.
- Giúp cho việc phòng trị bệnh viêm tử cung, viêm vú và tiêu chảy trên heo con
hiệu quả hơn.
1.2.2 Yêu cầu
- Khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi.
- Khảo sát đàn nái sinh sản và heo con theo mẹ để theo dõi ghi nhận tình hình
bệnh viêm tử cung trên đàn nái sinh sản và bệnh tiêu chảy trên đàn heo con theo mẹ.
- Phân lập vi khuẩn từ dịch viêm tử cung và thử kháng sinh đồ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO HẢO TRANG
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo Hảo Trang thuộc xã Đông Hòa huyện Trảng Bom tỉnh Đồng
Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai khoảng 20km về hướng bắc,
cách đường quốc lộ 1A khoảng 2,5km nên rất thuận lợi trong việc nhập các nguồn
nguyên liệu thức ăn tự trộn, các loại thực phẩm, thuốc thú y, các chế phẩm sinh học, và
mua bán gia súc. Tuy nhiên trại có một bất lợi là bên cạnh có các trại chăn nuôi khác
với mật độ khá cao, vì vậy khi bùng phát dịch bệnh thì dễ lây lan giữa các trại và rất
khó kiểm soát.
2.1.2 Mục đích và ưu thế của trại
Mục đích: Chuyên cung cấp heo thương phẩm, heo con cai sữa, heo hậu bị và
heo thịt cho thị trường.

Ưu thế: Trại có một cơ sở chuyên cung cấp thịt heo tại chợ Đầu Mối thuộc quận
Tân Bình TP. Hồ Chí Minh, nên cập nhật được giá thịt heo hàng ngày và chủ động
thời điểm xuất chuồng cho đàn heo thịt của trại.
2.1.3 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 25/04/2009, tổng đàn heo của trại chăn nuôi gồm 1.886 con,
trong đó:
Đực thí tình: 4 con
Nái sinh sản: 246 con
Heo thịt: 823 con
Heo con theo mẹ: 813 con

3


2.1.4 Hệ thống chuồng trại
Có tổng cộng 5 dãy chuồng, 3 dãy nuôi heo thịt và 2 dãy nuôi heo nái. Tất cả
các dãy chuồng được thiết kế theo kiểu nóc nhà 2 mái, bên trên có lót lớp xốp cách
nhiệt, nền chuồng xi măng, bên trong có máy quạt điện, bên ngoài trồng các cây xanh
nên khá thoáng mát, trên mái có hệ thống phun sương, giữa các dãy chuồng có các
hành lang cao khoảng 0,5m dùng để chuyển heo từ dãy này sang dãy kia. Xung quanh
trại đều có bạt che nắng che mưa và hệ thống thoát nước bao quanh trại.
Chuồng nuôi được thiết kế theo 3 kiểu:
ƒ Chuồng sàn:Dành cho heo con từ 28 - 60 ngày tuổi.Diện tích cho mỗi ô
chuồng: 5m2. Chiều cao tính từ mặt đất lên mặt sàn: 0,5m.

Hình 2.1 Chuồng sàn cho heo cai sữa
ƒ Chuồng cũi: Dành cho nái đẻ và nuôi con. Chuồng được thiết kế nái nằm giữa
heo con nằm 2 bên. Diện tích chuồng nái: 1,4m2, cao 1m. Diện tích chuồng heo con:
1,15m2, cao 0,4m.


Hình 2.2 Chuồng cũi cho heo nái đẻ và heo con theo mẹ
4


ƒ Chuồng nền: Dành cho nái mang thai. Diện tích 1,5m2. Tường xây cao 0,85m.
Độ nghiêng của nền từ 3-5%

Hình 2.3 Chuồng nền cho heo nái mang thai và chờ phối
2.1.7 Thức ăn và nước uống
2.1.7.1 Thức ăn
Trại mua nguyên liệu từ bên ngoài về tự tổ hợp khẩu phần, chế biến theo nhu
cầu dinh dưỡng của từng loại heo (heo 15-30kg, 30-60kg, 60-90kg và 90kg đến khi
xuất thịt). Trại sử dụng 2 loại cám của công ty TNHH Guyomarc’h Việt Nam là 116
cho nái cho nái mang thai và 118 cho heo nái nuôi con.
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của 2 loại cám 116 và 118
Cám

116

118

Năng lượng trao đổi

2700

3000

Đạm thô (%)

13,5


16,0

Xơ (%)

8,5

5

Ca (%)

0,8-1,25

0,8-1,5

P (%)

0,6

0,7

Lysin (%)

0,58

0,9

Methionin (%)

0,19


0,27

0,2-0,8

0,2-0,7

NaCl (%)
2.1.7.2 Nước uống

Được cung cấp từ giếng bơm lên bồn chứa qua các hệ thống ống dẫn bằng sắt
hoặc bằng nhựa đến các ô chuồng cho heo uống và tắm rửa chuồng rất thuận lợi. Tuy
nhiên các công tắc điện của hệ thống bơm nước không được bố trí ở từng dãy chuồng,
5


mà lại bố trí tại 1 vị trí nên gây khó khăn cho công nhân trong việc cho heo uống nước
và vệ sinh chuồng trại.
2.2 QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ VỆ SINH - TIÊM PHÒNG
THÚ Y
2.2.1 Quy trình vệ sinh- tiêu độc chuồng trại
Tại cổng chính, trại có bố trí hệ thống phun xịt sát trùng xe ra vào vận chuyển.
Vôi bột được rãi khắp các hành lang và các dãy chuồng 1 lần/ tuần.
Khi heo chuyển chuồng, xuất chuồng, trước khi nhận heo mới vào phải rửa
chuồng sạch sẽ nước sạch, sát trùng bằng dung dịch NaOH 2%, dùng máy áp suất cao
xịt rửa lại, để khô ráo sau đó quét vôi lên tường với nồng độ 20%.
2.2.2 Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng được trình bày qua bảng 2.2.
2.2.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
™ Nái sắp sinh

Nái mang thai trước khi đẻ 7 - 10 ngày được chuyển từ chuồng nền lên chuồng
củi. Một ngày công nhân tắm rửa và làm mát cho nái 2 lần, cho nái ăn cám 116, mức
ăn là 3 - 3,5kg/con/ngày. Trước khi đẻ khoảng 3 ngày, để nái dễ đẻ cho nái ăn giảm
dần còn 0,5kg, và ăn cho đến khi có dấu hiệu sắp đẻ thì ngưng lại.
™ Nái đẻ nuôi con
Khi nái đẻ từ 2 - 3 con, tiêm cho nái 5cc oxytocine. Tuyệt đối không tiêm
oxytocine khi nái chưa đẻ được heo con nào, vì sẽ gây đứt rốn và heo con sẽ chết ngộp
do thiếu dưỡng khí.
Khi heo con đẻ ra dùng khăn sạch, lau khô nhớt mũi, miệng và toàn thân, dùng
bột giữ ấm bôi toàn thân cho heo con. Cột rốn vừa đủ chặt nhưng không làm đứt rốn,
cắt rốn tại vị trí cách dây buộc 2 - 3cm, sát trùng bằng cồn iod 5%, bấm răng, bấm số
tai theo từng ổ, cắt đuôi những con đực không chọn làm giống. Nên cho heo sơ sinh bú
sữa đầu càng sớm càng tốt vì heo con sớm nhận sữa đầu có chứa kháng thể mẹ truyền
và hành động thúc bú của heo con làm cho việc đẻ của heo mẹ diễn ra nhanh hơn. Tuy
nhiên cần quan sát biểu hiện của con mẹ, vì trong khi rặn đẻ đau đớn dễ dẫn đến việc
heo mẹ cắn hay hay đè heo con chết. Loại những con bị dị tật bẩm sinh và trọng lượng
nhỏ hơn 0,85kg.
6


Sau khi nái đẻ xong, tiêm calci fort 1ml/5kg P, IV nhằm tránh tình trạng nái bị
sốt sữa và tiêm 0,5cc oxytocine để nái đẩy hết sản dịch ra ngoài, trợ lực bằng cách
truyền 100ml dung dịch glucose 5% qua tĩnh mạch vú cho những nái có biểu hiện rặn
đẻ kém, nái mệt thở nhiều. Thụt rửa tử cung cho nái 3 ngày bằng nước ấm hòa thêm
peniciline cho đến khi hết sản dịch viêm hoặc mủ nếu có. Kiểm tra tình trạng sức khỏe
của nái thường xuyên trong 3 ngày tránh biến cố xảy ra gây thiệt hại. Cho nái ăn lại
vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 tùy theo tình trạng sức khỏe của nái, mức ăn tăng dần từ 13kg/con/ngày, tùy theo nái mập, ốm mà thay đổi thức ăn cho phù hợp. Cho nái ăn tự
do trong thời gian nuôi con, gần ngày cai sữa cho heo con thì giảm lượng thức ăn còn
1-1,5kg/con/ngày. Đến khi cai sữa thì cho ngừng ăn hẳn, mục đích là để cho heo con
bú rút hết sữa của heo mẹ ngăn ngừa viêm vú, mặc khác khi thiếu sữa heo con cũng

dần ăn nhiều thức ăn tập ăn hơn tránh gây tiêu chảy do thay đổi thức ăn đột ngột sau
cai sữa. Một ngày cho nái ăn 3 lần, sáng: 6 giờ, trưa: 11giờ, chiều: 16 giờ 30.
™ Heo con
Heo con sau khi sinh được 5 - 7 ngày thiến bỏ những con đực không chọn
giống, heo cái chọn giống vào lúc 21 ngày tuổi và heo đực chọn giống lại một lần nữa.
Cho heo con tập ăn từ 10 - 12 ngày tuổi bằng cám tập ăn dạng viên Jolie
Number 1 của tập đoàn EVIAlIS - Pháp.
Chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ. Tối ủ ấm cho heo con bằng đèn điện và lót
rơm khô, chuồng cũi lót bằng bao bố. Heo con cai sữa vào ngày 21 ngày tuổi, heo mẹ
chuyển lại chuồng nền, khu nái chờ phối, heo con được nuôi thêm 7 ngày tại chuồng
đẻ để tránh stress, sau đó đưa lên sàn nuôi tới 60 ngày tuổi thì bán hoặc chuyển qua
trại nuôi làm giống hoặc để nuôi cung cấp thịt.

7


Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng của trại
STT
1

2

Loại heo
Heo con 1-60
ngày tuổi

Ngừa Mycoplasma

Ngừa Dịch


pleuropneumoniae

tả heo

7 ngày tuổi và 21 ngày tuổi

Ngừa FMD

Ngừa
Parvovirus

Aujeszky

E.coli

45 ngày
tuổi
74 ngày

80 ngày

166 ngày

Từ 60- 190 ngày

tuổi

tuổi

tuổi


tuổi

180 ngày

173 ngày

186 ngày

tuổi

tuổi

tuổi
63 ngày sau

3

Hậu bị cái sau khi

84 ngày sau

khi phối

phối

khi phối

91 ngày sau
khi phối


Sau khi
4

Nái sinh sản

sinh 15-20
ngày

FMD: Foot and mouth disease

8

84 ngày sau
phối

91 ngày sau
phối

98 ngày sau
phối


2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1 Viêm tử cung
2.3.1.1 Tác hại của chứng viêm tử cung
Viêm tử cung thường xuất hiện trên heo nái sau khi sinh. Khi tử cung bị viêm
lớp niêm mạc sẽ bị tổn thương, từ đó gây ảnh hưởng đến sự phân tiết PGF2α làm xáo
trộn chu kỳ động dục, làm tăng tỷ lệ heo nái không lên giống lại, và thời gian lên giống
lại sau khi sinh kéo dài hơn.

Ở nái mang thai, nếu tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào nội mạc
tử cung tiết nhiều PGF2α gây phân hủy thể vàng, làm thú dễ bị xẩy thai do thiếu
progesterone từ thể vàng (progesterone được gọi là kích thích tố duy trì sự mang thai).
Ở nái không mang thai, nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2α
giảm, do đó thể vàng không bị phá hủy, vẫn tiếp tục tiết progesterone làm cho thú
không lên giống trở lại.
Khi nhiễm trùng tử cung bởi vi khuẩn E.coli, nội độc tố của vi khuẩn này ức
chế sự phân tiết kích thích tố tạo sữa prolactin từ tuyến yên, làm nái ít sữa (Trần Thị
Dân, 2003).
Heo nái suy yếu, giảm sức đề kháng, giảm sản lượng sữa, ít cho con bú, đè con.
Tổ chức tế bào thay đổi làm giảm khả năng sinh sản của các lứa sau, khả năng thụ thai
giảm, khả năng nuôi thai trong tử cung cũng không bình thường.
Do lượng sữa trên heo nái giảm nên heo con đói khát sữa, thêm vào đó dịch
viêm tử cung màu trắng giống sữa nên heo con liếm phải dẫn đến tiêu chảy, còi cọc,
tăng trọng giảm, có thể chết (Nguyễn Văn Thành, 2001).
2.3.1.2 Nguyên nhân gây viêm tử cung
Nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng
sức khỏe, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi….
Nái đẻ khó, sót nhau, gây xây sát đường sinh dục do can thiệp trong lúc sinh
hay do kỹ thuật gieo tinh nhân tạo làm trầy sướt tử cung, do thụt rửa làm tổn thương
niêm mạc tử cung. Sự tổn thương đường sinh dục trong lúc đẻ tạo điều kiện cho vi
khuẩn xâm nhập và phát triển. Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua lớp niêm mạc
vào máu xâm nhập vào tử cung. Nguyên nhân chính của cách nhiễm này là do nhu
động ruột kém, nhất là khi táo bón hoặc khi sức đề kháng của cơ thể giảm.
9


Các bệnh nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng quang và đường niệu. Với vi
khuẩn hiện diện trong phân và nước tiểu có thể xâm nhập từ ngoài đường sinh dục.
Trong thời gian mang thai ít vận động, vệ sinh kém, sự thay đổi đột ngột các

điều kiện môi trường, thời tiết quá nóng hay quá lạnh trong thời gian sinh sản cũng là
nguyên nhân gây hội chứng viêm tử cung (Hastinh, 1995 và Vicker, 1960, trích dẫn
của Nguyễn Như Pho, 1996).
Nái hậu bị, ở lứa đẻ đầu tiên khung xương chậu chưa hoàn chỉnh sẽ gây tình
trạng đẻ khó và tổn thương nặng trên niêm mạc đường sinh dục. Nái hậu bị thường
chiếm tỉ lệ cao trong các trường hợp viêm tử cung.
Hầu hết các trường hợp viêm tử cung đều có sự hiện diện của vi khuẩn cơ hội,
chúng thường xuyên có mặt tại chuồng nuôi. Chúng lợi dụng lúc sinh đẻ, tử cung hay
âm đạo bị tổn thương và đang chứa nhiều sản dịch là môi trường tốt để phát triển.
Theo các tác giả Bertchinger (1993), Radoftits và ctv (1997) phân lập và công bố các
vi khuẩn chủ yếu gây viêm tử cung là: Staphylococcus, Streptococcus, E. coli....(trích
dẫn của Bùi Trọng Nhân, 2006).
2.3.1.3 Các dạng viêm tử cung
Theo Nguyễn Văn Thành (2002), viêm tử cung có đặc điểm là tiết dịch rất
nhiều, viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh gồm 3 dạng:
™ Dạng viêm nhờn
Đây là thể viêm nhẹ, thường xuyên xuất hiện trên lớp niêm mạc. Dịch viêm
loãng nhờn trong hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh. Thường sau vài ngày dịch tiết giảm
dần và đặc lại, thân nhiệt tăng nhẹ (39,5 - 40oC). Heo nái vẫn cho con bú bình thường.
Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sức khỏe con nái, đàn heo con vẫn phát triển bình
thường. Heo nái có thể ăn ít, lượng sữa giảm không đáng kể. Nhưng nếu điều trị và
chăm sóc không tốt, thì từ dạng viêm này có thể chuyển sang dạng viêm tử cung có
mủ.
™ Dạng viêm mủ
Là thể viêm nặng, thường xuất hiện trên nái có thể trạng xấu, chịu đựng kém, số
lượng vi khuẩn xâm nhiễm vào tử cung lớn, hay do viêm tử cung dạng nhờn chuyển
sang. Sốt cao 40-41oC, hô hấp tăng, khát nước, kém ăn, nằm nhiều, sản lượng sữa ít
hoặc mất hẳn. Heo nái rất mệt không cho con bú và hay đè con. Dịch viêm lỏng trắng
10



đục, sau đó chuyển sang nhày đặc, lợn cợn có màu trắng vàng. Về sau mủ chảy ra
nhiều hơn có màu vàng ánh xanh, đặc có khi lẫn máu, mùi rất hôi tanh, kéo dài 3-4
ngày, có thể đến 7 ngày. Sau đó, xuất hiện mủ đặc, dính vào âm hộ, nếu không can
thiệp kịp thời, có thể viêm này sẽ chuyển sang dạng viêm rất nặng, đưa đến viêm vú
hay nhiễm trùng huyết.
™ Dạng viêm mủ lẫn máu
Đây là thể viêm rất nặng, rất ít khi gặp thường đi kèm với đẻ khó, sót nhau, tử
cung bị tổn thương nặng. Viêm ăn sâu xuống lớp nội mạc tử cung và lớp cơ tử cung,
làm tổn thương mao mạch gây chảy máu. Dịch viêm sền sệt, có mủ lẫn máu, mùi rất
tanh, nái sốt cao 40-41oC bỏ ăn kéo dài, sản lượng giảm hay mất hẳn, tăng tần số hô
hấp, tăng khát nước, heo nái mệt mỏi, hay nằm, hay đè con và kém phản ứng với tác
động bên ngoài. Nếu không can thiệp kịp thời, nái không còn khả năng nuôi con.
2.3.1.4 Viêm vú
Viêm vú ít gặp hơn viêm tử cung. Viêm vú có thể xảy ra với mức độ nặng khi
kế phát từ nhiễm trùng toàn thân. Viêm vú xảy ra ở một vài vú hoặc cả bầu vú, vú
viêm sưng cứng, tụ máu đỏ bầm, khi ấn vào còn để lại vết. Vú không tiết sữa hoặc có
tiết sữa lẫn máu, viêm vú luôn đi kèm sốt cao, vú bị đau, heo hay nằm sấp, ít chịu cho
con bú.
Viêm vú ít xảy ra, nhưng khi xảy ra thì mức độ tác hại lại rất lớn vì tác động
trực tiếp đến heo con sơ sinh. Nếu không chữa trị kịp thời, vú viêm sẽ teo lại, mất sữa,
nếu không cũng có thể bị xơ hóa, mất khả năng cho sữa.
Viêm vú xảy ra ở bất kỳ cấp độ nào đều có ảnh hưởng đến sự tiết sữa, nếu can
thiệp kịp thời, vú bình phục sẽ còn khả năng tạo sữa, nếu không vú sẽ mất sữa hoàn
toàn.
Sự giảm sữa có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nuôi con của
heo nái.

11



2.3.2 Cơ chế gây viêm vú

Sinh lý sự tiết
sữa

Không bình thường

Bình thường

Vấy nhiễm
vi khuẩn từ
môi trường

Bệnh
heo
con

Áp lực mút bú
heo con

Bệnh trên heo nái

Nhiễm
trùng núm


Áp lực mút
bú heo con


Viêm vú
cấp (đa
tuyến)
Sơ đồ 2.2 Cơ chế gây viêm vú (Nguyễn Văn Thành, 2002)

12


2.3.3 Bệnh tiêu chảy trên heo con
2.3.3.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con
Heo con khi còn trong bụng mẹ sẽ nhận chất dinh dưỡng trực tiếp từ máu mẹ
thông qua động mạch rốn, do đó bộ máy tiêu hóa chưa hoạt động. Khi sinh ra heo con
bị cắt đứt nguồn dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp nên bộ máy tiêu hóa phải hoạt
động để cung cấp dinh dưỡng cho sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên, sự hoạt động của
hệ thống tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh.
Theo Phùng Ứng Lân (1985) ( trích dẫn của Tạ Xuân Thủy, 2002), ở heo từ sơ
sinh đến 25 ngày tuổi lượng HCl tiết ra trong dịch vị rất ít và nó nhanh chóng kết hợp
với dịch nhầy làm hàm lượng HCl tự do trong dịch vị thấp, độ acid trong dạ dày thấp
tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh đường ruột.
2.3.3.2 Bệnh tiêu chảy
Tỉ lệ nước trong phân bình thường chứa 80%, phân táo bón chứa dưới 70%,
phân nhão chứa 85%, còn phân lỏng trên 85% được gọi là phân tiêu chảy. Trên thực
tế, tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường tiêu hóa.
Bệnh tiêu chảy trên heo con là một bệnh rất đa dạng. Bệnh gây viêm dạ dày,
ruột, đi phân lỏng làm mất nước và chất điện giải, máu cô đặc làm con vật gầy nhanh
dẫn đến tử vong hoặc còi cọc chậm lớn.
2.3.3.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy ở heo con là một bệnh rất phổ biến, bệnh thường gặp ở heo con
từ 1-21 ngày tuổi và cũng chiếm tỷ lệ cao ở giai đoạn sau đó. Bệnh diễn biến với mức
độ khác nhau và xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp (Nguyễn Như Pho, 1995).

™ Do heo mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính và quan trọng đối với heo con theo mẹ, do đó sự
chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ trong giai đoạn mang thai và nuôi con ảnh hưởng rất lớn
đến sự sinh trưởng, phát triển và bệnh tật ở heo con.
Chế độ chăm sóc nái mang thai nhất là 2 tháng cuối không hợp lý làm cho bào
thai và heo con sau khi sinh yếu, sức sống và sức đề kháng yếu là yếu tố làm bệnh dễ
phát sinh nhất là trên đường tiêu hóa (Huỳnh Trần Đạt, 2005).

13


Heo nái trong quá trình mang thai nuôi dưỡng kém, thiếu protein, thiếu các chất
khoáng như Cu, Zn, Fe…, hoặc do mắc bệnh làm ảnh hưởng đến bào thai nên trọng
lượng sơ sinh của heo giảm, khả năng chống đỡ bệnh rất yếu kém.
Do sữa mẹ không thích hợp, do chăm sóc nuôi dưỡng kém, do viêm vú, sót
nhau, do heo mẹ mắc phải một số bệnh truyền nhiễm…,ảnh hưởng đến chất lượng sữa
gây nên bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ.
Ở sữa đầu ngoài các chất thiết yếu, còn có 1 lượng kháng thể khá lớn, các loại
kháng thể này chủ yếu là IgG. Tuy nhiên, vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa
thường hiện diện trên bề mặt màng nhày ruột đó là nơi IgG hiếm xuất hiện và hoạt
động không hữu hiệu. Khi sữa đầu ngưng sản xuất, hàm lượng IgG giảm nhanh, IgA
được thay thế để trở thành loại kháng thể chính trong sữa thường (Trần Thị Dân,
2002). Theo Maria Mely (1996) ( trích dẫn của Huỳnh Thị Sao Ly, 2007) , IgA trong
sữa đề kháng với enzyme tiêu hóa, do đó chúng tồn tại và phát huy tác dụng tại lớp
biểu mô ruột. Tác dụng chính của IgA là kết dính các vi khuẩn, do đó IgA là kháng thể
quan trọng để bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa chống lại sự tấn công của vi sinh vật có
hại.
Heo mẹ bị hội chứng M.M.A, heo con bú có sản vật viêm hoặc liếm dịch viêm
rơi rớt trên nền chuồng gây tiêu chảy. Trên những heo mẹ kém sữa hay mất sữa heo
con bú được ít, hoặc không bú sữa đầu nên sức đề kháng kém dễ phát sinh bệnh

(Nguyễn Như Pho, 1995).
Ngược lại trên những đàn có heo mẹ tốt sữa, sữa mẹ nhiều và giàu chất dinh
dưỡng, heo con bú nhiều sữa có nhiều dưỡng chất khó tiêu, nên bị đẩy xuống ruột già
là môi trường thuận lợi cho những vi sinh vật có hại phát triển nhanh gây bệnh tiêu
chảy trên heo con (Võ Văn Ninh, 2001).
™ Do heo con
Do đặc điểm sinh lý heo con có bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, các
enzyme tiêu hóa còn nghèo cả về chất lẫn lượng, HCl trong giai đoạn sơ sinh rất ít do
đó dễ bị tiêu chảy, và đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở heo con
(A.V.Kvanhixki, 1960; dẫn liệu của Nguyễn Như Pho, 1995).
Ở heo sơ sinh hoạt tính amylase của tuyến tụy lúc đầu còn kém, sau đó tăng dần
từ tuần tuổi thứ 4 đến thứ 5. Như vậy trong nuôi dưỡng heo con nếu sử dụng thức ăn
14


không phù hợp với sự phân tiết của enzyme tiêu hóa thì thức ăn không tiêu hóa hết, tạo
điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây tiêu chảy (Waker, 1959; trích dẫn của
Nguyễn Quốc Dũng, 2004).
Ngoài ra, ở heo sơ sinh lớp mỡ dưới da rất ít và thiếu mỡ nâu nên khả năng sinh
nhiệt kém. Mặt khác, diện tích bề mặt lớn hơn so với trọng lượng cơ thể, nên heo con
dễ bị mất nhiệt và rất nhạy cảm với lạnh. Khi có tác nhân stress kéo dài, heo con dễ bị
rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy (Ramon, 1994; trích dẫn của Lê Thị Hương,
2007).
Lớp vỏ đại não của heo con chưa phát triển đầy đủ, nên các phản xạ có chức
năng bảo vệ nói chung còn kém, trong đó phản xạ điều tiết nhiệt độ của cơ thể rất kém
nên heo con dễ bị stress với những biến đổi về nhiệt độ của môi trường làm giảm sức
đề kháng dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1985).
Do heo con tăng trưởng quá nhanh nên thường thiếu Fe để tạo hồng cầu, heo
thiếu máu hoặc heo con bị viêm rốn do E.coli làm giảm sức đề kháng đều dẫn đến tiêu
chảy (Nguyễn Như Pho, 1995).

Thời kỳ heo con mọc răng cũng gây tiêu chảy cho heo con. Hai giai đoạn heo
con sốt và tiêu chảy cao là lúc 10 - 17 ngày tuổi và 23 - 29 ngày tuổi ứng với thời gian
mọc răng sữa đầu tiên hàm 3 hàm dưới và răng tiền hàm 4 hàm trên (Võ Văn Ninh,
1985; dẫn liệu của Nguyễn Như Pho, 1995).
Do đặc tính heo con hay liếm láp nước đọng nên dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh
đường ruột hoặc heo con ăn thức ăn của mẹ, bộ máy tiêu hóa không tiêu hóa được dẫn
đến rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy.
Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Heo con được vận động làm tăng trao đổi chất nên tăng sức đề kháng với dich
vị, nếu thiếu vận động heo con cũng có thể bị tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1985).
Do vệ sinh chuồng trại kém, hoặc hệ thống nước không vệ sinh… cũng gây ra
tiêu chảy.
Do nhiệt độ úm heo trong tuần đầu không đủ, do bấm răng không kỹ nên khi bú
heo con gây viêm vú mẹ. Heo con bú sữa viêm sẽ bị tiêu chảy hoặc heo con không bú
sữa đầy đủ, hoặc do thức ăn kém phẩm chất nên ảnh hưởng đến chất lượng sữa
(Nguyễn Như Pho, 1995).
15


×