Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT HUYỆN TRẢNG BÀNG – TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.54 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI
ĐẤT HUYỆN TRẢNG BÀNG – TÂY NINH

TRẦN THỊ THU THÚY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “PHÂN TÍCH SỰ HÀI
LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT HUYỆN TRẢNG BÀNG – TÂY NINH”, do

TRẦN THỊ THU THÚY, sinh viên khoá 31, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày _____________________

TS. NGUYỄN VĂN NGÃI
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ


Qua quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm tôi nhận được rất nhiều
hướng dẫn và chỉ dạy tận tình của quý Thầy Cô, để hôm nay tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn:
Thầy Nguyễn Văn Ngãi - Giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận Văn này.
Các cô chú, anh chị công tác tại phòng ban trực thuộc UBND huyện Trảng
Bàng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ba Mẹ, anh chị em và người thân trong gia đình
đã sinh thành và nuôi dạy cho con có được ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi thật sự cảm ơn những người bạn cùng lớp cũng như những người
bạn thân thiết nhất đã góp những công sức quý báu cùng những lời động viên tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 07/2009
Trần Thị Thu Thúy


NỘI DUNG TÓM TẮT

TRẦN THỊ THU THÚY, Khoa Kinh tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Tháng 6 năm 2009. Phân tích sự hài lòng của người dân bị thu hồi đất ở
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh.
TRAN THI THU THUY, Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho
Chi Minh City. June, 2009. Analysing satisfaction of lost land household, Trang
Bang District, Tay Ninh Province.
Quy hoạch, đền bù, giải tỏa là một trong những vấn đề nóng bỏng ở Việt Nam
nói chung và Tỉnh Tây Ninh nói riêng, xã hội và người dân luôn quan tâm vì vấn đề
này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ.

Khóa luận thực hiện phân tích sự hài lòng của người dân bị thu hồi đất ở huyện
Trảng Bàng thông qua dự án xây dựng “KCN và Dịch vụ Bourbon – An Hòa Xã An
Hòa – Huyện Trảng Bàng – Tỉnh Tây Ninh”. Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở
phân tích số liệu điều tra ngẫu nhiên 75 hộ có đất bị thu hồi, giải tỏa trên địa bàn Xã
An Hòa – Trảng Bàng - Tây Ninh. Từ đó xác định những yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ hài lòng của người dân, và xác định những yếu tố đó ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng của người dân như thế nào. Trong những yếu tố ảnh hưởng, phân tích nguyên
nhân khiến người dân còn chưa hài lòng để làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách liên
quan đến công tác thu hồi đất. Sau cùng đề xuất những giải pháp liên quan đến việc
đền bù giải tỏa nhằm giúp Huyện thực hiện công tác thu hồi đất tốt hơn, nâng cao mức
độ hài lòng của người dân bị thu hồi đất.
Cuối cùng đề tài đi đến kết luận về công tác đền bù giải tỏa, đưa ra một số kiến
nghị. Đồng thời đề tài cũng đưa ra những hạn chế để định hướng cho những nghiên
cứu tiếp theo.


MỤC LỤC
Trang tựa
Lời cảm tạ
Nội dung tóm tắt
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng – hình
Danh mục phụ lục
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
1.1 Sự cần thiết của đề tài.....................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa. ....................................................................2
1.2.1 Mục đích nghiên cứu...........................................................................2
1.2.2 Ý nghĩa. ...............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu. .......................................................................................2

1.4 Cấu trúc luận văn............................................................................................2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................4
2.1 Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
2.2 Cơ sở lý luận...................................................................................................4
2.2.1 Các khái niệm......................................................................................4
2.2.2 Lý thuyết về sự hài lòng....................................................................10
2.2.3 Cơ sở pháp lí. ....................................................................................14
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU...............................................................................................................................15
3.1 Tổng quan về vấn đề thu hồi đất ở Việt Nam. .............................................15
3.1.1 Quy định của nhà nước về vấn đề thu hồi đất...................................15
3.1.2 Chính sách hỗ trợ. .............................................................................18
3.1.3 Tái định cư. .......................................................................................20
3.1.2 Những tồn tại trong công tác thu hồi đất. .........................................22
3.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.................................................................25
v


3.2.1 Vị trí, quy mô, ranh giới....................................................................25
3.2.2 Điều kiện tự nhiên.............................................................................26
3.2.3 Dân số và lao động............................................................................27
3.2.4 Hiện trạng sử dụng đất. .....................................................................27
3.2.5 Hiện trạng kinh tế xã hội...................................................................27
3.2.6 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật. ..............................................................28
3.2.7 Đánh giá tổng hợp. ............................................................................30
3.3 Tổng quan về dự án khu công nghiệp và dịch vụ Bourbon – An Hòa. ........31
3.3.1 Tóm tắt số liệu dự án.........................................................................32
3.3.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án. ......................................................33
3.3.3 Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư..................33
3.3.4 Ước tính tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án. ...41

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................42
4.1 Mô tả mẫu điều tra và phân tích thống kê. ...................................................42
4.1.1 Mô tả mẫu điều tra. ...........................................................................42
4.1.2 Thống kê mô tả các biến định tính....................................................42
4.2 Kiểm định thang đo. .....................................................................................44
4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). ...44
4.2.2 Kiểm định thang đo (Cronbach Alpha).............................................47
4.2.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh. .......................................................49
4.3 Hồi quy tuyến tính. .......................................................................................50
4.3.1 Phân tích tương quan.........................................................................50
4.3.2 Phân tích hồi quy...............................................................................50
4.3.3 Sự tin cậy...........................................................................................52
4.3.4 Năng lực phục vụ. .............................................................................53
4.3.5 Phương tiện hữu hình........................................................................53
4.4 Đề xuất giải pháp..........................................................................................57
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ..............................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................................

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KCN:

Khu Công Nghiệp

HDND:


Hội đồng nhân dân

UBND:

Uỷ ban nhân dân

TĐC:

Tái định cư

KT-XH:

Kinh tế xã hội

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

QHC:

Quy hoạch chung

BTCT:

Bê tông cốt thép


DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

CSGT:

Cảnh sát giao thông

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG – HÌNH
Hình 2.1 Mô Hình Nghiên Cứu Đề Nghị ......................................................................11
Bảng 2.1 Mã Hoá Các Biến Quan Sát ...........................................................................13
Bảng 3.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Toàn Khu ..............................................................27
Bảng 3.2 Bảng Giá Các Loại Đất Áp Dụng Trên Địa Bàn Tỉnh Tây Ninh...................35
Bảng 4.1 Đất Bị Thu Hồi Có Bằng Khoán Không........................................................42
Bảng 4.2 Ý Kiến về Giá Đền Bù ...................................................................................43
Bảng 4.3 Nhận Xét về Chính Sách Đền Bù...................................................................43
Bảng 4.4 Nguyên Nhân (Nếu Cho Rằng Chính Sách Chưa Hợp Lý) ...........................44
Bảng 4.5 Ma Trận Xoay Các Nhân Tố..........................................................................45
Bảng 4.6 Báo Cáo Kết Quả Phân Tích Nhân Tố EFA cho Các Biến Độc Lập.............46
Bảng 4.7 Mô Hình .........................................................................................................50
Bảng 4.8 Bảng Giá Đất Nông Nghiệp ...........................................................................55
Bảng 4.9 Bảng Giá Đất Ở Nông Thôn ..........................................................................56


viii


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn.
Phụ lục 2: Đơn giá bồi thường nhà ở, công trình và vật kiến trúc.
Phụ lục 3: Đơn giá bồi thường hoa màu, cây ăn trái.
Phụ lục 4: Kết quả phân tích dữ liệu.

ix


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của đề tài.
Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là nơi sinh sống, là nơi cung cấp điều kiện
cùng với lao động tạo ra của cải và hàng hoá. Nó là một trong những tài nguyên then
chốt nhất đối với quốc gia. Ngoài ra, đất đai còn là một yếu tố quan trọng cho sự phồn
vinh - cường thịnh của bất kì quốc gia nào.
Việt Nam đang trên đà phát triển nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và
ngoài nước để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để đáp ứng cho
quá trình phát triển đất nước các khu công nghiệp, khu chung cư, các công trình giao
thông, kiến trúc mọc lên ngày càng nhiều. Việc xây dựng các dự án này đòi hỏi phải
giải tỏa phần lớn người dân sinh sống trước đó và phải di dời dân hợp lí. Đất nước
phát triển thì chuyển đổi mục đích sử dụng đất là nhu cầu tất yếu, tuy nhiên vấn đề bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư trong giai đoạn hiện nay hết sức phức tạp và có tác động
rất mạnh mẽ đến đời sống của người dân. Vì vậy, nhà nước phải giải quyết tốt các

quan hệ đất đai cho phù hợp với yếu tố tâm lí, kinh tế, hiệu quả,… của các đối tượng
sử dụng đất, đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho nền kinh tế.
Trảng Bàng là một huyện có diện tích lớn của tỉnh Tây Ninh, 334,61km2.
Huyện có tiềm năng rất lớn trong phát triển các Khu công nghiệp. Cùng với quá trình
phát triển của đất nước huyện cũng đã và đang xây dựng các công trình giao thông,
thủy lợi, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo,… và các dự án khác để
phục vụ lợi ích công cộng. Các công trình này đòi hỏi Nhà nước phải thu hồi phần lớn
đất của người dân và công tác bồi thường, tái định cư còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống của người dân trong huyện. Do đó, vấn đề bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư hiện đang là một trong những vấn đề nóng sốt nhất của huyện trong giai
đoạn hiện nay. Để tìm hiểu những chính sách về vấn đề này và qua đó đánh giá được


sự hài lòng của người dân bị thu hồi đất, tôi quyết định thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN TRẢNG BÀNG –
TÂY NINH”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa.
1.2.1 Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị giải
tỏa của huyện Trảng Bàng – Tây Ninh.
Tìm hiểu sự hài lòng của người dân đối với công tác bồi thường và tái định cư
khi bị giải tỏa.
Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về quan hệ giữa các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người dân trong công tác thu hồi đất.
Đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác thu hồi đất.
1.2.2 Ý nghĩa.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tìm hiểu được những chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư cho người dân hiện nay. Qua đó cũng nhận biết được những mặt yếu
kém còn tồn tại trong những chính sách này. Từ đó đưa ra hướng giải quyết và khắc
phục ngày càng hoàn thiện, phù hợp với lợi ích người dân và nền kinh tế-xã hội đất

nước.
1.3 Phạm vi nghiên cứu.
Không gian nghiên cứu là địa bàn Xã An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh.
Đối tượng nghiên cứu là những hộ dân bị giải tỏa khi xây dựng Khu công
nghiệp Bourbon - An Hòa.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 04/2009 - 06/2009.
1.4 Cấu trúc luận văn.
Luận văn gồm 5 chương.
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lí do chọn đề tài “Phân tích sự hài lòng của người dân bị thu hồi đất ở
Huyện Trảng Bàng – Tây Ninh”. Qua đó xác định mục đích và ý nghĩa thực tiễn của
việc nghiên cứu đề tài đã chọn.

2


Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu cơ sở lý luận là các khái niệm liên quan đến thu hồi đất, đền bù giải tỏa đất
đai, lý thuyết về sự hài lòng. Các phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng trong quá
trình thực hiện đề tài như phương pháp thu thập thông tin, thống kê…
Chương 3: Tổng quan về vấn đề thu hồi đất và địa bàn nghiên cứu
Khái quát về vấn đề thu hồi đất ở Việt Nam và những tồn tại trong công tác thu
hồi đất.
Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân số, lao động, hiện trạng sử dụng
đất, hiện trạng kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Giới thiệu về dự án KCN và Dịch vụ Bourbon – An Hòa.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Từ những số liệu, thông tin thu thập được, đề tài đã thực hiện phân tích nhân tố
EFA và kiểm định các thang đo trong mô hình, đồng thời xác định được phương trình
hồi quy về mức độ hài lòng của người dân bị thu hồi đất. Từ đó đề xuất một số giải

pháp nhằm làm tăng mức độ hài lòng của người dân bị thu hồi đất.
Chương 5: Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu ở chương 4, đề tài đã đi đến những kết luận chung về
mức độ hài lòng của người dân đối với công tác thu hồi đất và đưa ra một số kiến nghị
nhằm giúp cho huyện đưa ra những chính sách thích hợp tạo điều kiện cho công tác
thu hồi đất tốt hơn trong tương lai.

3


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Tại UBND huyện Trảng Bàng và các
phòng ban về tình hình quy hoạch trên địa bàn, các báo cáo tổng kết, báo cáo cuối năm
và các chỉ thị liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn ngẫu nhiên 75 hộ dân bị thu
hồi đất của huyện Trảng Bàng – Tây Ninh.
Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả, phân tích các bảng số liệu đã thu thập
được.
Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng các phần mềm SPSS, Word,
Excel,… trong trình bày và xử lí văn bản.
2.2 Cơ sở lý luận.
2.2.1 Các khái niệm.
Đất đai: là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và
phát triển của mỗi con người và các sinh vật trên đất. Đất đai là nguồn của cải, là
nguồn lực, một kho vốn, một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định. Đất đai có thể hiểu

như là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính như là sự chuyển nhượng của
cải qua các thế hệ và nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.
Thu hồi đất: là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng
đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lí theo quy
định của Luật đất đai 2003.
Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất: là việc nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.


Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất: là việc nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất
thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí di dời để ổn định cuộc
sống cho người có đất bị thu hồi.
Tái định cư: là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những người bị
ảnh hưởng bởi các dự án của nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu hồi hết hoặc
thu hồi không hết, phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống, phải chuyển
đến nơi ở mới.
Tái định cư tự nguyện: là do nhu cầu cuộc sống người dân tự nguyện di chuyển
từ nơi này sang định cư ở nơi khác.
Tái định cư bắt buộc: là do người dân bị trưng dụng đất để xây dựng các dự án
vì lợi ích chung của cộng đồng, của quốc gia.
Giá đất: là sự biểu hiện bằng tiền của một diện tích đất do nhà nước quy định
hoặc do người chuyển nhượng quyền sử dụng đất và người nhận chuyển nhượng tự
thỏa thuận với nhau tại một thời điểm xác định.
Giá thị trường: là biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường của một tài sản, là số
tiền thỏa thuận của người mua và người bán tại một thời điểm xác định. Giá thị trường
có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá thị trường của tài sản, nhưng giữa chúng có xu hướng
xích lại gần nhau.
Đối tượng được áp dụng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Theo quy định tại
Nghị định 197/2004 của Chính phủ và Thông tư 116/2004 của Bộ tài chính thì đối
tượng được áp dụng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao

gồm: tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất
bị Nhà nước thu hồi đất và có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi
thường theo quy định; trường hợp sau khi bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở thì được
bố trí tái định cư.
Giá đất áp dụng để bồi thường: Theo quy định tại Nghị định 197 và Thông tư
116 thì giá đất để tính bồi thường phải là giá đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị
thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi do UBND cấp tỉnh công bố vào ngày 1/1
hằng năm. Không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất sau
khi thu hồi, không bồi thường theo giá đất do thực tế sử dụng đất không phù hợp với
5


mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp việc bồi thường thực hiện chậm thì: Nếu việc
bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại
thời điểm bồi thường do UBND cấp tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có
quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường; nếu giá
đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi
thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Ngược lại, nếu việc bồi thường
chậm do người bị thu hồi gây ra thì nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá
đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm bồi
thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá trị tại thời điểm có quyết định
thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
Chính sách bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
Tại điều 42 – Luật Đất đai 2003 quy định:
1. Nhà nước thu hồi của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo quy định thì được bồi thường.
2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có
cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá

trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thực hiện các
dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất cho người bị thu
hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư phải được quy hoạch chung cho
nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn
nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường
bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước đối với khu vực
đô thị; bồi thường bằng đất đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử
dụng đất bị thu hồi lớn hơn giá trị đất được bồi thường thì người thu hồi đất được bồi
thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

6


Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu
hồi đất.
Thu hồi đất là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lí Nhà
nước về đất đai; sau khi có quyết định phải chi trả bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái
định cư cũng rất quan trọng. Điều này phụ thuộc vào công tác quản lí của Nhà nước về
đất đai.
Đối với việc bồi thường, Nhà nước cần ban hành khung giá các loại đất phải sát
với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, đảm bảo lợi ích cho người dân bị giải
tỏa, tạo điều kiện vật chất cho sự phát triển cuộc sống của họ sau này. Nhà nước cần
các văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ và tái định cư phải phù hợp với lợi ích
chung của cộng đồng lẫn lợi ích riêng cho người bị thu hồi đất, các văn bản không
rườm rà, phải ngắn gọn nhưng đầy đủ và giải quyết nhanh chóng cho người dân. Nếu
lợi ích của người dân không được thỏa đáng thì công tác này vẫn chưa được thực hiện
tốt, vì vậy cần phải nghiên cứu công tác đi sâu vào thực tế để công tác này ngày càng
được hoàn thiện, hợp lí.

Việc tiến hành bồi thường thường dựa vào diện tích từng loại đất bị thu hồi do
đó cần phải có sự chính xác, công bằng khi phân hạng, đo đạc, lập bản đồ địa chính,…
Cần phải thực hiện giai đoạn này thật tốt, thật cẩn trọng để tránh việc tranh chấp, tố
tụng xảy ra, dẫn đến mất trật tự xã hội đồng thời thời gian thực hiện các công trình dự
án sẽ kéo dài thêm, gây thiệt hại lợi ích kinh tế về mọi mặt.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều kiện cơ bản để bồi thường thiệt hại
cho người bị thu hồi đất. Vì vậy việc cấp giấy chứng nhận này cần phải được giải
quyết nhanh chóng vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân vừa đẩy mạnh tiến độ công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng các dự án không bị chậm trễ.
Công tác quản lí biến động đất đai cần phải được cập nhật thường xuyên, các hồ
sơ địa chính cần phải được quản lí chặt chẽ, rõ ràng, để có thể xác định được nguồn
gốc đất, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi thường.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo làm tốt sẽ giúp cho
việc bồi thường diễn ra nhanh, đúng pháp luật, ngược lại, làm cho dự án kéo dài ảnh
hưởng đến đời sống người dân và tiến độ thi công, ngoài ra còn gây ra những tiêu cực

7


khác như chủ đầu tư làm trái pháp luật khi sử dụng đất không đúng mục đích, xây
dựng nhà trái phép…
Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất cần phải phân cấp đúng quyền hạn, thủ
tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, công tác bồi thường sẽ đơn giản hơn, không nhiều
rắc rối, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài ra, việc tuyên truyền thuyết phục người dân cũng là một trong những
công tác hết sức quan trọng. Cần phân tích sự hữu ích của các dự án, việc thu hồi đất là
có mục đích chính đáng, nhằm phục vụ cho nhu cầu chung của xã hội. Công tác này
cần phải làm thật tốt sao cho người dân tự nguyện di dời mà không cần đến biện pháp
cưỡng chế, vốn mất nhiều thời gian, của cải và gây mất lòng tin người dân.
Tóm lại, để hoàn thành tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là làm sao

vừa thỏa mãn lợi ích chung của xã hội, lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và trên
hết là phải đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi.
Ảnh hưởng của thu hồi đất đến đời sống của người bị thu hồi.
Khi đất đai bị thu hồi, đời sống của người dân có nhiều thay đổi. Đầu tiên là
mất đất và mất nguồn thu từ đất và hầu hết phải chuyển sang nghề khác làm ăn sinh
sống. Như vậy kéo theo thu nhập và cơ cấu thu nhập thay đổi. Đây cũng chính là yếu
tố bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc thu hồi đất. Và có những yếu tố cũng bị ảnh
hưởng không kém chính là điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt thay đổi.
Những ảnh hưởng tích cực.
Khi đất đai bị thu hồi, tuy mất đất nhưng người bị thu hồi nhận được một số
tiền đền bù khá lớn để xây dựng nhà cửa, mua sắm, chi tiêu… và có điều kiện đầu tư
sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, việc thu hồi đất phần lớn dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và phát triển kinh tế trên địa bàn, điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt ngày
càng được cải thiện đáng kể.
Những ảnh hưởng tiêu cực.
Đất đai bị thu hồi đồng nghĩa với việc mất đất của các hộ bị thu hồi, như vậy
đối với các hộ nông nghiệp, nguồn thu từ đất bị mất đi, phải chuyển nghề, thay đổi
hoàn toàn nguồn thu nhập. Vì trình độ học vấn của các hộ này không cao nên chưa có

8


kế hoạch sử dụng số tiền đền bù hợp lí dẫn đến tình trạng lãng phí, sinh ra thêm nhiều
tệ nạn cho xã hội khi tiền không còn.
Đối với các hộ phi nông nghiệp, đất đai bị thu hồi làm cho điều kiện sống và
điều kiện sinh hoạt thay đổi làm xáo trộn đời sống. Ảnh hưởng không tốt đến nghề
nghiệp cũng như nguồn thu nhập của hộ.
Nguyên tắc bồi thường và tái định cư.
Để hoàn thành tốt công tác bồi thường và tái định cư thì cần thực hiện triệt để

mục tiêu chung nhưng rất quan trọng là làm sao vừa thỏa mãn lợi ích của xã hội, lợi
ích của nhà nước, của nhà đầu tư và người dân có đất bị thu hồi. Nếu bị thu hồi đất vì
mục đích thi công dự án, các hộ dân này là những người trực tiếp gánh chịu hậu quả
tiêu cực từ việc giải tỏa nên Nhà nước cần phải có chính sách đúng đắn, hợp lí đảm
bảo quyền lợi cho họ.
Khi tiến hành giải tỏa, nhà nước cần đền bù thiệt hại cho dân về hai vấn đề: vật
chất và tinh thần. Về vật chất: đó là những tài sản đất, nhà và các loại vật dụng bị tháo
dỡ không thể sử dụng lại. Về tinh thần: đó là những thay đổi khá lớn về hoàn cảnh
sống như sinh hoạt, tình làng nghĩa xóm, tâm lí… khi dọn đến nơi ở mới. Do vậy,
nguyên tắc bồi thường cần đặt ra cho người dân bị thu hồi đất là đền bù những giá trị
vật chất mất đi cộng với khoản thiệt hại về tinh thần khi thay đổi hoàn cảnh sống.
Hình thức bồi thường: Hiện nay có 2 hình thức bồi thường mà Nhà nước áp
dụng. Đó là bồi thường bằng tiền và bồi thường bằng hiện vật. Ta sẽ xem sự hữu dụng
hai hình thức này.
Bồi thường bằng hiện vật bằng cách tái định cư do nhà nước bố trí: Khi nhận
nhà tái định cư thì các hộ dân sẽ không có được số tiền chênh lệch bồi thường để dùng
mua hàng hóa khác bao gồm cả đất và nhà ở. Họ vẫn có thể dùng tiền để mua hàng hóa
tiêu dùng khác nhưng rất hạn chế do khoảng tiền bồi thường đã chuyển thẳng vào việc
mua chung cư.
Bồi thường bằng tiền: khi bỏ tái định cư thì số tiền chênh lệch đền bù sẽ được
chuyển thẳng vào tiền đền bù để người dân tự mua nhà. Việc nhận tiền sẽ làm cho hộ
chủ động hơn trong chỗ ở và cân đối chi tiêu, tránh tình trạng không biết đi đâu khi
nhà tái định cư chưa xây dựng xong hoặc bị chuyển đến nơi điều kiện không tốt ảnh
hưởng đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, và cuối cùng lại
9


phải chuyển tiếp đến nơi có điều kiện tốt hơn. Như vậy khi hộ được trả bằng tiền thì có
thể chọn mua những căn hộ phù hợp với khả năng và tự do mua các loại hàng hóa mà
họ thích. Sự đền bù bằng tiền cho phép hộ có thêm thu nhập mong muốn. Tái định cư

có thể giới hạn quyền chọn của hộ, khi tái định cư thì sự gia tăng độ hữu dụng của hộ
sẽ ít hơn so với chuyển phần chênh lệch vào số tiền đền bù.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của việc không tái định cư mà chuyển hẳn
khoản chênh lệch vào tiền đền bù giải tỏa thì vẫn có những vấn đề không tốt. Những
người nghèo thường không biết sử dụng tiền một cách đúng đắn mà có thể dùng số
tiền đền bù tiêu pha lãng phí, không dùng số tiền được đền bù để xây dựng nhà cửa và
làm ăn sinh sống mà sa vào rượu chè, cờ bạc, ma túy… Và có thể trước kia đã nghèo
nay càng nghèo hơn vì đã tiêu pha hết và quay về trú ngụ tạm bợ ở gần nơi ở cũ, phải
tiếp tục giải tỏa lần nữa.
2.2.2 Lý thuyết về sự hài lòng.
Sự hài lòng là một khái niệm tổng quát phản ánh sự thỏa mãn trong nhận thức
của con người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả với kỳ vọng của người đó.
Theo Parasuraman và ctg. (1985), chất lượng cảm nhận của con người có thể
mô hình hóa thành 10 thành phần như sau: tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, tiếp
cận, lịch sự, thông tin, tín nhiệm, an toàn, hiểu biết khách hàng và phương tiện hữu
hình. Mô hình này bao quát được hầu hết các khía cạnh của dịch vụ nhưng ứng dụng
nó để đo lường và đánh giá một loại dịch vụ cụ thể nào đó thì rất phức tạp và có thể có
một số thành phần trong mô hình không đạt giá trị phân biệt. Vì vậy sau nhiều lần
kiểm định, các nhà nghiên cứu đã rút gọn mô hình nghiên cứu còn lại 5 thành phần
như sau: tin cậy, đáp ứng, năng lực, sự thông cảm và phương tiện hữu hình. Trong bài
nghiên cứu này tôi áp dụng mô hình này trong việc phân tích sự hài lòng của người
dân bị thu hồi đất và quyết định chọn ra các thành phần phù hợp với bài nghiên cứu
như sau:
(1) Tin cậy: Thể hiện qua khả năng thực hiện phù hợp và đúng thời hạn của cơ
quan nhà nước trong việc hỗ trợ bồi thường tái định cư cho người dân bị thu hồi
đất.
(2) Đáp ứng: Thể hiện qua mong muốn và sẵn sàng phục vụ của cán bộ đối với
người dân bị thu hồi đất.
10



(3) Năng lực: Thể hiện qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cung cách phục
vụ lịch sự nhã nhặn đối với người dân.
(4) Phương tiện hữu hình: Thể hiện qua số lượng phương tiện sẵn có để phục vụ
cho người dân.
2.2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị.
Mô hình nghiên cứu “Phân tích sự hài lòng của người dân bị thu hồi đất huyện
Trảng Bàng – Tây Ninh” như sau:
Hình 2.1 Mô Hình Nghiên Cứu Đề Nghị
Sự tin cậy

H1

Sự đáp ứng

H2

Năng lực
phục vụ

H3

Phương tiện
hữu hình

H4

Giá đất bồi
thường


H5

Sự hài lòng của
người dân bị thu
hồi đất

2.2.2.2 Xây dựng thang đo SERVQUAL (Service Quality).
Parasuraman và các nhà nghiên cứu đã thiết lập và kiểm định thang đo
SERVQUAL dùng để đo lường chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo nghiên cứu bao quát
toàn bộ các khái niệm và nhằm đảm bảo độ tin cậy trong quá trình xây dựng các biến
trong nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu này thang đo gồm 20 biến quan sát dùng để đo
lường 5 thành phần chất lượng dịch vụ, đó là: sự tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục
vụ, phương tiên hữu hình, yếu tố giá đất bồi thường và sự hài lòng.
A Sự tin cậy.
(1) Thực hiện công tác bồi thường và tái định cư đúng thời hạn.
(2) Cán bộ thể hiện trách nhiệm và sự tận tụy vì người dân.

11


(3) Cung cấp thông tin cho người dân đúng với những gì pháp luật quy định về
công tác bồi thường, tái định cư.
B Sự đáp ứng.
(1) Thực hiện công tác bồi thường tái định cư một cách nhanh chóng và đúng
theo quy định của pháp luật.
(2) Sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của người dân
C Năng lực phục vụ.
(1) Cán bộ giải quyết những trở ngại của người dân một cách thông thạo.
(2) Cán bộ có đủ kiến thức và trình độ để phục vụ người dân.
(3) Khi có thắc mắc người dân không phải chờ đợi quá lâu để được trả lời.

(4) Cán bộ luôn luôn có thái độ giao tiếp lịch sự.
(5) Cán bộ luôn lắng nghe và giải đáp những thắc mắc cho người dân.
(6) Cán bộ giải thích rõ ràng từng thắc mắc của người dân.
(7) Cán bộ tránh dùng từ ngữ chuyên môn khi nói chuyện với người dân.
(8) Người dân có thể tìm gặp các cán bộ một cách dễ dàng khi có thắc mắc hoặc
khiếu nại.
D Phương tiện hữu hình.
(1) Các giấy tờ thủ tục đơn giản dễ hiểu.
(2) Bố trí các phòng ban thuận tiện cho người dân khi liên hệ.
(3) Quy trình làm việc khoa học, ít tốn thời gian của người dân.
(4) Cung cấp cho người dân những tài liệu, thông tin về công tác bồi thường và
tái định cư một cách đầy đủ và chính xác.
E Giá đất bồi thường.
(1) Giá đất bồi thường đúng theo quy định của nhà nước.
(2) Giá đất bồi thường là hợp lí.
F Sự hài lòng.
2.2.2.3 Xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu.
Sử dụng thang đo Likert 05 điểm cho các phát biểu với thang điểm 01: rất
không hài lòng đến rất hài lòng.
Mô hình gồm có 6 khái niệm được sử dụng, các biến quan sát được trình bày và
mã hóa cụ thể như sau:
12


Bảng 2.1 Mã Hoá Các Biến Quan Sát
Biến

Giải thích

Thang đo thành phần SỰ TIN CẬY (mã hóa là REL)

REL1

Thực hiện công tác bồi thường và TĐC đúng thời hạn.

REL2

Cán bộ thể hiện trách nhiệm và sự tận tụy vì người dân.

REL3

Cung cấp thông tin đúng với quy định của pháp luật.

Thang đo thành phần SỰ ĐÁP ỨNG (mã hóa là RES).
RES1

Thực hiện công tác bồi thường và TĐC nhanh chóng và đúng quy định.

RES2

Sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của người dân.

Thang đo thành phần NĂNG LỰC PHỤC VỤ (mã hóa là ASS).
ASS1

Cán bộ giải quyết những trở ngại của người dân một cách thông thạo.

ASS2

Cán bộ có đủ kiến thức và trình độ để phục vụ người dân.


ASS3

Khi có thắc mắc người dân không phải chờ đợi quá lâu để được trả lời.

ASS4

Cán bộ luôn luôn có thái độ giao tiếp lịch sự.

ASS5

Cán bộ luôn lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho người dân.

ASS6

Cán bộ giải thích rõ ràng từng thắc mắc của người dân.

ASS7

Cán bộ tránh dùng từ ngữ chuyên môn khi nói chuyện với người dân.

ASS8

Người dân có thể tìm gặp cán bộ dễ dàng khi có thắc mắc, khiếu nại.

Thang đo thành phần PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH (mã hóa là TAN)
TAN1 Các giấy tờ thủ tục đơn giản dễ hiểu.
TAN2 Bố trí các phòng ban thuận tiện cho người dân khi liên hệ.
TAN3 Quy trình làm việc khoa học, ít tốn thời gian của dân.
TAN4 Cung cấp tài liệu thông tin cho người dân đầy đủ và chính xác.
Thang đo thành phần GIÁ ĐẤT BỒI THƯỜNG (mã hóa là PPV).

PPV1

Giá đất bồi thường đúng theo quy định của nhà nước.

PPV2

Giá đất bồi thường là hợp lí.

Thang đo thành phần YẾU TỐ HÀI LÒNG (mã hóa là SAT).
SAT

Công tác thu hồi đất khiến người dân hài lòng

13


2.2.3 Cơ sở pháp lí.
Căn cứ Luật đất đai ngày 26/11/2003.
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc
thi hành Luật đất đai.
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy
định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Căn cứ Thông tư số: 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.
Căn cứ Nghị định số: 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Căn cứ Quyết định số: 555/2005/QĐ-UBND ngày 09/06/2005 của UBND tỉnh
Tây Ninh về việc ban hành quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Căn cứ Quyết định số: 1097/2006/QĐ-UBND ngày 22/11/2006 của UBND tỉnh
Tây Ninh về việc ban hành Bảng giá bồi thường, hỗ trợ hoa màu, cây trái và vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Căn cứ Quyết định số: 49/2007/QĐ-UBND ngày 20/12/2007 của UBND tỉnh
Tây Ninh ban hành Bảng giá các loại đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Căn cứ Quyết định số: 52/2008/QĐ-UBND ngày 30/06/2008 của UBND tỉnh
Tây Ninh về ban hành Bảng đơn giá nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh.
Căn cứ Công văn số: 2186/UBND-KTTK ngày 10/06/2008 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc chủ trương thu hồi đất để xây dựng Khu công nghiệp và Dịch vụ
Bourbon – An Hòa.
Căn cứ Công văn số: 2760/UBND-KTTK ngày 24/07/2008 của UBND tỉnh Tây
Ninh về công tác chuẩn bị thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư để thực hiện
khu liên hợp Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ Phước Đông – Bời Lời và Khu công
nghiệp và Dịch vụ Bourbon – An Hòa.

14


CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT VÀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về vấn đề thu hồi đất ở Việt Nam.
3.1.1 Quy định của nhà nước về vấn đề thu hồi đất.
3.1.1.1 Các trường hợp thu hồi đất.
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,

lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà
nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi
khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.
3. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả.
4. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất.
5. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
6. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
a) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm.
b) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này
mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm.
7. Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.
8. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
9. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
10. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi
hết thời hạn.


11. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng
liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền;
đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền.
12. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không
được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn
hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất
trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất,
cho thuê đất đó cho phép.
3.1.1.2 Nguyên tắc bồi thường.
1. Người bị nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại điều 8 của Nghị
định 181/2004/NĐ-CP thì được bồi thường, trường hợp không đủ điều kiện được bồi

thường thì UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp
tỉnh) xem xét để hỗ trợ.
2. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường
bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì
được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi;
trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá
trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền.
3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà
chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước theo quy định của pháp
luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi
thường, hỗ trợ để hoàn trả Ngân sách Nhà nước.
3.1.1.3 Điều kiện để được bồi thường đất.
Người bị nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi
thường:
1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật về đất
đai.
2. Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của Pháp luật về đất đai.

16


×