Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Báo cáo thực tập tại phòng văn hóa – thông tin quận đống đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.52 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc với sinh viên trước khi kết
thúc 4 năm học tại trường. Một là yêu cầu, những mặt khác đây là một giai
đoạn hết sức ý nghĩa giúp sinh viên tập làm quen với công việc thực tế. Vì
vậy, việc cho các sinh viên đến các cơ quan, đơn vị để thực tập là hoạt động
thường niên. Đây là một hoạt động vô cùng bổ ích và ý nghĩa bởi quá trình
thực tập, tham gia thực tiễn tại các cơ sở sẽ giúp sinh viên có điều kiện tiếp
xúc thực tế, học đi đôi với hành, hiểu biết thêm những kiến thức chuyên môn
mà không phải ngồi trên ghế nhà trường là có thể hiểu được. Đặc biệt là đối
với các sinh viên học các chuyên ngành về lý luận thì điều kiện được tiếp xúc
với công việc thực tế mà các thầy cô giảng dạy là vô cùng ít ỏi, đây chính là
cơ hội quý báu để chúng em trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản
thân.
Theo em , cũng thu nhận được những kết quả nhất định. Em xin được
trình bày trong bản báo cáo dưới đây :
Kết cấu của báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quận Đống Đa;
Chương 2: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của UBND quận Đống Đa và chức
năng, nhiệm vụ của phòng văn hóa thông tin quận Đống Đa.
Chương 3: Một số kết quả thu được từ những công việc thực tế sinh
viên được giao.

1


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẬN ĐỐNG ĐA
1.1. Điều kiện tự nhiên
Đống Đa là một trong 10 quận thuộc thủ đô Hà Nội. Đống Đa, địa danh
nơi diễn ra chiến công vô cùng oanh liệt của vua Quang Trung đập tan 27 vạn
quân xâm lược Mãn Thanh giải phóng thành Thăng Long, giải phóng đất


nước, mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), được lấy làm tên cho Quận.
Quận Đống Đa Phía Bắc giáp quận Ba Đình; phía Đông Bắc giáp quận
Hoàn Kiếm; phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng; phía Nam giáp quận Thanh
Xuân; phía Tây giáp quận Cầu Giấy. Có diện tích: 9,94 km2 với dân số
khoảng 356.500 người (theo số liệu năm 2009).
Trước kia vùng đất Đống Đa là khu phía Tây của huyện Thọ Xương cũ,
tỉnh Hà Nội. Trước năm 1945, Đống Đa là phần đất của đại lý Hoàn Long
thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1961, khu Đống Đa bao gồm các khu vực sau:
+ Khu phố Đống Đa cũ;
+ Các khối từ 2 đến 14, từ 15 đến 20, từ 22 đến 25 của khu phố Ba
Đình cũ;
+ Khu Bệnh viện Bạch Mai của khu phố Bạch Mai cũ;
+ Khu Công nghiệp Thượng Đình;
+ Xã Phương Liên (quận 7 ngoại thành); Các thôn Khương Trung,
Khương Thượng (thuộc xã Tam Khương, quận 7 ngoại thành);
+ Các thôn Thái Hà, Thịnh Quang (thuộc xã Thái Thịnh, quận 6 ngoại
thành); các thôn Thịnh Hào, Hoàng Cầu (thuộc xã Thống Nhất, quận 6 ngoại
thành) và Xóm Chùa của thôn Láng Hạ (thuộc xã Trung Thành, quận 6 ngoại
thành).
Từ năm 1981, khu Đống Đa chính thức gọi là quận Đống Đa với 24
phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm
Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Láng Thượng, Cát Linh,
Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên,
2


Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ, Nguyễn Trãi, Phương Liệt, Thượng Đình,
Thanh Xuân.
Ngày 13/10/1982, theo Quyết định số 173-HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng, quận Đống Đa thành lập thêm 2 phường: Phường Thanh Xuân Bắc

gồm diện tích và nhân khẩu của : thôn Phùng Khoang (xã Trung Văn), thôn
Cự Chính (xã Nhân Chính) thuộc huyện Từ Liêm và thôn Triều Khúc (xã Tân
Triều) thuộc huyện Thanh Trì; Phường Kim Giang gồm diện tích và nhân
khẩu của thôn Kim Giang, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì và đoạn đường ven
sông Tô Lịch (từ phường Thượng Đình tới Đại Kim). Như vậy, Sau khi điều
chỉnh, quận Đống Đa có 26 phường.
Ngày 22/11/1996, theo Nghị định số 74-CP của Chính phủ, điều chỉnh
toàn bộ diện tích và nhân khẩu của các phường: Thượng Đình, Thanh Xuân
Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; một phần diện tích và nhân khẩu
của phường Nguyễn Trãi, của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa
về quận Thanh Xuân quản lý.
Phường Nguyễn Trãi còn lại được đổi tên là phường Ngã Tư Sở. Sau khi
điều chỉnh địa giới hành chính, quận Đống Đa còn 21 phường.
Quận Đống Đa hiện có 21 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng
Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai,
Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ
Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh
Quang, Láng Hạ. Hiện nay, trụ sở UBND Quận tại 279 phố Tôn Đức Thắng.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế
Là một trong 4 quận trung tâm của Thủ đô, 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo
của Thành ủy Hà Nội, Đảng bộ và nhân dân Đống Đa không ngừng nỗ lực
phấn đấy đạt nhiều thành tựu mới. Kinh tế liên tục phát triển, đạt mức tăng
trưởng cao, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất các ngành kinh
tế trên địa bàn bình quân đạt 15,5%/năm, vượt mức chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ
3


quận lần thứ XXV đề ra. Các thành phần kinh tế không ngừng được củng cố
và phát triển, trong đó khu vực kinh tế nhà nước có mức vốn và đạt giá trị

tăng trưởng ngày càng cao. Hàng năm, thu ngân sách nhà nước liên tục vượt
chỉ tiêu thành phố giao, tốc độ tăng bình quân đạt 24,7%/năm.
Quận Đống Đa chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng "Dịch vụ - Thương mại - Công nghiệp ", tạo điều kiện, môi trường
thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng phát triển, khai thác có hiệu quả mọi
nguồn lực từ hoạt động xã hội hóa, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng.
Năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.541 tỷ
đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc
doanh đạt 772 tỷ đồng, với một số nhóm hàng chủ yếu như chế biến thực
phẩm, sản xuất thiết bị điện.
Tổng thu ngân sách Nhà nước của quận năm 2014 đạt 843,64 tỷ đồng;
6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 573 tỷ đồng (tăng 26,5% so với cùng kỳ
năm 2014).
Quận Đống Đa là địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều
nhất thành phố Hà Nội. Năm 2013, có 10.052 doanh nghiệp (trong đó 6.738
doanh nghiệp hoạt động); đến đầu tháng 8/2009, có 13.164 doanh nghiệp
(trong đó có 9.419 doanh nghiệp hoạt động).
Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn được đẩy mạnh, hình
thành một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng
Võ…
Về lao động việc làm
Mỗi năm quận tạo việc làm cho khoảng 8000-8500 lao động. Năm 2014,
quận đã cho vay vốn giải quyết việc làm 669 hộ, tổng vốn cho vay đạt 9,6 tỷ
đồng; cho vay hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn 3000 hộ; tạo điều
kiện giải quyết việc làm 9.300 người đạt 100% kế hoạch trong đó 5.384 người
có công việc ổn định.
Về giáo dục và đào tạo
4



Công tác giáo dục và đào tạo của quận có bước phát triển mạnh, chất
lượng dạy và học được nâng cao. Những năm gần đây, ngành giáo dục Đống
Đa rất quan tâm ứng dụng CNTT trong quản lý và giải dạy. Hiện nay, quận
Đống Đa có 100% các trường mầm non, tiểu học, THCS kết nối mạng
Internet .
Về xã hội
Về xã hội, vùng đất Đống Đa vốn được hình thành chủ yếu từ nhiều làng
cổ ven đô, sinh sống chủ yếu với nghề trồng rau và một số nghề thủ công, dịch
vụ. Quận đang tiếp tục trong quá trình đô thị hoá, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội không đồng bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý đô thị, tệ
nạn xã hội, thiên tai dịch bệnh tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Với 94 trường
học (15 trường đại học, cao đẳng), 12 bệnh viện, hơn 5000 cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, tập trung gần 10 vạn học sinh, sinh viên, lao động ở các địa
phương khác về học tập, lao động…khiến thành phần dân cư, trình độ nhận
thức đa dạng. Cùng với đà phát triển của kinh tế - xã hội, đời sống văn hoá,
tinh thần của một bộ phận lớn nhân dân ngày càng được nâng lên. Nếp sống
văn minh đô thị đang hình thành mạnh mẽ, đan xen với những phong tục tập
quán truyền thống của địa phương và các vùng miền khác; yếu tố tích cực, kế
thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chủ đạo, bên cạnh đó ít nhiều
vẫn tồn tại, phát sinh một số thói quen, lối sống chưa phù hợp với văn minh đô
thị, tạo ra những yếu tố thuận lợi cũng như những khó khăn nhất định trong
công tác đầu tư, quản lý, vận hành các thiết chế văn hoá trên địa bàn quận.
Năm 2014, quận Đống Đa đã trợ cấp thường xuyên 825 người cao tuổi,
81 hộ nghèo không có khả năng lao động, sửa chữa 10 nhà dột nát hộ nghèo,
cấp 2261 thẻ BHYT cho người nghèo, hỗ trợ phát triển đời sống giúp 250 hộ
thoát nghèo.
Về văn hóa
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, gắn
với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của đất nước, của
5



Thủ đô. Duy trì vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, năm
2014, 83% gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, 25% số tổ dân phố
được công nhận là tổ dân số văn hoá.
Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
Quận Đống Đa là địa phương tập trung rất nhiều những di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Hàng năm, nơi đây thu hút rất
nhiều khách du lịch, tổ chức nhiều lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn
truyền thống dân tộc.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất,
được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Văn Miếu được xây dựng từ năm
1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và trở thành trường Đại học đầu tiên của
Việt Nam.
Gò Đống Đa nơi ghi dấu ấn Quang Trung đại phá quân Thanh. Hàng
năm, vào ngày mùng 5 tháng giêng, lễ hội Gò Đống Đa là lễ hội truyền thống
rất lớn, là biểu trưng cho tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân
tộc. Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu, thu hút được sự quan tâm rất lớn
từ người dân thủ đô.
Ngoài ra còn có Đàn xã tắc; Pháo Đài Láng; Chùa Bộc; Chùa Láng; Ô
Chợ Dừa; Sân vận động Hàng Đẫy; Ga xe lửa Hà Nội; Chợ Kim Liên... đều là
những địa danh nổi tiếng mọi người có thể đến tham quan, du lịch.

6


CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND QUẬN ĐỐNG ĐA VÀ
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG VĂN HÓA THÔNG TIN
QUẬN ĐỐNG ĐA

2.1. Cơ cấu tổ chức của UBND quận Đống Đa
UBND quận Đống Đa gồm có những phòng, ban sau:
-

Văn phòng HĐND và UBND
Phòng nội vụ
Phòng kinh tế
Phòng tài chính – kế hoạch
Phòng thanh tra
Phòng y tế
Phòng tài nguyên môi trường
Phòng quản lý đô thị
Phòng lao động thương binh xã hội
Phòng tư pháp
Phòng giáo dục đào tạo
Phòng văn hóa thông tin
Văn phòng HĐND và UBND quận Đốn Đa là cơ quan chuyên môn, bộ
máy giúp việc của Ủy ban nhân dân quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận,
có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước; được cấp kinh phí hoạt động, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của Ủy ban nhân dân quậnĐống Đa; đồng thời chịu sự hướng
dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội.
Văn phòng có chức năng tham mưu tổng hợp giúp Ủy ban nhân dân
quận về hoạt động của Ủy ban nhân dân quận; tham mưu giúp Ủy ban nhân
dân về công tác dân tộc; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận chỉ
đạo, điều hành các lĩnh vực công tác thuộc thẩm quyền; cung cấp thông tin
phục vụ quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân; đảm bảo cơ sở vật chất,
kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân quận.


7


Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, là cơ
quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp
nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính;
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổ
chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thanh niên; thi đua,
khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân
quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ của Sở Nội vụ.
Phòng Kinh tế quận Đống Đa là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân quận Liên Chiểu, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại dịch vụ, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản, khoa học và công nghệ, thực hiện một số
nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Uỷ ban nhân dân quận.
Phòng Kinh tế chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của Uỷ ban nhân dân
quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp
vụ của Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa
học và Công nghệ thành phố Hà Nội.
Phòng Tài chính - Kế hoạch quận là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân quận Liên Chiểu, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản,
công tác giá; kế hoạch và đầu tư; công tác quy hoạch; đăng ký kinh doanh;
tổng hợp, quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo
quy định của pháp luật.
Phòng Tài chính - Kế hoạch quận chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,
biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo,

8


kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư.
Phòng Thanh tra quận Đống Đa là cơ quan chuyên môn trực thuộc
UBND quận Đống Đa, có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra quận có con dấu riêng, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của UBND quận mà trực tiếp là Chủ tịch UBND
quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác, chuyên
môn, nghiệp vụ của Thanh tra thành phố Đà Nẵng.
Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Đống
Đa, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận.
Phòng Y tế quận có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác
của Uỷ ban nhân dân quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,
thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của sở Y tế.
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Đống Đa là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, có chức năng tham mưu, giúp UBND
quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạt, bản đồ
và biển.
Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy
ban nhân dân quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.

Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
quận Đống Đa, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Uỷ ban
9


nhân dân quận đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ theo
ngành của Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải.
Phòng Quản lý đô thị có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng;
phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ
thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, công viên, cây
xanh, chiếu sáng, bến, bãi đỗ xe đô thị) theo đúng chính sách, luật pháp, các
quy định của nhà nước và của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Phòng Quản lý đô thị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng,
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) là cơ quan
chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân quận (UBND), giúp UBND quận
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và
xã hội ở địa phương và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ theo sự uỷ quyền
của UBND quận.
Phòng Lao động - TBXH có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND
quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động TBXH thành phố Đà Nẵng.
Phòng Tư pháp quận Đống Đa là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân quận Đống Đa; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận (viết tắt là
UBND quận) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng
và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ
tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác theo quy
định của pháp luật. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực

công tác tư pháp theo sự ủy quyền của UBND quận và theo quy định của
pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý lĩnh vực công tác tư
pháp trên địa bàn quận.
10


Phòng Tư pháp có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận; đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở
Tư pháp thành phố Hà Nội.
Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban
nhân dân quận, có chức năng tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân quận thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục - thể thao và
các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình; thể dục - thể thao; du lịch;
báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; công
nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh trên địa bàn quận.
Phòng Văn hoá Thể thao chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ
ban nhân dân quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền
thông thành phố Hà Nội.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng văn hóa - thông
tin quận Đống Đa
2.2.1. Những quy định chung đối với phòng văn hóa – thông tin quận
Đống Đa
Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc làm việc, chế độ trách nhiệm,
trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của Phòng Văn hóa và
Thông tin quận Đống Đa.
2. Cán bộ, công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng
Văn hóa quận Đống Đa và các tổ chức, các nhân có quan hệ làm việc với

phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Nguyên tắc làm việc của Phòng Văn hóa và Thông tin.
1. Phòng Văn hóa và Thông tin làm việc theo nguyên tắc Thủ trưởng,
bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của Thủ trưởng cơ quan đồng thời đề cao
trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức, người lao động .
11


2. Giải quyết công việc theo quy định của phát luật, đúng phạm vi trách
nhiệm, đúng thẩm quyền; tuân thủ sự lãnh đạo, điều chỉnh của Quận ủy – Hội
đồng nhân dân – UBND Quận và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của
các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
3. Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao cho một người
phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm thay công việc của
cấp dưới; tập thể không làm thay công việc cho cá nhân và ngược lại. Người
được giao công việc phải chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả công việc
được phân công.
4. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc
theo quy định chung của Uỷ ban nhân dân Quận.
5. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của mỗi cán bộ, công chức,
người lao động. Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải
quyết công việc. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng và hiệu quả trong mọi hoạt động
theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định.
2.2.2. Vị trí và chức năng:
Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân quận Đống Đa có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực
hiện quản lý nhà nước về: văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; báo
chí, xuất bản, bưu chính và chuyển phát, viễn thông và Internet, công nghệ
thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh trên địa bàn quận.
Phòng Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản

riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban
nhân dân quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và
Truyền Thông.
2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn:
* Về lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

12


1. Trình Uỷ ban nhân dân quận ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch
dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia
đình, thể dục, thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận dự thảo các văn bản về lĩnh vực
văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự
nghiệp văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch; chủ trương xã hội hoá hoạt động
và hoá, thể dục thể thao; chống bạo lực trong gia đình.
4. Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn quận thực
hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao;
xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng
phong trào "Toàn dàn đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; xây dựng gia
đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di
tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh: bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch
trên địa bàn quận.

5. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hoá, thể thao,
các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể
dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của
phòng trên địa bàn quận.
6. Giúp Uỷ ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức
phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.

13


7. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân phường.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình. thể dục, thể thao và du lịch
trên địa bàn quận; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh
vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiên công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch với Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân quận và Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
* Về lĩnh vực Thông tin và Truyền thông :
1. Trình Ủy ban nhân dân quận dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch về
phát triển thông tin và truyền thông trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực
về thông tin và truyền thông.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận dự thảo các văn bản về thông tin
và truyền thông thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi

được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh
vực thông tin và truyền thông.
4. Giúp Ủy ban nhân dân quận thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy
phép thuộc các lĩnh vực về thông tin và truyền thông quận theo quy định của
pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân quận.
5. Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân, hướng dẫn và triển khai hoạt động các hội và tổ chức
phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông
theo quy định của pháp luật.

14


6. Giúp Ủy ban nhân dân quận trong việc tổ chức công tác bảo vệ an
toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn
thông, công nghệ thông tin, Internet, phát thanh.
7. Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự
án về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện theo sự phân công của
Ủy ban nhân dân quận.
8. Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các phường
quản lý các đại lý bưu chính, viễn thông, Internet trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
9. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và cá nhân trên
địa bàn huyện thực hiện pháp luật về các lĩnh vực bưu chính, viễn thông và
internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; quảng cáo; báo
chí; xuất bản.
10. Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với mạng lưới
phát thanh, truyền thanh cơ sở.
11. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp

vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
12. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân quận
và Sở Thông tin và Truyền thông.
13. Quản lý cán bộ, công chức của Phòng theo quy định của pháp luật và
phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và
phân công, phân cấp cua Ủy ban nhân dân cấp huyện.
15. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao
hoặc theo quy định của pháp luật.
* Một số nhiệm vụ khác:

15


- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức; thực hiện chế độ, chính
sách, chế độ đãi ngộ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi
quản lý của phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban
nhân dân quận.
- Quản lý tài chính; tài sản được giao theo quy định của pháp luật và
phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân quận.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân quận giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Cách thức giải quyết công việc của Phòng Văn hóa và Thông tin.
Giải quyết công việc theo sự phân công và chỉ đạo thực hiện của thủ
trưởng cơ quan trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về
lĩnh vực đó.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của
một số cá nhân của phòng văn hóa – thông tin quận Đống Đa

Hiện nay, cơ cấu tổ chức phòng văn hóa – thông tin quận Đống Đa như
sau:
STT
1
2
3

Họ và tên
Nguyễn Trọng Hải
Nguyễn Thị Hồng Tuyến
Đỗ Văn Quang

Chức vụ
Trưởng phòng
Phó Phòng
Phó Phòng

Ngoài ra, phòng văn hóa – thông tin quận Đống Đa còn có 5 chuyên viên
phụ trách công tác chuyên môn của cơ quan.
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng văn hóa
và Thông tin.
1. Trưởng phòng là người lãnh đạo và điều hành công việc của Phòng
Văn hóa và Thông tin, có trách nhiệm giải quyết công việc theo quy định của
nhà nước về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin.

16


2. Trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo giải quyết toàn bộ hoạt động của cơ
quan. Trong trường hợp cần thiết và tùy vào hoàn cảnh cụ thể, Trưởng phòng

có thể ủy quyền cho Phó trưởng phòng chỉ đạo giải quyết một số công việc
của cơ quan.
3. Trưởng phòng có thể điều chỉnh việc phân công nhiệm vụ công tác
của Phó trưởng phòng và các công chức, người lao động thuộc phòng Văn
hóa và Thông tin.
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó trưởng Phòng Văn
hóa và Thông tin.
1. Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng điều hành công việc
của cơ quan. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, Phó trưởng phòng được phân công
trực tiếp phụ trách một bộ phận chuyên môn, chỉ đạo hoạt động của một số bộ
phận chuyên môn thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin; chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng và Lãnh đạo UBND quận về nhiệm vụ được phân công.
Phó trưởng phòng thay mặt Trưởng phòng giải quyết công việc được
phân công theo các nguyên tắc sau:
a. Được sử dụng quyền hạn của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng, lãnh đạo UBND quận và trước pháp luật về các quyết định của
mình trong giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công; được Trưởng
phòng ủy quyền giải quyết một số công việc và nhân danh Trưởng phòng lãnh
đạo các công tác của cơ quan khi Trưởng phòng đi công tác vắng.
b. Chủ động giải quyết công việc được phân công. Nếu có vấn đề mới
phát sinh hoặc chưa có các quy định điều chỉnh cần báo ngay Trưởng phòng
để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ phụ trách các bộ
phận chuyên môn thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin.
1. Cán bộ phụ trách các bộ phận chuyên môn là người được Trưởng
phòng phân công phụ trách một hoặc nhiều bộ phận chuyên môn thuộc Phòng
Văn hóa và Thông tin.
17



2. Cán bộ phụ trách các bộ phận chuyên môn có trách nhiệm trực tiếp
thực hiện giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công đồng thời tham
gia giải quyết công việc chung của cơ quan theo sự phân công, điều động của
Trưởng phòng và Phó trưởng phòng.
3. Chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo Phòng và trước pháp luật về
toàn bộ công việc thuộc chức trách. Chịu trách nhiệm chấp hành các chỉ đạo
của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; trường hợp thực hiện chậm hoăc chưa
thược hiện được phải kịp thời báo cáo và nêu rõ lý do; kịp thời báo cáo
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng ( được Trưởng phòng phân công chỉ đạo
lĩnh vực liên quan) xin ý kiến về những vấn đề phát sinh chưa có quy định
điều chỉnh hoặc trái với chỉ đạo của lãnh đạo Phòng.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan theo sự phân công của
Trưởng phòng. Trong trường hợp vắng mặt tại cơ quan phải báo cáo Trưởng
phòng bố trí cán bộ tạm thời thay thế để giải quyết công việc được phân công.
2.2.5. Quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa cán bộ phụ trách
các cán bộ chuyên môn thuộc phòng Văn hóa và Thông tin.
1. Khi giải quyết công việc được giao có liên quan đến chức năng, nhiệm
vụ của bộ phận khác, người chủ trì có trách nhiệm trao đổi trực tiếp với cán
bộ phụ trách bộ phận đó để thống nhất phối hợp trong phân công và giải quyết
công việc.
2. Cán bộ phụ trách bộ phận chuyên môn không chuyển công việc thuộc
nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết của mình sang bộ phận khác; không giải
quyết công việc không thuộc chức năng, nhệm vụ của bộ phận mình. Trong
quá trình giải quyết công việc, cán bộ phụ trách bộ phận chuyên môn được bộ
phận khác hỏi ý kiến phải có trách nhiệm trả lời ngay trong thời hạn bộ phận
hỏi ý kiến đề nghị và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời của mình. Nếu
không thể trả lời nội dung được hỏi, cần báo ngay Trưởng phòng, Phó trưởng
phòng ( được Trưởng phòng phân công chỉ đạo lĩnh vực liên quan) để xin ý
kiến chỉ đạo giải quyết.
18



CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẾ
SINH VIÊN ĐƯỢC GIAO
3.1. Hiểu biết về cơ cấu bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước cấp
quận, huyện và hoạt động quản lý thực tiễn của phòng văn hóa – thông tin
quận Đống Đa
Được đến thực tập tại phòng văn hóa và thông tin quận Đống Đa là cơ
hội để em có thể tìm hiểu thêm về bộ máy tổ chức hành chính quận Đống Đa
nói riêng và về bộ máy tổ chức hành chính cấp quận nói chung.
Qua tìm hiểu, em được hiểu rõ thêm về bộ má tổ chức hành chính cấp
quận gồm những cơ quan, phòng ban nào, cơ chế hoạt động và chức năng
ra sao.
Đặc biệt, việc thực tập trực tiếp tại phòng văn hóa – thông tin quận Đống
Đa, em được tìm hiểu về quy chế, chức năng, nhiệm vụ rất cụ thể của cơ
quan. Thấy được vai trò quan trọng của phòng văn hóa thông tin trong việc
quản lý các hoạt động văn hóa cấp cơ sở, các di tích lịch sử văn hóa, các hoạt
động du lịch, quảng cáo, các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, cung cấp dịch cụ
internet… Đây là những lĩnh vực rất quan trọng không chỉ duy trì, nâng cao
đời sống xã hội cho người dân mà còn góp phần không nhỏ trong việc phát
triển kinh tế của quận Đống Đa nói riêng, của thành phố Hà Nội nói chung.
Cơ quan cũng tạo điều kiện để em có thể đi tham quan, học tập thực tiễn
tại những đơn vị do phòng văn hóa – thông tin trực tiếp quản lý như trung tâm
văn hóa quận, trung tâm thể dục thể thao và sân vận động Hoàng Cầu. Đây là
cơ hội quý báu để em được hiểu được phương thức quản lý, cách điểu hành cụ
thể của một cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa.
Cơ quan đã tạo điều kiện để chúng em tham gia vào những hoạt động cụ
thể cùng các anh chị là đi khảo sát thống kê biển quảng cáo, số điện thoại,
biển hiệu quảng cáo, rao vặt sai phạm trên địa bàn và tham gia phối hợp ra

quân xử lý vi phạm về trật tự văn minh đô thị. Đây là một kinh nghiệm quý
19


báu khi chúng em được trực tiếp tham gia vào công việc ở cấp cơ sở. Qua
hoạt động này, em hiểu rõ được những quy định cơ bản khi treo biển quảng
cáo, rao vặt trên đường phố để đảm bảo tính mỹ quan, văn hóa cho thành phố.
Đặc biệt là những thao tác xử lý tình huống trong đợt ra quân xử lý trật tự văn
minh đô thị là bài học quý để giúp em có kinh nghiệm trong thực tiễn tiếp xúc
với quần chúng nhân dân, sao cho xử lý tình huống một cách thấu tình đạt lý,
vừa đảm bảo tính nghiêm túc của pháp luật, vừa hạn chế những thiệt hại cho
nhân dân.
Việc tham gia kiểm tra công tác quản lý các di tích, lễ hội tại một số
phường và phối hợp tổ chức lễ hội là những công việc rất quan trọng của
phòng văn hóa – thông tin quận Đống Đa. Quận Đống Đa là một trong bốn
quận trung tâm của thành phố, có nhiều các di tích nổi tiếng như Văn Miếu –
Quốc Tử Giám, gò Đống Đa với những lễ hội lớn như lễ hội gò Đống Đa, lễ
hội đình Thổ Quan… Việc quản lý tốt các di tích và hoạt động quản lý, khai
thác các di tích này là một công việc cực kì quan trọng bởi đó là văn hóa, là
giữ gìn những nét đẹp truyền thống cha ông , là bộ mặt của thủ đô nói riêng
và cả dân tộc nói chung trong con mắt của bạn bè quốc tế. Đây còn là cơ sở để
chúng ta có thể phát triển các dịch vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế nên
công tác kiểm tra, quản lý luôn cần nghiêm túc, kịp thời.
Tham gia khảo sát các cơ sở về dịch vụ văn hóa như nhà nghỉ, khách
sạn, các điểm cung cấp dịch vụ internet cũng là một công tác thường xuyên
của phòng văn hóa - thông tin quận Đống Đa để đảm bảo các cơ sở này thực
hiện đúng quy định, đảm bảo an ninh trật tự của địa phương.
Cơ quan còn tạo điều kiện để em nghiên cứu các hoạt động và chế tài xử
lý vi phạm hành chính đối với các hoạt động Karaoke, vũ trường và tham dự
hội nghị về quản lý văn hóa cấp cơ sở, nghiên cứu luật xử lý vi phạm hành

chính, thực hành kĩ năng kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính là những kiến
thức rất cần thiết và bổ ích để tăng vốn kinh nghiệm phục vụ cho công việc
của em sau này.
20


3.2. Những kinh nghiệm thu được trong lĩnh vực hành chính văn
phòng
Trong thời gian thực tập tại phòng văn hóa – thông tin quận Đống Đa,
em đã được cơ quan tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn những thao tác cơ
bản của nghiệp vụ hành chính văn phòng.
Mặc dù đã được học về những kĩ năng này nhưng qua quá trình làm việc
tại cơ quan, em đã có điều kiện thực tế để thực hành những kĩ năng cơ bản sau
- Được nghiên cứu và hiểu rõ những quy định trong việc soạn thảo văn
bản hành chính , được thực hành soạn thảo những văn bản hành chính theo
yêu cầu của cơ quan.
- Được học tập và thực hành các kĩ năng xây dựng và triển khai kế
hoạch; xây dựng và triển khai báo cáo; học tập và thực hành các kĩ năng xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Đặc biệt, em được tham gia vào quá trình tổ chức một hội nghị. Qua đó,
em đã rút ra được một số bài học:
- Công tác chuẩn bị:
Để có một hội nghị đạt kết quả cao hay nói cách khác là thành công thì
đơn vị tổ chức cần chú trọng công tác chuẩn bị. Khâu này giữ một nhiệm vụ
quan trọng, nó quyết định nội dung, tính chất và thành phần tham dự. Trong
công tác chuẩn bị cần chú ý những nội dung công việc sau:
Tổ chức một hội nghị thành công là một phần trong nghiệp vụ của người tổ
chức hội nghị. Người tổ chức phải chuẩn bị thật chu đáo trước khi họp; nhanh
nhạy xử lý trong hội nghịvà phải biết các bước tiếp sau khi hội nghị kết thúc.
Chuẩn bị giấy và viết, vì trong một cuộc họp, các thành viên cần có giấy,

viết để ghi chép lại những điều cần thiết. Trong một số trường hợp, thành viên
dự họp lại không chuẩn bị giấy viết, nên việc chuẩn bị sẽ giúp họ không lúng
túng và họ sẽ cảm thấy sự chu đáo của đơn vị tổ chức.

21


Nếu cuộc họp cần có sự hỗ trợ của các thiết bị đặc biệt như máy tính,
máy chiếu slide, đường truyền internet v.v... phải chuẩn bị trước, chạy thử các
thiết bị (hoặc xúc tiến việc thuê mướn) càng sớm càng tốt để có nhiều thời
gian dự phòng mà xử lý trong trường hợp máy hỏng.
Ngoài việc chuẩn bị về các trang thiết bị cho cuộc họp, người điều hành
cuộc họp nên đến buổi họp với sự chuẩn bị trước về các vấn đề liên quan, dự
kiến sẵn những câu hỏi mà người khác có thể đặt ra, cũng như những câu hỏi
gợi ý cho những người khác. Để làm được như vậy, người điều hành phải thu
thập những thông tin chính xác và cụ thể nhất liên quan đến cuộc họp..
-

Công tác tiến hành:
Trước buổi giao ban, cần gửi tài liệu cũng như những yêu cầu tới những
cá nhân hoặc đơn vị tham dự. Nếu thấy cần thiết thì yêu cầu các đơn vị tham
dự cần chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung báo cáo, ý kiến đóng góp. Qua cuộc họp
giao ban, sinh viên thấy rằng tất cả các đơn vị, cá nhân báo cáo, đóng góp ý
kiến đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, nên nội dung rất sát với thực tế, cuộc họp
diễn ra thuận lợi và nhanh hơn, tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
Điều hành cuộc họp giao ban là người đứng đầu cơ quan tổ chức, người
này có nhiệm vụ vô cùng quan trọng và to lớn. Quyết định cũng như điều
hành cuộc họp giao ban theo một trình tự hợp lý, hướng đi của cuộc họp giao
ban phụ thuộc chính vào cá nhân này.
Sinh viên thấy rằng khi tổ chức cuộc họp giao ban, không nên để cuộc

họp kéo dài hơn mức cần thiết. Vì khi nói nhiều về một vấn đề quá mức cần
thiết, sẽ không còn thời gian để thực hiện các vấn đề khác, thực hiện những gì
mình nói cũng như làm những việc khác.
Khi thấy buổi họp kéo dài hơn hai giờ đồng hồ, người chủ trì đã khéo léo
đề nghị nghỉ giải lao. Qua hai giờ làm việc căng thẳng sẽ làm mọi người uể
22


oải, không còn tập trung theo dõi cuộc họp. Khi giải lao đã để các thành viên
tự do trao đổi, đi lại ở hành lang cho thoải mái.
Trong cuộc họp, khi thấy có vấn đề nào đó mà các thành viên trong cuộc
họp chưa thông, còn phải bàn tiếp, nên đề nghị với chủ tọa để có một quyết
định cuối cùng cho vấn đề đó. Có thể để vấn đề chưa thống nhất lại, đến kỳ
họp sau khi có đủ thông tin sẽ giải quyết. Có thể ban lãnh đạo sẽ họp với bộ
phận có khúc mắc để giải quyết riêng trong lần họp khác. Chú ý nhấn mạnh
vấn đề đang tồn đọng chưa giải quyết trong biên bản cuộc họp và gửi đến tất
cả các thành viên cuộc họp.
Trong cuộc họp thường xuyên có những nội dung chính thường được
đưa ra thảo luận. Những vấn đề thường được chuyển đổi liên tục và nhanh
chóng. Có những lúc không thể chen ngang để phát biểu những thắc mắc
riêng hay những ý kiến riêng của mình. Khi được phát biểu, họ có thể yêu cầu
đặt lại vấn đề cho rõ ràng. Như vậy sẽ tránh được việc chen ngang trong khi
người khác đang phát biểu.
Với nhiệm vụ được giao là chuẩn bị một số hậu cần của cuộc họp và ghi
chép lại những nội dung chính của cuộc họp, sinh viên đã hoàn thành nhiệm
vụ, trong quá trình tổ chức triển khai cuộc họp, bản thân sinh viên còn được
chỉ bảo hướng dẫn từ Ban chỉ đạo thực tập, đây là những bước tiếp nhận học
hỏi về công tác tổ chức cuộc họp, điều mà sau khi đi vào thực tế sau này sinh
viên sẽ phải vận dung tới rất nhiều, sẽ là nguồn kiến thức bổ trợ hữu ích cho
sinh viên.


23


Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

1. Đối với phòng Văn hóa - Thông tin quận Đống Đa - thành phố Hà
Nội
Trong thời gian thực tập tại Ban Tuyên giáo, được sự giúp đỡ, quan tâm
của lãnh đạo ban, sinh viên đã được học tập, nghiên cứu và tham dự vào một
số công việc của Ban Tuyên giáo. Từ thực tế như vậy, sinh viên xin đưa ra
một số đề xuất đối với Ban như sau:
Thứ nhất, lực lượng cán bộ của Ban còn mỏng, trong khi đó khối lượng
công việc lại nhiều và mang tính chất liên tục. Nên việc ít cán bộ, chuyên viên
như vậy sẽ mang lại không ít khó khăn cho Ban.

24


Thứ hai, nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của Ban rất tốt, nhưng bên
cạnh đó còn có một số thiết bị quan trọng như máy vi tính hay gặp một số lỗi
trục trặc. Điều này ảnh hưởng tới công việc rất nhiều, vì đặc thù công việc
tuyên giáo thường xuyên phải tiếp xúc và soạn thảo văn bản, chỉ cần một trục
trặc nhỏ của máy tính có thể dẫn tới gián đoạn công việc.
2. Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Em xin đưa ra 1 số ý kiến như sau.
Cần đẩy mạnh hơn nữa thời gian thực tập cho sinh viên, để sinh làm
quen với công việc tại cơ quan thực tập. Tạo sự liên kết sáng tạo giữa lý luận
và thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sinh viên trong Học viện.
Học viện cần quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo sinh viên bên khối

lý luận, nên có những buổi đi thực tế tại các cơ sở đế sinh viên nắm bắt được
thực tiễn và có những vận dụng sáng tạo trong học tập, nghiên cứu.
Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức liên kết đào tạo, gửi sinh viên đi thực tế
nhiều hơn để sinh viên được học hỏi nhiều hơn. Không ngừng mở rộng hình
thức giảng dạy để sinh viên làm quen như thuyết trình, thảo luận để sinh viên
không còn bỡ ngỡ khi bước đầu vào kiến tập.
Học viện cần theo sát sinh viên hơn nữa trong quá trình thực tập nhằm
nhận được những phản hồi sát sao hơn nữa của cơ quan thực tập về sinh viên
để có những điều chỉnh sao cho thật hợp lý hơn nữa, nhằm nâng cao khả năng
vận dụng kiến thức vào thực tế của sinh viên.

25


×