Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU XUẤT KHẨU SÀI GÒN SACAFA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT
SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU
XUẤT KHẨU SÀI GÒN SACAFA

Họ và tên sinh viên:
Ngành:
Niên khóa:

PHẠM NGUYỄN MAI DUNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2005 – 2009

Tháng 7 năm 2009


NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU
XUẤT KHẨU SÀI GÒN SACAFA

Tác giả

PHẠM NGUYỄN MAI DUNG

Luận văn kỹ sư
Chuyên ngành: Quản lý môi trường


Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VINH QUY

Tháng 7 năm 2009


Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

===000===

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ & tên sinh viên:


PHẠM NGUYỄN MAI DUNG

Mã số sinh viên:

05149036

Khóa học:

2005 – 2009

1. Tên KLTN: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng
cho nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn SACAFA
2. Nội dung KLTN:
™ Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định
quy trình công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết
bị máy móc; số lượng, chủng loại sản phẩm của nhà máy
™ Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế
biến hạt điều của nhà máy
™ Nghiên cứu, xác định, phân tích nguyên nhân phát sinh các dòng thải dựa
trên quy trình chế biến hạt điều của nhà máy
™ Đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình
sản xuất của nhà máy.
3. Thời gian thực hiện:
Bắt đầu: 01/03/2009

Kết thúc: 30/06/2009

4. Họ & tên giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Vinh Quy
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2009

Ban chủ nhiệm khoa

Ngày tháng năm 2009
Giáo viên hướng dẫn


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

LỜI CẢM TẠ
Với thời gian học tập tại trường và thực tập tại Nhà máy chế biến hạt điều xuất
khẩu Sài Gòn SACAFA đã mang lại cho tôi những kiến thức, cũng như những kinh
nghiệm thực tế về chuyên ngành của mình, bước đầu dẫn tôi hướng tới công việc mới và
chuẩn bị trở thành một người lao động mới của xã hội.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã
tạo những điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên- Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những
kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
Đặc biệt, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy – Thạc sĩ Nguyễn
Vinh Quy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin gởi đến Ban lãnh đạo công ty VINALIMEX J.CO,TP.HCM, Ban giám đốc
nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn SACAFA lời biết ơn chân thành, đặcbiệt là
các Cô-Chú, Anh-Chị tại xưởng sản xuất đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi được học tập, thực tập tại xưởng.
Xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên động viên
giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất, chăm sóc và nuôi dạy, cho tôi có điều kiện học
hành như bao bạn khác cùng trang lứa.
Cuối cùng, tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp DH05QM, các
anh chị đi trước đã cùng chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi học tập và thực
hiện đề tài.

TP. HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2009

Phạm Nguyễn Mai Dung

Phạm Nguyễn Mai Dung

i


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu ″Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp Sản xuất sạch hơn áp
dụng cho nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn SACAFA″ được tiến hành tại
nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn SACAFA, thời gian thực hiện từ tháng 3
năm 2009 đến tháng 6 năm 2009.
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp: khảo sát thực tế, điều tra phỏng
vấn các đối tượng liên quan, phân tích số liệu, lấy mẫu và phân tích mẫu nước thải ngâm
điều. Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu, đánh giá tiềm năng áp dụng thực hiện SXSH
trong nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn Sài Gòn SACAFA, từ đó đề ra các
giải pháp phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại nhà máy.
Trên cơ sở điều tra, khảo sát và thu thập số liệu thực tế về tình hình sản xuất tại
nhà máy, cho thấy nhà máy có tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu các chất gây ô nhiễm
thông qua áp dụng SXSH tại các công đoạn xử lý nhiệt, tách nhân và bóc lụa. Đề tài đã
đưa ra 29 giải pháp, trong đó 16 giải pháp có thể thực hiện ngay và 13 giải pháp cần
nghiên cứu thêm. Hầu hết các giải pháp đều có chi phí đầu tư thấp, nhưng mang lại hiệu
quả kinh tế khá cao. Hơn nữa, khi thực hiện các giải pháp đề xuất, lượng nước, nguyên
nhiên liệu tiêu thụ cũng như chất thải sinh ra giảm đi đáng kể, đồng thời nâng cao được
nhận thức của công nhân viên trong nhà máy về vấn đề bảo vệ môi trường.


Phạm Nguyễn Mai Dung

ii


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................................... i
TÓM TẮT............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH .............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... vii
Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................... 2
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................................... 3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
1.6. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 4
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU VÀ TIỀM NĂNG ÁP
DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU.................. 5
2.1. TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM ..................................................................................................................... 5
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hạt điều trên thế giới ......................................... 5
2.1.2. Tình hình chế biến và xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam ..................................... 6
2.2. SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ CÁC LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG SẢN XUẤT
SẠCH HƠN..................................................................................................................... 8

2.2.1. Khái niệm về SXSH ............................................................................................ 8
2.2.2. Bản chất và phương pháp thực hiện SXSH........................................................ 8
2.2.2.1. Bản chất của SXSH ..................................................................................... 8
2.2.2.2. Phương pháp luận đánh giá SXSH........................................................... 10
2.2.3. Các lợi ích đối với doanh nghiệp khi áp dụng SXSH....................................... 11
2.2.4. Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam và trong ngành chế biến
hạt điều....................................................................................................................... 13
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU XUẤT KHẨU
SÀI GÒN SACAFA VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY.................. 17
3.1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU XUẤT KHẨU SÀI GÒN
SACAFA ....................................................................................................................... 17
3.1.1. Giới thiệu chung............................................................................................... 17
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của nhà máy............................................................................ 17

Phạm Nguyễn Mai Dung

iii


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU TẠI
NHÀ MÁY .................................................................................................................... 18
3. 2.1. Quy trình chế biến hạt điều của nhà máy ....................................................... 18
3.2.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của nhà máy ................................................. 20
3.2.3. Nguyên, nhiên liệu, thiết bị sử dụng và mức tiêu hao thực tế của nhà máy .... 21
3.3. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
NHÀ MÁY .................................................................................................................... 22
3.3.1. Các vấn đề môi trường của nhà máy ............................................................... 22
3.3.1.1. Chất lượng môi trường không khí ............................................................. 22

3.3.1.2. Chất lượng môi trường nước ..................................................................... 23
3.3.1.3. Chất thải rắn .............................................................................................. 24
3.3.2. Công tác bảo vệ môi trường của nhà máy ....................................................... 25
3.4. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÔNG ĐOẠN THỰC HIỆN SXSH TẠI NHÀ
MÁY ............................................................................................................................. 26
Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY .............. 27
4.1. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ............................................................ 27
4.1.1. Quy trình công nghệ chi tiết cho các công đoạn xử lý nhiệt, tách nhân, bóc
lụa............................................................................................................................... 27
4.1.2. Cân bằng vật liệu cho các công đoạn xử lý nhiệt, tách nhân, bóc lụa ............ 28
4.1.3. Giá trị mất mát do dòng thải............................................................................ 29
4.1.4. Phân tích nguyên phát sinh dòng thải và đề xuất các cơ hội SXSH ................ 30
4.2. LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SXSH................................................................... 32
4.2.1. Phân loại và sàng lọc các giải pháp ................................................................ 32
4.2.2. Đánh giá sơ bộ các giải pháp .......................................................................... 35
4.2.3. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp.......................................................... 36
4.2.3.1. Mô tả các giải pháp ................................................................................... 36
4.3.2.2. Tính khả thi về mặt kinh tế........................................................................ 39
4.3.2.3. Tính khả thi về mặt kỹ thuật...................................................................... 40
4.3.2.4. Tính khả thi về mặt môi trường................................................................. 42
4.2.4. Lựa chọn các giải pháp thực hiện.................................................................... 43
4.3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH............................................. 45
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 46
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 46
5.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 48
PHỤ LỤC

Phạm Nguyễn Mai Dung


iv


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ trọng sản lượng điều của các nước trên thế giới ........................................... 6
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện SXSH của một số ngành công nghiệp ở nước ta ................ 14
Bảng 3.1: Các loại sản phẩm chính của nhà máy ............................................................. 20
Bảng 3.2: Danh mục nguyên, nhiên liệu và thiết bị sử dụng trong nhà máy.................... 21
Bảng 3.3: Khối lượng tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và mức tiêu hao thực tế tại
nhà máy.............................................................................................................................. 21
Bảng 3.4: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ...................................................... 22
Bảng 3.5: Nồng độ chất ô nhiễm trong khói thải do đốt vỏ hạt điều................................ 22
Bảng 3.6: Chất lượng môi trường không khí trong nhà máy............................................ 23
Bảng 3.7: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau khi qua hầm tự hoại ...................... 24
Bảng 3.8: Đặc tính nước thải ngâm hạt điều .................................................................... 24
Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu cho công đoạn xử lý nhiệt ( xử lý ẩm, chao dầu), tách nhân
và bóc lụa........................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.2: Đơn giá của các loại nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng và các loại khácError! Bookmark
Bảng 4.3: Giá trị mất mát do dòng thải............................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.4: Các nguyên nhân gây lãng phí và các cơ hội SXSHError! Bookmark not defined.
Bảng 4.5: Sàng lọc các giải pháp SXSH........................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSHError! Bookmark not def
Bảng 4.7: Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH ................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.8: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về kinh tế của các giải phápError! Bookmark not define
Bảng 4.9: Đánh giá tính khả thi về kinh tế của các giải pháp SXSHError! Bookmark not defined
Bảng 4.10: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải phápError! Bookmark not defined
Bảng 4.11: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt môi trườngError! Bookmark not defined.

Bảng 4.12: Tính khả thi về mặt môi trường...................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.13: Lựa chọn các giải pháp SXSH ....................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.14: Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH ....... Error! Bookmark not defined.

Phạm Nguyễn Mai Dung

v


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Sơ đồ 2.1: Các nhóm giải pháp SXSH................................................................................ 9
Sơ đồ 2.2: Quy trình đánh giá SXSH ................................................................................ 11
Sơ đồ 3.2: Quy trình chế biến hạt điều nhân của nhà máy................................................ 19
Sơ đồ 4.1: Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn xử lý nhiệtError! Bookmark not defined.
Sơ đồ 4.2: Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn tách nhân và bóc lụaError! Bookmark no
Hình 2.1: Thị phần tiêu thụ hạt điều trên thế giới năm 2005 ............................................. 6
Hình 2.2: Số lượng các doanh nghiệp tham gia thực hiện SXSH từ 1999-2005.............. 15

Phạm Nguyễn Mai Dung

vi


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD


Nhu cầu oxy sinh học

CBHĐ

Chế biến hạt điều

COD

Nhu cầu oxy hóa học

XKSG

Xuất khẩu Sài Gòn

SS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTSXS

Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam


UNEP

Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc

Phạm Nguyễn Mai Dung

vii


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trên khắp thế giới và cả Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường đang
là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền và các tổ chức quốc tế do những tác động
xấu của chúng làm suy giảm nặng nề đến chất lượng môi trường tự nhiên và chất
lượng cuộc sống con người. Trong đó, hoạt động công nghiệp cùng các sản phẩm thải
ra từ các nhà máy (khí thải, nước thải, rác thải, chất thải độc hại, các sản phẩm bị lỗi,
thất thoát trong quá trình sản suất) là hoạt động và là những tác nhân gây ô nhiễm
nhiều nhất đến môi trường. Nguyên nhân làm phát sinh chất thải liên quan đến khía
cạnh nội vi của nhà máy, do công tác lựa chọn và chất lượng của nguyên liệu đầu vào
chưa đảm bảo; công tác kiểm soát quy trình chưa chặt chẽ; thiết bị sử dụng và công
nghệ áp dụng cho sản xuất có khiếm khuyết; đặc tính sản phẩm; nguyên liệu, sản phẩm
trung gian, thành phẩm bị lãng phí; thất thoát năng lượng hoặc sai sót trong quản lý.
Bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm liên quan đến việc tiêu thụ, sản xuất và
phân phối hàng hóa bắt đầu bằng cách tiếp cận ra lệnh và kiểm soát. Trong những năm
80, nhiều quốc gia đang phát triển đã đi theo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường được
ban hành dựa trên giới hạn phát thải và hạn chế đối với việc sử dụng hóa chất, các tiêu

chuẩn phát thải ô nhiễm được xây dựng và cưỡng chế áp dụng. Tuy nhiên, do thiếu ý
chí chính trị, nguồn tài chính và năng lực pháp lý để cưỡng chế áp dụng tiêu chuẩn nên
cách tiếp cận ra lệnh và kiểm soát đã không thành công đáng kể trong việc giảm thiểu
ô nhiễm tại phần lớn các nước này. Hơn nữa, kiểm soát ô nhiễm và sử dụng công nghệ
cuối đường ống để giảm thể tích và hạn chế tác hại của chất thải thì không thể áp dụng
ở các doanh nghiệp nhỏ tại các quốc gia đang phát triển.
Khái niệm Sản xuất sạch hơn (SXSH) ra đời gợi ý phấn đấu cho hiệu quả tối ưu
ở từng giai đoạn của chu trình sản phẩm, được phổ biến trên toàn thế giới vào khoảng
Phạm Nguyễn Mai Dung

1


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

năm 1990 với mục tiêu cao nhất là hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh ra các
loại chất thải ngay tại nguồn.
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, ngành chế biến hạt điều (CBHĐ) ở nước ta, nhất là
ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các vùng phụ cận đặc biệt phát triển mạnh.
Từ đó, tạo ra những sản phẩm nhân điều có giá trị xuất khẩu cao, tạo công ăn việc làm
cho hàng triệu công nhân lao động tại các nhà máy chế biến. Đồng thời ngành CBHĐ
còn góp phần thúc đẩy sự phát triển vùng nguyên liệu ở tỉnh, góp phần tạo nguồn thu
nhập cho lao động ở đây cũng như phát triển kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh những mặt tích cực mà ngành CBHĐ mang lại cho nền kinh tế, thì
trong quá trình sản xuất ngành còn thải ra những chất gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng như nước thải từ quá trình ngâm hạt điều, khói thải sinh ra do đốt nhiên liệu,
phenol sinh ra từ khâu chao hạt…
Hơn 80% các nhà máy CBHĐ ở nước ta đang áp dụng công nghệ chao dầu
trong quy trình chế biến. Phương pháp này gây ô nhiễm môi trường do nước ngâm ủ

thải ra và hơi dầu phát tán trong quá trình chao; nhân hạt điều bị nhiễm dầu, bị đổi
màu, làm giảm giá trị thành phẩm và tăng tỷ lệ phế phẩm. Hầu hết các nhà máy này
chưa có biện pháp xử lý nước thải của công đoạn ngâm ẩm, mà thải thẳng ra môi
trường. Bên cạnh nước thải, khí thải cũng là tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng đến
môi trường, do các cơ sở CBHĐ sử dụng lại vỏ hạt điều làm nhiên liệu để cung cấp
nhiệt cho quá trình chao dầu và quá trình sấy, sinh ra mùi dầu hôi, cay, và khói nặng
làm ô nhiễm không khí xung quanh. Một số cơ sở có công nghệ xử lý chất thải sinh ra
từ các công đoạn của quy trình chế biến thì đó chỉ là cách tiếp cận thụ động, giải quyết
cái đã sinh ra chứ chưa có biện pháp phòng ngừa chất thải.
Vấn đề đang đặt ra cho Ngành điều nước ta là làm sao nâng cao được năng xuất
sản xuất, giảm bớt áp lực về việc sử dụng lao động, tăng thêm giá trị về kinh tế và tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời cũng từng bước giảm bớt các áp
lực cho môi trường. Nhìn nhận được tầm quan trọng đối với nền kinh tế cũng như
những vấn đề môi trường nảy sinh mà ngành sản xuất và chế biến hạt điều mang lại,

Phạm Nguyễn Mai Dung

2


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

tôi đã lựa chọn và nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
sản xuất sạch hơn áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu Sài Gòn
SACAFA”.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu đặt ra như sau:
- Khái quát được tình hình sản xuất thực tế của nhà máy chế biến hạt diều xuất
khẩu Sài Gòn SACAFA (CBHĐ XKSG SACAFA) và các nguyên nhân gây lãng phí
nguyên, nhiên, vật liệu trong quá trình sản xuất.

- Đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế
của nhà máy.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu được thực hiện với các nội dung
chính như sau:
- Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định quy
trình công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết bị máy móc; số
lượng, chủng loại sản phẩm của nhà máy
- Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế biến
hạt điều của nhà máy
- Nghiên cứu, xác định, phân tích nguyên nhân phát sinh các dòng thải dựa trên
quy trình chế biến hạt điều của nhà máy
- Đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản
xuất của nhà máy.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
- Điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan: các đối tượng được phỏng vấn
bao gồm công nhân trực tiếp sản xuất, tổ trưởng các công đoạn sản xuất, các cán bộ
quản lý tại nhà máy.

Phạm Nguyễn Mai Dung

3


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

- Khảo sát thực địa: nhằm thu thập các dữ liệu liên quan đến các công đoạn của
quy trình chế biến hạt điều nhân, hiện trạng môi trường và xem xét công tác bảo vệ
môi trường tại nhà máy.

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: xem xét, phân tích, tổng hợp các tài liệu có
sẵn.
- Lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải ngâm hạt điều nhằm tạo cơ sở dữ liệu đáng
tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng môi trường nước và mức độ tác động đến môi
trường. Chỉ tiêu phân tích gồm: BOD, COD, SS, tổng Nitơ, tổng Phospho, Phenol,
tổng Fe.
1.6. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu tại nhà máy CBHĐ XKSG SACAFA, thuộc công ty
xuất nhập khẩu hạt điều và hàng nông sản thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh,
(Vinalimex J.Co, HCM City).
Giới hạn của đề tài:
- Các số liệu được thu thập từ một định kỳ sản xuất nên chưa mang tính đại
diện.
- Khả năng hạn chế trong việc thu thập số liệu nên các số liệu được sử dụng
chưa sát với thực tế.
- Do điều kiện không cho phép nên không thể lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu
của khí thải từ công đoạn chao dầu, công đoạn sấy nên số liệu đề tài đưa ra chỉ mang
tính chất tham khảo, chưa phản ánh được chính xác hiện trạng môi trường không khí
của nhà máy.

Phạm Nguyễn Mai Dung

4


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU VÀ TIỀM

NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG NGÀNH
CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU
2.1. TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hạt điều trên thế giới
Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích
đạo, nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Tính đến năm 2005, trên thế giới có hơn 32 quốc
gia trồng điều với tổng sản lượng đạt 13.5 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lớn tập trung
vào các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Brazin và các nước ở Châu Phi như Bờ Biển
Ngà, Tanzania, Benin, Nigieria, Mô Dăm Bích, Senegal và Kenya.
Trong số những nước sản xuất điều, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam là những nước
chế biến điều với sản lượng lớn nhất thế giới. Tính đến giữa năm 2006 thì Ấn Độ vẫn
là nước đứng đầu thế giới về sản lượng chế biến và hạt điều xuất khẩu với khoảng 950
ngàn tấn mỗi năm. Nhưng từ cuối năm 2006 đến nay, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và
trở thành nước xuất khẩu hạt điều đứng đầu thế giới. Tổng sản lượng điều xuất khẩu
của Việt Nam năm 2008 đạt 167 nghìn tấn hạt điều nhân các loại, trong khi đó Ấn Độ
chỉ đạt 114.340 tấn.
Hạt điều nhân sau khi được chế biến chủ yếu được tiêu thụ ở các quốc gia ở
Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Tỷ trọng sản lượng sản xuất và tiêu thụ hạt điều nhân
của một số quốc gia trên thế giới được thể hiện thông qua bảng 2.1 và hình 2.1.

Phạm Nguyễn Mai Dung

5


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

Bảng 2.1: Tỷ trọng sản lượng điều của các nước trên thế giới
Thứ tự


Nước sản xuất

1

Việt Nam

Tỷ trọng sản lượng
trên thế giới (%)
28

2

Ấn Độ

25

3

Nigieria

10

4

Braxin

8

5


Tanzania

6

6

Indonesia

4

7

Guinea-Bissua

4

8

Bờ Biển Ngà

3

9

Mô Dăm Bích

3

10


Benin

2

11

Các nước khác

6

(Nguồn: Hiệp hội điều Việt Nam, năm 2007)
THỊ PHẦN TIÊU THỤ HẠT ĐIỀU
TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2005

Bắc Mỹ
Châu Âu

21%
50%

29%

Châu Á

Hình 2.1: Thị phần tiêu thụ hạt điều trên thế giới năm 2005
2.1.2. Tình hình chế biến và xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam
Ngành điều là một trong những ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, có
tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế nước ta. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội điều
Việt Nam, trong tháng 12/2008, lượng nhân điều xuất khẩu của nước ta đạt 15,5 nghìn

tấn với tổng trị giá 75 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và tăng 14,6% về trị giá so với
tháng 11/2008, tăng 12,3% về lượng và tăng 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm
2007. Trong năm 2008, cả nước đã xuất khẩu được 167 nghìn tấn hạt điều nhân các
loại với tổng trị giá 920 triệu USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 40,6% về trị giá so với
Phạm Nguyễn Mai Dung

6


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

năm 2007. Với lượng nhân điều xuất khẩu đó, nước ta đã vượt kế hoạch đề ra và tiếp
tục là một trong những nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới.
Cũng trong năm 2008, cả nước hiện có tất cả 203 đơn vị tham gia xuất khẩu hạt
điều sang 83 thị trường và vùng lãnh thổ, tăng 5 thị trường so với năm 2007. Trong đó,
Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của nước ta. Ngoài ra, các thị trường
chủ chốt khác như: Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Nga, Canada cũng có lượng xuất khẩu
tăng mạnh so với năm 2007.
Mặc dù hạt điều Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế
giới nhưng các nhà sản xuất, xuất khẩu điều vẫn đang phải đối mặt với những khó
khăn và thách thức. Đó là, giá thành nhân điều cao hơn giá xuất khẩu do tỷ lệ thành
phẩm so với nguyên liệu cao nên giá thành cao; nguồn nguyên liệu trong nước không
đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ sản xuất, lao động phục vụ trong ngành sản xuất điều
ngày càng khan hiếm, năng suất lao động thấp do tích chất của ngành điều là làm thủ
công. Tất cả những vấn đề trên đã đẩy chi phí để sản xuất ra 1kg điều thành phẩm lên
cao.
Để giữ vững vị thế và tăng khả năng phát triển thị trường nhân điều trong điều
kiện hội nhập, thì các doanh nghiệp cũng như nông dân hoạt động trong ngành điều
cần nâng cao năng suất, chú trọng đến chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu
thụ trong và ngoài nước. Nâng cao năng xuất bằng cách trồng mới và thay các giống

điều đã thoái hóa, quy hoạch lại các vùng trồng điều theo hướng chuyên canh và thâm
canh cây điều bằng các giống cao sản mới, nhằm phát triển điều một cách bền vững.
Các tỉnh và địa phương cần sắp xếp lại các cơ sở chế biến điều theo hướng đến năm
2010 không mở thêm công suất, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ bằng cách lập các
công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, công nghệ chế
biến thân thiện với môi trường, tạo nhãn sinh thái, thương hiệu mạnh để tham gia thị
trường thế giới.

Phạm Nguyễn Mai Dung

7


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

2.2. SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ CÁC LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG SẢN XUẤT
SẠCH HƠN
2.2.1. Khái niệm về SXSH
SXSH là một khái niệm tương đối mới, nó chỉ mới xuất hiện và được phổ biến
rộng rãi trên toàn thế giới vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. SXSH được thừa nhận
là một công cụ giúp đạt được sự phát triển bền vững và đã được xác nhận trong Lịch
trình 21 thông qua tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển
(UNCED). Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, SXSH được định nghĩa
là:
“SXSH là sự áp dụng liên tục một chiến lược môi trường ngăn ngừa tổng hợp
vào các quy trình, sản phẩm và các dịch vụ để tăng hiệu quả tổng thể và giảm thiểu rủi
ro cho con người và môi trường.” (Nguyễn Vinh Quy, 2007)
Nói một cách đơn giản, SXSH có thể hiểu như là một cách tiếp cận mới để
giảm hoặc hạn chế tại nguồn việc xả hoặc phát thải vào môi trường, bao gồm tất các
các chất ô nhiễm, độc hại hoặc không độc hại, có quy định và không có quy định, liên

thông tất cả thành phần môi trường, từ tất cả các thành phần môi trường, và từ tất cả
các nguồn. SXSH có thể đạt được bằng cách giảm sản sinh chất thải tại nguồn hoặc tái
sử dụng chất thải, hay chỉ là sự thay đổi một chi tiết nhỏ của sản phẩm mà không ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2.2.2. Bản chất và phương pháp thực hiện SXSH
2.2.2.1. Bản chất của SXSH
SXSH không đơn thuần là vấn đề thay đổi thiết bị mà còn là vấn đề thay đổi
thái độ, áp dụng bí quyết know-how, cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm, những
thay đổi trong vận hành, quản lý của một doanh nghiệp. Các thay đổi đó được gọi là
các giải pháp SXSH. Hiện nay đã có 9 giải pháp khác nhau để tiếp cận SXSH và được
chia thành 3 nhóm chính: giảm chất thải tại nguồn, tuần hoàn và cải tiến sản phẩm.
Các giải pháp được thể hiện cụ thể thông qua sơ đồ 2.1:

Phạm Nguyễn Mai Dung

8


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

CÁC GIẢI PHÁP SXSH

Giảm thiểu chất
thải tại nguồn

Cải tiến
sản phẩm

Quản lý nội vi


Thay đổi sản phẩm

Kiểm soát quá trình
tốt hơn

Thay đổi bao bì

Tuần hoàn

Tận thu và tái sử dụng
tại chỗ
Tạo ra sản phẩm phụ

Thay đổi nguyên
liệu
Cải tiến thiết bị

Thay đổi công nghệ
mới

Sơ đồ 2.1: Các nhóm giải pháp SXSH
™ Giảm chất thải tại nguồn: về cơ bản, SXSH là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm.
-

Quản lý nội vi là giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lý nội vi có
thể là thay đổi hình thức vận hành, thói quen vận hành (khắc phục các
điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt các thiết bị khi không sử dụng để
tránh tổn thất…). Giải pháp này không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể
thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp.


-

Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối
ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các
thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, pH, tốc
độ…cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng
tốt.

-

Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng
bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn.

Phạm Nguyễn Mai Dung

9


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

-

Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít
hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, tối ưu hóa
kích thướt kho chứa, bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện
các bộ phận cần thiết trong thiết bị.
Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt thiết bị hiện đại và hiệu quả

-


hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn so với các giải pháp
khác, nên cần được nghiên cứu cẩn thận.
™ Tuần hoàn là có thể tuần hoàn lại các loại dòng thải không thể tránh được
trong khu vực sản xuất hoặc có thể bán ra như một loại sản phẩm phụ.
Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập “chất thải” và sử dụng

-

lại cho quá trình sản xuất.
-

Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập và xử lý các dòng thải để
chúng có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho cơ sở sản
xuất khác.

™ Cải tiến sản phẩm là cải thiện chất lượng sản phẩm để giảm ô nhiễm. Đó
có thể là thay đổi sản phẩm hay là thay đổi bao bì sản phẩm.
-

Thay đổi sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối
với sản phẩm đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm
về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hóa chất độc hại sử dụng.

-

Các thay đổi về bao bì là làm sao giảm thiểu bao bì sử dụng nhưng
vẫn bảo vệ được sản phẩm. Ví dụ như sử dụng bìa cac-tông cũ thay
cho các vật liệu xốp để bảo vệ các đồ vật dễ vỡ.

2.2.2.2. Phương pháp luận đánh giá SXSH

Để có thể áp dụng được SXSH cho doanh nghiệp, cần phải có một phân tích chi
tiết về trình tự vận hành của quy trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi
là đánh giá SXSH. Đánh giá SXSH là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc
sử dụng nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém và các rủi ro về bệnh
nghề nghiệp bằng cách tập trung chú ý vào các khía cạnh môi trường và các tác động

Phạm Nguyễn Mai Dung

10


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

của quá trình sản xuất công nghiệp. Đánh giá SXSH được thực hiện thông qua 6 bước
với 18 nhiệm vụ, được thể hiện trong sơ đồ 2.2:
Bước 1: Bắt đầu
Nhiệm vụ 1: Thành lập đội SXSH
Nhiệm vụ 2: Liệt kê tất cả các công đoạn sản xuât
Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn công đoạn gây lãng phí nhất

Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất
Nhiệm vụ 4: Xây dựng sơ đồ dòng cho các công đoạn được lựa chọn
Nhiệm vụ 5: Cân bằng năng lượng và vật liệu
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho dòng thải
Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải
Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội SXSH
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật củacác giải pháp
Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp
Nhiệm vụ 12: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp sẽ thực hiện
Bước 5: Thực hiện các giải pháp thực hiện SXSH
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

Bước 6: Duy trì SXSH
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 18: Xác định và chọn ra công đoạn gây lãng phí mới

Sơ đồ 2.2: Quy trình đánh giá SXSH
2.2.3. Các lợi ích đối với doanh nghiệp khi áp dụng SXSH
SXSH là một công cụ “4 trong 1” vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công
cụ môi trường và là công cụ để cải thiện chất lượng, nó có ý nghĩa đối với tất cả các
doanh nghiệp, không kể quy mô nhỏ hay lớn, cũng không kể định mức tiêu thụ nguyên
Phạm Nguyễn Mai Dung

11


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm
năng giảm lượng tài nguyên tiêu thụ từ 10-15% mà không cần đầu tư lớn.
− Sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu ít hơn: lợi ích dễ thuyết phục nhất trong
SXSH đó là khả năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ. Việc tiết
kiệm năng lượng và nguyên liệu làm giảm giá thành chi phí trực tiếp, từ đó

sẽ giúp cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên thị trường cao hơn.
− Các cơ hội thị trường mới được cải thiện: nhận thức của người tiêu dùng
ngày một tăng về các vấn đề môi trường tạo nên nhu cầu về các sản phẩm
xanh trên thị trường quốc tế. Điều này dẫn tới việc mở ra một cơ hội thị
trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn với giá
thành cạnh tranh hơn nếu tập trung nỗ lực vào SXSH.
− SXSH sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện hệ thống quản lý môi
trường ISO 14000 vì rất nhiều các công việc đầu được tiến hành thông qua
SXSH.
− Tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn: các dự thảo, dự án đầu tư cho sản xuất
sạch bao gồm các thông tin về tính khả thi kỹ thuật, kinh tế, môi trường.
Đây là cơ sở vững chắc cho việc tiếp nhận các hỗ trợ tài chính của ngân
hàng hoặc các quỹ môi trường. Trên thị trường quốc tế, các cơ quan tài
chính đã nhận thức rõ các vấn đề bảo vệ môi trường và xem xét các đề
nghị vay vốn từ góc độ môi trường.
− Môi trường làm việc tốt hơn: bên cạnh việc cải thiện hiện trạng kinh tế,
SXSH còn có thể cải thiện các điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
cho nhân viên. Các điều kiện làm việc thuận lợi có thể làm tăng sự tự tin
cũng như thúc đẩy các quan tâm trong việc kiểm soát chất thải của nhân
viên, từ đó giúp cho các doanh nghiệp thu được các lợi nhuận từ góc độ
cạnh tranh.
− Tuân thủ luật môi trường tốt hơn: để đạt được các tiêu chuẩn về phát thải
dòng thải thường yêu cầu phải lắp đặt các hệ thống kiểm soát môi trường
phức tạp và đắt tiền như các hệ thống xử lý khí thải, nước thải…SXSH sẽ
Phạm Nguyễn Mai Dung

12


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA


giúp cho việc xử lý trở nên dễ dàng hơn và rẻ tiền hơn do giảm được lưu
lượng, tải lượng thậm chí cả độc tính của dòng thải.
2.2.4. Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam và trong ngành chế
biến hạt điều
SXSH tỏ ra thành công với việc giảm thiểu chất thải công nghiệp, nâng cao
hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, giảm chi phí sản xuất, đồng thời giảm đáng
kể tải lượng ô nhiễm. SXSH đã áp dụng thành công ở nhiều nước phát triển ở các nước
Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), các quốc gia đang phát triển ở
Châu Á, Châu Mỹ, và nhiều nước có nền kinh tế chuyển đổi như Ba Lan, CH Séc,
Hungary… Ở Cộng Hòa Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH đã cho thấy
chất thải công nghiệp phát sinh giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất
thải nguy hại, nước thải giảm gần 12.000 m3/năm, lợi ích ước tính khoảng 2,4 tỷ USD
hàng năm. Tại Ấn Độ, nhà máy sản xuất giấy và bao bì Tehri với công suất 500
tấn/ngày cùng với hai nhà máy sản xuất giấy khác thành lập nên tổ hợp SXSH, cùng
trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng tài nguyên và
giảm thiểu chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Kết quả đã giảm được 50%
nước tiêu thụ, năng lượng tiêu thụ giảm 26%, tiêu thụ hơi giảm 10%, tải lượng ô
nhiễm giảm 40% đồng thời hiệu suất tiêu thụ nguyên liệu thô tăng 18%. Từ các kết
quả áp dụng SXSH ở các nước, các khu vực trên đều cho thấy tính ưu việt của SXSH
và đã công nhận đây là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi
trường.
Tại Việt Nam, khái niệm SXSH được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong
công nghiệp đầu tiên vào năm 1995 thông qua hai dự án do quốc tế tài trợ là "SXSH
trong công nghiệp giấy" (1995 - 1997) và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp dệt”
ở Hà Nội (1995 - 1996) do UNEP/NIEM tại Bangkok (Thái Lan) và CIDA-IDRC
(Canada) tài trợ.
Theo số liệu kiểm toán SXSH của 60 doanh nghiệp thuộc các ngành giấy, dệt,
thực phẩm và sản phẩm kim khí do Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (TTSXS Việt
Nam) thực hiện từ năm 1999 - 2002, các doanh nghiệp đã tiết kiệm trên 6 triệu USD

trong năm trình diễn trong khi tổng vốn đầu tư thực hiện các giải pháp là 1,15 triệu
Phạm Nguyễn Mai Dung

13


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

USD. Cụ thể, ngành dệt nhuộm tiết kiệm được 115.000 – 500.000 USD/năm, ngành
giấy tiết kiệm trên 800.000 USD/năm, ngành chế biến thực phẩm từ 90.000 – 400.000
USD/năm và ngành kim khí khoảng 357.000 USD/năm. Kết quả thực hiện SXSH của
một số ngành được thể hiện cụ thể ở bảng 2.2:
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện SXSH của một số ngành công nghiệp ở nước ta
Ngành

Số
công ty
tham gia

Sản phẩm

Thời gian
thực hiện

Địa điểm

Đầu tư
USD

8


Vải, chỉ,
nhuộm

Nam Định, Hà
Nội, TP.HCM

2002

73.950

4

Vải, chỉ,
nhuộm,
khóa kéo

Nam Định, Hà
Nội, TP.HCM

1999

8.900

3

Bia

Khánh Hòa


2002

-

Tiết kiệm 477.000 USD
Tiết kiệm 30% hóa chất và
thuốc nhuộm, 28% dầu
đốt, 17% lượng điện tiêu
thụ, 35% lượng nước sử
dụng
Tiết kiệm 115.000 USD
Tiết kiệm được 14% hóa
chất, 14% điện năng và
14% dầu
Giảm được 14% lượng khí
gây hiệu ứng nhà kính
Chưa xác định được

1

Đường

Cần Thơ

2001

-

Tiết kiệm 88.000 USD


1

Mì ăn liền

TP.HCM

2000

5.000

2001

420.000

Dệt

Thực
phẩm và
đồ uống

Giấy và
bột giấy

Kim loại

Các ngành
khác

Lợi ích hằng năm


Phú Thọ
TP.HCM
Nghệ An
Đồng Nai

9

Giấy in,
giấy carton

2

Dây lưới
và ống
thép

Nam Định
Hải Phòng

1999

36.500

Giầy da

Cần Thơ

2001

-


Thuốc trừ
sâu

Cần Thơ

2001

-

Xi măng

Cần Thơ

2001

-

3

Tiết kiệm 363.000 USD
Giảm 10% lượng khí gây
hiệu ứng nhà kính
Tiết kiệm 844.000 USD
Tiết kiệm được 20% điện
năng, 16% dầu và 20%
than
Giảm 42% nước thải và
70% COD
Tiết kiệm 357.000 USD

Tiết kiệm 5% lượng điện
và 15% lượng than tiêu thụ
Giảm 15% các chất gây ô
nhiễm không khí, 20%
chât thải rắn
Tiết kiệm 33.000 USD
Tiết kiệm 50% lượng dầu
và 19% lượng điện tiêu thụ
Tiết kiệm 38.000 USD
Tiết kiệm 0,1% lượng hóa
chất
Tiết kiệm 249.000 USD
Tiết kiệm được 2% Cliner,
14% thạch cao và 7%
lượng điện tiêu thụ

(Nguồn: Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, 2002)

Phạm Nguyễn Mai Dung

14


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến hạt điều XKSG SACAFA

Theo thống kê của TTSXS Việt Nam, năm 2005, cả nước đã có hơn 200 doanh
nghiệp tham gia thực hiện trình diễn dự án SXSH trong khuôn khổ quốc gia và quốc
tế, trong đó có 47 doanh nghiệp chế biến thủy sản, thực phẩm và 34 doanh nghiệp dệt
nhuộm trực thuộc 37 tỉnh/thành. Trong số đó, Nam Định và TP.HCM là hai địa
phương có số lượng các doanh nghiệp thực hiện thành công SXSH nhiều nhất. Số

lượng các doanh nghiệp tham gia trình diễn SXSH từ năm 1999 – 2005 được thể hiện
trong hình 2.2:

(Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2005)

Hình 2.2: Số lượng các doanh nghiệp tham gia thực hiện SXSH từ 1999-2005
Việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về SXSH đã được thực hiện bởi Bộ
Công Nghiệp và TTSXS Việt Nam. Trong giai đoạn từ 2000-2004, Bộ Công Nghiệp
đã mở 20 lớp tập huấn cho 800 lượt cán bộ của các doanh nghiệp và hỗ trợ tài chính
cho 78 doanh nghiệp, TTSXS Việt Nam đã đào tạo trên 100 cán bộ cho các ngành
công nghiệp và cơ quan nghiên cứu, tư vấn, trong đó có khoảng 30% cán bộ này cung
cấp các tư vấn về SXSH.
Nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường theo hướng ngăn ngừa việc phát
sinh các chất thải, ngày 4/7/2007, Bộ Công Thương đã đưa ra dự thảo chiến lược thực
hiện SXSH trong công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Nội dung
chủ yếu của chiến lược là bắt buộc các doanh nghiệp mới thành lập trong giai đoạn
này phải triển khai công nghệ sạch và áp dụng SXSH, 25% các cơ sở sản xuất hiện
hành phải áp dụng SXSH và được cấp chứng chỉ ISO 14000, giảm 20% tổng lượng
phát thải tính trên đơn vị sản phẩm đối với các cơ sở áp dụng SXSH. Để thực hiện
Phạm Nguyễn Mai Dung

15


×