Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI KHI CHUYỂN TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA SANG ĐẤT NUÔI TÔM TẠI HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.3 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI
KHI CHUYỂN TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA SANG ĐẤT NUÔI TÔM
TẠI HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TỈNH CÀ MAU

LÂM HỒNG LÊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Rủi Ro và Đánh
Gía Tổn Hại Khi Chuyển Từ Đất Trồng Lúa Sang Đất Nuôi Tôm Tại Huyện Trần Thời
Tỉnh Cà Mau” do Lâm Hồng Lê, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế, chuyên ngành
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày
__________________.

LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn,

__________________________
Ngày



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

______________________
Ngày

tháng

năm

tháng năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_____________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Đề tài đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó cũng
là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều
cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Kinh Tế đã trang bị
cho tôi những kiến thức vô cùng quý báo. Đặc biệt là thầy Lê Quang Thông lòng biết

ơn chân thành và sâu sắc nhất. Cảm ơn Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo,
truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
Cô chú, anh chị ở Phòng Tài Nguyên Môi Trường, Phòng NN & PTNT,
Phòng Thống Kê huyện Trần Văn Thời đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
tập tại địa phương.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba
mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để
tôi được bước tiếp con đường mà tôi đã chọn. Xin cảm ơn tất cả anh chị em trong gia
đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Lâm Hồng Lê


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÂM HỒNG LÊ. Tháng 7 năm 2009. “Phân Tích Rủi Ro Và Đánh Gía Tổn
Hại Khi Chuyển Từ Đất Trồng Lúa Sang Đất Nuôi Tôm Tại Huyện Trần Văn
Thời, Tỉnh Cà Mau”.
LAM HONG LE. July 2009. “Analysis of risk and evaduation damage
when Transforming land Ricultvation Into land shrimp hatching At Tran Van
Thoi District – Ca Mau province”.
Với truyền thống canh tác trồng lúa nước lâu đời nhưng năng suất thấp, thu
nhập người dân không cao. Khi có dự án chuyển đổi từ đất sản xuất kém hiệu quả sang
nuôi tôm huyện Trần Văn Thời đã thực hiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi tôm
ở 3 xã: Phong Lạc, Phong Điền, Lợi An.
Trước thực trạng đó, nhằm tìm hiểu quá trình chuyển đổi của người dân địa
phương, đề tài nghiên cứu về Phân tích rủi ro và đánh giá tổn hại khi chuyển từ đất
trồng lúa sang đất nuôi tôm tại huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.

Số mẫu điều tra 60 hộ. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: mô tả, giải
thích và phân tích. Từ thông tin thu thập, qua việc xử lý phân tích bằng phần mềm
EXCELL, tôi nhận thấy việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm thì vấn đề
nuôi tôm mang tính rủi ro cao hơn so với trồng lúa và việc chuyển sang nuôi tôm do
không mang tính bền vững đã gây nên tổn hại môi trường, kinh tế, xã hội.
Và để khắc phục vấn đề hiện nay tôi đưa ra một số giải pháp về vốn, kĩ thuật,
giống, kết hợp lúa – tôm.v.v. nhằm phục hồi lại hiện tượng môi trường, kinh tế, xã hội
trên


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

1.3.1. Nội dung nghiên cứu

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2


1.3.3. Phạm vi thời gian

2

1.3.4. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan

5

2.2. Khái quát về địa bàn huyện Trần Văn Thời

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng


7

2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên

8

2.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

12

2.2.5. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Huyện đến năm 2010

15

2.2.6. Mục tiêu phát triển

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

17
17

3.1.1. Các khái niệm và cơ sở lí luận
a. Sự cần thiết phải chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm
v

17
17



b. Các khái niệm

18

3.1.2. Rủi ro khi chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm

23

3.1.3. Tổn hại khi chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm

25

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

27

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

27

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

28


3.2.4. Phương pháp tham vấn cộng đồng

28

3.2.5. Phương pháp phân tích

28

3.2.6. Phương pháp tính toán sử dụng giá thị trường

28

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

29

4.2. Đặc điểm mẫu điều tra

30

4.2.1. Độ tuổi

30

4.2.2. Trình độ học vấn


31

4.2.3. Qui mô diện tích trồng lúa – nuôi tôm của các hộ điều tra

31

4.2.4. Vấn đề được phân tích lợi ích – chi phí

33

4.2.5. Phương án được phân tích

35

4.2.6. Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án

36

a. Phương án 1. Tiếp tục trồng lúa

36

b. Phương án 2. Chuyển sang nuôi tôm

39

4.2.7. Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm

42


a. Tiếp tục trồng lúa

42

b. Chuyển sang nuôi tôm

43

4.2.8. So sánh các phương án

44

4.2.9. Phân tích rủi ro khi chuyển sang nuôi tôm

45

a. Phân tích rủi ro về vấn đề kinh tế

46

b. Phân tích rủi ro về vấn đềkỹ thuật

47

c. Phân tích rủi ro về vấn đề môi trường

48

4.2.10. Đánh giá tổn hại khi chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm


51

4.2.11. Tính bền vững trong nuôi tôm

54

vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

56
56

5.1.1. Rủi ro

56

5.1.2. Tổn hại

57

5.2. Đề nghị

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH: Công Nghiệp Hóa
ĐBCL: Đồng Bằng sông Cửu Long
HĐH: Hiện Đại Hóa
FAO: Tổ Chức Nông Lương Thế Giới
PTNT: Phát Triển Nông Thôn
VASEP: Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Của Huyện Trần Văn Thời Năm 2007

9

Bảng 3.1. Lợi Ích và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh

20

Bảng 4.1. Độ Tuổi Của Các Hộ Nuôi Tôm

30

Bảng 4.2. Diện tích đất trồng lúa – nuôi tôm (ha)


32

Bảng 4.3. Bảng Dự Báo Cân Đối Cung Cầu Lúa–Gạo của Việt Nam đến năm 2020 39
Bảng 4.4. Các Khoản Thu Nhập Trung Bình Khác Ngoài Trồng Lúa

39

Bảng 4.5. Tình Hình Biến Động Gía Tôm Giống

41

Bảng 4.6. Lợi Ích và Chi Phí Hàng Năm Của 3 Xã Khi Tiếp Tục Trồng Lúa

43

Bảng 4.7. Lợi Ích và Chi Phí Hàng Năm Của 3 Xã Khi Chuyển Sang Nuôi Tôm

44

Bảng 4.8. Nhận Thức Của Nông Hộ Về Đất Bị Nhiễm Phèn, Mặn

49

Bảng 4.9. Các Hộ Nuôi Tôm Tìm Hiểu Thông Tin Đất Bị Nhiễm Phèn, Mặn từ:

49

Bảng 4.10. Năng Suất Nuôi Tôm Hiện Nay So Với Những Năm Trước Đây

50


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Gía Trị Kinh Tế Của Huyện

11

Hình 2.2. Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Huyện

14

Hình 3.1. Trồng Năng trên đất nuôi Tôm, Cà Mau năm 2007

26

Hình 4.1. Đất Trồng Lúa Của Nông Hộ Trước Chuyển Sang Nuôi Tôm

29

Hình 4.2. Trình Độ Học Vấn

31

Hình 4.3. Dân Số Trung Bình Việt Nam Qua Một Số Mốc Thời Gian

34


Hình 4.4. Nhận Thức Về Chất Lượng Tôm Giống Của Các Hộ

48

Hình 4.5. Khó Khăn Trong Nuôi Tôm Của Các Nông Hộ

50

Hình 4.6. Nhu Cầu Tín Dụng Và Khuyến Ngư

51

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Tổng Chi Phí Bình Quân Của Lúa Vụ 1 (tính trên 1 ha)
Phụ Lục 2. Tổng Chi Phí Bình Quân Của Lúa Vụ 2 (tính trên 1 ha)
Phụ Lục 3. Tổng Chi Phí Bình Quân Của 2 Vụ Lúa (tính trên 1 ha)
Phụ Lục 4. Kết Quả Bình Quân của Lúa Vụ 1 (tính cho 1 ha)
Phụ Lục 5. Kết Quả Bình Quân của Lúa Vụ 2 (tính cho 1 ha)
Phụ Lục 6. Kết Quả Bình Quân Của 2 Vụ Lúa (tính cho 1 ha)
Phụ Lục 7. Chi Chi Phí Bình Quân Cho 1 ha Nuôi Tôm
Phụ Lục 8. Doanh Thu Bình Quân Cho 1 ha Nuôi Tôm
Phụ Lục 9. Bảng Câu Hỏi
Phụ lục 10. Các Hình Ảnh Về Tôm Sú

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đi đầu trong cả nước về sản xuất lúa (hơn 50%), Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) đã chiếm đại bộ phận xuất khẩu gạo của nước ta (trên 90%). Không những
thế, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đa số các tỉnh lại tiếp xúc với biển
nên ĐBSCL rất có tiềm năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản cả ở nước mặn, nước ngọt
và nước lợ. Thủy sản vùng này chiếm hơn 50% sản lượng và trên 65% xuất khẩu của
cả nước. Với những vườn cây xanh tươi, trù phú, ĐBSCL còn là nơi có tiềm năng sản
xuất trái cây, xuất khẩu sản phẩm này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất nước.
Tuy nhiên trong nhiều năm phát triển, mặc dù đạt được những kết quả nhất
định trong sản xuất nông nghiệp, nhưng ĐBSCL vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của
mình. Ở một số địa phương, sản xuất vẫn còn mang tính độc canh, năng suất thấp, thu
nhập bình quân trên một ha là quá thấp so với một số nước trong khu vực. Ở một số
địa phương khác, mặc dù khối lượng sản phẩm sản xuất ra là tương đối khá thì người
nông dân lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, kết cục là hiệu quả sản
xuất vẫn thấp, đời sống một bộ phận nông dân còn rất thấp. Chính vì thế, mà mức độ
đáp ứng nhu cầu các mặt xã hội như: giáo dục, y tế, văn hoá.v.v. của ĐBSCL gần như
là vào loại thấp nhất nước, chưa tương xứng với tiềm năng và sự đóng góp của khu
vực cho nền kinh tế nước nhà. Như vậy, để có những bước đột phá trong phát triển
nông nghiệp nhằm tăng năng suất và hiệu quả, góp phần thay đổi đáng kể đời sống xã
hội của người nông dân cần phải xác định đúng hướng đi, tập trung vào những ngành
nào là ngành có lợi thế lớn nhất và mở rộng quy mô, tạo ra những vùng chuyên canh
lớn theo hướng sản xuất hàng hoá, đồng thời phải có các giải pháp giải quyết tốt đầu ra
cho sản phẩm của người nông dân.


Trước tình hình đó ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đến năm
2000, đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang nuôi tôm và sự chuyển dịch này

được xem là một hướng đi đúng, tất yếu trong bối cảnh kinh tế thị trường lúc bấy giờ.
Từ đó, nghề nuôi tôm phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ, trở thành
nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân.Thế nhưng, cũng không thể phủ nhận là
sự chuyển dịch ấy đã mang đến nhiều bất lợi cho môi trường sinh thái đặt biệt là Cà
Mau. Nhiều cánh đồng với màu xanh mơn mởn ngày xưa, nay thì nhiễm mặn với
những mối đe dọa sự sống của nhiều loài động thực vật truyền thống. Trước hết là cái
chết mòn của hàng ngàn ha dừa, cây ăn trái của người dân, sự mất dần màu xanh của
lúa. Tất cả nhường chỗ cho một hệ sinh thái nghèo nàn với chỉ có nước mặn, đất sạm
màu và nước trắng xóa đồng tôm quanh năm.
Vì vậy, nếu không làm tốt và đồng bộ hai công tác quy hoạch và thực hiện
nghiêm chỉnh quy hoạch sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt cho kinh tế xã hội, an
ninh lương thực và đặc biệt là sẽ làm cho môi trường sinh thái ngày càng diễn biến xấu
hơn.Cho đến nay, ở các huyện được quy hoạch vùng ngọt hóa như Trần Văn Thời,
Thới Bình, U Minh, nhiều nông dân vẫn còn lén lút "phá bờ, bửa đập" đưa nước mặn
vào nuôi tôm, làm cho một phần diện tích đất ruộng bị nhiễm mặn, nuôi tôm không kết
quả, trồng lúa cũng không được.v.v. Vậy đứng trước hiện trạng như vậy tôi tiến hành
nghiên cứu: “Phân tích rủi ro và đánh giá tổn hại khi chuyển từ đất trồng lúa
sang đất nuôi tôm tại huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chính
Phân tích rủi ro và đánh giá tổn hại khi chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm tại
tỉnh Cà Mau.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân tác động làm chuyển từ trồng lúa sang
nuôi tôm trong khu vực.
- Phân tích rủi ro khi chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm.
- Đánh giá tổn hại khi chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm.
- Đề xuất các giải pháp quản lí tài nguyên đất, nước nhằm cải thiện đời sống
tốt hơn.
2



1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài là 60 hộ dân ở 3 xã chuyển dịch từ đất trồng lúa
sang đất nuôi tôm tại huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau. Cụ thể là tại các
xã trong huyện đã chuyển dịch từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm gồm xã Phong Điền,
Phong Lạc và Lợi An.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian nghiên cứu từ 12/03/2009 đến
10/06/2009. Trong đó, thời gian từ 12/03/2009 đến 10/04/2009 tiến hành điều tra thông
tin về quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm và tiến hành nhập số liệu. Thời
gian còn lại tập trung xử lý số liệu, phân tích rủi ro trong nuôi tôm và giá trị thiệt hại
khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm, nghiên cứu tài liệu để viết bài.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương được khái quát như sau:
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc của khóa luận.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng quan về tài liệu kham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, đặc
điểm kinh tế, xã hội huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau đồng thời khái quát quá trình
chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm trên địa bàn Huyện.
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu về sự cần thiết phải chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm, lí
do chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm, trình bày một số khái niệm và cơ sở lí luận
về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và những phương pháp áp dụng trong
nghiên cứu để đạt được mục tiêu đã đề ra.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: Đặc
điểm về mẫu điều tra, thống kê mô tả số liệu thu thập được, tính toán giá trị kinh tế
3


theo giá thị trường giữa trồng lúa và nuôi tôm, phân tích những rủi ro trong nuôi tôm,
tổn hại về tài nguyên và tính bền vững khi chuyển dịch sang nuôi tôm. Cuối cùng đề
xuất các giải pháp quản lí tài nguyên đất, nước nhằm cải thiện đời sống tốt hơn.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm lược các kết quả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế nhưng vừa đảm bảo được chất lượng đất, nước trên địa bàn huyện
Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Phân Tích Rủi Ro Và Đánh Gía Tổn Hại
Khi Chuyển Từ Đất Trồng Lúa Sang Đất Nuôi Tôm Tại Huyện Trần Văn Thời Tỉnh
Cà Mau” có tham khảo các tài liệu liên quan đến chuyên ngành kinh tế, chuyển đổi
nông nghiệp cũng như tham khảo các luận văn tốt nghiệp của các sinh viên khoa Kinh
Tế - Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
2.2. Khái quát về địa bàn huyện Trần Văn Thời
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Trần Văn Thời nằm về phía Tây Nam của tỉnh Cà Mau, diện tích tự

nhiên là 71.615,32 ha, bằng 13,44% diện tích tự nhiên của Tỉnh.
Phía Đông giáp với thành phố Cà Mau và huyện Cái Nước
Phía Tây tiếp giáp với vịnh Thái Lan
Phía Nam tiếp giáp với huyện Phú Tân
Phía Bắc tiếp giáp với huyện U Minh
Toàn huyện được chia thành 13 đơn vị hành chính, gồm 11 xã và 2 thị trấn.
Với chiều dài bờ biển là 37 km và hơn 100 km2 mặt thoáng ngư trường có trữ lượng
lớn về thủy hải sản. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng, khai
thác và chế biến thủy hải sản và giao thông thủy. Ngoài ra thị trấn Sông Đốc là một
trung tâm kinh tế dịch vụ biển lớn của Tỉnh có cảng biển trực tiếp giao thương với các
khu vực trong và ngoài nước.
Địa bàn Huyện nằm ở cả hai vùng quy hoạch chuyển đổi sản xuất của Tỉnh
(vùng phía Nam và vùng phía Bắc Cà Mau). Vì vậy có điều kiện phát triển sản xuất
nông nghiệp thủy sản một cách đa dạng là có khả năng tăng trưởng nhanh.


b. Ðịa hình
Trần Văn Thời là Huyện vùng thấp, thường xuyên bị ngập nước, có tới 90%
diện tích đất ngập mặn có chứa phèn.
Huyện Trần Văn Thời là vùng đất mới, bao gồm: đất phèn, đất mặn, đất than
bùn và đất bãi bồi tạo nên những cánh đồng màu mỡ. Trần Văn Thời có mạng lưới
sông ngòi chằng chịt sông Ông Đốc, Mỹ Bình và tiếp giáp với các sông Bảy Háp, Cái
Lớn, Gành Hào, Dầm Dơi, Trèm Trẹm, Bạch Ngưu tạo thành các cửa sông lưu thông
lớn. Ngoài biển Trần Văn Thời còn có đảo Hòn Đá Bạc.
Huyện Trần Văn Thời được quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông và phù
sa biển nên toàn bộ đất của Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng.
c. Khí hậu
Về cơ bản khí hậu huyện Trần Văn Thời mang đặc trưng của khí hậu vùng
ĐBSCL. Có nhiệt độ cao đều quanh năm, nhiệt độ trung bình 26,50C, tháng có nhiệt độ
trung bình cao nhất là tháng 4 (27,80C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (250C),

nhiệt độ thấp tuyệt đối là 15,30C và nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38,30C.
Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định và mang tính đặc trưng phân mùa rõ
rệt. Mùa mưa có từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình khoảng 2.400 mm, trong đó mùa mưa chiếm khoảng 90%
lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,50C, số giờ nắng trung bình
năm đạt 2.500 giờ.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thời tiết của Huyện rất ôn hòa rất thuận lợi cho
việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên trong những
năm gần đây thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, tình trạng nắng hạn, dông, lốc
xoáy, áp thấp nhiệt đới xảy ra khá nhiều đã ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của
nhân dân nhất là đối với vùng biển và ven biển.
d. Thủy văn
Nằm trong khu vực ĐBSCL, Huyện có hệ thống sông rạch chằng chịt, các
sông trên địa bàn Huyện : Sông Ông Đốc, Sông Mỹ Bình.
Sông Ông Đốc chảy theo hướng Đông Bắc và Tây Nam chia Huyện thành 2
vùng Bắc Nam Sông Ông Đốc thông ra biển Tây.

6


Sông Mỹ Bình nằm về phía Nam Huyện, là ranh giới tự nhiên của huyện Trần
Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân thông ra biển Tây.
Chế độ thủy văn của Huyện chịu sự chi phối bởi chế độ triều biển Tây và mưa,
chế độ biển Tây là chế độ nhật triều không điều, triều được xem là tác động chủ yếu
đưa nước mặn xâm nhập vào nội địa. Thông qua sông Ông Đốc và hệ thống sông rạch
chằng chịt phân bố khắp trên địa bàn Huyện, chế độ triều tạo nên những dòng chảy
phức tạp trong nội địa, hình thành nên những vùng giáp nước gây trở ngại rất lớn cho
quá trình tiêu và dẫn nước trong vùng. Vào mùa mưa các sông, kênh rạch đều được
ngọt hóa, nguồn nước ngọt dồi dào nhưng do khó khăn trong việc tiêu nước nên gây ra
hiện tượng ngập lụt cục bộ, có khu vực ngập từ 3 – 4 tháng trong năm như : vùng

Đồng Năn. Vào mùa khô, theo triều nước mặn dễ xâm nhập sâu vào nội địa qua sông
Ông Đốc, sông Mỹ Bình và các kênh rạch thông ra biển. Đây là vấn đề đang đặt ra cho
công tác thủy lợi nhằm giữ ngọt và ngăn mặn phục vụ đời sống và sản xuất.
2.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Giao thông đường bộ: Hiện tại các tuyến giao thông bộ trên địa bàn Huyện đã
được hình thành khá hoàn chỉnh, nối liền thông thương từ thành phố HCM đến trung
tâm Huyện, phần lớn bằng đường bê tông, đường nhựa.
Giao thông thủy: huyện Trần Văn Thời có rất nhiều thuận lợi về giao thông
đường thủy. Tuyến sông Ông Đốc với mặt sông rộng, lòng sông sâu có thể cho phép
phương tiện vận tải đến 500 tấn ra vào dễ dàng, đây là cửa ngõ giao lưu thông thương
trọng điểm. Ngoài ra, với hệ thống sông rạch chằng chịt nối liền giữa các khu vực
trong Huyện với các vùng phụ cận tạo ra ưu thế trong vấn đề vận chuyển hàng hóa và
đi lại của nhân dân.
b. Bưu chính viễn thông và phát thanh truyền hình
Huyện đã có bưu cục trung tâm với tổng đài điện tử tại trung tâm Huyện, các
xã đã xây dựng được điểm bưu điện văn hóa xã phục vụ thông tin liên lạc hàng ngày.
Máy điện thoại đã được lắp đặt ở tất cả các xã, thị trấn trong Huyện, số hộ có
lắp đặt điện thoại chiếm số lượng ngày càng tăng và phổ biến. Đến nay đã phủ sóng
phát thanh truyền hình toàn bộ 11 xã trên địa bàn Huyện.

7


c. Dân số, lao động, việc làm
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2007 dân số của toàn Huyện là 39.573 hộ
với 198.176 khẩu. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 96,53%, Khmer chiếm 3,112% còn
lại là các dân tộc khác.
Nhờ sự quan tâm của các cấp, vấn đề giải quyết việc làm trong Huyện được
thực hiện tốt, hàng năm đã giải quyết việc làm cho lực lượng lao động đáng kể. Dân số

ngày càng tăng sẽ kéo theo áp lực về nhu cầu khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên
nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng.v.v. đặc biệt là vấn đề môi trường trong khu vực cần sự
quan tâm chú trọng.
Mức sống dân cư: Trong những năm gần đây, được sự quan tâm sâu sắc của
Đảng và Nhà Nước bằng các chính sách cụ thể, kịp thời cùng với sự nổ lực của các
cấp, các ngành và nhân dân địa phương nên nhân dân đã được cải thiện, bộ mặt nông
dân có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực.
d. Phúc lợi công cộng
Giáo dục: Cơ sở vật chất ngành giáo dục ngày càng được đầu tư nâng cấp.
Trong năm 2007, đã tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng 22 điểm trường, tương
đương 152 phòng, nâng tổng số phòng học được xây dựng hoàn thành thành thuộc
chương trình kiên cố hóa trường, lớp học lên 322 phòng.
Y tế: Năm 2007, sở y tế và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã cắp nhiều trang thiết
bị cần thiết cho trạm y tế xã nhằm đáp ứng nhu cầu trang thiết bị phục vụ cho công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phòng y tế đã trang bị cho trạm y tế 1 số dụng cụ và
trang thiết bị y tế cần thiết cho các xã, dụng cụ đo huyết áp người lớn và trẻ em, bộ rửa
dạ dày, bộ tiểu phẩu.v.v.
2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất tỉnh Cà Mau của Phân Viện Quy Hoạch,
thiết kế nông nghiệp và kết quả điều tra bổ sung của trường đại học Thủy Sản, đất đai
huyện Trần Văn Thời được chia thành 4 nhóm:
Nhóm đất mặn: có diện tích 45,806 ha chiếm 65,41% diện tích tự nhiên, bao
gồm: đất mặn ít chiếm 33,485 ha; đất mặn trung bình 9,411 ha; đất mặn nặng 2,910 ha.

8


Nhóm đất phèn: có diện tích 20,363 ha chiếm 24,08% diện tích tự nhiên, bao
gồm: đất phèn tiềm tàng 13,763 ha; đất phèn hoạt động 6,600 ha phân bố ở phía bắc

của Huyện và khu vực ven sông Ông Đốc.
Đất than bùn: có diện tích 1,771 ha, chiếm 2,53% diện tích tự nhiên, phân bố ở
phía Bắc của Huyện.
Đất đỏ vàng trên đá sa thạch: có diện tích 35 ha, chiếm 0,05% diện tích tự
nhiên, phân bố ở các hòn trong Huyện.
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Của Huyện Trần Văn Thời Năm 2007
Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

71.615,32

100

Đất nông nghiệp

65.134,10

90,95

Đất phi nông nghiệp

5.492,70

7,67


Đất chưa sử dụng

988,52
1,38
Nguồn tin: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện

b. Tài nguyên nước
Nước ngọt và nước mặn là hai nguồn tài nguyên quan trọng đồng thời cùng
tồn tại, có quan hệ hữu cơ với nhau và tác động lẫn nhau trong quá trình sử dụng đất
của con người. Những năm gần đây việc tranh chấp giữa mặn và ngọt đang xảy ra gay
gắt trên địa bàn Huyện. Chính điều đó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc thay
đổi các mô hình môi trường, hệ sinh thái và biến đổi chất lượng môi trường đất, nước
trong khu vực.
c. Tài nguyên rừng
Theo biểu số liệu tài nguyên rừng, kết quả rà sóat đến năm 2007, huyện Trần
Văn Thời có 9.582,3 ha đất Lâm Nghiệp, chiếm 13,38% so với tổng diện tích đất tự
nhiên, bao gồm đất rừng đặc dụng là 4.136,4ha, đất rừng sản xuất 3.902 ha và rừng
phòng hộ 1.543,5 ha. Hệ sinh thái gồm:
Rừng ngập mặn: với các thành phần thực vật chiếm ưu thế là Đước, Vẹt, Mắm.
Động vật hiện là các lài bò sát, ếch nhái, chim, tôm và các loài cá nước mặn.
Rừng ngập mặn chua phèn: có Tràm là loài chiếm ưu thế và một số loài cây cỏ
khác mọc dưới tàn, điển hình là Choại và Sậy.v.v. động vật có các loài Trăn, Rắn,
9


Rùa.v.v. và các loài thủy sản nước lợ, nước ngọt đặc trưng có giá trị kinh tế: cá Sặc
Rằn, cá Lóc Đồng, cá Rô Đồng, cá Trê.v.v.
Nhìn chung, rừng ở Huyện thuộc loại rừng có độ sinh trưởng chậm, trữ lượng
thấp, nguồn lợi kinh tế do rừng đem lại không cao nhưng có ý nghĩa quan trọng trong
phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gien động thực vật quý hiếm.

d. Tài nguyên du lịch
Cà Mau có tiềm năng về du lịch sinh thái nổi tiếng với các hệ sinh thái đất
ngập nước với hệ động thực vật đa dạng của vùng nước Năm Căn và rừng tràm U
Minh. Ngoài các địa danh nổi tiếng trong đất liền, cách mũi Cà Mau 20 km còn có đảo
Hòn Khoai là một di tích lịch sử với cuộc khởi nghĩa của anh hùng Phan Ngọc Hiển,
đồng thời Hòn Khoai còn có vị trí quan trọng là nằm trên đường hàng hải quốc tế.
Ngoài ra, Cà Mau còn nổi tiếng với các sân chim, nét đặc thù của vùng đất phương
Nam như: sân chim Chà Là, sân chim Ðầm Dơi, sân chim Tân Tiến.v.v. đặc biệt với
sân chim Cà Mau nằm giữa lòng thành phố thu hút rất nhiều khách thăm quan.
Hiện nay tỉnh Cà Mau đang tập trung phát triển các tuyến du lịch sinh thái từ
thành phố Cà Mau đến mũi Cà Mau; Chà Là- Ðầm Thị Tường; hòn Khoai; bãi Khai
Long - Ðất Mũi. Và huyện Trần Văn Thời có khu du lịch sinh thái rừng U Minh - Hòn
Ðá Bạc là một trong những điều kiện để Huyện phát triển tiềm năng du lịch.
Huyện có bờ biển dài nên khả năng đánh bắt cá tôm rất lớn. Nơi đây phát triển
nhiều hồ nuôi tôm. Huyện có nhiều sông và mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên đi lại
và vận chuyển bằng ghe thuyền rất thuận tiện. Ngay trong rừng đước, rừng tràm,
thuyền đi chỗ nào cũng được.
e. Tài nguyên biển
Lợi thế hàng đầu của tỉnh Cà Mau là thuỷ sản, với chiều dài bờ biển khoảng
252 km, gồm Biển Ðông và Biển Tây (vịnh Thái Lan), có nhiều cửa sông ăn thông ra
biển như: Gành Hào, Bồ Ðề, Ông Ðốc, Ông Trang.v.v. Do vậy rất thuận lợi cho việc
hình thành các trung tâm nghề cá và các khu trung tâm kinh tế biển. Biển Cà Mau có
diện tích thăm dò khai thác rộng khoảng 70.000 km2, có các đảo Hòn Khoai, Hòn
Chuối và Hòn Ðá Bạc.v.v. rất thuận lợi cho tàu neo đậu, tránh gió và đánh bắt dài ngày
trên biển.

10


Biển Cà Mau được đánh giá là vùng trọng điểm của cả nước. Có trữ lượng hải

sản lớn và phong phú về chủng loại. Trữ lượng cá nổi ước lượng khoảng 320 ngàn tấn,
cá đáy 530 ngàn tấn với 661 loài, 319 giống thuộc 138 họ. Nhiều loại tôm cá có giá trị
và sản lượng lớn như cá chim, cá thu, cá hồng, cá gộc, cá đường, cá chích, mực, sò
huyết, cua biển, tôm thẻ, tôm sú, tôm sắt.v.v. Tàu đánh bắt thuỷ sản khả năng khai thác
chung hàng năm về nguồn lợi thuỷ sản từ 200-300 ngàn tấn/ năm. Nuôi trồng thuỷ sản
ở Cà Mau phát triển mạnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay khoảng 202.000 ha.
Các mô hình nuôi phổ biến hiện nay là nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh, nuôi
tôm kết hợp với trồng rừng, trồng lúa. Nuôi tôm công nghiệp một số diện tích nuôi tôm
công nghiệp ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Ðầm Dơi đạt năng suất từ 4-5 tấn/ha/vụ. Hàng
năm Cà Mau sản xuất từ 2-3 tỷ con giống, đã giải quyết một phần về nhu cầu con
giống cho nghề nuôi trồng thuỷ sản. Nhu cầu về con giống thực tế cần khoảng 12 tỷ
con giống mỗi năm.
Hình 2.1. Gía Trị Kinh Tế Của Huyện

Nguồn tin:
Trong đó, huyện Trần Văn Thời có 37 km tiếp giáp với biển Tây. Biển có trữ
lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại (hơn 600 loài) trong đó có nhiều loại có trữ
lượng và giá trị kinh tế cao như: cá hồng, cá gộc, thú, chim.v.v. tôm biển có tới 33 loài.
Biển đã đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho Huyện, hàng năm sản lượng khai thác
đạt 60 – 65 ngàn tấn.
11


Vùng ven biển, với rừng ngập có thể kết hợp với nuôi trồng thủy sản, đây là
một lợi thế so sánh của huyện Trần Văn Thời nói riêng cũng như tỉnh Cà Mau nói
chung so với nhiều Tỉnh vùng ĐBSCL.
2.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Phát huy một cách có hiệu quả và hợp lý các nguồn lực nội sinh, tập trung phát
triển vào những lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh như nông nghiệp hàng hoá, thuỷ
sản, công nghiệp chế biến xuất khẩu. Ðây là hướng quan trọng để tạo ra sự ổn định về

kinh tế - xã hội. Ðồng thời hướng vào những lĩnh vực, những dự án lớn có khả năng
làm bật nhanh nền kinh tế Huyện.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp
và dịch vụ. Trọng tâm của kinh tế công nghiệp là các ngành, các dự án phục vụ cho
nông nghiệp và thuỷ hải sản.
Lấy hiệu quả làm tiêu chí phát triển, từng bước nâng cao tính cạnh tranh của
sản xuất, nhất là những mặt hàng chủ lực của tỉnh như thuỷ sản xuất khẩu, gạo xuất
khẩu. Hướng mục tiêu xuất khẩu vào nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống dân cư
về cả vật chất và tinh thần.
Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, phát
triển cân dối và thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng, các tầng lớp dân cư. Giải
quyết hợp lý giữa yêu cầu phát triển nhanh và phát triển bền vững, cân bằng môi
trường sinh thái.
a. Tình hình kinh tế Huyện trước năm 2000
Mức tăng trưởng kinh tế của Huyện thấp không đạt chỉ tiêu tỉnh đề ra, thu
nhập bình quân đầu người và trình độ họa vấn thấp, cuộc sống người dân phụ thuộc
vào vụ 2 vụ lúa với năng suất thấp.
Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất chưa đáp ứng với yêu cầu phục vụ sản
xuất, giao thông đi lại của nhân dân chủ yếu bằng đường thủy, việc vận chuyển hàng
hóa của nhân dân trong những tháng mùa khô hết sức khó khăn do kênh khô hạn
không còn nước để đi.
Hệ thống điện lưới Quốc gia phát triển chậm, chỉ có chủ yếu ở khu vực thị trấn
và trung tâm xã, tỉ lệ hộ có phương tiện nghe nhìn còn thấp. Vì vậy, việc cập nhật
thông tin khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất của nhân dân còn nhiều hạn chế.
12


b. Tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 – 2007 đều tăng dần qua các năm,
bình quân giai đoạn trên đạt 12,27%, riêng năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 12,8% với

tổng giá trị GDP khoảng 984.544 tỷ đồng, mức tăng trưởng kinh tế của Huyện cao hơn
so với tăng trưởng bình quân của tỉnh Cà Mau là 11,95% và vùng ĐBSCL là 7,5%
nhưng thu nhập bình quân đầu người 2007 đạt 7,6 triệu đồng/năm/người, thấp hơn so
với toàn tỉnh Cà Mau là 8,23 triệu đồng/năm/người.
Bảng 2.1. Tăng Trưởng Kinh Tế Và Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Trần Văn Thời Từ
Năm 2005 Đến Năm 2007 (Giá So Sánh Với Năm 2004)
Mức đạt ở các năm

Stt

Khoản mục

1.

Tổng GDP (triệu VNĐ)

2005

2006

2007

779.167

872.823

984.544

12


12,2

12,8

Tốc độ tăng trưởng (%) trong
đó:
1.1

Nông - ngư - lâm nghiệp

427.486

414.242

464.705

1.2

Công nghiệp - xây dựng

149.605

193.156

208.723

1.3

Thương mại - dịch vụ


202.076

265.425

311.116

100

100

100

2.

Cơ cấu kinh tế (%)

2.1

Nông - ngư - lâm nghiệp

54,86

47,46

47,2

2.2

Công nghiệp - xây dựng


19,2

22,13

21,2

2.3

Thương mại - dịch vụ

25,94

30,41

31,6

3

GDP bình quân/người

6

6,7

7,6

Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Trần Văn Thời
Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng ngành
nông – lâm – ngư nghiệp (năm 2005 là 54,86% đến năm 2007 là 47,2%) tăng dần tỷ
trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ (năm 2005 ngành

thương mại – dịch vụ chiếm 19,2% đến năm 2007 là 21,2%, thương mại – dịch vụ năm
2005 là 25,94% đến năm 2007 là 31,6%).

13


c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế sau khi chuyển dịch
Về nông nghiệp: Ngành nông nghiệp Huyện đã từng bước vươn lên khẳng
định là thế mạnh hàng đầu của Tỉnh. Nhiều lỉnh vực đang được chú trọng phát triển
như: việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi và nguồn vốn phục vụ sản xuất, thâm canh
tăng vụ, kết hợp nuôi trồng thủy sản, đồng thời ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa
học kĩ thuật vào sản xuất, khai thác ngày càng có hiệu quả tiềm năng của đất đai và
những thế mạnh của Huyện.
Về trồng trọt: Tốc độ phát triển cây lúa trong thời gian qua tương đối ổn định.
Hiện nay mặc dù một số vùng của Huyện đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa
sang nuôi tôm và kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy hải sản nhưng trồng lúa vẫn là
ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp Huyện.
Hình 2.2. Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Huyện

Nguồn tin: Phòng NN và PTNT Huyện
Về chăn nuôi: Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong dịch bệnh nhưng trên địa bàn
Huyện hiện nay đang có những hướng tập trung phát triển chăn nuôi heo và gia cầm.
Về thủy sản: Chiến lược nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên địa bàn Huyện
chuyến biến rất tích cực. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh và tập trung chủ yếu

14


×