Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VACCINE CIRCUMVENT PCV TRONG VIỆC PHÒNG PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2 TRÊN HEO Họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.69 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VACCINE CIRCUMVENT PCV
TRONG VIỆC PHÒNG PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2
TRÊN HEO

Họ và tên sinh viên:

TRƯƠNG THỊ PHƯỢNG

Ngành:

Dược Thú Y

Lớp:

DH04DY

Niên khóa:

2004 – 2009

Tháng 09/2009


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VACCINE CIRCUMVENT PCV TRONG VIỆC
PHÒNG PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2 TRÊN HEO


Tác giả

TRƯƠNG THỊ PHƯỢNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp
bằng Bác sĩ ngành Thú y chuyên nghành dược

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM
PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN
KS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA

Tháng 09/2009

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trương Thị Phượng
Tên luận văn:”Đánh giá hiệu quả vaccine Circumvent PCV trong việc phòng
porcine circovius type 2 trên heo”. Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo
viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp
Khoa ngày…/…/2009.
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Thu Năm

ii



LỜI CẢM TẠ
™ Để có ngày hôm nay
Con xin thành kính ghi ơn ba mẹ, người đã hết lòng chăm sóc,lo lắng và nuôi dạy
con nên người.
™ Tôi xin bày tỏ lòng nhớ ơn sâu sắc nhất đến
ThS. Nguyễn Thị Thu Năm, PGS.TS. Trần Thị Dân và các thầy cô ở Bộ môn Vi
Sinh Truyền Nhiễm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập.
™ Chân thành biết ơn.
Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Ban chủ nhiệm Khoa chăn nuôi thú y, Bộ môn Vi Sinh Truyền Nhiễm.
TS. Nguyễn Tất Toàn cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Anh Nguyễn Đình Hòa của công ty Intervet và các cô chú, anh chị em tại trại
chăn nuôi heo Minh Toàn đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian thực tập.
™ Chân thành cảm ơn
Tập thể lớp Dược Y 30 cùng toàn thể bạn bè thân quen đã động viên, ủng hộ và
chia sẽ những khó khăn với tôi trong thời gian qua.

Trương Thị Phượng

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................ ii
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................. iii

MỤC LỤC....................................................................................................................... iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................. ivii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ.......................................................................... xi
Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu.................................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích................................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu................................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1. Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo Minh Toàn. ............................................... 3
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 3
2.1.2. Nhiệm vụ của trại ................................................................................................... 4
2.1.3. Cơ cấu đàn.............................................................................................................. 4
2.1.4. Quy trình chăm sóc và quản lý ở trại ..................................................................... 4
2.1.5. Thành phần dinh dưỡng thức ăn của từng loại cám ............................................... 8
2.1.6. Quy trình vệ sinh thú y........................................................................................... 8
2.2. Giới thiệu về Circovirus và hội chứng gầy còm sau cai sữa
(PMWS – Postweaning Multisystemic Wasting Syndrome) ......................................... 10
2.2.1. Giới thiệu về Circovirus....................................................................................... 10
2.2.1.1. Lịch sử bệnh ...................................................................................................... 10
2.2.1.2. Phân loại ............................................................................................................ 10
2.2.1.3.Đặc điểm virus gây bệnh.................................................................................... 11
2.2.1.4. Sức đề kháng ..................................................................................................... 11
iv


2.2.2. Giới thiệu về hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (PMWS) ........................... 11
2.2.2.1. Sơ lược về PMWS............................................................................................. 11

2.2.2.2. Dịch tễ ............................................................................................................... 12
2.2.2.3. Cách sinh bệnh .................................................................................................. 13
2.2.2.4. Miễn dịch liên quan PCV2 ................................................................................ 13
2.2.2.5.Triệu chứng ........................................................................................................ 14
2.2.2.6. Bệnh tích............................................................................................................ 15
2.2.2.7. Chẩn đoán.......................................................................................................... 16
2.2.2.8. Phòng và điều trị bệnh do PCV2....................................................................... 16
2.3. Một số tác nhân gây bệnh nhiễm kèm theo trong hội chứng PMWS. .................... 17
2.3.1. Virus gây hội chứng PRRS .................................................................................. 17
2.3.2. Virus gây cúm heo................................................................................................ 19
2.3.3. Mycoplasma hyopneumoniae ............................................................................... 19
2.3.4. Pasteurella multocida .......................................................................................... 21
2.3.5. Actinobacillus pleuropneumoniae ....................................................................... 21
2.3.6. Streptococcus suis ................................................................................................ 22
2.3.7. Haemophilus parasuis ......................................................................................... 23
2.3.8. Porcine parvovirus (PPV).................................................................................... 24
2.4. Một số nguyên nhân khác gây ốm còi trên heo....................................................... 25
2.4.1. Nguyên nhân do heo mẹ ...................................................................................... 25
2.4.2. Nguyên nhân do heo con...................................................................................... 25
2.4.3. Nguyên nhân do ngoại cảnh................................................................................. 25
2.5. Lược duyệt các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước................................... 26
2.5.1. Trong nước ........................................................................................................... 26
2.5.2. Ngoài nước ........................................................................................................... 27
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 29
3.1. Thời gian và địa điểm.............................................................................................. 29
3.3. Đối tượng thí nghiệm .............................................................................................. 30
3.4. Phương pháp tiến hành............................................................................................ 31
3.4.1. Bố trí thí nghiệm .................................................................................................. 31
3.42. Phương pháp tiến hành.......................................................................................... 31
v



3.5.Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................................. 33
3.6.Công thức tính các chỉ tiêu khảo sát ........................................................................ 33
3.7.Phương pháp xử lý thống kê .................................................................................... 33
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 34
4.1. Độ an toàn của vaccine Circumvent sau khi tiêm. .................................................. 34
4.2. Kết quả đánh giá hiệu lực của vaccine Circumvent trên một số chỉ tiêu tăng trưởng
của heo con. .................................................................................................................... 34
4.2.1. Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối của heo từ gia đoạn cai sữa đến gia
đoạn 84 ngày tuổi. .......................................................................................................... 34
4.2.2. Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn........................................... 36
4.3. Tình hình bệnh của hai lô thí nghiệm...................................................................... 38
4.3.1. Tỷ lệ heo bệnh từ giai đoạn cai sữa đến 84 ngày tuổi.......................................... 38
4.3.2. Tỷ lệ chết và loại thải ........................................................................................... 42
4.3.3. Tỷ lệ xuất hiện các dạng bệnh tích trên heo khi mổ khám tử .............................. 43
4.4. Hiệu giá kháng thể của 2 lô thí nghiệm ở 3 thời điểm lấy máu .............................. 45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 48
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị .................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 50
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 53

vi


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả vaccine Circumvent PCV trong việc
phòng Porcine Circovirus type 2 trên heo” được tiến hành tại trại chăn nuôi heo
Minh Toàn, thời gian từ 03/03/2009 đến 16/06/2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu

ngẩu nhiên một yếu tố.
Ngay trước khi tiến hành thí nghiệm heo con theo mẹ được cân và lấy máu để
đánh giá hiệu giá kháng thể (HGKT) kháng PCV2. Sau đó, phân các heo con của mỗi
bày vào 2 lô TN và ĐC sao cho đồng đều về HGKT, trọng lượng, giới tính. Tiêm
vaccine lúc 24 ngày và 45 ngày tuổi, theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu sinh trưởng,
lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển hóa thức ăn, các biểu hiện lâm sàng, độ biến động
của HGKT sau các lần lấy máu ở lô TN và ĐC. Kết quả như sau:
Khi heo đạt 84 ngày tuổi, trọng lượng bình quân ở lô TN là 26,617 kg/con và ở lô
ĐC là 24,691 kg/con, tăng trọng tuyệt đối từ 21 đến 84 ngày tuổi ở lô TN là 460,6
g/con/ngày còn ở lô ĐC là 439,7 g/con/ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của heo lô TN là 696,2 g/con/ngày và ở lô TN
là 763,7 g/con/ngày. Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo lô TN là 1,46 còn heo ĐC là
1,71.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô TN là 9,50% và lô ĐC là 11,22%, tỷ lệ ngày con hô
hấp của heo TN là 6,65% và của ĐC là 8,08%. Heo bị bệnh ghép giữa hô hấp và tiêu
chảy ở lô TN là 17,53% còn ở lô ĐC là 22,77%; ghép giữa hô hấp, tiêu chảy và viêm
da ở heo lô TN là 3,1% còn ở heo lô ĐC là 7,22%; biểu hiện lâm sàng ghép giữa bệnh
đường hô hấp, tiêu hóa, viêm da và viêm khớp ở lô TN là 0% còn ở lô ĐC là 2,06%.
Heo bị viêm da ở lô TN có 6 con chiếm 6,16%, ở lô ĐC có 11 con chiếm
11,34%; 2,06% heo có da tái màu ở lô TN, lô ĐC 4,12%; heo bị viêm khớp ở lô TN
chiếm 1,03% còn lô ĐC chiếm 2,06%.
Tỷ lệ heo chết ở lô TN là 5,15% còn ở lô ĐC là 4,12%.
Khi mổ khám heo chết trong thí nghiệm, ở lô ĐC có 100% heo biểu hiện sưng
hạch bẹn cạn và viêm phổi, tiếp đến là sưng màng treo ruột (75%), thoái hóa cơ tim và
có dịch khí quản là 50%. Ở lô TN viêm phổi có kèm theo dịch khí quản chiếm 60%, kế
tiếp là thoái hóa cơ tim (40%) và sưng màng treo ruột chiếm 20%.
vii


Trước khi tiêm vaccine, cả 2 lô ĐC và TN đều có tần suất HGKT âm tính là

5,41%. Ngay trước khi tiêm vaccine lặp lại lúc 6 tuần tuổi, tỷ lệ HGKT âm tính ở lô
TN là 10,81%, lô ĐC là 13,51%. Đến khi heo 84 ngày tuổi thì ở lô TN chỉ có 1 con có
HGKT âm tính đối với PCV2 chiếm 2,70% trong khi đó lô ĐC có 3 con chiếm 8,11%
trong tổng 37 con lấy máu ở mỗi lô.
HGKT ở 3 lần lấy máu của heo thí nghiệm lần lượt là 2409, 1594, 4953 và của lô
ĐC là 2873, 1677, 1513.

viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
AD: Aujeszky diseases
ADN: Deoxyribonucleic acid
ARN: Ribonucleic acid
CF: Complement fixation
ĐC: Đối chứng
ELISA: Enzyme linked immuno sorbent assay
FMD: Foot and mouth disease
IHA: Indirect heamagglutination
Ig: Immunoglobulin
PV: Parvovirus
ORF1: Open reading frames thứ 1
ORF2: Open reading frames thứ 2
PCV: Procine circovirus
PCR: Polymerase chain reaction
PCV1: Procine circovirus type 1
PCV2: Procine circovirus type 2
PDNS: Porcine dermatitis and nephropathy syndrome
PK 15: Pig kidney 15
PPV: Porcine parvovirus

PRRS: Procine reproductive respiratory syndrome
PMWS: Post weaning multisystemic wasting syndrome
SIV: Swine influenza virus
TN: Thí nghiệm

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Quy trình cho ăn heo mang thai 1 – 84 ngày .................................................. 5
Bảng 2.2: Quy trình cho ăn heo mang thai > 85 ngày..................................................... 6
Bảng 2.3: Quy trình cho ăn của trại đẻ............................................................................ 7
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng thức ăn của từng loại cám........................................ 8
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng ..................................................................................... ..9
Bảng 3.1: Bố trí heo thí nghiệm ..................................................................................... 31
Bảng 4.1: Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối của heo từ giai đoạn cai sữa
đến 84 ngày tuổi ............................................................................................................. 35
Bảng 4.2: Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm..... 36
Bảng 4.3: Tỷ lệ heo bệnh từ cai sữa đến 84 ngày tuổi ................................................... 38
Bảng 4.4: Các biểu hiện bệnh ghép ................................................................................ 41
Bảng 4.5: Tỷ lệ chết và loại thải..................................................................................... 42
Bảng 4.6: Tỷ lệ xuất hiện các dạng bệnh tích trên heo khi mổ khám tử ........................ 43
Bảng 4.7: HGKT của 2 lô............................................................................................... 45
Bảng 4.8: Tần suất HGKT âm tính của heo đối với PCV2 ............................................ 47

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trại Minh Toàn ..................................................................................... 3
Hình 2.1: Virus PCV2 ................................................................................................... 10
Hình 2.2: Heo nghi PMWS ............................................................................................ 14
Hình 2.3: Vaccine Circumvent™ PCV .......................................................................... 30
Hình 4.1: Heo tiêu chảy ................................................................................................. 40
Hình 4.2: Heo viêm khớp .............................................................................................. 41
Hình 4.3: Heo có triệu chứng viêm da .......................................................................... 41
Hình 4.4: Hạch bẹn cạn sưng ......................................................................................... 44
Hình 4.5: Gan nhạt màu................................................................................................. 44
Hình 4.6: Phổi nhục hóa ................................................................................................ 45
Hình 4.7: Phổi xuất huyết điểm và nhục hóa ................................................................. 45
Hình 4.8: Dịch khí quản ................................................................................................ 45
Hình 4.9: Ruột đầy hơi .................................................................................................. 45

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Trong những năm qua ngành chăn nuôi của nước ta đã có nhiều tiến bộ đáng kể,

trong đó phải kể đến ngành chăn nuôi heo. Ngành chăn nuôi heo phát triển đã giải
quyết một phần nhu cầu thực phẩm cho cho xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn nhất là vấn đề dịch bệnh. Vì vậy, để
mang lại hiệu quả trong chăn nuôi cần phải hạn chế tối đa các bệnh có tử số cao hay
các bệnh làm heo chậm tăng trưởng.

Hội chứng gầy còm sau cai sữa (PMWS – Postweaning multisystemic wasting
syndrome) cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Heo mắc hội chứng PMWS thường
bị phụ nhiễm với các mầm bệnh khác và làm cho heo tăng trưởng chậm dẫn đến thiệt
hại về kinh tế.
Hiện nay có nhiều loại vaccine phòng PCV2 cho heo sau cai sữa, trong đó
vaccine Circumvent cũng được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và thực
hiện thí nghiệm để đánh giá hiệu quả phòng bệnh PCV2 cho heo con. Xuất phát từ
thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám Đốc Công Ty TNHH GreenFeed, và
Intervet, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại Học Nông Lâm. Tp.
HCM, Bộ môn Vi Sinh Truyền Nhiễm Sinh, cùng với hướng dẫn của Th.S. Nguyễn
Thị Thu Năm và PGS.TS. Trần Thị Dân và kỹ sư Nguyễn Đình Hòa chúng tôi thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả vaccine Circumvent PCV trong việc phòng
Porcine Circovirus type 2 trên heo”.

1


1.2.

Mục đích và yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Đánh giá đáp ứng của heo sau cai sữa đối với vaccine Circumvent PCV trong
việc phòng ngừa hội chứng gầy còm, từ đó làm cơ sở dữ liệu cho các nhà chăn nuôi.
1.2.2. Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm tiêm vaccine cho heo con cai sữa. Quan sát những biểu hiện của
heo con ở vị trí tiêm ngay sau khi tiêm vaccine và trong 4 ngày sau đó.
Ghi nhận một số chỉ tiêu sinh trưởng và sự biến đổi hiệu giá kháng thể kháng
PCV2 trên heo con lúc cai sữa đến 84 ngày tuổi.
Theo dõi các biểu hiện lâm sàng giữa lô thí nghiệm (TN) với lô đối chứng (ĐC).


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo Minh Toàn
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo Minh Toàn thuộc ấp An Lâm, xã Long An, huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai. Trại được xây dựng năm 1997 với diện tích 3,8 ha cách quốc lộ
51A khoảng 2 km, phía Nam và phía Bắc giáp với nhiều trại chăn nuôi khác Trại có
điều kiện tự nhiên thuận lợi với nguồn nước dồi dào do nằm gần đập Thái Lạc, xa khu
dân cư. Sơ đồ trại chăn nuôi Minh Toàn được trình bày theo sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trại Minh Toàn

3


2.1.2. Nhiệm vụ của trại
Nhiệm vụ chính của trại heo Minh Toàn sản xuất heo nuôi bán thịt và là trung
tâm thí nghiệm những sản phẩm mới của công ty TNHH Greenfeed.
2.1.3. Cơ cấu đàn: Tính đến ngày 23/05/2009 cơ cấu đàn heo của trại gồm:
Nọc sinh sản: 3 con
Nái sinh sản: 144 con
Heo hậu bị cái: 30 con
Heo theo mẹ: 253 con
Heo cai sữa: 260 con
Heo thịt: 716 con
Tổng đàn: 1.406 con.

2.1.4. Quy trình chăm sóc và quản lý ở trại
• Heo cai sữa
Sau khi cai sữa, cho heo con tiếp tục được nuôi ở chuồng nái 2-3 ngày để ổn
định, sau đó chuyển xuống chuồng cai sữa. Khi cai sữa, lựa chọn theo giới tính và đảm
bảo sự đồng đều theo ô chuồng.
Chuồng cai sữa được quét vôi sạch sẽ và sát trùng kỹ trước khi cho heo cai sữa
xuống. Heo mới được chuyển lên cai sữa phải đảm bảo nhiệt độ đủ ấm 30 - 310C nên
cần làm đèn úm cho heo cai sữa đến khi heo đạt khoảng 7 tuần tuổi. Trong giai đoạn
heo cai sữa công nhân không được tắm cho heo và thường xuyên làm vệ sinh như cào
dọn phân heo để heo không bị bẩn.
Khi heo mới cai sữa 2 ngày đầu trộn thuốc như: Octamix – AC với lượng 1gr/100
lít nước cho uống, Amoxiciline với lượng 1kg/tấn, men tiêu hóa phòng bệnh và tăng
sức đề kháng cho heo con. Heo con cai sữa được cho ăn với lượng ít và được chia làm
nhiều lần trong ngày, sang ngày thứ 3 cho heo ăn tự do. Khi cho heo ăn, công nhân
kiểm tra trạng thái heo để có biện pháp can thiệp. Nếu heo bị tiêu chảy thì phải theo
dõi và chăm sóc liên tục, đồng thời phải có kế hoạch chuyển cám thích hợp. Heo đạt 6
tuần tuổi chuyển từ cám số 8414 sang cám số 8424, ngày đầu tiên cho ăn 25% cám số
8424 + 75% cám số 8414, ngày thứ 2 cho ăn 50% cám số 8424 + 50% cám số 8414,
ngày thứ 3 cho ăn 25% cám số 8414 và 75% cám số 8424, sang ngày thứ 4 chuyển
hoàn toàn sang cám số 8424.
4


• Heo thịt
Chuồng trại heo thịt luôn luôn được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng định kỳ. Heo ở
trọng lượng 30 – 60 kg thì cho ăn cám số 9204 và heo trên 60kg thì chuyển sang cám
số 9304 có trộn thuốc Enrofloxacin với lượng 1 kg/tấn và vitamin C để phòng bệnh và
tăng sức đề kháng cho heo. Công nhân thường xuyên kiểm tra heo bệnh để có biện
pháp can thiệp kịp thời.
• Heo hậu bị

Chuồng trại sạch sẽ, sát trùng kỹ trước khi nhập heo hậu bị từ trại thịt về. Những
heo mới được chuyển về cho cách ly riêng sang một ô ít nhất là 2 tháng để kiểm tra
dịch bệnh. Heo hậu bị được cho ăn cám số 8444 với lượng 2,2 kg/ngày. Heo hậu bị
hoàn thành quy trình vaccine vào khoảng 8 – 8,5 tháng tuổi và trọng lượng 120 –
140kg, khi ấy chọn heo lên giống để phối.
• Heo mang thai
Quy trình vệ sinh: vấn đề vệ sinh ở trại nái mang thai cần phải làm tốt để nái
luôn ở trạng thái tốt nhất, thoải mái nhất.
Nái mang thai cho ăn ngày 2 lần vào đầu buổi sáng lúc 5 giờ và đầu giờ chiều lúc
15 giờ.
Nái mang thai từ 1 – 84 ngày: nái sau khi phối xong cho ăn cám số 8444. Tùy
theo thể trạng từng nái mà điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng cám cho phù hợp.
Định mức cám cho heo nái mang thai được trình bày như bảng sau:
Bảng 2.1: Quy trình cho ăn ở trại mang thai 1 – 84 ngày
Lứa đẻ
Thể trạng
Cám số
8444

Lứa 1 – 2

Lứa 3 - 5

Lứa 6 – loại

Ốm

Vừa

Mập


Ốm

Vừa

Mập

Ốm

Vừa

Mập

2,2

2

1,8

2,5

2,2

2

3

2,5

2,2


Nái mang thai > 85 ngày: giai đoạn mang thai từ 86 ngày đến đẻ là giai đoạn
phát triển mạnh của bào thai đặc biệt là 1 tuần trước khi đẻ, nên tăng cám và điều
chỉnh khẩu phần ăn trong giai đoạn này vì ảnh hưởng đến trọng lượng sơ sinh của heo
con, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của heo con và bầu vú của heo
5


mẹ. Nhưng nếu tăng quá cao trọng lượng sơ sinh heo con quá cao heo sẽ đẻ khó, có thể
dẫn đến chết heo mẹ. Trước khi đẻ 2 tuần cho nái chuyển qua cám số 8454.
Định mức cám cho heo nái trước khi đẻ 1 tuần được trình bày như bảng sau:
Bảng 2.2: Quy trình cho ăn giai đoạn heo mang thai > 85 ngày
Lứa đẻ
Thể trạng
Cám số
8454

Lứa 1 – 2

Lứa 3 - 5

Lứa ≥ 6

Ốm

Vừa

Mập

Ốm


Vừa

Mập

Ốm

Vừa

Mập

2,5

2,2

2

2,8

2,5

2,2

3,5

3

2,8

Chú ý: tùy theo thể trạng từng nái mà điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng cám cho

phù hợp.
• Heo nái đẻ
Heo nái bầu chuẩn bị chuyển lên chuồng nái đẻ được công nhân tắm sạch sẽ, xịt
sát trùng. Nái chuyển lên chuồng đẻ cho ăn cám số 8454 ngày 3 lần vào lúc 5 giờ sáng,
10 giờ trưa, và 14 giờ chiều. Giai đoạn này cần chú ý nhu cầu dinh dưỡng cho nái
mang thai vì đây là giai đoạn cuối của bào thai đồng thời có kế hoạch giảm cám trước
ngày đẻ dự kiến 3 ngày và tăng cám sau khi sinh 3 ngày cho heo mẹ. Việc chăm sóc
nái đẻ tốt hay kém sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của heo con nhanh hay chậm, ngoài
ra còn ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản tiếp theo của nái. Vì vậy cần phải có khẩu phần
ăn và chế độ chăm sóc thích hợp.

6


Quy trình cho ăn của trại đẻ được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.3: Quy trình cho ăn của trại đẻ
Loại
cám

Thời gian

Lượng cám

Ngày

Kg/con/ngày

Chia cám
Sáng


Trưa

Chiều

Tối

(kg)

(kg)

(kg)

(kg)

4

2,2

1

0,5

0,7

0

Trước

3


2,2

1

0,5

0,7

0

đẻ

2

2

1

0,5

0,5

0

1

1,5

0,5


0,5

0,5

0

0

1

0,5

0,2

0,3

0

1

1,5

0,5

0,5

0,5

0


2

2,5

1

0,5

0,5

0,5

3

3

1

0,5

1

0,5

4

4

1


1

1

1

5

5

1,5

1

1,5

1

≥6

6

2

1

1,5

1,5


-1

3

1

1

1

0

0

0

0

0

0

0

Đẻ
8454

Sau đẻ

Cai sữa


Trong nhiều trường hợp nái nuôi con quá nhiều dẫn đến thể trạng quá gầy cần
phải chăm sóc tốt hơn, hoặc nái không đủ sữa nuôi con cần phải tăng cường chế độ
dinh dưỡng cho nái. Chuồng nái luôn được vệ sinh sát trùng rất kỹ để ngăn ngừa dịch
bệnh xảy ra cho cả mẹ lẫn con. Công nhân luôn luôn kiểm tra nái đang đẻ để can thiệp
những trường hợp nái đẻ khó, nái mẹ đè con ....
• Heo theo mẹ
Heo con sau khi sinh được cho bú sữa đầu đầy đủ, sưởi ấm tốt. Tiến hành ghép
heo cho đồng đều về số lượng và trọng lượng. Bấm răng và cắt đuôi heo con ở 1 ngày
tuổi. Heo được 3 ngày tuổi thì chích Fe 2ml/con, uống Baycox 5% và bấm tai. Heo
được 7 – 10 ngày thì thiến đực, tập ăn, thức ăn là cám số 8414. Cho heo ăn tốt có thể
cai sữa từ 21 – 26 ngày tùy thuộc trọng lượng của heo.

7


2.1.5. Thành phần dinh dưỡng thức ăn của từng loại cám
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng thức ăn của từng loại cám
Loại cám

Greenfeed
8414

Greenfeed
s8424

Greenfeed
9204

Greenfeed

9304

Đối tượng

0 – 10kg

10 – 25 kg

25 – 60 kg

≥ 60 kg

Protein
(%)

20

19

15

13

13

15

Béo tối
thiểu (%)


5

3

3

2

3

5

Xơ tối đa
(%)

5

5

5,5

5.5

8.5

6

3200

3100


3000

2840

2700

3000

NLTĐ tối
thiểu
(kcal/kg)
CTC (
mg/kg)

200Max

Tylosin
(mg/kg)

50Max

Colistin
(mg/kg)

40Max

40Max

P tối thiểu

(%)

0,65

0,65

Ca (%)

Greenfeed
8444
Nái mang
thai

0,8 – 1,25

0,8 - 1

Greenfeed
8454
Nái nuôi con

200Max

0,55
0,6 - 1

0,55
0,6 - 1

0,67


0,7

0,8 – 1,2

0,8 – 1,2

Ẩm độ tối
đa (%)

14

14

14

14

14

14

Muối (%)

0,2 – 0,7

0,2 – 0,8

0,2 – 0,8


0,2 – 0,8

0,2 – 0,8

0,2 – 0,8

Chú thích: NLTĐ: năng lượng trao đổi; CTC: Chlotetracycline được ghi trên nhãn mác
bao cám.
2.1.6. Quy trình vệ sinh thú y
• Vệ sinh thức ăn
Kho dự trữ thức ăn nằm tách biệt với khu quản lý và khu chuồng trại. Được sát
trùng định kỳ, vệ sinh và diệt chuột. Trại sử dụng thức ăn bao được cung cấp từ
Greenfeed nên thường xuyên được kiểm tra, dự trữ nơi khô ráo và được chống mốc.
• Vệ sinh nguồn nước

8


Nước giếng được sử dụng cho việc vệ sinh và nước uống cho heo. Nước được
bơm lên bồn chứa sau đó cung cấp đến các ô chuồng. Bồn chứa được chà rửa cặn bã,
tẩy rong rêu định kỳ hàng tháng.
• Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, và khu vực chăn nuôi
Định kỳ sát trùng của trại Minh Toàn là 2 lần/ngày, tùy theo tình trạng dịch tễ có
thể sát trùng nhiều lần trong ngày. Có hố sát trùng ở mỗi dãy chuồng và ở các cổng ra
vào. Tất cả xe đi vào trại đều được phun dung dịch thuốc sát trùng. Phun xịt sát trùng
từng dãy trại và toàn trại. Các dụng cụ chăn nuôi như xe đẩy thức ăn, chổi, dụng cụ hốt
phân, bao úm… được cọ rửa sạch sẽ, phơi, sau đó được sát trùng. Khi có nguy cơ dịch
bệnh xảy ra hay đang xảy ra thì việc sát trùng thực hiện nghiêm ngặt hơn. Tẩy rửa sạch
sẽ các chất hữu cơ như phân, thức ăn… bám trên thành chuồng, nền chuồng, để khô
chuồng rồi mới tiến hành phun thuốc. Mỗi lần xuất chuồng thì chuồng trại được chà

rửa sạch sẽ, quyét vôi và để trống ít nhất là 2 ngày.
Công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động: quần áo, ủng, nón, khẩu trang. Đồ
bảo hộ của công nhân phải được để lại trong trại. Không mặc đồ bên ngoài vào khu
vực chăn nuôi. Đối với khách tham quan phải mặc đồ của trại cấp, mang ủng và thực
hiện đúng quy định của trại đề ra.
• Quy trình tiêm phòng bệnh
Quy trình tiêm phòng được trình bày qua bảng sau.
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng
Loại heo

Heo con

Heo nái mang
thai

Thời điểm
(tuổi)
10 – 12
ngày
21 – 24
ngày
4 – 5 tuần
6 – 7 tuần
8 – 9 tuần
10 tuần
12 tuần
14 tuần
2 tuần
4 tuần


Nái hậu bị

5 tuần
6 tuần

Bệnh được Phòng

Liều

Hãng thuốc

Mycoplasma lần 1

1ml

Schering Plough-Mỹ

Mycoplasma lần 2

1ml

Schering Plough-Mỹ

Dịch tả lần 1
FMD
Dịch tả lần 2
Dịch tả
FMD + AD
E.coli
FMD + dịch tả

AD lần 1 + PV lần
1
Mycoplasma
AD lần 2 + PV lần
2

2ml
2ml
2ml
2ml
2ml
2ml

Ceva - Pháp
Navetco
Ceva - Pháp
Ceva - Pháp
Navetco
Intervet
Ceva - Pháp

2ml

Merial

2ml

Schering Plough-Mỹ

2ml


Intervet

9


Chú ý: Nái hậu bị nhập từ trại thịt về khoảng 6 – 6,6 tháng tuổi, cho quen chuồng
trong khoảng từ 7 – 10 ngày sau đó tiêm vaccine theo quy trình.
2.2

Giới thiệu về Circovirus và hội chứng gầy còm sau cai sữa (PMWS –

Postweaning Multisystemic Wasting Syndrome)
2.2.1. Giới thiệu về Circovirus
2.2.1.1.

Lịch sử bệnh

Năm 1982, Tischer và ctv đã khám phá một loại virus mới, đặt tên là Porcine
Circovirus (PCV). Virus này có khả năng gây nhiễm trên tế bào thận heo PK-15.
Năm 1991 ở miền Tây Canada xuất hiện một bệnh mới với chứng còi cọc, giảm
tăng trọng đột ngột đã xảy ra trên heo sau cai sữa và sau đó nó được báo cáo rộng rãi
trên toàn quốc. Theo Allan và Ellis, bệnh đã phát hiện ở một số nước trên thế giới như
Canada (1991); Mỹ (1994); Đài Loan (1995); Pháp (1996); Italia, Tây Ban Nha
(1997); Nhật Bản, Mỹ, Anh (1999); Nam Triều Tiên, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đức, Niu Di
Lân, Hàn Quốc (2000), Philippine (2002); NaUy và Thụy Điển (2003)…. Tại các nước
trên, số heo bệnh không ngừng tăng lên. Những năm gần đây, PMWS trở thành vấn đề
thời sự về sức khỏe trong ngành chăn nuôi heo trên thế giới.
Năm 1997, nhóm nghiên cứu thuộc đại học Saskatchewan đã phân lập được
PCV2 từ những ca bệnh này. Kể từ đó người ta đã thực hiện thành công các thí nghiệm

gây nhiễm PCV2 trên heo.
Báo cáo của Neumann và ctv (2002) cho biết những mẫu huyết thanh heo tại Mỹ
lưu trữ từ năm 1969 khi đem xét nghiệm tìm kháng thể kháng PCV2 đã cho kết quả
dương tính. PMWS hiện nay được báo cáo là có ở hầu hết các nước chăn nuôi heo trên
toàn thế giới (Harmon và ctv, 2005).
2.2.1.2.

Phân loại

Họ Circoviridae
Giống Circovirus
Loài Porcine circovirus

Hình 2.1: Virus PCV2
( />10


2.2.1.3.

Đặc điểm virus gây bệnh

Khi nghiên cứu về Circovirus, người ta nhận thấy có hai loại PCV: PCV1 và
PCV2. PCV1 được phân lập vào năm 1974, thường nhiễm vào môi trường nuôi cấy tế
bào thận heo PK-15 và không gây bệnh trên heo. PCV2 mới xuất hiện gần đây và gắn
với PMWS.
PCV có tỷ trọng trong CsCl là 1,33 – 1,34 (Buhk và ctv, 1985). Bộ gene ADN
của PCV1 gồm 1759 bp và của PCV2 là 1768 bp (Meehan và ctv, 1997). Bộ gene của
PCV1 và PCV2 gồm hai khung đọc mở chính (ORF1 và ORF2) theo hướng trực tiếp
đối diện nhau. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về gene của hai loại virus này cho
thấy hai loại virus này rất khác nhau về mặt di truyền với bộ nhiễm sắc thể chỉ tương

đồng 68 – 76%, trong đó ORF1 chỉ tương đồng khoảng 83% về trình tự nucleotide và
86% axit amin; ORF2 chỉ tương đồng khoảng 67% về trình tự nucleotide và 65% axit
amin. Khi giải mã trình tự gene khung đọc mở ORF2 của vỏ capsid, những chủng
PCV2 phân lập ở Châu Mỹ có tính tương đồng rất cao với các chủng PCV2 phân lập
trên thế giới. Mặc dù có một số khác biệt về gene của ORF2 nhưng vùng gene mã hóa
đầu N cuối (N-terminal region) của ORF2 gần như không thay đổi ở tất cả các chủng
virus đã được nghiên cứu (trích dẫn Nguyễn Thị Thu Giang, 2009).
2.2.1.4.

Sức đề kháng

PCV tồn tại rất bền trong môi trường. Chúng ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất
lợi như sức nóng, ẩm độ cao và các chất tiệt trùng. Tuy nhiên, dung dịch NaOH và
Virkon S 1% tiêu diệt virus rất hiệu quả (Muirhead, 2002). PCV có khả năng đề kháng
với môi trường acid (pH = 3), chloroform, ethanol, chlorhexidine, iodine,
formaldehyde hay nhiệt độ cao (56 – 700C). Virus có thể tồn tại ở 700C/15 phút, tồn tại
lâu dài trên các sản phẩm thịt heo, quần áo và những vật liệu tiếp xúc với heo bị nhiễm
virus này. PCV2 cũng dễ dàng phân lập từ những mẫu mô trữ ở -700C.
2.2.2. Giới thiệu về hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (PMWS)
2.2.2.1.

Sơ lược về PMWS

Cụm từ PMWS được các bác sĩ thú y dùng để chỉ căn bệnh thường thấy ở heo
con từ 8-10 tuần tuổi. Biểu hiện của bệnh này trong giai đoạn đầu là heo bị nhiễm
bệnh sẽ trở nên hao gầy trong thời gian dài. Căn bệnh này có thể làm chết heo và thiệt
hại kinh tế cho rất nhiều nhà chăn nuôi.
11



Ảnh hưởng của PMWS thường gặp trên heo cai sữa từ 4 – 16 tuần tuổi, thậm chí
có thể đến 20 tuần tuổi nhưng tập trung nhiều nhất là 8 – 10 tuần tuổi.
Các ca PMWS do PCV2 thường đi kèm với những tác nhân virus hoặc vi trùng
gây bệnh khác làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh, như virus gây hội chứng PRRS,
virus

gây

cúm

heo,

Mycoplasma

hyopneumoniae,

Pasteurella

multocida,

Actinobacillus Pleuropneumoniae, Streptococcus suis, Haemophilus Parasuis (Kim và
ctv, 2003).
PMWS gây thiệt hại kinh tế đáng kể và ảnh hưởng đến sức khỏe đàn heo trong
ngành chăn nuôi heo công nghiệp của nhiều quốc gia. Tại các nước Châu Âu, có trên 8
triệu heo mắc hội chứng này mỗi năm và thiệt hại do PMWS được ước tính từ 562 –
840 triệu euro hàng năm.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây ở những trại heo công nghiệp cũng như
chăn nuôi gia đình, trên heo nái có hiện tượng rối loạn sinh sản như sẩy thai ở các giai
đoạn mang thai khác nhau. Trên heo sau cai sữa thì các biểu hiện như giảm cân, chậm
lớn, viêm khớp và hô hấp có chiều hướng gia tăng.

2.2.2.2.

Dịch tễ

PCV2 được tìm thấy ở hầu hết những đàn heo khỏe mạnh hay đàn bệnh. Khảo sát
tại nhiều quốc gia cho thấy sự nhiễm PCV2 lan rộng với tỷ lệ huyết thanh dương tính
trong các đàn phần lớn là từ 20 – 80%.
Những tác nhân bao gồm: PRRS virus, Pavovirus, những vi sinh vật hiện diện
trong trại và tình trạng quản lý kém, dinh dưỡng kém…là những tác nhân hỗ trợ cho
PCV2 đi vào các mô lympho và hệ miễn dịch để gây bệnh.
Trong các trại chăn nuôi, hội chứng PMWS có thể tồn tại rất dai dẳng từ 4 đến
hơn 18 tháng. Sự phân bố bệnh PMWS trong đàn heo nhiễm cũng rất thay đổi. Trong
một số trại, một số heo có thể mắc phải PMWS và chết nhưng số còn lại vẫn khỏe
mạnh và phát triển bình thường (Vigre và ctv, 2005). PCV2 có thể lan truyền giữa các
đàn khi chuyển heo từ đàn này sang đàn khác hoặc thông qua những động vật trung
gian mang mầm bệnh (chuột, nhím…), dụng cụ, quần áo công nhân….
Thực nghiệm gây nhiễm PCV2 cho heo nuôi thí nghiệm lúc 1 ngày tuổi,
Krakowka và ctv (2001) đã phát hiện PCV2 có trong phân, nước bọt và nước mắt của

12


heo sau 31 ngày gây nhiễm. Ngoài ra PCV2 cũng được tìm thấy trong tinh dịch của
những heo đực nhiễm bệnh và sẽ lây truyền virus qua giao phối (Kim và ctv, 2002).
2.2.2.3.

Cách sinh bệnh

Hiện nay, cơ chế gây bệnh của PCV2 trên heo chưa được hiểu rõ. PMWS được
mô tả là làm cho heo giảm trọng lượng, và nốt hạch bạch huyết to. Bệnh làm cạn kiệt

các tế bào bạch cầu, viêm phổi kẽ và viêm gan (Allan và ctv, 1998). Bộ gene của
PCV2 hoặc những kháng nguyên được phát hiện trong số lượng lớn các loại tế bào của
heo bị PMWS, nhưng thông thường hầu hết trong các đại thực bào, bạch cầu đơn nhân
và các tế bào khác. Các bạch cầu lympho B và T của heo bệnh tự nhiên cũng bị nhiễm.
Các ca bị nhiễm PMWS thể hiện sự cạn kiệt tế bào nguồn và trầm trọng trong các mô
bạch huyết. Một số báo cáo chỉ ra rằng những con heo bị nhiễm PMWS giảm lympho
bào và giảm tỷ lệ các tiểu quần thể bạch cầu máu CD4+, CD8+ và IgM+; Darwich và
ctv, 2002, Segales và ctv, 2001 (trích dẫn Nguyễn Thị Thu Giang, 2009).
PCV2 có thể làm hư hại hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế miễn dịch. Ngoài
ra virus PCV2 còn tác động làm giảm tiểu cầu nghiêm trọng gây xuất huyết mô kéo
dài. Sự tấn công virus vào gan làm các tế bào gan, tế bào Kupffer, tế bào nội mô bị
sưng và triển dưỡng nên gan to ra; sau đó các tế bào này sẽ bị dung giải nên giảm số
lượng và gan teo lại, đồng thời mật có thể bị ứ lại trong ống mật làm gan bị vàng.
2.2.2.4.

Miễn dịch liên quan PCV2

Thông thường heo lớn và heo sơ sinh (trừ những heo con không được bú sữa đầu)
không nhạy cảm với PMWS. Điều này chứng tỏ PMWS chỉ xảy ra trên đàn heo sau cai
sữa. Đây là thời gian heo con hết nhận được miễn dịch từ heo mẹ và trở nên nhạy cảm
với bệnh. Khi tiến hành thí nghiệm tiêm PCV2 cho một số thai heo trong cùng một
lứa, người ta nhận thấy rằng virus không lây lan đến những bào thai còn lại cũng như
không tìm thấy virus trong các chất chứa của thai sẩy. Điều này cho thấy heo con được
nhận miễn dịch từ mẹ có khả năng đề kháng lại với virus PCV2.

13


×