Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận cao học tự do báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.2 KB, 20 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Hoạt động thông tin đại chúng trong phạm vi hiện nay, khi mà hệ thống
liên lạc toàn cầu đã hình thành , khi mà hàng tỷ người cùng được biết đến
những sự kiện vào thời điểm diễn ra của chúng và nhận được những lời bình
luận nóng hổi, mà hàng trăm năm trước đây không thể có.
Tự do báo chí là không bị chèn ép, không có sự giới hạn bởi bên ngoài
và bên trong, về thể lực và tâm lý, về “ tri thức” và ngôn ngữ và những cái
khác. có nghĩa là không có bất kỳ cản trở nào đối với hoạt động cá nhân, tập
đoàn và xã hội nói chung.
Xã hội càng hiện đại thì vấn đề về tự do báo chí càng được quan tâm,
vấn đề tự do báo chí tiếp nhận và thực hiện quyết định này hay quyết định
khác trong hoạt động báo chí cũng như trong bất kể lĩnh vực nào khác đều
cực kỳ phức tạp.
Về vấn đề tự do báo chí ở nước ta không chỉ được xác định về mặt
quan điểm tư tưởng mà còn được xác lập bằng chính sách pháp lý cần thiết để
đảm bảo quyền tự do báo chí trong toàn xã hội. Đảng và nhà nước ta xuất phát
từ quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin về tự do báo chí và hoàn cảnh thực
tiễn của đất nước ta trong thời kỳ quá độ xây dựng CNXH để hoàn thành các
đường lối, chủ trương, chính sách để lãnh đạo công tác báo chí.
Theo báo cáo năm 2008, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in, 15000
nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh – truyền hình của trung ương, cấp
tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 80 báo điện tử và hàng nghìn trang
điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản.
Như số liệu trên cho thấy rằng vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam không hề bị
chèn ép, số cơ quan báo chí ngày càng tăng khẳng định rằng nhu cầu thông tin
của công chúng ngày cang cao, cũng đồng nghĩa với việc sự tin tưởng của
công chúng vào báo chí ngày càng tăng.
1


Tuy nhiên theo bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức phóng viên


không biên giới thì Việt Nam tụt 6 bậc so với những năm trước, đứng thứ 168
trong tổng số 173 nước được xếp hạng.
Nhưng dù thế nào đi nữa thì nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam là nước chỉ có một Đảng duy nhất nên cả nước đồng lòng theo một tư
tưởng XHCN, từ đó chính trị ổn định, tạo điều kiện phát triển báo chí là điều
kiện thuận lợi để tự do báo chí phát huy hết khẳ năng của mình.
Với ý nghĩa trên mà em quyết định chọn chủ đề về “tự do báo chí”, do
thời gian có hạn và kiến thức của bản thân còn nông cạn cho nên bài viết
không khỏi thiếu sót, vậy em kính mong sự góp ý trân thành của thầy, cô giáo
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


NỘI DUNG
Khi xác định tính chất chuyên môn dựa vào lập trường của mình, khi
lựa trọn mọi hành vi phát hành ấn phẩm thuộc định hứng tư tưởng, sánh tạo
nhất định, nhà báo bằng cách này hay cách khác không thể tránh khỏi phải
giải quyết vấn đề tự do hoạt động của mình.
Báo chi là một hiện tượng xã hội, hoạt động báo chí là hoạt động xã hội
của con người nên nó không thoát ly các quy luật vận động, các biểu diễn
khách quan của xã hội
Tự do báo chí là mục tiêu phấn đấu của con người nhằm giành cho
mình quyền được thông tin, quyền được trao đổi, quyền giao tiếp, thể hiện ý
chi, và nguyện vọng của con người một cách công khai qua các phương tiện
thông tin đại chúng, không hề bị một sự lệ thuộc, sự hạn chế nào.
Tự do báo chí đối với Chủ Nghĩa Xã Hội là một mục tiêu phấn đấu để
làm cho mọi thành viên trong xã hội có những điều kiện thoả mãn ngày càng
cao. Các nhu cầu viết báo, đọc báo, mua báo, tức là sử dụng các phương tiệ

thông tin đại chúng một cách tự do nhất, được pháp luật và dư luận xã hội
đảm bảo.
Theo CacMac; “ báo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người.
Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Babr chất của tự do báo chi - đó
là bản chất dũng cảm, có lý tính có đặc điểm của tự do”
Như vậy bảm chát của tự do báo chí là khi bản chất dũng cảm, lý tíh, có
đạo đức tự do. đó cũng là những điều kiện cần phải có của một nhà báo. luôn
dũng cảm đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, luôn có lý tính, có đạo đức không
để cho bất kỳ một đối tượng đen tôi nào bẻ cong ngòi bút của mình, giữ trang
giấy luôn trắng sáng dung sự thật cần phản ánh. Phục vụ lợi ích giai cấp của
mình…
Do đó ở đâu có báo chí ở đó co tự do báo chí.

3


Do vậy mà nhà báo là một con quái vật, chân luôn muốn chạy, tay luôn
muốn viết, tai khi nào cũng dỏng ngược lên để nghe ngóng, mũi luôn đi vào
chuyện người khác, mắt thường có cía nhìn soi mói và môi sợi tóc là một cần
ăng ten.
Ngoài ra, Cacmac còn nêu lên cái mâu thuẫn của tự do báo chí là báo
chí kiểm duyệt; “ là cái quái dị không có tính cách”, “là con quái vật được văn
minh hoá, cái quái thai được tắm nước hoa”. ông nói về thiên chưc( chức
năng, nghĩa vụ…) báo chí với nmột giọng văn hùng tráng đầy hình tượng: “
tự do báo chí - đó là một con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân: là hiện
thân tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dãy liên hệ biết
nói, gắn liền với các cá nhân nhà nước, với toàn thế giới, nó là hiện thân nền
văn hoá đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và
lý tưởng hoá hình thức vật chất thô bạo của cuộc đấu tranh đó… báo chí tự do
là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái lý

tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực lạ chảy trở về hiện thực như
một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi
dào”
Ông nêu lên những quan niệm về phong cách “ báo chí quan hệ với
điều kiện sinh sống của nhân dân, với tư cách là lý tính, nhưng cũng không
kém phần với tư cách là tình cảm. Vì vậy, báo chí không chỉ nói bằng tiếng
nói lý tính của sự phê phán đang nhìn những mối quan hệ hiện tồn tại từ đỉnh
cao của mình, mà còn nói bằng tiếng nói đầy nhiệt tình của bản thân cuộc
sống.
Mác cho rằng báo chí tự do phải có luật báo chí bảo đảm. “ luật báo chí
là luật thật sự bởi vì nó là biểu hiện sự tồn tại khẳng định của tự do. Nó coi tự
do là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí tồn tại của tự do. Vì thế,
luật này chỉ xung đột với ngững tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ
đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình”

4


Ông không phủ nhận sự kiểm duyệt. Nhưng cho rằng “ kiểm duyệt
chân chính bắt rễ từ chính bản thân của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình
là một sự xét xử mà tự do báo chí sản sinh ra từ bản thân mình”. Còn “ kiểm
duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ”. ông nói một
cách gay gắt: “ khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén
của lý tính mà bằng chiếc kéo cùn của sự tuỳ tiện, khi phê bình việc dùng sức
mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ - khi đó lẽ nào sự phê bình lại không mấy
tính chất hợp lý của mình”.
Mác cũng đề cập đến mối quan hệ của báo chí với nhà cầm quyền. “
trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khẳ
năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau nhưng
không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà trên cơ sở ngang

quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước – không phải
với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là sức mạnh của trí tuệ,
với tư cách là những người thể hiện những quan điểm hợp lý”.
150 năm đã qua, nhưng lý luận của Mác về tự do báo chí vẫn còn
nguyên ý nghĩa và giá trị rất “ kim nhật kim thi”. Cả nhân dân, cả người làm
báo, cả cơ quan quản lý báo chí và nhà nước, hẳn sẽ thu nhiều bổ ích khi đọc
lại, nghiền ngẫm và tiếp thu những gì mà Mác viết rất tâm huyết về báo chí,
để có được một nền báo chí xứng đáng với nhân dân mình trong thời đại mới.
Đối với Lênin: “ mọi cá nhân có quyền tự do viết và nói tất cả những
điều họ muốn, không có hạn chế nào. nhưng mỗi đoàn thể tự do (kể cả đảng)
Cũng tự do đuổi những phần tử lợi dụng chiêu bài Đảng để tuyên
truyền quan điểm chống Đảng. tự do ngôn luận và xuất bản phải đầy đủ.
Nhưng tự do lập hội cũng phải đầy đủ”
Dưới chính thể nào cũng vậy, quyền tự do báo chí chỉ mang ý nghĩa
tương đối. Tự do báo chí phải được thực hiện trong khuân khổ của pháp luật,
phù hợp với điều kiện tất yếu của lịch sử cụ thể. Lênin đấu tranh cho một nền
5


báo chí tự do, tự do ngôn luận, cho sự bình đẳng công luận, tự do bình đẳng vì
lợi ích của nhân dân, sống không ảo tưởng về thứ tự do tuyệt đối.
Nền báo chí XHCN bảo dảm quyền tự do báo chí thực sự cho mọi
công dân trên cơ sở luật pháp, dân chủ, bình đẳng. người có tiền cũng không
thể dùng tiền để chi phối lũng đoạn báo chí và ngược lại. người không có
tiêng cũng không bị mất quyền tự do hưởng thụ và viết, truyền bá báo chí,
quyền xuất bản, phát hành báo chí.
Trong vấn đề tự do báo chí có nhiều vấn đề rất nan giải ( trong đó cả
mặt tâm lý) nên buộc phải có thái độ nghiêm túc. Hơn nữa cũng cần phải nhác
lại rằng, tự do báo chí, và các cuộc tranh luận về bản chất khái niệm “tự do
báo chí” cũng như cuộc đấu tranh của các nhà báo, vì sự tự do thực hiện

những tư tưởng chính trị và những ý đồ sáng tạo của mình, vẫn thường xuyên
diễn ra trong suốt hàng thế kỷ. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển xã hội nào,
thì thế lực xã hội này hay thế lực xã hội khác ( mà báo chí đại diện cho nó)
luôn đòi hỏi tối đa sự tự do của mình và phản ứng gay gắt đối với sự chèn ép
và lấn át nó. Mặt khác còn có sự giám sát gắt gao hoạt động của các phương
tiện thông tin đại chúng và các nhà báo thuộc lập trường, quan điểm trái với ý
đồ phát hiện ra những chứng cớ ( xác đáng hoặc giả dối) của sự lạm dụng tự
do báo chí và vi phạm những quy định của nó.
Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng, vấn đề tự do báo chí là một trong
những vấn đề quan trọng nhất về phương diện lý luận, cũng như phương diện
thực tiễn. Khát vọng tự do là quyền không thể tước đoạt được của mỗi nhà
báo, và vấn đề chỉ là ở chỗ hiểu và thực hiện nó như thế nào.
Việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải nhận thức rõ ràng rằng ở đây,
phải hiểu sự tự do như thế nào. tất nhiên cần phải có những đảm bảo về mặt
pháp luật, đảm bảo quyền tự do, và sự bảo vệ nó khỏi sự xâm phạm của các
thế lực chính trị này hay thế lực chính trị khác. nhưng thậm chí, nếu như các
phương tiện thông tin đại chúng có quyền hạn luật pháp về tự do hoạt động thì
6


điều đó vẫn chưa đủ, cần có cả tự do kinh tế - đó là sự hiện diện của các
phương tiện kỹ thuật và những khả năng vật chất, tài chính để thực thi các
quyền hạn luật pháp.
Tuy nhiên cả quyền hạn pháp lý và khả năng kinh tế cũng hoàn toàn
chưa phải là sự đảm bảo cho hoạt động tự do đích thực của báo chí, xét từ góc
độ sự phù hợp của nó đối với các nhu cầu của con người, sự thực hiện sáng
tạo những chức năng của nó trên danh nghĩa hình thành ý thức đại chúng mà
sự hình thành đó sẽ góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện con người và nhân loại.
có thể không tán thành: lẽ nào tự do lại bị giới hạn trong phạm vi nội dung tác
phẩm báo chí? lẽ nào khi có quyền hạn pháp lý và những khả năng kinh tế

cho hoạt động báo chí lại chưa đủ để coi mình tự do? Và tồn tại chính ở đây là
vấn đề sáng tạo – xã hội của tự do hoạt động. Do đó khi nói về tự do cần phải
phân biệt chính xác trong từng trường hợp cụ thể đang đề cập phương diện
nào trong ba phương diẹn của nó: phương diện kinh tế, pháp lý hay sáng tạo –
xã hội. Nếu khác đi nhất định sẽ không tránh khỏi sự khó hiểu, sai lầm, thủ
đoạn.
Ngoài ra, cơ ở nền tảng của tự do báo chí trong bất kỳ hoạt động nào là
khả năng tiếp nhận giải pháp, không có sự ép buộc trong việc lựa chọn định
hướng và phương thức hoạt động. Không có điéu đó thì không thể nói đến sự
tự do. Cùng đó các nhà báo, các tập thể báo chí, các nhà tổ chức hoạt động
của các thông tin đại chúng phải liên tục đấu tranh vì sự tự do hoạt động sáng
tạo của mình. Gắn với ngững thay đổi của đời sống xã hội, buộc các nhà báo
phai trả lời đi trả lời lại câu hỏi: “ tự do cho ai?”, “ cho cái gì?”, “tự do vì cái
gì?”, “tự do bởi ai?”, “ bởi cái gì?”. những câu hỏi đó luôn cấp thiết và được
giải đáp tuỳ thuộc vào những đặc thù của giai đoạn lịch sử, vào quan điểm xã
hội của nhà báo, sự hiểu biết và khả năng của nhà báo trong việc giải quyết
những vấn đề đó cho phù hợp với thực tế thời đại.

7


Tất nhiên, tuỳ thuộc vào những yếu tố đã chỉ mà những lời giải đáp có
thể rất khác nhau, thậm chí dẫn đến đối lập. đặc biệt đối với câu hỏi tự do
“cho ai?” có thể dành cho “ tất cả những ai hành động trong khuôn khổ của
pháp luật” và cho “tất cả những ai phục vụ cho tiến bộ” và đơn giản là “ dành
cho tất cả”. trả lời cho câu hỏi tự do “ bởi cái gì” có thể biến từ “ không bởi
cái gì cả” đến “ thành tất cả những gì ngăn cản” những yêu cầu của tất yếu
lịch sử.Thế nên việc giải quyêt những vấn đề thuộc về mỗi công việc của nhà
báo, là mức độ thể hiện cao nhất của tự do trong báo chí.
Tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước theo định hướng

XHCN trong điều kiện tồn tại nhà nước hoạt động dựa trên hệ thống các chế
ước luật pháp, thì tính chất, mức độ và hình thức thể hiện tự do về mặt sáng
tạo xã hội và kinh tế được ấn định bằng pháp luật. Nói đúng ra những khuân
khổ pháp luật của hoạt động báo chí cần phải tạo không gian đầy đủ cho tự do
hoạt động vê phương diện sáng tạo – xã hội, được hiểu một cách đúng đắn, và
tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo kinh tế của nó. Bởi vậy mức độ tự do có
được trong xã hội thể hiện rõ trong việc quyền tự do hoạt động của các
phương tiện thông tin đại chúng ghi thành điều luật của luật pháp.
Những giới hạn của tự do ( quyền hạn và nghĩa vụ) của nhà báo được
xác định bằng các chuẩn mực pháp lý được ghi trong hiến pháp và các điều
khoản pháp luật khác. đồng thời cũng không cho phép các nhà báo và
phương tiện thông tin đại chúng có những hành vi “ lạm dụng tự do” thông tin
đại chúng: “ không cho phép sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng vì
mục đích cấu thành hành vi phạm tội hình sự, để tiết lộ tin tức bí mật của nhà
nước được luật pháp bảo vệ, nhằm đưa ra những kêu gọi khiên chính quyền
thay đổi chế độ, pháp luật và sự toàn vẹn của nhà nước, nhen nhúm các hành
vi chống tôn giáo, giai cáp dân tộc hoặc là phao tin đồn để tuyên truyền chiến
tranh”.Việc lạm dụng thông tin bóp nghẹt tự do hoạt động của các phương

8


tiện thông tin đại chúng phải chịu trách nhiệm xử phạt hành chính, hình sự,
mà tính chất mức độ của nó được quy định bằng pháp luật.
Nền báo chí mà chúng ta đang xây dựng và thực hiện là sự tự do sử
dụng báo chí như những công cụ của toàn xã hội để thông tin, trao đổi, cổ vũ
nhau thực hiện các mục tiêu đổi mới theo hướng XHCN. Ai cũng có quyền
viết báo, đọc báo, mua báo có quỳen trao đổi phê bình, góp ý trên báo. báo chí
thực sự trở thành diễn đàn của quần chúng, quyền tự do báo chí càng được
phát huy.

Nền báo chí mà chúng ta thưc hiện không phải là thứ tự do vô hạn độ,
tự do vô chính phủ mà là nền tự do trong khuôn khổ của luật pháp của nhà
nước XHCN. Luật pháp sẽ bảo vệ các quyền tự do hoạt động báo chí vì mục
tiêu xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và
khuyến khích phục vụ các nhu cầu chính đáng của nhân dân lao động. Song
song với việc khuyến khích đó, luật pháp ngăn cấm các hoạt dộng báo chí làm
hại đến quyền lãnh đạo xã hội của Đảng, lợi ích của nhân dân. Chúng ta hạn
chế quyền tự do báo chí đối với các phần tử và khuynh hướng báo chí phản
động, nhất là những kẻ lợi dụng đổi mới, lợi dụng mở rộng tự do báo chí để
viết bài đả kích xuyên tạc, gây hoang mang trong dư luận. Đúng, chúng ta
không có tự do báo chí đối với những kẻ phá hoại công cuộc xây dựng xã hội
chủ nghĩa, gây mất ổn định tư tưởng chính trị trong nước, nhưng đảm bảo
quyền tự do viết báo, đăng báo, mua báo, đọc báo cho mọi người dân đang
phấn đấu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nền tự do báo chí mà chúng ta
bảo vệ và thực hiện là nền tự do phù hợp nvới sự tất yếu lịch sử.
Nhà nước ta khẳng định chắc chắn là báo chí của ta thực sự đem lại cho
nhân dân những thông tin chân thực bổ ích và có tác dụng tích cực ngày càng
tốt hơn. Trong điều kiện đất nước đổi mới một mặt chúng ta tuân thủ triệt để
luật pháp, luật báo chí mặt khác chúng ta ngăn ngừa các hiện tượng vụ lợi hoá
trong hoạt động báo chí. Những mặt tích cực của xã hội báo chí nên khai thác

9


triệt để, nêu nên những gương người tốt việc tốt, khuyến khích mọi người noi
theo và học tập phát huy ưu diểm của bản thân, khắc phục những nhược diểm.
Đồng thời lên án những hành vi tiêu cực trái pháp luật như: tham ô, tham
nhũng, tệ nạn xã hội… Với ý thức báo chí là món ăn tinh thần của xã hội nên
xã hội phải có trách nhiêm xây dựng sức mạnh của hoạt động báo chí bằng
cách tạo thành dư luân xã hội.

Luật báo chí Việt Nam khẳng định báo chí không chỉ là cơ quan của
Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội mà còn là diễn đàn tin
cậy của người dân. Nhân dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình qua báo chí,
thông qua chuyên mục “ý kiến bạn đọc”, nhiều ý kiến rất phong phú của tầng
lớp nhân dân được phản ánh trên báo, đó chính là sự tự do báo chí.
Luật báo chí của Việt Nam ghi rõ hai điều rất quan trọng:
Điều 4: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của
công dân. Công dân có quyền:
1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế
giới
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo. Gửi
tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của
tổ chức và cá nhân nào. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông
tin
3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực kiến, đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại trên báo chí đối với các tổ

chức của Đảng, cơ quan của nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ
chức đó .

10


Điều 5: Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngôn luận trên báo chí của công dân.
1- Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân. Trong trường hợp

không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do.

2- Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc

trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
Như vậy, dù với động cơ nào người ta không thể bưng tai nhắm mắt
phủ nhận pháp luật Việt Nam về tự do hoạt động báo chí, phủ nhận tính dân
chủ, văn minh của báo chí Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Thực tế quản lý hoạt động báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam đã thể
hiện tự do báo chí của Việt Nam. Trong một xã hội dân chủ, tự do của người
này không làm mất tự do của người khác. Những hành động liên kết với nhau
để vụ lợi, trái với quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí, đều bị xử lý, dù
người đó đang giữ trọng trách cao trong cơ quan của Đảng, Nhà nước. Những
tờ báo hoạt động xâm hại tôn chỉ, mục đích gây tác động xấu đối với xã hội
đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Một mặt khác, trong công cuộc đổi mới chúng ta mở rộng các quan hệ
kinh tế quốc tế có sự giao lưu văn hoá, thông tin báo chí với các nước, những
nguồn tin có thể xâm nhập vào nước ta. Đương nhiên, chúng ta không thể
ngăn cấm bằng biện pháp mệnh lệnh hành chính đối với sự chàn ngập thông
tin, kể cả kênh thông tin công khai hoặc nén nút. điều quan trọng nhất là
dòng báo chí chính thống của chúng ta ngoài sự phê phán phân tích ra còn
phải có sự hướng dẫn xử lý các nguồn thông tin không chính xá đó.
Tự do “cho ai”?, tự do “vì ai”? câu hỏi lớn đó đã được thực tiễn đổi
mới đất nước nói chung và thực tiễn đổi mới báo chí nói riêng. trong gần 20
năm qua cùng thực tiễn trên thế giới ngày nay cho ta câu trả lời rành rọt. Thực
tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn của chân lý. Nhận thức đúng xu thế tiến lên của dân

11


tộc, trong đó có hoạt động rất sôi động và hiệu quả của báo chí cách mạng Việt
Nam. Chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn về Việt Nam trong tiến trình đổi mới.

Tự do báo chí được tu chính án số một xác nhận như tự do ngôn luận
và tự do hội họp biểu tình trong ôn hoà và trật tự, vì vai trò truyền thông của
báo chí có thể gây ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nên báo chí có thể
hướng dẫn dư luận một cách trung thực vì lợi ích chung của cộng đồng.
Nếu báo chí không thông tin trung thực vì bị mua chuộc bởi thế lực tài
chính hay chính trị thì tờ báo đó là một mối nguy hiểm cho cộng đồng và là
một mối đe doạ tiền ẩn cho nền an ninh quốc gia. Do vậy mà báo chí không
nằm ngoai lợi ích của dân tộc, muốn phát huy được sức mạnh của báo chí, cần
phải có tự do báo chí. Tuy nhiên tự do không đồng nghĩa với việc vô chính
phủ, bất kỳ sự tự do nào cũng cần phải có giới hạn chính vì thế mới cần sự
quản lý của nhà nước. Tự do báo chí không nằm ngoài quy luật ấy. Nừu tự do
báo chí gây chia rẽ sự đoàn kết, làm tổn hại đến uy tín, danh dự thương hiệu
quốc gia, sự tự do ấy cần phải được kiểm soát, nhắc nhở thậm chí vi phạm cần
phải có các chế tài xử lý nghiêm khắc, đúng đắn và kịp thời. Tự do báo chí vì
lợi ích cộng đồng, nếu đi ngược lại với lợi ích ấy thì bất kỳ nước nào cũng
không có tự do.
Hơn nữa, báo chí Việt Nam có hơn 90% không nhận trợ cấp của nhà
nước, đoàn thể. Hiệp hội cử ra Tổng Biên Tập và Tổng Biên Tập chịu trách
nhiệm trước pháp luật của nhà nước và trước những người bổ nhiệm họ về
hoạt động của mình, không ai can thiệp và có quyền duyệt nội dung bài viết
và hình ảnh báo chí sử dụng. đương nhiên, mỗi tờ báo đều thể hiện tôn chỉ,
điều lệ và quyền lợi của tổ chức họ.
Tự do báo chí ở Việt Nam ngày cành phát triển hơn, sau ngày giải
phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, đặc biệt từ khi nước ta tiến hành sự
nghiệp đổi mới. Báo chí Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số
lượng và chất lượng.
12


Năm 2005 nước ta đã có tất cả các loại hình báo chí ( báo viết, báo nói,

truyền hình, báo mạng). cả nước hiện có hơn 550 cơ quan báo chí, với 713 ấn
phẩm báo chí, bình quân 7.5 bản báo đầu người / năm.
Đài tiếng nói Việt Nam đã có 6 hệ chương trình, 452 chương trình thời
lượng phát sóng 172 giờ trong ngày. sóng phát thanh không chỉ đã phủ sóng
trong toàn quốc mà còn toả khắp năm châu, đáp ứng nhu cầu tinh thần của hàng
triệu đồng bào ở nước ngoài và bầu bạn thế giới. Cùng với 11 trạm phát sóng và
phát qua vệ tinh của đài tiếng nói Việt Nam. Còn có 64 đài tỉnh, thành phố. 606
đài phát thanh truyền hình cấp huyện, trong đó có 288 đài phát sóng FM.
Đài truyền hình Việt Nam có 5 kênh, phủ sóng đến 85% hộ gia đình Việt
Nam. Có 4 đài khu vực và 61 đài phát thanh, truyền hình tỉnh và thành phố.
Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của tầng
lớp nhân dân, thực sự đến với nhiều đối tượng trở thành người bạn thân thiết
hằng ngày của họ. đó là vì báo chí là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, đoàn
thể chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tiếng nói của nhân dân,… đồng
thời là bầu bạn tin cậy của tầng lớp nhân dân đã và đang đáp ứng được quyền
cung cấp thông tin của đông đảo cán bộ, nhân dân.
Báo chí Việt Nam có quyền đề cập đến tất cả vấn đề mà pháp luật
không cấm. Pháp luật chỉ cấn báo chí tuyên truyền kích động, bạo lực, kích
dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, đây là điều
cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một
xã hội hoà bình, ổn định vì hạnh phúc của nhân dân.
Tuy nhiên, theo số liệu vào ngày 22/10/2008 Việt Nam đứng trong
nhóm mười nước cuối bảng về tự do báo chí, Việt Nam nằm trong nhóm 10
nước cuối bảng xếp hạng tự do báo chí do tổ chức phóng viên không biên giới
đưa ra. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 168 trong tổng số 173 nước được xếp hạng
mà đứng đầu là Iceland và cuối là Eritrea, thứ hạng của Việt Nam không hơn

13



nhiều so với bộ tam các nước vi phạm tự do trầm trọng nhất, trong đó có Bắc
Triều Tiên, đứng thứ 172.
Nước láng giềng Trung Quốc đứng trên Việt Nam một bậc trong khi
đứng ngay sát Việt Nam ở phía dưới là Cuba, hai nước láng giềng Lào đứng
thứ 164 và Campuchia đứng thứ 126. Việt Nam tụt sáu bậc trong năm nay.
Trong số các nước công nghiệp phát triển có ảnh hưởng của G8, Hoa Kỳ xếp
thứ 36, Canada xếp thứ 13, Đức xếp thứ 20, ý xếp thứ 44..
Nguyên nhân Việt Nam tụt sáu bậc trong năm nay do “ Trấn áp truyền
thông tự do vì quá động chạm khi đưa tin về tham nhũng, dường như hai nhà
báo của Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị đưa ra xét xử vì các bài báo liên quan đến
PMU 18 đã tác động mạnh tới đánh giá của tổ chức này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó theo báo cáo nhân quyền của Việt Nam tại Liên
Hợp Quốc cho hay tính đến năm 2008 cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in,
gồm 15000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình trung ương,
cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thụât số mặt đất, 80 báo điện tử và hàng nghìn
trang điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản.
Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của tổ chức xã hội, nhân dân,
là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích cảu xã hội, các quyền tự do
của nhân dân và công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp
luật của nhà nước, đặc biệt về quyền của con người.
Ngoài hệ thống thông tin báo chí, truyền thông trong nước, người dân
Việt Nam còn được tiếp cận với hàng trục hãng thông tấn, báo chí và kênh
truyền hình nước ngoài và nhiều báo, tạp chí quốc tế khác.
Qua đó cho thấy rằng tự do báo chí ở Việt Nam không hề giảm, theo
Thứ trưởng bộ Văn Hoá và Thông Tin Việt Nam Đỗ Quý Doãn nói báo chí
Việt Nam không hề bị kiểm duyệt.

14



Quyền tự do báo chí của công dân trong những năm qua được bảo hộ
bằng pháp luật. Ông nói: “việc xếp hạng đó của tổ chức phóng viên không
biên giới hoàn toàn là không có căn cứ” vì “quyền tự do báo chí của công dân
những năm qua được bảo hộ bằng pháp luật, các vị lãnh đạo của Việt Nam
luôn luôn đánh giá cao báo chí, coi báo chí là công cụ giám sát cán bộ”. Ông
cũng khẳng định rằng tại Việt Nam “ tự do hành nghề của báo chí, ý kiến của
nhân dân đã được thể hiện rõ trong những năm qua”.
Ông cũng nói rằng Việt Nam không hề ngăn chặn báo điện tử ra ở nước
ngoài. trước câu hỏi có phải mạng Talawas bị ngăn. Đây là một trong mạng
tiếng việt ở Đức nổi tiếng với các diễn đàn về văn hoá Việt Nam nhưng cũng
thường đăng các bài bình luận về chính trị trong nước.
Ngoài ra bảng xếp hạng căn cứ vào 49 tiêu chuẩn liên quan đến quyền
tự do báo chí và ngôn luận tại mỗi nước và được sự góp ý, phân tích của giới
truyền thông tổ chức nhân quyền, luật gia, nhà nghiên cứu và phân tích thời
cuộc, khắp năm châu.
Vì sao Việt Nam bị xếp gần cuối bảng? theo giải thích của ông Vincent
Brossel, đặc trách khu vực châu á của RSF cho rằng: “ “ Lý do chính dẫn tới
sự tuột hạng là vì Hà Nội đối xử mạnh tay, dùng pháp luật khắt khe, đàn áp
các nhà báo độc lập, các luật gia bênh vực dân chủ, những blogger, cùng nhân
vật đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, đòi hỏi quyền làm người
phải được tôn trọng và rõ ràng hơn hết là việc nhà nước buộc tội ‘ lạm dụng
quyền tự do, dân chủ” để xử phạt hai nhà báo, là các ông Nguyễn Văn Hải của
tờ Thanh Niên và Nguyễn Việt Chiến, báo Tuổi Trẻ.””
Ngoài ra, “Ai cũng biết rõ là bản án hai năm tù dành cho nhà báo
Nguyễn Việt Chiến là vô lý, đó là những dữ kiện, bằng chứng xác thực mà
công luận đặc biệt quan tâm, đồng thời cho thấy là Hà Nội quyết giới hạn
quyền tự do báo chí, trái ngược với những lập luận mà họ thường quảng bá và
cổ xuý đối với thế giới bên ngoài.”
15



Vụ hai phóng viên gây phản ứng mạnh trong giới báo chí thế giới
Ông Vincent Brossel cho biết: “ việc Hà Nội xử phạt nhà báo Nguyễn
Việt Chiến, 2 năm tù giam, đã gây chấn động dư luận trong nước và hầu như
cũng lan rộng khắp nơi trên thế giới, sau đó phải nói thêm rằng, giới ngoại
giao Tây Phương cùng với EU đã chăm chú theo dõi rất sát từng diễn biến của
vụ án sôi nổi này. từ phiên toà xét xử hai nhà báo Hải và Chiến.”
Việc Việt Nam bị tụt 6 bậc về tự do báo chí so với những năm trước
đang gây xôn xao dư luận xã hội, tuy nhiên thì tự do báo chí ở Việt Nam vẫn
khẳng định mình. Người dân luôn coi báo chí là diễn đàn để chia xẻ tâm tư
nguyện vọng và thông qua báo chí mà Đảng và Nhà nước ta cũng hiểu nhân
dân, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Đảng và Nhà nước coi
trọng chống tham nhũng, lạm phát do vậy đẩy lùi được mặt tiêu cực đẩy mạnh
mặt tích cực cho cuộc sống của nhân dân.
Tự do báo chí luôn theo định hướng XHCN, theo chủ nghĩa Mac Lênin.
Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tự do báo chí trong khuôn khổ của pháp luật quy
định, phục vụ vì lợi ích của nhân dân, vì sự phát triển của đất nước.

16


17


KẾT LUẬN
Tự do báo chí là một bộ phận quan trọng của quyền con người, nó là
sự phát triển của tự nhiên cần thiết của cuộc sống.
Tự do báo chí phát triển gắn liền với điều kiện xã hội tất yếu khách
quan, quan niệm về tự do báo chí tuyệt đối, tự do báo chí thuần tuý trong xã
hội còn có đấu tranh giai cấp là điều ảo tưởng và phi lý. Mức độ tự do báo chí

phải tuỳ thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể, vì vậy tự do báo chí với một số
người khác chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa mới có thể tạo ra nền tự do báo chí cho
nhân dân lao động và hạn chế tự do đối với thiểu số người chống đối nhân dân.
Tự do báo chí trong khuôn khổ của pháp luật, và khuôn khổ đạo đức.
Tự do báo chí cho nhân dân vì nhân dân, tự do báo chí để đẩy mạnh đất nước
phát triển và tiến nhanh trên con đường đến với Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Cùng đó Đảng và nhà nước ta cần đẩy mạnh công tác phòng chống
những luận điệu xảo trá không có lợi cho nhà nước ta, những luận điệu phản
CNXH. đẩy mạnh tự do báo chí hơn nữa, đưa báo chí đến với vùng xâu, vùng
xa. Phát triển báo chí Việt Nam cùng bạn bè trên thế giới.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở lý luận của ảnh báo chí của tác giả E.P.Prôkhôrốp, nhà xuất bản

Thông Tấn
2. Giáo trình cơ sở lý luận báo chí của tác giả Tạ Ngọc Tấn, nhà xuất bản văn

Hoá Thông Tin
3. Tạp chí Tia Sáng của tác giả Nguyễn Khắc Mai, ngày 12/11/2005
4. Trang web CHUNGTS.COM , 22/12/2008
5. Bài “Việt Nam công bố nhân quyền”, ngày 23/4/2009, của Xuân Linh

19


MỤC LỤC
Mở đầu………………………………………………………………………1

Nội dung…………………………………………………………………….2
Kết luận…………………………………………………………………….18

20



×