Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.43 KB, 197 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ HỒNG VÂN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
DÂU TẰM BỀN VỮNG TẠI TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ HỒNG VÂN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
DÂU TẰM BỀN VỮNG TẠI TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngà nh:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

9.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Tất Thắng
2. PGS.TS. Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận án

Lê Hồng Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Tất Thắng và PGS.TS. Trần Hữu Cường đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm
Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Sở Nông

nghiệp và PTNT, UBND các huyện, các tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ
nông dân trồng dâu nuôi tằm ở địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận án./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018
Tác giả luận án

Lê Hồng Vân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị ......................................................................................................... ix
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Danh mục hộp ...............................................................................................................x
Trích yếu luận án ......................................................................................................... xi
Thesis abstract ........................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung .............................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3

1.2.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4

1.4.


Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................4

1.4.1.

Về lý luận ...................................................................................................... 4

1.4.2.

Về phương pháp............................................................................................. 4

1.4.3.

Về thực tiễn ................................................................................................... 5

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................5

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................6
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ....................................6

2.1.1.

Khái niệm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ............................................ 6

2.1.2.


Vai trò của phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ........................................... 8

2.1.3.

Đặc điểm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững............................................ 10

2.1.4.

Nội dung phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ............................................ 11

iii


2.1.5.

Tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ................................ 19

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững .................. 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ....................................25

2.2.1.

Thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên thế giới ................... 25

2.2.2.


Thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ở Việt Nam .................... 33

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho tỉnh Thái Bình .......................... 37

Tóm tắt phần 2 ............................................................................................................39
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................40
3.1.

Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................40

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 40

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 42

3.1.3.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất dâu tằm bền vững ................. 47

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................49

3.2.1.


Cách tiếp cận ............................................................................................... 49

3.2.2.

Khung phân tích........................................................................................... 50

3.2.3.

Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu............................................ 50

3.2.4.

Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu ................................................... 52

3.2.5.

Phương pháp phân tích thông tin .................................................................. 53

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................ 54

Tóm tắt phần 3 ............................................................................................................57
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................58
4.1.

Khái quát chung về sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình .....................................58

4.1.1.


Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 58

4.1.2.

Khái quát về sản xuất dâu tằm ...................................................................... 59

4.1.3.

Các tác nhân trong sản xuất dâu tằm ............................................................ 61

4.2.

Thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình ..................................63

4.2.1.

Thực trạng phát triển quy mô sản xuất dâu tằm ............................................ 63

4.2.2.

Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất dâu tằm ....................... 65

4.2.3.

Thực trạng đầu tư cho phát triển sản xuất ..................................................... 67

4.2.4.

Thực trạng phát triển kỹ thuật trong sản xuất dâu tằm .................................. 71


4.2.5.

Thực trạng phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ......................... 82

4.2.6.

Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình.................... 85

iv


4.3.

Đánh giá mức độ bền vững của phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh
Thái Bình ......................................................................................................95

4.3.1.

Theo tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế ................................................. 95

4.3.2.

Theo tiêu chí phát triển bền vững về xã hội .................................................. 96

4.3.3.

Theo tiêu chí phát triển bền vững về môi trường .......................................... 97

4.3.4.


Đánh giá chung về mức độ phát triển bền vững của sản xuất dâu tằm ........... 98

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ................. 100

4.4.1.

Chủ trương, chính sách về phát triển sản xuất dâu tằm ............................... 100

4.4.2.

Quy hoạch phát triển sản xuất dâu tằm ....................................................... 103

4.4.3.

Năng lực trình độ của cán bộ ...................................................................... 107

4.4.4.

Nhận thức, hiểu biết của người sản xuất dâu tằm ........................................ 109

4.4.5.

Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành và các tác nhân ......................... 111

4.4.6.

Thị trường, giá cả tiêu thụ .......................................................................... 114


4.5.

Giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh
Thái Bình .................................................................................................... 120

4.5.1.

Tiềm năng, xu thế phát triển, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức .................................................................................................. 120

4.5.2.

Quan điểm và định hướng phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại
Thái Bình ................................................................................................... 123

4.5.3.

Giải pháp phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại thái bình ...................... 126

Tóm tắt phần 4 .......................................................................................................... 145
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 146
5.1.

Kết luận ...................................................................................................... 146

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................... 147


Danh mục các công trình công bố .............................................................................. 149
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 150
Phụ lục ................................................................................................................... 157

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CPKH


Chi phí khấu hao

DT

Diện tích

Đ

Đồng

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Tổng giá trị sản xuất (Gross output)

GT

Giá trị

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất


HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian (Intermediate cost)

MI

Thu nhập hỗn hợp (Mixed income)

NN

Nông nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

TSCĐ


Tài sản cố định

UBND

Uỷ ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng (Value added)

VIETSERI

Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương
(Vietnam Sericultural Research Centre)

vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1.

Sản lượng tơ tằm các nước trên thế giới thời gian gần đây ...............................28

2.2.


Tình hình sản xuất dâu tằm Việt nam thời gian gần đây ...................................35

3.1.

Một số chỉ tiêu thời tiết khí hậu bình quân 2006 - 2015 ....................................41

3.2.

Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai tỉnh Thái Bình qua 3 năm 2013 – 2015 ..43

3.3.

Tình hình dân số và lao động tỉnh Thái Bình qua 3 năm 2013 – 2015 ...............45

3.4.

Kết quả phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015 ................48

3.5.

Số lượng hộ nông dân điều tra..........................................................................51

3.6.

Phạm vi thu thập số liệu đã công bố .................................................................52

3.7.

Bảng điểm và thang đo mức độ phát triển bền vững .........................................56


4.1.

Thực trạng diện tích dâu tỉnh Thái Bình ...........................................................63

4.2.

Thực trạng số hộ nuôi tằm tỉnh Thái Bình ........................................................64

4.3.

Diện tích đất bình quân 1 hộ sản xuất dâu tằm .................................................64

4.4.

Đầu tư vốn của Nhà nước giai đoạn 2010 – 2015 .............................................68

4.5.

Đầu tư nhà và điều hòa của người nuôi tằm tỉnh Thái Bình ..............................70

4.6.

Đầu tư nhà nuôi tằm của các nhóm hộ ..............................................................70

4.7.

Giống trong sản xuất dâu tằm giai đoạn 2006 – 2015 .......................................72

4.8.


Thực hiện chăm sóc dâu, tằm ...........................................................................75

4.9.

Thực trạng kỹ thuật trong sản xuất dâu.............................................................77

4.10. Thực trạng kỹ thuật mới trong nuôi tằm ...........................................................78
4.11. Ảnh hưởng của nuôi tằm con tập trung tới kết quả sản xuất..............................79
4.12. Phòng trừ bệnh hại trong nuôi tằm ...................................................................81
4.13. Liên kết trong sản xuất dâu tằm .......................................................................83
4.14. Kết quả phát triển sản xuất dâu tỉnh Thái Bình .................................................85
4.15. Kết quả phát triển sản xuất kén tằm tỉnh Thái Bình ..........................................87
4.16. Kết quả sản xuất dâu tằm của các hộ ................................................................88
4.17. Chi phí cho sản xuất của các hộ trong một năm ................................................89
4.18. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trong một năm ...................................90
4.19. Việc làm trong sản xuất dâu tằm ......................................................................91
4.20. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa .................................................92

vii


4.21. Sự tham gia của phụ nữ....................................................................................92
4.22. Đánh giá ảnh hưởng của sản xuất dâu tằm đến môi trường ...............................94
4.23. Tỷ lệ thất thu do môi trường và dịch bệnh ........................................................95
4.24. Đánh giá sản xuất dâu tằm theo tiêu chí phát triển bền vững ............................99
4.25. Hiểu biết của cán bộ địa phương .................................................................... 108
4.26. Năng lực của người sản xuất dâu tằm ............................................................. 109
4.27. Danh sách các cơ sở ươm tơ và thu mua kén tỉnh Thái Bình........................... 115
4.28. Kết quả khảo sát ý kiến người nuôi tằm về thị trường tiêu thụ ........................ 117

4.29. Ảnh hưởng của giá kén đến sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình ......................... 118
4.30. Kết quả khảo sát ý kiến người nuôi tằm về giá thu mua kén ........................... 120
4.31. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức .................................... 122

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
TT

Tên đồ thị

Trang

4.1.

Cơ cấu quy mô diện tích dâu của nông hộ năm 2015 .......................................65

4.2.

Biến động cơ cấu giống tằm từ 2006 đến 2015 .................................................73

4.3.

Sát trùng phòng dịch và tỷ lệ tổn thất kén giai đoạn 2006 - 2015 ......................81

4.4.

Kết quả phát triển sản xuất dâu giai đoạn 2006 - 2015......................................86


4.5.

Sự tham gia của phụ nữ trong sản xuất dâu tằm................................................93

4.6.

Mức độ phát triển bền vững của sản xuất dâu tằm....................................................... 99

DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.

Tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất dâu tằm bền vững....................................20

3.1.

Bản đồ tỉnh Thái Bình ......................................................................................40

3.2.

Khung phân tích phát triển sản xuất dâu tằm bền vững .....................................50

DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT


Tên sơ đồ

Trang

4.1.

Vòng đời con tằm (Bombyx Mori L.)...............................................................60

4.2.

Kênh tiêu thụ kén tằm tỉnh Thái Bình............................................................. 117

ix


DANH MỤC HỘP
TT

Tên hộp

Trang

4.1.

Hộ là đơn vị sản xuất dâu tằm cơ sở .................................................................66

4.2.

Diện tích dâu của hộ sẽ tăng trong thời gian tới ................................................69


4.3.

Trạm dâu tằm Việt Hùng đủ khả năng cung cấp giống dâu ...............................72

4.4.

Tư thương là người cung cấp trứng giống ........................................................74

4.5.

Nhà máy ươm tơ thu mua kén trực tiếp từ hợp tác xã .......................................82

4.6.

Người nuôi tằm chỉ cần liên hệ với người thu mua kén.....................................84

4.7.

Thuốc trừ sâu ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất ............................................94

4.8.

Sản xuất dâu tằm ít được địa phương quan tâm .............................................. 103

4.9.

Quy hoạch ở cơ sở đã có ảnh hưởng tích cực đến sản xuất ............................. 107

4.10. Nội dung tập huấn chỉ tập trung vào vấn đề kỹ thuật ...................................... 108
4.11. Vai trò của Hợp tác xã trong việc liên kết các hộ sản xuất .............................. 112

4.12. Thị trường tơ tằm cấp cao ươm tự động có nhu cầu rất lớn ............................. 115
4.13. Người dệt lụa không rõ người ươm tơ mua kén ở đâu .................................... 119

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Lê Hồng Vân
Tên Luận án: Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 9.62.01.15
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN).
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển, mức độ bền vững sản xuất dâu tằm trên địa bàn
tỉnh Thái Bình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Bằng cách tiếp cận theo các phương pháp như tiếp cận hệ thống sản xuất, tiếp
cận phát triển bền vững, tiếp cận theo các tác nhân, tiếp cận có sự tham gia, cùng với
xây dựng khung phân tích phù hợp đã giúp triển khai thực hiện tốt các bước thu thập số
liệu và thông tin. Các phương pháp phân tích được áp dụng như thống kê mô tả, so
sánh, phân tích kinh tế, phương pháp SWOT và đánh giá mức độ phát triển bền vững
bằng phương pháp cho điểm theo thang đo 4 mức.
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như nội
dung về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Đã phát triển các khái niệm có liên quan
và đưa ra khái niệm về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Trên cơ sở phân tích tình
hình phát triển sản xuất dâu tằm trên thế giới và trong nước thời gian qua, nghiên cứu
khẳng định rằng đối với vùng truyền thống như Thái Bình, sản xuất dâu tằm vẫn có cơ
hội để phát triển và phát triển bền vững. Đề tài đã đúc rút thành bảy bài học kinh

nghiệm cho sự phát triển sản xuất dâu tằm tại địa bàn nghiên cứu.
Luận án đã đánh giá, phân tích thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái
Bình từ 2006 đến 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng dâu nuôi tằm là hoạt động
sản xuất nông nghiệp truyền thống hiện mang lại thu nhập cho 2.905 hộ gia đình và giải
quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 6.414 lao động trong đó chủ yếu là lao động
nữ, lao động phụ, lao động nông nhàn. Trong 10 năm qua, sản xuất dâu tằm tỉnh Thái
Bình gặp rất nhiều khó khăn và suy giảm nghiêm trọng theo chiều rộng, diện tích dâu
giảm 65,1%, số hộ nuôi tằm giảm 67,2%. Nếu xét theo chiều sâu thì sản xuất dâu tằm
có bước tiến đáng kể: năng suất dâu tăng 13,1%; năng suất kén tăng 159% đạt 2.108
kg/ha dâu; giá trị sản xuất kén tằm/hecta đất trồng dâu tăng nhanh nhưng không đủ bù
đắp sản lượng và giá trị do sự giảm sâu về quy mô sản xuất. Trên tổng thể dâu tằm Thái
Bình vẫn là sản xuất nhỏ và kém phát triển. Nghiên cứu đã sử dụng thang đo 4 mức với

xi


bộ tiêu chí đánh giá để đo mức độ bền vững của sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình. Tổng
điểm đạt được E = 24/40 điểm, ở mức độ kém bền vững.
Thực tế sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình đang tồn tại nhiều khó khăn bất cập cần
khắc phục là: i) Quy mô sản xuất nhỏ; ii) Chưa tổ chức được nuôi tằm con riêng; iii)
Đầu tư hạn chế, thiếu tập trung vào những vấn đề trọng tâm; iv) Kỹ thuật sản xuất lạc
hậu, ít nuôi được tằm lưỡng hệ kén trắng; v) Liên kết yếu kém đã hạn chế kết quả và
hiệu quả sản xuất. Luận án đã phân tích 6 yếu tố ảnh hưởng chính đến phát triển sản
xuất dâu tằm bền vững. Trong đó, thị trường giá cả là nguyên nhân trực tiếp làm sản
xuất suy giảm mạnh, nhưng cũng cho thấy tiềm năng của thị trường kén trắng lưỡng hệ
có nhu cầu cao và ổn định. Ngoài ra, trình độ của cán bộ, người sản xuất, sự hỗ trợ của
các cấp, các ngành, các tác nhân chưa đủ để giúp cho sản xuất dâu tằm Thái Bình theo
kịp xu thế phát triển nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng trong và ngoài nước.
Thái Bình cần tận dụng cơ hội thị trường kén trắng, phát huy thế mạnh nuôi tằm
điều hòa nhiệt độ đang tăng nhanh, chuyển hướng sang nuôi tằm lưỡng hệ. Để sản xuất

dâu tằm ở địa bàn nghiên cứu phát triển bền vững, dựa trên các quan điểm, định hướng
và căn cứ khoa học, luận án đề xuất một số các giải pháp chủ yếu là: 1) Hoàn thiện chủ
trương, chính sách; 2) Điều chỉnh quy hoạch; 3) Tổ chức sản xuất và hệ thống các tác
nhân; 4) Thu hút đầu tư cho phát triển; 5) Nâng cao năng lực cán bộ, nhận thức hiểu biết
người sản xuất; 6) Chuyển sang nuôi tằm lưỡng hệ, trồng giống dâu lai mới; 7) Đẩy
mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật; 8) Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm; 9) Phát triển thị trường tiêu thụ kén, tơ tằm; và 10) Tổ chức thực hiện các giải
pháp. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ mới phát huy hết tác
dụng, sản xuất dâu tằm mới có thể phát triển bền vững.
Tỉnh Thái Bình cần quan tâm hơn đến sản xuất dâu tằm và nên xem dâu tằm
như di sản thế hệ trước để lại, nếu phát triển tốt không những mang lại việc làm, thu
nhập cho nông dân, mà còn thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội khác phát triển.
Ngược lại, sẽ là điều đáng tiếc nếu sản xuất dâu tằm không còn trên địa bàn. Thái Bình
cần có kế hoạch và là người đứng ra tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm huy
động sức mạnh của các các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân phục vụ cho
công cuộc phát triển sản xuất dâu tằm trong Tỉnh.
Như vậy, kết quả luận án là cơ sở khoa học cho việc định hướng và đưa ra giải
pháp phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Luận án là kênh cung cấp thông tin quan
trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý của Bộ, tỉnh Thái Bình, các cơ
quan tham mưu, các tổ chức nghiên cứu, kinh tế - xã hội và các cá nhân tham khảo.
Đồng thời từ đây cũng rút ra bài học cho các địa phương sản xuất dâu tằm khác.

xii


Luận án đủ ở file: Luận án full













×