Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận cao học vai trò GIAM SAT PHAN BIEN XA HOI CUA BAO CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.86 KB, 34 trang )

A. MỞ

ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài.
-

Giám sát xã hội đảm bảo cho hoạt động đựơc thực hiện đúng mục đích và
đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể, theo chương trình, kế hoạch đã

-

đề ra
Phản biện xã hội đem lại những lợi ích vật chất và tinh thần chính đáng và
hợp pháp cho xã hội mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc phản ánh mối quan

-

hệ cơ bản : quan hệ Nhà nước với nhân dân.
Phản biện xã hội giúp phát huy dân chủ, lắng nghe tiếng nói của người dân
trong việc ra các quyết định, nhất là các vấn đề trọng đại của quốc kế dân

-

sinh, hoặc liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
Phản biện xã hội là phương thức quan trọng để đạt được đồng thuận xã
hội. Xã hội, cộng đồng là tập hợp của nhiều cá nhân. Dân chủ là khi quyết
định các công việc chung, tiếng nói của mỗi cá nhân được lắng nghe, được

-


tiếp nhận.
Phản biện xã hội sẽ là phương thuốc hữu hiệu để chữa trị các căn bệnh của
người cầm quyền, như nạn tham nhũng, tệ bè phái, dối trá, lối sống cơ
hội… – những căn bệnh dường như rất khó loại trừ ở bất cứ chế độ chính

-

trị -xã hội nào.
Phản biện xã hội sẽ là “kênh” trao đổi thông tin hữu hiệu giữa các thiết chế

-

quyền lực với nhân dân tạo ra sức mạnh dân tộc trong điều kiện mới.
Giám sát xã hội là đề cao quyền dân chủ của nhân dân , đồng thời trao cho
nhân dân công cụ hữu hiệu nhất ( báo chí ) trong việc thực hiện quyền

GSXH của mình.
 Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng
hàng đầu của báo chí.

1


NỘI DUNG
I: Cơ sở lý luận.
1.Những khái niệm
a. Giám sát ( theo từ điển tiếng việt, nhà xuất bản thanh niên năm
2007) giám sát “là theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng qui định không
”. Hai bước cơ bản của giám sát là “theo dõi” và “kiểm tra”. Và cũng theo
từ điển này “ theo dõi – là chú ý theo sát từng diễn biến để biết rõ hoặc có

sự ứng phó kịp thời.” ( ví dụ : theo dõi kẻ xấu, theo dõi diễn biến của bệnh
nhân.. Theo dõi là một công việc chuyên chú, miệt mài – vừa chuyên sâu,
có nghề, vừa bao quát diện rộng vừa chăm chú trọng tâm. “ Kiểm tra” là
xem xét tình hình để đánh giá , nhận xét. Kiểm tra không tiến hành thường
xuyên mà có thời điểm , trọng tâm, trọng điểm với chủ đích cụ thể.
- Giám sát xã hội được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản
lý vào khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả và đạt
được mục đích đề ra. Đây là hoạt động có ý thức của con người . Mỗi hệ
thống xã hội chựi sự tác động của nhiều mặt ( tiêu cực lẫn tích cực) của đời
sống. Vì vậy thông tin phục vụ cho công tác giám sát phải là thông tin hai
chiều: thuận và nghịch. Chiều thuận từ phía đối tượng chựi sự giám sát,
nguồn tin thể hiện rõ cách thức, quan sát phải là nguồn thông tin có tính
chất đánh giá, phê bình, xây dựng, làm tiền đề cho việc điều chỉnh sửa
chữa, thay đổi tư duy và hành động mới. Giám sát xã hội bao gồm:
- Giám sát hành chính các cơ quan chức năng thuộc hệ thống nhà
nước.
- Giám sát thành viên của các tổ chức chính trị.
- Giám sát các phương tiện thông tin đại chúng.
- Giám sát các thiết chế công dân.
- Giám sát mọi người.

2


Giám sát có hai bộ phận tham gia giám sát xã hội : bộ máy nhà nước
và công dân. Trên thức tế thì các thiết chế nhà nước vốn đã được hình thành
và hoạt động theo cơ chế tự giám sát và giám sát công dân. Thế nhưng một
xã hội dân chủ là xã hội cần phải coi trọng sự giám sát của công dân đối
với nhà nước. Đồng thời điều này cũng thể hiện trình độ phát triển , ý thức
tự giác và trách nhiệm cao của người dân.

V.I Lênin đã nói : Chính phủ cũng phải được dư luận và công chúng
kiểm soát ( V.I Lênin – toàn tập , tập 35 .1976 tr20). Ở Việt Nam hiến pháp
năm 1992 đã quy định “Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động nhà nước .Các cơ
quan nhà nước , các cán bộ công chức nhà nước chụi sự giám sát của nhân
dân”. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất cho sự khẳng định quyền giám sát của
nhân dân đối với hoạt động của xã hội.
Giám sát xã hội là giám sát lẫn nhau , giám sát từ nhiều góc độ một
cách công bằng và có ý nghĩa xã hội . Giám sát không chỉ để kiểm tra ,
đánh giá phân tích hoạt động của cơ quan, tổ chức cá nhân mà còn đề xuất
giải pháp nhằm điều chỉnh kế hoạch, khắc phục thiếu xót , những cái lỗi
thời , không còn phù hợp với định hướng và bản chất của xã hội.
“Theo PGS . TS Nguyễn Văn Dững thì “Giám sát xã hội bao gồm
những nội dung”
Thứ nhất là huy động nguồn lực – trí tuệ xã hội, động viên khích lệ
năng lực sáng tạo của nhân dân trong việc tham gia đóng góp ý kiến xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tham gia bàn thảo các quyết sách
lớn liên quan đến vận mệnh của đất nước.
Thứ hai là giám sát quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật cũng như sự phù hợp của hệ thống văn bản ấy với Hiến pháp , với lợi
ích căn bản của đất nước và nhân dân;
Thứ ba là tuyên truyền giáo dục kiến thức luật pháp cũng như ý thức
chấp hành luật pháp và chính sách của Nhà nước cho cộng đồng;
3


Thứ tư là cổ vũ việc thực hiện và giám sát việc thực thi các văn bản
quy phạm pháp luật đối với mọi tổ chức cá nhân trong xã hội để kịp thời
phát hiện những nơi làm đúng , làm tốt, làm hay cũng như những nơi làm
dở, làm sai – vi phạm pháp luật….Trong tình hình hiện nay ,việc chống lạm

dụng quyền lực, tham nhũng được xác định là chống giặc nội xâm, là quốc
nạn gắn liền với sự tồ vong của chế độ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến vai
trò và vị thế lãnh đạo của Đảng . Có quyền mới lạm dụng quyền , và có lạm
dụng quyền là có tham nhũng, do đó tham nhũng không ai khác , chính là
một bộ phận không ít quan chức trong bộ máy công quyền cấu kết với nhau
để trục lợi. Cho nên chống lạm dụng quyền lực và tham nhũng là cuộc
chiến đấu giữa một bên là đông đảo nhân dân và những cán bộ tốt của
Đảng và Nhà nước với một bên là bộ phận quan chức trong bộ máy công
quyền của Đảng và Nhà nước.
Thứ năm là tham gia tổng kết thực tiễn góp phần làm phong phú
thêm những tri thức, kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chủ trương chính
sách cũng như hệ thống văn bản pháp luật, hoàn thiện môi trường pháp lý.
Như vậy, báo chí không chỉ tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật
và giám sát quá trình thực hiện nó; mà còn tham gia tổng kết thực tiễn để
hoàn thiện chính sách và pháp luật.
Giám sát xã hội của báo chí – truyền thông đại chúng là giám sát chủ
yếu bằng tai mắt của nhân dân , giám sát bằng dư luận xã hội. Đó là quá
trình giám sát mọi nơi, mọi lúc. Chức năng giám sát xã hội của báo chí –
truyền thông đại chúng là “theo dõi , kiểm tra , đánh giá” quá trình thực
hiện chủ trương chính sách, luật pháp , để kịp thời phát hiện những nơi làm
đúng , làm hay để biểu dương , khích lệ và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ;
đồng thời cũng để sớm phát hiện những “trục trặc” , những nơi làm dở, làm
sai , những nơi vi phạm chủ trương chính sách và luật pháp để đấu tranh”
b. phản biện xã hội.

4


Phản biện xã hội là phản ánh một hiện tượng tất yếu trong đời sống
chính trị - xã hội. Khái niệm này được sử dụng ở nhiều nước từ lâu : nhưng

ở nước ta , những năm gần đây mới được quan tâm , thu hút sự chú ý của
giới nghiên cứu nhất là sau khi “phản biện xã hội” được chính thức ghi
trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X.
Để hiểu phản biện xã hội , trước hết phải hiểu phản biện là gì? Phản
biện là một từ Hán Việt . Hiểu theo cách triết tự thì “phản biện có nghĩa là
bàn luận theo hướng ngược lại” hoặc là tranh luận, tranh cãi . Vì vậy có thể
hiểu phản biện là sự tranh luận, tức là đưa ra lập luận để làm rõ đúng sai ,
trong phản biện phải hội đủ các luận cứ ( thực tiễn khoa học) để làm rõ cái
đúng cái sai của vấn đề đang tranh luận.Điều đó cho thấy, phản biện khác
với góp ý kiến phê bình ,kiến nghị.Là sự tranh luận , phản biện bao hàm cả
biện luận và phản biện luận chứ không chỉ một chiều .Trong phản biện
không chỉ là bác bỏ, phủ định mà có thể có cả sự bổ sung làm rõ hơn vấn
đề ở mọi góc độ , phương diện khác nhau.Do đó không thể đồng nhất phản
biện với phản bác , bài xích.
Từ đó có thể hiểu phản biện xã hội là sự phản biện của xã hội (hay là
sự phản biện mang tính xã hội ), tức là sự biện luận, thẩm định đánh giá của
các lực lượng xã hội đối với những chủ trương chính sách, đề án ,dự án xã
hội…liên quan đến quyền lợi và đời sống của thành viên trong xã hội.Như
vậy phản biện xã hội là tiếng nói nhận thức của xã hội , của các lực lượng
xã hội.Đó là những lập luận có chứng cứ nhằm phát hiện, chứng minh , bổ
xung hoặc bác bỏ ,phủ định một chủ trương chính sách hay đề án xã hội
được công bố hay đang hình thành. Là “tiếng nói” phản biện xã hội khác
với tâm trạng xã hội (trạng thái tâm lý ,tình cảm,mang tính cảm tính thường
biểu hiện một cách âm ỉ , âm thầm) phản biện xã hội biểu hiện một cách
công khai ,rõ ràng. Là “ nhận thức”, phản biện xã hội phải có chứng cứ ,lập
luận do đó nó cũng không đồng nhất với dư luận xã hội .

5



Trong đời sống xã hội người ta quen với phản biện khoa học – phản
biện trong lĩnh vực hoạt động khoa học của các nhà khoa học nhằm đi đến
chân lý , khẳng định sự đúng đắn của các chân lý khẳng định sự đúng đắn
của các lý thuyết, phát minh khoa học. Phản biện xã hội và phản biện khoa
học có những điểm giống nhau và khác nhau rất quan trọng .Phản biện
khoa học là một khái niệm khoa học đòi hỏi phải có sự hoàn chỉnh ( một
cách tương đối) của các lập luận và đặc biệt đề cao tính khách quan .Phản
biện xã hội không nhất thiết phải có sự hoàn chỉnh (cho dù một cách tương
đối)của các lập luận đặc biệt là , mặc dù cũng coi trọng tính khách quan,
phản biện xã hội còn có thuộc tính xã hội – phản ánh quyền lợi kinh tế chính trị - xã hội của các chủ thể phản biện.
Là một khái niệm chính trị - xã hội phản biện xã hội về thực chất là sự
phản biện của nhân dân. Nhân dân là chủ thể của phản biện xã hội với hai
tư cách . Thứ nhất với tư cách là người chủ , nhân dân có quyền giám sát
đối với mọi hoạt động của Nhà nước . Bằng hình thức phản biện xã hội ,
nhân dân có công cụ hữu hiệu , có điều kiện tốt hơn thưc hiện quyền giám
sát các hoạt động của Nhà nước . Thứ hai với tư cách là đối tượng chụi sự
quản lý của nhà nước , nhân dân có quyền bảo vệ những lợi ích , quyền lợi
chính đáng , hợp pháp của mình trước những chủ trương,chính sách đề án
của Nhà nước chưa đáp ứng đầy đủ hoặc xâm phạm các quyền lợi đó.
Bằng những lập luận ,chứng cớ dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn
của các lực lượng xã hội , các tầng lớp nhân dân, phản biện xã hội để làm
rõ đúng sai của các vấn đề có tính chất xã hội liên quan đến lợi ích toàn xã
hội đến lợi ích đông đảo của nhân dân giúp nhà nước điều chỉnh chủ trương
, chính sách phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Như vậy , bản chất phản
biện xã hội là sự thực hành dân chủ là đặc trưng rõ ràng của đời sống dân
chủ của xã hội.
2. Các góc độ tiến hành khảo sát.

6



- Khảo sát trên các báo , trang báo điện tử .. tuoitre.online ; dantri ;
vnepress, đại đoàn kết …
- Khảo sát các bài báo thông tin về biển đông của Việt Nam và Trung
Quốc.
- Các ý kiến chuyên gia, nhà nghiên cứu về luật học ,nghiên cứu về
Biển Đông và dư luận quốc tế
- Ý kiến của giới trẻ hiện nay về vấn đề biển đông cũng như ý thức
của họ về chủ quyền của đất nước….
3. Khảo sát thực tế.
Trong thời gian gần đây biển Đông luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm
của công chúng bạn đọc. Những thông tin mới nhất về tình hình ở biển
Đông luôn được báo chí thông tin một cách đầy đủ và chi tiết đến độc giả.
Quan điểm, ý kiến của các chuyên gia cũng như các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước luôn nhận được sự quan tâm của độc giả. Dưới đây
là những ý kiến đánh giá của các chuyên gia, của người đại diện về luật
pháp và phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam. ( Thông tin được thu thập
từ báo tuổi tre onlne, vnepress, dân trí, đại đoàn kết... với các ý kiến – thể
hiện rõ chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí.) . Trong mỗi
báo, là sự tập hợp những bài viết tiêu biểu của các tác giả, cũng như các
độc giả của chúng ta.
Biển Đông ! thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng, giới trẻ
ngày nay nhìn nhận về vấn đề biển Đông ra sao?, báo chí trong nước và
nước ngoài phản ánh việc TQ xâm lược biển Đông thế nào?
Ngay từ khi Trung Quốc, tiến hành lấn chiếm đất đai của Việt Nam
các cơ quan chức năng đã nên tiếng phản đối về các việc làm và chính sách
của Trung Quốc. Các doanh nghiệp, các tổ chức, cùng với đông đảo tầng
lớp trẻ nhất là học sinh – sinh viên thể hiện tình cảm yêu nước của mình
trên mọi lĩnh vực ; kinh tế, du lịch, truyền thông , học tập … cụ thể như sau
:

7


Ngày 26/5/2011, 3 tàu hải giám của Trung Quốc đã vào sâu trong
thềm lục địa của Việt Nam để uy hiếp và cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn
Bình Minh 2 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Việc này đã ngay lập tức thu
hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước, và đã chính thức được Bộ Vì
tính chất nghiêm trọng của nó, nhiều nhà quan sát đã đặt tên là "Sự kiện
Bình Minh 2"trưởng Quốc phòng Việt Nam nêu ra tại Diễn đàn an ninh
Châu Á lần thứ 10.
Sự gây hấn của Trung Quốc không dừng lại ở đó: ngày 9/6/2011, tàu
Viking 2 do PVN thuê của hãng CGG Veritas, khi đang khảo sát địa chấn
tại lô 163-3D hoàn toàn nằm trong vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, không xa mỏ Đại Hùng và cách Vũng Tàu chưa đầy 150 Hải lý,
đã bị hai tàu đánh cá và ngư chính của Trung Quốc đến quấy rối và phá
thiết bị. Sự kiện này được giới quan sát quốc tế đánh giá là một sự leo
thang có chủ ý không thể chối cãi.
Với Việt Nam nói riêng và toàn bộ diễn tiến của quá trình tranh chấp
Biển Đông nói chung, hai sự kiện Bình Minh 2 và Viking 2 này là những
cột mốc quan trọng vì nhiều lý do. Thứ nhất, nó diễn ra rất sâu trong khu
vực thềm lục địa trực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách
mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam chỉ 120 Hải lý, chứ
không thuộc vùng biển có tranh chấp như trong những lần va chạm trước.
Thứ hai, nó nhắm đến hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, một
trong những hoạt động kinh tế trên biển quan trọng nhất của Việt Nam.
Thứ ba, nó diễn ra có chủ ý, có hệ thống (3 tàu hỗ trợ nhau) chứ
không phải một tai nạn.
Thứ tư, so với những va chạm trước đó, nó là một sự leo thang rõ rệt,
nhất là thời điểm xảy ra ngay sau diễn ra ngay sau chuyến thăm các nước
Singapore, Indonesia và Philippines (từ 15/5) của Bộ trưởng Quốc phòng

Trung Quốc và ngay trước thềm Diễn đàn an ninh Châu Á, tổ chức tại
Singapore ngày 03-05/2011.
8


Thứ năm, sự kiện này nguy hiểm ở chỗ: toàn bộ cỗ máy truyền thông
của Trung Quốc đã lên tiếng khắp nơi vu cáo Việt Nam là bên gây hấn và
Trung Quốc đóng vai nạn nhân trước nhân dân Trung Quốc cũng như nhân
dân thế giới. Trong khi Việt Nam hầu như chưa kịp có một kế hoạch đối
kháng nào về truyền thông.
Trước tình hình đó, Việt Nam như bừng tỉnh, sự đe doạ về chủ quyền
biển đảo à an toàn của các hoạt động kinh tế biển đã tiến đến sát cửa nhà
chứ không còn xa xôi như trước nữa. Ngay lập tức báo chí và truyền thông
vào cuộc, đưa tin và cập nhập liên tục về sự kiện. Nhiều phân tích của giới
quan sát và học giả cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể đưa “ Sự kiện
Bình Minh 2” này ra toà án Quốc tế.
Báo chí Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ về những việc làm của Trung
Quốc, những ý kiến của các chuyên gia, học giả bàn về vấn đề biển đông
được đông đảo quần chúng theo dõi sát sao. Cụ thể như sau :
Trên báo tamnhin.net có đăng bài : “ biển đông dậy sóng” ở đó các
chuyên gia trong và ngoài nước nhìn nhận và đánh giá về vụ việc biển đông
trong những ngày gần đây, gây sự chú ý thu hút của đông đảo dân chúng.
Nhà nghiên cứu ninh hàng hải khu vực, Thạc sỹ Iskander
Rehman: cho rằng
sự việc việc vừa rồi khá nhất quán với cách ứng xử gần đây nhất của
Trung Quốc tại biển Đông và Đông Hải, theo đó Trung Quốc sử dụng hai
biện pháp cưỡng ép về ngoại giao và ra chỉ dấu mạnh mẽ về quân sự để
khẳng định chủ quyền . Mặt khác việc phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập
trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi được tiến hành nhiều trong thời gian
gần đây. ( theo BBC ngày 30/05/2011)


9


Nhà nghiên cứu ninh hàng hải khu vực, Thạc sỹ Iskander
Rehman: cho rằng
sự việc việc vừa rồi khá nhất quán với cách ứng xử gần đây nhất của
Trung Quốc tại biển Đông và Đông Hải, theo đó Trung Quốc sử dụng hai
biện pháp cưỡng ép về ngoại giao và ra chỉ dấu mạnh mẽ về quân sự để
khẳng định chủ quyền . Mặt khác việc phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập
trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi được tiến hành nhiều trong thời gian
gần đây. ( theo BBC ngày 30/05/2011)
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia: cho rằng:
việc TQ theo đuổi chiến lược ngaọi giao nâng cấp nhằm tranh chấp
biển Đông luôn muốn chứng tỏ TQ à nạn nhân của các nước khác, và ông
cho rằng nếu như TQ tiếp tục tiến hành tranh chấp trên biển đông thì điều
này sẽ ảnh hưởng đến việc xảy ran guy cơ xung đột vũ trang trong khu vực
tuy nhiên cũng theo ông thì rất ít xảy ra xung đột (theo BBC 8/06/2011).
Nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông Dương Danh Dy: vụ
tàu TQ cắt cáp thăm dò của tàu Bình Min 2 là nghiệm trọng nhất đánh dấu
những nấc thang mới của TQ trong việc lấn chiếm biển quân việt nam. Và
ông cũng khẳng định “ nhân dân Việt Nam không thể nào im lặng trước sự

10


ngang ngược của TQ, nếu TQ cố tình xâm luợc thì sẽ có nhiều cuộc tuần
hàon để phản đối phía TQ.
Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính
phủ: cho rằng việc tiếp tục phải làm bây giờ là tiến hành các hoạt động

chính đáng trên vùng biển Việt Nam. Song cần tiếp tục đấu tranh nếu có vi
phạm theo đúng thủ tục luật pháp và thực tiễn quốc tế, sử dụng các công cụ
luật pháp để thể hiện quyền của mình ( theo BBC ngày 8/06/2011).
Tiến sĩ Dương Danh Huy - một trong các sáng lập viên của Quỹ
Nghiên cứu Biển Đông: theo tiến sĩ thì “quy tắc ứng sử biển Đông” đã có
hạn chế ngay từ đầu .Thứ nhất nó không có tính rằng buộc pháp lý. Thứ nhì
nó không xác định tranh chấp gồm những gì. Thứ ba nó thiếu tính cụ thể.
Về cơ sở để tranh chấp, Việt Nam và Philippin dựa vào công ước biển còn
Trung Quốc dựa vào cách khẳng định bằng ngôn ngữ và hành động rằng
chủ quyền là của TQ và tỏ ra mập mờ về cơ sở (theo BBC ngày
11/06/2011).
GSTS Vladimir N.Kolotov, Trưởng khoa Lịch sử Viễn Đông ĐHQG St.Petersburg (Nga): vụ việc biển Đông gia tăng căng thẳng gần
đây không đem lại lợi ích cho nước nào nhất là TQ. Trung Quốc đang đánh
mất đi uy tín và những thành tựu hơn 10 năm xây dựng với ASEAN. GSTS
cũng cho rằng trước mắt Mỹ không can dự trực tiếp vào biển Đông. Nhưng
khi tình hình an ninh trở nên bất ổn đó sẽ là mối đe doạ nghiêm trọng đến
liên minh Mỹ , Hàn Quốc, Nhật Bản và con đường an ninh huyết mạch qua
biển Đông. Mưu đồ của TQ là kiểm soát tài nguyên và tuyến đường biển
quốc tế quan trọng biển Đông.( thanh niên online ngày 11/06/2011).
Và rất nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, luật học trong nước và
quốc tế lên tiếng phản đối việc làm của Trung Quốc.

Báo chí Việt Nam sôi sục
11


Trên báo tuổi trẻ online có đăng bài của công ty du lịch CANAAN.

Công ty du lịch CANAAN đã dừng các tour du lịch đến TQ và tháo
gỡ các thông tin du lịch TQ ra khỏi web của công ty mình.

Điều đặc biệt là: Trên Facebook, mạng xã hội nổi tiếng với hàng triệu
cư dân mạng Việt Nam đang hoạt động, rất nhiều khẩu hiệu kêu gọi cộng
đồng mạng tẩy chay hàng Trung Quốc, phản đối ý định xâm chiếm biển
đông, đánh đuổi tàu cá Việt Nam của Trung Quốc đã được đưa lên. Nhiều
facebooker thay avatar là hình ảnh gạch đỏ đối với những gì có từ “Made in
China” hoặc hình ảnh chiến sĩ hải quân Việt Nam hiên ngang đứng canh và
bảo vệ biển đảo. Nhiều lời động viên các chiến sĩ, nhân dân đang sinh sống
và bảo vệ biển đảo được cộng đồng mạng gửi gắm, trong đó rất đông là các
sinh viên, Việt kiều đang học tập và sinh sống ở nước ngoài. Tinh thần của
giới trẻ được thể hiện rõ hơn trong cuộc biểu tình diễn ra ngày 5 tháng 6
năm 2011 ở Hà Nội trước cửa Đại Tổng lãnh sứ TQ ở TP.HCM. Cuộc biểu
tình thu hút đông đảo các tầng lớp học sinh, sinh viên .
Ngày 27/5( sau khi sảy ra vụ việc tàu TQ cắt cáp thăm dò của Việt
Nam ) đại diện Bộ ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại
Hà Nội để trao công hàm phản đối các hành vi của các tàu cá Trung Quốc.
“ Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay mọi hành động vi
12


phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đồng thời bồi
thường thiệt hại cho phía Việt Nam.”. Bà Nguyễn Phương Nga người
phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, kịch liệt bác bỏ luận điệu của Trung
Quốc ( cho rằng Việt Nam tiến hành thăm dò dầu khí vi phạm chủ quyền
của Trung Quốc và làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc). Bà khẳng định
khu vực mà Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế và vùng thềm lục địa 200 hải lý theo công ước luật biển
Quốc tế năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại
càng không thể nói đây là khu vực do Trung Quốc quản lý. Bà cũng cho
rằng TQ cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp
thành khu vực có tranh chấp.


13


CÁC BÁO CHÍ TRONG NƯỚC LÊN TIẾNG BẢO VỆ LÃNH
THỔ VN
Ngày 27/5 Thông tấn xã VN có bài viết “ Tàu Trung Quốc ngang
ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam” phản ánh sự việc ba tàu Hải giám
Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của Tàu địa
chấn Bình Minh 2. Sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02 và thông báo
là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng tàu Bình
Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu Hải giám TQ và
khẳng định tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền
Việt Nam.
Cùng ngày trên báo Vietnam.net có bài “ Yêu cầu Trung Quốc bồi
thường thiệt hại vì cắt cáp dầu khí”
Ngày 28/5 trên báo Công an nhân dân có bài “Tàu Hải giám Trung
Quốc vi phạm chủ quyền lãnh Hải của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về
kinh tế và cản trở hoạt động của PVN” bài viết nêu ý kiến của Phó Tổng
Giám đốc PVN khẳng định; “ Việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất
sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động
thăm dò, khoả sát bình thường của PVN, là một hành động hết sức
ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với chủ quyền Việt Nam, gây
thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.”
Tiếp sau đó, nhiều bài báo đã có những bài viết thể hiện sự đoàn kết,
bám giữ biển bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam.
Ngày 30/5 trên báo tuổi trẻ có bài “Bám biển giữ ngư trường”.
Trong bài viết một thuyền trưởng ở Đà Nẵng tâm sự: “ Dù khó khăn
nhưng ngư dân miền Trung vẫn khát vọng ra khơi, cùng nhau liên kết
để chống sự chèn ép của tàu Trung Quốc bằng tổ đoàn kết đánh bắt hải

sản trên biển.”
Ngày 31/5 cũng trên báo tuổi trẻ có bài “đất liền luôn ủng hộ và tiếp
sức Trường Sa”.Bài viết ghi lại cảm xúc của Nghệ Sĩ ưu tú Ái Xuân sau
14


những chuyến công tác ngoài đảo, qua đó thể hiện sự gắn bó giữa nhân dân
đất liền với vùng hải đảo. Trong đó nghệ sĩ nhấn mạnh “ Tôi sẽ tham gia
vào bất cứ hoạt động hướng về Trường Sa nào trong điều kiện cho
phép”
Ngày 31/5 báo Đất Việt có bài “ Giữ vững biển Tổ Quốc”.Bài viết
thể hiện tinh thần tự tin, phấn khởi, khí thế ra khơi của các đoàn tàu đánh
cá trên các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Những ngư dân này ra khơi
không chỉ để khai thác hải sản mà còn để bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc.
Trên báo Dân Việt hôm nay có bài “Ngư đội Trường Sa vững vàng
bám biển”.
(Tổng hợp từ vnexpress).
Quan điểm của các nhà nghiên cứu.
Ngày 31/5, trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Khương Du vẫn tiếp tục bênh vực hành động của các tàu
hải giám và cho rằng, Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển
Đông
bà Khương Du một lần nữa khẳng định: "Các hoạt động thực thi mà
các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành vađối với các hoạt động
bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung
Quốc, phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa cho thấy
Trung Quốc cố tình “đổi trắng thay đen”, cố tình làm cho dư luận hiểu
sai bản chất của vụ việc.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhận định, việc tàu hải giám của

Trung Quốc cắt đứt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 không chỉ là hành vi
xâm phạm chủ quyền đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam mà còn là hành động leo thang làm phức tạp, gây căng thẳng
trên biển Đông. Thực tế, Trung Quốc tự vẽ “đường lưỡi bò” thâu tóm
gần hết biển Đông, tự nhận khu vực trong đó là hải phận của mình nhưng
15


không được nước nào công nhận. “Chính phủ ta nên kiên quyết đấu
tranh và phải gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc tố cáo Trung Quốc vi
phạm Công ước Luật Biển năm 1982. Chúng ta phải làm thế để cho
thấy Trung Quốc chẳng có lý lẽ gì và để thế giới biết thực chất vấn đề
là gì”, ông Vĩnh nói.
Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, giảng viên Khoa Luật Quốc tế, ĐH
Luật Hà Nội cũng nhận định, những hành động vừa qua cho thấy Trung
Quốc đang thực hiện mục đích biến biển Đông thành vùng tranh chấp.
Trung Quốc muốn tạo cho dư luận hiểu rằng đang tồn tại một vùng tranh
chấp, chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là chiến lược củng cố
cho lập luận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Trước nguy cơ này, Việt
Nam cần thể hiện rõ quan điểm một cách kiên quyết và nhất quán trong
việc không bao giờ tồn tại vùng tranh chấp và chồng lấn.
Chung nhận định với các nhà nghiên cứu, chính trị gia trên, nhóm tác
giả Lê Vĩnh Trương, Nguyễn Đức Hùng, Dư Văn Toán, Nguyễn Trọng
Bình, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu biển Đông) cũng cho rằng, sự
việc 26/5 nghiêm trọng ở chỗ sự xâm lấn ngày càng sâu dần vào lãnh thổ
hợp pháp của Việt Nam, thách thức và thăm dò lòng tự trọng của nhân dân
Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên
nhiều phương diện để tìm giải pháp cho Hoàng Sa, Trường Sa và biển
Đông. Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi
sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam (theo tuổi trẻ online).

Ý KIẾN CỦA PHÍA TRUNG QUỐC VỀ LẤN CHIẾM BIỂN
ĐÔNG
Bằng cớ là Hoàn Cầu Thời báo, một cơ quan ngôn luận của Cộng sản
Trung Hoa đã lên tiếng về biến cố này với những lời lẽ đe dọa nặng nề,
một hiện tượng trước đây chưa bao giờ thấy. Nhật báo Asahi, Nhật Bản,
cũng nói rằng Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền
ở Biển Đông; vì Cục Quản lý Đại dương của Bắc Kinh mới đây đưa ra một
16


phúc trình khuyến cáo sử dụng vũ lực quân sự để đạt mục tiêu trong các
cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Tạp chí Hoàn Cầu Thời báo ở Bắc Kinh ngày 30 tháng Năm 2011 đã
viết bài bình luận nói đến vụ cắt dây cáp tầu Bình Minh 2. Bài viết không
ký tên tác giả nào, cho thấy đây là lập trường chung của đảng Cộng sản
Trung Quốc. Họ nhấn mạnh rằng vụ này là biến cố “nghiêm trọng nhất
trong những năm gần đây.” Hoàn Cầu Thời báo, thuộc nhật báo Nhân
Dân, Bắc Kinh, là cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Điều đáng chú ý là bài báo này không hề nhắc đến những khẩu hiệu
êm ái như “đồng chí, anh em, hợp tác toàn diện, 16 chữ vàng,” vân vân mà
các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng gần đây
đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trái lại, tờ báo cảnh cáo bằng những lời đe
dọa rất cứng rắn. Thí dụ, họ viết rằng việc tầu Bình Minh 2 đi khảo sát địa
chấn là “thách thức lòng kiên nhẫn của Trung Quốc… Nếu như Việt
Nam cứ tiếp tục hoạt động trong vùng biển chủ quyền của Trung
Quốc, thì sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.”
Hoàn Cầu Thời báo đã đe dọa rằng “tình trạng tự kiềm chế của
Trung Quốc không phải là không có giới hạn,” sau khi tố cáo tầu Bình
Minh 2 vi phạm vùng chủ quyền của họ. Và họ còn nhắc nhở, “Trung
Quốc là nước lớn, sức mạnh hơn hẳn Việt Nam!” Báo này đã đăng thêm

những lời “góp ý kiến” của độc giả, và tất cả biểu lộ tinh thần đề cao Hán
tộc. ( theo tuổi trẻ online).
Mỹ lên tiếng về tình hình Biển Đông .
Trong năm 2010, toàn bộ khu vực đã lo ngại trước những xung đột
tiềm tàng có thể xảy ra tại Biển Đông", ông Willard hôm nay nói trong một
cuộc họp báo tại Kuala Lumpur, Malaysia. "Tất nhiên, tôi cũng luôn lo
ngại bởi có thể thấy căng thẳng đang gia tăng, với những va chạm xảy

17


ra tại khu vực có ý nghĩa rất quan trọng và chiến lược đối với tất cả
chúng ta", đô đốc Mỹ nói thêm.
"Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp", ông
Willard cho hay, "Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các
bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một
cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va
chạm trên biển hoặc trên không"(vnexpress).
Ý kiến của Hoàng Việt giảng viên luật TPHCM
: “Trước mắt là Việt Nam phải có những động thái để kêu gọi cộng
đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN . Các nước ASEAN mà cùng
lên tiếng mạnh thì có lẽ thái độ của Trung Quốc cũng sẽ thay đổi. Đặc biệt,
trong Đối thoại Sangri-La về an ninh Châu Á sắp tới tại Singapore, Việt
Nam nên đưa vấn đề này ra bàn thảo. Bởi nếu cứ để diễn biến thế này,
Trung Quốc vấn cố tình tiếp tục như thế và Việt Nam bằng mọi giá bảo vệ
quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình thì tương lai về một cuộc xung
đột quân sự là điều khó tránh. Mà chiến tranh thì chẳng bên nào có lợi, kể
cả Trung Quốc".
“Đồng thời, một điều rất quan trọng bây giờ là Việt Nam phải nhanh
chóng ban hành luật biển, phải luật hóa, quy định rõ những vùng biển nào

của ta và cách hành xử để khi bị xâm phạm thì lực lượng cảnh sát biển sẽ
dễ xử lý. Luật biển Việt Nam soạn thảo đến 13 năm nay vẫn chưa đưa ra
Quốc hội để thông qua, trong khi các quốc gia khác xung quanh đã có cả
rồi". ( theo tuổi trẻ online )

Trung Quốc phát tín hiệu cứng rắn về Biển Đông?
Mới đây nhất Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động căng thẳng tại biển
Đông quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. Tối ngày 19/6 hãng Thông tấn TW Đài
18


Loan (CAN) cho biết báo Văn Hối đã đăng bài xã luận hôm 18/6. Đặc biệt,
trong bài xã luận trên tờ báo được cho là tiếng nói của Bắc Kinh tại Hong
Kong, người ta thấy lần đầu tiên kể từ khi sóng gió nổi lên ở Biển Đông
xuất hiện cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn.”. Đây được coi là sự
biểu lộ thái độ mạnh mẽ nhất của Trung Quốc kể từ khi tình hình Biển
Đông xảy ra biến động tới nay. Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh cáo
rõ ràng: “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các
công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực
lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm.” ( theo
dantri )
Rõ ràng có thể thấy Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực khi cần
thiết , nó cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong vấn đề độc chiếm biển
Đông. “Tại hội nghi diễn ra ngày 13 – 17/6 tại New York , 21 thành viên
các quốc gia công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 đề cập gần
đây Trung Quốc đã liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do tập
đoàn dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của Việt Nam. Thứ trưởng ngaọi giao Lê Lương Minh khẳng định đây
là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các

vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam vi phạm các quy định và nguyên tăc cơ bản của Công Ước. Đồng thời
trưởng đoàn cũng yêu cầu bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở
Biển Đông , khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất kỳ cơ
sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là Công Ước Luật biển. Trưởng đoàn Việt
Nam khẳng định lại quyết tâm và lập trường của Việt Nam thực hiện
nghiêm túc các quy định của Công ước Luật biển cũng như tuyên bố về các
ứng xử của các bên ở biển Đông nhằm xây dựng biển Đông thành khu vực
hoà bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định”
( theo dantri.com).
19


Bác bỏ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.
Hội thảo quốc tế về an ninh biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu
chiến lược và Quốc tế của Mỹ tổ chức đã diễn a từ sáng 20/6 tại thủ đô
Washinhton Mỹ với sự tham dư của khoảng 150 học giả, nhà nghiên cứu,
quan chức ngoại giao và phóng viên báo chí đến từ nhiều nước trên thế
giới.
Sau phát biểu của ông Su Hao , Phó Giám Đốc Trung tâm nghiên cứu
quốc tế của đại học ngoại giao Bắc Kinh trong phiên thảo luận đầu tiên về
tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại biển Đông,
nhiều học giả quốc tế đã ngay lập tức lên tiếng phản bác các lập luận của
học giả Trung Quốc, đặc biệt là “cơ sở lịch sử” của tuyên bố chủ quyrnf
đường chữ U.
Ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an
ninh của Ban Thư ký ASEAN, nói: “ Tôi không cho rằng Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để
tuyên bố chủ quyền”.
Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ không đồng tình với

cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường chữ U “ Về quyền
tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên can gì cả, mà phải
tuân theo UNCLOS. Tiến sĩ cho rằng việc dùng lịch sử để giải thích
chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS”.
Nhà nghiên cứu nổi tiếng, giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc
phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử"

20


để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở
pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.
Cũng liên quan đến khía cạnh quốc tế bà, Caitlyn Antrim Giám đốc uỷ
ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn
không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bản
vệ. Bà nói : “ Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường chữa
U đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì
câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay
không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm
trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối
với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải,
chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó.”
Trong phiên thảo luận buổi chiều, các học giả Bonnie Glaser của Mỹ,
Trần Trường Thủy của Việt Nam, Carl Thayer của Australia và Ian Storey
của Singapore đã trình bày về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đưa ra
cách giải thích cho các sự kiện này.
Tại hội thảo, ngoài các học giả còn có bài phát biểu của Thượng nghị
sỹ John McCain, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte và
một số quan chức của Mỹ . Về tình hình tại Biển Đông, Thượng nghị sỹ
McCain nói: "Một trong nhưng nguyên nhân chính làm xấu thêm

những căng thẳng tại Biển Đông và khiến cho việc giải quyết hòa bình
các tranh chấp tại đây trở nên khó khăn hơn là thái độ hiếu chiến của
Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc muốn thúc
đẩy."(theo dantri.com).

Học giả Trung Quốc lại phân bua về Biển Đông .

21


Phát biểu tại Hội thảo ở Washington về Biển Đông sáng 20/6, GS Tô
Hạo, ĐH Ngoại giao Trung Quốc phân trần về "chính sách thật", "chủ
trương thật" của Trung Quốc ở Biển Đông.
GS Tô Hạo sau khi đưa ra một loạt những “bằng chứng” về chủ quyền
không thể chối cãi của Trung Quốc ở Biển Đông, GS làm rõ lợi ích và
chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông . Theo GS Tô Hạo ông luôn băn
khoăn tại sao căng thẳng biển Đông lại gia tăng. “Biển Đông không phải là
vấn đề quá nghiêm trọng”, ông nhiều lần nói. Ông cho rằng Biển Đông
thực sự căng thẳng từ tháng 7/2010 khi ngoại trưởng Mỹ có bài phát biểu ở
ARF tuyên bố lợi ích của Mỹ ở Biển Đông: “ Có lẽ Mỹ có trách nhiệm
trong việc đưa Biển Đông thành điểm nóng”. Nhưng ông hoàn toàn bỏ qua
những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian
qua. Về những hành động trên Biển Đông ông Tô Hạo phân bua chính hành
động của các nước trong khu vực đã làm cho Trung Quốc lo lắng.

“Một vài nước nói rằng Trung Quốc những năm gần đây có thái độ quá
mạnh đối với vấn đề biển Đông, nhưng tôi tin là lý do Trung Quốc có thái
độ quyết đoán như vậy bởi một vài nước đã có những phản ứng quá mạnh
đối với những gì đang xảy ra chống lại Trung Quốc. Đó là lý do làm cho
Trung Quốc lo lắng (scared) và làm cho chúng tôi phải nói gì đó để bảo vệ

chủ quyền đối với Biển Đông, GS Tô Hạo nhấn mạnh.”
Cũng theo ông những hành động của Trung Quốc không phải là hiếu
chiến như các học giả nước ngoài nhìn nhận, ngay cả những hành động
mang tính chất quyết đoán cũng “ không phải là Trung Quốc có chủ trương
như vậy”. Trung Quốc luôn cố gắng hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông “
Trung Quốc luôn thực hiện chính sách láng giềng tốt, đó không phải chỉ để
tuyên truyền, mà là thực sự”.
22


Trung Quốc luôn “lưu tâm để có hành xử cẩn trọng mới mong có
quan hệ tốt với láng giềng”. “Trung Quốc đang trỗi dậy, nhiều người cho
rằng theo hướng bá quyền. Tôi không cho là như vậy”, ông Tô Hạo nói.
Trung Quốc không phải là mối đe dọa mà là cơ hội, và nước này “mong
hợp tác với các nước hơn là cạnh tranh với láng giềng và nước lớn”.(theo
Vietnam.net)

Phân trần lợi ích Trung Quốc ở Biển Đông.

Với những phát biểu của mình trên tư cách học giả nhưng trong bài
phát biểu GS Tô Hạo nhiều lần phân trần về “chính sách thật”, “chủ trương
thật” của Trung Quốc ở Biển Đông . Ông lý giải, Biển Đông thuộc về vấn
đề chủ quyền, là lợi ích quốc gia của Trung Quốc, Trung Quốc không thể từ
bỏ. “ Trung Quốc xem Biển Đông là lợi ích quan trọng nhưng không thể so
với vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng, lợi ích cốt lõi, liên quan đến sống còn
của Trung Quốc.
Trước đó năm 2010 Trung Quốc lần đầu tiên đưa Biển Đông vào
nhóm “lợi ích cốt lõi” của nước này. Điều này đồng nghĩa với việc Trung
Quốc không loại trừ việc sưe dụng vũ lực trong giải quyết vấn đề này, làm
dấy lên mối quan ngại trong dư luận quốc tế. Hơn nữa theo GS do xu

hướng quốc tế hoá và khu vực hoá, lợi ích quốc gia của Trung Quốc vượt ra
khỏi danh giới quốc gia, mà tính cả lợi ích khu vực….(theo Vietnam.net)

Không loại trừ giải quyết đa phương.
23


Cũng theo GS ông nói rõ Trung Quốc quyết định hành sử với láng
giềng là đàm phán song phương. “Đó là nền tảng cho chính sách Trung
Quốc ở Biển Đông”, ông nói. Ông lý giải vì Biển Đông gắn với vấn đề an
ninh cứng, nhạy cảm, sẽ dễ quản lý hơn thông qua con đường song phương.
Tuy nhiên, “việc giải quyết tranh chấp qua đa phương cũng là một cách.
Bản thân Trung Quốc đã là thành viên của nhiều cơ chế an ninh đa phương
để thảo luận các vấn đề về an ninh khu vực biển Đông”, GS Tô Hạo nói .
Ông nhấn mạnh Trung Quốc có kế hoặch giải quyết vấn đề Biển Đông
bằng biện pháp hào bình , lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố “ gác tranh chấp
cùng khai thác với láng giềng” Đó là chính sách thật quan điểm thật của
Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển
Đông là tích cực và Trung Quốc không chào đón can thiệp đó.
Có thể thấy báo chí Việt Nam đang “sục sôi”, vấn đề Biển Đông thu
hút sựu quan tâm của các độc giả không chỉ trong nước mà cả quốc tế, bà
con kiều bào đang chung sống ở nước ngoài cũng đang dõi theo những tin
tức về biển Đông. Việt Nam ý thức được vấn đề lãnh thổ đang bị đe doạ
nghiêm trọng. Báo đài lập tức vào cuộc thông tin chi tiết về tình hình ở
Biển Đông, chỉ tính riêng trên các trang báo mạng con số thông tin về biển
Đông nhiều và trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng trên các trang báo. Các
chuyên gia vào cuộc mổ sẻ phân tích và tim hiểu nguyên nhân Trung Quốc
xâm lược lãnh hải Việt Nam , và giải thích ý nghĩa của đường chữ “U” mà
Trung Quốc đề ra. Trong phần trên trích dẫn các ý kiến của chuyên gia; học giả ….
-


Nhà nghiên cứu ninh hàng hải khu vực, Thạc sỹ Iskander Rehman

-

GS Carl Thayer Học Viện Quốc Phòng Australia.

-

Nguyên Tổng Lãnh Sự Việt Nsm tại Quảng Đông Dương Danh Dy.

-

TS. Trần Công Trục, nguyên trưởng ban biên giới chính phủ.
24


-

TS. Dương Danh Huy – một trong các sáng lập viên của quỹ nghiên cứu
Biển Đông.

-

GSTS. Vladimis N.Koltov, Trưởng khoa lịch sử viến đông.

-

Bộ ngoại giao Trung Quốc – Khương Du thì cho rằng những việc làm của
Trung Quốc là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp.


-

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc lên án
hành động của Trung Quốc, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam và yêu cầu
Trung Quốc phải chấp dứt ngay những hành động trái với luật pháp quốc
tế.

-

Mỹ cũng lên tiếng phản đối việc làm của Trung Quốc còn phía Trung quốc
thì phát tín hiệu cứng rắn về biển Đông “quyết không ngồi đó để nhìn”
Trung Quốc đang chuẩn bị về mặt quân sự để nếu như đủ quyết tâm và thực
lực để bảo vệ lợi ích cốt lõi của dân tộc không bị xâm phạm…
Các ý kiến trên đều phản đối việc làm của Trung Quốc và cho rằng
chữ “U” mà Trung Quốc đề ra là không hợp lý vô căn cứ không phù hợp
với luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc. Những hành động của Trung Quốc
trong thời gian gần đây đối với Việt Nam đã làm căng thẳng vấn đề ở biển
Đông, Trung Quốc biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có
tranh chấp và cố tạo ra dư luận để nhân dân thế giới và người Trung Quốc
hiểu Trung Quốc là nạn nhân của Việt Nam. Những luận điệu, chứng cứ mà
Trung Quôc chứng minh tại các hội thảo đều không nhận được sự đồng tình
của các thành viên tham gia.
II. Một số vấn đề rút ra của đề tài.
Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan
trọng hàng đầu của báo chí. Chọn đề tài giám sát và phản biện xã hội của
25



×