Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NÔNG HỘ TRỒNG CAO SU TẠI XÃ LỘC THÁI HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.19 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NÔNG HỘ TRỒNG CAO SU
TẠI XÃ LỘC THÁI HUYỆN LỘC NINH
TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ NÔNG HỘ TRỒNG CAO SU TẠI XÃ LỘC THÁI HUYỆN LỘC
NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC” do Nguyễn Thị Hồng Nguyệt, sinh viên khóa 31, ngành
Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________.

NGUYỄN DUYÊN LINH
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng



năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

(Chữ kí họ tên)

Ngày

tháng

năm

(Chữ kí họ tên)

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để được hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức của cá nhân tôi
mà còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập. Những người đã cho tôi những hành trang quý giá để
bước vào cuộc sống. Chắc ai viết những lời cảm ơn trong mỗi cuốn khoá luận có lẽ
hạnh phúc lắm. Đối với tôi là niềm mơ ước lớn nhất cả đời tôi và cha mẹ tôi
Khi tôi sắp ra trường đến bước vào ngưỡng cữa khác của cuộc đời để phục vụ
cho mọi người, cho cha mẹ tôi trong đó có tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn

Đầu tiên mà tận sâu thẩm trong tâm hồn tôi luôn tôn trọng và nhớ nhung đó là
cha mẹ và chị em tôi. Họ đã vỗ về, chia sẽ, dạy tôi thành người
Cảm ơn tất cả các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh,
những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm theo học tại trường.
Cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Duyên Linh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo em trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp để em được hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Cảm ơn các anh, chị ở Trung Tâm Khuyến Nông, UBND Xã Lộc Thái, công ty
cao su lộc ninh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn Lớp Dh05kt đã cộng tác và giúp tôi trong suốt khoá học
Lời cuối xin được khắc lại nơi đây lòng biết ơn vô hạn

TP.HCM, ngày 22 tháng 07 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Nguyệt


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYỆT, Tháng 7 năm 2009 “Đánh Giá Hiệu Quả
Kinh Tế Nông Hộ Trồng Cao Su Tại Xã Lộc Thái Huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình
Phước”
NGUYỄN THI HỒNG NGUYỆT. July 2009. “ Estimating The Economic
Effect Of Rubber Tree Of Famer Household At Loc Thai Village, Loc Ninh
District, Binh Phuoc Province”
Đề tài tìm hiểu hiệu qủa cây cao su, qua đó so sánh với hiệu quả cây điều dựa
trên các chỉ tiêu về lợi nhuận chi phí thu nhập, các chỉ số của dự án đầu tư NPV, IRR,
PP,BCR cũng để thấy sự khác biệt hơn trong hiệu quả của cây cao su và cây điều.
Đề tài đựơc thực hiện bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh
qua điều tra thực tế 150 hộ cao su
Kết quả nghiên cứu cho thấy hịêu quả kinh tế điều cao hơn cao su. Nhưng diện

tích cây cao su tại xã cao hơn diện tích cây điều vì giai đoạn thu hoạch doanh thu, thu
nhập nông hộ cao su luôn cao hơn nông hộ điều. Đồng thời cao su ít bị mất mùa bởi
thời tiết, còn điều bị ruỉ ro cao bởi thời tiết và do giá cao su đột ngột giảm mạnh vào
quý 3 /2008 nên hiệu quả cao su không bằng cây điều xét trong năm 2008
Qua khảo sát cây cao su, thấy được người dân có gặp một số khó khăn về vốn, kĩ
thuật, giá phân cao, giống, an ninh. Do đó đề xuất một số ý kiến để hạn chế những
mặt tiêu cực, đưa ra mô hình trồng mới thay thế những vườn cây già tại địa phương
nhằm đem lại hiệu quả cao cho cao su, từ đó nhằm ổn định đời sống nông hộ cao su


MỤC LỤC
Trang
viii

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xii

Danh mục phụ lục

xiii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Giới hạn đề tài

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2

1.3.3. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


4

2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Địa hình

5

2.1.3. Khí hậu

5

2.1.4. Tài nguyên nước

5

2.1.5. Tài nguyên đất

6

2.1.6. Thổ nhưỡng

6


2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

6

2.2.1. Tình hình kinh tế

6

2.2.2. Tình hình xã hội

7

2.2.3. Cơ sở hạ tầng

9

2.3. Tình hình sử dụng đất tại xã Lộc Thái

10

2.4. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn của xã

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14
14


v


3.1.1. Giới thiệu khái quát về cây cao su

14

3.1.2. Vai trò của cây cao su

15

3.1.3. Khái niện hiệu quả kinh tế

16

3.2. Phương pháp nghiên cứu

17

3.3. Các chỉ tiêu đo lường kết quả - hiệu quả kinh tế

17

3.4. Các chỉ tiêu đánh giá dự án

17

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


21

4.1. Tổng quan tình hình sản xuất cao su trên toàn xã lộc thái

21

4.2. Tình hình biến động của cao su qua các năm

21

4.2.1. Biến động về diện tích – giá của cao su giai
đoạn 2003 – 2008

21

4.2.2. Biến động về giá trị - sản lượng cao su qua các năm

23

4.3. Tình hình phân bố diện tích cao su trên toàn xã lộc thái

24

4.4. Thực trạng cạm tác cao su tại xã lộc thái theo nông hộ điều tra

25

4.4.1. Khái quát về mẫu điều tra

25


4.4. 2. Các thông tin về giống, mật độ, phương thức
trồng stum bầu qua điều tra

27

4.4.2.1. Các giống Cao su đưa vào sản xuất

27

4.4.2.2. Quy cách trồng cao su tại địa phương

28

4.4.2.3. Phương thức trồng stum, bầu của nông
hộ điều tra

29

4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su

30

4.5.1. Cơ sở tính toán kết quả - hiệu quả cho 1 ha cao su

30

4.5.2. Chi phí sản xuất cao su

31


4.5.2.1. Chi phí kiến thiết cơ bản

31

4.5.2.2. Chi phí sản xuất cho 1 ha cao su trong
giai đoạn kinh doanh

33

4.5.3. Kết quả và hiệu quả của 1 ha cao su vào giai
đoạn kinh doanh trên một năm

35

4.5.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu
quả cây cao su

37
vi


4.6. Một số thông tin về chế độ cạo, chế độ phân bón trong
quá trình sản xuất cao su nông hộ

41

4.7. Vấn đề trồng xen trong giai đoạn kiến thiết cơ bản

43


4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây điều

45

4.8.1. Chi phí sản xuất

45

4.8.1.1. Chi phí kiến thiết cơ bản

45

4.8.1.2. Chi phí sản xuất cho 1 ha điều trong
giai đoạn kinh doanh

47

4.8.2. Kết quả và hiệu quả của 1 ha Điều vào giai
đoạn kinh doanh trên một năm
4.9. So sánh hiệu quả kinh tế của Cao Su so với cây Điều

48
50

4.10. Những khó khăn hiện nay của người dân trong
150 hộ cao su điều tra và các biện pháp giải quyết vấn đề

52


4.10.1. Giải pháp về kỹ thuật

52

4.10.2. Giải pháp về giống

53

4.10.3. Giải pháp về vốn

54

4.10.3.1. Nhu cầu tín dụng của nông hộ sản xuất

54

4.10.3.2. Một số giải pháp về vốn vay

56

4.10.4. Tình hình mất cắp mủ theo nông hộ
điều tra và cách giải quyết vấn đề

57

4.11. Một số khuyến cáo về thông số kỹ thuật cho vườn
cây cao su trồng mới tại địa phương

57


4.12. Sơ đồ kênh tiêu thụ mủ cao su tại xã Lộc thái

61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Kiến nghị

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân


BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Chi phí

CSVN

Cao su việt nam

ĐTCB

Đầu tư cơ bản

KD

Kinh doanh

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KTXH

Kinh tế xã hội




Lao động

TKKD

Thời kì kinh doanh

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Địa Hình Đất tại Xã Lộc Thái

5

Bảng 2.2. Cơ Cấu Các Loại Đất Trên Địa Bàn Xã Lộc Thái

6


Bảng 2.3. Cơ Cấu Vật Nuôi tại Xã

7

Bảng 2.4. Hiện Trạng Về Dân Số và Lao Động Tại Xã

7

Bảng 2.5. Dân Số Phân Theo Thành Phần Dân Tộc

8

Bảng 2.6. Dân Số Phân Theo Thành Phần Tôn Giáo

8

Bảng 2.7. Tiêu Chí Phân Loại Mức Sống Theo Thu Nhập của Huyện

9

Bảng 2.8. Phân Loại Nhóm Hộ Theo Thu Nhập tại Địa Phương

9

Bảng 2.9. Tình Hình Giáo Dục tại Xã

10

Bảng 2.10. Phân Loại Đất Theo Mục Đích Sử Dụng


11

Bảng 2.11. Tổng Giá Trị - Sản Lượng - Diện Tích Phân Theo Ngành Kinh Tế

11

Bảng 4.1 Biến Động Diện Tích – Giá Cao Su của Xã Qua Các Năm

21

Bảng 4.2. Biến Động Diện Tích Cao Su Nông Hộ tại Xã Lộc Thái

23

Bảng 4.3. Biến Động giá trị - Sản Lượng Cao Su của Xã Giai Đoạn 2003 – 2008

23

Bảng 4.4. Diện Tích Cao Su Phân Bố Trên Từng ấp

24

Bảng 4.5. Phân Lớp Diện Tích Theo Từng Độ Tuổi Canh Tác

25

Bảng 4.6. Năng Suất Bình Quân Theo Quy Mô Canh Tác

26


Bảng 4.7. Cơ Cấu Sử Dụng Giống Cao Su tại Địa Phương

28

Bảng 4.8. Khuyến Cáo Về Mật Độ và Khoảng Cách

28

Bảng 4.9. Đặc Điểm Cấu Tạo của Đất

29

Bảng 4.10. Thực Trạng Quy Cách Trồng Cao Su tại Địa Phương

29

Bảng 4.11. Phân loại phương thức Trồng Stum, Bầu của Nông Hộ

30

Bảng 4.12. Phân Lớp Hộ Nông Dân Theo Quy Mô Diện Tích

30

Bảng 4.13. Chi Phí Trồng Mới Cho 1 Ha Cao Su

31

Bảng 4.14. Chi Phí Sản Xuất trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản


32

Bảng 4.15. Chi Phí Sản Xuất Vào Giai Đoạn Kinh Doanh

34

ix


Bảng 4.16. Kết Quả và Hiệu Qủa Kinh Tế Trên 1 Ha Cao Su
Vào Giai Đoạn Cây Được 13 Tuổi

36

Bảng 4.17. Kết Quả và Hiệu Qủa Kinh Tế Trên 1 Ha Cao Su Theo Phân Bón

38

Bảng 4.18. Kết Quả và Hiệu Qủa Kinh Tế Trên 1 Ha Cao Su Theo Loại Đất

39

Bảng 4.19. Dòng Ngân Lưu Tính Trên Cả Vòng Đời Cao Su

40

Bảng 4.20. Chế Độ Khai Thác Mủ

41


Bảng 4.21. Phân Loại Giống Theo Chế Độ Cạo

41

Bảng 4.22. Khuyến Cáo Chế Độ Cạo Theo Loại Giống

42

Bảng 4.23. Thực Trạng và Định Mức Về Phân Bón 1 Ha Cao Su
Thời Kì Kinh Doanh

43

Bảng 4.24. Kết Quả Hiệu Quả Trồng Xen 1 Ha Cây Đậu Xanh
trong 1 Ha Cao Su Giai Đoạn KTCB

44

Bảng 4.25. Năm Cao Su Bắt Đầu Giao Tán

45

Bảng 4.26. Chi Phí Sản Xuất trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản

46

Bảng 4.27. Chi Phí Sản Xuất Vào Giai Đoạn Kinh Doanh

47


Bảng 4.28. Kết Quả và Hiệu Qủa Kinh Tế 1 Ha Điều Vào Giai
Đoạn 13 Năm Tuổi

48

Bảng 4.29. Dòng Ngân Lưu Tính Trên Cả Vòng Đời Điều

49

Bảng 4.30. Tổng Chi Phí của Cây Cao Su và Cây Điều trong
Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản trên 1 Ha

50

Bảng 4.31. Hiệu Quả Kinh Tế của Cao Su và Cây Điều trên 1 Ha
Vào Giai Đoạn Năm 13 Tuổi

51

Bảng 4.32. So Sánh Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Cả Vòng Đời của Hai Mô Hình

52

Bảng 4.33. Một Số Nhu Cầu của Người Sản Xuất tại Điạ Phương

52

Bảng 4.34. Một Số Giải Pháp Về Kỹ Thuật


53

Bảng 4.35. Khuyến Cáo Vùng Đông Nam Bộ Áp Dụng Các
Loại Giống Cao Su Năm 2007 – 2010

54

Bảng 4.36. Nhu Cầu Vay Vốn Của Nông Hộ

55

Bảng 4.37. Một Số Nguyên Nhân Chưa Vay Vốn và Kiến Nghị
Biện Pháp Hỗ Trợ Vốn Cho Nông Hộ

56

Bảng 4.38. Thực Trạng Mất Mủ của Nông Hộ và Biện Pháp Giải Quyết

57

x


Bảng 4.39. Một Số Khuyến Cáo về Thông Số Kỹ Thuật Cho
Vườn Cây Cao Su Trồng Mới tại Địa Phương

58

Bảng 4.40. Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Mô Hình Mẫu 1 Ha
Cao Su Niên Hạn 13 Tuổi


59

Bảng 4.41. Dòng Ngân Lưu Tính Trên Cả Vòng Đời Cao Su

60

Bảng 4.42. Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Cây Cao Su của Cả
Dòng Đời Mô Hình Mẫu

60

Bảng 4.43. Hiệu Quả Trồng Xen 1 Ha Đậu Kudzu trong Mô
Hình Mẫu Thời Kì Cơ Bản

61

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Xã Lộc Thái

4

Hình 2.2. Cơ Cấu Diện Tích Cao Su trong Diện Tích Cây Lâu Năm

12


Hình 4.1. Biến Động Diện Tích - Giá Cao Su của Xã Giai Đoạn 2003 – 2008

22

Hình 4.2. Biến Động Diện Tích Cao Su Nông Hộ Qua Các Năm

23

Hình 4.3. Cơ Cấu Phân Bố Diện Tích Trên Từng ấp

24

Hình 4.4. Hiện Trạng Độ Tuổi Cao Su tại Địa Phương

26

Hình 4.5. Quy Mô Diện Tích Canh Tác Cây Cao Su tại Địa Phương

27

Hình 4.6. Cơ Cấu Chi Phí Sản Xuất trong Thời Kì Kinh Doanh

35

Hình 4.7. Mục Đích Sử Dụng Vốn

55

xii



DANH M ỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 2: Bảng Câu Hỏi Điều Tra thương lái
Phụ Lục 3 : Chi Phí KTCB Của 1 Ha Cao Su Của Nông Hộ Điều Tra
Phụ Lục 4: Chi Phí 1 Ha Cao Su Trong Mô Hình Mẫu Trồng Mới
Phụ Lục 5 : Ngân Lưu Cả Vòng Đời 1 Ha Điều
Phụ Lục 6 : Ngân Lưu Cả Vòng Đời 1 Ha Cao Su Nông Hộ Điều Tra
Phụ Lục 7: Ngân Lưu Cả Vòng Đời 1 Ha Cao Su Trong Mô Hình Mẫu Trồng Mới

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt Vấn Đề
Hơn 20 năm đổi mới việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn và vị thế của
nước ta trên thị trường quốc tế cũng ngày được nâng cao. Riêng lĩnh vực nông nghiệp,
từ một nước nhập khẩu lương thực thì ngày nay việt nam trở thành một trong những
nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới. Mặc khác để đảm bảo an ninh lương thực
trong nước thì vấn đề nông nghiệp, nông thôn nông dân luôn là vấn đề chiến lược có ý
nghĩa quan trọng được đặt lên hàng đầu. Do đó giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp
nông thôn, nông dân không chỉ có ý nghĩa ổn định kinh tế xã hộ nông thôn mà còn
góp phần ổn định kinh tế xã hộ của đất nước
Lĩnh vực nông nghiệp gồm có trồng trọt và chăn nuôi. Chăn nuôi bao gồm heo,
bò gia cầm…trồng trọt gồm cây lương thực lúa, ngô, đậu và cây công nghiệp ngắn
ngày như bông vải hoa lài, cây công nghiệp dài ngày như tiêu điều, cà phê, cao su
.Trong đó cao su đã đóng góp không nhỏ cho nghành trồng trọt
Với chính sách của nhà nước và chính phủ từ nay đến năm 2010 diện tích cao

su cả nước phải đạt 700 000 ha năm 2008 diện tích gần 600 000 ha. Chính vì lẽ đó mà
diện tích cao su phát triển rộng rãi khắp cả nước từ diện tích cao su nhà nước đến
nông hộ, chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất và đời sống. Kim nghạch xuất khẩu
cao su năm 2008 là 1.5 tỉ USD, việt nam là nước xuất khẩu đứng thứ 4 sau thái lan,
inđônêxia, malayxia, đứng thứ 5 về sản lượng sau thái lan, inđônêxia, malayxia, ấn độ
Do được thiên nhiên hậu hỷ về thời tiết, đất đai diện tích cao su ngày càng gia
tăng mạnh ở các tỉnh thành đông nam bộ, và phát triển rộng mãi đến các huyện, xã
của tỉnh bình phứơc, với giá cao su tương đối cao, cây cao su đem lại thu nhập cao
cho nông hộ, nhiều nông hộ giàu lên từ cây cao su. Chính vì thế gần đây diện tích cao
su phát triển mạnh mẽ điển hình như có xã lộc thái, với cao trào về giá trên đã gây ra


không ít diện tích cao su trồng không quy hoạch, nhiều nông hộ đã gặp nhiều bất gập
trong quá trình canh tác. Thêm vào đó là sự giảm giá mạnh vào cuối năm làm nhiều
nông hộ cao su khó khăn. Trứơc thực tế đó nhằm khẳng định hiệu quả của cây cao su
hiện nay như thế nào tầm quan trọng và thế mạnh của cây cao su đối với đời sống
nông hộ. Tôi đã thực hiện đề tài “Đánh Giá hiệu quả kinh tế Nông Hộ Trồng Cao
Su Tại Xã Lộc Thái Huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước ” nhằm khẳng định thế mạnh

của cây cao su trong đời sống nông dân và đưa các giải pháp khắc phục khuyết điểm
cho nông hộ
1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu
- Khảo sát tình hình sản xuất cao su nông hộ tại xã lộc thái huyện lộc ninh tỉnh
bình phước
- Đánh giá kết quả- hiệu quả kinh tế mang lại của cây cao su
- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây điều. Từ đó so sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô
hình cao su va điều

- Tìm hiểu những khó khăn của hộ trồng cao su từ đó đề xuất giải pháp cho
nông dân để họ nâng cao hiệu quả cây cao su

1.3 Phạm Vi Nghiên Cứu
1.3.1 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ đi sâu phân tích hiệu quả kinh tế của cây cao su nông hộ, từ đó nhằm
đưa biện pháp giải quyết các vướng mắt của nông hộ trồng cao su
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện qua khảo sát nông hộ cao su ở xã Lộc Thái - Lộc Ninh –
Bình Phước
1.3.3 Phạm vi thời gian
Căn cứ vào thời gian cho phép thực tập cuối khoá, tiến hành thu thập số liệu, sử
lí số liệu và hoàn thành từ 30/3/2009 đến 20/6/2009
1.4 Cấu Trúc Luận Văn
Gồm năm chương
- Chương 1 Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết của đề bài
- Chương 2 Tổng quan
2


Trình bày tổng quan về địa bàn xã lộc thái để thấy được thuận lợi và khó khăn
trong việc phát triển cây cao su
- Chương 3 Cơ sỏ lí luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày giá trị của cây cao su đối với kinh tế xã hội và nông hộ, các phương
pháp nghiên cứu, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
- Chương 4 Kết quả thảo lụân
Trình bày hiệu quả cây cao su, hiệu quả cây điều để so sánh các chỉ tiêu kinh tế
giữa cây cao su và cây điều và làm nổi bật hiệu quả cây cao su. Cuối cùng là xem xét

những khó khăn chung và nêu ra những biện pháp tháo gỡ những vấn đề rút mắc.
- Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Nêu kết luận của bài luận văn. Đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển

cao su cho năng suất cao, tạo hướng pháp triển tốt phù hợp với điều kiện địa phương

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Chương 2 giới thiệu tổng quan về những vấn đề có liên quan đến nội dung của
đề tài như: vị trí địa lý, khí hậu – thời tiết, địa hình – thổ nhưỡng, đặc điểm KT-XH.
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Xã Lộc Thái

Xã Lộc Thái là một trong 9 xã ở huyện lộc ninh, nằm ở phía nam Huyện Lộc
Ninh, cách trung tâm huyện lộc ninh 4 km, cách TPHCM 138 km về hướng nam
Toạ độ 11o 46’ 32’’ đến 11o 49’56’’ vĩ độ bắc
106o 34’ 38” đến 106o37’ 24” kinh độ đông
Giới cận:
Phía bắc, tây bắc, đông bắc giáp thị trấn lộc ninh, lộc thiện và lộc thuận


Phía nam, tây nam, giáp lộc hưng và lộc khánh
Phía tây giáp lộc thiện, lộc hưng
Phía đông giáp lộc điền
Hiện nay Xã Lộc Thái gồm 9 ấp theo thứ tự từ 1 đến 9
2.1.2. Địa hình
Đồi thấp, lượng sống nhẹ ở phía bắc. Địa hình bằng của bề mặt phân bố ở phía
nam và tây nam xã, hướng địa hình nghiên dần theo hưưóng tây bắc đông nam, độ cao
trung bình 115m, cao nhất 160m, thấp nhất 70m. Địa hình phân chia theo cắc cấp độ

sau
Bảng 2.1. Địa Hình Đất tại Xã Lộc Thái
Địa hình

Diện tích (ha)

<3o

251.82

<3o->8o

928

<8o ->15o

709.31

Sông, kênh, hồ

30.54

Tổng

1919.67
Nguồn:UBND xã lộc thái

2.1.3. Khí hậu
Là vùng nhiệt đơí gió mùa cận xít đạo, nhiệt độ cao và phân bố đều trong năm.
Có mưa lớn trung bình khoảng 2286.4 mm/năm, không có những cực đoan về khí hậu

như gió nóng, gió bão, sương muối.
Nhiệt độ trung bình 26oC, cực đại 27.9oC (tháng 3 ->tháng 6), thấp nhất 24oC tháng 12
đến tháng 1
Có 2 mùa mưa và nắng rõ rệt
Mùa mưa: Đầu tháng 5 -> cuối tháng 11. Cao nhất vào tháng 9 đạt 391mm /
tháng
Mùa khô: Đầu tháng 12 ->cuối tháng 4, lượmg bốc hơi cao chiếm 55%->60%
tổng lượng bốc hơi cả năm, lượng bốc hơi hàng năm trung bình 1157.3mm/năm, ẩm
độ trung bình 80.81%
2.1.4. Tài nguyên nước
5


Không có sông ngòi chỉ một vài suối nhỏ, suối cấm, suối hara chảy qua. Các
suối này được bắt nguồn từ các xã ở phía bắc:lộc thiện lộc thuận, chảy theo hướng tây
bắc đông nam. Suối có lưu vực nhỏ, cư ly ngắn, lòng suối nông, lượng nước không
lớn và có sự phân biệt theo mùa, cạn vào mùa khô. Khả năng phù xa bồi đắp hạn chế,
không đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng. Còn nguồn nước ngầm rất hạn
chế do khai thác nguồn nước mạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
2.1.5. Tài nguyên đất:
Bảng 2.2. Cơ Cấu Các Loại Đất Trên Địa Bàn Xã Lộc Thái
Khoản mục

Diện tích ( ha)

Cơ cấu (%)

198

10.31


2. Đất đỏ

1691.13

88.09

Nâu đỏ kèm đá bazan

1520.14

79.19

170.99

8.91

30.54

1.59

1919.67

100.00

1. Đất xám

Nâu vàng kèm phù xa cổ
3. Suối, ao hồ
Tổng


Nguồn:UBND xã lộc thái
2.1.6. Thổ nhưỡng
Đất đỏ bazan phân bố khá rộng ở xã lộc thái chiếm 90 % diện tích đất tự nhiên,
(diện tích đất tự nhiên 1919.67 ha ) thuận lợi cho trồng cây lâu năm, cây ăn quả. Mẫu
chất phù sa phân bố ở phía nam, tây nam có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh
dưỡngchất, tuy lượng chất không cao nhưng đa dạng
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Tình Hình Kinh Tế
a.) Về Nông Nghiệp
a.1.Trồng Trọt
Cơ cấu cây trồng đã có hướng dịch chuyển theo hướng giảm tỉ trọng trồng trọt
ở một số cây không hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cao su,
cà phê, mãn cụt, sầu riêng
a.2. Chăn Nuôi
Lĩnh vực chăn nuôi hiện nay người dân trong xã chú trọng phát triển vật nuôi gà, heo

6


Bảng 2.3. Cơ Cấu Vật Nuôi tại Xã
Vật nuôi

Đvt

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trâu, bò


Con

2121

7

Heo

Con

1979

7

Gia cầm

Con

25000

86

Tổng

Con

29100

100


Nguồn:Uỷ ban nhân dân xã lộc thái
b ) Tiểu Thủ Công Nghiệp Và Dịch Vụ
Hiện nay trên địa bàn xã có 228 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và 8 doanh
nghiệp nằm gần trung tâm xã giải quyết cho hơn 1200 người làm việc tại chỗ
2.2.2. Tình hình xã hội
a ) Dân số và con người
Hiện nay xã có khoảng 2018 hộ dân cư, 9764 nhân khẩu. Dân cư sống tập
chung ở hai ven quốc lộ 13 và đường giao thông trong xã, còn ở những vùng đồi thì
dân cư thưa thớt chủ yếu là nương rẫy
Bảng 2.4. Hiện Trạng về Dân Số và Lao Động tại Xã
Khoảng mục

Đvt

Số lượng

Tỷ Lệ (%)

1. Dân số

Người

9764

100.00

2. Số hộ

Hộ


2018

100.00

Hộ nông nghiệp



1607

79.63

Hộ phi nông nghiệp



411

20.37

3. Phân lớp thu nhập



2018

100.00

Hộ giàu




443

21.95

Hộ khá



782

38.75

Hộ trung bình



754

37.36

Hộ nghèo



39

1.93


4. Lao động

Người

6510

100.00

Nông nghiệp



5280

81.10

Phi nông nghiệp



1230

18.9

Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã lộc thái
7


Lao động xã lộc thái có nguồn lao động dồi dào, người dân sống chủ yếu hoạt

động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi)
b ) Dân tộc và Tôn giáo
Đa dạng về dân tộc tuy nhiên dân tộc kinh vẫ chiếm đa số
Bảng 2.5. Dân Số Phân Theo Thành Phần Dân Tộc
Dân tộc

Số lượng (người)

Số hộ (hộ)

Cơ cấu (%)

Kinh

8720

1826

90.49

Stiêng

252

42

2.08

Khơ me


108

17

0.84

Tày

71

11

0.55

Nùng

25

5

0.25

Thái

18

3

0.15


Hoa

570

114

5.65

Tổng

9764

2018

100.00

Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã lộc thái
Tôn Giáo :Trên toàn xã có 2 chù và không có nhà thờ
Bảng 2.6. Dân Số Phân Theo Thành Phần Tôn Giáo
Tôn giáo

Số hộ (hộ)

Cơ cấu (%)

Phật giáo

627

31.07


Công giáo

192

9.51

20

0.99

Khác

1179

58.42

Tổng

2018

100.00

Tin lành

Nguồn:Uỷ ban nhân dân xã lộc thái
c ) Kinh tế hộ
Lộc thái là một trong những xã phát triển nhất của huyện Lộc Ninh. Sự phân
hóa giàu nghèo còn tương đối rõ rệt. Theo số liệu thống kê của xã và định mức thu
nhập của huyện Lộc Ninh để phân chia hộ nghèo và giàu của huyện Lộc Ninh ta có

bảng 2.7 sau:

8


Bảng 2.7. Tiêu Chí Phân Loại Mức Sống Theo Thu Nhập của Huyện
Hạng mục

Thu nhập (1000 đ/người/tháng)

Giàu

Trên 750

Khá

500 – 750

Trung bình

250 – 500

Nghèo

Dưới 250
Nguồn tin: Phòng Thống kê huyện

Từ bảng 2.7 ta thấy mức thu nhập bình quân đầu người của hộ thấp hơn 250
ngàn đồng/tháng được đánh giá là hộ nghèo, thu nhập từ 250 – 500 ngàn đồng được
xem là hộ có mức sống trung bình, thu nhập từ 500 – 750 được xem là hộ có mức

sống khá và thu nhập trung bình trên 750 ngàn đồng/người tháng được đánh giá là hộ
giàu.
Từ định mức phân loại mức sống của hộ theo thu nhập của huyện chúng ta xem
xã Lộc Thaí có bao nhiêu hộ giàu, khá, trung bình và hộ nghèo.
Bảng 2.8. Phân Loại Nhóm Hộ Theo Thu Nhập tại Địa Phương
Chỉ tiêu

Năm 2008
Số hộ (hộ)

Cơ Cấu (%)

Giàu

443

22

Khá

782

38.7

Trung bình

754

37.3


39

2

2018

100

Nghèo
Tổng số hộ

Nguồn tin: Ban Thống kê xã
Qua bảng 2.8 ta thấy rằng nhóm hộ có thu nhập khá và giàu là chủ yếu còn hộ nghèo
và giàu không đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng mức sống người dân nơi đây cũng đủ
ăn đủ mặc, tình trạng đói nghèo thấp hơn so với bộ mặc cả nước
2.2.3. Cơ Sở Hạ Tầng
a ) Giao Thông:

9


Hệ thống giao thông rất hạn chế chỉ có duy nhất tuyến đường quốc lộ 13 dài
3.5km, giới lộ 5m đến nơi khác để mua bán giao dịch. Còn vùng sâu, xa đường giao
thông vẫn chưa trán nhựa. Hiện nay đường xá chỉ đáp ứng 40% so vơí nhu cầu
b ) Thuỷ Lợi
Có 1 tuyến đường cấp 1 (kênh chính) dài 1.5 km, một hệ thống kênh cấp 3 với tổng
chiều dài 14.9 km phục vụ tưới tiêu 2- 3 vụ lúa canh tác. Diện tích chủ động tưới tiêu
trong xã là 8827ha (đào ao, hồ để tưới)
c )Y Tế
Trong năm trạm y tế duy trì khám chữa bệnh tiêu chảy mở rộng đạt chỉ tiêu kế

hoạch. điệu trị phụ khoa 791 người, 358 người tiêm VAT2, triệt sản nữ 2 người, điều
trị lao 11 người, quản lí cấp thuốc bệnh nhân tâm thần 20 người, điều trị tiểu phẩu mắt
296 người, điều trị sốt rét lâm sàng 63 người, tiêm chủng 114 cháu
d ) Giáo dục
Bảng 2.9. Tình Hình Giáo Dục tại Xã
Cấp học

Số trường

Giáo viên

Học sinh

Tỉ lệ bỏ học

(trường)

(người)

(người)

(%)

Mẫu giáo

1

14

135


-

Tiểu học

2

34

723

0.6

Trung học

1

30

605

3

Nguồn:Uỷ ban nhân dân xã
Hiện nay toàn bộ trẻ em trong xã được phổ cập cấp 2 trở lên chiếm 96%, phòng
học đạt tiêu chuẩn cấp 4. Tương lai xã sẽ có thêm một trường cấp 3 đào tạo khoảng
1000 học sinh
e ) Điện
Toàn xã có 1733 hộ gia đình sử dụng điện, số hộ còn lại ở vùng xa, sâu có vị trí
khó khăn nên điện không tới đựơc. Do hoạt động nông nghiệp nên điện đóng vai trò

quan trọng trong hệ thống tưới tiêu
f ) Hệ Thống Thông Tin Liên Lạc
Mạng lưới thông tin được phủ kín toàn xã, như mạng của viet tell, mobilfone.
Đội ngủ cán bộ luôn được củng cố góp phần nâng cao lượng thông tin tuyên truyền,
toàn xã hiện có 1219 điện thoại bàn
10


2.3. Tình hình sử dụng đất của xã lộc thái
a ) Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 2.10. Phân Loại Đất Theo Mục Đích Sử Dụng
Chỉ tiêu

Diện tích ( ha)

Cơ cấu ( %)

1. Nông nghiệp

1407.5

73.32

2. Phi nông nghiệp

490.66

25.56

3. Đất chưa sử dụng


21.51

1.12

1919.67

100.00

Tổng

Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã lộc thái
Qua bảng 2.10. ta có nhận xét rằng xã lộc thái có nền kinh tế nông nghiệp.
Trong tổng diện tích 1919.67 ha thì diện tích đất cho nông nghiệp l à 1407.5 ha chiếm
(73.32 %), còn lại dùng cho phi nông nghiệplà 490.66 ha chiếm 25.56 % và đất chưa
sử dụng là 21.51 ha chiếm 1.12 %
b ) Giá trị tổng sản lượng trong nền kinh tế xã năm 2008
Bảng 2.11. Tổng Giá Trị - Sản Lượng - Diện Tích Phân Theo Ngành Kinh Tế
Chỉ tiêu

Đvt Sản
lượng

1. Nông nghiệp
- Chăn nuôi
Con
- Trồng trọt
tấn
Cây hàng năm


Lúa

Rau màu

Cây lâu năm

Điều

Tiêu

Cao su

Cây ăn trái

Khác

- Thuỷ sản
"
2. Phi nông nghiệp
Tổng
-

29100
2385.92
602.32
302.5
299.82
1783.6
142.2
68.1

1260
513.3
260
75000
-

Tỷ trọng (%)
Diện tích
Giá trị
(tỷ)
(ha)
1407.5
43.84
70.31
7.1
7.2
11.55
1395.2
35.13
56.34
102
4.64
7.44
61.8
1.84
2.95
40.2
2.8
4.49
1293.2

30.49
48.90
138.31
2.8
4.49
35.01
1.56
2.50
828
18.9
30.31
226.1
5.5
8.82
65.78
1.73
2.77
5.2
1.51
2.42
490.66
18.51
29.69
1898.16
62.35
100.00
Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã lộc thái

11



Hình 2.2. Cơ Cấu Diện Tích Cao Su trong Diện Tích Cây Lâu Năm

5%

11%

17%

3%

64%

Điều

Tiêu

Cao su

Cây ăn trái

Khác

Nền kinh tế xã lộc thái vẫn là nền nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo nên tổng giá
trị của nền nông nghiệp đạt trong năm 2008 đạt cao nhất, giá trị sản lượng nông
nghiệp là 43.84 tỷ chiếm 70 % tổng giá trị của toàn bộ nền kinh tế của xã, giá trị phi
nông nghiệp chỉ chiếm 30 % của nền kinh tế. Trong diện tích dùng cho nông nghiệp
thì người nông dân chú trọng tới cây công nghiệp dài ngày, theo như bảng 2.11 thì
trong tổng diện tích trồng trọt là1395.2 ha thì diện tích cho cây lâu năm là 1293.2 ha
chiếm (92.68 %), còn cây hàng năm là 102 ha chiếm 7.32 %. Trong đó diện tích cây

lâu năm thì diện tích cao su là 828 ha chiếm 64 %, kế đến là diện tích cây ăn trái.
Trong ngành nông nghiệp thì đóng góp cho xã vẫn là ngành trồng trọt giữ vai trò chủ
đạo còn chăn nuôi và thuỷ sản không đáng kể, đối với ngành phi nông nghiệp thì cũng
đóng góp lớn vào nền kinh tế xã, tương lai phi nông nghiệp phát triển mạnh
2.4. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn của xã
a) Thuận lợi
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 7 triệu đồng /người/năm, đời sống vật
chất cũng như tinh thần của nhân dân dần ổn định và có bước phát triển. Khí hậu đất
đai thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cao su, cà
phê, mãng cụt… Thuận lợi về điều kiện tự nhiên (khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
TB 26oC, lượng mưa 2286.4 mm/ năm) thuận lợi để cây cao su phát triển mạnh, thêm
vào đó vùng đất đỏ rộng lớn chiếm 90% diện tích đất tự nhiên phù hợp cho cây cao
su phát triển. Tuy nhiên những vùng đất thích hợp cây cao su đã giúp cho bà con nông
dân làm giàu, góp phần ổn định nâng cao đời sống nông dân. Hiện nay cao su ở xã
12


×