Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận sai lệch chuẩn mực và vấn đề bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.34 KB, 28 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH TRONG Q TRÌNH PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: SAI LỆCH CHUẨN MỰC –
BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Họ và tên học viên:
Lớp:
Trường Đại học……..

1. Tài liệu tham khảo:

- Tác giả Phạm Việt Tùng (2011), Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc độ
Xã hội học- Tạp chí VNNT số 319, tháng 1/2011..
- Tác giả Thích Nhật Từ (2011), Đơi dép triết lý về hạnh phúc hôn nhân, nhà
xuất bản Phương Đông, 2011.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới,
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) (2008), Kết quả điều tra Gia đình Việt
Nam năm 2006, Hà Nội.
- Lê Ngọc Văn (2010), Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Gia đình và
Giới, Hà Nội
2.

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội, từ xưa đến nay, gia đình vẫn ln là thiết chế cơ bản nhất và gắn
liền với đời sống của mỗi con nguời. Mỗi cá nhân không thể tồn tại đơn lẻ mà phải
gắn liền với gia đình. Tùy theo cách nhìn nhận từ các ngành khoa học mà có những


định nghĩa về gia đình khác nhau, nhưng nhìn chung, nói đến gia đình là nói đến một
xã hội thu nhỏ với nhiều mối quan hệ tồn tại bên trong nó. Với tư cách là một môn
khoa học nghiên cứu về xã hội và các mối quan hệ giữa con người và xã hội, xã hội
học nhìn nhận gia đình với diện mạo một thiết chế xã hội và tập trung nghiên cứu
những quan hệ xã hội bên trong nó cũng như mối quan hệ giữa gia đình với tổng thể
xã hội bên ngồi. Gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại có nhiều biến đổi.
Sự biến đổi đó là do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài lẫn bên trong. Có
thể thấy rõ ràng nhất là sự thay đổi về cơ cấu gia đình, chức năng gia đình trong đó
bao gồm quy mơ gia đình và các quan hệ xã hội trong và ngồi gia đình.
Trên cơ sở thuyết cấu trúc và chức năng, nhà xã hội học người Mỹ Robert
Merton đã phần nào lý giải được vấn đề này thông qua ý tưởng về chức năng và phản
chức năng của mình. Ơng cho rằng, một thành tố của cấu trúc xã hội thực hiện các
chức năng, tức các hệ quả quan sát được, tạo ra sự thích nghi và điều chỉnh của hệ
thống, ngồi những hệ quả tích cực cũng có thể gây ra các hệ quả tiêu cực (phản chức
năng). Gia đình là thành tố cơ bản của cấu trúc xã hội và thực hiện chức năng của nó
để duy trì sự thích nghi và ổn định của xã hội.
Không những thế, một trong những biến đổi gia đình trong giai đoạn hiện nay
cịn thể hiện trong những sai lệch chuẩn mực – giá trị. Để nghiên cứu vấn đề này, có
thể sử dụng một số khía cạnh trong thuyết xung đột của nhà xã hội học người Đức
Ralf Gustav Dahrendorf. Ơng lý luận rằng chính cơ cấu xã hội tạo ra các xung đột xã
hội và khi các nhóm xung đột nảy sinh, chúng sẽ dẫn tới sự biến đổi trong cấu trúc
của xã hội, ở đây là gia đình với tư cách là một tiểu xã hội (Vũ Quang Hà, Các lý
thuyết xã hội học, tập 1, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr.164, 185)
Chúng ta thấy rằng, trong thời gian qua tình trạng bạo lực gia đình xuất hiện
ngày càng nhiều ở mọi nơi mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều loại
đối tượng khác nhau. Bạo lực gia đình được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực
về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục...
Theo số liệu khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy có 25% gia đình có
hành vi bạo lực tinh thần; có khoảng 15% vợ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng chửi,
70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình; 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép

buộc quan hệ tình dục gọi là "bạo lực tình dục" hoặc việc buộc phải đẻ con trong khi
sức khoẻ của người phụ nữ không đảm bảo, hoặc buộc phải phá thai cũng được xem
như một hình thức của bạo lực tình dục. (Báo cáo của Ủy ban các vấn đề về xã hội
năm 2012)
2


Hậu quả của bạo lực gia đình gây thương tích thân thể chiếm 12,8%; tổn
thương về tinh thần 28,3%; Vợ chồng ly thân 5,1%; ly hôn 14,8%; con cái không
được chăm lo 13,3%; tử vong 2,8%; tự tử 1,2%; có 2,7% bạo lực về kinh tế (hành vi
phá hoại làm hư hỏng về tài sản). (Báo cáo của Ủy ban các vấn đề về xã hội năm
2012)
Từ một vài số liệu cụ thể trên chúng ta thấy rằng, sai lệch giá trị chuẩn mực –
bạo lực gia đình đang diễn ra rất phổ biến trong xã hội hiện đại, nó đã và đang trở
thành vấn nạn được cả xã hội quan tâm.
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về những biến đổi của gia đình Việt Nam đối với việc
“sai lệch chuẩn mực – bạo lực gia đình trong gia đình hiện đại” chúng tôi tiến hành
nghiên cứu tiểu luận, cụ thể với các nội dung chính như sau:
I.
II.
II.1.
II.2.
III.
III.1.

Gia đình và hệ giá trị gia đình
Bạo lực gia đình
Thực trang bạo lực gia đình
Các nhóm bạo lực gia đình, ngun nhân, hậu quả và giải pháp
Biến đổi của bạo lực gia đình xưa và nay

Những yếu tố tác động đến biến đổi sai lệch chuẩn mực – bạo lực

gia đình
III.2.

Hệ quả của biến đổi sai lệch chuẩn mực gia đình

3


CHƯƠNG I: GIA ĐÌNH VÀ HỆ GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH XƯA VÀ NAY
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, nhất là trong bối cảnh môi trường khủng hoảng
giá trị, nhiều tác giả cho rằng, thế giới đang đứng trước hai khuynh hướng: (1) là
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng theo những giá trị mới, (2) hậu hiện đại hóa với
xu hướng tìm lại những giá trị truyền. Những khuynh hướng này khơng chỉ thể hiện ở
nhóm, ở cộng đồng trong các sinh hoạt đời sống xã hội mà nó cũng thể hiện ở cả
trong gia đình nói chung và gia đình Việt Nam nói riêng. Vào tháng 3 năm 2014, Viện
Nghiên cứu Gia đình và Giới đã tiến hành cuộc điều tra “Hệ giá trị gia đình Việt Nam
dưới góc nhìn xã hội học” tại một phường trung tâm thành phố và một xã ở vùng
nơng thơn tỉnh Thái Bình với mẫu khảo sát gồm 281 gia đình thành thị và 299 gia
đình nơng thơn; tổng cộng là 580 người đại diện gia đình đã được phỏng vấn trực tiếp
bằng bảng hỏi. Dựa trên kết quả của cuộc điều tra này, bài viết tìm hiểu và làm sáng
tỏ hai khuynh hướng này trong gia đình Việt Nam hiện nay: (1) mở cửa, tiếp nhận
những giá trị mới; (2) khôi phục, lưu giữ những giá trị truyền thống.
1.1.

Cởi mở đón nhận cái mới - một biểu hiện trong sự biến đổi hệ giá trị gia đình
Trong cơng trình Hiện đại hóa và Hậu hiện đại hóa, nhà nghiên cứu Inglehart
[2008] có nhận xét là biến đổi kinh tế mang đến những biến đổi chính trị và văn hóa...
Cơng nghiệp hóa mang lại một sự chuyển dịch từ giá trị truyền thống sang giá trị lý

tính mang tính bền vững. Phát triển kinh tế gắn kết rất lớn với sự biến đổi văn hóa
tiên liệu được [Inglehart 2008: 14]. Chúng tơi nghĩ rằng nhận xét của Inglehart không
chỉ đúng ở cấp độ quốc gia - dân tộc, mà còn đúng cả trong sự biến đổi hệ giá trị gia
đình ở Việt Nam hiện nay, thể hiện trong cả đời sống vật chất và đời sống tình cảm.
Trong đời sống vật chất, tiện nghi sinh hoạt của các gia đình ở cả nơng thơn và
thành thị đều có những thay đổi lớn với những vật dụng hiện đại, phù hợp với thời đại
và cuộc sống mới.
Nếu như trước đây, các gia đình sử dụng chủ yếu là rơm, rạ, than, củi lá cho
việc đun nấu với những chiếc nồi nhọ đen thì ngày nay, hầu như tất cả các gia đình
đều có nồi cơm điện và phần lớn đun nấu bằng khí gas. Tại địa bàn nghiên cứu, gần
100% gia đình sử dụng nồi cơm điện (98,8%) và có tới 94% gia đình có bếp gas. Các
phương tiện truyền thơng như tivi, các sản phẩm công nghệ thông tin (điện thoại di
động, máy vi tính/internet) và các tiện nghi sinh hoạt hiện đại (tủ lạnh, máy giặt, bình
nóng lạnh, nhà vệ sinh tự hoại)… đều đã xuất hiện trong phần lớn các gia đình tại địa
bàn nghiên cứu. Đây đều là những sản phẩm của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là
những giá trị vật chất của xã hội hiện đại.

4


Không chỉ dừng lại ở đời sống vật chất, sự biến đổi của hệ giá trị gia đình hiện
nay cịn thể hiện cả trong đời sống tinh thần và tình cảm của các thành viên. Chẳng
hạn, nếu như trong đời sống gia đình Việt Nam trước đây chỉ quan tâm đến việc cúng
giỗ cho những người đã mất, thì hiện nay việc tổ chức, kỷ niệm ngày sinh các thành
viên của gia đình đang dần trở nên phổ biến. Tỉ lệ các gia đình tại địa bàn nghiên cứu
có tổ chức kỷ niệm sinh nhật của con cái là 57,2%, thậm chí sinh nhật của vợ/chồng
cũng được 20,3% gia đình thực hiện hàng năm. Có một sự chênh lệch nhất định giữa
các thế hệ trong việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh. Điều này cho thấy “sự biến đổi văn
hóa cơ bản diễn ra vững chắc hơn ở bên trong các nhóm trẻ so với ở các nhóm lớn
tuổi, từ đó dẫn tới những khác biệt giữa các thế hệ [Inglehart 2008: 49]. Kết quả

tương quan hai biến cũng cho thấy có sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm gia đình khác
nhau trong việc tổ chức sinh nhật cho con. Gia đình có mức sống khá giả có tỉ lệ tổ
chức sinh nhật cho con cao hơn gia đình ở mức sống trung bình và nghèo, tỉ lệ lần
lượt là 81,1%; 56,2% và 38,0%. Gia đình ở thành thị cũng có tỉ lệ tổ chức sinh nhật
cho con cao hơn so với gia đình nơng thơn (74,1% so với 46,6%). Nhóm có độ tuổi
thấp hơn hoặc có trình độ học vấn cao hơn cũng có tỉ lệ tổ chức sinh nhật cho con cao
hơn.
Một trong những sự kiện trong đời sống tinh thần được phần lớn (61,2%) các
gia đình tổ chức hàng năm đó là kỷ niệm ngày phụ nữ: 8-3 (ngày Quốc tế phụ nữ) và
20-10 (ngày phụ nữ Việt Nam). Đó là dịp người phụ nữ Việt Nam được tơn vinh
khơng chỉ trong gia đình mà cả trong tồn xã hội. Điều này cho thấy đã có sự thay đổi
đáng kể trong đời sống gia đình Việt Nam hiện nay khi vị thế, vai trò của người phụ
nữ ngày càng được nhìn nhận, đánh giá cao. Nếu như trước đây, trong gia đình truyền
thống, những hy sinh của người phụ nữ được coi là sự hy sinh thầm lặng và các thành
viên gia đình mặc nhiên được thụ hưởng sự hy sinh đó thì ngày nay họ đã nhìn nhận
và đánh giá đúng hơn cơng lao của những người phụ nữ trong gia đình. Có sự khác
biệt lớn giữa các nhóm gia đình trong việc tổ chức kỷ niệm ngày phụ nữ hàng năm.
Gia đình khá giả, gia đình ở thành thị có tỉ lệ tổ chức kỷ niệm ngày phụ nữ cao hơn.
Tuy nhiên, những phát hiện quan trọng nhất của cuộc nghiên cứu này về sự vận
hành của các giá trị mới nói riêng cũng như sự biến đổi hệ giá trị gia đình nói chung,
là ở khía cạnh quan hệ gia đình. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói rằng “Hiện đại
hóa phá hủy một thế giới truyền thống” [Inglehart 2008: 57] của gia đình Việt Nam
bởi những thay đổi mạnh mẽ trong các giá trị về khuôn mẫu ứng xử giữa nam và nữ,
giữa người già và người trẻ và thậm chí ở cả tiếng nói của trẻ em trong gia đình.
Thứ nhất, về quan hệ giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình, có vẻ như quyền
uy của người nam giới trong gia đình truyền thống đã khơng cịn giữ được vị thế
tuyệt đối trong gia đình Việt Nam hiện nay, vì sự bình đẳng nam nữ đang ngày càng
được xã hội đón nhận. Thực tế cho thấy, 95,2% người tham gia trả lời cho rằng bình
5



đẳng nam nữ là cần thiết và rất cần thiết trong ứng xử gia đình. Điều này gần như
thay đổi hồn tồn với quan niệm của ơng cha ta trước đây khi cho rằng “nhất nam
viết hữu, thập nữ viết vơ”. Tỉ lệ đánh giá này có sự khác biệt giữa các nhóm học vấn,
độ tuổi và địa bàn khảo sát. Trong đó, học vấn càng cao, tỉ lệ ủng hộ càng cao. Độ
tuổi càng cao tỉ lệ ủng hộ càng thấp. Tỉ lệ ủng hộ ở thành thị, và ở nhóm có mức sống
khá giả cao hơn ở nơng thơn và ở nhóm có mức sống nghèo. Inglehart cũng đã nói
rằng: “Các vai trị về giới đối lập nhau một cách rõ rệt vốn là đặc tính của mọi xã hội
tiền công nghiệp hầu như không thể tránh khỏi phải được thay thế bởi các vai trò về
giới ngày càng giống nhau ở xã hội công nghiệp tiên tiến [Inglehart 2008: 29].
Thứ hai, về quyết định trong gia đình, trong xã hội truyền thống, người chồng
là người toàn quyền từ việc lớn đến việc nhỏ, kể cả việc quản lý tài chính. Tuy nhiên,
kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy điều này đã có sự thay đổi: tỉ lệ vợ
chồng cùng quyết định ngang nhau những việc quan trọng chiếm đến 34,7%, trong
khi tỉ lệ người chồng hoàn toàn quyết định chỉ chiếm 4,1%. Gắn liền với quyền quyết
định của người chồng trong đời sống gia đình trước đây là quan niệm “nam tơn nữ
ty”, tức là coi trọng con trai hơn con gái. Những gì tốt đẹp nhất sẽ được ưu tiên cho
người con trai, từ cái ăn, cái mặc, và đặc biệt là việc học hành. Trong nhiều gia đình
khó khăn, các trẻ em gái không được đến trường hoặc phải nghỉ học giữa chừng để
nhường cơ hội cho các anh/em trai của mình đi học. Nhưng, hiện nay, 95,6% gia đình
khẳng định không phân biệt con trai hay con gái mà họ đầu tư cho việc học của con
theo sức học của trẻ.
Cũng tương tự, một điều đáng ghi nhận trong sự thay đổi trong hệ giá trị gia
đình hiện nay là sự bình đẳng giữa người già và người trẻ. 90% người tham gia điều
tra có ý kiến cho rằng việc ứng xử bình đẳng giữa người già và người trẻ trong gia
đình là cần thiết và rất cần thiết. Cố nhiên, sự bình đẳng ở đây khơng có gì giống với
sự cào bằng để trở thành “cá mè một lứa”. Sự bình đẳng ở đây chỉ hàm nghĩa là tơn
trọng lẫn nhau về quan niệm và sự lựa chọn giá trị, sở thích, cịn trong đời sống hàng
ngày lớp trẻ vẫn kính trọng các thế hệ cha anh, cịn các thế hệ cha anh vẫn yêu
thương và bảo ban con trẻ.

Một khi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa già và trẻ bắt rễ sâu vào trong
đời sống hiện thực, thì đương nhiên quyền tự do cá nhân của các thành viên gia đình
cũng được tơn trọng. Điều này cho thấy có sự khác biệt lớn giữa gia đình Việt Nam
truyền thống và gia đình hiện nay. Trong xã hội truyền thống, giá trị cộng đồng được
coi là quan trọng nhất, gia đình là một cộng đồng và các thành viên gia đình “phải
kìm nén, dập tắt những ý muốn, nguyện vọng riêng tư nếu nó trái với các chuẩn mực
cộng đồng” và trong các ứng xử, trong mọi hành động, mọi quyết định của mình đều
vì cộng đồng gia đình [Mai Huy Bích 1993]. Trong gia đình gia trưởng, con cái
không được nhận xét, đánh giá hành vi của cha mẹ, mà phải mặc nhiên thừa nhận vô
6


điều kiện rằng cha mẹ bao giờ cũng tuyệt đối đúng và họ có quyền tối cao đối với
cuộc sống, tự do của con cái [Mai Huy Bích 1993]. Nhưng trong các gia đình Việt
Nam hiện nay, các bậc cha mẹ đã có sự tơn trọng quyền tự do cá nhân của con cái thể
hiện ở việc trao quyền cho con cái trong các quyết định hôn nhân và lựa chọn nghề
nghiệp. Đối với việc hơn nhân, có 21,8% người tham gia điều tra cho biết con cái
trong gia đình họ hoàn toàn quyết định. Trường hợp cha mẹ hoàn toàn quyết định chỉ
chiếm 0,4%. Tỉ lệ con quyết định có tham khảo ý kiến cha mẹ là 77,1% so với 0,8%
trường hợp cha mẹ quyết định có hỏi ý kiến con. Kết quả chạy tương quan hai biến
cho thấy, tỉ lệ cha mẹ cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên) cho biết con họ nắm quyền quyết
định chính việc hơn nhân của mình là 98,3%, tỉ lệ này ở những nhóm tuổi dưới 55
đều là 100%. Cha mẹ có học vấn càng cao thì tỉ lệ con cái tự quyết định việc hơn
nhân càng cao (100% ở nhóm cha mẹ học vấn từ trung học phổ thông trở lên; 98,2%
ở nhóm cha mẹ có học vấn trung học cơ sở và 94,1% ở nhóm cha mẹ có trình độ tiểu
học trở xuống). Tỉ lệ cha mẹ khá giả dành quyền quyết định hơn nhân cho con là
100%, ở nhóm nghèo 97,4%.
Cùng với việc hôn nhân, việc chọn nghề nghiệp của con hiện nay cũng do con
quyết định là chính. Số liệu điều tra cho thấy có tới 17,2% con cái quyết định hoàn
toàn so với 0,9% cha mẹ hoàn tồn quyết định. 75,7% con cái quyết định có tham

khảo ý kiến cha mẹ so với 6,2% cha mẹ quyết định có bàn bạc, thuyết phục con cái.
Điều này cũng thể hiện sự thay đổi đáng kể trong việc lựa chọn các khn mẫu ứng
xử trong gia đình. Sự đối nghịch giữa hai câu thành ngữ “cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy” và “con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đấy” đã nói lên rất nhiều về sự chuyển đổi này.
Quyền quyết định lựa chọn nghề nghiệp của con cái cũng có sự khác biệt nhất định
giữa các gia đình ở hai khu vực nông thôn và đô thị, cũng như ở các nhóm gia đình có
mức sống, độ tuổi và trình độ học vấn khác nhau. Cha mẹ tuổi càng trẻ, học vấn càng
cao thì tỉ lệ trao quyền quyết định cho con càng nhiều. Tỉ lệ con quyết định chính
nghề nghiệp của mình ở các gia đình khu vực đơ thị và gia đình có mức sống khá giả
cao hơn so với con cái ở các gia đình khu vực nơng thơn và ở các gia đình có mức
sống thấp hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch là không đáng kể, dao động từ 87 đến 97%.
Sự thay đổi giá trị về quyền/quyền tự do của các thành viên trong gia đình
khơng chỉ biểu hiện rõ ở việc trao quyền cho những người con lớn/trưởng thành trong
các quyết định liên quan đến đời sống cá nhân, mà ngay cả với trẻ em nhỏ tuổi, xu
hướng những bậc ông bà - cha mẹ công nhận quyền của các em cũng có những thay
đổi rõ rệt. Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ người tham gia khẳng định trẻ em cũng có
quyền của mình trong các ứng xử trong gia đình chiếm 95,2%, và khơng có sự khác
biệt giữa nơng thôn và thành thị trong việc ủng hộ giá trị này. Tỉ lệ người trả lời ở
thành thị ủng hộ cao hơn không đáng kể so với tỉ lệ này ở nông thôn (96,1% so với
94,4%).
7


Tóm lại, xu hướng biến đổi giá trị của gia đình Việt Nam hiện nay là tiếp nhận
giá trị mới của xã hội hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa như tôn trọng quyền con người,
tôn trọng tự do cá nhân, xóa bỏ sự khác biệt giới và sự phổ biến ưa thích những tiện
nghi sinh hoạt hiện đại phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của gia đình.
Những biến đổi giá trị trong gia đình Việt Nam thể hiện những khác biệt theo thế hệ:
lớp trẻ là thế hệ có những thay đổi rõ rệt hơn, đáng kể hơn so với lớp người thuộc thế
hệ cha mẹ, ông bà họ, vì “họ không phải vượt qua sức đề kháng của kiến thức không

phù hợp thu được trước đây” [Inglehart 2008: 49]. Những biến đổi giá trị trong các
gia đình Việt Nam hiện nay cũng có sự khác biệt theo mức độ hiện đại hóa, mức độ
phát triển theo khu vực sống. Cụ thể là có sự khác biệt giữa nơng thơn và thành thị,
giữa những nhóm có trình độ học vấn cao và nhóm có trình độ học vấn thấp, và giữa
những nhóm có các mức sống khác nhau.
1.2. Khôi phục, lưu giữ những giá trị truyền thống
Các nhà lý thuyết hiện đại hóa cổ điển nghĩ rằng cùng với cơng nghiệp hóa và
phát triển kinh tế, tôn giáo và truyền thống dân tộc sẽ mất hẳn, song bản thân nó lại
chứng minh rằng nó vẫn hiện diện trên khắp thế giới [Inglehart 2008: 14]. Huntington
(1996), Putnam (1993) và Fukuyama (1995) lập luận rằng ngày nay truyền thống văn
hóa có sức sống đáng kể và nó định hình hành vi kinh tế và chính trị trong xã hội [dẫn
theo Inglehart 2008: 15].
Cũng theo Inglehart, hậu hiện đại là q trình lập lại giá trị truyền thống. Điều
đó đã đảo ngược một trong những khuynh hướng nổi bật nhất gắn với hiện đại hóa.
Thời kỳ đầu hiện đại hóa, những thành tựu về khoa học và cơng nghiệp đã tạo nên
một huyền thoại về tiến bộ và sự mất lòng tin về cơ bản đối với truyền thống. Nhưng
gần đây, tính hợp lý về cơng cụ của hiện đại không được tin cậy, mở ra con đường
cho truyền thống giành lại địa vị và tạo ra nhu cầu về một huyền thoại hợp thức mới.
Trong thế giới quan hậu hiện đại, truyền thống một lần nữa lại có giá trị tích cực.
Nhưng trả lại giá trị cho truyền thống là một quá trình chọn lọc gắt gao [Inglehart
2008: 61].
Gia đình Việt Nam đã trải qua nhiều biến động cùng với những thay đổi của
kinh tế, chính trị. Gia đình Việt Nam đã tiếp nhận những giá trị mới được cho là tiến
bộ phù hợp với thời đại như bình đẳng giới, quyền cá nhân, quyền trẻ em cũng như
các tiện nghi hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những giá trị truyền thống cũng vẫn
được lưu giữ và thậm chí đang lấy lại vị thế ngày càng mạnh mẽ. Đúng như Inglehart
từng nói “Tư tưởng hậu hiện đại là sự lập lại giá trị của truyền thống vì hiện đại hóa
đã làm cho truyền thống mất đi giá trị ghê gớm nên sự thối vị của nó mở đường cho
quá trình lập lại giá trị này [Inglehart 2008: 56].
8



Những giá trị trong đời sống vật chất
Những vật dụng gia đình gắn liền với văn hóa truyền thống như sập gụ, tủ
chè/tủ thờ, bàn trà và tràng kỷ vẫn được lưu giữ ở một số gia đình tại địa phương tiến
hành nghiên cứu. Tỉ lệ gia đình có tủ chè/bàn thờ là 52,2%; có bàn trà là 65,3%; có
sập gụ là 4% và có tràng kỷ là 3%.
Những giá trị trong đời sống tinh thần - tâm linh
Các hình thức tưởng nhớ đến những người đã mất hay các nghi lễ trong các dịp
tuần tiết sóc vọng vẫn được lưu giữ trong các gia đình Việt Nam trong thời kỳ hiện
đại ngày nay. Điều này thể hiện khá rõ trong tỉ lệ khá cao các hộ gia đình tại địa bàn
nghiên cứu có thực hành các lễ - tết hàng năm trong gia đình.
Trong quan hệ cha mẹ con cái, giá trị truyền thống “Cha mẹ nhân từ, con cháu
hiếu thảo (Cha từ con hiếu)” - của gia đình Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị với 96%
người tham gia nghiên cứu khẳng định đúng hoàn toàn và 4% cho rằng đúng một
phần.
Trong quan hệ anh em, giá trị “Anh độ lượng, em lễ phép” cũng được hầu hết
người tham gia điều tra khẳng định là vẫn còn đúng với tỉ lệ 99,1% (trong đó 88,1%
cho là đúng hồn toàn và đúng một phần là 11%).
Sự gắn kết giữa ông bà cha mẹ và con cháu; sự kế thừa, tiếp nhận những hệ
quả của thế hệ sau với thế hệ trước qua câu dặn cha mẹ ông bà rằng “Ăn ở hiền lành
để phúc cho con cháu” vẫn còn nguyên giá trị trong các gia đình tại địa bàn nghiên
cứu với 90% số người được phỏng vấn cho đó là điều quan trọng.
Những giá trị gắn kết bao đời nay trong quan hệ dòng họ vẫn được lưu giữ
trong các gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Tỉ lệ những người tham gia điều tra cho
biết thường xuyên tham gia giỗ tổ họ là 82,9%; thường xuyên tham gia các việc hiếu,
hỉ trong họ là 89% và thường xuyên tham gia hội họp trong họ là 76%.
TIỂU KẾT
Sự vận hành và biến đổi của gia đình Việt Nam dường như đã khẳng định
những nhận định của Inglehart về giá trị và sự biến đổi giá trị trong quá trình phát

triển của xã hội. Một mặt, tiếp nhận những giá trị mới của một xã hội hiện đại hóa,
cơng nghiệp hóa như tơn trọng quyền con người, tơn trọng tự do cá nhân, xóa bỏ sự
khác biệt giới cùng với những tiện nghi hiện đại. Mặt khác, những giá trị truyền
thống tốt đẹp vẫn được lưu giữ, thậm chí đang ngày càng được phục hưng.
9


Những biến đổi giá trị của gia đình Việt Nam cũng thể hiện những khác biệt
theo thế hệ. Lớp trẻ được cho là có những thay đổi rõ rệt hơn, đáng kể hơn so với lớp
người có tuổi thuộc thế hệ cha mẹ, ông bà họ.
Những biến đổi giá trị trong các gia đình cũng có sự khác biệt theo mức độ
hiện đại hóa, mức độ phát triển. Cụ thể là có sự khác biệt giữa nơng thơn và thành thị,
giữa những nhóm có trình độ học vấn cao và nhóm có trình độ học vấn thấp.
Việc nắm được những xu hướng biến đổi của gia đình giúp chúng ta có cái
nhìn lạc quan hơn với những thay đổi của xã hội hiện nay nói chung và những thay
đổi trong đời sống gia đình nói riêng. Từ đó, có cách xử lý thoả đáng với những diễn
biến trong đời sống hàng ngày. Không quá bi quan trước những thay đổi và cũng
không quá hoang mang trước những cái được lưu giữ. Tất cả đều vận hành theo quy
luật của nó, đó là cuộc chiến, cuộc cạnh tranh hay, nói cách khác, là “sự thanh lọc gay
gắt”. Cái gì là giá trị sẽ trường tồn. Gia đình Việt Nam một mặt hướng đến những giá
trị mới, hiện đại nhằm tạo nên gia đình tiến bộ, hạnh phúc và mặt khác vẫn giữ gìn và
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.
CHƯƠNG II: MỘT VÀI NÉT VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng bạo lực gia đình
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và
trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia đình khơng cịn
đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong
tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Bạo lực không
chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà cịn có ở các gia đình học vấn cao,
khơng chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà cịn nảy sinh ở

những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hơn
mà cịn có cả những đơi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm.
Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều ngun nhân, nhưng có 2 ngun nhân
chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội. Phần lớn các hành vi bạo lực thường diễn ra
trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,…
Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực
tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu
(60%), những gia đình này thường có hồn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu
hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.
Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như
rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi
bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập,
10


hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc. Tuy nhiên,
không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với
vợ, con mà không phải với những người khác.
Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó
khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng
thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia
đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra
bạo lực với vợ. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình khá giả
vẫn có bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt
đẹp.
2.2. Các nhóm bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp
2.2.1. Các nhóm bạo lực gia đình
Theo Luật Phịng chống bạo lực gia đình, đây là hành vi cố ý của thành viên
gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối
với các thành viên khác trong gia đình. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ

nữ, còn nam giới thường là nạn nhân của bạo lực tinh thần. Bạo lực gia đình xảy ra ở
mọi quốc gia, nền văn hóa, tơn giáo, khơng có ngoại lệ về giàu- nghèo hay trình độ
học vấn.
Hành vi bạo lực gia đình được chia làm 4 nhóm: bạo lực tinh thần, bạo lực thể
chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục, và cụ thể như sau:
Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc
hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp
lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con,
giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên
gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hơn
nhân tự nguyện, tiến bộ.
Nhóm 2, hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm hành vi hành hạ,
ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập
phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong
gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên gia
đình lao động q sức, đóng góp tài chính q khả năng của họ hoặc là kiểm soát thu
nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
Nhóm 4, nhóm hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ
tình dục.
2.2.2. Nguyên nhân của bạo lực gia đình
11


Yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và là yếu tố cơ bản
nhất gây ra nạn bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế,
bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:
- Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu
sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa,

phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng
nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là
người giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan
niệm này đã khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trị trụ cột trong gia đình,
có quyền định đoạt mọi việc, họ ln có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình
nên có thể mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái
cũng khơng sao; hay do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục
con cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mình
quyền được đánh đập, hành hạ con cái mình.
- Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận, đấu
tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn
cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xem
lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
- Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thơng thường,
chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án của
cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt.
Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ
song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Bạo lực gia đình chính là một
biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố
khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình… được xem là
nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình. Điều
đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ phụ nữ và nam giới không cảm nhận được sự bất
bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi nó. Vì vậy, để giải quyết được triệt
để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam
giới, phụ nữ và của cả cộng đồng.
Xóa bỏ “khoảng cách giới” là một vấn đề cấp bách như nhu cầu về cơm ăn, áo
mặc. Thực tế đã chứng minh rằng: “thực hiện sự bình đẳng về giới khơng chỉ đem lại
lợi ích riêng cho nữ giới mà vì lợi ích chung của cả hai giới, vì sự phát triển tiến bộ
chung của cả giới nam và giới nữ và vì sự tiến bộ của thế hệ mai sau”.

Tuy nhiên, hiện cũng nảy sinh khuynh hướng mới, đó là “mặt trái của nền kinh
tế thị trường”, là “hệ quả tất yếu của xã hội hiện đại”. Bạo lực tinh thần, thường diễn
12


ra trong những nhóm có kinh tế gia đình khá giả và giàu có, trình độ học vấn tương
đối cao, nghề nghiệp ổn định…
2.2.3. Hậu quả của bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình đã để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình, xã hội và cá
nhân những người trong cuộc.
Hậu quả đầu tiên của bạo lực gia đình là số lượng nạn nhân bị giết chết, bị bức
tử, bị đánh đập gây thương tích hoặc tàn phế đã được thống kê hàng ngày, hàng tháng
hàng năm. Một nghiên cứu năm 2009 - 2010 của Trung tâm nghiên cứu Giới và Phát
triển, Tổng chục thông kê và Hội LHPN đã phỏng vấn 900 phụ nữ ở cả ba miền Bắc
Trung Nam cho biết : Các nạn nhân có thể chỉ bị một dạng bạo lực hay hai, ba, thậm
chớ cả bốn loại bạo lực. Hình thức bạo lực phổ biến nhất là bạo lực thân thể như đấm,
đá, tát (90% số nạn nhân được hỏi). Cưỡng ép quan hệ tình dục, 36%; Bóc lột kinh tế,
32%; Làm hại hay dọa làm hại/dọa giết con hoặc người thân, 33%. Tuy nhiên, bạo
lực tinh thần và tình dục cịn ít được nhìn nhận. Ví dụ, người chồng khơng chỉ đánh
vợ mà cịn nhốt vợ vào cũi chó 5 hoặc có những kẻ đã lột quần áo vợ bắt đứng suốt
đêm ngồi sân vào mùa đơng hoặc đi dong khắp làng để bêu rếu. 83% nạn nhân bị
các thương tích. Loại thương tích phổ biến nhất là thâm tím, bầm dập; rách da, xây
xước, báng; và chấn thương đầu; Hầu hết các nạn nhân (98 %) đều bị các hậu quả về
tâm lý. Những hậu quả tâm lý phổ biến nhất là trầm uất, sợ hói, lo lắng, hoảng loạn
và mất ngủ. Nghiên cứu này còng cho biết : Các thương tích ở phụ nữ miền Trung là
phổ biến hơn (chiếm 93%) so với miền Bắc (77%) và miền Nam (79%); Ở phụ nữ trẻ
là phổ biến hơn (chiếm 86% ở nhóm tuổi 21-30) so với nhóm lớn tuổi (71% ở nhóm
tuổi 51-60); Phổ biến hơn ở các nhóm dân tộc thiểu số (chiếm 94%) so với người
Kinh (82%). Phụ nữ nơng thơn là những người chịu trách nhiệm chính trong sản xuất
nơng nghiệp và lao động trong gia đình nhưng họ lại là người được hưởng thụ rất ít,

đặc biệt trong vấn đề chất lượng sống, học tập và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Họ cịn
là nạn nhân chủ yếu của các dạng bạo lực từ phía người chồng và những người thân
khác trong gia đình và trong nhiều trường hợp họ đã không được cứu giúp kịp thời.
Nhiều phụ nữ khi bị đánh đã khơng có chỗ trú thân và bị cộng đồng khinh rẻ do quan
niệm “ trọng nam, khinh nữ “. Cịn có nơi, do cách giải quyết không đúng đắn của địa
phương, nạn bạo lực gia đình đã khơng những khơng được ngăn chặn mà còn dẫn đến
những cái chết oan uổng cho các nạn nhân. Cùng với con số những nạn nhân là số
lượng những kẻ tội phạm ( là chồng, là cha, là vợ là con là cháu… ) phải vào tự hoặc
lĩnh án tử hình bỏ lại cả một gia đình tan vỡ, đau đớn.
Hậu quả thứ hai là về kinh tế : Nạn nhân phải trả giá quá lớn về mặt sức khỏe,
thiệt hại về tài sản, mất mát về thu nhập và đổ vỡ gia đình.” Ước tính của các nước
đang phát triển và các nước phát triển cho thấy cái giá này có thể lên đến hàng chục
tỷ đơ la mỗi năm ở mỗi quốc gia, thậm chí có thể nhiều hơn nữa. Đó là bằng chứng rõ
ràng cho thấy bạo lực gia đình gây thiệt hại to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế
13


còng như phát triển con người “.( Bạo lực trên cơ sở giới, 2010) ). Rõ ràng là năng
lực lao động của các nạn nhân bị hạn chế và điều đã cịng nói rõ sự thiệt hại về kinh
tế của gia đình họ, đã là chưa kể chi phí cho việc chữa chạy vết thương là rất tốn kém.
Những hậu quả về mặt sức khỏe thường kéo dài sau khi bạo lực xảy ra cho tới hết đời
của nạn nhân.
Hậu quả thứ ba là đối với sự hình thành nhân cách của trẻ em : Nghiên cứu
của Tổng cục thông kờ cho biết : Hơn 50% nạn nhân cho biết con cái họ đã chứng
kiến bạo lực gia đình. 25% cho biết con họ còng bị đánh. Những đứa trẻ lớn lên trong
các gia đình có bạo lực đã khơng thể phát triển bình thường. Một số nghiên cứu cho
biết : Các em trai thường có xu hướng phát triển bạo lực như bố cịn các em gái có xu
hướng rụt rè, thiếu tự tin, không muốn giao tiếp với người xung quanh. Ở Việt Nam,
nhiều em đã buộc phải rời khỏi gia đình đi lang thang kiếm sống và điều này đồng
nghĩa với việc các em rất dễ rơi vào cạm bẫy của những tệ nạn xã hội hoặc trở thành

những kẻ tội phạm khi còn đang ở lứa tuổi vị thành niên. Nhiều vụ án đau lũng mà
thủ phạm chính là những đứa con đã giết cha mình để giải thốt cho mẹ. Trong những
gia đình này, sự bất hiếu với người cha bạo lực lại là hành động có hiếu với người mẹ
khốn khổ và chính điều này đã giằng xé tâm lý các em, đã tước đi của các em những
năm tháng đẹp nhất đời người, thậm chí là cả cuộc đời. Các em cịn bị tước đoạt mái
ấm gia đình và bị dư luận xã hội lờn án.
Hậu quả thứ tư là gia đình tan nát, ly dị, ly thân. Con cái bị chia cách theo cha
hoặc theo mẹ.
2.2.4. Một số giải pháp để ngăn chặn hiện tượng bạo lực gia đình
Hạ nhiệt hành vi bạo lực
Hạ nhiệt có nghĩa là khi chồng nóng thì vợ bớt lời, làm cho chồng ngi ngoai,
sau đó tìm cơ hội thích hợp khuyên lơn để người chồng thấy rằng hành vi bạo hành
vừa qua là một sai lầm cần thay đổi. Ngược lại nếu người vợ cũng nóng tính vì muốn
chứng minh mình chính là nạn nhân oan ức của sự sai lầm do chồng gây ra, đứng trên
cương vị người vợ, chúng ta cũng hành động nói năng như người chồng thì chỉ “đổ
dầu vào lửa”. Lúc đó, chúng ta có thể thực tập câu quán niệm sau:
Đó là nghệ thuật để hạ nhiệt cảm xúc bất an do lòng sân đang khống chế.
Chúng ta biết rõ con người không phải là tác nhân, học thuyết vô ngã không cho phép
chúng ta nhận diện như thế, mà phải thấy rõ nhận thức của lòng tham sân si thể hiện
qua các hành động là kẻ thù của nhân loại nói chung. Như vậy thay vì ghét bỏ, phản
kháng, chống đối thì chúng ta phải cố gắng giúp người kia hạ nhiệt lịng sân, từ đó
quay về đường chân chính. Đó mới là cách cứu giúp người mình thương ra khỏi con
đường sai lầm. Do đó người vợ khơn ngoan trong tình huống này có thể kiểm sốt
được tình thế, biến lửa nóng bức trở thành nước thanh lương.
Giúp đỡ thay đổi tâm tính
14


Sau khi đã hạ nhiệt được cơn nóng giận của người chồng thì người vợ phải biết
tư vấn, bao gồm lắng nghe lý do tại sao chồng mình lại hành động như vậy, sau đó

tâm sự giải bày. Qua tâm sự, người chồng có thể nhận ra vợ chính là người lo lắng,
thương mình nhiều nhất. Tuy nhiên, thực tế nhiều người vợ lại không hiểu và cư xử
như tâm hạnh bồ tát để tháo gỡ tình huống đổ nát trở thành lành lặn.
Nhu cầu trợ giúp
Nếu hai nỗ lực nhường nhịn và tư vấn hỗ trợ không thành công thì khơng cịn
cách nào khác, nạn nhân cần sáng suốt để có thái độ cầu viện trợ. Rất nhiều người
hiểu sai rằng bạo hành gia đình chỉ là vấn đề nội bộ, do đó nên đóng cửa nhà mà dạy
nhau. Đóng cửa nhà thì làm sao dạy?! Cần phải có tác động của xã hội thì bạo hành
mới có thể chấm dứt. Một số chị em nữ còn hiểu sai rằng việc cầu viện hàng xóm và
người thân can thiệp chứng tỏ mình bất lực trong việc duy trì hạnh phúc và tình cảm
của chồng, đó là nỗi xấu hổ lớn nhất của chị em. Từ quan niệm sai lầm ấy mà họ
ngậm bồ hòn làm ngọt, cắn răng chịu đựng. Càng chịu đựng, người chồng càng có cơ
hội lấn tới. Vì thế trước nhất, những nạn nhân nên nhờ gia đình phía tác nhân gây nạn
bạo hành như cha, mẹ, anh, chị, em; sau đó nhờ hàng xóm, hội phụ nữ, hoặc thậm chí
là cơng an.
Tuy nhiên, nỗ lực của chính tác nhân gây bạo hành gia đình mới được xem là
yếu tố quan trọng nhất. Chúng ta cần phát triển những trung tâm dành cho người có
thói quen bạo lực có cơ hội quay đầu.
Đối với người thực hiện bạo lực bằng hành động thì phải bị phạt làm các cơng
tác từ thiện chăm sóc người già, bệnh, xấu xí. Trong lúc chăm sóc từ vệ sinh cá nhân
đến dìu dắt người già, người có hành vi bạo lực sẽ khởi ý niệm so sánh rằng vợ mình
đẹp hơn nhiều, đáng nâng niu hơn nhiều, để rồi từ đó tự thay đổi cá tính của bản thân.
Luật pháp cần nghiêm minh buộc các tác nhân bạo hành đi cải tạo theo cách đó trong
ba đến sáu tháng để sau khi quay về, họ thay đổi cách nhìn nhận vợ của mình.
Đối với những người có bạo hành ngơn ngữ, tức là chửi mắng, nhục mạ, cần
cải tạo họ bằng cách buộc làm bồi bàn. Khi làm bồi bàn, những lời nói bậy trước đây
sẽ khơng cịn được dùng đến mà thay vào đó là những lời chào hỏi, mời mọc một
cách lịch sự với khách hàng. Về nhà được vợ lo lắng ở mọi phương diện thì khơng lý
gì chúng ta phải đối xử với vợ như đã từng.
Đối với những người chồng bạo hành về tình dục, tức là cưỡng ép quan hệ

trong khi vợ đang mệt hoặc không muốn. Biện pháp hữu hiệu nhất là đưa vào chùa tu
một thời gian. Trong chùa họ được học hỏi, bắt chước các thầy tu kìm hãm dục vọng
và thấy rõ mình có được những hạnh phúc cao thượng hơn. Tu một thời gian, về nhà
sẽ khơng địi hỏi quá nhiều mà ngược lại còn học nghệ thuật sống dưỡng tinh khí thần
để được thọ và có sức khỏe phục vụ xã hội.
15


Đối với nạn bạo hành mang tính phong tỏa về kinh tế thì người đó nên buộc đi
làm cơng quả một thời gian, tức là làm việc mà không được nhận lương, để nới rộng
tâm mình phụng sự người khác. Dĩ nhiên điều này rất khó làm, nhưng ai quyết tâm
thì sẽ thành cơng trong việc chuyển hóa tâm keo kiết của mình. Nhiều đấng mày râu
có thái độ phong tỏa kinh tế, sợ vợ có tiền đi giao lưu với người khác, vì vậy họ rất
chi li tính tốn khi đưa tiền cho vợ chi tiêu việc gì đó. Kinh Thiện Sinh nói, chăm sóc
vợ, làm vợ vui và hạnh phúc đồng nghĩa việc mang hạnh phúc đến cho bản thân.
Chúng ta phải thực tập tính cách rộng lượng, nếu vợ là người trăng hoa thì có giữ thế
nào cũng mất. Tính bao dung rộng lượng đem đến bình an cho bản thân mà vợ mình
cũng được an vui hạnh phúc, gia đình được vững bền. (Tác giả Thích Nhật Từ, Đôi
dép triết lý về hạnh phúc hôn nhân, nhà xuất bản Phương Đông, 2011, chương 7)
Sau những nỗ lực cá nhân thì nỗ lực xã hội cũng cần lưu tâm. Chúng ta cần
phát triển những trung tâm lánh nạn để nạn nhân của bạo hành gia đình cảm thấy bình
an khi tạm trú. Dĩ nhiên cơng việc phục hồi bệnh trầm cảm của nạn nhân trong thời
gian ở trung tâm rất quan trọng, nhưng sau khi phục hồi thì cơng tác hịa giải lại hiếm
khi được để ý. Sau đó nếu cần thiết mới tính đến chuyện ly hơn. “Giang sơn dễ đổi,
bản tánh khó dời”, phần lớn trách nhiệm của các trung tâm giúp đỡ nạn nhân chỉ chú
trọng đến công tác phục hồi sức khỏe tâm sinh lý chứ không màng nhiều về việc tư
vấn phục hồi hạnh phúc gia đình và hàn gắn tình cảm vì nghĩ rằng hàn gắn và nối kết
chưa chắc đảm bảo hạnh phúc. Các nỗ lực hòa giải của các hội cứu trợ và cơ quan
thẩm quyền phải biết phối hợp chặt chẽ bao gồm những lời khuyên, phân tích đúng
sai kể cả các hình phạt thì nhiều người nam mới có thể hồi đầu. Trên thực tế, phần lớn

người nam thường cho rằng mình đúng, mình có quyền mắng và đánh đập vợ vì mình
là người lãnh đạo trong gia đình.
Trừng phạt bạo hành gia đình
Thứ nhất, luật hơn nhân gia đình của Việt Nam năm 2000, điều 107 quy định
tóm lược như sau: “Người vi phạm các điều kiện kết hôn: Hành hạ, ngược đãi; xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của chồng, vợ hoặc con và các thành viên khác trong gia
đình thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu
trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Nếu gây thiệt hại nặng thì phải bồi thường”. Rõ
ràng điều lệ 107 này có một sơ hở là khơng đề cập chi tiết mức án như thế nào, dẫn
đến sự tùy nghi trong cơng việc giải quyết các tình huống vi phạm. Điều này làm cho
nhiều người không coi trọng và để ý đến luật. Có trường hợp người chồng hành hạ
đánh đập vợ mà chỉ bị cảnh cáo, phạt qua loa với mức phạt năm bảy chục nghìn. Do
vậy chúng tôi nghĩ điều luật này cần phải được mở rộng chi tiết hơn với các hình phạt
thích đáng đến từng hành vi vi phạm bạo hành gia đình.
Thứ hai là luật hình sự xuất bản năm 1999, điều 151 quy định như sau: “Người
ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, hoặc người có cơng
ni dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
16


giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Ở đây chúng ta thấy khung
hình phạt có phần chi tiết hơn và điều này dĩ nhiên có tác dụng trong việc răn đe và
làm giảm thiểu nạn bạo hành gia đình.
Đó là những hỗ trợ từ luật pháp mà chúng ta thấy có những giá trị rất nhất
định. Theo chúng tôi, muốn nạn bạo hành gia đình giảm thiểu một cách tối đa thì
quan trọng nhất là các tác nhân bạo hành phải nhận thức rõ đó là những hành vi vi
phạm luật pháp, vi phạm nhân quyền, chà đạp nhân phẩm để từ đó có quyết tâm thay
đổi đích đáng. Bản thân họ phải nhập cuộc trong nỗ lực tháo gỡ nạn bạo lực gia đình
nói chung, cịn nếu chỉ có chị em phụ nữ xoay sở thì khơng giải quyết triệt để vấn đề.
Thái độ nhường nhịn khơng phải là giải pháp, nó chỉ có tác dụng làm giảm hậu quả

mà thơi. Vì vậy tu tập chuyển hóa tâm và xóa bỏ lịng tham, lịng sân, lịng si thì nạn
bạo lực sẽ bị phá bỏ, mặc dù từ tám đến chín phần của nạn bạo lực gia đình đều do
lịng sân và lịng si, chỉ có một hai phần là do ngoại tình ghen tng, tức là lịng tham
dẫn đến đổ nát hạnh phúc. Do đó chuyển hóa tham, sân, si theo khuynh hướng của
Phật giáo là một trong những phương thức rất hữu hiệu trong khi các trung tâm và cơ
quan chưa quan tâm đúng mức.
Trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến tình trạng bất bình đẳng
giới, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ vẫn còn chịu nhiều
thiệt thòi. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương.
Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” để bạo lực gia đình tồn tại. Có rất nhiều cơng
việc trong gia đình mà đáng lý cả 2 vợ chồng phải cùng gánh vác, nhưng do tính gia
trưởng, định kiến giới mà người đàn ơng, người chồng như đứng ngồi cuộc, họ tự
cho đó là cơng việc của vợ. Nếu người vợ khơng hồn thành được thì họ tự cho mình
“có quyền” trách móc, sỉ nhục, thậm chí là đánh đập.
Bạo lực gia đình dù ở bất kỳ hình thức nào cũng để lại những tác động tiêu cực
đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân mà cịn thành viên khác
trong gia đình; tác động tiêu cực đến lực lượng lao động, hoạt động kinh tế. Bạo lực
gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp vào bảo vệ nạn nhân.
Để góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình, cần phải tuyên truyền sâu rộng về
luật pháp, xây dựng mơ hình phịng chống bạo lực gia đình ở địa phương, làm cho
mỗi gia đình hiểu rõ vai trị, trách nhiệm của mình để xây dựng gia đình ấm no, hạnh
phúc, bền vững. Cần xem đây là trách nhiệm của tồn xã hội chứ khơng của riêng ai.
CHƯƠNG III: BIẾN ĐỔI CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH XƯA VÀ NAY

Hiện nay, do sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan dẫn đến văn hóa
Việt Nam biến đổi toàn diện và ngày càng trở thành một thực thể hoàn thiện, năng động phù
điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến động. Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiệ
một q trình biện chứng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đìn
17



thống, đồng thời, tiếp thu có chọn lọc và cải biến các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
Tây hiện đại.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khơng phải mọi sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt N
nay đều đồng nghĩa với tích cực, mà trong quá trình biến đổi đó đang đặt ra nhiều vấn đề
xem xét, nghiên cứu.

3.1. Biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay

Trong văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống, địa vị và quyền uy của người chồng
cao, họ là người đại diện hợp pháp duy nhất của gia đình về mọi mặt trước cộng đồng, nh
Người vợ, người phụ nữ có địa vị rất thấp trong gia đình, vai trị của họ chỉ khn lại ở cơng
trợ, chăm sóc con cái. Hiện nay, mối quan hệ vợ chồng đã có nhiều biến đổi, địa vị, vai trò củ
phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội đã từng bước được khẳng định, đặc biệt, giá trị bình đ
chủ trong quan hệ vợ chồng của văn hóa phương Tây được du nhập vào đã và đang “tấn cô
quan niệm cổ hủ của văn hóa truyền thống, từ đó hình thành nên các giá trị, chuẩn mực văn
điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay.

Hiện nay, trong gia đình mơ hình người chủ gia đình đa dạng, phản ánh tính đa dạng
loại hình gia đình. Người chủ gia đình có thể là người đàn ơng/người chồng; người phụ nữ/n
hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực và đóng góp của họ tr
gia đình. Thực tế cho thấy, người chủ gia đình hiện nay khơng đồng nhất với người chủ hộ k
gia đình. Người chủ gia đình được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đ
vượt trội cho gia đình thì được các thành viên khác trong gia đình coi trọng. Tính đa dạng
hình người chủ gia đình cho thấy, địa vị của người phụ nữ trong gia đình hiện nay ngày càng
cao, lý do là người phụ nữ đã cải thiện được vai trò kinh tế của mình trong gia đình. Trong
gia đình hiện nay, có những người vợ do có trình độ, lại năng động trong làm ăn nên không nh
ra thu nhập trong gia đình mà trong nhiều trường hợp cịn tạo được thu nhập cao hơn ngườ
Điều đó chứng tỏ, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện để người phụ nữ thể

phát huy được năng lực, sở trường của mình. Như vậy, khác với gia đình truyền thống, va
người chủ gia đình hiện nay phải dựa vào năng lực thực tế, vào sự đóng góp của người chồ
người vợ trong gia đình chứ khơng phải là sự “thần thánh hóa”, sự suy tơn mù qng vai trị t
của người chồng trong gia đình. Thực tế đó, một mặt, phản ánh sự thay đổi vị trí, vai trị củ
phụ nữ trong gia đình, mặt khác, phản ánh sự vận động và biến đổi của xã hội theo hướng ng
văn minh, tiến bộ hơn.

Mơ hình người phụ nữ làm chủ gia đình hiện nay là một bước tiến dài của gia đình đư
so với gia đình truyền thống, tuy nhiên, đây cũng tiềm ẩn nguyên nhân dẫn đến xung đột giữ
chồng do người chồng đánh mất vai trò truyền thống của mình trong gia đình... Hiện nay, để
mối quan hệ bình đẳng thực sự giữa vợ và chồng trong gia đình cần giải quyết mâu thuẫn giữ
quy định của pháp luật với thực tế đời sống. Luật pháp công nhận quyền bình đẳng giữa vợ v
về quyền sở hữu tài sản trong gia đình nhưng thực tế ở nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt ở vù
thơn, người chồng vẫn chủ yếu đứng tên giấy tờ sở hữu các tài sản có giá trị lớn trong gia đì
18


tra gia đình Việt Nam năm 2006 đã chỉ ra, người đứng tên tài sản của gia đình đối với các
chồng từ 18 đến 60 tuổi cho thấy, có tỷ lệ chênh lệch khá lớn, cụ thể, đối với nhà ở, đất ở t
chồng đứng tên chiếm 81,4%, vợ đứng tên là 10,9%, vợ và chồng đứng tên là 7,8%; đối với
tác/đất đồi rừng có tỷ lệ tương ứng là 86,3%, 8,6% và 5,1%; đối với cơ sở sản xuất kinh doa
tương ứng là 52,1%, 41,4% và 6,5%... (1). Như vậy, suy đến cùng, sự bất bình đẳng giữa vợ v
về sở hữu các tài sản lớn trong gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu để “nuôi dư
tưởng gia trưởng và là một trong những lực cản lớn để thực hiện bình đẳng giới trong gia đ
Nam hiện nay. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải phổ biến được pháp luật, đặc biệt là Luật Hôn
Gia đình, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình vào đời sống, nhất là ở khu vực nông thôn, vù
bào dân tộc thiểu số để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân. Thêm vào đó, cũng cần
sách, cơ chế để dần thay đổi lối sống, phong tục, tập quán ảnh hưởng bất lợi đến địa vị, va
người phụ nữ trong gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho các hộ gia đ
nay. (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quỹ N

Liên hợp quốc (UNICEF) (2008), Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội, tr. 7

Bên cạnh đó, một mâu thuẫn khác cũng cần phải giải quyết trong mối quan hệ vợ ch
nay đó là mặc dù phụ nữ tham gia hoạt động xã hội ngày càng nhiều, có đóng góp ngày càng
thu nhập của gia đình nhưng họ vẫn là người gánh vác chủ yếu các công việc nội trợ, giáo dục
chăm sóc người ốm đau, người già... trong gia đình. Thực tế cho thấy, có điều đáng buồn
quan niệm của nhiều người hiện nay đó lại là một điều bình thường, hợp quy luật, có lẽ đó là
nhân chủ yếu dẫn đến quan niệm, người phụ nữ “vừa phải giỏi việc nước, vừa phải đảm việc n
thực sự là một mâu thuẫn cần phải giải quyết, làm thế nào để phụ nữ vừa làm trịn trách nh
đình, vừa phải làm trịn trách nhiệm xã hội, có giải quyết được mâu thuẫn đó, phụ nữ mới c
phát triển.

Hiện nay, bạo lực gia đình cũng đang diễn biến nghiêm trọng với nhiều dạng thức k
soát mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật Phịng, chống bạo lực gia đình và đưa ra xét xử nhi
nghiêm trọng liên quan đến bạo lực gia đình. Điều đó, khơng có nghĩa là trong gia đình truyề
khơng có bạo lực gia đình mà muốn nhấn mạnh rằng, văn hóa, pháp luật hiện nay khơng dung
chấp nhận bạo lực trong gia đình. Nếu trong gia đình truyền thống, bạo lực gia đình chỉ the
một chiều là bạo lực của người chồng đối với người vợ thì hiện nay ngồi xu hướng đó, cịn b
là bạo lực của người vợ đối với người chồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các vụ bạo lực
nghiêm trọng hiện nay chủ yếu vẫn là do người chồng gây ra đối với người vợ. Các nghiên
đây đã chỉ rằng, mặc dù nguyên nhân của bạo lực gia đình rất đa dạng nhưng căn nguyên chủ
là do tư tưởng gia trưởng, do địa vị thấp kém, đặc biệt địa vị thấp kém về kinh tế của phụ nữ t
đình do phụ nữ khơng có quyền sở hữu tài sản, đất đai và khơng có sự độc lập về kinh tế
chồng. Tình trạng đó được củng cố vững chắc thêm khi một bộ phận không nhỏ người dân v
cơ sở hiện nay vẫn quan niệm, bạo lực gia đình là việc riêng của mỗi gia đình. Hịa giải vẫn
pháp chủ yếu để giải quyết bạo lực gia đình, do đó đã khơng ngăn chặn được tận gốc hiện tư
trong gia đình.

Nếu đánh giá khách quan, bạo lực gia đình khơng phải là ngẫu nhiên do người chồn
19



kiểm sốt được hành vi của mình như cách giải thích truyền thống, mà nó phản ánh mối
quyền lực, sự xung đột các giá trị, chuẩn mực trong một xã hội rộng lớn hơn. Bạo lực gia đìn
độ này được coi là hệ quả của việc níu kéo một cách cực đoan những giá trị, chuẩn mực của
truyền thống. Thực tế cho thấy, bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
vỡ gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng các mối quan hệ gia đình, đe dọa tính bền v
gia đình Việt Nam hiện nay. Do đó, bạo lực gia đình là một vấn đề mang tính xã hội chứ khơn
vấn đề của cá nhân, nên các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình hiện nay cần phải được
dựa trên cơ sở làm thay đổi nhận thức của xã hội về bạo lực gia đình, tăng cường cơng tác b
giúp đỡ nạn nhân của bạo lực gia đình, tăng cường vai trị của pháp luật đối với hành vi bạo
đình, đặc biệt cần nâng cao địa vị của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Những biến đổi trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay dẫn đến mâu thuẫn và đấu tranh
giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống với các giá trị, chuẩn mực văn hóa hiện đại. Q trình
hỏi phải xác lập những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới trong quan hệ vợ chồng phù hợp với
triển kinh tế, pháp luật, đạo đức trong xã hội mới để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,
hạnh phúc, bảo đảm sự kết hợp hài hịa lợi ích giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Cịn trong
truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái và con cái phải có bổn phận phục
quyền của cha mẹ. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, người ta ít đề cập tới trách nh
cha mẹ đối với con cái nhưng lại nhấn mạnh tới bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm đạo Hiếu truyền thống
hỏi con cái phải thành kính và phụng dưỡng cha mẹ, suốt đời làm theo cha và không bao
đổi... Trong khi đó, với quan niệm “trời sinh voi thì trời sinh cỏ” cha mẹ có thể sinh nhiều
nhưng trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục khơng phải lúc nào cũng đi cùng. Thậm chí,
gia đình, trẻ em bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải lao động nặng nhọc, phải gánh nặng các bổn
trách nhiệm đối với cha mẹ.
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay, có một xu hướng đảo ngược so vớ
thống. Nếu như trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được nh

theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và bổn phận của trẻ em, thì trong gia đình hiện nay nguyê
được nhấn mạnh theo chiều hướng ngược lại, đó là: quyền của trẻ em và bổn phận của cha
Hiện nay, vai trò giáo dục và kiểm sốt con cái của cha mẹ trong gia đình ngày càng mờ nh
tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây v
động của chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên quyền trẻ em được coi trọng mà t
đình thì cha mẹ phải là người đầu tiên gương mẫu thực hiện quyền đó. Việc cơng nhận quyề
đã làm thay đổi căn bản những giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và
Như vậy, có thể thấy không phải cha mẹ hiện nay muốn từ bỏ quyền kiểm sốt trẻ em mà chí
thời đại mới đã khơng chấp nhận để cha mẹ kiểm sốt trẻ em theo các chuẩn mực truyền thốn
sự khủng hoảng của thiết chế gia đình trong việc kiểm sốt trẻ em hiện nay.
Đánh giá một cách khách quan, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường đã
tồn diện đến gia đình hiện nay. Trước hết, về phía trẻ em, môi trường sinh hoạt, học tập củ
20


được mở rộng nên tất yếu dẫn đến sự giảm sút vai trị của cha mẹ trong việc kiểm sốt con
trong gia đình truyền thống, khơng gian sinh sống của trẻ em chủ yếu bó hẹp trong phạm vi h
hành vi của trẻ em đều được kiểm soát bởi gia đình, họ hàng và cộng đồng thì trong xã hội h
đặc biệt ở thành thị, phạm vi hoạt động của trẻ em rất rộng lớn, quan hệ xã hội được mở rộn
chí, trẻ em sinh hoạt bên ngồi gia đình nhiều hơn trong mơi trường gia đình. Bên cạnh đó,
cha mẹ, họ chủ yếu làm việc ở bên ngoài gia đình, thời gian để chăm sóc, giáo dục con cái rấ
biệt, ở khu vực nông thôn, sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế, sự đa dạng hóa ngành nghề và q
phi nơng nghiệp hóa nơng thơn đã chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngà
phi nông nghiệp, cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nhà hoặc làm việc ở các cơ sở sản xuất b
gia đình nên họ cũng khơng có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái. Việc
khơng có thời gian hoặc có q ít thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái cho thấy
hiện một khoảng trống trong việc kiểm soát, giáo dục con cái. Việc đánh mất vai trị kiểm số
mẹ đối với con cái đã dẫn đến nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội như hiện tượng trẻ em lan
phạm tội hay rơi vào các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên ngày càng
đồng thời, cũng phản ánh những bất ổn và những thay đổi trong tâm lý và nhân cách của trẻ

nay...
Thực tế cho thấy, chức năng kiểm soát trẻ em của thiết chế gia đình hiện nay ngày c
giảm, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang có những biến đổi đáng lo ngại. Khơng ít cha
rằng, con cái hiện nay khơng cịn ngoan ngỗn, lễ phép như trẻ em trước đây, ngược lại tr
thành niên lại cảm thấy bị ức chế vì bị cha mẹ kiểm sốt, can thiệp q sâu vào tự do cá nhâ
sống riêng tư. Về bản chất, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam hiệ
một sự đảo ngược trật tự và vị trí so với gia đình truyền thống. Sự biến đổi này bắt nguồn từ
đổi của điều kiện kinh tế - xã hội và bắt nguồn từ sự thay đổi của quy mơ, cấu trúc, chức năng
đình hiện nay. Nó làm cho quyền uy, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng giảm sú
ra. Sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở một mức độ nhất định đang làm mất đ
giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống như “cha từ, tử hiếu”. Khơng ít cha mẹ hiện nay rơi
trạng bất lực trước việc con cái không nghe lời, vô trách nhiệm đối với cha mẹ, ông bà, thiếu
trách nhiệm đối với các công việc nhà. Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con c
phải củng cố chức năng giáo dục của gia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con
cơ sở tiếp thu những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới, đồng thời kế thừa những giá trị tốt đẹp
đình truyền thống, cần tạo cho trẻ em môi trường, điều kiện để phát triển nhân cách, năng lự
cũng phải quan tâm đến giáo dục gia đình, giúp trẻ em nhận thức được những giá trị, chu
truyền thống, đặc biệt phải sống có trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.
3.3. Những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi giá trị trong giai đoạn hiện nay
Q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đã mang lại cho xã hội V
những tác động và thay đổi khơng chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cịn cả trên lĩnh vực văn hóa
Gia đình - đơn vị cấu thành cơ bản của xã hội tất yếu sẽ có những biến động, những đổi t
nhiều khía cạnh. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các
phức tạp trong gia đình và xã hội Việt Nam. Làm thế nào để giải quyết những vấn đề trên và x
gia đình Việt Nam trở thành “nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội, sự thà
21


của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước”1 là câu hỏi đã và đang đặt ra cho xã hội nói chung và
chúng ta nói riêng.

Gia đình Việt Nam đang trong bước chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại trê
phương diện và xu hướng khác nhau. Đó là sự biến đổi mang tính tồn diện cả về hình thái, c
năng, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và vai trị của người phụ nữ trong gia đìn
3.3.1. Văn hóa gia đình
Văn hóa gia đình bao giờ cũng là sản phẩm của một thời đại nhất định và do vậy, luôn
tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử của thời đại đó. Sự biến đổi các giá tr
mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái phụ thuộc vào sự biến đổi của các đ
kinh tế - xã hội và do điều kiện kinh tế - xã hội quyết định. Những biến đổi này một mặt tạo r
điều kiện thuận lợi để trẻ em phát triển, mặt khác, cũng tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ ch
giáo dục con cái, chủ động tạo ra những quan hệ mang tính tích cực, chia sẻ và định hướng
triển cho con cái.
Mặt khác, môi trường xã hội hiện nay cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho mối
giữa cha mẹ và con cái mà nguyên nhân của nó xuất phát từ mặt trái của kinh tế thị trường, c
nhập văn hóa phương Tây, sự tác động tiêu cực của các phương tiện thông tin đại chúng đến
Cha mẹ không đủ thời gian để quản lý, giáo dục, chăm sóc con cái nên dẫn đến sự suy gi
năng kiểm soát con cái của cha mẹ. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt kiến thức của cha mẹ về sự p
tâm, sinh lý của con cái và các phương pháp giáo dục con cái cũng là nguyên nhân quan tr
tăng nguy cơ xung đột giữa cha mẹ và con cái hiện nay.
Thực tế cho thấy, việc cha mẹ có kỹ năng ứng xử với con cái khi chúng mắc lỗi có ý
cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của trẻ, nó có thể giúp con cái có ý thức s
lỗi lầm, trở nên tiến bộ hơn, nhưng ngược lại, nó cũng có thể khiến con cái khơng khắc ph
khuyết điểm, thậm chí bị ức chế, chống đối lại cha mẹ làm cho mâu thuẫn, xung đột giữa ch
con cái gia tăng.
Điều đó cho thấy, do sự tác động tồn diện của các nhân tố đã làm cho các giá trị, ch
văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái trong gia đình Việt N
nay
biến
đổi

sự

biến
đổi
đó

một
tất
yếu
khách
Thực tế cho thấy, việc xây dựng văn hóa gia đình nói chung, các giá trị, chuẩn mực văn hóa tr
quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ với con cái hiện nay không thể phủ định sạch trơn đối vớ
trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình truyền thống. Bên cạnh đó, các giá trị, chuẩn mực văn
đình từ bên ngoài du nhập cũng cần phải được tiếp biến cho phù hợp với bản sắc của gia đ
Nam hiện nay.
Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong gia đình Việt Nam hiện nay đang đặt
vấn đề cần giải quyết, trong đó nổi lên là mối quan hệ giữa vợ và chồng, vấn đề đặt ra là gia
xã hội cần phải làm gì để người phụ nữ kết hợp trách nhiệm gia đình với trách nhiệm xã hội
triển toàn diện.
Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cần tìm ra giải pháp để giải quyết hài hòa giữa u
bổn phận của cha mẹ với quyền của trẻ em trong gia đình hiện nay, hoặc cha mẹ nhận thức đ
trị của giáo dục gia đình nhưng mặt khác, họ lại khơng có đủ thời gian, tri thức, phương pháp
22


dục con cái dẫn đến hậu quả con cái sa vào tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển của gia đ
hướng bền vững, tiến bộ
3.3.2. Cơ cấu gia đình
Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình
được hình thành từ nền văn hóa bản địa, chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi
thay. Theo đó, hình thái gia đình phổ biến là gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ các
thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống và thường bị chi phối

bởi chế độ “gia trưởng”. Trong quá trình phát triển, gia đình truyền thống đã thể hiện
được các ưu điểm về sự gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình; về vấn
đề bảo lưu các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ và phát huy tốt nề nếp gia
phong, gia đạo… Tuy nhiên, gia đình truyền thống lại là một trong những nhân tố
tham gia vào quá trình kìm hãm năng lực phát triển của các cá nhân, đặc biệt là dưới
tác động của quá trình CNH - HĐH, gia đình truyền thống có vẻ khơng cịn là khn
mẫu của gia đình hiện đại. Sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình
thành hình thái gia đình mới là một điều tất yếu.
Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 , mơ hình hộ gia đình 2 thế
hệ (gồm cha mẹ và con cái) - gia đình hạt nhân tồn tại khá phổ biến ở Việt Nam
(chiếm tỉ lệ 63,4%). Hộ gia đình 3 thế hệ trở lên - gia đình mở rộng có xu hướng
giảm. Trong đó, mơ hình gia đình qui mơ nhỏ có xu hướng phổ biến ở thành thị hơn
nơng thơn và ở nhóm hộ giàu hơn hộ nghèo; tỷ lệ hộ gia đình có 3 thế hệ ở nông thôn
thấp hơn thành thị, đặc biệt là khu vực nội thành.
Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể được lí giải như sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh q trình CNH - HĐH khơng ngừng được đẩy mạnh
trên nhiều lĩnh vực, hình thái gia đình hạt nhân tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn một số
loại hình thái gia đình khác (gia đình mở rộng, gia đình khuyết…) bởi vì gia đình hạt
nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ và có khả năng thích ứng nhanh với các
biến chuyển của xã hội với những đặc điểm sau:
+ Tương đối tự do so với sức ảnh hưởng của tập thể, dòng họ. Sau khi kết hôn,
vợ - chồng không sống chung với bà con nội ngoại mà chuyển sang nơi ở mới do đó
hình thành nên cộng đồng sinh sống độc lập.
+ Trọng tâm của gia đình đã chuyển từ mối quan hệ ơng - bà, cha - mẹ và con
cái sang quan hệ vợ - chồng, cho nên sức hấp dẫn và tính thân mật về mặt tình cảm
giữa hai vợ chồng được đề cao và tính năng quan hệ về mặt tình cảm của gia đình
được tăng cường.
+ Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế và tạo cho mỗi thành viên
trong gia đình khoảng khơng gian tự do tương đối để phát triển tự do cá nhân.
23



Thứ hai, xã hội CNH - HĐH mang đặc tính “động” rất cao và cần đến một cơ
chế mở để vận hành cung - cầu của lực lượng lao động theo nguyên tắc của thị trường
một cách thuận lợi. Trong đó, tính “động” có được từ sự tự do lựa chọn nghề nghiệp
của cá nhân rất được quan tâm. Do vậy, gia đình hạt nhân vợ - chồng là trọng tâm có
thể tự do lựa chọn nơi ở mà khơng bị sức ép từ dịng họ mang đặc tính gắn liền với
nhu cầu của xã hội công nghiệp.
Thứ ba là xu hướng thanh niên di cư từ nông thôn ra thành thị để làm việc rồi
lập gia đình ở thành thị và điều kiện đất đai, nhà ở tại các thành thị bị hạn chế…
3.3.3. Chức năng gia đình
Sự biến đổi chức năng của gia đình Từ cách tiếp cận xã hội học, xét về bản
chất, gia đình có 4 chức năng cơ bản (sinh sản, giáo dục, kinh tế và tâm lí - tình cảm).
Do sự va chạm giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, sự chênh lệch giữa tốc độ
biến đổi của cơ cấu xã hội và tốc độ biến đổi của gia đình, chức năng của gia đình
Việt Nam có những biến đổi theo phương thức khác với gia đình phương Tây trong
quá trình CNH - HĐH.
Thứ nhất, về chức năng sinh sản, đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn cho
rằng sinh con là một chức năng quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, đã có một sự
chuyển đổi nhận thức rất rõ về số con. Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm
2006, tỉ lệ người đồng ý rằng gia đình phải có nhiều con chiếm tỉ lệ khá thấp (18,6%
người cao tuổi, 6,6% người độ tuổi 18 - 60 và 2,8% vị thành niên), quan niệm “gia
đình nhất thiết phải có con trai” vẫn được một bộ phận đáng kể người dân ủng hộ
(gần 37% người độ tuổi 18 - 60), trong đó nhóm dân số nghèo có nhu cầu sinh con
trai nhiều hơn nhóm dân số giàu (45,5% ở nhóm có thu nhập thấp nhất, 26% ở nhóm
có thu nhập cao nhất). Lí do để giải thích vì sao phải có con trai chủ yếu vẫn là “để có
người nối dõi tơng đường” (85,7%), “để có nơi nương tựa lúc tuổi già” (54,2%) và
“để có người làm việc lớn, việc nặng” (23,4%)… Tuy nhiên, đã có khoảng 63%
người trong độ tuổi 18 - 60 cho rằng không nhất thiết phải có con trai. Kết quả phân
tích cho thấy đại bộ phận người dân đã tự nhận thức được giá trị của con cái trong

cuộc sống gia đình nói chung, chứ không chỉ đơn thuần thực hiện theo qui định của
chính sách dân số.
Thêm vào đó, cho đến nay cấu trúc xã hội và quan điểm giá trị liên quan đến
vấn đề sinh sản và quan hệ tình dục cũng đã có sự thay đổi. Sự tự do trong việc mang
thai và sinh sản do các tiến bộ của y học mang lại cho con người, sự tự do trong quan
hệ tình dục nhờ vào sự phát triển của các phương pháp tránh thai và các loại dịch vụ
liên quan đến tình dục… đã góp phần mang lại sự thay đổi trên. Giờ đây tình dục
khơng chỉ mang ý nghĩa là một phương cách của việc sinh sản mà còn là sự thể hiện
của nhu cầu thể xác tự nhiên của lồi người. Đời sống tình dục thỏa mãn đang trở
thành nhân tố chính trong việc làm tăng mức độ thỏa mãn trong đời sống hôn nhân.
24


(Lê Ngọc Văn (2010), Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 2020, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Gia đình và Giới, Hà Nội,
tr. 216)
Thứ hai, về chức năng giáo dục - chức năng này được tăng cường hơn bao giờ
hết và trở thành một trách nhiệm nặng nề mà gia đình phải gánh vác. Trong quá trình
CNH - HĐH, nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề tăng cao nên đòi hỏi nguồn
nhân lực phải đáp ứng đầy đủ các tư chất cần thiết. Do đó, tiêu chuẩn của việc dưỡng
dục con cái cũng tăng theo. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã làm tăng kì vọng xã
hội đối với tiêu chuẩn chất lượng của việc dưỡng dục con cái. Đây cũng chính là lí do
chính thu hút sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học của con cái. Tuy nhiên, sự
quan tâm này không giống nhau giữa các khu vực, vùng, miền và dân tộc. Cha mẹ ở
thành thị chăm lo đến việc học của con cao hơn so với nông thơn. Tây Bắc là vùng có
tỉ lệ cha mẹ ít quan tâm hơn so với các vùng còn lại, người Hmơng là dân tộc có tỉ lệ
cha mẹ quan tâm tới việc học của con cái thấp nhất 3 . Ngoài ra cũng cần phải chú ý
đến những dữ kiện sau: các nhóm cha mẹ có học vấn cao và có thu nhập cao thì mức
độ quan tâm đến việc học của con nhiều hơn và trẻ em ở độ tuổi 7 - 14 thì nhận được
sự quan tâm của cha mẹ đến việc học hơn là trẻ em trong độ tuổi 15 - 17.
Thêm vào đó, chúng ta cần phải thấy rằng trong quá trình xã hội biến đổi

nhanh chóng, trong gia đình đang nảy sinh nhiều xáo trộn trong chức năng dưỡng dục
con cái và xã hội hóa. Hiện tượng gia đình hạt nhân làm chặn đứng cơ hội truyền thụ
những hiểu biết về việc nuôi dạy con cái từ thế hệ ông bà cho thế hệ cha mẹ. Thế hệ
trẻ mới lập gia đình cho dù có nhận được sự giúp đỡ của bố mẹ nhưng họ vẫn bộc lộ
những bất đồng thế hệ, xung quanh việc ni dạy con cái vì giới trẻ ngày nay trơng
cậy vào tri thức khoa học và chuyên môn hơn là dựa vào sự hiểu biết của thế hệ cha
mẹ.
Thứ ba, về chức năng kinh tế của gia đình, có thể thấy rằng do quá trình CNH
mà gia đình và nơi làm việc bị tách rời nhau về mặt không gian, theo đó chức năng
sản xuất của gia đình cũng suy giảm hoặc mất đi và chức năng tiêu dùng được tăng
cường. Điều này có thể dẫn đến lối sống của gia đình được quyết định tùy thuộc vào
cơng việc hay mức thu nhập của các thành viên trong gia đình và tiêu chuẩn tiêu dùng
của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thỏa mãn sinh hoạt của gia đình. Đối
với trường hợp của các gia đình ở nơng thơn thì chức năng sản xuất và chức năng tiêu
dùng của gia đình khơng bị phân chia rạch rịi nhưng dưới cơ chế xã hội lấy việc sản
xuất phục vụ cho sự trao đổi thì việc xản xuất tự cung tự cấp của gia đình cũng bị suy
giảm. Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006
Tóm lại, khi các hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một đơn vị
kinh tế thực hiện có xu hướng giảm thì các hoạt động kinh tế do cá nhân thực hiện
ngồi gia đình sẽ tăng lên, ví dụ như: làm cơng ăn lương… Xu hướng cá nhân hóa
các nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình dẫn đến chỗ phạm vi hoạt động
25


×