Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thảo luận dân sự 1 lần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.12 KB, 12 trang )

Buổi thảo luận thứ ba: TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN
Bài 1: Khái niệm về tài sản
Câu 1: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh
họa về một vài giấy tờ có giá.
Luật Dân sự 2015 không định nghĩa giấy tờ có giá là gì mà chỉ ghi nhận giấy tờ có giá
là một loại tài sản. Giấy tờ có giá có thể hiểu là giấy tờ xác định quyền tài sản của một
chủ thể nhất định, trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong các giao dịch dân sự.
Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số
163/2006/NĐ-CP) có qui định: "Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu,
kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy
định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch".
Ví dụ minh hoạ về một vài giấy tờ có giá:





Trái phiếu Chính Phủ
Trái phiếu công ty
Cổ phiếu
Chứng chỉ tiền gửi Vietcombank.

Câu 2: Trong bài viết Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, tác giả Nguyễn
Minh Oanh có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” là tài sản không?
Trong bài viết Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, tác giả Nguyễn Minh
Oanh có đưa ra quan điểm rằng:
“Cần lưu ý là các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản
như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng
ký ô tô, sổ tiết kiệm… không phải là giấy tờ có giá. Nếu cần phải xem xét thì đó chỉ đơn
thuần được coi là một vật và thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó.”


Tuy không xem “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà” là giấy tờ có giá nhưng việc xem chúng là vật và xác lập quyền sở hữu đồng nghĩa
với việc tác giả cho rằng chúng là tài sản. Điều này dựa trên quy định tại Điều 163
BLDS 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

1


Câu 3: Trong bài viết Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện
đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả Đỗ Thành Công có coi “giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà” là tài sản không?
Trong bài viết Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả Đỗ Thành Công đưa ra quan điểm rằng:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá, tuy nhiên hoàn
toàn có thể xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vật. Điều này là hợp lý bởi Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất định, thậm chí có
hình dạng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả năng chiếm hữu của con người (có thể thực
hiện việc nắm giữ, chiếm giữ, quản lý đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có
giá trị sử dụng (được dùng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử
dụng đất.”
Tương tự, tác giả cũng dựa trên quy định tại Điều 163 BLDS 2005 để làm căn cứ pháp lý.
Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Đoạn nào của quyết định số 06 cho
câu trả lời?
 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” không được xem là giấy tờ có giá. Điều này được thể hiện rõ qua khoản
2 công văn 141/TANDTC-HĐXX: “Theo các quy định trên đây thì các giấy chứng
nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…)
không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm

2005”
 Đoạn minh chứng trong quyết định số 06:
o Theo Điều 105 BLDS năm 2015 quy định về tài sản như sau: “1. Tài sản
là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.2. Tài sản bao gồm bất động
sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài
sản hình thành trong tương lai”; Điều 115 BLDS năm 2015: “Quyền tài
sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất Đai năm 2013: “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng

2


đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng
thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài
sản và không được xem là loại giấy tờ có giá.
Câu 5: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định trên có cho câu trả lời không? Vì
sao?
 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” không được xem là tài sản.
 Quyết định trên thể hiện điều đó qua dòng kết luận: “Như vậy, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là
văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không được xem là loại giấy tờ có
giá”.
 Sở dĩ “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không là

tài sản vì nó không là vật, tiền, giấy tờ có giá đồng thời cũng không phải là quyền
tài sản (khi so sánh với quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS) mà nó chỉ là văn
bản chứng quyền của các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm bảo vệ quyền về
tài sản của chủ thể. Trường hợp nếu chủ thể bị mất giấy chứng nhận thì có thể yêu
cầu cấp lại do không làm ảnh hưởng gì đến quyền của chủ sở hữu.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của thực tiễn xét xử liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ
khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài).
Hướng giải quyết của thực tiễn xét xử liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” chưa thỏa đáng nếu nhìn từ khái niệm tài sản do:
Thứ nhất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình thức vật chất
nhất định, thậm chí có hình dạng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả năng chiếm hữu của
con người (có thể thực hiện việc nắm giữ, chiếm giữ, quản lý đối với Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất), có giá trị sử dụng (dùng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp
của người sử dụng đất). Việc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể tham gia vào
giao dịch trao đổi mua bán không làm mất đi bản chất tài sản của nó. Thực tế có những
loại tài sản mà Nhà nước cấm lưu thông, chẳng hạn vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ
thuật,…
Thứ hai, việc coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản dẫn tới
nhiều hệ quả không giải thích được về mặt lý luận và thực tế, đồng thời nhận thức này
3


làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất. Cụ thể, theo quy định hiện
hành của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và từng nội dung riêng lẻ của quyền sở hữu
là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt chỉ có thể thực hiện trên các đối
tượng là tài sản. Việc coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản đã
tước bỏ quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất đối với loại giấy tờ
này.1
Câu 7: Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy

chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà không phải là tài sản. Vì nó không là vật, tiền, giấy tờ có giá đồng thời
cũng không phải là quyền tài sản mà nó chỉ là tờ công chứng của các cơ quan có thẩm
quyền nhằm bảo vệ quyền lợi về tài sản của chủ thể. Trường hợp nếu chủ thể bị mất giấy
chứng nhận thì có thể yêu cầu cấp lại. Nó không làm ảnh hưởng gì đến quyền lợi của chủ
sở hữu.
Câu 8: Bitcoin là gì?
Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số (tiền mã hoá) hoạt động dựa trên các thuật toán
cao cấp, được phân cấp dựa trên mã nguồn mở phát hành bởi Satoshi Nakamoto vào năm
2009. Thực chất, Bitcoin chỉ là một dãy các chữ số và chữ cái. Mọi giao dịch bằng
Bitcoin đều được thực hiện qua Internet mà không phải qua bên trung gian nào. Loại tiền
này sẽ được sử dụng theo luật riêng của nó và không bị kiểm soát bởi bất kì ngân hàng
trung gian nào.
Để thực hiện các giao dịch bằng Bitcoin thì đầu tiên người dùng phải có một ví
Bitcoin, mỗi ví này là một địa chỉ riêng gồm chuỗi chữ và số, sau đó người dùng có thể
mua Bitcoin bằng thẻ tín dụng, tiền mặt, hoặc chuyển khoản, bỏ vào ví và bắt đầu thực
hiện giao dịch. Cứ 10 phút, mọi giao dịch được ghi vào blockchain (như một cuốn sổ cái)
và lúc đó giao dịch sẽ được xác nhận. Thêm nữa, không thể gian lận giao dịch Bitcoin vì
blockchain là một kho dữ liệu công khai nên bất kì ai cũng có thể theo dõi và thực hiện
giao dịch.2
Câu 9: Theo Toà án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?

1 Đỗ Thành Công, Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, in Đỗ Văn Đại (chủ biên)
2 Theo taichinh.online, Bitcoin là gì và giá trị đích thực của nó.

4



Theo Toà án, Bitcoin không được coi là tài sản theo pháp luật Việt Nam. Căn cứ
Điều 163 BLDS 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền
tài sản.” và theo Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hàng hóa bao gồm tất cả các
loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai.”
Trong khi đó Ngân hàng Nhà nước Việt nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương
tiện thanh toán hợp pháp, đồng thời Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của
Chính Phủ quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối vói hành vi phát hành, cung
ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp như Bicoin và các loại tiền ảo
tương tự.
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối
quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.
Quan điểm của Toà án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở
Việt Nam là hoàn toàn hợp lý.
Vì theo Điều 163 BLDS 2005 quy định: “ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản.” Vật trong luật dân sự phải thoả mãn những điều kiện sau: là bộ
phận của thế giới vật chất, con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có
thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai; một tài sản được coi là tiền hiện nay
khi nó có giá trị lưu hành trên thực tế; giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được
bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự; quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. 3Như
vậy, Bitcoin không thuộc loại tài sản nào được liệt kê trong BLDS 2005. Ngoài ra, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cũng không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán
hợp pháp.

Bài 2: Căn cứ xác lập quyền sở hữu

3 Nguyễn Minh Oanh, Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 1/2009, tr.14 và

tr.15

5


Câu 1: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định của Tòa án có đoạn cho rằng: “Năm 1968, vợ chồng ông Chính, bà
Châu đi công tác tại tỉnh Thái Nguyên nên cho Nhữ Duy Hải thuê nhà; tuy nhiên, theo lời
khai của chị Nhữ Thị Vân (bị đơn) thì chị có nghe ông nội (ông Hải) nói là thuê nhà của
cụ Hảo từ năm 1954”
Xét thấy, tuy chưa rõ thực tế gia đình chị Vân đã chiếm hữu căn nhà từ năm 1968 (36
năm tính đến thời điểm đơn khởi kiện đầu tiên năm 2004) hay năm 1954 (60 năm tính
đến thời điểm đơn khởi kiện đầu tiên năm 2004) nhưng suy cho cùng thì dù lấy mốc thời
gian nào cũng đã quá 30 năm. Vì vậy, khẳng định này của Tòa án là hoàn toàn hợp lý.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trong Quyết định của Tòa án có đoạn cho rằng: “chị Vân có lời khai thừa nhận gia
đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ
Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài
liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà.”
Quyết định này của Tòa án là hợp lý nếu dựa trên quy định của pháp luật hiện hành
vào thời điểm đó vì:
 Xét thấy, Điều 189 BLDS 2005 có quy định về việc chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình cho trường hợp:
 Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật
này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
 Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người
chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không
có căn cứ pháp luật.

 Việc gia đình chị Vân thuê căn nhà từ gia đình cụ Hảo thực chất là chuyển giao
quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự nên để được xem là chiếm hữu có
căn cứ pháp luật thì phải phù hợp với khoản 3 Điều 183 BLDS 2005: “Người được
chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định
của pháp luật”.

6


 Hợp đồng cho thuê nhà ở theo Điều 492 BLDS 2005 phải được lập thành văn bản,
nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và
phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc không có căn cứ nào cho biết chính xác thời điểm ông Hải thuê căn nhà số 2
Hàng Bút cho thấy tại thời điểm thuê không có văn bản nào được xác lập giữa 2 bên. Nói
cách khác, hợp đồng cho thuê căn nhà số 2 Hàng Bút là không phù hợp với quy định của
pháp luật.
Vì vậy, việc chiếm hữu căn nhà số 2 Hàng Bút của gia đình chị Vân là không có căn
cứ pháp luật. Hơn nữa, chị Vân hoàn toàn có thể biết được việc chiếm hữu này là không
có căn cứ pháp luật.
 Tuy nhiên, suy cho cùng thì Quyết định này không hợp tình vì:
 Xét về thời điểm, hợp đồng cho thuê nhà giữa ông Hải và ông Chính được xác
lập vào giai đoạn trước năm 1975, tức trước khi nước ta cho ra đời BLDS đầu
tiên vào năm 1995 và Pháp lệnh về Hợp đồng Dân sự năm 1991.
 Hơn nữa, gia đình chị Vân vẫn đóng tiền thuê nhà đầy đủ cho tới thời điểm ông
Hải mất (năm 1995).
Xét thấy, việc yêu cầu hợp đồng cho thuê căn nhà số 2 Hàng Bút được lập thành văn
bản và có công chứng theo quy định của pháp luật hơn 30 năm sau là không sát với thực
tiễn. Hơn nữa, chị Vân nhận thức được rằng tồn tại một hợp đồng cho thuê nhà giữa gia
đình chị và ông Chính qua việc thừa nhận việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê nhà trong
suốt thời gian ông Hải còn sống.

Vì vậy, quyết định của Tòa án về việc gia đình chị Vân chiếm hữu ngay tình căn nhà
số 2 Hàng Bút chỉ phù hợp với pháp luật hiện hành chứ chưa hợp tình hợp lý.
Câu 3: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
 Trích án:
 “Trong khi đó gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc
đầu là ông nội chị Vân, sau này là bố chị Vân và chị Vân vẫn tiếp tục
sống.”
 Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi đối với gia đình chị Vân từ sau nặm
1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Uỷ
ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001), nghĩa là căn nhà vẫn không có
tranh chấp trên thực tế.

7


Căn cứ pháp lý: điều 190 BLDS 2005: “Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong
một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả
khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.”:
 Theo tòa án, thời gian trễ nhất gia đình chị Vân có thể bắt đầu ở là vào năm 1968,
từ mốc thời gian đó đến thời điểm khởi kiện năm 2004 đã là 36 năm liên tục, thì
trong thời gian 36 năm trên phía nguyên đơn khai đã có đòi nhà, cụ thể là từ sau
năm 1975, nhưng không có tài liệu pháp lý phù hợp để chứng thực điều này, từ đó
thiếu cơ sở để xác minh căn nhà có tranh chấp giữa 2 bên.
 Các tình tiết vụ án đã cho thấy gia đình chị Vân chiếm hữu ngôi nhà trong một
khoảng thời gian dài mà không có tranh chấp
Từ đây có thể thấy tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất
trên 30 năm là hợp lý.
Câu 4: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân

đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
 Trích án:
 “Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ
năm 1945, lúc đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp
tục ở.”
 “Sau khi ông nội chết (năm 1995) thì gia đình chị không đóng tiền thuê
nhà cho ông Chính nữa. Sau đó bố chị (ông Nhữ Duy Lân) và chị tiếp tục
quản lý. Năm 1997, bố chị chết thì chị tiếp tục ở tại nhà số 2 Hàng bút (tầng
1), chị không trả tiền thuê nhà cho ai, quá trình ở thì bố chị có nâng cao nền
nhà, thay cửa, còn chị không sửa chữa gì thêm.
 Căn cứ pháp lý: điều 191 BLDS 2005: “Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm
hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang
chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo
quản, giữ gìn như tài sản của mình.”
 Gia đình chị Vân đã sử dụng ngôi nhà tranh chấp với mục đích chủ đạo là
làm nơi sinh sống và sinh hoạt. Đồng thời đã có sữa chữa, nâng cấp ngôi
nhà trong quá trình sinh sống ở đó. Ngôi nhà số 2 Hàng Bút đã được sử
dụng theo đúng tính năng công dụng và được người chiếm hữu (gia đình
chị Vân) bảo quản giữ gìn như tài sản của mình.
Từ đây có thể thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà
đất là hoàn toàn có căn cứ.
8


Câu 5: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không
còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng
định này của Tòa án?
Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sỡ hữu nhà đất có tranh chấp trên tại
đoạn: “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm

1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân
phường Hàng Bồ năm 2001), đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn kiện ra Tòa án yêu cầu
chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu
trên”.
 Việc Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp dựa
vào lời khai của nguyên đơn và bị đơn là chưa chính xác:
 Thứ nhất, nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có bằng khoán điền thổ
số 25, tập 2, tờ sô 55, đăng ký trước bạ tại Hà Nội ngày 4/11/1946. Nghĩa là bà
Hảo đã xác lập quyền sở hữu đối với căn nhà từ năm 1946. Dù cụ Hảo có vào
Nam sinh sống nhưng vẫn chưa từ bỏ quyền sở hữu đối với căn nhà đó, không
có chứng minh nào cho thất cụ không còn là chủ sở hữu căn nhà.
 Thứ hai, năm 2004, cụ Hảo có di chúc giao quyền bất động sản số 2 Hàng Bút
cho bà Nguyễn Thị Châu toàn quyền sở hữu (di chúc có xác nhận của Ủy ban
nhân dân xã Kim Chung). Di chúc có xác nhận của UNND xã là di chúc hợp
pháp theo quy định của Điều 655 BLDS 1995. Tại điểm b khoản 1 Điều 655 có
quy định nội dung di chúc không trái pháp luật, hình thức di chúc không trái
quy định của pháp luật. Tại thời điểm năm 2004, khi cụ Hảo lập di chúc tại
UBND xã chắc chắn có yêu cầu chứng minh việc cụ Hảo có quyền đối với di
sản căn nhà số 2 Hàng Bút thông qua bằng khoán điền thổ, giấy đăng ký trước
bạ,...
 Thứ ba, việc chị Vân bán căn nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng anh Sơn chị Lan
là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành tại thời điểm này. Cụ
thể, Điều 443 BLDS 1995 có quy định: “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được
lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực
của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền”. Giấy mua bán nhà giữa chị Vân và
vợ chồng anh Sơn, chị Lan không hề có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
nên không có giá trị về mặt pháp lý.
Câu 6: Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với
nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không?
Vì sao?


9


Gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp
trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền của BLDS 2005 vì những lí do sau:
 Gia đình chị Vân đã sống ở đây từ nhiều thế hệ, suy cho cùng nếu xét từ năm 1968
hay năm 1954 thì gia đình chị Vân cũng đã chiếm hữu căn nhà trên 30 năm, căn
cứ vào Điều 190 BLDS 2005.
 Việc chiếm hữu căn nhà số 2 Hàng Bút của Gia đình chị Vân không có căn cứ
pháp luật, chị Vân hoàn toàn có thể biết việc chiếm hữu này là không có căn cứ
pháp luật dựa vào việc không có hợp đồng cho thuê nhà nên có thể được xem là
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, phù hợp với quy định tại Điều 189
BLDS 2005.
 Gia đình chị Vân đã sử dụng căn nhà với đúng theo tính năng, công dụng và được
gia đình chị bảo quản, giữ gìn như tài sản của mình. Đồng thời việc chiếm hữu này
hoàn toàn công khai và minh bạch, không giấu giếm, căn cứ vào Điều 191 BLDS
2005.
Vì vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba
mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt
đầu chiếm hữu,...” thì chị Vân được xác lập quyền sở hữu đối với căn nhà số 2 Hàng
Bút.
Tuy nhiên, nếu so với quy định của pháp luật dân sự năm 2015 thì việc chiếm hữu
này không ngay tình. Cụ thể, Điều 180 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu không
ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc có thể biết rằng mình
không có quyền đối với tài sản”. Ở trường hợp này, việc chị Vân nhận thức được rằng
thực chất căn nhà số 2 Hàng Bút là do ông nội chị thuê từ ông Chính, có trả tiền thuê
nhà đầy đủ trong suốt một thời gian dài nên chị hoàn toàn có thể biết và phải biết rằng

mình không có quyền đối với tài sản đó. Có thể nói, pháp luật hiện hành đã sửa đổi để
phù hợp với thực tiễn hơn, không quá cứng nhắc và hợp tình hợp lý hơn pháp luật
hiện hành tại thời điểm ra Quyết định của Tòa án.

Bài 3: Chuyển rủi ro đối với tài sản
Câu 1: Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nếu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
10


Theo khoản 1, Điều 441, BLDS 2015 quy định “ Bên bán chịu rủi ro đối với tài
sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ
thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Trong trường hợp này, bà Dung đã nhận hàng nhưng sau đó ghe xoài mới bị hư do cháy
chợ nên rủi ro hoàn toàn thuộc về bà Dung.
Câu 2: Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
Theo Điều 223, BLDS 2015 quy định “Người được giao tài sản thông qua hợp
đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác
theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó”. Trong tình huống trên thì bà
Dung có mua ghe xoài đó và đã nhận trước thời điểm cháy chợ. Vậy nên tại thời điểm
cháy chợ thì bà Dung là chủ sở hữu số xoài.
Câu 3: Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Theo khoản 1, Điều 441, BLDS 2015 như đã nêu, bà Dung đã nhận hàng và rủi ro
hoàn toàn thuộc về bà Dung như đã trả lời ở câu hỏi 1 nên bà Dung phải thanh toán số
tiền mua ghe xoài là 16.476.250 đồng. Khớp với phần nhận xét ở Tạp chí Khoa học pháp
lý, số 6/2015 rằng “Tuy nhiên, sau khi viện dẫn điều luật vừa nêu, Tòa án đã xét rằng
“phía bên mua là bà Dung đã nhận hàng (đây là 1 trong 4 ghe mà bà Thanh, bà Dung mua
lại của bà Thủy) nên bên mua phải chịu sự rủi ro này, có nghĩa là phải có trách nhiệm

hoàn trả giá trị của tài sản đã nhận là 16.476.250 đồng, như án sơ thẩm đã chấp nhận yêu
cầu của bên bán là đúng”4.

4 Đỗ Văn Đại và Nguyễn Nhật Thanh, Rủi ro đối với tài sản trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số
6/2015

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Đỗ Thành Công, Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện
đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, in Đỗ Văn Đại (chủ biên).
2) Theo taichinh.online, Bitcoin là gì và giá trị đích thực của nó.
3) Nguyễn Minh Oanh, Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật
học số 1/2009.
4) Đỗ Văn Đại và Nguyễn Nhật Thanh, Rủi ro đối với tài sản trong pháp luật Việt
Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2015.

12



×