Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thảo luận dân sự 1 lần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.58 KB, 16 trang )

Bài 1: Năng lực hành vi dân sự cá nhân
Câu 1: Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) so với Bộ luật
Dân sự 2005 (BLDS 2005) về quy định mất năng lực hành vi dân sự:
Khoản 1, Điều 22, BLDS 2005:
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên
cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì
theo yêu cầu của chính người đó hoắc người có quyền, lợi ích liên quan,
Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Khoản 1, Điều 22, BLDS 2015:
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố
người này là mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người là mất năng lực hành vi dân sự
thì theo yêu cầu của chính người đó, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án
ra quyết định hủy bỏ kết quả tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
-So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã có hai thay đổi đối với người mất năng lực
hành vi dân sự.
 Thay đổi thứ nhất liên quan đến chủ thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hay hủy bỏ quyết
định. Ở đây, BLDS 2015 đã bổ sung “cơ quan, tổ chức hữu quan”.
 Sự thay đổi này được tiến hành trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội xuất phát từ
đề xuất của chúng tôi. Cụ thể, khi chỉnh lý, chúng tôi cho rằng: Quy định trên có đề cập
tới chủ thể yêu cầu là “người có quyền, lợi ích liên quan” nhưng pháp luật tố tụng dân
sự còn thêm chủ thể khác là “cơ quan, tổ chức hữu quan”. Ở phần sau liên quan đến
người bị hạn chế năng lực hành vi, Dự thảo cũng có đề cập tới “cơ quan, tổ chức hữu
quan”. Do đó, để có sự thống nhất, đề xuất thêm “cơ quan, tổ chức hữu quan”. 1


 Thứ hai, BLDS 2015 đã thay “kết luận của tổ chức giám định” bằng “kết luận giám
định pháp y tâm thần”.
1 Trang 50, 51, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Đỗ Văn Đại (chủ biên),
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2016.


 Sự thay đổi này xuất phát từ phía Bộ Y tế và từ quy định của Luật Giám định tư pháp số
13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012.

Câu 2: Đối chiếu hoàn cảnh của ông Lê Văn P với khoản 1, điều 22, BLDS 2015
về Người mất năng lực hành vi dân sự:
 Ông P tuy bị tâm thần nhưng đã được xuất viện và điều trị ngoại trú, dưới
sự quản lý của trạm y tế xã Đ cho đến nay nên không có căn cứ cho rằng
ông không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.
 Không có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan về việc tuyên bố ông P mất năng lực hành vi dân sự.
 Có kết luận giám định pháp y tâm thần số 268/KLGĐTC, ngày 22/5/2017
đối với ông Lê Văn P của Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền trung
kết luận về mặt pháp luật, ông P có Khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi.
Vì vậy, hoàn cảnh của ông P không phù hợp với quy định của pháp luật về
trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 3: So sánh giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi
dân sự
Hạn chế năng lực hành Mất năng lực hành vi
vi dân sự (Điều 24, dân sự (Điều 22, BLDS
BLDS 2015)
2015)
Cơ quan có thẩm Tòa án
quyền tuyên bố quyết

định
Cá nhân

Nghiện ma túy, nghiện
các chất kích thích khác
dẫn đến phá tán tài sản
gia đình

Chủ thể yêu cầu

Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ
chức hữu quan

Điều kiện
Người đại diện

Do bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi

Trên cơ sở kết luận giám
định pháp y tâm thần
Tòa án quyết định người Người mất năng lực
đại diện theo pháp luật hành vi dân sự “phải có
và phạm vi đại diện
người giám hộ”; người


giám hộ có thể là người

giám hộ đương nhiên
hay giám hộ cử (khi
không có người giám hộ
đương nhiên)2
Người giám hộ đương
nhiên, Điều 53 BLDS
Người giám hộ cử, Điều
54 BLDS
Mọi giao dịch dân sự
phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập,
thực hiện

Hậu quả

-Được xác lập các giao
dịch phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hằng ngày, còn
các giao dịch khác phải
được sự đồng ý của
người đại diện

Hủy bỏ tuyên bố

Khi không còn căn cứ tuyên bố,theo yêu cầu của
chính người đó hoặc của người cón quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa
án quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố

Câu 4: Trong Quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hợp người bị hạn

chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
Căn cứ theo điều 24 BLDS 2015, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là
người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia
đình. Tuy nhiên trong trường hợp của ông P, theo kết luận của giám định pháp y tâm thần,
thì ông P bị tâm thần dẫn đến khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Do vậy, ông
P không thuộc trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Câu 5: Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người bị hạn chế năng
Người có khó khăn trong
lực hành vi dân sự
nhận thức, làm chủ hành vi
(Điều 24 BLDS 2015)
(Điều 23 BLDS 2015)
Về chủ thể

Người nghiện ma túy,

Người thành niên do tình

2 Trang 15, Vấn đề bảo hộ người mất năng lực hành vi dân sự,Tạp chí Khoa học pháp lý số 5/2011, Đỗ
Văn Đại và Nguyễn Thanh Thư


trạng thể chất hoặc tinh thần mà
nghiện các chất kích thích
không đủ khả năng nhận thức,
khác dẫn đến phá tán tài sản
làm chủ hành vi nhưng chưa

gia đình.
đến mức mất năng lực hành vi
dân sự.
Về chủ thể yêu cầu

Về điều kiện
Về người đại diện

Về hậu quả pháp lý

Người đó, người có
Người có quyền, lợi ích
quyền, lợi ích liên quan hoặc
liên quan hoặc của cơ quan,
của cơ quan, tổ chức hữu quan.
tổ chức hữu quan
Trên cơ sở kết luận giám
định pháp y tâm thần.
Tòa án quyết định
Tòa án chỉ định người
người đại diện theo pháp luật giám hộ, xác định quyền, nghĩa
và phạm vi đại diện
vụ của người giám hộ
Được xác lập các giao
Được xác lập các giao
dịch dân sự. Tuy nhiên, người
dịch phục vụ nhu cầu sinh
giám hộ có nghĩa vụ đại diện
hoạt hằng ngày, còn các giao
người được giám hộ trong các

dịch khác phải được sự đồng
giao dịch theo quyết định của
ý của người đại diện
người được giám hộ và Tòa án

Câu 6: Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Vì sao?
-Đối chiếu theo điều 23, BLDS 2015, Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp có người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là thuyết phục vì những lý do sau:
 Thứ nhất, ông P (sinh năm 1986, 31 tuổi) là người đã thành niên.
 Thứ hai, do tình trạng tinh thần (bệnh tâm thần), ông P không đủ khả năng nhận
thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Điều này
được thể hiện qua việc sau khi điều trị tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng,
ông đã được xuất viện và cho điều trị ngoại trú dưới sự quản lý của Trạm Y tế xã
Đ đến nay.


 Thứ ba, có yêu cầu của bà H, vợ ông P, là người có quyền, lợi ích liên quan. Cụ
thể là nhằm giải quyết vụ án ly hôn giữa bà H và ông P.
 Thứ tư, quyết định này có cơ sở dựa trên kết luận giám định pháp y tâm thần số:
286/KLGĐTC, ngày 22/5/2017 của ông Lê Văn P của Trung tâm Pháp y tâm thần
khu vực miền Trung.
Như vậy, việc Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi là hoàn toàn thuyết phục.
Câu 7: Việc Toà án không để cho bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết
phục không? Vì sao?
-Việc Toà án không để bà H là người giám hộ cho ông P khá thuyết phục do:
 Toà án vẫn đang thụ lý vụ án ly hôn giữa ông P và bà H, chưa có quyết định
chính thức về việc ly hôn của ông P và bà H. Vậy tại thời điểm đó, họ vẫn
là vợ chồng, theo khoản 1 Điều 53 BLDS bà H vẫn là người giám hộ đương

nhiên của ông P. Nhưng mục đích của bà H khi yêu cầu Toà án tuyến bố
ông P khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là để giải quyết vụ án ly
hôn giữa bà H và ông P mà Tòa án đã thụ lí. Do đó bà H không đủ điều kiện
làm người giám hộ cho ông P. Quyết định của Tòa án là hoàn toàn thuyết
phục.
Câu 8 : Việc Toà án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không?
Vì sao?
-Việc toà án để bà T là người giám hộ cho ông P thuyết phục vì:
 Bố của ông P đã mất, mẹ của ông P - bà H, đã bỏ đi hơn 20 năm (không có
cơ sở để chỉ định bà H làm giám hộ cho ông P).
 Vợ của ông P thì không đủ điều kiện làm người giám hộ theo quyết định
của toà án.
 Bà T là người có quan hệ nuôi dưỡng ông P từ nhỏ đến khi trưởng thành.
Và chính ông P đã yêu cầu Toà án chỉ định bà T là người giám hộ cho mình,
đồng nghĩa với việc ông đồng ý để bà T là người giám hộ (Khoản 2 Điều 46
BLDS).
 Bà T cũng đã đồng ý làm người giám hộ cho ông P.
Câu 9: Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện ông P trong những
giao dịch nào? Vì sao?


Căn cứ theo phạm vi giám hộ theo quyết định của Tòa án tại bản án số
11/2017/QĐDS-ST ngày 18/7/2017, dựa trên điểm b khoản 1 Điều 57 và điểm c
khoản 1 Điều 58 BLDS Thì bà T được đại diện trong các giao dịch dân sự nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông P:
 Thủ tục ly hôn với bà H.
 Sử dụng tài sản của ông P để thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ cho các
nhu cầu thiết yếu của ông P theo Điểm a Khoản 1 Điều 58 BLDS.



Bài 2: Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý
Câu 1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân.
Theo khoản 1 điều 74 BLDS 2015 thì “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân
khi có đủ các điều kiện sau đây:
1) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
2) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình;
4) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
PHÂN TÍCH:
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo quy định của Bộ luật này, các
luật khác có liên quan.
Có nghĩa là một pháp nhân phải được thành lập hợp pháp theo đúng trình tự, thủ
tục chung do BLDS 2015 quy định và các quy định của luật khác liên quan cho từng loại
pháp nhân tương ứng. Pháp luật Việt Nam công nhận nhiều loại pháp nhân khác nhau nên
trình tự, thủ tục cũng tương ứng theo các loại pháp nhân đó, tuy nhiên, dù có là loại pháp
nhân nào thì khi thành lập cũng phải đáp ứng đủ điều kiện được nêu ra trong BLDS 2015
vì đây là cơ sở pháp lí chung cho mọi loại pháp nhân và các luật khác có liên quan và luật
chuyên ngành nếu có quy định riêng về pháp nhân cũng phải tuân theo Bộ luật này trừ
những điểm đặc thù.3
Thông qua quy định này, công nhận sự ra đời của pháp nhân, đánh dấu thời điểm
phát sinh tư cách chủ thể của pháp nhân, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để tiện cho việc
kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, cũng như để Tòa án và các cơ quan tài phán
giải quyết khi xảy ra tranh chấp liên quan đến sự thành lập của pháp nhân.

3 Tham khảo Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP.HCM trang 163.


Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 BLDS 2015.
 Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ

quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc
trong quyết định thành lập pháp nhân.
 Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định
pháp luật.
Pháp nhân là một tổ chức có nhiều đơn vị, bộ phận khác nhau, một tập thể nhiều
người cùng hoạt động chung một mục đích, vì vậy, để cho hoạt động của pháp nhân nhất
quán thì cần phải có một cơ quan điều hành đóng vai trò chỉ huy đầu não. Có cơ quan
điều hành tạo cho pháp nhân sự liên kết tương đối bền vững, bảo đảm cho các hoạt động
dều nhất quán. Tùy theo loại pháp nhân khác nhau mà có các cơ quan điều hành tương
ứng. Quy định này giúp pháp nhân độc lập về mặt tổ chức, không bị chi phối bởi các chủ
thể khác khi quyết định các vấn đề phát sinh từ hoạt động của tổ chức và bảo đảm sự ổn
định về mặt tổ chức.
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình.
Nghĩa là tài sản của pháp nhân phải độc lập hoàn toàn với tài sản riêng của thành
viên pháp nhân, với cơ quan Nhà nước sáng lập ra pháp nhân. “Tài sản của pháp nhân
bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân, và các tài
sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật
khác có liên quan.” (Điều 81 BLDS 2015). Tài sản độc lập của pháp nhân không chỉ bao
gồm tài sản riêng của pháp nhân mà còn có các loại tài sản khác mà pháp nhân được Nhà
nước tạm giao hoặc hỗ trợ để thực hiện các chức năng phi lợi nhuận 4. Tài sản này là tài
sản thuộc quyền sở hữu, quyền quản lí độc lập của pháp nhân, pháp nhân có quyền dùng
tài sản này phục vụ cho các hoạt động của mình, đem tài sản đó chịu trách nhiệm và thực
hiện nghĩa vụ của mình. Đối với pháp nhân kinh doanh, sự tách bạch về tài sản nhằm thể
hiện rõ tiềm lực tài chính của pháp nhân. Điều này giúp hạn chế các rủi ro cho các cổ
đông (khi góp vốn) và góp phần làm hạn chế mầm mống gây nguy hại cho người thứ ba
và cho xã hội (khi hợp tác làm ăn với pháp nhân). Khi tài sản của pháp nhân bị thiệt hại,
chỉ pháp nhân mới có quyền khởi kiện đòi bồi thường.5

4 Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP.HCM trang 167.

5 Điểm iii và iv, trang 163, Lê Minh Hùng, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật
TP.HCM.


Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân phải nhân danh chính mình, sử dụng tên gọi của mình khi tham gia các
quan hệ pháp luật, các giao dịch dân sự, không được sử dụng danh nghĩa nhà nước, cơ
quan thành lập pháp nhân, tổ chức khác và các thành viên pháp nhân. Việc này giúp cho
pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách chủ thể với địa vị pháp lí đầy
đủ, ngang hàng với các pháp nhân, chủ thể khác, cũng như làm giảm thiểu các trường hợp
mạo danh pháp nhân để làm việc bất chính, ngoài ra, khi xảy ra tranh chấp thì việc xác
định đúng tư cách pháp nhân là hết sức quan trọng.
Câu 2: Trong bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan đại
diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào trong bản
án có câu trả lời?
Trong bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan đại diện của
Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không
đầy đủ.
-Đoạn trong bản án có câu trả lời là:
 “ Như vậy Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch
toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ
thuộc theo sự phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và
Môi trường chứ không phải là một cơ quan hạch toán độc lập. Mặc dù trong quyết
định 1367 nói trên có nội dung “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng” nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán báo sổ nên
cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng tư cách pháp nhân không đầy đủ”.
Câu 3: Trong Bản án số 1117, tại sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài
nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?
Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh không có tư

cách pháp nhân theo Tòa án xác định do không đáp ứng những yêu cầu sau:
1. Tòa án đã dựa trên quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày 8/7/2008 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định quy định chức năng, nhiêm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường
tại thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là CƠ QUAN ĐẠI DIỆN) để xác định rõ mục
đích hoạt động, nhiệm vụ, công tác chuyên môn, trách nhiệm của CƠ QUAN
ĐẠI DIỆN để thấy được CƠ QUAN ĐẠI DIỆN là đơn vị trực thuộc Bộ Tài


nguyên và Môi trường, được thành lập để hỗ trợ công tác chuyên môn của Bộ ở
khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
2. Pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình: theo quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày 8/7/2008 của
Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi rõ cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên
và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh không có sự tự chủ trong quản lý ngân
sách cũng như trong quản lý nhân sự. Mọi hoạt động được thực hiện đều phải dựa
theo hệ thống phân cấp từ Bộ.
3. Theo quy định tại khoản 2, 4, 5 Điều 92 Bộ luật Dân sự năm 2005 Tòa án đã xác
định cơ quan đại diện Bộ chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân là bộ.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của tòa án.
Tòa án đã xét từ quyết định thành lập CƠ QUAN ĐẠI DIỆN để xác định mục đích hoạt
động, nhiệm vụ, công tác chuyên môn, trách nhiệm của CƠ QUAN ĐẠI DIỆN không có
gì sai với tiêu chuẩn của 1 cơ quan đại diện, nên ta có thể thấy bước xác định này là
không cần thiết. Tòa Án đã có thể đưa ra quyết định nhanh hơn nếu rút ngắn bước trên và
dựa vào điều 92 BLDS năm 2005


Câu 5: Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? Nêu
cơ sở khi trả lời (nhất là trên cơ sở BLDS năm 2005 và BLDS 2015)
-


Cá nhân
Có hiệu lực khi người đó sinh ra
và chấm dứt khi người đó chết
(Khoản 3, Điều 16, BLDS 2015)

-

-

-

Trong quan hệ dân sự thì cá nhân
sẽ nhân danh của mình

-

-

Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân là khả năng của cá nhân có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự
(Khoản 1, Điều 14, BLDS 2005)

-

-

Mọi cá nhân đều có năng lực
pháp luật dân sự như nhau

(Khoản 2, Điều 16, BLDS 2015)
Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân không bị hạn chế, trừ
trường hợp do pháp luật quy
định (Điều 16, BLDS 2005)

-

-

-

Pháp nhân
Phát sinh từ thời điểm được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
thành lập hoặc cho phép thành
lập; nếu pháp nhân đăng ký hoạt
động thì năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân phát sinh từ
thời điểm ghi vào sổ đăng ký
(Khoản 2, Điều 86, BLDS 2015)
Chấm dứt kể từ thời điểm chấm
dứt pháp nhân (Khoản 2, Điều 86
BLDS 2005 và Khoản 3, Điều
86, BLDS 2015)
Trong quan hệ dân sự, người đại
diện theo pháp luật hoặc người
đại diện theo uỷ quyền của pháp
nhân nhân danh pháp nhân
(Khoản 3, Điều 86, BLDS 2005)

Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân là khả năng pháp nhân
có các quyền, nghĩa vụ dân sự
phù hợp với mục đích hoạt động
của mình (Khoản 1, Điều 86,
BLDS 2005)
Mỗi pháp nhân có năng lực pháp
luật dân sự có tính chuyên biệt
Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân phải phù hợp với mục
đích hoạt động của mình (Khoản
1, Điều 86, BLDS 2005)

Câu 6: Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có
ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Khoản 1, Điều 87, BLDS 2015 quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm
dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện
nhân danh pháp luật.Vì vậy, giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh
pháp nhân có ràng buộc pháp nhân.


Câu 7: Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà trong tình
huống trên có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Căn cứ theo khoản 1, 2, 6 Điều 84 BLDS 2015 quy định rằng:
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải
là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp
nhân.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi
nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Vậy nên, việc trong quy chế Công ty Bắc Sơn có quy định chi nhánh Công ty Bắc
Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân là trái với
khoản 1 Điều 84 BLDS. Theo đó, chi nhánh Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh
không có tư cách pháp nhân mà chỉ đuợc nhân danh pháp nhân (tức Công ty Bắc Sơn)
xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Các giao dịch
do chi nhánh của Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh xác lập nhân danh Công ty
Bắc Sơn, trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền thì đều làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ đối với công ty.
Vì vậy, theo các dữ liệu trên ta có thể rút ra kết luận rằng hợp đồng ký kết với
Công ty Nam Hà trong tình huống trên có ràng buộc với Công ty Bắc Sơn.


Bài 3: Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
Câu 1:
 Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên:
-Căn cứ theo khoản 1, điều 87, BLDS 2015, pháp nhân chịu trách nhiệm
dân sự trong các trường hợp sau:
 Thứ nhất, pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiền
quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân
danh pháp nhân.
 Thứ hai, pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập
viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập,
đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc có luật
quy định khác.
Bên cạnh đó, theo khoản 2, điều 87, BLDS 2015, pháp nhân không chịu
trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của
pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có
quy định khác.
 Trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ pháp nhân:
Theo khoản 3, điều 87, BLDS 2015: “Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm

dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện trừ
trường hợp luật có quy định khác”
Câu 2: Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty Xuyên
Á không? Vì sao?
Trong bản án được bình luận thì bà Hiền là thành viên của công ty Xuyên Á vì bà
Hiền đã góp 26,065% vào tổng vốn của công ty này.
Câu 3:
- Nghĩa vụ đối với công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của công ty Xuyên Á chứ không
phải là nghĩa vụ của bà Hiền vì những lý do sau:
1. Công ty Xuyên Á là một pháp nhân. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 87, BLDS thì
pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Xét thấy, theo nội dung
bản án, “Hợp đồng mua bán hàng hóa” được xác lập giữa Công ty Xuyên Á và


Công ty Ngọc Bích. Khi xảy ra tranh chấp, pháp nhân, công ty Xuyên Á, phải chịu
trách nhiệm trả nợ cho Công ty Ngọc Bích.
2. Bà Hiền chỉ là một thành viên của Công ty Xuyên Á. Căn cứ theo Khoản 3, Điều
87, BLDS 2015 thì người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho
pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện. Vì vậy, đứng
trước trách nhiệm thanh toán tiền nợ và lãi cho công ty Ngọc Bích, bà Hiền không
phải chịu trách nhiệm.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà cấp sơ thẩm và Tòa cấp
phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích.
Hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm liên quan đến nghĩa vụ công ty Ngọc Bích
về việc tranh chấp “Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty Ngọc Bích và công ty
Xuyên Á: Ngày 13/6/2011 thì Công ty Xuyên Á đã đặt mua gạch men của công ty Ngọc
Bích với tổng tiền là 77,000,752đ. Tuy nhiên ngày 22/6/2011 Công ty Xuyên Á thông báo
thanh lí nợ, chỉ đồng ý trả cho công ty Ngọc Bích số tiền 36,170,500đ. Đại diện của ông
Trần Ngọc Phong lại cho rằng ông Trần Ngọc Phong chỉ đồng ý trả cho công ty Ngọc

Bích 36.170.500đ vì sai sót về chất lượng sản phẩm của công ty này và triệu tập bà Võ
Thị Thanh Hiền.
 Tòa sơ thẩm trong quá trình xét xử đã có những sai sót lớn khi chấp nhận đơn kiện
giữa 2 công ty dẫn đến việc kết án sai, ảnh hưởng đến lợi ích của những thành
viên.
 Thứ nhất, công ty Xuyên Á là một pháp nhân theo qui định của Bộ luật dân sự
thì khi công ty Xuyên Á bị công ty Ngọc Bích kiện ra Toà thì người đại diện
cho pháp nhân thay mặt pháp nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng – chính
là giám đốc Trần Ngọc Phong. Còn bà Võ Thị Thanh Hiền chỉ là thành viên
của công ty này, không được đề cập có thể đại diện pháp nhân căn cứ theo điều
151 BLDS năm 2015.
 Thứ hai, ông Trần Ngọc Phong ủy quyền cho bà Hồ Hoàng Phương nhưng
trình bày của bà này có sự mâu thuẫn, bà cho rằng 40.829.000 đó chỉ là ý kiến
của bà chứ không phải là ý kiến của người mà ủy quyền cho bà là ông Trần
Ngọc Phong. Và bà cũng không có tư cách pháp lí làm đại diện cho ông Trần
Ngọc Phong trong vụ kiện này.
 Thứ ba, công ty Ngọc Bích đòi ông Phong và bà Hiền là thành viên phải trả
cho công ty này tiền vốn và yêu cầu tính lãi từ ngày 16/6/2011 và tòa án chấp
nhận yêu cầu khởi kiện và buộc ông Trần Ngọc Phong và Võ Thị Thanh Hiền
trả cho công ty Ngọc Bích tổng tiền là 107.030.752đ. Công ty Xuyên Á là một
pháp nhân và pháp nhân có tài sản độc lập. Có nghĩa là sản nghiệp của pháp
nhân phải hoàn toàn biệt lập, tách biệt với tài sản riêng của các thành viên hoặc


tài sản của cơ quan nhà nước sáng lập pháp nhân 6. Hay tại khoản 2 điều 87
BLDS năm 2015 qui định “Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của
mình”. Tòa án lại buộc 2 thành viên của công ty Xuyên Á trả nợ là sai. Công ty
Xuyên Á đã giải thể theo quy định của pháp luật căn cứ vào Điều 93 BLDS
nhưng tòa án lại không điều tra thực tế và bỏ sót tình tiết này.
 Tòa án phúc thẩm sau khi nhận được đơn kháng cáo của bà Võ Thị Thu Hiền và

xét thấy qui trình theo đúng qui định của pháp luật đã được hội đồng xét xử chấp
nhận. Sau khi xem xét bản án Hội đồng xét xử đã thấy được những sai sót khi tiến
hành sơ thẩm và những điểm không đúng khi bà Hiền chỉ là thành viên và chỉ góp
26.05% vào vốn công ty. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm tài sản một cách độc lập
phải tự chịu trách nhiệm trước chủ nợ bằng chính tài sản của pháp nhân. Các thành
viên và cơ quan sáng lập không dùng tài sản của mình để chịu trách nhiệm thay
cho pháp nhân7.
Tòa đã hủy bản án sơ thẩm và tuyên bản án mới đúng với qui định pháp luật.
Câu 5: Để bảo vệ quyền lợi của công ty Ngọc Bích khi công ty Xuyên Á bị giải
thể.
Trước khi tuyên bố giải thể thì pháp nhân có trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ
theo luật định tại điều 93 BLDS năm 2015 và thanh toán các khoản nợ theo qui định tại
điều 94 BLDS năm 2015. Nếu món nợ của pháp nhân - công ty Xuyên Á lớn hơn tài sản
độc lập của pháp nhân đang có thì pháp nhân chỉ chịu đến mức tài sản pháp nhân đang
có. Tuy nhiên nếu pháp nhân không còn khả năng chi trả thì giải pháp tốt nhất để có lợi
cho công ty Ngọc Bích trong vụ tranh chấp thương mại này là không khởi kiện vì công ty
Xuyên Á đã tuyên bố giải thể và phá sản.

6 Giáo trình Những vấn đề chung của Luật dân sự.
7 Trang 164 Giáo trình những vấn đề chung của luật DSVN – Lê Minh Hùng – ĐH Luật TP HCM


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Đỗ Văn Đại chủ
biên (chủ biên), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2016.
2) Vấn đề bảo hộ người mất năng lực hành vi dân sự,Tạp chí Khoa học pháp lý số
5/2011, Đỗ Văn Đại và Nguyễn Thanh Thư.
3) Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP.HCM.
4) Luật dân sự Việt Nam, Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng
NXB. Đại học quốc gia, 2007.




×