Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU DẠY HỌC TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.47 KB, 44 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU DẠY HỌC
TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC.
Phần I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Lí do chọn đề tài:
Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI chỉ đạo về
việc “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ
quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, cơ chế,
chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục- đào tạo và việc
tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả
các bậc học, ngành học”.
Thực hiện theo định hướng chỉ đạo của nghị quyết, những năm gần đây,việc đổi
mới phương pháp dạy học là yêu cầu quan trọng đã và đang được thực hiện một
cách đồng bộ ở các cấp học, các môn học. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học
phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học góp phần bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh.
Nằm trong hệ thống các môn văn hoá cơ bản của cấp học Trung học phổ thông,
bộ môn Ngữ văn cũng đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc đổi mới phương
pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm nhằm từng bước nâng cao chất lượng
giáo dục, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy văn là quá trình hướng
dẫn học sinh khám phá, rung động với vẻ đẹp nội dung và hình thức của tác phẩm.
Từ đó, trang bị năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và
bồi dưỡng tình người, lẽ sống cho học sinh.
1


Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả ở tất cả các môn học nói chung
và môn Ngữ văn nói riêng, học sinh và giáo viên không thể chỉ bằng lòng với


những gì có sẵn trong sách giáo khoa hoặc tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Việc tìm
tòi, nghiên cứu, sử dụng các tư liệu trong dạy học nói chung và Ngữ văn nói riêng
là điều vô cùng cần thiết. Kinh nghiệm ngàn đời mà ông cha ta đã để lại cho các
thế hệ mai sau là: "Trăm nghe không bằng một thấy". Đúng vậy, muốn "dạy tốt,
học tốt" thiết nghĩ, trong các giờ hoạt động trên lớp, việc kết hợp sử dụng Tư liệu
dạy học là một yếu tố góp phần tạo nên thành công cho tiết dạy học. Những tư liệu
dạy học được coi là một kênh thông tin dẫn học sinh đến những tri thức mới, giúp
cho tư duy nhận thức của học sinh phát triển theo chiều hướng lôgic : từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, đến thực tiễn (nghe thấy - nhìn thấy - làm được).
Nếu sử dụng đúng, sử dụng hợp lí tư liệu dạy học trong các giờ dạy với những hình
ảnh, âm thanh sinh động sẽ làm giảm nhẹ công việc của người giáo viên , người
giáo viên có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy
lại làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn.
Còn người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và sẽ đem lại sự hứng thú trong
học tập cho học sinh ; tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo ; tăng khả năng tự học;
tăng bản lĩnh tự tin ; chất lượng, hiệu quả dạy học cao.
Hiện nay, nguồn tư liệu dạy học, có thể lấy từ thông tin trên mạng internet, từ
các tài liệu tham khảo khác. Giáo viên tự sưu tầm hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm tư
liệu trong quá trình chuẩn bị bài mới. Như thế, người giáo viên vừa có tư liệu để sử
dụng, vừa lôi cuốn được học sinh vào bài học ngay từ lúc chuẩn bị bài ở nhà. Nhưng
trên thực tế, để có được tư liệu dạy học thì đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có
một sự đầu tư và chuẩn bị công phu tốn nhiều thời gian, công sức. Chính vì vậy mà
hiện nay trong giờ Ngữ văn nói chung và giờ đọc – hiểu văn bản văn học nói riêng
ở nhiều trường THPT vẫn còn rất nhiều giáo viên còn dạy chay, không khai thác và
sử dụng tư liệu dạy học.
2


Xuất phát từ những lí do nêu trên, nhóm Ngữ Văn chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu
đề tài: “Một số biện pháp sử dụng tư liệu dạy học trong giờ đọc – hiểu văn bản văn

học”.
Tư liệu dạy học có thể thực hiện được ở các tiết Đọc văn, tiết Tiếng Việt và Tập
làm văn trong chương trình toàn cấp : lớp 10,11,12. Tuy nhiên, ở đề tài này, chúng
tôi chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp đó là trong giờ đọc – hiểu văn bản văn học.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
2.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học giờ đọc – hiểu văn bản, bộ môn Ngữ văn trong trường Trung
học phổ thông.
2.2. Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội Trú Tỉnh Phú Thọ.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu, sách báo....
- Phương pháp điều tra: Ra câu hỏi trắc nghiệm.
- Phương pháp quan sát: giao nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã thu thập thông tin, đúc kết kinh nghiệm từ thực tế
giảng dạy Ngữ văn của bản thân trên nhiều đối tượng học sinh trong các năm học
trước và thực nghiệm đối chứng trong năm học 2015 - 2016.

3


Phần II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về tư liệu và tư liệu dạy học:
- Tư liệu là những thứ vật chất để con người sử dụng trong một lĩnh vực
hoạt động nhất định nào đó ( Ví dụ: Tư liệu dạy học, tư liệu lao động, tư liệu sản
xuất…)
- Tư liệu dạy học là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, dạy học của giáo viên
và việc học tập của học sinh.
1.2.


Phân loại tư liệu dạy học:

Tư liệu dạy học có thể tồn tại ở các dạng khác nhau, song có thể thấy 3 loại phổ
biến nhất thường được dùng trong các giờ dạy học Ngữ văn là:
- Tư liệu tồn tại dưới dạng hình ảnh (kênh hình).
- Tư liệu tồn tại dưới dạng ngôn từ (kênh chữ).
- Tư liệu tồn tại dưới dạng âm thanh ( đọc, ngâm, hát)
1.3 . Vai trò của tư liệu dạy học trong dạy học :
Muốn "dạy tốt, học tốt" thiết nghĩ rằng trong các giờ hoạt động trên lớp việc
kết hợp sử dụng tư liệu dạy học là một yếu tố góp phần quan trọng tạo nên thành
công cho tiết dạy học, vì:
- Làm giảm nhẹ công việc của người giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu
kiến thức một cách thuận lợi.
- Có được tư liệu dạy học thích hợp, người giáo viên phát huy hết năng lực
sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của
học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm
tốt đẹp với môn học.
- Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của
học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác : nghe được, nhìn thấy - làm
được, nên khi đưa tư liệu dạy học vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện
để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của
4


quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng cho các em.
1.4. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng tư liệu dạy học:
Khi sử dụng tư liệu dạy học cần phải đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản sau:
- Tư liệu dạy học phải có tính chính xác và tính sư phạm. Tính chính xác và
tính sư phạm thể hiện ở chỗ :

+ Phù hợp với nội dung bài dạy: Bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học.
+ Mang tính chất minh họa, khắc sâu kiến thức bài dạy: Sử dụng với mức độ
thích hợp, vừa phải, tránh lạm dụng.
+ Có những câu hỏi hướng dẫn học sinh phát hiện và khai thác tư liệu một
cách hợp lý, trong một số trường hợp có thể biến tư liệu thành ngữ liệu.
+ Chú ý đến thời điểm ra đời, nguồn gốc, xuất xứ và tính chuẩn xác của tư liệu.
+ Tư liệu không quá khó hoặc quá xa lạ với đối tượng học sinh.
- Tư liệu dạy học phải có tính thẩm mỹ :
+ Tư liệu dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh, phải được nhìn rõ ở khoảng
cách vừa phải . Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật
(nếu là hình ảnh, tranh vẽ). Phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và
hình khối giống như các công trình nghệ thuật.
+ Phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh; phải làm cho thầy trò
thích thú khi sử dụng, làm cho học sinh nâng cao và cảm thụ được “chân, thiện,
mỹ”.
- Tư liệu dạy học phải có tính sáng tạo: Thể hiện ở sự lựa chọn tư liệu phù hợp; sử
dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ; phải làm tăng hiệu quả của quá trình
nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng
thực tiễn khách quan. Nói chung tính sáng tạo là sự hợp thành của các tính chất đã
nêu trên.

5


1.5. Một số công việc chuẩn bị trước khi sử dụng tư liệu dạy học:
1.5.1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập sổ kế hoạch sử dụng tư liệu dạy học .
Để sử dụng tư liệu dạy học có hiệu quả và có tư liệu để sử dụng thì ngay từ đầu
năm học người giáo viên phải xây dựng kế hoạch sử dụng tư liệu dạy học cho từng
khối lớp mà mình có tham gia giảng dạy.

- Trước hết, chúng ta cần xác định bài dạy có thể sử dụng tư liệu dạy học. Sau đó,
ta xác định loại tư liệu có thể sử dụng trong giảng dạy bài học đó.
- Tiếp theo, chúng ta xác định loại tư liệu nào đã có sẵn, loại tư liệu nào phải
tự sưu tầm và lên kế hoạch sử dụng cũng như kế hoạch làm tư liệu dạy học.
Ví dụ: KẾ HOẠCH SỬ DỤNG TƯ LIỆU DẠY HỌC
CỦA GIÁO VIÊN MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Tuần Tiết
theo
2

PPCT
4,5

Tên bài dạy

Loại tư liệu

Ghi
chú

Tuyên ngôn đọc lập - Chân dung tác giả HCM.
(Hồ Chí Minh)

- Phim Bác đọc TNĐL.
- Những tư liệu về hoàn cảnh
lịch sử lúc Bác viết tuyên

5

14, 15


Thông

điệp

ngôn.
nhân Các số liệu, hình ảnh về

ngày thế giới phòng HIV/AIDS.
chống AIDS (Cophi - Một số tri thức về căn bệnh
an-nan)

AIDS:

nguyên

nhân,

con

đường lây truyền, một số biểu
hiện của bệnh, phương pháp
8

22, 23

Việt Bắc (Tố Hữu)

điều trị hiện nay...
- Chân dung tác giả Tố Hữu.

- Tranh phong cảnh Việt Bắc.
- Một số hình ảnh, tư liệu về
6


9

26, 27

cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đất nước (Nguyễn - Chân dung tác giả Nguyễn
Khoa Điềm)

Khoa Điềm.
- Một số hình ảnh liên quan
đến đất nước: núi Vọng Phu,
hồn Trống Mái, sông Cửu

12

35, 36

Sóng (Xuân Quỳnh)

Long, núi Bà Đen.....
- Chân dung tác giả Xuân
Quỳnh.
- Một số hình ảnh về sóng,
biển.
- Câu chuyện về cuộc đời của


13

38, 39

nhà thơ.
Đàn ghi ta của Lor-ca - Chân dung tác giả Thanh
(Thanh Thảo)

Thảo.
- Tranh ảnh : đàn ghi ta, khối
vuông rubich...

14

40, 41

- Ảnh Garxia Lorca.
Người lái đò sông Đà - Chân dung tác giả Nguyễn
(Nguyễn Tuân)

Tuân.
- Tranh ảnh về Sồng Đà; 1 số
kiến thức địa lí liên quan đến
sông Đà.
- Hình ảnh các nhà máy thủy

15

43, 44


điện: Hòa Bình, Sơn La...
Ai đã đặt tên cho - Chân dung tác giả .
dòng sông?

- Tranh ảnh về sông Hương; 1

(Hoàng Phủ Ngọc số kiến thức địa lí, lịch sử, văn
Tường)

hóa

liên

quan

đến

sông
7


Hương.
- Video nhã nhạc cung đình
Huế.
- Một bản nhạc Balat.
20

55, 56


- Bản đồ thành phố Huế.
Vợ chồng A Phủ (Tô - Chân dung tác giả .
Hoài)

- Phong cảnh Tây Bắc.
- Phim Vợ chồng A Phủ.

22

61, 62, Vợ nhặt (Kim Lân)

23

63
64, 65

- Tục bắt vợ của người Hmông
- Chân dung tác giả .

- Cảnh nạn đói năm 1945.
Rừng Xà Nu (Nguyễn - Chân dung tác giả .
Trung Thành)

- Tranh ảnh về rừng Xà nu.
- Một số hình ảnh, tư liệu về
cuộc kháng chiến chống Mĩ.

5.1.2.Chuẩn bị của học sinh:
Vai trò chủ động của học sinh không chỉ thể hiện ở những lần giơ tay phát biểu
xây dựng bài trong các tiết học mà khâu chuẩn bị ở nhà cũng rất quan trọng. Không

nên quan niệm rằng chỉ cần soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo
khoa là đủ. Sự tìm tòi chính là bước đầu giúp các em tự nghiên cứu, phát hiện để đi
đến cảm, hiểu một tác phẩm văn chương. Việc tự giác sưu tầm tư liệu một mặt
tránh được lối soạn bài qua loa chiếu lệ, mặt khác tạo điều kiện cho các em tiếp cận
bài học với tâm thế thoải mái, chủ động.
Học sinh cần tuân thủ chặt chẽ nhiệm vụ sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài học dưới
sự hướng dẫn của giáo viên. Thông thường, tư liệu phục vụ cho bài học là những
hình ảnh minh họa hoặc các bài viết trên báo chí, sách vở, trên mạng internet...

8


Học sinh có thể độc lập sưu tầm hoặc làm việc theo nhóm. Trên thực tế, ở một số
bài dạy, nếu học sinh chuẩn bị tốt khâu này thì tiết học sẽ có hiệu quả đáng kể.
Ví dụ : Bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS” của tác giả
Cô-phi An- nan (lớp 12), học sinh có thể sưu tầm các tư liệu sau đây:
- Hình ảnh những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
- Những con số báo động về tốc độ lây lan của căn bệnh thế kỷ trên toàn cầu.
- Những bài viết bàn về tính cấp thiết của việc ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh đáng
sợ này ...
- Hình ảnh về những hoạt động từ thiện của cộng đồng cùng chung tay xoa dịu
nỗi đau HIV/AIDS.
Tương tự như thế, trước khi dạy bài “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” của Trần Đình
Hượu, giáo viên cũng có thể gợi ý để các em sưu tầm những hình ảnh tiêu biểu cho
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam như : Lễ hội (chọi gà, đâm trâu, đua thuyền, Hội
Lim, Hội Gióng..) ; trang phục (áo dài, áo tứ thân...) ; phong tục (cúng tất niên, đón
giao thừa, chúc Tết ...)... Những hình ảnh đó không chỉ minh họa trực tiếp cho nội
dung bài dạy mà còn tạo nên sự sinh động, phong phú của tiết học, để lại những ấn
tượng rõ nét về văn hóa dân tộc trong nhận thức của học sinh.
2. Thực trạng của phương pháp sử dụng tư liệu dạy học trong giờ đọc – hiểu

văn bản văn học:
2.1. Thuận lợi :
- Hiện nay, hệ thống mạng internet ngày càng phát triển, cho nên giáo viên và học
sinh có thể khai thác, lựa chọn, xử lý và tự tạo các tư liệu, phương tiện theo mục
tiêu bài học một cách thuận tiện.
- Sống trong một môi trường xã hội mới, học sinh ngày nay có cơ hội tiếp xúc với
lối sống hiện đại, nên các em rất năng động, sáng tạo, tự tin ham hiểu biết, ưa khám
phá, thích tìm tòi.
- Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, có rất nhiều bài học có thể sử
dụng tư liệu dạy học.
9


- Song song với việc đổi mới phương pháp là trang thiết bị dạy học được cải thiện
với kỹ thuật hiện đại. Nguồn thông tin để thu thập tài liệu để làm tư liệu khá phong
phú, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho việc sưu tầm và tự tạo các loại tư liệu dạy học.
2.2. Khó khăn :
- Tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái
hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học
sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Người học chưa có
hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể,
cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy khá khó khăn. Học sinh phải học
một lúc nhiều môn, môn nào cũng quan trọng.
- Những năm gần đây, việc học sinh không tha thiết, thậm chí còn quay lưng
lại đối với môn Ngữ văn trong nhà trường Trung học phổ thông là một thực trạng
đáng báo động. Thực tế dạy học cho thấy: việc đổi mới phương pháp dạy học chỉ
mới dừng lại ở khẩu hiệu hô hào chứ chưa thực sự đi vào thực tiễn một cách sâu
sát. Đã có những giáo viên nỗ lực tìm con đường đi sao cho tiết dạy của mình đạt
hiệu quả cao nhất. Nhưng số đó không phải là nhiều. Đa phần họ bằng lòng với
những gì đã có sẵn trong sách giáo khoa. Song trên thực tế, không phải bất cứ bài

học nào trong sách giáo khoa cũng được tổ chức theo trình tự hợp lí. Hơn nữa,
không phải tất cả các ngữ liệu sách giáo khoa nêu ra đều phù hợp với mọi đối
tượng học sinh.
- Tư liệu giảng dạy môn văn khá phong phú. Nhưng trên thực tế, hiện nay các
tư liệu của Phòng Thiết bị nhà trường phục vụ cho bộ môn Ngữ văn còn rất hạn chế.
Đây là vấn đề khó khăn lớn đối với mọi giáo viên khi lên lớp mà không muốn dạy
chay. Do đó, tư liệu mà tôi sử dụng để phục vụ cho các tiết dạy trên lớp ở đây chủ
yếu là tự khai thác bằng phương tiện công nghệ thông tin. Vì vậy đòi hỏi một sự đầu
tư và chuẩn bị công phu tốn nhiều thời gian, công sức.
- Trình độ, khả năng sử dụng máy tính của một số giáo viên còn nhiều hạn chế,
do đó chưa biết khai thác các tư liệu dạy học trên mạng internet.
10


Xuất phát từ những khó khăn trên, cho nên hiện nay trong giờ Ngữ văn nói
chung và giờ đọc – hiểu văn bản văn học nói riêng, nhiều giáo còn dạy chay, không
khai thác và sử dụng tư liệu dạy học. Tuy nhiên, những khó khăn trên vẫn có thể
khắc phục đựơc nếu như đội ngũ nhà giáo có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm
cao và nhiệt thành với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
2.3.Tiến hành khảo sát thực trạng dạy học giờ đọc - hiểu văn bản:
Để tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng tư liệu trong giờ giờ đọc - hiểu văn bản,
chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra. Chúng tôi tiến hành thăm lớp dự giờ giáo
viên, đồng thời điều tra 139 học sinh đang là học sinh khối lớp 10, 12 của trường Phổ
thông Dân tộc Nội Trú tỉnh. Mục đích của việc điều tra là:
- Tìm hiểu việc sử dụng tư liệu dạy học của giáo viên ở giờ đọc - hiểu văn bản
văn học đem lại hiệu quả cho giờ dạy như thế nào.
- Tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng của học sinh về cách dạy và học hiện nay.
Kết quả điều tra thu được như sau:
2.3.1. Về phía giáo viên:
Thực tế điều tra về các giờ dạy đọc hiểu văn bản hiện nay cho thấy : hầu hết

các giáo viên đều nhận thấy rằng việc sử dụng tư liệu dạy học trong giờ đọc- hiểu văn
bản văn học dạy học là rất cần thiết vì giúp cho giáo viên có thể phát huy hết năng
lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, đồng thời lại vừa làm cho hoạt
động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, làm cho người học
dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và sẽ đem lại sự hứng thú trong học tập cho
học sinh. Từ đó chất lượng, hiệu quả dạy học được nầng cao hơn. Nhưng hiện nay,
trong nhiều giờ đọc – hiểu văn bản văn học, giáo viện vẫn còn dè dặt, chưa sử dụng
triệt để tư liệu dạy học vì những khó khăn như chúng tôi đã nêu trên ( mục 2.2 ).
2.3.2. Về phía học sinh:
Chúng tôi tiến hành thăm lớp dự giờ giáo viên ở một số giờ đọc- hiểu có sử dụng
tư liệu dạy học, sau đó tiến hành điều tra học sinh bằng phiếu hỏi và kết quả thu được
như sau:
11


Nội dung

Câu 1:

Phương án trả lời

Theo em

Kết quả khảo sát
Số lượng
Tỷ lệ

A- Khác nhiều

-


bài giảng hôm nay

B- Tương đối khác

chọn A.

79,1%

khác

C- Không khác

- 29/139 chọn B

- Đáp án B =

hay

không

110/139

h/s

- Đáp án A =

khác so với giờ

- 0/ 139 h/s chọn 20,9 %


giảng hàng ngày ?

đáp án C.

- Đáp án C =
0%
- Đáp án A =

Câu 2:

Em thấy

A.Giáo viên sử

-

101/139

h/s

điều lý thú nhất

dụng phong phú

chọn A.

72,7%

trong giờ học hôm


tư liệu dạy học.

- 0/139 chọn B

- Đáp án B =

nay là gì?

B.Giáo viên không

- 38 / 139 h/s

0%

sử dụng tư liệu dạy

chọn đáp án C.

- Đáp án C =

học.

27,3%

C. Cách giảng của
giáo viên.
Câu 3: Các tư liệu

A. Có kiến thức


-

100/139

h/s

dạy học mà cô thực

phong phú, sinh

chọn A.

72 %

hiện trong giờ học

động hơn. Từ đó ,

- 10/139 chọn B

- Đáp án B =

ngày hôm nay giúp

hiểu và khắc sâu

- 29/ 139 h/s

7,2%


em được điều gì?

được văn bản.

chọn đáp án C.

- Đáp án C =

B. Liên hệ được với

- Đáp án A =

20,8%

thực tế đời sống
C. Nhận thức được
các thông điệp của
Câu 4:

Trước,

trong hoặc sau mỗi

văn bản..
A.Rất thích

-

B. Bình thường.


chọn A.

139/139

h/s

- Đáp án A =
100 %
12


giờ đọc – hiểu văn

C. Không thích.

- 0/139 chọn B

- Đáp án B, C

bản văn học, em có

- 0/ 139 h/s chọn

=%

thích

được


nghe

đáp án C.

ngâm

thơ,

xem

phim hoặc quan sát
tranh … để minh
họa cho bài học
không?
Câu 5: Trước khi

A.Rất thích

-

đọc – hiểu văn bản

B. Không thích.

chọn A.

84,9 %

văn học, em có


C. Bình thường.

- 6/139 chọn B

- Đáp án B =

thích được thầy cô

- 15/ 139 h/s

4,3 %

giao nhiệm vụ sưu

chọn đáp án C.

- Đáp án C =

118/139

h/s

tầm và khai thác tư

- Đáp án A =

10,8%

liệu liên quan đến
bài học không?

Câu 6: Em thích

A. Rất thích

-

một giờ học đọc-

B. Tương đối thích

chọn A.

87 %

hiểu văn bản như

C.Không thích.

- 18/139 chọn B

- Đáp án B =

hôm nay hay như

- 0/ 139 h/s chọn

13%

các giờ học bình


đáp án C.

- Đáp án C =

121/139

h/s

- Đáp án A =

thường hàng ngày?
0%
Căn cứ vào kết quả bảng điều tra trên, chúng tôi nhận thấy rằng: hầu hết các em
học sinh đều thấy thích thú, hứng khởi khi giáo viên sử dụng tư liệu dạy học trong
giờ đọc – hiểu văn bản; đa phần các em cũng sẵn sàng hợp tác với giáo viên để đón
nhận nhiệm vụ sưu tầm, tìm hiểu thêm tư liệu mà giáo viên giao cho.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Văn, đặc biệt là giờ đọc- hiểu
văn bản văn học, giáo viên và học sinh cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến việc
sử dụng tư liệu trong các giờ học, tạo không khí sôi nổi, sinh động, hấp dẫn gây
13


hứng thú tham gia của học sinh; lại vừa rèn đựơc tính chủ động, sáng tạo, khả năng
tư duy cho học sinh và nâng cao hiệu quả tối đa trong giờ học.
3. Một số phương pháp cơ bản sử dụng tư liệu dạy học trong giờ đọc- hiểu
văn bản văn học Trung học phổ thông :
Có nhiều phương pháp sử dụng tư liệu dạy học trong giờ đọc – hiểu văn bản văn
học. Song ở đề tài này, chúng tôi chỉ trình bày 3 phương pháp cơ bản nhất đó là:
3.1. Phương pháp khai thác thông tin:
3.1.1. Sử dụng tư liệu chân dung các nhà văn:

- Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học do Giáo sư Hoàng Phê
làm chủ biên, "chân dung" được định nghĩa như sau : là tác phẩm (hội họa, điêu
khắc, nhiếp ảnh) thể hiện đúng diện mạo, thần sắc, hình dáng một người nào đó".
Mà một bức ảnh thể hiện đúng diện mạo, thần sắc và hình dáng của một người tức nó
đồng nghĩa với việc bức ảnh đó phải cho người xem biết rõ người trong ảnh là ai, ở
đâu, làm gì, và như thế nào... Ảnh chân dung có thể là kiểu ảnh chụp bán thân, ảnh
chụp cả người, có chân dung vẽ một người, có bức chân dung đôi, có bức chân
dung tập thể.
- Có thể thấy rõ, hầu hết các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp
10, 11, 12 đều có ảnh chân dung tác giả. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu
các bài đọc văn người giáo viên có thể sử dụng ảnh chân dung các nhà văn để làm tư
liệu dạy học. Hiện nay, điều kiện để sưu tầm ảnh chân dung các nhà văn rất thuận
lợi. Ta chỉ cần lên mạng tìm, tải về, kiểm định và tải về máy tính là đã có một bộ ảnh
để sử dụng trong các tiết đọc văn.
- Ảnh chân dung các nhà văn có thể sử dụng lúc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
hoặc lúc giới thiệu bài mới: Trước khi hướng dẫn cụ thể việc chuẩn bị bài mới cho
học sinh, giáo viên cho học sinh xem ảnh chân dung tác giả và một số câu hỏi gợi
ý. Ảnh chân dung sẽ tác động trực tiếp đến thị giác của học sinh, cùng với sự cộng
hưởng của các giác quan khác, học sinh sẽ có những xúc cảm ban đầu về tác giả,
tác phẩm và hình dung được lối đi đến bài học. Từ đó học sinh sẽ phải tự mình tìm
14


tài liệu liên quan đến bài học dựa trên câu hỏi gợi ý. Như vậy, là chúng ta đã tạo
được cảm xúc ban đầu để học sinh chủ động tiếp cận tri thức.
- Mặt khác, người giáo viên cũng có thể sử dụng ảnh chân dung khi hướng dẫn
học sinh tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn: Ở đây có hai thời
điểm có thể dùng ảnh chân dung, thời điểm giới thiệu bài và lúc hướng dẫn học sinh
tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Lúc này ảnh chân dung như một
chất xúc tác đưa cảm xúc của học sinh đi vào chiều sâu, trôi theo dòng chảy của văn

bản đọc - hiểu.
3.1.2. Sử dụng tư liệu tranh ảnh minh họa:
Tranh ảnh vẽ sẵn, chụp sẵn, là một tư liệu dạy học giúp cho sự mô tả các đối
tượng, hiện tượng một cách cụ thể, vừa sinh động, vừa tốn ít thời gian trên lớp.
Có những loại tranh ảnh mang đến cho học sinh nguồn kiến thức mới, hoặc kiến
thức bổ trợ cho bài học. Tranh ảnh sẽ tác động vào tri giác giúp các em hình
dung, khám phá giá trị của tác phẩm bằng cảm xúc. Lớp học sẽ rất sinh động, học
sinh làm việc tích cực và hiểu bài sâu sắc hơn.
Việc sử dụng tranh ảnh phải căn cứ vào nội dung tác phẩm để lựa chọn tranh và
thời điểm sử dụng hợp lí:
- Chẳng hạn, trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu tả bức tranh mùa xuân : "Ngày
xuân mơ nở trắng rừng". Giáo viên có thể giới thiệu học sinh những hình ảnh về
hoa mơ, về những cánh rừng mơ Việt Bắc khi mùa xuân về. Từ đó, giúp các em
cảm nhận vẻ đẹp gợi cảm, tinh khôi của mùa xuân Việt Bắc một cách sinh động, ấn
tượng.
- Cũng như vậy, khi dạy bài “Tây Tiến” ta có thể cho học sinh xem tranh ảnh
về thiên nhiên Tây Bắc, tranh về những con đường Tây Bắc với hình dáng ngoằn
ngoèo, lên cao, xuống thấp hoặc tranh về cánh đồng lúa Mai Châu xanh mượt mà,
óng ả. Những bức tranh này sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu
Thiên nhiên Tây Bắc và chặng đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến.
- Hay khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới
15


phòng chống AIDS, ngày 1/ 12 / 2003” của Cô-Phi An-Nan. Trong quá trình hướng
dẫn học sinh chuẩn bị bài giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm hiểu về
HIV/AIDS và sưu tầm hình ảnh, tư liệu về căn bệnh này. Với cách làm này, học
sinh sẽ có những kiến thức ban đầu về căn bệnh thế kỉ, giáo viên có một bộ sưu tập
tài liệu phục vụ cho bài dạy hiệu quả hơn. Trong quá trình đọc hiểu chúng ta cung
cấp cho học sinh số liệu và cho học sinh xem hình ảnh về vi rút HIV cũng như hình

ảnh người mang bệnh AIDS. Rất rõ rằng, sau khi tìm hiểu bài đọc - hiểu có tư liệu,
học sinh cảm nhận sâu sắc, ý thức đầy đủ về căn bệnh nguy hiểm này cũng như
thấy rõ trách nhiệm của bản thân về phòng chống HIV/AIDS. Như vậy, bài học đã
đến với các em một cách hiệu quả. Như vậy, việc sử dụng tranh ảnh phù hợp sẽ phát huy
được những hiệu quả cụ thể, thiết thực của nó.
3.2. Phương pháp tạo tình huống văn học:
3.2.1. Sử dụng tư liệu phim hoặc video:
Phim là tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ một kịch bản văn học hoặc một
tác phẩm văn học. Có khá nhiều tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường đã được chuyển thể thành phim và chúng ta có thể tổ chức khởi động
cho học sinh trước giờ học hoặc sau khi kết thúc bài học bằng những bộ phim,
chẳng hạn như :
- Ở chương trình Ngữ văn lớp 10, giáo viên có thể sử dụng tư liệu của một số
bộ phim sau:
+ Phim “Tấm Cám” chuyển thể từ truyện cổ tích cùng tên, do nghệ sĩ Ngô
Thanh Vân vừa là đạo diễn, vừa là nhà sản xuất phim; đồng thời lại vừa là diễn
viên trong vai dì ghẻ của bộ phim này.
+ Vở cải lương “Vương Thúy Kiều” phỏng theo cốt truyện của “Truyện Kiều” –
Nguyễn Du; do đạo diễn Hoa Hạ dàn dựng.
- Ở chương trình Ngữ văn lớp 11, giáo viên có thể sử dụng tư liệu của một số
bộ phim hoặc video sau:
+ Bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” chuyển thể dựa trên 3 tác phẩm của nhà văn
16


Nam Cao đó là: truyện ngắn “Lão Hạc”, “Chí Phèo” và tiểu thuyết “Sống mòn”, do
đạo diễn Đặng Nhật Minh phối hợp cùng hãng phim Phương Nam sản xuất.
+ Phim “Số đỏ”(Vũ Trọng Phụng), của đạo diễn Hứa Văn Định, do hãng phim Sài
Gòn sản xuất. Hoặc bộ phim “Trò đời” là bộ phim truyện truyền hình dài tập ( 32 tập)
được xây dựng dựa trên 3 tác phẩm văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng đó là:

“ Kĩ nghệ lấy Tây”, “ Cơm thầy, cơm cô”, “Số đỏ”. Bộ phim do 2 đạo diễn Phạm
Nhuệ Giang, Nguyễn Hữu Tuấn thực hiện.
+ “ Bi kịch Vũ Như Tô” dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy
Tưởng, do nhà hát kịch Tuổi trẻ Việt Nam sản xuất và biểu diễn.
+ Vở bi kịch “Rô-mê-ô và Juiliette” dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn
Sếch Xpia, của đạo diễn Bazluhmann, nhà sản xuất Shakespear (sản xuất năm
1968).
- Ở chương trình Ngữ văn lớp 12, giáo viên có thể sử dụng tư liệu của một số
bộ phim hoặc video sau:
+ Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà thơ,
nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, do đạo diễn Nguyễn Đình Nghi dàn dựng, do hãng phim
Việt Phước Sang sản xuất.
+ Bộ phim “Vợ chồng A Phủ” chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Tô
Hoài, do đạo diễn Mai Lộc dàn dựng, do hãng phim truyện Phương Nam sản xuất năm 1961.
Như vậy, thông qua việc xem phim, học sinh thấm thía hơn các chi tiết đắt,
tính cách nhân vật, tinh thần tác phẩm. Qua phim, giáo viên có thể khơi gợi và
giúp học sinh tham gia "đồng sáng tạo" với tác giả. Mặt khác, trước khi tổ chức
cho học sinh xem phim, giáo viên nên cung cấp cho học sinh một số câu hỏi tìm
hiểu bài. Điều đó thúc đẩy các em, không chỉ đơn thuần nhìn và nghe chăm chú mà
còn buộc các em phải suy nghĩ khi theo dõi màn hình để tìm ra lời giải.
3.2.2. Sử dụng bài hát hoặc video ngâm thơ:
Có thể sử dụng băng đĩa bài hát do một nghệ sĩ chuyên nghiệp hát hoặc ngâm
một tác phẩm văn học có trong chương trình cho học sinh nghe khi tiến hành đọc 17


hiểu tác phẩm đó. Bởi lẽ không phải giáo viên dạy văn nào cũng có khả năng minh hoạ
cho các bài thơ bằng âm nhạc hay ngâm thơ. Bản thân tôi cũng vậy, nên có lúc tôi
đã dùng giọng ca hay giọng ngâm thơ của các nghệ sĩ để thay cho giọng đọc của
mình khi bước vào phần đọc - hiểu văn bản. Lúc đó cả cô và trò cùng thả hồn vào
bản nhạc và như một lẽ tự nhiên việc đọc - hiểu diễn ra thật nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Ví dụ: khi dạy bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
(Ngữ văn 12), có thể sử dụng bài hát “Dòng sông ai đã đặt tên?"; Khi dạy bài thơ
“Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, giáo viên có thể sử dụng video ngâm thơ bài
"Đây thôn Vĩ Dạ" .
Chính sự kết hợp giữa tài năng của nhà thơ với cảm hứng của nhạc sĩ và nghệ
thuật biểu diễn của người nghệ sỹ sẽ tác động mạnh mẽ đến người nghe , lôi cuốn
các em nhập tâm vào các tác phẩm thơ ca.
3.3. Phương pháp trải nghiệm:
- Các giờ đọc- hiểu văn bản văn học, giáo viên có thể đưa ra tư liệu về một số
tình huống, một số vấn để liên quan đến tác phẩm văn học để học sinh trao đổi,
thảo luận hoặc bằng chính sự trải nghiệm của bản thân mà bày tỏ ý kiến quan điểm
của mình về tình huống, vấn đề văn học đó.
VD: Khi đọc – hiểu truyện “Tấm Cám”, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau:
+ Sau khi học xong truyện Tấm Cám, em có suy nghĩ như thế nào về phần kết
truyên ? Em có đồng tình với hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám không?
+ Giả sử em là Tấm, em sẽ xử sự như thế nào với mẹ con Cám?
- Ở một số giờ đọc – hiểu văn bản, để khơi dậy niềm yêu thích văn chương nghệ
thuật, giáo viên có thể để cho học sinh tự trải nghiệm dưới hình thức sân khấu hóa
tác phẩm văn học: học sinh có thể trải nghiệm bằng cách nhập vai, hóa thân thành
nhân vật, hình tượng trong tác phẩm văn học. Từ đó, khiến các em dễ nhớ, nhập
tâm hơn với những tác phẩm văn học.
Chẳng hạn như: sau khi học xong “Truyện An Dương Vương và Mị ChâuTrọng Thủy”( Ngữ văn 10), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dàn dựng lại tác
18


phẩm văn học thành kịch bản văn học. Sau đó để cho học sinh tự trải nghiệm bằng
cách hóa thân vào các nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy… để
diễn lại vở kịch đó.
Hoặc đơn giản hơn nữa là từ những kịch bản văn học sẵn có trong sách giáo
khoa như “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” (Trích kịch “Vũ Như Tô”) của nhà văn

Nguyễn Huy Tưởng (Ngữ văn 11), học sinh có thể trải nghiệm bằng hình thức sắm
vai thành các nhân vật Vũ Như Tô, Đan Thiềm…. để diễn lại vở kịch đó.
Tóm lại, việc chuẩn bị tư liệu trước giờ dạy và sử dụng tư liệu trong giờ dạy
giúp giáo viên khắc sâu kiến thức cần dạy, mở rộng, liên hệ, tích hợp với các bộ
môn khác hoặc các phần văn bản và Tập làm văn của bộ môn Ngữ văn. Vừa tiết
kiệm được thời gian vừa phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong việc hướng
dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào thực tế, kích thích
học sinh tư duy, phát huy tính tích cực, sáng tạo. Các em học sinh được nhìn - nghe được thảo luận trong nhóm học tập của mình, được đưa ra ý kiến, được rèn luyện
các kĩ năng nói và viết của bản thân. Điều đó giúp các em phát huy tối đa vai trò chủ
động của mình trong giờ học.
Những phương pháp tôi đã trình bày ở trên tuy được đúc kết từ thực tiễn giảng
dạy của bản thân, song còn thiên về lý thuyết. Sau đây, tôi xin minh họa những điều
tôi đã áp dụng bằng một tiết dạy cụ thể có sử dụng tư liệu dạy học (áp dụng lớp
10C) bằng việc phối hợp một số phương pháp đã nêu trên trong giờ đọc- hiểu văn.
GIÁO ÁN DẠY THỰC NGHIỆM
TIẾT 26 : ĐỌC VĂN
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức: Giúp học sinh :

19


- Hiểu được những nét khái quát về tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương
tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật đậm sắc
màu dân gian của ca dao.
- Biết cách tiếp cận và phân tích được lời than thân ở bài ca dao số 1 theo đặc
trưng thể loại.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu ca dao.
3- Thái độ: Đồng cảm, sẻ chia với thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

thông qua tiếng hát than thân. Lên án, tố cáo giai cấp thống trị chà đạp quyền sống
của người phụ nữ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Đọc SGK, SGV, tài liệu tham khảo; soạn giáo án + Máy tính, máy chiếu;
một số hình ảnh về loại hình nghệ thuật dân ca; một số tư liệu về bài ca dao minh
họa cho chủ đề.
- HS: đọc và soạn bài theo hướng dẫn.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài dạy.
3- Tiến trình bài học:
Hoạt động 1- Giới thiệu bài mới: Ca dao, dân ca được ví như dòng sữa ngọt ngào
nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người dân lao động Việt Nam. Trong đó, ca dao
than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa là bộ phận phong phú nhất trong kho tàng
ca dao trữ tình Việt Nam. Nó phản ánh những cung bậc cảm xúc khác nhau trong
đời sống tình cảm của người Việt Nam xưa. Cụ thể tìm hiểu tiết 26: Chủ đề ca dao
than thân, yêu thương, tình nghĩa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về ca dao .
- Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về ca dao.
- Thao tác 2: Giáo viên trình chiếu 2 tư liệu
+ Tư liệu 1: 1 số hình ảnh về loại hình nghệ thuật hát dân ca.
20


+ Tư liệu 2: trình chiếu 1 số bài ca dao quen thuộc ( tiêu biểu cho 3 chủ đề)
1. Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
2. Cây đa, giếng nước, đầu đình
Ở ba nơi ấy, duyên mình gặp nhau.
3. Lênh đênh một chiếc thuyền tình,

Mười hai bến nước biết gửi mình vào đâu.
4. Ước gì anh hóa ra hoa
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn
Ước gì anh hóa ra chăn
Để cho em đắp, em lăn ra nằm.
5. Chồng người đi ngược về xuôi,
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
Giáo viên biến các tư liệu trên thành ngữ liệu dạy học. Chỉ 2 ngữ liệu,
nhưnghướng dẫn học sinh khai thác được 3 nội dung liên quan đến ca dao :
* Nội dung 1 : Phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa ca dao và dân ca.
Giáo viên nêu câu hỏi: Căn cứ vào các tư liệu trên, em hãy cho biết ca dao và dân
ca giống và khác nhau ở điểm nào?
Học sinh có thể dựa vào sự hiểu biết của mình, kết hợp với các tư liệu trên phân
biệt được:
- Giống: thể trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Khác:
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, gắn liền môi trờng và các hình
thức diễn xướng( Dân ca quan họ Bắc Ninh, Huế, Nam Bộ; hát ví dặm Nghệ
Tĩnh...)
+ Ca dao là phần lời của dân ca.
* Nội dung 2: Đặc sắc nghệ thuật của ca dao .

21


Giáo viên nêu câu hỏi: Quan sát những bài ca dao trên , hãy cho biết ca dao có
những nét đặc sắc gi về nghệ thuật?
Học sinh có thể trả lời : Đặc sắc nghệ thuật của ca dao là:
- Ngôn ngữ: Ngắn gọn, hàm súc; gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu hình
ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống.

- Thể loại: Thường sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Ngoài ra, còn có
các thể khác: song thất lục bát, vãn bốn ( câu 4 tiếng), vãn năm (câu 5 tiếng).
- Cấu trúc: Sử dụng 1 số mô tuýp (công thức) quen thuộc mang đậm sắc thái dân
gian.
* Nội dung 3: Phân loại ca dao.
Gv nêu câu hỏi: Quan sát vào các bài ca dao trên + kiến thức cũ đã học về ca dao
ở Trung học cơ sở, hãy cho biết: Ca dao được phân ra làm mấy loại?
Gồm có 3 loại: Than thân; yêu thương, tình nghĩa; hài hước , trào phúng.
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm cung cấp thêm tư liệu về ca dao than thân và
ca dao yêu thương tình nghĩa.
Ngoài những tư liệu do giáo viên cung cấp, giáo viên cũng có thể gợi ý để
các em sưu tầm những tư liệu khác bằng cách nêu câu hỏi gợi mở: Hãy lấy ví dụ 1
số bài ca dao than thân, ca dao yêu thưng tình nghĩa mà em biết?
Các tư liệu đó không chỉ minh họa trực tiếp cho nội dung bài học mà còn tạo nên
sự sinh động, phong phú , khắc sâu kiến thức cho tiết học.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát bài ca dao số 1,4,6:
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài ca dao số 1, 4, 6 .
- Thao tác 2: nêu câu hỏi:
Trong 3 bài ca dao trên, bài ca dao nào thuộc chủ đề than thân, bài nào thuộc
chủ đề yêu thương, tình nghĩa?
Từ các tư liệu và nội dung đã tìm hiểu ở hoạt động 2, học sinh có thể phân loại
được:
+ Bài 1: ca dao than thân.
22


+ Bài 4,6: ca dao yêu thương tình nghĩa.
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc hiểu bài ca dao số 1- Ca dao than thân:
- Thao tác 1: Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện:
Hãy tìm trong bài ca dao có những từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật nào đặc sắc mà

chúng ta cần phải tìm hiểu và phân tích?
HS phát hiện:
+ Mở đầu bằng cấu trúc ngôn từ: "Thân em như...”
+ H/a so sánh: “thân em” như “tấm lụa đào” phất phơ “giữa chợ”.
+ Đảo ngữ (phất phơ “giữa chợ”) kết hợp với câu hỏi tu từ (câu 2)
- Thao tác 2: Từ cơ sở của thao tác 1, giáo viên chia nhóm, trình chiếu nội dung
câu hỏi hướng dẫn các nhóm tìm hiểu:
* Câu hỏi nhóm 1: Em có nhận xét như thế nào về cấu trúc ngôn từ của bài ca dao
được mở đầu bằng “Thân em như...”? Phân tích tác dụng?
- Mở đầu bằng cấu trúc ngôn từ: "Thân em như…"-> Mô tuýp ( công thức) quen
thuộc trong ca dao than thân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tư liệu về 1 số bài ca dao than thân có
cùng mô tuýp mở đầu “Thân em”...
1- Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sơng…”
2-“ Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân”
3- Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.
4- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dìu biết nấp vào đâu.
5- Thân em” như như hạt mưa sa
hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày…
6- Thân em như quả xoài trên cây ,
23


Gió Đông, gió Tây, gió Nam, gió Bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,
Một mai rụng xuống biết vào tay ai?

Những tư liệu trên không chỉ minh họa trực tiếp cho nội dung bài học mà còn
khắc sâu kiến thức, giúp học sinh có thể phân tích được tác dụng của mô tuýp ấy 1
cách dễ dàng đó là nhằm:
+ Xác định rõ đối tượng của lời than thân là người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Khắc sâu, nhấn mạnh về “thân phận và cuộc đời” hẩm hiu, nhỏ bé, tội nghiệp
của họ. (Đó chính là số phận chung của biết bao ngời phụ nữ trong xã hội phong
kiến).
- Câu hỏi dành cho nhóm 2: Em có nhận xét như thế nào về hình ảnh so sánh
“thân em” như “tấm lụa đào”? Hình ảnh “tấm lụa đào” được đặt “giữa chợ” gợi
cho em suy nghĩ gì?
- Câu hỏi dành cho nhóm 3: Hãy phân tích tác dụng của biện pháp đảo ngữ và
câu hỏi tu từ được sử dụng ở câu ca dao thứ 2?
Khi nhóm 2, nhóm 3 trả lời, giáo viên có thể cung cấp tư liệu về:
1- Hình ảnh minh họa về “tấm lụa đào”.
2- H/a minh họa “tấm lụa đào” đặt “phất phơ giữa chợ”.
Sau khi hoạt động nhóm kết hợp với quan sát thêm tư liệu trực quan, giúp
các em có thể nhận xét được dụng ý nghệ thuật của các hình ảnh:
- So sánh : “Thân em” như “tấm lụa đào” – là 1 hình ảnh mềm mại, đẹp, bền, có
giá trị và gắn liền với người con gái -> Hình ảnh “Tấm lụa đào” trở thành biểu
tượng cho vẻ đẹp hoàn hảo của người con gái (công, dung, ngôn, hạnh)
- “Tấm lụa đào” ấy được đặt giữa “chợ” - là nơi kẻ bán – người mua, nơi trao
đổi hàng hoá vật dụng -> do đó “tấm lụa đào” có thể thành đối tượng sở hữu của
bất kì người nào có nhu cầu mua bán.
Như vậy, số phận của “tấm lụa đào” - người thiếu nữ ấy không có quyền lựa
chọn và định đoạt số phận của cuộc đời mình.
24


- Đảo ngữ: Đưa từ láy “phất phơ”(láy tượng hình) đặt đầu câu và đặt trước
“giữa chợ” (Bổ ngữ) kết hợp với câu hỏi tu từ “Biết vào tay ai”?

-> Tác dụng: Gợi nỗi xót xa, lo lắng cho thân phận bấp bênh, mong manh của
người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Thao tác 3: Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh liên hệ và rút ra bài học.
Câu 1: Tiếp mạch cảm hứng bài ca dao này, nhà thơ nào cũng bày tỏ sự ngậm
ngùi, xót thương cho thân phận phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến?
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã khắc hoạ rõ nét hơn trong tiếng thơ đầy bản sắc
của bà để tạo nên 1 tiếng nói chung trong bài thơ : "Bánh trôi nước" (Giáo viên
cung cấp tư liệu bài thơ này)
Câu 2: Thông qua bài ca dao trên, đã để lại cho em những cảm xúc gì?
+ Cảm thông, chia sẻ với thân phận phụ thuộc của người phụnữ trong xã hội cũ.
+ Liên hệ với xã hội ngày nay: được sống trong xã hội công bằng, dân chủ, thế
nên người phụ nữ có quyền chủ động làm những việc mà mình muốn: Họ đc học
tập, chủ động trong tình yêu , lựa chọn hạnh phúc cho cuộc đời mình; được tham
gia vào các hoạt động xã hội; được học tập và vui chơi...Họ không còn bị kìm kẹp
bởi những quan niệm bất công của xã hội cũ.
 Vì vậy, chúng ta cần phải biết trân trọng những gì mà chúng ta đang được
hưởng để phấn đấu trở thành những người có ích cho xã hội.
Hoạt động 4: Củng cố bài học.
- Hiểu được những nét chính về ca dao; ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
- Nội dung và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng bài ca dao than thân

25


×