Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD ở các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ CHIÊN

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ CHIÊN

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

Ngành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận chính trị
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KHƯƠNG

THÁI NGUYÊN - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Khương - giảng viên Khoa Giáo dục Chính
trị - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông
tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Chiên

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thành là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của bản thân dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Khương và sự động viên giúp đỡ của
gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước hết, em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo
- TS Nguyễn Thị Khương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em về tri thức, phương
pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong Hội đồng đánh
giá luận văn đã có nhiều góp ý về mặt khoa học để em hoàn thiện luận văn
được tốt hơn; Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo - Bộ phận sau đại học cùng các
thầy cô giáo khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu tại trường.

Cuối cùng, xin được chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người
thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Chiên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .............................................................. iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các hình ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 3
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3
7. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4
8. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 4
9. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 4
NỘI DUNG ......................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN
MÔN TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC

TRƯỜNG THPT HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN .......................... 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ...................................................... 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 7
1.1.3. Những nội dung luận văn tiếp tục nghiên cứu ........................................ 13
1.2. Cơ sở lý luận của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học GDCD ở
các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............................................. 14

iii


1.2.1. Khái niệm về tích hợp, dạy học tích hợp kiến thức liên môn ................. 14
1.2.2. Khái niệm tích hợp kiến thức liên môn và dạy học tích hợp kiến thức
liên môn trong môn GDCD ở THPT ................................................................. 19
1.3. Sự cần thiết, những thuận lợi và khó khăn trong tích hợp kiến thức liên
môn vào dạy học môn GDCD ở Trung học phổ thông ..................................... 22
1.3.1. Sự cần thiết trong tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn
GDCD ở Trung học phổ thông .......................................................................... 22
1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong tích hợp kiến thức liên môn vào
dạy học môn GDCD ở Trung học phổ thông .................................................... 26
Kết luận chương 1.............................................................................................. 29
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC GIÁO
DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN ......................................................... 30
2.1. Thực trạng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học GDCD ở các
trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .................................................... 30
2.1.1. Khái quát và tình hình dạy học môn Giáo dục công dân các trường
THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn................................................................ 30
2.1.2. Thực trạng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD ở

các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............................................. 39
2.2. Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp liên môn trong
dạy học GDCD ở các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ................ 48
2.2.1. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học GDCD ở
các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............................................. 48
2.2.2. Quy trình tổ chức dạy học chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học
GDCD ở các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .............................. 54
Kết luận chương 2.............................................................................................. 56

iv


Chương 3: THỰC NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG
THPT HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN ............................................ 57
3.1. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 57
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 57
3.1.2. Kế hoạch thực nghiệm ............................................................................. 57
3.1.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 57
3.1.4. Đối tượng, thời gian thực nghiệm ........................................................... 58
3.1.5. Kết quả thực nghiệm................................................................................ 58
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tích hợp kiến thức liên
môn trong dạy học môn GDCD ở các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn ............................................................................................................. 64
3.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Sở Giáo dục và Đào tạo đối với dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong
GDCD ở các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .............................. 64
3.2.2. Tăng cường năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên Giáo dục công
dân ở các trường THPT huyện Chợ Đồn ........................................................... 67

3.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực tự học cho học sinh đáp ứng yêu cầu
dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Giáo dục công dân ở các trường
THPT huyện Chợ Đồn ....................................................................................... 72
Kết luận chương 3.............................................................................................. 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 77
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN ..................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 80

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH

Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá

GDCD

Giáo dục công dân

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PPDH


Phương pháp dạy học

THPT

Trung học phổ thông

SGK

Sách giáo khoa

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Thái độ của HS đối với môn Giáo dục công dân .............................. 34
Bảng 2.2. Năng lực nhận thức và phương pháp học tập môn GDCD của HS .. 35
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD... 36
Bảng 2.4. Tình hình dạy học môn GDCD của giáo viên .................................. 38
Bảng 2.5. Các lĩnh vực kiến thức được GV tích hợp trong chương trình
dạy học............................................................................................... 43
Bảng 2.6. Ví dụ một số chủ đề tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học
môn GDCD ở trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............ 52
Bảng 3.1. Nhận thức của HS sau khi học xong chủ đề tích hợp kiến thức
liên môn ............................................................................................. 58
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra nhận thức của HS .................................................. 61

v



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lộ trình đổi mới đồng bộ từ nội dung đến phương pháp dạy học và
kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
của HS trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, việc tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp,
liên môn” là một trong những vấn đề được Bộ Giáo dục và đào tạo ưu tiên,
khuyến khích thực hiện.
Ngày nay, trước yêu cầu hội nhập hóa, toàn cầu hóa, đòi hỏi HS khi giải
quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, cần phải vận
dụng tổng hợp các kiến thức liên quan đến nhiều môn học khác nhau. Điều đó,
chỉ có thể thực hiện tốt nhất thông qua tích hợp các kiến thức liên môn trong
quá trình dạy học. Tích hợp trong dạy học, giúp cho HS tránh được tình trạng
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau;
giúp HS tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống
thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, giáo điều sách vở. Dạy
học theo các chủ đề liên môn còn giúp cho giáo viên không những giảm tải
được việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác
dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên. Dạy học
tích hợp, được thực hiện ở nhiều môn học khác nhau, trong đó có môn GDCD.
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD là đưa những nội
dung giáo dục có các kiến thức liên quan giữa môn GDCD với các môn học
khác như Văn học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học… vào quá trình dạy học như: tích
hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc
gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
bảo vệ môi trường tự nhiên, an toàn giao thông, phòng chống xâm hại tình dục
trẻ vị thành niên... Tuy nhiên, với mục tiêu là phát triển năng lực HS, dạy học

1



tích hợp trong môn GDCD, đòi hỏi phải tổ chức được các hoạt động dạy học
tích cực, tự lực và sáng tạo cho HS. Các hoạt động ấy được tổ chức rất da dạng
ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng và đặc
biệt cần quan tâm đến hoạt động thực hành, ứng dụng kiến thức vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn.
Nằm trong xu thế chung của việc đổi mới căn bản và toàn diện của đất
nước, trong những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện
Chợ Đồn nói riêng đã chú trọng tới việc đổi mới giáo dục – đào tạo, chuyển
dần từ cách tiếp cần kiến thức là chính sang cách tiếp cận phát triển năng lực
HS. Với đặc thù là một huyện vùng núi phía Đông Bắc địa hình phức tạp, kinh
tế - xã hội còn kém phát triển, quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện giáo
dục ở huyện Chợ Đồn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với nỗ lực hết mình,
với mong muốn làm cho giáo dục vùng cao phát triển, các thầy cô giáo dạy học
môn GDCD cấp THPT nơi đây đã tiếp cận và đồng hành với đổi mới toàn diện
trong giáo dục. Trong đó, tích hợp liên môn trong dạy học GDCD đã và đang
được các thầy cô thực hiện theo đúng tinh thần mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã
chỉ đạo. Song, do đi từ những điểm xuất phát thấp của cả thầy và trò. Đặc biệt,
chưa có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để soi sáng, việc triển khai tích hợp trong
dạy học môn GDCD cấp THPT ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thật sự chưa
đem lại thành công. Để có được sự thành công trong dạy học tích hợp môn
GDCD ở các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, cần phải có một cơ
sở lý luận và thực tiễn sát thực soi đường.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD ở các trường
THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn thạc sỹ với hy vọng sẽ
đề ra được một số luận cứ làm cơ sở lý luận và thực tiễn để dẫn tới sự thành
công cho việc tích hợp trong dạy học môn GDCD ở THPT huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn.


2


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy
học GDCD ở cấp Trung học phổ thông, đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy
học GDCD ở các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ cơ sở lí luận của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học
GDCD cấp THPT
- Phân tích thực trạng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học GDCD ở
các trường THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
- Đề xuất quy trình và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp
kiến thức liên môn trong dạy học GDCD ở các trường THPT huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng, giải pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học GDCD ở
cấp THPT ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học GDCD ở trường trung học phổ thông
5. Phạm vi nghiên cứu
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học là một nội dung rộng lớn.
Trong khuôn khổ của đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tìm hiểu ở phạm vi tích
hợp một số nội dung kiến thức liên môn giữa môn GDCD với các môn Lịch sử,
Địa lý... ở các trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử, các quan điểm về dạy học tích hợp trong và ngoài nước. Ngoài

ra, đề tài sử dụng các phương pháp sau:

3


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×