Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH THCS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.53 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NẬM PỒ
TRƯỜNG THCS TÂN PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 9.

Tác giả: Nguyễn Duy Điệp
Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Phong

Nậm Pồ, ngày

tháng 9 năm 2018
1


Stt
Chữ viết tắt Chú thích
1
BDHSG
Bồi dưỡng học sinh giỏi
2
THCS
Trung học cơ sở
3
UDCNTT
Ứng dụng công nghệ thông tin
4
GV
Giáo viên


5
ND
Nội dung
DANH MỤC CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

PHỤ LỤC
2


STT
A
B
C
I
II
1

TÊN ĐỀ MỤC
TRANG
Mục đích sự cần thiết
4
Phạm vi triển khai thực hiện
6
Nội dung
6
Tình trạng giải pháp đã biết
6
Nội dung giải pháp
8
Ý nghĩa của việc sử dụng CNTT trong việc nâng

9
cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp lớp
9

2
2.1
2.2

Giải pháp 1: Soan giảng bằng giáo án điên tử.
Giải pháp 2: Tìm kiếm tài liêu, tra cửu tài liêu,

9
10
10

2.3

thông tin trẽn mang Internet
Giải pháp 3: Sử dung các thiết bi điên tử vào day

12

2.4
2.5

hoc
Giải pháp 4: Xây dưng thư viên tư liêu
Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh ứng dụng công

14

14

3
III
IV
V
VI

nghệ thông tin phục vụ học tập.
Một số lưu ý khi thực hiện các giải pháp.
Khả năng áp dụng của giải pháp
Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng các giải pháp
Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp
Kiến nghị, đề xuất

17
18
19
22
22

Mô tả nội dung giải pháp

A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN.
Môn ngữ Văn có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần hình thành những con
người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở. Đó là những con người có ý thức tự
tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng
nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác.
3



Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước
đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật trước hết
trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một
công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí
của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, chất lượng học văn đặc biệt là khả
năng cảm thụ các tác phẩm văn học của học sinh càng giảm sút. Môn văn đang
mất dẩn vị thế vốn có của nỏ. Tình trạng học sinh không còn hứng thú với việc
học văn và không yêu thích các tác phẩm văn học đã trờ thành hiện tượng phổ
biến. Môn văn cũng là môn học ít có học sinh tham gia ôn luyện để thi học sinh
giỏi, từ đó dẫn tới số học sinh đạt giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi môn
ngữ văn ngày càng hiếm.
Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng nên trên, nhưng theo tôi,
có một lý do, ai cũng biết nhưng lại ít ai đề cập tới, đó là hiện tượng đa số học
sinh không đọc tác phẩm khi soạn bài, không có hứng thú với các tác phẩm văn
học. Không muốn tìm hiểu cảm thụ các tác phẩm văn học. Bên cạnh đó cũng có
nguyên nhân khác quan là đa số các em là học sinh dân tộc thiểu số, vùng biên
giới đặc biệt khó khăn, dẫn đến việc giao lưu , trau dồi vốn ngôn ngữ là hạn chế,
thời gian không học trên trường, các em phải phụ giúp cha mẹ. Một số ít các em
có điều kiện học tập nhưng các em lại sa đà vào những trò chơi công nghệ. Vì
thế các em thấy các tác phẩm văn học đa phần nhàm chán, không gây bất kỳ sự
hứng thú nào đối với lứa tuổi đang yêu thích sự khám phá. Khoa học, công nghệ
hiện đại mang đến bước đột phá mạnh mẽ cho sự phát triển của con người,
nhưng đồng thời nó cũng đã và đang lấy đi thời gian, sự yêu thích, tinh thần ham
học đối với môn Ngữ văn nói riêng và các môn khác nói chung.
Thế kỉ XXI công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh
vực của đời sống. Đặc biệt trong quá trình đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ
thông, việc áp dụng công nghệ thông tin góp phần hỗ trợ việc đổi mới phương

pháp dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học. Việc vận dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng
4


tạo của học sinh, để đào tạo những thế hệ “chủ nhân tương lai của đất nước” đáp
ứng được yêu cầu của xã hội góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết và quan trọng của mỗi người
giáo viên và đặc biệt là giáo viên dạy môn ngữ Văn.
Trước tình hình đó tôi thiết nghĩ. Tại sao chúng ta không áp dụng những
thành tựu của Công nghệ thông tin vào việc gây hứng thú học văn, nâng cao khả
năng cảm thụ văn học cho các em. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi
mới, cùng với nhận thức về vai trò của UDCNTT vào việc khơi nguồn cảm
hứng, tăng khả năng cảm thụ văn học cho các em là một vấn đề cần được thực
hiện.
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, trực tiếp dạy bồi
dưỡng các em học sinh giỏi, tôi nhận thấy việc dạy tốt nội dung bộ môn ở
chương trình THCS không chỉ đơn giản là đảm bảo làm thế nào hoàn thành nội
dung chương trình đó mới chỉ là những điều kiện cần nhưng chưa đủ. Người
thầy phải biết hướng dẫn học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức trong nhiều tình
huống khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy ngữ Văn nói chung và nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn
học cho học sinh nói chung là việc làm góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hứng thú, nâng cao khả
năng cảm nhận, tiếp nhận, cảm thụ văn học cho học sinh đã thu được nhiều kết
quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là mặt phương pháp.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin vào nâng cao năng lực cảm thụ văn
học cho học sinh lớp 9" với hi vọng nắm bắt thêm về lý luận, phương pháp

trong việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh THCS đặc biệt là
học sinh lớp 9. Đồng thời xác định được những thực tế còn tồn tại trong cảm
nhận của học sinh về giá trị của tác phẩm văn học qua các bài văn, bài thơ hoặc
các bài viết được lựa chọn, để từ đó nêu lên những ý kiến nhằm góp phần nhỏ bé

5


của mình trong việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9 nói
riêng và dạy học môn Ngữ văn cho học sinh THCS nói chung.
B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm. Tôi đã chọn môn Ngữ
văn lớp 9 để áp dụng sáng kiến và phạm vi thực nghiệm là lớp 9D1, 9D3 năm
học 2017 - 2018, và lớp 9D2 năm học 2017-2018 trường trung học cơ sở Tân
Phong, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên làm lớp đối chứng.
Đối tượng thực nghiệm: 94 học sinh lớp 9 năm học 2017-2018 của
trường trung học cơ sở Tân Phong, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
C. NỘI DUNG
I, Tình trạng giải pháp đã biết:
Trường THCS Tân Phong luôn nhận được sự quan tâm của phòng giáo
dục, cũng như của chính quyền địa phương. Đến năm học 2017 -2018 năm học
tôi được phân công dạy môn văn khối 9. Kết quả kiểm tra đầu năm môn văn cụ
thể như sau: + Giỏi: 15
+ Khá: 21
+ Trung bình: 32
+ yếu: 26
Quá trình dạy tôi nhận thấy nảy sinh một số vấn đề. Với học sinh người
dân tộc thiểu số, Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai để tiếp thu kiến thức và trao đổi
với xã hội một cách thuận lợi hơn. Khi đến trường các em phải làm quen với
một ngôn ngữ khác hoàn toàn tiếng mẹ đẻ nên việc cảm thụ tác phẩm văn học sẽ

là một trở ngại lớn với các em. Bên cạnh đó về phía giáo viên giảng dạy. Nhiều
giáo viên ngại đổi mới phương pháp dạy học, vẫn giữ lối dạy học cũ đó là
truyền thụ một chiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết.
Điều này đã làm “ khô hạn” trí tưởng tượng cũng như khả năng cảm thụ
văn học ở các em. Việc rèn kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống
thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự
được quan tâm. Các em chưa biết cách vận dụng những vốn tri thức này vào trong bài
viết với lí do, các em chưa được “ mắt thấy, tai nghe”. Nhiều giáo viên chưa biết
6


vận dụng phương pháp dạy học mới vào việc giảng dạy để giúp học sinh có thể
hiểu trọn vẹn một tác phẩm nghệ thuật.
Đối với lứa tuổi lớp 9, óc phân tích, năng lực so sánh, tổng hợp, khái quát
mới tương đối hoàn thiện. Chính vì vậy, khi đọc tác phẩm văn học các em
thường phân tích được những biểu hiện bề ngoài của nhân vật, của hành động,
của ngôn từ. Còn phần đặc điểm, tính cách nhân vật hay cao hơn nữa là ý nghĩa,
cảm xúc phần hàm ngôn trong tác phẩm văn học, các em thường cảm nhận một
cách hời hợt, chưa sâu sắc. Mặt khác do kiến thức thực tế còn ít nên khi tiếp xúc
với các tác phẩm văn học, các em thường sa vào những chi tiết cụ thể, thiếu khả
năng khái quát, tổng hợp, so sánh...
Do đó việc cung cấp kiến thức cho học sinh trong một tiết dạy, đặc biệt là
về phần cảm thụ, đòi hỏi người giáo viên phải có sự sắp xếp chuẩn mực trong
các hình thức tổ chức cũng như sử dụng các phương pháp dạy học một cách hài
hòa và linh hoạt, và làm thế nào để tạo tâm lý thoải mái, nâng cao khả năng cảm
thụ cho các em. Việc ứng dụng CNTT vào việc dạy các tiết đọc hiểu bằng cách
vận dụng những phương tiện kĩ thuật hiện đại như : Máy ảnh, camera kĩ thuật
số, máy quét, máy tính xách tay, projector, phần mềm, ứng dụng ...sẽ đưa các em
đến gần hơn với thế giới trong các tác phẩm, các em có thể nghe, có thể nhìn, có
thể chứng kiến lại toàn bộ sự việc và lúc này, tay các em có thể viết bằng những

cảm xúc chân thật nhất. Nếu làm được như vậy thì các giờ học văn nói chung và
các giờ BDHSG nói chung sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng thiết thực.
Từ đó tôi thực hiện khảo sát, tôi lấy lớp 9D1 và lớp 9D3 làm lớp thực
nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin vào nâng cao năng lực cảm thụ văn học.
Lớp 9D2 làm lớp đối chứng. Đầu năm học tôi có khảo sát thực trạng học
khả năng cảm thụ văn học và mức độ hứng thú đối với các tác phẩm văn học của
3 lớp. kết quả như bảng khảo sát sau:
Bảng 1.1 Bảng khảo sát về năng lực cảm thụ văn học của học sinh khối 9
trường THCS Tân Phong
Năm học

Lớp

Tổng Giỏi

Khá

số

Trung
bình

7

Yếu


Lớp

học

2017-

nghiệm)
Lớp 9D2 (Đối
chứng)
Lớp

2018

SL %

SL

%

SL

%

SL %

31

5

16

7

23


10

32

9

29

31

6

20

8

25

10

32

7

23

32

4


13

6

19

12

37

10

31

9D1

(Thực
Đầu năm

HS

9D3

(Thực

nghiệm)
Bên cạnh đó tôi cũng thực hiện khảo sát khả năng hoàn thành một bài văn
cảm thụ văn học của học sinh
Bảng 1.2 Bảng khảo sát về mức độ hoàn thành một bài văn cảm thụ văn học của

học sinh khối 9 trường THCS Tân Phong
Hiểu ND
Năm học

Tổng

Lớp

Lớp

số HS

học
20172018

HiểuND

nhưng

Hiểu sơ

hoàn toàn

chính

chưa đầy

sài

đủ


SL %

SL

%

SL

%

SL %

31

4

13

6

20

10

32

11

35


31

5

16

6

20

10

32

10

32

32

3

9

6

19

12


38

11

34

9D1

(Thực
Đầu năm

Hiểu

nghiệm)
Lớp 9D2 (Đối
chứng)
Lớp
(Thực

9D3

nghiệm)
Bảng 1.2 Bảng khảo sát về mức độ hứng thú đối với các tác phẩm văn học của
học sinh khối 9 trường THCS Tân Phong

Năm học

Lớp


Tổng số HS

Mức độ hứng thú
Số lượng

8

%


Lớp 9D1 (Thực
nghiệm)
Đầu

năm Lớp 9D2 (Đối
chứng)

học

31

15

48

31

17

55


32

14

44

2017-2018
Lớp 9D3 (Thực
nghiệm)

II. Nội dung giải pháp:
1. Ý nghĩa của việc sử dụng CNTT trong việc nâng cao năng lực cảm
thụ văn học cho học sinh lớp lớp 9:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông là nhằm cải
tiến phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là một ừong
những công cụ được sử dụng để thực hiện việc đổi mới phương pháp giáo dục
đào tạo. Công cụ này đang được trường nước và ngoài nước quan tâm ứng dụng.
Dạy học có ứmg dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực
cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9 là một trong những phương pháp dạy học
nhằm đẩy mạnh sự tương tác giữa thầy và trò, dẫn đến sự thay đổi sâu xa trong
nhận thức của học sinh cũng như hình thức dạy học của giáo viên.
Dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu trên màn
hình nội dung của bài học là cách dạy và học mới lạ đối với học sinh, vừa giúp
cho giáo viên tiết kiệm được thời gian ghi bảng để tận dụng thời gian vào việc
mở rộng kiến thức, liên hệ những kiến thức khác có liên quan đến bài học làm
cho bài học được phong phú, sinh động hơn, giúp học sinh hiểu bài một cách sâu
sắc hơn.
Khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên có thể đưa và bài học một lượng
kiến thức lớn hơn so với cách dạy truyền thống, bằng những hình ảnh trực quan

sinh động, hoặc những màu sắc, âm thanh, những sơ đồ bảng biểu từ đơn giản
đến phức tạp, có thể liên hệ, củng cố, luyện tập bằng những bài tập, những trò
9


chơi hấp dẫn làm thay đổi phương pháp dạy học cứng nhắc trước đây, làm cho
bài học bớt khô khan, căng thẳng...
2. Mô tả nội dung giải pháp
2.1 Giải pháp 1: Soan giảng bằng giáo án điên tử.
Bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học nó chỉ trợ giúp cho
việc dạy học của giáo viên. Đối tượng sử dụng là giáo viên chứ không phải là
học sinh. Giáo viên là người trực tiếp sử dụng, điều hành phần mềm đó nên có
thể khai thác tối đa những kiến thức cần truyền tải tuỳ thuộc vào trình độ của
học sinh và phương pháp dạy của giáo viên.
Khi giảng dạy bằng giáo án điện tử có ưu điểm lớn là tạo hứng thú cho cả
thầy và trò trong suốt giờ học thông qua sự truyền đạt của giáo viên và sự tiếp
nhận của học sinh thông qua những hình thức phong phú đa dạng và giáo viên
cũng giảm nhẹ được việc thuyết giảng.
Để có được một tiết giáo án điện tử giáo viên phải dành nhiều thời gian
cho việc sưu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để có được những hình
ảnh, âm thanh,... phục vụ cho bài giảng.
Sử dụng giáo án điện tử tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của
giáo viên. Đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền
thống và của các công nghệ hiện đại. Để soạn đựơc một giáo án điện tử được tốt
giáo viên cần tìm kiếm tài liệu, tra cứu tài liệu, thông tin trên mạng Internet.
2.2 Giải pháp 2: Tìm kiếm tài liêu, tra cứu tài liêu, thông tin trên
mạng Internet
Internet là nguồn kiến thức khổng lồ, là nơi lưu trữ tri thức toàn nhân loại
với vô vàn các tư liệu và các bài viết của nhân loại trong mọi lĩnh vực, luôn
được cập nhật từng ngày, từng giờ. Nhưng vấn đề quan trọng đối với giáo viên

là phải biết cách khai thác thông tin, nguồn tài nguyên phong phú trên Internet
để ƯDCNTT trong dạy và học
Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy:
+ Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến.

10


Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa
toàn thư khổng lồ, do hàng chục triệu tình nguyện viên trên thế giới đóng góp
xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiên
cứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếng cho đến
những vấn đề thời sự được cập nhật hàng ngày v..v.v

Youtube.com, là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có thể
dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Ở Việt
Nam cũng có trang chia sẻ video riêng ở địa chỉ Clip.vn
Thư viện tư liệu giáo dục ( ) là trang web chia sẻ các
tư liệu phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam.
Thư viện bài giảng điện tử ( ): Đây là trang web
cho phép giáo viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham
khảo các bài giảng và giáo án của rất nhiều giáo viên khác trên cả nước.
Thư viện giáo trình điện tử ( .) là trang web tập
hợp các giáo trình bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT
với các trường Đại học lớn trên cả nước như Đại học Bách Khoa HN, ĐH Sư
phạm HN, Đại học cần Thơ...
Ngoài ra tài liệu tham khảo thường có ở các nguồn như: Thư viện online
(sách, tạp chí, tài liệu nghe nhìn, các văn bản nhà nước, các luận văn, luận
án,...), trung tâm tài liệu và các tủ sách chuyên ngành, các cơ sở dữ liệu, danh bạ
mạng, bộ máy tìm kiếm (Google, Google Scholar, Scirus).


11


Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống
mở, không những giúp giáo viên có thể download các tư liệu dạy học và các bài
giảng mẫu mà còn cho phép giáo viên có thể đưa các tư liệu và bài giảng của
mình lên để chia sẻ với mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện
nay đang là xu hướng tất yếu của ngành CNTT, với những ưu điểm vượt trội là:
Hoàn toàn miễn phí; Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây
dựng; Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng giờ; Các tư liệu cũng
như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổng hợp từ nhiều nguồn
khác nhau.
+ Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo, Mona
va...
( , , http ://baamboo.com. http:// mona
va.com)
2.3 Giải pháp 3: Sử dung các thiết bi điện tử vào day hoc
Phần mềm CNTT được giáo viên Ngữ văn sử dụng phổ biến nhất hiện nay
là phần mềm PowerPoint. Đây là phần mềm đơn giản, dễ thiết kế trình chiếu và
có tác dụng tích cực, rõ nét nhất. Khi giới thiệu, trình bày và khái quát nội dung
bài học, mỗi slide được coi là một bộ phận cũng là một hệ thống con trong hệ
thống các nội dung mà bài học cần thể hiện. Ở mỗi slide, giáo viên có thể chọn
hiệu ứng, đưa các tư liệu (phim, ảnh, nhạc, bài đọc, tác phẩm ...) làm cho bài
giảng sinh động lôi cuốn hơn.
12


PowerPoint hiện nay không chỉ đơn giản chỉ là bài giảng trên lớp cho giáo
viên, mà còn cho phép nhập các dữ liệu, văn bản công thức, các file dữ liệu

multimedia( hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim hoạt hình...)sau đó lắp ghép các
dữ liệu, sắp xếp các thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo hiệu ứng chuyển độngvà
biến đỏi, thực hiện các tương tác với người dùng. Với các chức năng đó khi sử
dụng bài giảng được thiết kế với phần mềm này bài giảng trở nên sinh động, thu
hút được sự chú ý của học sinh cũng là để học sinh phát huy tính độc lập, sáng
tạo, tích cực học tập, từ đó gây hứng thú, kích thích sự ham hiểu biết của các
em. Khi đã có hứng thú tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vượt qua được khó khăn,
trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học được tốt. Ngoài ra khi đọc diễn
cảm một bài thơ, đoạn văn, chăm chú quan sát, lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp
của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta, trên những file dữ liệu của thầy cô cung
cấp. Thế giới hình ảnh, màu sắc, âm thanh sẽ đi trực tiếp vào các giác quan của
các em, giúp các em dùng từ ngữ cho đúng và hay, nói và viết thành câu cho rõ
ý, sinh động và gợi cảm…tất cả đều giúp các em phát triển năng lực cảm thụ văn
học. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình
để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say
mê – yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học.

Trong quá trình soạn PowerPoint ta có thể tạo ra nhiều mẫu bài tập
thường được sử dụng như trong sách giáo khoa và sách bài tập như:
+ Bài tập trắc nghiệm gồm có các loại: Một đáp án đúng, nhiều đáp án
đúng, câu hỏi ghép đôi, chọn đúng/sai
+ Bài tập ô chữ: Học sinh phải trả lời lần lượt các ô chữ hàng ngang để
tìm ra ô chữ hàng dọc
13


+ Bài tập điền khuyết hoặc bài tập ẩn / hiện...
Khi soạn thảo xong bài giảng trên powerpoint giáo viên có thể xuất bài
giảmg ra thành thư mục chứa file thành một sản phẩm chạy độc lập có thể copy
vào đĩa mềm hoặc USB hay đĩa CD để chạy ừên các máy tính khác thông

thường qua chương trình PowerPoint.
Phần mềm Violet: đây là phần mềm thiết kế bài giảng điện tử của Công ty
Bạch Kim, với giao diện trực quan, dễ dừng, ngôn ngữ giao tiếp hoàn toàn bằng
tiếng Việt rất thuận lợi cho giáo viên. Phần mềm này cũng cưng cấp một hệ
thống các công cụ soạn thảo giúp giáo viên soạn bài giảng nhanh chóng. Trong
quá trình soạn giáo án, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường
được sử dụng trong sách giáo khoa, sách bài tập (như bài tập trắc nghiệm, bài
tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ/kéo thả hình ảnh ...), ngoài ra Violet còn hỗ trợ
nhiều module cho từng môn học giúp giáo viên tạo được những bài giảng
chuyên nghiệp. Sau khi soạn thảo xong, phần mềm cho phép xuất bài giảng ra
thành một sản phẩm chạy độc lập có thể copy vào đĩa mềm, USB hoặc CD để
chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình Violet....
2.4 Giải pháp 4: Xây dựng thư viện tư liêu
Khai thác các thông tin từ Internet, khai thác các tranh ảnh từ báo chí,
sách giáo khoa, tài liệu, báo chí, tạp chí... liên quan đến bài giảng
Khai thác từ băng hình Video, các phần mềm, tranh ảnh, bảng biểu, hình
vẽ thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính
Giáo viên chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu, tạo thành một thư viện tài
liệu để áp dụng trong các tiết bồi dưỡng học sinh. Sau đó cho các em quan sát
nhiều, quan sát kỹ chẳng những giúp các em viết được những bài văn hay mà
còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh
tế và sâu sắc. Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em còn cần tích
lũy cả vốn hiểu biết về văn hóa thông qua việc đọc và quan sát thường xuyên.
Mỗi một clip, một trang tư liệu hay lại có biết bao điều bổ ích và lý thú. Nó giúp
ta mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ, cảm xúc, góp phần
khơi dậy năng lực cảm thụ văn học ở mỗi học sinh.
14


2.5 Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin

phục vụ học tập.
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trên tất
cả các lĩnh vực đã tác động rất lớn đến khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
của học sinh. Nhiều em học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo nhiều
phần mềm vi tính. Đặc điểm nổi bật ở các em học sinh hiện nay là tính năng
động, sáng tạo và yêu thích cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng
công nghệ thông tin phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng
là xu hướng chung trong giáo dục thời đại hiện nay.
- Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang web và yêu
cầu các em tìm kiếm thông tin ở mạng internet để phục vụ công việc học tập
theo từng chủ đề, từng giai đoạn văn học hay một bài học về tác phẩm cụ thể. Ví
dụ: Có thể hướng dẫn các em lên mạng sưu tầm tài liệu về tác gia Nguyễn Ai
Quốc – Hồ Chí Minh hay sưu tầm một số tác giả, tác phẩm văn học giai đoạn
1945 – 1975 hoặc sưu tầm các đề kiểm tra, ôn tập …
Từ các tài liệu mà các em sư tầm được, giáo viên cũng có thể hướng dẫn
học sinh tập thuyết trình về một tác gia văn học, một tác phẩm văn học … kết
hợp trình chiếu bằng Powerpiont hay Violet.
Với sự bùng nổ của ngành công nghiệp điện tử, không khó để các em có
thể sở hữu một thiết bị di động thông minh với nhiều sự lựa chọn khác nhau từ
các hãng sản xuất uy tín và đa dạng về các đời máy. Với góc độ là học sinh,
chúng ta có được sử dụng chúng? Hoàn toàn có thể nếu chúng ta có ý thức tự
giác, biết khai thác chúng hiệu quả và điều quan trọng nhất là thuyết phục được
phụ huynh cho phép mình được sử dụng. Không khó với nhiều bạn, còn nếu bạn
hơi khó khăn trong việc sở hữu chúng . Một chiếc smartphone trên tay, nó có thể
giúp các em rất nhiều trong học tập, làm việc và giải trí… Tôi cũng đã thực hiện
khảo sát ở 45/94 em có sử dụng điện thoại thông minh. Kết quả cho thấy: Ngoài
thời gian học tập tại trường, về nhà khi các em dùng điện thoại thông minh thì
có tới 83% các em sử dụng vào mục đích giải trí như: Nghe nhạc, chơi game,

15



hoạt động mạng xã hội.... và chỉ có 17% trong số các em được khảo sát biết
dùng điện thoại thông minh cho nhu cầu học tập.

Chính vì lẽ đó thay vì cấm đoán, hạn chế các em. Chúng ta hãy hướng các
em vào việc sử dụng điện thoại một cách có ích nhất bằng những cách sau:
- Tìm kiếm thông tin, khai thác trên Internet: Với chiếc điện thoại thông
minh có kết nối 3G hay Wifi, các em có thể tìm kiếm thông tin và lướt web như
một chiếc máy tính thu nhỏ. Có thể tìm thông tin, tra cứu tài liệu hay đơn giản
chỉ đọc một bài viết, một bài văn nghị luận hay được đăng tải. Hơn nữa, cũng có
thể nhận và gửi mail trong học tập và làm việc.
- Biến chúng thành thiết bị thu, phát thông tin: Smartphone tích hợp đa
chức năng, các em có thể ghi lại bài giảng và những ghi chú quan trọng trên
lớp, những lúc rảnh và đến ngày thi, bạn có thể bỏ ra nghe lại. Hơn nữa với
những bạn tham gia BDHSG thì rèn luyện kỹ năng nghe, viết là cần thiết, do đó
nó là thiết bị không thể thiếu trong quá trình học
- Hiện nay trên ứng dụng của điện thoại thông minh có rất nhiều ứng dụng
hay của các nhà xuất bản, đưa tài liệu học tập lên. Các em hoàn toàn có thể tải
về học và tra cứu những lúc cần thiết. Biết cách khai thác, bạn có thể làm mọi
việc nhanh chóng và thuận lợi. Ví dụ các ứng dụng Truyện Kiều khi các em
chọn vào ứng dụng, thì toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều đã được tải về máy giúp
các em đọc những lúc rảnh rỗi. Không những thế trong ứng dụng còn có nhiều
16


bài phân tích về tác phẩm giúp các em hiểu sâu hơn về văn bản, từ đó tăng khả
năng cảm thụ cũng như học văn ở các em.

3. Một số lưu ý khi thực hiện các giải pháp.

Môn Ngữ văn ở trường phổ thông bao gồm các phân môn tiếng Việt, Tập
làm văn và Văn bản. Trong các phân môn này không phải phân môn nào và
không phải bài nào, phần nào của mỗi phân môn cũng đều có thể ứng dụng công
nghệ thông tin để giảng dạy được. Và đương nhiên không phải bất cứ tiết nào,
bài nào cũng biến thành bài giảng điện tử để trình chiếu được. Muốn ứng dụng
công nghệ thông tin thật sự hiệu quả phải chọn các nội dung, các vấn đề phù
hợp.
Trong dạy – học, chỉ nên sử dụng công nghệ thông tin khi thật cần thiết và
sử dụng với tỷ lệ ít hơn so với các dạng hoạt động và các phương tiện dạy học
khác (như thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, phát vấn, nêu vấn đề).
Khi sử dụng các phầm mềm thiết kế bài giảng điện tử phải thận trọng,
cân nhắc để lựa chọn các hiệu ứng phù hợp về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách
chạy chữ, thiết kế màn hình, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, tránh lạm dụng.
Bài giảng điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng
slile chi tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính
cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên …Trong quá trình
17


giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả
năng ghi chép bài của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập
chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo
viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài
dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các
loại thông tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy.
Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng công nghệ thông tin chỉ là một
phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình
giáo dục con người không thể “công nghệ hóa” hoàn toàn được, có nhiều mặt
giáo dục không thể quy trình hóa được như giáo dục nhân văn, giáo dục đạo

đức, giáo dục thẩm mỹ... Xác định điều này, trong quá trình giảng dạy giáo viên
tránh lạm dụng công nghệ thông tin, xem công nghệ thông tin là độc tôn, là duy
nhất.
Để ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học
có hiệu quả cao, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học để nâng cao
trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao khả năng sử dụng vi tính, thiết kế bài
giảng điện tử và cập nhật thông tin qua mạng.
Với đặc thù là dạy môn học có tính chất ươm mầm cảm xúc, bồi dưỡng
thẩm mĩ, việc dạy môn Ngữ văn, mặc dù vẫn chấp nhận sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin nhưng lại không chấp nhận sự xuất hiện thường xuyên, liên tục, thái
quá của phương tiện này. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học ngữ văn bao giờ cũng có tính chất hai mặt. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải
sáng suốt trong lựa chọn những nội dung, lựa chọn những bài dạy, lựa chọn cách
trình chiếu sao đạt kết quả mình mong muốn.
Ngữ văn là một quá trình đòi hỏi người thầy phải có nhận thức đúng: đổi
mới từ từ, từng bước, không nóng vội mà thay đổi hoàn toàn, đổi mới trong việc
kết hợp cả truyền thống và hiện đại. Mỗi bài, mỗi giờ lên lớp đổi mới một phần,
mỗi chương đổi mới một bài nhằm bảo đảm 3 tiêu chí của một giờ học: dân chủ,
tự do và hoạt động. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp
18


dạy và học là một định hướng đúng đắn và rất cần thiết. Với các tính chất riêng
của mình, mỗi môn học đều chấp nhận sự hiện diện, hỗ trợ của công nghệ thông
tin ở mỗi mức độ khác nhau.
III, Khả năng áp dụng của giải pháp.
Trong năm học 2017 – 2018 tôi đã nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ
thông tin vào nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9" vào thực
hiện ở các lớp khối 9 trường THCS Tân Phong. Tổng số học sinh được áp dụng
các giải pháp là 63 em. Qua nghiên cứu và thực hiện tôi thấy một số giải pháp

tôi đưa ra có thể áp dụng không những đối với môn Ngữ văn lớp 9 mà còn có
thê nhân rộng đối với môn Ngữ văn 6,7,8 trong trường và trong toàn huyện.
IV, Hiệu quả, lợi ích thu được.
Như trên đã trình bày, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc bồi
dưỡng HSG cũng như tăng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9, được
tôi thực hiện một cách thường xuyên trong năm học dưới sự chỉ đạo xuyên suốt
của lãnh đạo nhà trường đã và đang tạo ra được những hiệu ứng dây chuyền
trong quá trình từng bước đổi mới phương pháp dạy - học trong nhà trường.
Trước hết, phong trào tự học tự rèn trình độ vi tính của đội ngũ giáo viên trở
thành nhu cầu bức thiết . Từng giáo viên phải có sự cô sự nỗ lực tự thân tiếp cận
với intenet để cập nhật thông tin, sử dụng kho tư liệu khổng lồ của mạng để làm
giàu kiến thức cho mình. Tiếp theo, trong mỗi giờ dạy (chưa nói đến dạy – học
bài giảng điện tử) giáo viên có được những tư liệu bổ ích về tác giả, tác phẩm
nằm ngoài sách giáo khoa từ kho tư liệu có sẳn để bổ sung cho tiết dạy sinh
động hơn. Học sinh có sự hứng thú đặc biệt khi được học các tiết có máy chiếu
bởi nhiều lí do: hình ảnh sống động như thật, nhiều hình ảnh minh họa cụ thể,
nhiều hiệu ứng âm thanh mới lạ tạo được sự chú ý cho các em ngay từ phần giới
thiệu bài đến phần củng cố dặn dò. Quan trọng hơn là các em học sinh bớt sợ
văn, ham thích các giờ văn, có được tâm thế ham khám phá, tìm kiếm thông tin
trên mạng hơn và hiệu quả tiếp thu bài ở các em có nhiều chuyển biến rõ rệt.
Sau mỗi lần tôi phân tích áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy các em hiểu
bài hơn, ghi nhớ nội dung một cách sâu sắc hơn. Cách diễn đạt của các em lưu
19


loát hơn, đặc biệt là những câu hỏi cảm nhận có nhiều em (so với đầu năm) đã
mạnh dạn trình bày suy nghĩ. Bài làm (nói - viết) của các em đã mang màu sắc
"Văn" hơn là cách trả lời thông thường vụn vặt. Hiệu quả được thể hiện rất rõ
thông qua các bảng điều tra, khảo sát sau đây
Bảng khảo sát về năng lực cảm thụ văn học của học sinh khối 9 trường

THCS Tân Phong.
Tổng
Năm học

Lớp

số

Lớp 9D1 (Thực
Cuối năm
học
2017-2018

Giỏi

nghiệm)
Lớp 9D2 (Đối
chứng)
Lớp 9D3 (Thực
nghiệm)

Khá

Trung
bình
SL
%

HS


SL

%

SL

%

31

10

32

14

45

7

31

7

23

10

32


32

10

31

14

44

Yếu
SL

%

23

0

0

14

45

0

0

8


25

0

0

Ghi chú: ( % được làm tròn theo đơn vị tính)
Nhìn tổng quan bảng khảo sát có thể thấy sự tiến bộ vượt bậc của các em
trong khả năng cảm thụ văn học. Cả 3 lớp đến cuối năm học đều không có học
sinh yếu về năng lực cảm thụ văn học. Nhưng tỉ lệ học sinh giỏi và học sinh khá
ở hai lớp đối chứng tăng cao ( tăng gấp đôi so với khảo sát đầu năm), tỉ lệ học
sinh trung bình giảm. Riêng lớp 9D2 là lớp đối chứng không áp dụng giải pháp,
tuy không có học sinh yếu nhưng tỉ lệ học sinh giỏi và khá còn thấp.
Bảng khảo sát về mức độ hoàn thành một bài văn cảm thụ văn học của
học sinh khối 9 trường THCS Tân Phong
Hiểu ND
Năm học

Lớp

Cuối năm Lớp 9D1 (Thực
học
2017-

nghiệm)
Lớp 9D2 (Đối

Tổng
số HS


Hiểu

Hiểu ND

nhưng

Hiểu sơ

hoàn toàn

chính

chưa đầy

sài

đủ

SL %

SL

%

SL

%

SL %


31

12

39

14

45

5

16

0

0

31

7

23

10

32

14


45

0

0

chứng)

20


Lớp 9D3(Thực

2018

nghiệm)

32

13

41

12

37

7


22

0

0

Ghi chú: ( % được làm tròn theo đơn vị tính)
Trong bảng khảo sát về mức độ hoàn thành một bài văn cảm thụ văn học
thì tỉ lệ học sinh hiểu sơ sài đã không còn ở cả 3 lớp. Thay vào đó là tỉ lệ học
sinh hiểu hoàn toàn nội dung của một bài cảm thụ tăng cao ở hai lớp thực
nghiệm so với đầu năm. Ví dụ như lớp 9D1 đầu năm tỉ lệ hiểu hoàn toàn nội
dung đạt chỉ là 13% thì đến cuối năm đã tăng lên mức 39%, tương tự lớp 9D3
cũng có tỉ lệ tăng cao từ 9% lên 41%. Các con số đều cho thấy khả năng hữu
hiệu của giải pháp khi được áp dụng. Từ đó các em có niềm say mê, yêu thích
học văn, mức độ hứng thú với các tác phẩm văn học cũng tăng. Ví dụ như lớp
9D1 tăng 15 em (48%) lên 30 em (97%), và lớp 9D3 tăng 100%. Trong khi lớp
đối chứng 9D2 có tỉ lệ tăng thấp hơn so với 2 lớp thực nghiệm.
Bảng khảo sát về mức độ hứng thú đối với các tác phẩm văn học của học sinh
khối 9 trường THCS Tân Phong

Năm học

Lớp
Lớp 9D1 (Thực
nghiệm)

Đầu

năm Lớp 9D2 (Đối
chứng)


học

Tổng số HS

Mức độ hứng thú
Số lượng

%

31

30

97

31

20

65

32

32

100

2017-2018
Lớp 9D3 (Thực

nghiệm)

Ý thức học bài khi về nhà của các em cũng đã có sự thay đổi đáng kể, nhờ
áp dụng giải pháp. Khoảng thời gian ở nhà các em không còn chơi game, lướt
facebook nữa mà thay vào đó là sự hăng say, ham mê tìm đòi kiến thức qua các
ứng dụng trên điện thoại thông minh, hay trên những cuốn sách các em mượn
được ở trên thư viện. Những bài tập về nhà đều được các em chăm chỉ làm đầy
21


đủ. Nhiều em còn mạnh dạn lên hỏi thầy, cô giáo về những biện pháp mà khi
đọc ở nhà các em chưa hiểu vào những buổi sinh hoạt đầu giờ. Tinh thần học tập
của các em mạnh mẽ hơn và tự tin hơn, không ỷ lại hoặc chây lười như trước.

V, Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp.
Từ những thành công và tính thiết thực của sáng kiến “Ứng dụng công
nghệ thông tin vào nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9",
sáng kiến này đã bắt đầu triển khai và sử dụng trong các tiết bồi dưỡng học sinh
giỏi bộ môn cũng như trong các tiết học chính khoá.
VI, Kiến nghị, đề xuất.
Qua việc vận dụng “Ứng dụng công nghệ thông tin vào nâng cao năng
lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9" tôi nhận thấy:
Đối với nhà trường: Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà
trường trở thành phong trào mạnh mẽ hơn thì trước hết cần có sự đầu tư trang
thiết bị, máy móc, phòng máy đồng bộ hơn. Nếu có thể, nên trang bị cho mỗi
khối một máy tính, một đèn chiếu ở phòng học để giáo viên chủ động thực hiện
thường xuyên. Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên kĩ năng soạn giảng bài
giảng điện tử cho giáo viên.
Đối với ngành: Cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Mỗi năm cần có tổ chức hội thi

“Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin” hay hội thi giáo viên giỏi phải là giáo
22


viên biết soạn giảng bài giảng điện tử. Đồng thời, cần sớm đưa ra tiêu chí đánh
giá các tiết dạy trên bài giảng điện tử thống nhất để giáo viên dạy và người dự
có tiếng nói chung trong việc đánh giá.
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tôi về vấn đề “Ứng dụng công nghệ
thông tin vào nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9”. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để
cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện, có ý nghĩa thực tiễn cao
hơn.
Si Pa Phìn, ngày

tháng

năm 2018

Si Pa Phìn, ngày tháng

năm 2018

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

(Ký tên, đóng dấu)

( Ký, ghi rõ họ tên)


Nguyễn Duy Điệp

23



×